Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

skkn PHÁT TRIỂN kỹ NĂNG nói TIẾNG ANH CHO học SINH THPT QUA HÌNH THỨC câu lạc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.32 MB, 46 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
PHẦN I: MỞ ĐẦU
A. ĐẶT VẤN ĐỀ

TRANG
1
1

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1

2. Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG CỦA ĐỀ TÀI

1

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2

B. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

2

1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

2

2. CƠ SỞ THỰC TIỄN


5

3. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH

7

PHẦN 2: NỘI DUNG

8

A. MỤC TIÊU CỦA SÁNG KIẾN

8

B. GIẢI PHÁP CỦA SÁNG KIẾN

8

1. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI

8

2. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

9

3. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI KẾT QUẢ

20


CỦA SKKN
4. LỢI ÍCH CỦA ĐỀ TÀI

20

5. KẾT QUẢ

21

PHẦN III. KẾT LUẬN

22

1. NHẬN ĐỊNH CHUNG

22

2. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG

23

3. TRIỂN VỌNG VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

23

4. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

23

TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................


25

PHỤ LỤC (một số hình ảnh của CLB, mẫu kế hoạch CLB tháng,

26

website đăng kí gia nhập CLB)


PHẦN I. MỞ ĐẦU
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Lí do chọn đề tài
Tiếng Anh là một trong những bộ môn quan trọng trong nhà trường phổ thông.
Nó không những là môn thi bắt buộc trong kỳ thi THPT Quốc Gia, nó còn là
ngôn ngữ quốc tế, là phương tiện để hoàn thiện bản thân và là cơ hội, là điều
kiện thiết yếu giúp các em có thể tìm được việc làm tốt trong tương lai. Trong xu
thế hội nhập thế giới hiện nay, kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh lại càng trở nên
cần thiết hơn, nó là chìa khóa để các em bước vào cánh cửa tương lai rộng mở.
Tuy vậy, đây là một môn học không dễ đối với nhiều học sinh. Khả năng giao
tiếp bằng Tiếng Anh của học sinh còn chưa được thành thạo do các em còn thiếu
tự tin, ngại nói, sợ sai. Do vậy, tạo ra môi trường giao tiếp, thực hành tiếng dưới
hình thức câu lạc bộ cho học sinh là việc làm cần thiết và đem lại hiệu quả thiết
thực, giúp học sinh vừa thêm yêu thích môn học, tự tin hơn trong giao tiếp, vừa
có điều kiện thực hành và nâng cao khả năng nói Tiếng Anh. Một điều rất rõ
ràng rằng không ở đâu mà người học tiếng có thể tự tin hơn khi thể hiện khả
năng ngôn ngữ của mình bằng việc họ đang học với bạn bè ngay tại câu lạc bộ
dành cho chính họ. Tại đây họ sẽ có nhiều cơ hội để học hỏi và chia sẻ các kinh
nghiệm học tập, giao lưu và tham gia các hoạt động vui vẻ và bổ ích, tăng cường
khả năng giao tiếp. Qua thực tế hoạt động của câu lạc bộ Tiếng Anh trong nhà

trường hơn một năm qua, cùng với thực tế giảng dạy, theo dõi quá trình học tập
của học sinh, để nâng cao hứng thú học tập và phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh
cho học sinh, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NÓI
TIẾNG ANH CHO HỌC SINH THPT QUA HÌNH THỨC CÂU LẠC BỘ”.
2. Ý nghĩa và tác dụng của đề tài
- Kích thích và góp phần nâng cao việc học tập bộ môn và góp phần phát triển
một số năng lực cần thiết cho học sinh như năng lực tự quản lí, năng lực giải
quyết vấn đề, năng lực hợp tác, và đặc biệt là năng lực ngôn ngữ và năng lực


giao tiếp. Từ đó, học sinh có thể chủ động, tự tin trong giao tiếp bằng Tiếng
Anh.
- Khi tham gia vào CLB, học sinh được thực hành tiếng cùng thày cô, bạn bè,
được thể hiện khả năng ngôn ngữ của bản thân, được giao lưu, học hỏi, được
tham gia các hoạt động vui vẻ và bổ ích khác, các em sẽ thấy việc học có ý
nghĩa hơn và yêu thích bộ môn Tiếng Anh hơn.
3. Phạm vi nghiên cứu
- SKKN được nghiên cứu và áp dụng tại Trường THPT Đức Hợp – Hưng Yên.
- Đối tượng nghiên cứu của SKKN là học sinh lớp 10, 11, 12 trường THPT Đức
Hợp – Hưng Yên.
B. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Lịch sử xuất hiện các hình thức câu lạc bộ
Lịch sử đã chỉ ra và chứng minh cho chúng ta thấy rằng loài người đã biết
tổ chức sinh hoạt cộng đồng theo nhóm, theo tộc họ đã từ lâu đời. Điều đó đã
mang lại hiệu quả cao và phát huy cho đến tận ngày nay. Trên các phương tiện
thông tin đại chúng hoặc qua thực tế tại địa phương hiện nay ở đâu chúng ta
cũng thấy xuất hiện các hình thức CLB như: CLB nhà nông, CLB sinh vật cảnh,
CLB thanh niên, CLB phụ nữ, CLB thể thao, CLB võ thuật, câu lạc bộ sách,
CLB những người yêu thơ ...Như vậy có nghĩa là hình thức sinh hoạt CLB đã có

từ lâu và có nhiều hiệu quả thiết thực trong đời sống và quá trình phát triển của
con người. Ở trong một số nhà trường đã có tổ chức các CLB như: CLB Toán
học, CLB văn học, CLB cờ vua, CLB bóng chuyền, CLB bóng rổ, CLB ghi-ta,
CLB thơ ... và chính ở ngay trong ngôi trường nơi chúng tôi công tác cũng đã
thành lập được CLB Tiếng Anh. Chính các tổ chức CLB này đã góp phần đẩy
mạnh được phong trào học tập trong học sinh, giúp các em mạnh dạn hơn khi
giao tiếp và phát triển năng lực bản thân, từ đó góp phần nâng cao chất lượng
dạy và học trong nhà trường.


1.1.1. Khái niệm câu lạc bộ
Câu lạc bộ là danh từ của tiếng nước ngoài, ta dùng dần thành quen. Đây là một
cụm từ muốn nói về một tổ chức được thành lập theo sự tự nguyện của mỗi
người có chung một mục đích. Từ một mục đích này mà đề ra chương trình hoạt
động của mình sao cho phù hợp với khả năng và thời gian rỗi của các thành viên
và khi hoạt động câu lạc bộ, nhóm, đội lớn mạnh, số hội viên đông thì lại có thể
chia ra các nhóm nhỏ hơn để đáp ứng được nhu cầu và sở thích riêng biệt hơn.
(theo blogtiengviet.net)
1.1.2. Các loại hình câu lạc bộ, nhóm, đội
Muốn có một đội, nhóm, CLB trước hết phải xuất phát từ nhu cầu thực tế ở cơ
sở, đơn vị. Bởi vì CLB đội, nhóm là hình thức sinh hoạt tự nguyện, không ép
buộc nên còn gọi là CLB, đội nhóm sở thích. Sau khi hình thành CLB, đội nhóm
rồi, các thành viên mới tổ chức bầu ra ban chủ nhiệm, đội trưởng, nhóm trưởng
và xây dựng nội quy hoạt động. Mỗi CLB không nên đông thành viên quá
nhưng cũng không thể là một vài người vì CLB là nơi phát huy năng khiếu và
sáng kiến của các hội viên nhằm đạt một mục đích nhất định, các hội viên tự xin
gia nhập và cũng tự nguyện rút lui khỏi CLB và đến lúc nào đó, nếu tất cả các
hội viên không còn nhu cầu chung nữa thì CLB sẽ giải thể.
1.1.3. Có nhiều hình thức CLB
- CLB chuyên ngành: Kinh doanh, nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng.

- CLB sở thích: Năng khiếu, ngoại ngữ, âm nhạc, thể thao, thời trang.
1.1.4. Xây dựng cơ sở vật chất
CLB thực chất là một thiết chế văn hóa rất sinh động, vì thế nó có thể tổ chức
sinh hoạt giữa các hội viên với nhau ở bất kỳ chỗ nào và thời gian cần thiết. Vì
thế một thiết chế như vậy không nhất thiết phải xây dựng một cái nhà, một
phòng lớn, ta có thể dựa vào phòng họp, nhà riêng, một lớp học, một hội trường,
thậm chí một góc sân cỏ, góc chơi ở công viên hoặc ở một căn phòng của hội
viên nào đó để tổ chức sinh hoạt.


1.2. Khái niệm ngôn ngữ
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, ngôn ngữ là một hệ thống phức tạp,
được con người sử dụng để liên lạc hay giao tiếp với nhau, cũng như chỉ chính
năng lực của con người có khả năng sử dụng một hệ thống như vậy. Là hệ thống
thông tin liên lạc được sử dụng bởi một cộng đồng hoặc quốc gia cụ thể, cách
thức hoặc phong cách của một đoạn văn bản hoặc lời nói. Ngành khoa học
nghiên cứu về ngôn ngữ được gọi là ngôn ngữ học.
Ước tính số lượng ngôn ngữ trên thế giới dao động khoảng từ 6000 đến 7000
loại khác nhau. Tuy nhiên, bất cứ ước lượng chính xác nào cũng đều phụ thuộc
vào sự phân biệt khá tùy ý giữa các ngôn ngữ chính và ngôn ngữ địa
phương. Ngôn ngữ tự nhiên được nói hoặc ghi lại, nhưng bất kỳ ngôn ngữ nào
cũng có thể được mã hóa thành phương tiện truyền thông sử dụng các giác
quan thính giác, thị giác, xúc giác hoặc kích thích (ví dụ: văn bản, đồ họa, chữ
nổi hoặc huýt sáo). Điều này là do ngôn ngữ của con người độc lập với phương
thức biểu đạt. Khi được sử dụng như là 1 khái niệm chung, ngôn ngữ có thể nói
đến các khả năng nhận thức để học hỏi và sử dụng hệ thống thông tin liên lạc
phức tạp hoặc để mô tả các bộ quy tắc tạo nên các hệ thống này hay tập hợp các
lời phát biểu có thể được tạo thành từ những quy tắc.
1.2.1. Khái niệm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, dùng trong giao tiếp tự nhiên hàng ngày

trong đó người nói người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau, có thể thay phiên
nhau trong vai nói và vai nghe.
Ngôn ngữ viết là thứ ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và
được tiếp nhận bằng thị giác.
1.2.2. Những đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
1.2.2.1 Ngôn ngữ nói
- Ngôn ngữ nói rất đa dạng về ngữ điệu: Giọng nói có thể cao hay thấp,
nhanh hay chậm, mạnh hay yếu, liên tục hay ngắt quãng. Trong ngôn ngữ
nói, ngữ điệu là yếu tố quan trọng góp phần bộc lộ và bổ sung thông tin.


- Trong ngôn ngữ nói, ngoài sự kết hợp giữa âm thanh và giọng điệu còn có
các phương tiện bổ trợ ngôn ngữ khác như: nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu
bộ,… của người nói.
- Từ ngữ trong ngôn ngữ nói được sử dụng khá đa dạng. Có những lớp từ
mang tính khẩu ngữ, có những từ ngữ địa phương, các tiếng lóng, các biệt
ngữ, các trợ từ, thán từ, các từ ngữ đưa đẩy. Ngôn ngữ nói hay dùng những
câu tỉnh lược (có khi lược chỉ còn có một từ) nhưng cũng có khi câu nói
rườm rà, có nhiều yếu tố dư, hoặc lặp đi lặp lại (để nhấn mạnh hoặc để
người nghe có điều kiện tiếp nhận, lĩnh hội, thấu đáo nội dung giao tiếp.
- Ngôn ngữ nói được sản sinh nhanh chóng, tức thời, không có sự gọt giũa,
suy ngẫm hay lựa chọn.
1.2.2.2. Ngôn ngữ viết
- Ngôn ngữ viết được sản sinh một cách có chọn lọc, được suy nghĩ, nghiền
ngẫm và gọt giũa kĩ càng.
- Trong ngôn ngữ viết, sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, của các kí hiệu và
văn tự, của các hình ảnh minh hoạ, bảng biểu, sơ đồ... giúp biểu hiện rõ
thêm nội dung giao tiếp.
- Từ ngữ trong ngôn ngữ viết được lựa chọn, thay thế nên có điều kiện đạt
được độ chính xác cao. Đồng thời khi viết, tuỳ từng phong cách ngôn ngữ

của văn bản mà người viết có sự lựa chọn hệ thống ngôn từ cho phù hợp.
- Trong văn bản viết, người ta thường tránh dùng các từ mang tính khẩu ngữ,
các từ địa phương, tiếng lóng… Về câu, ngôn ngữ viết thường dùng các câu
dài, câu nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ nhờ các
quan hệ từ và sự sắp xếp các thành phần phù hợp.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
- Theo công văn số 5333 của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành ngày 29 tháng 9
năm 2014 về việc triển khai kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng
lực môn Tiếng Anh cấp trung học từ năm học 2014-2015, ngoài việc kiểm tra
theo hình thức cũ trước đây (kiểm tra viết dưới dạng tích hợp các kỹ năng, kiến


thức ngôn ngữ), thì bây giờ kĩ năng nói được đưa vào kiểm tra đánh giá dưới
dạng đối thoại hoặc độc thoại. Điều đó đòi hỏi học sinh phải được luyện tập
thường xuyên để có thể đạt được sự thành thạo trong giao tiếp, chứ không đơn
thuần chỉ nắm vững cấu trúc ngữ pháp như trước đây. Thêm vào đó, ngày
06/4/2018 Sở giáo dục và đào tạo Hưng Yên đã ban hành công văn số 490 về
việc triển khai mô hình ngoại ngữ cộng đồng dưới hình thức CLB tiếng Anh các
trường trung học trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Từ những cơ sở trên đây, chúng
tôi xác định rằng việc tổ chức và duy trì hoạt động CLB Tiếng Anh là một hoạt
động thiết thực, hiệu quả giúp học sinh rèn luyện khả năng nói Tiếng Anh, đồng
thời các em cũng được vui chơi, giải trí lành mạnh, rèn luyện đạo đức, phát triển
kỹ năng sống, góp phần giúp các em phát triển toàn diện.
- Qua việc giảng dạy ở trường THPT Đức Hợp, chúng tôi nhận thấy rằng phần
lớn học sinh chưa xác định được phương pháp học ngoại ngữ. Kết quả thi THPT
Quốc Gia môn Tiếng Anh năm 2017 và 2018 lần lượt là gần 70% và 78,22% bài
thi điểm dưới trung bình. Lí do là phần lớn học sinh chưa xác định được phương
pháp học ngoại ngữ. Các em hay rụt rè, thiếu tự tin, sợ sai, thụ động trong các
tiết luyện nói. Một số học sinh còn thiếu kiên nhẫn trong học tập, thực hành, còn
ỷ lại vào thầy cô và các bạn, ngại nói, ngại giao tiếp, rụt rè, không dám nêu lên ý

kiến và quan điểm của bản thân vì sợ bị các bạn chê cười. Ngay cả các em khá
giỏi đôi khi cũng thiếu tự tin, còn phải chờ đợi thầy cô chỉ định thực hành lúc đó
các em mới thực hiện nhưng còn gượng ép. Dù các em có năng khiếu thực sự,
nhưng môi trường thụ động khó kích hoạt sự hứng thú trong các em. Thế nên sự
đam mê của các em không được thỏa mãn, sở trường của các em ít có cơ hội để
thể hiện. Khi thăm dò, khảo sát về tâm lý của các em học sinh ở các lớp 10A1,
11A8, và 12A2 năm học 2017 -2018 khi học các tiết luyện nói (Speaking),
chúng tôi thu được kết quả như sau:
Tiêu chí
Yêu thích
Tự tin
Ít tự tin
Không tự tin
Số lượng
20%
5%
43%
32%
Từ kết quả trên cho thấy có khá nhiều học sinh thích bộ môn Tiếng Anh nhưng
khi học tiết luyện nói, đa số học sinh hay rụt rè, thiếu tự tin dẫn đến hiệu quả


thực hành của các em không đạt như mong muốn. Hơn nữa, việc vận dụng tiếng
Anh trong cuộc sống của các em còn nhiều hạn chế, các em không dám giao tiếp
bằng Tiếng Anh. Để có thể nghe nói và giao tiếp có hiệu quả học sinh phải được
rèn luyện và thực hành nhiều để làm quen với dạng nói của ngôn ngữ, phải có
điều kiện giao lưu học hỏi bạn bè. Vì vậy sinh hoạt theo hình thức CLB là một
hoạt động hiệu quả giúp các em hình thành kĩ năng giao tiếp và phát triển hệ
thống ngôn ngữ của mình
Từ thực trạng nêu trên, vào tháng 2 năm 2018, tổ ngoại ngữ đã đề xuất với ban

giám hiệu nhà trường về ý tưởng thành lập CLB Tiếng Anh và được sự cho phép
của ban gám hiệu nhà trường, tổ ngoại ngữ đã xây dựng kế hoạch và hình thành
được CLB Tiếng Anh của trường. CLB đã có buổi ra mắt thành công vào ngày
16 tháng 4 năm 2018. Từ đó đến nay, CLB vẫn duy trì hoạt động và có những
hiệu quả nhất định, đặc biệt là hiệu quả trong việc giúp các em cải thiện kỹ năng
nói Tiếng Anh.
3. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tính hiệu quả trong việc cải thiện khả năng nói Tiếng Anh của học sinh THPT
thông qua hình thức CLB.
3.2. Đối tượng thực nghiệm, đối chiếu
- Nhóm thực nghiệm: Học sinh các khối lớp 10, 11, 12 tham gia CLB gồm 86
học sinh
- Nhóm đối chứng: Học sinh các khối lớp 10, 11, 12 không tham gia CLB.
(Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 90 học sinh)
3.3. Phương pháp nghiên cứu
+ Tìm hiểu về đối tượng học sinh tham gia CLB.
+ Lựa chọn nội dung và tổ chức các buổi sinh hoạt CLB theo kế hoạch.
+ Theo dõi hoạt động các giờ thực hành nói chính khóa và kết quả kiểm tra nói
cuối kỳ của học sinh 2 nhóm.
+ So sánh nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.


PHẦN II. NỘI DUNG
A. MỤC TIÊU CỦA SÁNG KIẾN
1. Rèn luyện cho học sinh một số năng lực như năng lực sử dụng ngôn
ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực thuyết trình,
năng lực giao tiếp...
2. Xây dựng môi trường ngôn ngữ nhằm giúp học sinh luyện tập thực
hành những kỹ năng ngôn ngữ một cách tự nhiên và hào hứng.

3. Tạo cơ hội trải nghiệm sáng tạo, nâng cao sự hứng thú cho học sinh
trong việc học tiếng Anh, khuyến khích khả năng tự học, tổ chức, sáng
tạo cho học sinh.
4. Tạo nơi giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm học tiếng Anh cho
những đối tượng yêu thích, muốn rèn luyện các kỹ năng sử dụng tiếng
Anh làm công cụ giao tiếp.
5. Giảm bớt căng thẳng sau những giờ làm việc và học tập cho các thành
viên CLB.
6. Tạo dựng một sân chơi lành mạnh, sôi nổi, và bổ ích, nâng cao khả
năng sử dụng Tiếng Anh trong thực tiễn.
7. Qua việc sinh hoạt CLB giúp học sinh khám phá thêm về thế giới xung
quanh, thêm yêu cuộc sống, yêu gia đình, bạn bè, thầy cô …
8. Giúp học sinh phần nào biểu đạt được tình cảm, cảm xúc của mình với
cuộc sống qua hoạt động tự rèn của mình.
B. GIẢI PHÁP CỦA SÁNG KIẾN
1. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Hiện nay chúng tôi thấy rằng khi còn nhỏ các em rất thích học Tiếng Anh và bố
mẹ thường đầu tư cho con em mình học Tiếng Anh từ nhỏ. Thậm chí từ khi các
em bắt đầu học nói, nhiều cha mẹ đã dạy Tiếng Anh hoặc cho con em mình học
thêm Tiếng Anh tại các trường song ngữ. Tuy nhiên, khi càng lớn, nhiều em học
sinh rất sợ học Tiếng Anh đặc biệt là kĩ năng nghe và nói (listening and


speaking). Việc lồng ghép dạy học nói qua hình thức CLB Tiếng Anh các em có
cơ hội rèn luyện cho mình các năng lực cần thiết và được tự khẳng định mình
nên các em cảm thấy rât hứng thú với kĩ năng nói của bộ môn này.
- Về bản chất ngoại ngữ là một trong những kĩ năng thuộc về ngôn ngữ trong
quá trình thực hiện giao tiếp. Giống như kĩ năng học tiếng Việt khi còn là một
đứa trẻ, vì ngôn bản được tiếp thu qua nghe là lời nói. Học từ những bài trong
sách giáo khoa cả một năm học sẽ làm cho học sinh nhàm chán và áp lực. Khi

dạy các nội dung trong sách giáo khoa, giáo viên thường phải logic theo trật tự
của nội dung chương trình giảng dạy, sắp xếp có trật tự như quy định của Bộ
giáo dục; việc dạy và học giữa giáo viên và học sinh hay lặp đi lặp lại xuyên
suốt cả một năm học. Để tạo ra một không khí mới, một không gian mới, thì
chúng ta phải thay đổi không gian và thời gian cho các em, để các em có cơ hội
thoải mái tư tưởng, thoát ra khỏi áp lực học hành. Chính vì vậy sinh hoạt ngoại
khóa dưới hình thức CLB Tiếng Anh sẽ là một hoạt động bổ ích, hiệu quả để
thay đổi không gian học mà ở đó các em vừa được học lại vừa được chơi. Các
em sẽ thấy hào hứng hơn. Hơn nữa khi tham gia sinh hoạt trong CLB sẽ giúp
các em năng nổ hơn, tự tin hơn, giao tiếp tốt hơn và có cơ hội để hoàn thiện bản
thân.
2. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Từ thực trạng nêu trên, vào đầu năm học 2017 - 2018, tổ ngoại ngữ trường
THPT Đức Hợp đã đề xuất với ban giám hiệu nhà trường về ý tưởng thành lập
CLB Tiếng Anh và được sự cho phép của ban giám hiệu nhà trường, tổ ngoại
ngữ đã xây dựng kế hoạch và hình thành được CLB Tiếng Anh. Ban đầu các em
học sinh sẽ tự lựa chọn và tập luyện theo từng nhóm riêng lẻ theo sở thích và
nguyện vọng của các em. Tổ đã phân công cho các giáo viên Tiếng Anh phụ
trách luyện tập cho các em luyện nghe, nói về các chủ điểm đã định trước, đồng
thời tập một số tiết mục văn nghệ bằng Tiếng Anh để sinh hoạt và trình diễn
trong buổi ra mắt câu lạc bộ được tổ chức vào ngày 16 tháng 4 năm 2018. Được
sự giúp đỡ tận tình của ban giám hiệu nhà trường, sự chuẩn bị chu đáo của tất cả
giáo viên trong tổ Tiếng Anh học cùng với sự tham gia nhiệt tình của các em học


sinh, buổi ra mắt thành lập và sinh hoạt câu lạc bộ Chúng em nói Tiếng Anh của
trường đã diễn ra tốt đẹp và thành công rực rỡ.
Quá trình thực hiện như sau:
2.1. Lập kế hoạch và công tác chuẩn bị
Ngay từ khi có định hướng thành lập CLB trong năm học tới, giáo viên phụ

trách đã lên kế hoạch hoạt động cụ thể cho câu lạc bộ về các hoạt động sinh hoạt
theo thời gian của năm học từ năm học trước để trình lãnh đạo phê duyệt và bổ
sung

trước

khi

bắt

đầu.

2.2. Về nhân sự
- Thành lập ban chủ nhiệm CLB bao gồm các thành viên như sau:
+ Chủ nhiệm CLB: Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, chỉ đạo chung và hỗ
trợ việc xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động của CLB.
+ Phó chủ nhiệm CLB: Đồng chí Nguyễn Hương Nhụy – Tổ trưởng
+ Ban cố vấn: Giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh tại nhà trường, xây
dựng kế hoạch chương trình hoạt động, quản lý các thành viên của CLB, tổ chức
sinh hoạt CLB theo định kì và chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hoạt
động.
+ Nhóm trưởng: một số học sinh tiêu biểu, nhanh nhẹn, học tốt môn Tiếng Anh,
có ý thức chấp hành sự phân công và có uy tín với các bạn trong quá trình học
tập, có khả năng giúp đỡ các thành viên khác trong các hoạt động. Tùy vào số
lượng học sinh tham gia sinh hoạt mà phân công số nhóm trưởng cần thiết.
+ Các thành viên: là tất cả các em học sinh tự nguyện tham gia CLB. Có
thể khuyến khích sự tham gia của các giáo viên bộ môn khác nhằm tạo nên sự
đoàn kết cũng sức ảnh hưởng của CLB đến toàn trường, nhằm nâng cao chất
lượng hoạt động của CLB, đa dạng về mặt hình thức và phong phú về mặt nội
dung. Năm 2018 chúng tôi có 68 thành viên. Năm 2019, số lượng thành viên

CLB



ba

khối



86

thành

- Quyền lợi của thành viên CLB:
 Được tham gia các hoạt động chính thức của CLB

viên.


 Được tư vấn, giúp đỡ trước những khó khăn trong quá trình
học Tiếng Anh
 Được tham gia các chương trình phối hợp giữa CLB với các
tổ chức trong
 và ngoài nhà trường để nâng cao trình độ Tiếng Anh
 Có quyền đưa ra các ý kiến đóng góp xây dựng CLB
 Có quyền xin ra khỏi CLB nếu có nguyện vọng
- Nghĩa vụ của thành viên CLB:
 Chấp hành nghiêm chỉnh quy chế và mọi quy định sinh hoạt
của CLB

 Tích cực tham gia các hoạt động của CLB
 Tích cực đóng góp ý kiến và nội dung để xây dựng CLB
 Tham gia các chương trình sinh hoạt của CLB đúng giờ và
đầy đủ
2.3. Chương trình hoạt động
2.3.1. Hoạt động định kì
- Sinh hoạt 1 buổi/tháng dưới sự hướng dẫn của giáo viên phụ trách.
- Ban chủ nhiệm CLB phối hợp với các giáo viên bộ môn tư vấn về phương
pháp, chương trình học tập giúp nâng cao năng lực ngôn ngữ Tiếng Anh.
2.3.2. Hoạt động chuyên đề (Năm 2018)
Tháng Chủ đề
Địa điểm
9
Thành lập CLB và xây dựng kế
10

11

hoạch hoạt động
Opening ceremony of English Club
(Lễ ra mắt CLB Tiếng Anh)
Kịch: Nàng Bạch Tuyết và 7 chú

Kịch, ca nhạc

lùn
Thi thuyết trinh về Vietnamese
Teachers’ Day (Ngày Nhà giáo Việt

12


Sân trường

Hình thức

Nam)
English Festival - Christmas Day

Phòng họp hội Thuyết trình
đồng
Phòng họp hội Trò chơi “Rung chuông
đồng

vàng” (sử dụng “ Skype
in

the

classroom”




01
02
03

Kahoot)
Lunar New Year
Toàn trường

Phỏng vấn
Valentine’s day
Phòng họp
Kịch, ca nhạc
Thuyết trình về di tích lịch sử Hưng Phòng họp hội Xem phim, thuyết trình

04

Yên
Singing Competition

đồng
Sân trường

Thi hát các bài hát Tiếng
Anh

2.4. Thời gian, địa điểm
- Thời gian: 14h, Chiều thứ 7 tuần thứ 3 hàng tháng (Mỗi tháng 1 lần)
- Địa điểm: Phòng Hội đồng Trường THPT Đức Hợp, sân trường.
2.5. Nội dung, hình thức sinh hoạt của câu lạc bộ:
2.5.1. Nội dung
Luyện kỹ năng nghe, nói, luyện phản xạ ngôn ngữ thông qua các trò chơi, bài
hát, đọc thơ bằng Tiếng Anh, luyện kỹ năng thuyết trình các chủ đề bằng tiếng
Anh theo chủ đề hàng tháng.
2.5.2. Hình thức tổ chức
- Chơi các trò chơi, tổ chức các trò chơi theo nhóm / cá nhân theo chủ đề của
tháng: Chúng tôi đã tổ chức các trò chơi để tăng sự hứng thú đối với môn Tiếng
Anh như “ Rung chuông vàng” , “tìm kiếm tài năng trường THPT Đức Hợp”.
Tại các sân chơi này các em có thể thỏa sức phát triển năng lực của bản thân như

hát,

nhảy,

múa,

thuyết

trình.

- Sử dụng một số phần mềm hỗ trợ dạy học. Chúng tôi thường sử dụng trang
“Skype in the classroom” nâng cao khả năng nói, nghe tiếng anh của học sinh.
Qua đó, học sinh có thể giao tiếp với học sinh của tất cả các quốc gia trên thế
giới bằng Tiếng Anh và giúp các em tự tin hơn khi giao tiếp với người nước
ngoài. Ngoài ra chúng tôi sử dụng trò chơi “Kahoot” sau khi kết thúc một bài
giảng để kiểm tra kiến thức học sinh nắm được thông qua các câu hỏi trắc
nghiệm. Ở trò chơi này, khi học sinh bấm lựa chọn đáp án thì tên, đáp án, thời
gian trả lời của học sinh sẽ hiện ngay trên màn hình. Và nếu cả lớp thi đua với
nhau thì phần mềm sẽ tự tổng hợp xem ai trả lời nhanh nhất đồng thời xếp hạng
thứ tự từng người từ cao đến thấp và vinh danh nhà vô địch.


- Tranh luận đưa ra 1 chủ đề liên quan đến chủ đề, chia nhóm, từng nhóm bảo vệ
ý kiến của mình.
- Tổ chức diễn kịch bằng Tiếng Anh. Chúng tôi đã xây dựng kịch bản và diễn vở
kịch “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn”. Qua đây, học sinh phát triển năng lực
làm việc theo nhóm, năng lực sử dụng ngôn ngữ và sự tự tin khi phát âm Tiếng
Anh.
- Tổ chức cuộc thi hát, thuyết trình, hùng biện bằng Tiếng Anh. Các thành viên
đăng ký hát hoặc chủ đề thuyết trình cá nhân hoặc theo nhóm. Ai thuyết trình

tự tin, có sức lôi cuốn khán giả, nội dung hấp dẫn, phát âm tiếng Anh chuẩn nhất
sẽ



người

thắng

cuộc.

- Tổ chức chiếu phim nước ngoài (không có thuyết minh tiếng Việt) và sau đó sẽ
có các câu hỏi trắc nghiệm về nội dung của bộ phim. Các bộ phim nước ngoài
chúng tôi lựa chọn thường là những bộ phim đang được giới trẻ yêu thích như
“Frozen”,



Skull

Islands”

- Đưa việc dã ngoại thực tập tiếng vào chương trình hoạt động của câu lạc bộ
một cách thường niên và địa điểm được chọn có thể là ở những nơi có khách
nước ngoài đến tham quan, du lịch. Do tình hình thực tế ở địa phương nên
thường hiếm có du khách tới địa bàn các tỉnh Hưng Yên nên chúng tôi tranh thủ
cho các em học sinh tổ chức dã ngoại ở một số địa điểm không xa như Hồ Tây
hoặc trung tâm Hoa Kỳ tại Hà Nội. Trung tâm Hoa Kỳ là một phần của bộ phận
Văn hóa Thông tin thuộc Đại sứ quán Mỹ. Trung tâm là nơi cung cấp miễn phí
các chương trình và thông tin chuyên biệt, chính xác và đáng tin cậy về nước

Mỹ cho công dân Việt Nam. Hàng tháng, trung tâm tổ chức những chương trình
hấp dẫn thú vị và những buổi thảo luận như: câu lạc bộ tiếng Anh, buổi nói
chuyện chuyên đề, pronunciation workshop…nhằm cải thiện kỹ năng tiếng Anh
và nâng cao hiểu biết về nước Mỹ cho người Việt. Đây sẽ là cơ hội tốt cho các
em học sinh có thể nói chuyện với nước ngoài và phát huy khả năng giao tiếp và
sự

tự

tin

trong

các

em.

- Ngoài ra chúng tôi thấy trên địa bàn tỉnh có rất nhiều trung tâm Anh ngữ ví dụ
như: Trung tâm Anh ngữ Blessing, Trung tâm Anh ngữ Ocean, Trung tâm Anh


ngữ Hope School ... là những nơi lý tưởng có thể giúp ích cho chúng ta nếu
muốn tạo điều kiện cho các em được giao lưu với người nước ngoài một cách dễ
dàng và thuận tiện nhất. Chúng tôi thấy đây là cách làm nhanh nhất và có thể mang
lại hiệu quả thiết thực nhất trong việc phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh.
2.6. Kinh phí hoạt động
Kinh phí hỗ trợ, tài trợ của các cá nhân, các đơn vị, các tổ chức trong và ngoài
trường được tính vào nguồn kinh phí chung của Câu lạc bộ.
2.7. Tiến trình xây dựng buổi ra mắt CLB.
2.7.1. Lập kế hoạch

- Tất cả các thành viên tổ ngoại ngữ lập kế hoạch buổi ra mắt CLB và dự kiến
thời gian vào tháng 4 năm 2018.
2.7.2. Nhân sự
- Chủ nhiệm CLB: Bà Lê Thị Hinh – Phó hiệu trường nhà trường
- Phó chủ nhiệm CLB: Bà Nguyễn Hương Nhụy – Tổ trưởng chuyên môn
- Ban cố vấn: Giáo viên ngoại ngữ của nhà trường.
- Nhóm trưởng: Em Lê Thị Hà Anh – học sinh lớp 11A1
- Dẫn chương trình: Lê Thị Hà Anh – học sinh lớp 11A1
Trần Văn Phúc – học sinh lớp 11A1
- Thành viên: Học sinh đã đăng kí tham gia CLB
2.7.3. Thời gian, địa điểm
- Tổ dự kiến thời gian vào ngày 06/4/2018 tại sân trường
2.7.4. Nội dung: Diễn kịch: “ Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” ( Snow White
and seven dwarfs)
Các diễn viên:
- Nàng Bạch Tuyết: Nguyễn Văn Chiến – Học sinh 11A8
- Hoàng hậu: Trần Thị Huyền Trang – Học sinh 11A1
- Gương: Nguyễn Thị Minh Thư - 11A1
- Thợ săn: Nguyễn Văn Quang - 11A1
- Hoàng tử: Bùi Văn Quang - 11A8
- 7 chú lùn: 7 học sinh nữ lớp 11A8


Dẫn truyện
Once upon a time, in a far, far kìngdom, there is a beautiful woman but she is also
very cruel
Queen

(Xuất hiện nhảy múa theo nhạc) ra


Nhạc

CẢNH 1

trước gương

Baby once

HOÀNG

- Mirror, Mirror who is the most

more time

HẬU,
Mirror
Queen
Mirror
Queen

beautiful in this world?
-You’re the most beautiful in this world
Really?
Sure
(Cười lớn) I’m the most beautiful in

Dẫn truyện

this world.
One day, Snow white has grown up


Snow white
Queen

and become a very beautiful girl.
Xuất hiện….chạy quanh sân khấu/vào
Snow white , Snow white , where are

Snow white
Queen

you? , Snow white , where are you?
Yes Mom, I’m here
Where did you go?

Snow white
Queen

Why are you so late?
I just come back from school.
Really? The floor is very dirty. Clean

GƯƠNG,

BẠCH
TUYÊT

Snow white

the floor.

Yes Mom
Hoàng hậu ngồi xuống ghế trang điểm,
vuốt tóc….Người hầu rót nước. Bạch

Queen

tuyết quét nhà (Nhạc)
Sau đó Hoàng Hậu ra hỏi gương
Oh I’m more and more beautiful.
(hahah) I want to ask the mirror again
- Mirror,Mirror who is the most
beautiful in this world?


Mirror

- Once upon a time, You were the most
beautiful in this world. But now Snow

Queen

white is more beautiful than you.
No way. I’m the most beautiful. No
one is more beautiful than me. Snow

CÁNH 2
HOÀNG
HẬU VÀ
THỢ
SĂN

CẢNH 3:

Queen
Hunter
Queen
Hunter
Queen

white Snow white I’ll kill you
Hunter, Hunter. Where are you?
Yes, madam. I’m here
I want you to kill the Snow White
Snow White. But she is the princess
Kill her. Or else, I’ll kill you ang your

Hunter

family
Yes, madam.

Snow

Snow White xuất hiện nhảy theo nhạc.

Nhạc “

White

Sau đó Hunter xuất hiện


Those was

THỢ
SĂN VÀ
CÔNG
CHÚA

the days”
Hunter

My princess, please run away. The

Snow

Queen want to kill you?
Really But why?

White
Hunter

I don’t know but you have no time.
Please run away as far as you can
Bạch tuyết chạy quanh sân khấu

CẢNH 4

Snow

(Nhạc)


CÔNG

White
7 chú lùn

Mệt….ngã xuống đất
Xuất hiện theo nhạc (nhạc nhảy)

CHÚA
VÀ 7
CHÚ
LÙN

Nhạc

Nhạc vui
nhộn

Chú lùn 1

Thấy công chúa hỏi

Chú lùn 2

Who is this?
Oh let me see
(Đi quanh công chúa)

Chú lùn 3
Tất cả 7


Oh it’s a girl.
Hey, Wake up wake up
Ngồi xuống quanh công chúa


Snow

Tỉnh dậy ngơ ngác

White
Chú lùn 4
Snow

Where am I? Who are you?
Who are you?
I’m Snow white. The princess

White
7 chú lùn

Đồng thanh: Snow white/ Why are you

Snow white

here?
The Queen wants to kill me. Therefore,

7 chú lùn
Chú lùn

Snow white

I have to run away
(Chạy ra một góc hội ý)
Đồng thanh)So you can stay with us.
Thank you

Nhạc Thank

Tất cả cùng nhảy.

you for

Xuất hiện cùng 2 hậu vệ nhảy nhót theo

loving me
Gangnam

CẢNH 5:

nhạc Gangnam style. Cầm súng đi săn.

style.

HOÀNG

Sau đó hoàng tử nhìn thấy công chúa.

TỬ


Ngạc nhiên.  nhạc Unbreak my heart

Unbreak my

XUẤT

(hoàng tử diễn tả bằng hành động)
Tiến lại gẩn công chúa

heart

Hoàng từ

HIỆN

Hoàng tử

You are so beautiful.
Snow white
Hoàng tử
Snow white

Who are you?
I’m Snow white. The princess
Why are you here?
The Queen wants to kill me. Therefore,

Hoàng tử

I have to run away

Don’t worry. I’ll protect you. I ‘ll take

Snow white
Hoàng tử

care of you.
Thank you
Now I have to come back my castle.
Please wait for me. I’ll come back to

Nhạc Bye

marry you. Nhạc Good bye

Bye Bye


Queen

Xuất hiện choàng khăn màu đen cầm

CẢNH 6

giỏ táo.

HOÀNG

Little girl, little girl. I have a lot of

HẬU


apples. They are so delicious. Do you

CÔNG
Snow white

want to eat?
Nhìn quanh giỏ táo

Queen

It is so delicious. I’m so hungry now
Đưa cho Snow White 1 quá táo

Snow white

Eat……Eat
Cầm quả táo. Cắn 1 miếng sau đó ngã

Queen

xuống đất
Cười lớn: Hahahha

7 chú lùn

I’m the most beautiful in this world.
Xuất hiện. Bế công chúa lên bàn…

Nhạc buồn


Khóc….Tung giấy trắng (Nhạc buồn)
Hoàng tử quỳ xuống cạnh công chúa

nhạc “A

khóc.

time for us”

CHÚA
7 CHÚ
LÙN

CẢNH 7
HOÀNG

7 chú lùn

Please, prince, save her, give her your

Hoàng tử

truth love
Hoàng từ kiss lên trán công chúa từ

Dẫn truyên

biết. Công chúa tỉnh lại
Tất cả cùng nhảy theo nhạc

Finally the Prince and the Snow white

TỬ
XUẤT
HIỂN

live happily until the end of their lives.
That is the end of the story.
Thank you for your watching
- Ngoài diễn kịch chúng tôi thêm các phần văn nghệ ở đầu và cuối chương trình
(Mở đầu là bài múa nón “Hello Vietnam” và kết thúc là bài hát “We are the
world” do tất cả các em tham gia CLB biểu diễn).
3. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI CỦA SKKN
- Đề tài có thể được áp dụng rộng rãi với mọi đối tượng HS. Vì đa số học sinh
thích tham gia tổ chức trò chơi để được chia sẻ, bày tỏ quan điểm, tranh luận


cùng thầy cô, bạn bè. Bài học đã vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm
của tất cả các học sinh chứ không phải chỉ dựa trên vốn hiểu biết và kinh nghiệm
sống của thầy.
- Đề tài có sử dụng các kiến thức liên môn, đặc biệt là môn tin học, sau quá
trình thực hiện dự án, khả năng sử dụng phần mềm Word và powerpoint của học
sinh đã được cải thiện hơn nhiều.
4. LỢI ÍCH
Phát triển kĩ năng nói Tiếng Anh thông qua hình thức CLB nếu được áp dụng
rộng rãi trong nhà trường phổ thông thì có thể có được những lợi ích như:
- Chuyển mục đích của các em vào mạng internet để chơi, để giải trí sang việc
tìm kiếm các kiến thức khoa học phục vụ cho quá trình học tập của mình.
- Rèn và ứng dụng được kĩ năng tin học vào hoạt động học tập của các môn học
khác trong nhà trường.

- Rèn luyện cho học sinh một số năng lực cơ bản cần thiết trong thế kỉ 21 như là
năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực sử dụng
công nghệ thông tin truyền thông.
5. KẾT QUẢ.
- Khảo sát ý kiến học sinh sau khi áp dụng các biện pháp nêu trên trong việc đổi
mới hình thức và nội dung sinh hoạt CLB từ đầu năm học đến nay, chúng tôi thu
được

kết

quả

như

sau:

5.1. Nhóm thực nghiệm (86 học sinh)
Trước khi thực hiện đề tài
Khối

Số lượng

Rất

hứng

thú
Khối 10
36
15%

Khối 11
30
14%
Khối 12
20
13%
- Sau khi thực hiện đề tài
Khối

Mức độ hứng thú
Hứng
Bình thường
thú
30%
35%
25%

50%
45%
52%

Mức độ hứng thú

Không hứng
thú
5%
6%
10%



Số

Rất

hứng Hứng thú

lượng thú
Khối 10
36
27%
Khối 11
30
25%
Khối 12
20
21%
5.2. Nhóm đối chứng (90 học sinh)
Khối
Khối 10
Khối 11
Khối 12
Từ

Số

Rất hứng

60%
54%
52%


Bình

Không hứng

thường
13%
21%
27%

thú
0%
0%
0%

Mức độ hứng thú
Hứng thú
Bình

Không hứng

thú
thường
thú
lượng
30
10%
12%
65%
13%

30
12%
15%
61%
12%
30
9%
14%
54%
23%
bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy rằng sau khi áp dụng các biện

pháp, giải pháp mới thì số lượng các thành viên yêu thích CLB Tiếng Anh đã gia
tăng đáng kể. Tỉ lệ các em ham thích và tự tin giao lưu với các bạn của mình đã
tăng gấp hơn 2 lần so với đầu năm học, còn tỉ lệ các em ít tự tin hoặc không tự
tin về khả năng nói Tiếng Anh trong tập thể đã giảm đáng kể (giảm khoảng gấp
đôi đến gấp ba so với ban đầu). Đa số các em đều mạnh dạn và tự tin hơn nhiều
so với trước đây, từ đó kết quả học tập bộ môn Tiếng Anh của các em cũng có
nhiều tiến bộ.
+ Với HS khối 10: Các em đã có ý thức hơn trong việc thực hiện nội quy của
trường, lớp, có ý thức học tập tốt hơn. Các em các năng lực cơ bản được cải
thiện như năng lực giao tiếp, ứng xử với thầy cô và bạn bè, biết quan tâm tới các
vấn đề xã hội, năng lực tự học.
+ Với HS khối 11: Các em đã tự tin hơn khi trình bày trước lớp, các em đã
mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình trước một vấn đề đặt ra, năng lực giao tiếp
và năng lực ngôn ngữ đã được cải thiện, các em tích cực tham gia các hoạt động
nhóm nhiều hơn, năng lực sử dụng công nghệ thông tin được nâng cao phục vụ
cho hoạt động tìm tòi khám phá trong các tiết học.
+ Với HS khối 12: Các em đã biết cách học Tiếng Anh cho hiệu quả và
mạnh dạn giao tiếp. Kết quả thi thử THPT Quốc Gia môn Tiếng Anh do trường

và Sở giáo dục tổ chức có kết quả cao hơn những năm trước. Các em tự tin đăng


kí các tổ hợp có môn Tiếng Anh như khối D1, A1 và lựa chọn nhiều trường đại
học thuộc tốp đầu như Đại Học Ngoại Thương, Đại Học Ngoại Ngữ, Đại Học
Sư Phạm
PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Nhận định chung
- Trước những nhu cầu của xã hội về những con người năng động, sáng tạo, biết
làm việc, biết thích ứng trong mọi hoàn cảnh, đòi hỏi nền giáo dục nước ta phải
cố gắng đổi mới không chỉ về kiến thức khoa học mà cả về phương pháp dạy
học, phương pháp đánh giá. Điều này trong những năm qua đã được Bộ giáo
dục, các Sở giáo dục triển khai đến các nhà trường và toàn bộ giáo viên.
- Việc áp dụng đề tài trong thực tiễn dạy học đã và sẽ đem lại những ý nghĩa
thực tiễn sau:
+ Giúp các em phát huy được năng lực sử dụng tiếng Anh của bản thân
một cách tích cực và tự nhiên. Thông qua các hoạt động, học sinh sẽ phát triển
được tư duy sáng tạo, khả năng tự trình bày quan điểm, khả năng giao tiếp bằng
tiếng Anh một cách dạn dĩ, chủ động. Từ đó, nâng cao được hiệu quả học tập và
hoàn thiện bản thân.
+ Rèn cho học sinh một số năng lực cần thiết như năng lực tự học, năng
lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề,
năng lực giao tiếp.
2. Điều kiện áp dụng
Để thực hiện giải pháp này cần có các điều kiện sau:
- GV cần trang bị cho mình kiến thức về phương pháp bồi dưỡng năng lực cho
học sinh, sử dụng thành thạo CNTT.
- GV cần trang bị cho mình các kĩ năng tổ chức các hoạt động tập thể.
- Phòng sinh hoạt câu lạc bộ cần được trang bị máy chiếu, loa.
3.Triển vọng vận dụng và phát triển

- Đề tài có thể áp dụng rộng rãi cho mọi đối tượng học sinh.


- Đề tài này có thể đề cập đến mọi chủ đề trong nội dung chương trình học và
cả những nội dung ngoài chương trình học để học sinh có thể áp dụng thực
hành tiếng với những tình huống trong thực tiễn, cải thiện kỹ năng nói Tiếng
Anh.
4. Đề xuất, kiến nghị
Trong quá trình hoàn thành đề tài này, chúng tôi không thể tránh khỏi
những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của các quý thầy cô và đồng
nghiệp!
Chúng tôi xin cam đoan “đây là SKKN do nhóm 3 chúng tôi viết,
không sao chép nội dung của người khác”
Đức Hợp, ngày 25 tháng 02 năm 2019
Người viết sáng kiến kinh nghiệm


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa Văn học 10 bài Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
- Các trang webs:
+ />+ />+ />+ />+ />

PHỤ LỤC
Một số hình ảnh hoạt động của CLB


×