Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

Dạy học văn thuyết minh trong chương trình trung học phổ thông từ định hướng so sánh đối chiếu luận văn ths lý luận và phương pháp dạy học bộ môn ngữ văn 60 14 01 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG THỊ TUYẾT NHUNG

DẠY HỌC VĂN THUYẾT MINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỪ ĐỊNH HƯỚNG SO SÁNH ĐỐI CHIẾU

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG THỊ TUYẾT NHUNG

DẠY HỌC VĂN THUYẾT MINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỪ ĐỊNH HƯỚNG SO SÁNH ĐỐI CHIẾU

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 01 11

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ THỜI TÂN

HÀ NỘI - 2016



LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Lê
Thời Tân, người THẦY đáng kính đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận
tình cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn.

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô phản biện đã đọc và cho
tôi những nhận xét quý báu cũng như các thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy cho
tôi trong suốt hai năm học. Xin cảm ơn các thầy cô cán bộ phòng ban, lãnh đạo
Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Cuối cùng tôi xin được gửi tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt khoá học lòng biết ơn chân thành nhất. Xin gửi lời cảm
ơn chân thành nhất tới các em học sinh trường THPT Nguyễn Khuyến, thành
phố Nam Định đã nhiệt tình ủng hộ tôi khi thực hiện luận văn.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành với tất cả nỗ lực của bản thân nhưng luận
văn chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để
luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội ngày 20 tháng 10 năm
2016
Tác giả

Hoàng Thị Tuyết Nhung

i


MỤC LỤC
Lời cảm ơn.............................................................................................................i
Mục lục…....………………………...…......…………....………….………………..ii

Danh mục bảng....................................................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC LÀM

VĂN THUYẾT MINH TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG............................ 9
1.1. Cơ sở lí luận về văn thuyết minh....................................................................9
1.1.1. Khái niệm về văn thuyết minh.................................................................... 9
1.1.2. Đặc điểm của văn bản thuyết minh...........................................................10
1.1.3. Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh........................................................14
1.1.4. Các phương pháp thuyết minh.................................................................. 15
1.1.5. Làm bài văn thuyết minh...........................................................................21
1.1.6. Định hướng so sánh đối chiếu khi dạy làm văn thuyết minh....................23
1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................. 24
1.2.1. Khảo sát chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 10 hiện hành..................24
1.2.2. Tìm hiểu thực tiễn giảng dạy văn thuyết minh của giáo viên Trung học phổ thông

26
1.2.3. Tìm hiểu thực trạng học và làm bài văn thuyết minh của học sinh lớp 10 30
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1......................................................................................33
CHƯƠNG 2: ĐỊNH HƯỚNG SO SÁNH ĐỐI CHIẾU KHI DẠY VĂN THUYẾT

MINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG..............34
2.1. Dạy học văn thuyết minh trong ý thức so sánh đối chiếu với văn miêu tả. .35
2.1.1. Sự gặp gỡ lớn nhất giữa văn thuyết minh và văn miêu tả.........................35
ii


2.1.2 Sự khác biệt về bản chất giữa văn thuyết minh và văn miêu tả.................35
2.1.3. Vận dụng dạy học so sánh đối chiếu giữa văn thuyết minh và văn miêu tả
.............................................................................................................................38

2.2.Dạy học văn thuyết minh trong ý thức so sánh đối chiếu với văn biểu cảm. 41
2.2.1.Văn thuyết minh có sử dụng yếu tố biểu cảm............................................ 41
2.2.2. Sự khác biệt về phong cách ngôn ngữ giữa văn thuyết minh và văn biểu cảm
................................................................................................................................. 42
2.2.3. Vận dụng dạy học so sánh đối chiếu giữa văn thuyết minh và văn biểu cảm.
................................................................................................................................. 43

2.3.Dạy học văn thuyết minh trong ý thức so sánh đối chiếu với văn tự sự.......46
2.3.1.Sự xuất hiện của yếu tố tự sự trong văn thuyết minh.................................46
2.3.2. Văn bản thuyết minh và tự sự có nhiều điểm khác biệt............................ 47
2.3.3. Vận dụng dạy học so sánh đối chiếu giữa văn thuyết minh và văn tự sự..49
2.4. Dạy học làm văn thuyết minh trong ý thức so sánh đối chiếu với văn nghị luận
................................................................................................................................. 52

2.4.1. Văn thuyết minh và văn nghị luận những nét tương đồng đáng chú ý......52
2.4.2. Sự khác biệt giữa văn thuyết minh và văn nghị luận................................ 53
2.4.3. Vận dụng dạy học so sánh đối chiếu giữa văn thuyết minh và văn nghị luận
................................................................................................................................. 57
2.5. Dạy học văn thuyết minh trong ý thức so sánh đối chiếu với văn bản hành chính ..60

2.5.1. Văn bản thuyết minh hoàn toàn khác biệt với văn bản hành chính...........60
2.5.2. Văn bản thuyết minh và văn bản hành chính có điểm tương đồng...........62
CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM...................................................65
3.1. Mục đích thực nghiệm..................................................................................65
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm...............................................................66
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm............................................................................. 66
3.2.2. Địa bàn thực nghiệm................................................................................. 66
3.2.3. Thời gian thực nghiệm.............................................................................. 67



iii


3.3. Nội dung và cách thức thực nghiệm.............................................................67
3.3.1. Nội dung thực nghiệm...............................................................................67
3.3.2. Cách thức thực nghiệm..............................................................................67
3.3.3. Cách đánh giá kết quả thực nghiệm.......................................................... 68
3.4. Giáo án thực nghiệm.................................................................................... 69
3.5. Kết quả thực nghiệm.................................................................................... 77
3.5.1. Phân tích định tính.....................................................................................77
3.5.2. Phân tích định lượng................................................................................. 78
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3......................................................................................80
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................... 81
1.Kết luận............................................................................................................ 81
2. Khuyến nghị.................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 83
PHỤ LỤC 1: CÁC BÀI VIẾT THUYẾT MINH CỦA HỌC SINH..............86

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Đối tượng thực nghiệm và đối chứng.................................................67
Bảng 3.2: Bảng đánh giá kết quả bài viết của học sinh.......................................78

v


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

1.1.Yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
Cùng với sự phát triển của xã hội, ngành giáo dục đang từng bước chuyển
mình đáp ứng công cuộc xây dựng đất nước trong thời đại mới. Đổi mới phương
pháp dạy học là một yêu cầu cần thiết cho sự phát triển của xã hội nhằm đào tạo
con người mới xây dựng xã hội chủ nghĩa.Thực trạngdạy học các môn học ở phổ
thông nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn luận.
Với tâm lí ngại thay đổi, giáo viên còn nhiều lúng túng trong việc thay đổi
phương pháp giảng dạy, trong khi đó học sinh ngày càng không còn hứng thú
với môn Văn vì cảm thấy không thiết thực trong đời sống. Mâu thuẫn trên đã
khiến cho môn Ngữ văn càng ngày càng “tội nghiệp” trong cái nhìn của cả
người dạy và người học. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn
càng là một yêu cầu cần thiết.
Hiện nay, trong chương trình sách giáo khoa Trung học phổ thông các bài
làm văn đã được đưa vào theo hướng tích hợp. Tích hợp chương trình từ Trung
học cơ sở đến Trung học phổ thông. Tích hợp trong một khối lớp giữa Làm vănĐọc văn- Tiếng Việt.Hơn nữa, bài làm văn là một sản phẩm tổng hợp về vốn
sống, về tâm lí, tư duy, tình cảm nhận thức, cá tính của mỗi người học sinh. Cho
nên khi bắt tay vào giảng dạy làm văn, người dạy cần phải có ý thức thật rõ bản
chất của bộ môn và vị trí đặc biệt của nó trong toàn bộ chương trình Ngữ Văn.
Ai cũng hiểu “Văn chính là cuộc đời, là con người”, điều đó có nghĩa là mỗi câu
chữ là một hình bóng của con người, một quan niệm sống, một nhân cách. Có
thể nói rằng, làm văn thử thách một cách tổng hợp toàn vẹn con người học sinh
về nhiều phương diện, hình thành trong các em nhiều năng lực: năng lực tư duy,
năng lực sử dụng ngôn ngữ, tích lũy vốn sống... Chính vì thế phương pháp học
là rất cần thiết đối với người học. Để người học có phương pháp học tốt, người
dạy cần đổi mới phương pháp hiệu quả, thiết thực với học sinh.Như vậy, mới
điều hòa được những mâu thuẫn ở trên.

1



1.2.Thực trạng dạy học làm văn trong nhà trường phổ thông
Dạy môn văn học trong nhà trường phổ thông hiện nay đã và đang từng
bước đổi mới. Người dạy bước đầu chú trọng đến phương pháp dạy học tích hợp
trong môn Ngữ Văn trên cơ sở các mối liên hệ giữa Làm văn-Đọc văn - Tiếng
Việt; tích hợp liên môn Văn học - Lịch sử - Địa lý- Giáo dục công dân... Bên
cạnh việc hình thành kiến thức cho học sinh, giáo viên đã chú ý đến việc vận
dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học nhằm phát triển tư duy và năng lực
cho người học. Tuy nhiên, đôi lúc người dạy lại quên không chú trọng đến sự kết
nối tri thức giữa các phần kiến thức làm văn mà coi như đó là một đơn vị kiến
thức độc lập, chính vì thế học sinh còn lúng túng khi áp dụng những kiến thức
đã học vào thực tế. Người học chỉ biết làm các bài văn một cách thụ động với
những đề kiểm tra của giáo viên. Khi tựtạo lập một văn bản trong cuộc sống lại
không thể làm được. Nguyên nhân cũng một phần do các bài kiểm tra cuối cấp
chỉ tập trung vào kĩ năng làm văn nghị luận nên người dạy đã không có ý thức
kết nối tri thức giữa các phần làm văn trong giảng dạy. Đây là một lỗ hổng rất
lớn đang cần được bù đắp.
1.3.Xuất phát từ thực tế giảng dạy của bản thân
Với kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy của bản thân, cùng việc tham khảo ý
kiến của đồng nghiệp và những người đi trước, chúng tôi nhận thấy rằng phần
lớn giáo viên và học sinh chưa thực sự chú trọng đến việc rèn kỹ năng làm văn
thuyết minh trong chương trình Trung học phổ thông. Giáo viên chỉ cung cấp đủ
cho người học những kiến thức trong sách giáo khoa. Học sinh chưa biết vận
dụng kiến thức kĩ năng để viết một bài thuyết minh. Trong khi đó văn bản thuyết
minh lại rất thông dụng và phổ biến trong đời sống hàng ngày. Làm thế nào để
giới thiệu về mình cho người khác cảm thấy gần gũi, thân quen, yêu mến? Làm
thế nào để giới thiệu về nơi mình sống? Làm thế nào để người khác có thể chấp
nhận một sản phẩm mới do mình làm ra?Những câu hỏi ấy đòi hỏi người học
cần có một kĩ năng tối thiểu- Kĩ năng làm văn thuyết minh.

2



Chính vì thế với việc thực hiện đề tài nghiên cứu “Dạy học văn thuyết
minh trong chương trình Trung học phổ thông từ định hướng so sánh đối
chiếu”,chúng tôi mong muốn tìm ra một định hướng dạy phù hợp, mang tính
khoa học, thích hợp với phần làm văn thuyết minh, góp phần nâng cao hiệu quả
giờ giảng dạy Ngữ văn trong chương trình Trung học phổ thông, cũng là đóng
góp một phần nhỏ bé cho đổi mới phương pháp dạy học trong bối cảnh hiện nay.
2.

Lịch sử vấn đề
Văn bản thuyết minh có một tính hữu dụng rất cần thiết trong đời sống, vì

thế kĩ năng làm văn thuyết minh trong nhà trường cũng đã được sự quan tâm của
nhiều tác giả có tâm huyết với nghề. Đã có những nghiên cứu về văn thuyết
minh như: sách giáo khoa ở nhiều cấp học, các tài liệu nghiên cứu hướng dẫn
của giáo viên, các đề tài nghiên cứu khoa học.Nằm trong hệ thống chương trình
Ngữ văn lớp 10, làm văn thuyết minh có mục đích củng cố hoàn thiện nâng cao
các kĩ năng đã học ở Trung học cơ sở, yêu cầu học sinh viết bài thuyết minh vừa
chuẩn xác, vừa hấp dẫn. Đồng thời học sinh cũng làm quen với dạng bài làm văn
thuyết minh về một tác giả, tác phẩm văn học.
2.1. Trong sách giáo khoa phổ thông
Văn bản thuyết minh lần đầu được đưa vào chương trình giảng dạy trong
sách giáo khoa Làm văn 11 (Tài liệu sách giáo khoa thí điểm ban Khoa học xã
hội, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1994). Trong quyển sách này, những người
biên soạn đã cung cấp những tri thức cơ bản nhất về làm văn thuyết minh: khái
niệm, đặc điểm, một số kiểu bài làm văn thuyết minh và kĩ năng làm văn thuyết
minh. Trong lần thay sách giáo khoa năm 2007,văn bản thuyết minh đã được
đưa vàomột phần trong phần làm văn ở các sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8, lớp 9



bậc Trung học cơ sở và lớp 10 ở Trung học phổ thông cả hai ban cơ bản và

nâng cao. Trong chương trình Ngữ văn lớp 8 (tập I) có một số bài như: Tìm hiểu
chung về văn bản thuyết minh[5, Tr.114]; Phương pháp thuyết minh[5,Tr.126];
Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh[5,Tr.137]; Luyện nói –
thuyết minh về một thứ đồ dùng[5,Tr.144]; Thuyết minh về một thể loại văn

3


học[5,Tr.153];Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh[6,Tr.13]; Thuyết minh về
một phương pháp[6,Tr.24]; Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh[6,Tr.33];
Ôn tập về văn bản thuyêt minh[6,Tr.35].Tiếp nối về làm văn thuyết minh ở lớp 9
(tập I) là các bài: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết
minh[9,Tr.12]; Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản
thuyết minh [9,Tr.15]; Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh[9,Tr.
24]; Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh [9,Tr.28].
Trong chương trình Ngữ văn lớp 10ở Trung học phổ thông cũng có tri thức phần
làm văn thuyết minh ở dạng củng cố kĩ năng cho học sinh: Các hình thức kết
cấu của văn bản thuyết minh[1,Tr.165]; Lập dàn ý cho bài văn thuyết
minh[1,Tr.169]; Tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh[2,Tr.24];
Phương pháp thuyết minh[2,Tr.48]; Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh[2,Tr.
62]; Tómtắt văn bản thuyết minh[2,Tr.69].
2.2.Trong sách tham khảo
Hệ thống các sách tham khảo về hướng dẫn làm văn thuyết minh cũng rất
đa dạng. Có thể kể tên các cuốn sách như: Các dạng bài tập làm văn và cảm thụ
thơ văn lớp 8 (Cao Bích Xuân, Nhà xuất bản Giáo dục, 2007), Ngữ Văn 9 nâng
cao (Nguyễn Đăng Điệp, Đỗ Việt Hùng, Vũ Băng Tú; Nhà xuất bản Giáo dục,
2007), Hướng dẫn tập làm văn 9 (Vũ Nho chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục,

2010)…Rèn luyện kĩ năng làm văn 10 (Lương Duy Cán, Nhà xuất bản Giáo dục,
2007), Hướng dẫn Làm văn 10 (Nguyễn Thuý Hồng chủ biên, Nhà xuất bản
Giáo dục, 2009), Thực hành làm văn lớp 10 (Lê A chủ biên, Nhà xuất bản Giáo
dục, 2009), Giúp em viết tốt các dạng bài làm văn 10 (Huỳnh Thị Thu Ba, Nhà
xuất bản Giáo dục, 2009), Rèn kĩ năng làm văn thuyết minh (Trần Thị Thành chủ
biên, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2012). Phương pháp dạy học tập làm
văn ở Trung học cơ sở(Nguyễn Thanh Hùng chủ biên, Nhà xuất bản Đại học sư
phạm, 2008).

4


2.3. Trong các đề tài nghiên cứu
Vấn đề về làm văn thuyết minh còn có trong các luận văn nghiên cứu về
văn bản thuyết minh và dạy học văn bản thuyết minh cho học sinh như: Sử dụng
một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh và việc
tổ chức rèn luyện kĩ năng này cho học sinh lớp 9 (Đặng Thuỳ Như, Luận văn
thạc sĩ, Đại học sư phạm Hà Nội, 2006), Phương pháp thuyết minh và việc dạy
học phương pháp thuyết minh cho học sinh lớp 8 (Mai Đức Tám, Luận văn thạc
sĩ, Đại học sư phạm Hà Nội, 2006), Rèn luyện cho học sinh THCS kĩ năng sử
dụng phép so sánh và nhân hoá trong văn bản thuyết minh (Lê Thị Thu
Trang,Luận văn thạc sĩ, Đại học sư phạm, Hà Nội, 2008)….
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Lựa chọn đề tài “Dạy học văn thuyết minh trong chương trình Trung
học phổ thông từ định hướng so sánh đối chiếu”, chúng tôi mong muốn:
Trang bị cho mình những hiểu biết cặn kẽ và sâu sắc vềlàm vănthuyết
minh- một loại văn bản mới đưa vào chương trình học của học sinh nhưng lại rất
phổ biếnthông dụng trong cuộc sống. Từ đó có một phương pháp giảng dạy hiệu
quả, phù hợp với đặc trưng thể loại.

Thông qua luận văn này, chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp
phương pháp dạy học làm vănthuyết minh trong cái nhìn tương quan với các
kiểu loại làm văn khác, để giúp cho người dạy có thêm phương pháp và hướng
tiếp cận dạy học phù hợp với đặc trưng thể loại, góp phần nâng cao hiệu quả dạy
học môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông.
Chúng tôi cũng mong muốn rằng thông qua luận văn, học sinh sẽ nhận
thức được vai trò của làm văn thuyết minh trong đời sống xã hội, các em hứng
thú với phần làm văn thuyết minh, từ đó các em tự ý thức và rèn luyện kĩ năng,
tư duy cho một loại văn bản các em thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.

5


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được kết quả nghiên cứu như mục đích đề ra, chúng tôi xác định
những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
Thứ nhất, nghiên cứu những kiến thức lí luận vềlàm văn thuyết minh từ
khái niệm, đến ngôn ngữ, các phương pháp thuyết minh và dàn ý cho bài làm
văn thuyết minh, để làm nổi bật những đặc điểm của văn bản thuyết minh.
Thứ hai, tìm hiểu thực tế về việc giảng dạy, học tập làm vănthuyết minh
của giáo viên và học sinh trong nhà trường; khảo sát chất lượng của các bài làm
văn thuyết minh của học sinh.
Thứ ba, đề xuất các biện pháp cụ thể để người dạy làm văn thuyết minh có
định hướng so sánh đối chiếu trong quá trình dạy học.
Thứ tư, tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của đề tài,
để từ đó có những kiến nghị kịp thời để góp phần đổi mới phương pháp dạy học.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


4.1.Đối tượng nghiên cứu
Làm văn thuyết minh được giới thiệu và trở thành một phần làm văn trong
chương trình Trung học cơ sở ở lớp 8 và lớp 9, tuy nhiên đối tượng mà luận văn
hướng tới là học sinh lớp 10 ở Trung học phổ thông,các em đã được trang bị những
kiến thức cơ bản về làm văn thuyết minh. Trong chương trình Ngữ văn lớp 10 phần
làm văn thuyết minh chủ yếu đi sâu củng cố, nâng cao và hoàn thiện các kĩ năng
làm văn thuyết minh, hướng tới viết văn bản thuyết minh hoàn chỉnh.Đối tượng
khảo sát là học sinh lớp 10 với các bài học về kĩ năng, luyện tập về văn bản thuyết
minh, chú trọng đến kiểu bài thuyết minh về tác giả, tác phẩm văn học.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các biện pháp đề xuất và phần thực nghiệm sư phạm của luận văn này
cũng hướng một cách thiết thực đến các bài làm văn thuyết minh trong chương
trình lớp 10 là: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh[2,Tr.62]; Các bài viết số 4,
bài viết số 5, bài viết số 6 trong phần làm văn học kỳ II.Trong luận văn, chúng

6


tôi cũng sử dụng sách giáo khoa và các sách hướng dẫn, tham khảo khác theo
chương trình chuẩn (Ban cơ bản)lớp 10, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007.
5.

Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp

nghiên cứu:
5.1.Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp này dùng để nghiên cứu những vấn đề về lí thuyết làm văn
thuyết minh để làm cơ sở lí luận cho đề tài.

5.2.Phương pháp điều tra, khảo sát
Phương pháp này được dùng để điều tra, khảo sát chương trình, sách giáo
khoa Ngữ văn lớp 8, lớp 9, lớp 10. Khảo sát thực tế giảng dạy và học tập phần
làm văn thuyết minh trong nhà trường Trung học phổ thông.
5.3.Phương pháp thống kê, so sánh đối chiếu
Phương pháp này được dùng để xử lý các kết quả đã thu được từ việc điều
tra, khảo sát thực tế cũng như quá trình thực nghiệm đề tài, từ đó rút ra những
kết luận cần thiết, bổ ích.
5.4. Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp thực nghiệm có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình nghiên cứu
đề tài,chúng tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm để kiểm chứng những vấn đề
đã nghiên cứu từ đó có những đề xuất về phương pháp phù hợp với thực tiễn.
6.

Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của luận văn gồm

3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học Làm văn thuyết
minh trong trường phổ thông. Ở chương này, luận văn nghiên cứu về cơ sở lí
luận của dạy học làm văn thuyết minh: thế nào là một văn bản thuyết minh? Văn
bản thuyết minh có những đặc trưng cơ bản nào? Các phương pháp thuyết minh
cơ bản, phương pháp so sánh đối chiếu trong dạy làm văn thuyết minh.Thực tiễn
của việc dạy và học văn thuyết minh trong nhà trường Trung học phổ thông.

7


Chương 2: Các định hướng so sánhđối chiếu khi dạy làm văn thuyết
minh. Đây là phần trọng tâm của luận văn, chúng tôi đề xuất những biện pháp cụ

thểđể dạy học làm văn thuyết minh trong ý thức so sánh đối chiếu, với mục đích
giúp học sinh làm văn thuyết minh đạt hiệu quả.
Chương 3: Thực nghiệm dạy học làm văn thuyết minh từ định hướng so
sánh đối chiếu.Trong chương 3, chúng tôi tiến hành áp dụng các biện pháp đề
xuất đối với quá trình dạy văn thuyết minh trên cơ sở thực tiễn, từ đó tổng hợp
kết quả, rút ra kết luận và những khuyến nghị. .

8


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC LÀM
VĂN THUYẾT MINH TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.1. Cơ sở lí luận về văn thuyết minh
1.1.1. Khái niệm về văn thuyết minh
Thuyết minh là văn bản rất thông dụng trong cuộc sống của chúng ta. Mua
một đồ dùng điện tử như ti vi, tủ lạnh, máy giặt…chúng ta cũng thấy kèm theo
bản hướng dẫn sử dụng, đó là thuyết minh. Đến thăm quan một di tích lịch sử,
thắng cảnh, ta lại được nghe lời giới thiệu về di tích lịch sử, thắng cảnh, đó cũng
là văn bản thuyết minh. Đọc một biển quảng cáo trên đường ta cũng nhận thấy
dấu hiệu của văn thuyết minh. Chúng ta vẫn gặp văn bản thuyết minh ở mọi nơi,
mọi lúc,bất cứ đâu trong cuộc sống.
Các tác giả viết sách khá thống nhất khi đưa ra các định nghĩa về văn bản
thuyết minh:
“Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời
sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân…
của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày,
giới thiệu, giải thích” [5, Tr.117]
“Thuyết minh giúp chúng ta hiểu biết một cách đầy đủ, rõ ràng các
phương diện của cuộc sống. Thuyết minh được dùng trong đời sống hàng ngày,

trong khoa học, chính trị…Đó là loại văn bản mà ngành nghề nào cũng cần
đến.” [26,Tr.5]
“Thuyết minh là nói cho rõ ràng tường tận về đặc điểm nội dung, hình
thức của đối tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội.” [18, Tr. 198]
“Văn thuyết minh là một kiểu văn bản được sử dụng rất thông dụng trong
đời sống. Đó là loại văn bản được soạn thảo với mục đích trình bày tính chất,
cấu tạo công dụng, lý do phát sinh, quy luật phát triển của sự vật, nhằm cung
cấp những thông tin về các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống tự nhiên và xã
hội, hướng dẫn con người tìm hiểu và sử dụng chúng” [11, Tr. 9,10]
9


“Bài văn thuyết minh có nhiệm vụ cung cấp cho người đọc những tri thức
về đối tượng được thuyết minh trong lĩnh vực của cuộc sống và trong lĩnh vực
văn học” [19, Tr. 69]
Có nhiều cách diễn đạt khác nhau về văn thuyết minh nhưng đều hướng
đến nhìn nhận thống nhất theo một cách hiểu. Đó là loại văn bản thông dụng
trong cuộc sống, nhằm mục đích trình bày, giới thiệu cho người đọc, người nghe
hiểu rõ về sự vật, hiện tượng trong cuộc sống một cách khách quan và khoa học.
Đối với học sinh trong nhà trường phổ thông, viết văn thuyết minh không chỉ
mở rộng vốn tri thức khoa học về các lĩnh vực của cuộc sống mà còn giúp các
em rèn luyện tư duy mạch lạc, lôgic - một năng lực tư duy rất quan trọng khi
trình bày một vấn đề.
1.1.2. Đặc điểm của văn bản thuyết minh
Văn bản thuyết minh cũng mang những đặc điểm của một văn bản nói
chung như sự thống nhất về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức, đảm bảo các yêu
cầu về tính chính xác, rõ ràng, mạch lạc, liên kết chặt chẽ. Tuy nhiên, văn bản
thuyết minh cũng mang những đặc điểm rất riêng khác với các văn bản khác.
-


Tính khách quan, khoa học
Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức khách quan giúp người đọc, người

nghe hiểu đúng về sự vật, hiện tượng. Chính vì vậy, các tri thức của văn bản
thuyết minh phải đảm bảo tính khách quan, trung thực. Người thuyết minh cần
phải tôn trọng sự thật, không thể dùng cảm quan cá nhân để thay đổi thông tin về
đối tượng, sự việc được thuyết minh, phải miêu tả sự vật hiện tượng như nó vốn
có. Ngôn ngữ của bài văn thuyết minh cần chính xác, giản dị gần gũi với đời
sống. Tùy từng đối tượng, ngôn ngữ thuyết minh có thể được sử dụng linh hoạt.
Tuy nhiên cần đảm bảo tính chính xác, khoa học.
Ví dụ: Văn bản thuyết minh vềlễ hội đền Trần
Lễ hội đền Trần (Nam Định) diễn ra từ ngày mồng 10 đến ngày 28 tháng
8 âm lịch. Đây là lễ hội có quy mô lớn được tổ chức hằng năm, không chỉ đơn
thuần mang yếu tố tín ngưỡng mà còn là hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần
10


mang đậm đạo lí truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ công lao
người anh hùng dân tộc Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc
Tuấn (còn gọi là Đức thánh Trần)- người có công xây dựng và bảo vệ đất
nước.Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là một nhà quân sự thiên tài, một
nhà chính trị xuất sắc và một nhà văn hóa lớn. Với vai trò Quốc công Tiết chế,
ông đã thống lĩnh toàn bộ lực lượng ba lần chiến thắng giặc Mông-Nguyên xâm
lược nước ta (năm 1258, năm 1285 và 1287). Ông mất năm 1300 (ngày 20
tháng 8 âm lịch).Trong các vị anh hùng dân tộc ở nước ta vào thời phong kiến,
hiếm có nhân vật nào được quảng đại quần chúng nhân dân tự nguyện thờ
phụng nhiều như Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Theo số lượng thống kê của Ban quản lí di tích Nam Định, trên địa bàn toàn
tỉnh có tới 195 di tích thờ Đức Thánh Trần.
Mỗi năm lễ hội đền Trần thu hút đông đảo du khách thập phương và các

tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Từ đầu tháng 8, du khách từ nhiều tỉnh thành phố
trong cả nước đã nô nức đổ về quần thể di tích đền Trần, đền Bảo Lộc thuộc
thành phố Nam Định và huyện Mĩ Lộc để trảy hội. Để lễ hội diễn ra trang trọng,
mang ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước, UBND tỉnh Nam Định đã thành
lập Ban chỉ đạo, phân công trách nhiệm cho từng đơn vị, địa phương liên quan.
Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền tạo khí thế vui tươi cho nhân dân và khách
thập phương về dự lễ hội, các nghành chức năng tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra , xử lí nghiêm những vi phạm về hoạt động văn hóa, giữ gìn vệ sinh môi
trường xanh, sạch, đẹp…
(Trích theo Wikipedia, Bách khoa toàn thư) Thuyết minh về một lễ hội, tác giả
đã sử dụng rất nhiều các số liệu, dữ kiện một cách chính xác được tham khảo từ
các tài liệu khoa học đáng tin cậy. Tri thức
của văn bản thuyết minh là tri thức khách quan, khoa học vì thế cần đảm bảo
tính chính xác để văn bản thuyết minh có độ tin cậy với người đọc, người nghe.
Văn bản thuyết minh về lễ hội đền Trần trên đây đã đảm bảo tính khách quan,
khoa học.
11


-

Tính hữu dụng
Đây là đặc điểm độc đáo, khác biệt của văn bản thuyết minh so với các

văn bản khác. Văn bản thuyết minh có phạm vi sử dụng rất rộng, có mặt trong
nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề của cuộc sống xã hội nhằm cung cấp cho con
người những mục đích hữu dụng, cần thiết để nắm bắt và tiếp cận sự vật hiện
tượng.. Trong xã hội hiện đại ngày nay, con người cần sử dụng đến rất nhiều
máy móc để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống: ti vi, tủ lạnh, điều hoà, máy tính,
máy phát điện…Các máy móc ấy đều phải kèm theo bản thuyết minh để ta hiểu

rõ về tính năng, cấu tạo, cách sử dụng, cách bảo quản. Đến một danh lam thắng
cảnh nổi tiếng nếu ta được đọc lời giới thiệu về lai lịch của thắng cảnh sẽ giúp ta
có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc về địa danh đó. Sách giáo khoa trình bày
những thí nghiệm, sự kiện lịch sử hay giới thiệu về tiểu sử của các nhà văn, giới
thiệu tác phẩm… chính là những “bản chỉ dẫn” quan trọng để chúng ta có thể
thực hành được thí nghiệm, hiểu về các sự kiện lịch sử hay nhà văn, tác phẩm.
Như thế, văn bản thuyết minh vô cùng cần thiết trong các lĩnh vực đời sống. Đọc
văn bản thuyết minh giúp người đọc có thể hiểu được, làm theo, sử dụng hay
nắm bắt, tiếp cận sự vật hiện tượng được đúng đắn, chính xác nhất. Tuy vậy, văn
bản thuyết minh cũng cần hấp dẫn để thu hút chú ý theo dõi của người đọc
người nghe. Muốn thế, cần sử dụng nhiều hình tượng sinh động, nhiều so sánh
cụ thể, và câu văn phải biến hoá, linh hoạt. Những sự tích, những truyền thuyết
thích hợp cũng làm cho văn bản thuyết minh thêm hấp dẫn và sâu sắc.
Ví dụ: Văn bản “Cốm”- Nguyễn Tuân
Những cây sấu đứng đường của Hà Nội mà bắt đầu lộp độp rụng xuống
những trái sấu chín cây thì trên vỉa hè Hà Nội cũng bắt đầu hiện ra hình ảnh
người ghánh cốm di bán rong. Trái với thói thường của hàng rong, gánh cốm cứ
êm ả mà đi, người bán cốm không phải cất tiếng rao hàng. Hình thù người gánh
cốm cũng phần nào gợi lên cái phẩm chất của thứ quà giản dị, thơm thảo hiền
12


hậu, vừa chắc vừa tinh tế. Đứng trên ban công nhìn xuống, đứng trong ngõ hoặc
đứng trong quầy hàng nhìn ra, mà nhận được gánh cốm thì khắc gọi lấy mà
mua. Cái gánh cốm Vòng cổ truyền đã quen quá đi rồi với con mắt của nhiều
người đã chết đi sống lại nhiều lần với Hà Nội. Ai mà lầm được cái gánh cốm
Vòng có cái đòn gánh dị thường một đầu thẳng một đầu cong vút lên như cái
ngọn chiếc hia tuồng Bình Định. Cái đòn gánh cổ truyền ấy là cả một thân tre
đánh cả gốc, đầu cong chính là phần gốc cây mà có khi phải chọn hàng chục
bụi tre mới tìm đúng được một chiếc đòn gánh cốm vừa ý. Cho nên đã có những

cái đòn gánh cong truyền đi vai người này đến vai người khác có hàng mấy đời
liền. Trong thúng là cốm, trên mặt thúng là một bó cọng rơm tươi còn xanh màu
mạ, và những tập lá sen Hồ Tây.
Đã bao năm nay như thế. Mỗi lần Hồ gươm lăn tăn ánh vàng nắng thu,
mỗi lần những chòm mây mùa thu dãy Ba Vì và dãy Tam Đảo soi vào lòng sóng
Hồ Tây thì (ba mươi sáu) phố phường Hà Nội lại xuất hiện cái bóng dáng êm ả
của gánh cốm Vòng tiến vào theo đường cửa ô Cầu Giấy. Lúc này cũng là lúc
khắp nơi nơi, nắng mùa thu đang vẩy những đốm trứng cuốc vào mọi trái chuối
tiêu đang vuốt cong lên cái màu vàng ngọt, và nắng mùa thu cũng đang làm
bóng lên cái màu đỏ hổ phách bay phấn của những quả hồng trứng cũng đang
vểnh hết cả tai hồng lên. Không hiểu đây là sự dàn xếp của mùa thu Việt Nam
hay là sự hẹn hò của thời trân phẩm quả mà chuối tiêu trứng cuốc lại hay gặp
màu cốm và cốm lại gặp hồng trứng…Ai khó tính và cầu kì màu sắc cứ nói gì thì
nói nhưng theo tôi cía màu xanh của cốm Vòng là thứ màu xanh đẹp hơn cả cái
màu xanh của ngọc thạch. Cốm xanh đậm ấy mà lại là lá sen phấn làm đĩa đựng
càng thấy mình cùng tạo vật sao mà nó chan hòa cảm thông được đến như thế.
Cốm rờn lên một niềm vui bất tận xanh, mà trên mặt đó lại cho chằng thêm một
múi lạt chữ thập nhuộm đỏ cánh sen để gửi đến ngõ nhà người yêu, để đặt trên
bàn tiệc cưới, đám hỏi thì quả là màu xanh thật là màu của nguyện vọng hạnh
phúc.
[Trích Cảnh sắc và hương vị đất nước -Nguyễn Tuân]
13


Văn bản Cốm đã cung cấp cho người đọc những tri thức hữu dụng về một
thứ quà rất quen thuộc của Hà Nội. Dưới ngòi bút tài hoa của người nghệ sĩ họ
Nguyễn, người đọc đã cảm nhận một cách trọn vẹn hương vị của mảnh đất kinh
kỳ mỗi độ thu về. Bắt đầu từ lúc người ta cảm nhận được cái se lạnh của thu về,
những gánh hàng cốm quen thuộc đã xuất hiện khắp phố phường Hà Nội. Cốm
là tuyệt phẩm của người Việt khi cốm được ăn cùng chuối trứng cuốc và hồng

trứng. Bàn tay khéo léo của con người đã làm nên một món quà có ý nghĩa. Đọc
văn bản thuyết minh của Nguyễn Tuân đã giúp ta thêm yêu Hà Nội, yêu non
sông đất nước Việt Nam tươi đẹp.
1.1.3. Ngôn ngữ trong văn bảnthuyết minh
Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản thuyết minh đòi hỏi vừa phải chính xác,
cô đọng, chặt chẽ vừa đảm bảo tính sinh động. Văn bản thuyết minh mang đặc
trưng tư duy khoa học, trình bày các tri thức khách quan, khoa học nên ngôn ngữ
sử dụng cũng đòi hỏi phải chính xác và cô đọng, không chú trọng sử dụng ngôn
ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu sức gợi như trong văn bản miêu tả hay
văn bản biểu cảm. Nói như thế cũng không có nghĩa văn bản thuyết minh chỉ sử
dụng những từ ngữ khoa học một cách khô khan. Ngôn ngữ sử dụng trong văn
thuyết minh vẫn rất cần tính sinh động, hấp dẫn thông qua các biện pháp nghệ
thuật được sử dụng như: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ… Ví dụ: Ngã ba Đồng Lộc
Ngã ba Đồng Lộc là nơi giao điểm giữa hai đường tỉnh lộ số 8 và số 15
thuộc vùng đất đồi Hà Tĩnh…Trên một đoạn đường khoảng 20km mà có những
44 trọng điểm bắn phá của giặc Mĩ và đã phải chịu đựng 2057 trận bom. Ở đây
có một tập thể kiên cường gồm 10 cô gái tuổi đời từ 17 đến 20 làm nhiệm vụ san
lấp hố bom, làm đường, đào hầm trú ẩn, đảm bảo an toàn cho xe và người qua
lại. Ngày 24-7-1968, sau 18 lần giặc Mĩ cho máy bay bắn phá ác liệt vào khu
vực này, cả 10 chị em vẫn trụ lại kiên cường, bất khuất, giữ vững mạch đường
đến hơi thở cuối cùng. [11, Tr.11]

14


1.1.4. Các phương pháp thuyết minh
Trong quá trình làm văn thuyết minh, học sinh vừa phải nắm vững từng
phương pháp thuyết minh, vừa phải có ý thức lựa chọn phương pháp thuyết
minh phù hợp với đối tượng thuyết minh:Muốn làm bài văn thuyết minh có kết
quả, người làm bài phải nắm được phương pháp thuyết minh. Những phương

pháp thuyết minh thường gặp là: định nghĩa, chú thích, phân tích, phân loại, liệt
kê, giảng giải nguyên nhân- kết quả, nêu ví dụ, so sánh, dùng số liệu,…Việc lựa
chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh cần tuân theo các
nguyên tắc: không xa rời mục đích thuyết minh; làm nổi bật bản chất và đặc
trưng của sự vật, hiện tượng; làm cho người đọc (người nghe) tiếp nhận dễ
dàng và hứng thú.[2, Tr. 51]
Một số phương pháp thuyết minh:
Phương pháp nêu định nghĩa
Trong văn thuyết minh, phương pháp nêu định nghĩa được dùng để nêu
lên những tính chất, đặc trưng riêng, những nhận xét, đánh giá xác định về vị trí,
vai trò, công dụng, giá trị của sự vật hiện tượng. Người định nghĩa phải xác định
được đối tượng thuộc vào loại sự vật, hiện tượng gì và chỉ ra đặc điểm riêng nổi
bật của đối tượng trong loại sự vật hiện tượng đó. Phương pháp nêu định nghĩa
thường được sử dụng khi giới thiệu về danh lam thắng cảnh, miêu tả một sự
vật…
Ví dụ: - Huế là một trong những trung tâm văn hoá, nghệ thuật lớn của Việt
Nam. Huế là một thành phố đẹp. Huế đẹp của thiên nhiên Việt Nam. Huế đẹp
của thơ, Huế đẹp của những con người sáng tạo, anh dũng.[11, Tr.10]
- Bún riêu là một món ăn rất phổ biến và nổi tiếng của người Việt Nam,
đặc biệt là những người ở các vùng đồng bằng Bắc Bộ. Điểm độc đáo là món ăn
này ở địa phương nào cũng có và có thể dùng vào bất kì mùa nào trong năm.
-

Chèo là nghệ thuật biểu diễn ngẫu hứng, dựa trên cơ sở một tích trò và

những hệ thống mô hình nhân vật, mô hình làn điệu đã có và không ngừng được
bổ sung.
15



Phương pháp phân loại, phân tích
Phân loại để phân tích từng mặt, từng khía cạnh cụ thể của vấn đề, của sự
vật hiện tượng. Đối với sự vật đa dạng, nhiều cá thể thì nên phân loại để việc
trình bày được dễ dàng, giúp người đọc, người nghe có thể nhận ra rõ nét từng
khía cạnh của vấn đề thuyết minh.
Ví dụ:

Bịt mắt bắt dê - một trò chơi dân gian độc đáo
Vì sao có trò chơi bịt mắt bắt dê và trò chơi này xuất hiện từ bao giờ?

Cho đến nay, chưa có một tài liệu nào xác định thời gian ra đời của trò chơi.
Song, chắc chắn trò chơi này đã có từ lâu đời. Một điều lý thú là, bịt mắt bắt dê
không chỉ có duy nhất một trò mà có hai kiểu chơi với khá nhiều “dị bản”.
Đồng thời, mỗi vùng quê, mỗi địa phương lại có một lối chơi riêng. Trò chơi
“bịt mắt bắt dê” không chỉ là “trò con trẻ” mà còn là trò chơi dành cho cả
người lớn, nhất là lứa tuổi “nam thanh nữ tú”. Đối với trẻ em, trò bịt mắt bắt dê
thường có nhiều người chơi (thường từ 6 đến hơn 10 người). Với một khoảng
sân hay bãi cỏ rộng chừng 10m2 là có thể bày trò bịt mắt bắt dê. Con dê được
thả vào giữa sân bãi. Một em nhỏ “đóng vai chính” của cuộc chơi sẽ bịt mắt
bằng một dải lụa đen. Nhiệm vụ của nhân vật chính này là tìm đuổi được con
dê. Ngược lại, số em nhỏ khác tham gia cuộc chơi sẽ làm những động tác, cử
chỉ gây âm thanh, tiếng động nhằm đánh lạc hướng người bị bịt mắt. Nhiều khi
nhân vật chính mất phương hướng ôm nhầm… vào các bạn, thậm chí tóm hụt
dê, ngã lăn kềnh. Cứ như vậy, cuộc chơi diễn ra sôi nổi, hào hứng.
Ngược lại, đối với người lớn, trò bịt mắt bắt dê có những khác biệt về số
lượng người chơi, trang phục, thể thức chơi…Chỉ có hai người chơi và phải là 1
nam 1 nữ. Trang phục của người chơi cũng khá độc đáo. Cả hai người đều mặc
áo tơi, cả hai đều đeo một vòng nhạc ở cổ chân và cả hai đều bịt mắt bằng một
dải lụa đen, đồng thời, ngay cả chú dê tham dự trò chơi cũng được khoác áo tơi
và cổ được đeo 1 vòng nhạc. Đáng lưu ý, khoảng giữa sân chơi, người ta đào

một cái hố nhỏ và xung quanh sân chơi được rào một hàng rào. Trong sân chơi,
2 thanh niên tham dự trò chơi mò mẫm, quờ quạng tìm bắt chú dê con. Âm
16


thanh sột soạt của áo tơi và tiếng leng keng, lách cách của vòng nhạc ở người
và dê thật khó phân biệt, khó định hướng. Bởi vậy, nhiều khi trai gái…ôm chầm
lấy nhau. Thậm chí, đôi lúc người chơi loạng quạng lọt vào cái hố ngã lăn kềnh
làm cho mọi người cười nghiêng cười ngửa, làm cho không khí ngày xuân càng
thêm xuân.
Trải qua hàng ngàn năm, giờ đây trò chơi bịt mắt bắt dê ít nhiều đã bị
mai một. Thật may mắn, trò chơi độc đáo này đã được các nghệ sĩ dân gian
khắc họa, trong đó có những bức vẽ rất sinh động của hai dòng tranh Đông Hồ
(Bắc Ninh) và Hàng Trống (Hà Nội)…
(Theo Viết Hiền, báo An ninh thế giới, số Xuân Quý Mùi, 2003)
Phương pháp so sánh
Có thể so sánh sự vật này với sự vật khác với những điểm giống nhau và
khác nhau để qua đó nêu bật những nét riêng, đặc trưng của đối tượng thuyết
minh. Khi so sánh, cần dựa trên cùng một tiêu chí để người đọc, người nghe có
được một cái nhìn đối sánh về sự vật được nói tới.
Ví dụ:

Những loài vật nào lớn nhất?
Những loài vật lớn nhất trên thế giới sống ở dưới nước. Đó là những loài

vật thuộc bộ cá voi. Loài lớn nhất là loài cá voi xanh.
Những chú voi của châu Phi trông có vẻ rất khổng lồ, một số con có chiều
dài tới gần 8 mét, cao hơn 4 mét và nặng 6 đến 7 tấn. Tuy nhiên, những con số
đó thật nhỏ bé khi đặt cạnh những động vật có vú sống ngoài biển khơi. Chú cá
voi xanh lớn nhất được biết đến có chiều dài hơn 33 mét nặng 140 tấn. Một cá

voi xanh cái đang thời kỳ thai nghén nặng tới 200 tấn. Chỉ một cái lưỡi của
chúng thôi cũng đã nặng tới 4 đến 5 tấn, bằng cả trọng lượng của một con voi
khổng lồ rồi.
Cá voi và cá nhà táng có thể dài tới 20 mét, đó là một khối thịt và mỡ
khổng lồ. Không có loài vật nào trên cạn có thể đạt tới những con số đó được, vì
như thế chúng sẽ bị chính trọng lượng của mình làm nghẹt thở mà chết.

17


×