Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Giải pháp nâng cao sự hài lòng trong công việc của giáo viên, cán bộ nhân viên tại trường cao đẳng hòa bình xuân lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÀO THỊ PHƯƠNG UYÊN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG
VIỆC CỦA GIÁO VIÊN, CÁN BỘ NHÂN VIÊN
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÒA BÌNH XUÂN LỘC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÀO THỊ PHƯƠNG UYÊN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG
VIỆC CỦA GIÁO VIÊN, CÁN BỘ NHÂN VIÊN
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÒA BÌNH XUÂN LỘC
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ BÍCH CHÂM

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này là đề tài nghiên cứu độc lập và nghiêm túc của
riêng cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến Sĩ Nguyễn Thị Bích Châm và sự hỗ
trợ giúp đỡ của lãnh đạo, đồng nghiệp tại trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc.
Các dữ liệu trong luận văn là trung thực có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn
và tổng hợp mang tính kế thừa và phát triển từ các tài liệu, từ khảo sát, các website
và các công trình nghiên cứu đã được công bố.
Các nhận xét và đánh giá là do tôi tự tìm hiểu, đúc kết và phân tích một cách
trung thực, phù hợp với tình hình thực tế.
Dựa trên các cơ sở lý luận, qua tìm hiểu phân tích tình hình thực tế, tham
khảo ý kiến để tác giả đề xuất các giải pháp trong luận văn.
Tôi xin chịu trách nhiệm cá nhân về luận văn của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ……. tháng …… năm 2020
Người thực hiện

Đào Thị Phương Uyên


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ .........................................................................1

1.1 Tổng quan về trường CĐ HBXL .......................................................................1
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................1
1.1.2 Sứ mệnh - Tầm nhìn chiến lược .................................................................2
1.1.3 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................2
1.1.3.1 Hội đồng quản trị .................................................................................3
1.1.3.2 Hiệu trưởng ..........................................................................................4
1.1.3.3 Phó hiệu trưởng ....................................................................................4
1.1.3.4 Các Khoa chuyên môn: Có 09 khoa chuyên môn. ...............................4
1.1.3.5 Trung tâm Văn hóa và ngoại ngữ - tin học: .........................................4
1.1.3.6 Trung tâm hỗ trợ tuyển sinh và tư vấn việc làm ..................................5
1.1.3.7 Phòng chức năng: Có 05 phòng chức năng..........................................5
1.1.3.8 Hội đồng tư vấn: ..................................................................................5
1.1.4 Cơ cấu lao động trường CĐ HBXL ............................................................5
1.1.5 Tình hình nghỉ việc tại trường CĐ HBXL (2017 – 2019) ..........................8
1.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh: ...................................................................9
1.2 Nhận diện vấn đề ...............................................................................................9
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................12
1.4 Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu ................................................12
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: ..............................................................................12


1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................12
1.4.3 Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................12
1.5 Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................15
1.6 Kết cấu đề tài ...................................................................................................15
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC
...................................................................................................................................17
2.1 Các khái niệm về sự hài lòng trong công việc ................................................17
2.2 Các mô hình lý thuyết......................................................................................18
2.2.1 Lý thuyết thang bậc nhu cầu của Maslow (1943) .....................................18

2.2.2 Thuyết hai nhân tố của Herzberg ..............................................................19
2.2.3 Thuyết E.R.G của Alderfer (1969) ...........................................................20
2.2.4 Thuyết về sự công bằng của Adam (1963) ...............................................21
2.3 Một số nghiên cứu liên quan đến sự hài lòng trong công việc ........................21
2.3.1 Nghiên cứu của Edith Elizabeth Best (2006) ...........................................21
2.3.2 Nghiên cứu của Heng-Wong (2009) .........................................................22
2.3.3 Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thuận (2010) .............................................22
2.3.4 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Châu (2012) ....................................22
2.3.5 Nghiên cứu của Trần Minh Hiếu (2013) ..................................................23
2.4 Đặc điểm nhu cầu của người lao động trong lĩnh vực giáo dục qua một số
nghiên cứu về sự hài lòng trong công việc: ...........................................................24
2.4.1 Nhu cầu thu nhập ......................................................................................24
2.4.2 Nhu cầu giao tiếp ......................................................................................25
2.4.3 Nhu cầu được tôn trọng ............................................................................25
2.4.4 Nhu cầu phát triển .....................................................................................26
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG
VIỆC CỦA GIÁO VIÊN, CÁN BỘ NHÂN VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG
HÒA BÌNH XUÂN LỘC ........................................................................................30
3.1 Phân tích thực trạng hoạt động ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của
GV, CBNV trường CĐ HBXL ..............................................................................30


3.1.1 Tiền lương và các khoản phúc lợi .............................................................30
3.1.1.1 Chính sách tiền lương và các khoản phúc lợi tại trường CĐ HBXL .30
3.1.1.2 Thực trạng khảo sát sự hài lòng của GV, CBNV đối với chính sách
tiền lương và các khoản phúc lợi ...................................................................33
3.1.2 Khen thưởng .............................................................................................36
3.1.2.1 Chế độ khen thưởng của trường CĐ HBXL ......................................36
3.1.2.2 Thực trạng khảo sát sự hài lòng của GV, CBNV đối với chế độ khen
thưởng của trường: .........................................................................................37

3.1.3 Đào tạo và phát triển .................................................................................39
3.1.3.1 Chính sách đào tạo và phát triển tại trường CĐ HBXL .....................39
3.1.3.2 Thực trạng khảo sát về sự hài lòng của GV, CBNV đối với chính sách
đào tạo và phát triển. ......................................................................................40
3.1.4 Thời gian làm việc ....................................................................................43
3.1.4.1 Quy định về thời gian làm việc của GV, CBNV trường CĐ HBXL: 43
3.1.4.2 Thực trạng khảo sát về sự hài lòng của GV, CBNV đối với thời gian
làm việc ..........................................................................................................44
3.1.5 Quan hệ đồng nghiệp ................................................................................46
3.1.5.1 Mối quan hệ đồng nghiệp tại trường CĐ HBXL ...............................46
3.1.5.2 Thực trạng khảo sát về sự hài long của GV, CBNV trong các mối
quan hệ với đồng nghiệp ................................................................................46
3.2 Vấn đề còn tồn tại trong chế độ, chính sách tạo sự hài lòng trong công việc
cho GV, CBNV trường CĐ HBXL .......................................................................49
3.3 Nguyên nhân gây nên sự không hài lòng trong công việc ở một số yếu tố của
GV, CBNV trường CĐ HBXL: .............................................................................50
3.3.1 Về vấn đề thu nhập: ..................................................................................50
3.3.2 Về vấn đề khen thưởng .............................................................................52
3.3.3 Về vấn đề đào tạo và phát triển ................................................................53
3.3.4 Vấn đề về thời gian làm việc ....................................................................56
3.3.5 Vấn đề về mối quan hệ với đồng nghiệp ..................................................57


CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ...................................................................61
4.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của trường CĐ HBXL .............................61
4.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng trong công việc của GV, CBNV
tại trường CĐ HBXL .............................................................................................62
4.2.1 Giải pháp về đào tạo phát triển .................................................................62
4.2.2 Giải pháp về thu nhập ...............................................................................66
4.2.3 Giải pháp về khen thưởng .........................................................................68

4.2.4 Giải pháp về thời gian làm việc ................................................................71
4.2.5 Giải pháp về mối quan hệ đồng nghiệp ....................................................71
KẾT LUẬN ..............................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CBNV: Cán bộ nhân viên
CĐ HBXL: Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
GV: Giáo viên
HS-SV: Học sinh – Sinh viên


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Cơ cấu lao động trường CĐ HBXL................................................................. 5
Bảng 1.2. Số lao động nghỉ việc từ năm 2017 đến năm 2019 ....................................... 8
Bảng 1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của trường từ năm 2017 – 2019................... 9
Bảng 1.4: Thống kê mẫu khảo sát ................................................................................... 14
Bảng 2.1: Các yếu tố trong bậc thang nhu cầu của Maslow. ....................................... 18
Bảng 3.1. Hệ thống thang bảng lương chức vụ quản lý ............................................... 30
Bảng 3.2. Hệ thống thang bảng lương GV, CBNV....................................................... 31
Bảng 3.3. Quy định mức phụ cấp và tiền lương giảng dạy thêm ................................ 32
Bảng 3.4. Tổng hợp phúc lợi của GV, CBNV tại trường ............................................. 33
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát cán bộ nhân viên về Lương và các khoản phúc lợi ....... 34
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát giáo viên về Lương và các khoản phúc lợi ..................... 35
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát cán bộ nhân viên về khen thưởng .................................... 37
Bảng 3.10. Kết quả khảo sát cán bộ nhân viên về đào tạo và phát triển .................... 41
Bảng 3.11. Kết quả khảo sát giáo viên về đào tạo và phát triển .................................. 42
Bảng 3.12. Thời gian làm việc tại trường ....................................................................... 43

Bảng 3.13. Quy định thời gian làm việc của giáo viên trong năm .............................. 44
Bảng 3.14. Kết quả khảo sát cán bộ nhân viên về thời gian làm việc ........................ 44
Bảng 3.15 Kết quả khảo sát giáo viên về thời gian làm việc ....................................... 45
Bảng 3.16. Kết quả khảo sát CBNV về mối quan hệ với đồng nghiệp ...................... 47
Bảng 3.17. Kết quả khảo sát giáo viên về mối quan hệ với đồng nghiệp .................. 48


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức của trường CĐ HBXL ............................................................ 3
Hình 2.1. Tháp nhu cầu của Maslow .............................................................................. 18


TÓM TẮT
Trường CĐ HBXL là một trường cao đẳng tư thục, thuộc sở hữu của Tòa
Giám Mục Xuân Lộc, tọa lạc tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Các ngành nghề
đào tạo ở hai hệ trung cấp và cao đẳng, đáp ứng nhu cầu lao động tại các khu công
nghiệp trong và ngoài tỉnh. Là một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giáo dục,
trường CĐ HBXL đang phải đối mặt với tình trạng GV, CBNV giảm bớt sự hăng
say và hết lòng với công việc. Tỷ lệ GV, CBNV nghỉ việc tại trường đang ở mức
báo động. Vì thế, tác giả quyết định nghiên cứu đề tài này với mục đích đề xuất một
số giải pháp giúp nâng cao mức độ hài lòng đối với công việc của GV, CBNV tại
trường.
Mục tiêu của đề tài là phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài
lòng trong công việc của GV, CBNV và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao sự
hài lòng. Để thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp số
liệu thứ cấp thông qua các chính sách thực tế đang thực hiện tại trường, thu thập dữ
liệu sơ cấp qua việc sử dụng bảng hỏi khảo sát GV, CBNV kết hợp với phương
pháp thống kê, so sánh, phân tích và lấy ý kiến chuyên gia.
Luận văn đã nêu lên một vài những vấn đề đang tồn tại, qua đó đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của GV, CBNV tại trường CĐ HBXL. Luận

văn là tài liệu tham khảo cho bộ phận quản lý nhân sự, Ban Giám Hiệu nhà trường,
là tiền đề cho những nghiên cứu trong môi trường giáo dục.
Từ khóa: Sự hài lòng; Nâng cao sự hài lòng; Hài lòng trong công việc.


ABSTRACT
Hoa Binh Xuan Loc College is a private college, owned by the Xuan Loc
Episcopal Church, located in Trang Bom District, Dong Nai Province. Hoa Binh
Xuan Loc College is organized with the purpose to educate majors with
intermediate and college system, supply the labor resource to industrial zones in
Dong Nai and other Province also. As an organization operating in education field,
Hoa Binh Xuan Loc College is facing a situation that Teachers and Employees are
less enthusiasm and dedication with their job. Currently, the resign rate is at a
dangerous number. Therefore, the author decides to study this topic in order to find
solutions to improve job satisfaction for the teachers and employees at school.
The objective of this research is studding and analysis of those factors
affecting job satisfaction of teachers and employees, after that proposing some
solutions to improve satisfaction. The research methods are used in the research are
collecting secondary data from current policies applying at school, collecting
primary data through surveys teachers and employees, combined with statistical,
compare and analyzed method together with interviewing expert.
The research has given some current issues, based on that to propose some
solutions to improve job satisfaction of teachers and employees at HBXL College.
This research will be a reference document for the Director Board and becoming a
premise for researching in the educational field.
Key words: Satisfaction; Job Satisfaction; Improving satisfaction.


1


CHƯƠNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
1.1 Tổng quan về trường CĐ HBXL
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo của nhà nước. Nhìn vào thực tế
lực lượng lao động của Tỉnh Đồng Nai và khu vực, số lao động được đào tạo chưa
nhiều, số thanh niên nam nữ không có điều kiện học lên tới Đại Học, nhất là các
thanh niên tại nông thôn vùng sâu, vùng xa, con nhà nghèo và những bạn thanh
thiếu niên có hoàn cảnh đặc biệt. Họ cần có nơi giúp đỡ, đào tạo cho mình có một
nghề để tham gia vào lực lượng lao động, giúp cải thiện đời sống, thoát cảnh khó
nghèo, góp phần vào sự nghiệp phát triển – hội nhập trong tỉnh và khu vực.
Trước tình hình đó, Tòa Giám Mục Xuân Lộc tiến hành các thủ tục xin
thành lập trường Trung cấp nghề Hòa Bình để đáp ứng những yêu cầu trên.
Ngày 09 tháng 06 năm 2008, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai đã ký
quyết định số 1800/QĐ-UBND thành lập trường Trung cấp nghề Hòa Bình thuộc Tòa
Giám Mục Xuân Lộc do Ban Bác Ái Xã Hội – Caritas giáo phận điều hành và quản lý.
Quyết định trên của tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và sự hỗ trợ rất
cao quý của UBMTTQVN tỉnh Đồng Nai, Ban Tôn Giáo Tỉnh Đồng Nai, các cơ
quan ban ngành tỉnh Đồng Nai và huyện Trảng Bom cho phép giáo phận Xuân Lộc
được thành lập và quản lý trường trung cấp nghề Hòa Bình là một ghi nhận những
đóng góp tích cực và có hiệu quả của mọi thành phần trong giáo phận đã tích cực
hưởng ứng cuộc vận động “Ngày Vì người nghèo” do Ủy Ban Trung Ương
MTTQVN phát động.
Trường Trung cấp nghề Hòa Bình đã chính thức đi vào hoạt động ngày
20/12/2012, khai giảng năm học đầu tiên, tổ chức đào tạo kỹ năng nghề cho học
sinh thuộc 02 hệ 9/12 và 12/12.
Trong tinh thần bác ái của đạo Công Giáo, nhà trường luôn nỗ lực hết mình
để đào tạo ra các thế hệ học sinh có đạo đức, giàu trí thức và vững tay nghề. Ngày
19 tháng 07 năm 2017, Bộ Lao Động Thương Binh & Xã Hội đã ký quyết định số
1156/QĐ-LĐTBXH thành lập trường CĐ HBXL thuộc giáo phận Xuân Lộc, trên cơ
sở nâng cấp trường Trung cấp nghề Hòa Bình.



2

Địa chỉ: ấp Lộ Đức, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Email:
Website: caodanghoabinhxuanloc.edu.vn - Điện thoại: 02513.980.789.
Nét đặc thù của Trường là “Bác ái”. Giúp các bạn trẻ có cơ hội học tập, lập
thân và đóng góp xây dựng xã hội và quê hương đất nước. Cụ thể là học phí thấp,
những bạn trẻ đặc biệt khó khăn được miễn giảm hoàn toàn. Những học sinh chăm
chỉ học tập đóng góp nhiều sức lực và sáng tạo của mình trong các sinh hoạt đoàn
hội được cấp học bổng hàng năm.
1.1.2 Sứ mệnh - Tầm nhìn chiến lược
Nhà trường luôn hướng đến phương châm đào tạo là “Thăng Tiến Con
Người Toàn Diện”, lực lượng lao động kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ
được đào tạo tại trường đạt trình độ cao đẳng và trung cấp nghề. Mục đích đào tạo
là trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ, sức
khỏe bền bỉ, có đạo đức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật và tác phong tốt. Sau khi tốt
nghiệp, tiếp tục hỗ trợ các em tìm việc, lập nghiệp hoặc tiếp tục học liên thông, đáp
ứng yêu cầu thị trường lao động, phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội
trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đạt được 3 giá trị cốt lõi ĐẠO
ĐỨC – KIẾN THỨC – CÔNG NGHỆ. Các HS-SV được đào tạo ra trường: Có đạo
đức, nhân bản và công bằng xã hội. Có lương tâm làm việc. Có trách nhiệm đối với
công ty, doanh nghiệp tuyển dụng mình. Vì thế, góp phần phát triển công ty, doanh
nghiệp. Có kiến thức: kiến thức sâu, chuyên môn cao góp phần cải thiện phát triển
kỹ thuật sản xuất. Công nghệ: góp phần phát triển theo xu hướng tự động hóa và
trao đổi dữ liệu trong hoạt động sản xuất.
1.1.3 Cơ cấu tổ chức
Bộ máy tổ chức nhà trường được xây dựng dựa theo quy chế tổ chức hoạt
động của trường, ban hành kèm theo quyết định số 05/QĐ-HBXL của Hiệu Trưởng

Trường, thể hiện qua hình 1.1


3

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
HỘI ĐỒNG TƯ VẤN

BAN GIÁM HIỆU
Phòng chức năng
* Phòng Đào tạo
* Phòng Tổng hợp
* Phòng CT HS-SV
* Phòng KT&KĐCL
* Phòng KH&HTQT

Khoa chuyên môn

Trung tâm

* Khoa Điện – Điện tử
* Khoa CNTT
* Khoa Điện lạnh
* Khoa Du lịch
* Khoa Kế toán
* Khoa CNOT
* Khoa Hàn
* Khoa May
* Khoa Mộc


* Trung tâm Tin
học – Ngoại ngữ
và dịch vụ;
* Trung tâm hỗ
trợ tuyển sinh và
giới thiệu việc
làm

Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức của trường CĐ HBXL
(Nguồn: Phòng tổng hợp 2019)

1.1.3.1 Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động theo quy
định tại khoản 2 và 3 Điều 12 của Luật giáo dục nghề nghiệp và các quy định theo
thông tư 46/2016/TT-BLĐTBXH.
Hội đồng quản trị là tổ chức đại diện quyền sở hữu của trường, chịu trách
nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của trường, huy động và giám sát
việc sử dụng các nguồn lực của nhà trường, bảo đảm thực hiện mục tiêu dạy nghề.


4

1.1.3.2 Hiệu trưởng
Vai trò, vị trí của hiệu trưởng
 Hiệu trưởng là người đứng đầu trường, đại diện cho nhà trường trước
pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường;
 Hiệu trưởng là người điều hành tổ chức, bộ máy của trường cao đẳng;
Nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của
Luật giáo dục nghề nghiệp.
1.1.3.3 Phó hiệu trưởng

Phó hiệu trưởng là người hỗ trợ, cộng tác cùng hiệu trưởng trong việc quản
lý, điều hành, trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện, giải quyết một số công tác theo
sự phân công của hiệu trường. Báo cáo lại với hiệu trưởng về tình hình, kết quả thực
hiện công việc được giao, đảm bảo chịu trách nhiệm đối với công việc đó.
1.1.3.4 Các Khoa chuyên môn: Có 09 khoa chuyên môn.
-

Khoa điện – điện tử

-

Khoa công nghệ ô tô

-

Khoa công nghệ thông tin

-

Khoa hàn

-

Khoa điện lạnh

-

Khoa may

-


Khoa du lịch

-

Khoa mộc

-

Khoa kế toán

1.1.3.5 Trung tâm Văn hóa và ngoại ngữ - tin học:
Lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động ngoại khóa dựa trên kế hoạch
giảng dạy hàng năm của nhà trường;
Thực hiện việc biên soạn chương trình, giáo trình môn học, tài liệu học tập
khi được phân công; cập nhật và đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp dạy, nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo văn hóa và ngoại ngữ.
Thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ
thuật, công nghệ vào quá trình dạy học,


5

1.1.3.6 Trung tâm hỗ trợ tuyển sinh và tư vấn việc làm
Lập và triển khai thực hiện kế hoạch tuyển sinh các loại hình đào tạo hàng
năm. Trực tiếp thu nhận hồ sơ xét tuyển theo đúng quy định hiện hành; Tổng hợp,
báo cáo dữ liệu trong các cuộc hợp Hội đồng tuyển sinh định kỳ và đột xuất; lưu trữ
hồ sơ xét tuyển các năm đảm bảo an toàn, dễ tra cứu, tìm kiếm.
1.1.3.7 Phòng chức năng: Có 05 phòng chức năng
Phòng tổng hợp, Phòng khoa học và hợp tác quốc tế, Phòng đào tạo, Phòng

công tác học sinh – sinh viên, Phòng khảo thí và kiểm định chất lượng.
Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, hiệu trưởng ra quyết định thành lập các phòng
chức năng. Bao gồm Trưởng phòng, có thể có các phó phòng và nhân viên. Trưởng
phòng có trách nhiệm quản lý, tổ chức cho nhân viên phòng mình thực hiện các
công việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ. Thường xuyên cập nhật, báo cáo Ban
Giám Hiệu về tình hình và kết quả thực hiện công việc của phòng.
1.1.3.8 Hội đồng tư vấn:
Bao gồm hội đồng khoa học và đào tạo và các hội đồng tư vấn khác. Hội
đồng tư vấn được thành lập để tham mưu cho hiệu trưởng khi cần, thông thường là
các công việc liên quan đến việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của nhà
trường. Việc thành lập, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng do hiệu trưởng quyết
định.
Thành viên của hội đồng tư vấn có thể là nhân lực của trường hoặc chuyên
viên bên ngoài đang làm việc trong các lĩnh vực có liên quan đến các vấn đề cần tư
vấn của trường.
1.1.4 Cơ cấu lao động trường CĐ HBXL
Bảng 1.1. Cơ cấu lao động trường CĐ HBXL
TT

Cơ cấu lao động

I

Theo giới tính

2017
SL

2018
%


SL

%

2019
SL

%


6

1

Lao động nam

153

50.5%

154

49.8%

159

50.3%

2


Lao động nữ

150

49.5%

155

50.2%

157

49.7%

Tổng

303

309

316

II

Theo nhóm tuổi

1

Dưới 30


107

35.3%

114

36.9%

119

37.6%

2

30 – 45

96

31.7%

98

31.7%

101

32.0%

3


Trên 45

100

33.0%

97

31.4%

96

30.4%

303

309

316

III

Theo trình độ học vấn

1

Phổ thông

82


27.0%

74

24.0%

76

24.1%

2

Trung cấp/ Cao đẳng

53

17.5%

60

19.4%

63

19.9%

3

Đại học


93

30.7%

103

33.3%

106

33.5%

4

Sau đại học

75

24.8%

72

23.3%

71

22.5%

303


309

316

IV

Theo thâm niên công tác

1

Dưới 1 năm

90

29.7%

84

27.2%

83

26.3%

2

1 – 3 năm

89


29.4%

92

29.8%

98

31.0%

3

Trên 3 – 5 năm

65

21.4%

66

21.3%

67

21.2%

4

Trên 5 năm


59

19.5%

67

21.7%

68

21.5%

303

309

316

V

Chuyên môn công tác

1

Cán bộ nhân viên

210

69.3%


214

69.3%

195

61.7%

2

Giáo viên

93

30.7%

95

30.7%

121

38.3%

Tổng

303

309


316

(Nguồn: Phòng tổng hợp 2019)


7

Qua số liệu ở bảng 1.1 cho thấy:
Về giới tính: Trong 03 năm 2017, 2018, 2019, lực lượng lao động trong nhà
trường phân bố và gia tăng khá đồng đều giữa tỷ lệ lao động nam và nữ.
Về độ tuổi: Trong tổng số 303 GV, CBNV cơ hữu của trường năm 2017 có
35.3% ở nhóm độ tuổi dưới 30. Nhóm từ 30 đến 45 tuổi chiếm 31.6%, nhóm trên 45
tuổi chiếm 33,1%. Năm 2018 và 2019, tỷ lệ số GV, CBNV ở độ tuổi dưới 30 cũng
luôn cao hơn so với hai nhóm còn lại. Số lượng lao động tăng lên mỗi năm ở nhóm
độ tuổi này cũng nhiều hơn so với hai nhóm còn lại.
Dựa vào cơ cấu nhân sự theo độ tuổi ta thấy, số giáo viên, cán bộ nhân viên
trẻ trong trường chiếm một tỷ lệ trội hơn. Nguyên nhân là vì trường là cơ sở mới
được thành lập trong khoảng thời gian ngắn, số nhân viên chưa đủ đáp ứng hoạt
động nên trường phải tiến hành tuyển mới, đa số các GV, CBNV được tuyển mới là
những sinh viên, học viên mới ra trường. Đối với những người trẻ thì ưu điểm lớn
nhất là sự hăng say, nhiệt huyết với công việc, sáng tạo trong phương pháp giảng
dạy và trong công việc. Tuy nhiên, mức lương của lao động trẻ lại tương đối thấp,
trong khi khối lượng công việc khá nhiều, họ chưa có nhiều kinh nghiệm để xử lý,
chính điều này khiến cho những người trẻ giảm bớt tâm huyết đối với nghề, tiềm ẩn
nguy cơ bỏ việc, đi đầu quân cho tổ chức khác, không có tính ổn định lâu dài và
cũng không gắn bó với trường.
Về trình độ học vấn: Trong 03 năm 2017, 2018, 2019, tỷ lệ GV, CBNV
trình độ học vấn đại học luôn chiếm tỷ lệ cao nhất. Xét tỷ lệ tăng mỗi năm thì số
lượng GV, CBNV trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học có xu hướng tăng. Hai

nhóm còn lại có tỷ lệ giảm. Trình độ lao động cao sẽ giúp cho công việc được hoàn
thiện một cách có khoa học và đem lại hiệu quả công việc cao. Yếu tố này rất cần
thiết cho đối tượng lao động, nhất là lao động làm việc tại các cơ sở giáo dục - đào
tạo. GV, CBNV thuộc nhóm đối tượng lao động trình độ trung cấp, cao đẳng, đại
học là đội ngũ cần được quan tâm đào tạo, bảo đảm đủ tiêu chuẩn giảng dạy, làm
việc, nâng cao chất lượng đào tạo của cơ sở và cũng là điều kiện tốt giúp họ tiến xa
hơn trong công việc sau này.


8

Về thâm niên công tác: qua bảng dữ liệu trên, từ năm 2017 đến 2019 trường
có tuyển dụng thêm người vì có lao động thâm niên dưới 1 năm, nhưng tổng số lao
động qua 3 năm đó gần như không biến động nhiều chứng tỏ có lao động nghỉ việc
nên trường cần tuyển người thay thế. Đội ngũ lao động làm việc dưới 03 năm luôn
cao hơn, đánh giá chính sách nhân sự của trường chưa đáp ứng, hoặc đáp ứng chưa
thỏa đáng cho người lao động, vì vậy chưa thu hút người lao động gắn bó lâu dài
với trường.
Theo chuyên môn nghiệp vụ: Nhóm CBNV bao gồm lao động làm việc tại
các phòng chức năng, nhân viên ban căn tin, ban môi trường, bảo vệ. Lực lượng này
đang có biến động giảm trong năm 2019, so với tỷ lệ HS-SV tăng lên khá nhiều mỗi
năm, đây là vấn đề cần được sự quan tâm cải thiện của nhà trường. Nhóm GV là
nhóm đối tượng khá quan trọng quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường.đang
có xu hướng tăng nhẹ, mặc dù tỷ lệ tăng này chưa đủ so với tốc độ phát triển và số
lượng HS-SV tăng lên mỗi năm của trường.
1.1.5 Tình hình nghỉ việc tại trường CĐ HBXL (2017 – 2019)
Bảng 1.2. Số lao động nghỉ việc từ năm 2017 đến năm 2019
2017

Số người nghỉ

việc

SL

2018

Tỷ lệ/
Tổng LĐ

2019

SL

Tỷ lệ/ Tổng


Tỷ lệ/ Tổng


SL

Giáo viên

12

3.7%

13

4.2%


8

2.5%

Cán bộ nhân viên

29

9.6%

32

10.3%

24

7.6%

Tổng cộng

41

13.3%

45

14.5%

32


10.1%

(Nguồn: phòng tổng hợp 2019)
Trong 03 năm gần đây theo số liệu tại bảng 3.2, tình hình xu hướng nghỉ việc
tăng đáng kể, đặc biệt trong năm 2017 và 2018. Điều này gây ra sự lo ngại cho ban
quản lý khi nhà trường đang trong giai đoạn phát triển, tỷ lệ HS-SV tăng cao mỗi
năm. Trong thời gian chờ tìm người bổ sung thì các GV, CBNV còn lại phải đảm
nhiệm công việc của người đã nghỉ do đó tạo ra áp lực cho họ, khiến họ cảm thấy
mệt mỏi, căng thẳng.


9

Trong năm 2019, số lượng GV, CBNV nghỉ việc đã giảm. Tuy nhiên so với
năm 2017, 2018, tổng số lượng GV, CBNV chênh lệch không nhiều chứng tỏ trong
năm 2019 nhà trường chưa thu hút được nhiều lao động tuyển mới. Đặc biệt ở nhóm
đối tượng là CBNV.
1.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh:
Bảng 1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của trường từ năm 2017 – 2019
Chỉ tiêu

2017

2018

2019

Số lượng HS-SV


2.130

3.012

3.550

Doanh thu

7.012.950.000

9.521.900.000

13.446.075.000

Lợi nhuận thuần

185.493.982

251.770.971

801.975.739

(Nguồn: Phòng tổng hợp 2019)
Từ bảng số liệu 1.3 ta thấy tốc độ phát triển về số lượng HS-SV và doanh
thu của nhà trường qua mỗi năm tăng khá nhanh. Trường đang ngày càng phát triển
và khẳng định vị thế qua từng năm. Doanh thu năm 2018 là 135.77% so với năm
2017, doanh thu năm 2019 đạt tỷ lệ 141.21% so với năm 2018. Tiềm năng phát triển
của trường là rất lớn.
Những thành quả đạt được trong những năm vừa qua là nhờ sự tin tưởng
của các bậc phụ huynh về đường hướng, mục tiêu đào tạo của trường, trau dồi cho

các em cả về kiến thức và đạo đức. Tuy nhiên, với tỷ lệ HS-SV ngày càng tăng,
nhưng nguồn lực của trường lại ngày một giảm, sẽ ảnh hưởng lớn đến công tác đào
tạo và quản lý, đặc biệt trong môi trường giáo dục, nguồn nhân lực có vai trò rất
quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra. Chất xám, tri thức, kinh nghiệm của
GV, CBNV là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển vững mạnh của nhà
trường. Số lượng cũng như chất lượng nguồn lực kém sẽ đem lại kết quả chất lượng
đào tạo kém, chất lượng đầu ra kém, làm giảm uy tín của trường trong giai đoạn
cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay.
1.2 Nhận diện vấn đề
Nhân lực và vật lực là những yếu tố tạo nên giá trị cho tổ chức. Xu hướng
phát triển của vật lực suy cho cùng chính là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động


10

quản trị nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực được thừa nhận là yếu tố quan trọng quyết
định sự thành bại, uy thế, địa vị, khả năng phát triển bền vững của một tổ chức. Hơn
thế nữa, kinh tế trong nước đang tiến dần đến hội nhập với kinh tế khu vực và quốc
tế, nhu cầu đào tạo nguồn lao động chuyên môn giỏi, có đạo đức nghề nghiệp là
nhiệm vụ cấp bách đối với các cơ sở giáo dục.
Trong giai đoạn hiện nay, chất lượng giáo dục - đào tạo nghề cho HS-SV
nhìn chung còn thấp, chưa theo kịp đòi hỏi phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đội
ngũ GV, CBNV luôn được xem là lực lượng cốt cán, là một trong những nhân tố
quan trọng quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục. Đội ngũ GV là những
người trực tiếp thực hiện công việc giảng dạy, truyền thụ kiến thức. Đội ngũ CBNV
là những người cộng tác với nhà trường hiện thực hóa những mục tiêu chiến lược đã
đề ra. Muốn phát triển giáo dục – đào tạo, điều quan trọng trước tiên là phải chăm lo
xây dựng và phát triển đội ngũ GV (Trần Xuân Bách, 2006). Nghiên cứu về sự hài
lòng đối với công việc của GV, CBNV, những người làm công tác giáo dục – đào tạo
là một trong những vấn đề có tính thời sự liên quan toàn diện đến sự cải tiến chất

lượng đào tạo, mức độ hài lòng công việc của giáo viên, cán bộ nhân viên là yếu tố
báo trước về việc thu hút và giữ lại đội ngũ lao động có chất lượng.
Trường CĐ HBXL là trường Cao Đẳng Nghề hoạt động theo hệ thống
trường ngoài công lập, trường công giáo trực thuộc ban Bác Ái Xã Hội – Caritas
của Tòa Giám Mục Xuân Lộc. Trường tổ chức đào tạo các nghề thuộc hệ trung cấp
và cao đẳng. Ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu việc làm; Nhất là nhu cầu
công nhân, kỹ thuật viên, kỹ sư của các khu công nghiệp chế xuất trong tỉnh Đồng
Nai và ngoài tỉnh.
Trường là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, hoạt động trong lĩnh
vực giáo dục. Cũng như các trường cao đẳng – đại học khác, trường CĐ HBXL
đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc xây dựng đội ngũ GV, CBNV có
trình độ chuyên môn, có đạo đức và tâm huyết với nghề nghiệp nhằm thực hiện tốt
công tác đào tạo. Mặc dù đang trên đà phát triển với lượng HS-SV gia tăng mỗi
năm, nhưng công tác quản trị nguồn nhân lực của trường hiện đang phải đối diện


11

với tình trạng chảy máu chất xám. Vài năm gần đây, cán bộ quản lý nhận định rằng
GV, CBNV không còn hăng hái và cống hiến hết mình với công việc như trước nữa.
Thời gian gần đây, số lượng GV, CBNV nghỉ việc tại trường có tỷ lệ đáng báo
động. Năm 2018, tỷ lệ nghỉ việc của trường là 14.5%. Đến năm 2019, có giảm
xuống với tỷ lệ là 10.1% nhưng so sánh số lượng GV, CBNV không có sự thay đổi
nhiều, chứng tỏ nhà trường cũng không thu hút thêm được nhiều số lượng nhân lực
tuyển mới trong năm 2019. Đáng quan tâm là trong số những lao động nghỉ việc, có
những trường hợp đã có thâm niên làm việc lâu năm tại trường, từ giai đoạn đầu
mới hoạt động. Câu hỏi đặt ra là họ nghỉ việc vì họ cảm thấy bất mãn với công việc,
với các chính sách của nhà trường hay mức độ hài lòng còn quá thấp chưa đủ để giữ
họ ở lại? Sự nghỉ việc của những thành viên lâu năm, có ảnh hưởng rất lớn đến tinh
thần của các thành viên còn lại. Những thành viên cũ đã cùng làm việc sẽ cảm thấy

có sự chán nản, tinh thần bị lay động có thể sẽ nghỉ việc theo. Còn những thành viên
mới, thời gian làm việc chưa lâu nên sự gắn bó với trường còn ít, trong tình huống
này sẽ làm bị hoang mang. Tuyển dụng nhân viên, giáo viên mới, nhà trường phải
tốn thêm chi phí, thời gian để tìm kiếm người phù hợp, hướng dẫn đào tạo
mới…Trong thời gian chờ tuyển người mới, một số GV, CBNV phải đảm trách
thêm một số công việc, áp lực này sẽ dẫn đến hiệu quả thực hiện công việc không
cao, năng suất làm việc giảm. Từ những ngày đầu hoạt động cho đến nay, nhà
trường vẫn chưa có được một kết quả nhận định tình hình thực tế về mức độ hài
lòng trong công việc, làm thế nào để thu hút và giữ chân nhân viên – giáo viên có
năng lực, trình độ chuyên môn, nhằm xây dựng riêng cho mình một chiến lược phát
triển nguồn nhân lực đồng bộ với định hướng phát triển nhà trường trong tương lai.
Bắt nguồn từ những vấn đề nêu trên, tác giả quyết định chọn thực hiện đề tài
“Giải pháp nâng cao sự hài lòng trong công việc của giảng viên” để tìm hiểu về
mức độ hài lòng đối với công việc của GV, CBNV, các nhân tố ảnh hưởng đến sự
hài lòng, từ đó đề xuất những giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao sự hài lòng của
GV, CBNV đối với nhà trường.


12

1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao sự hài
lòng trong công việc của GV, CBNV tại trường CĐ HBXL. Bao gồm việc:
-

Trình bày, phân tích và đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài
lòng trong công việc của GV, CBNV tại trường CĐ HBXL.

-


Đề xuất một số giải pháp cho đơn vị trường CĐ HBXL nhằm nâng cao sự hài
lòng trong công việc của GV, CBNV.

1.4 Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài chú trọng vào đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến sự
hài lòng trong công việc của GV, CBNV tại trường CĐ HBXL.
Đối tượng khảo sát là nguồn nhân lực tại trường CĐ HBXL bao gồm đội
ngũ GV, CBNV đang công tác tại trường.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt không gian: nghiên cứu diễn ra tại trường CĐ HBXL, ấp Lộ Đức, xã
Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Về mặt thời gian: Thời gian thực hiện luận văn từ tháng 9/2019 – 02/2020 là
thời điểm để tác giả tiến hành nghiên cứu khảo sát đề tài.
1.4.3 Phương pháp nghiên cứu
-

Nguồn dữ liệu của nghiên cứu:


Dữ liệu thứ cấp: các thông tin thu thập được từ các tài liệu, website,
nguồn tài liệu nội bộ của trường CĐ HBXL.



Dữ liệu sơ cấp: phỏng vấn nhóm, phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn
thông qua bảng khảo sát.

-


Cơ sở thang đo sử dụng để lập bảng câu hỏi khảo sát:
Thang đo thái độ TJSQ là một công cụ dành riêng đo lường sự hài lòng đối

với công việc của GV do Lester (1982) xây dựng dựa trên nền tảng của thuyết thang
nhu cầu của Maslow (1954) và thuyết hai nhân tố của Herzberg (1959). Mô hình này
đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới và được một số nhà nghiên cứu áp dụng thực


13

hiện kiểm định tại nhiều trường đại học. Tại các trường cao đẳng và đại học ở Việt
Nam, có nhiều nghiên cứu đo lường sự hài lòng của giảng viên được thực hiện dựa
trên nền tảng là mô hình TJSQ, có chỉnh sửa các yếu tố cho phù hợp với môi trường
giáo dục đại học tại Việt Nam. Mô hình thang đo 9 yếu tố TJSQ của Lester bao gồm
các yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến sự hài lòng của giáo viên: Sự lãnh đạo của cấp
trên, Đồng Nghiệp, Điều kiện làm việc, Trách nhiệm, Đặc điểm tính chất công việc,
Tiền Lương , Phúc lợi, Cơ hội thăng tiến và Ghi nhận. Phạm vi nghiên cứu và đối
tượng nghiên cứu của luận văn cũng khá tương đồng với mô hình nghiên cứu của
Lester nên tác giả quyết định sử dụng thang đo trong nghiên cứu này và tham khảo
thêm một số nghiên cứu tại Việt Nam thực hiện dựa trên nền tảng là mô hình TJSQ,
làm cơ sở để lập bảng câu hỏi khảo sát.
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và
nghiên cứu chính thức.


Nghiên cứu sơ bộ: thực hiện việc thảo luận nhóm với 10 GV, CBNV
đang công tác tại trường nhằm xem xét và chọn các yếu tố ảnh hưởng
đến sự hài lòng trong công việc của GV, CBNV. Từ đó xây dựng bảng
câu hỏi sát với tình hình thực tế của trường.




Nghiên cứu chính thức:

Tác giả tiến hành thu thập thông tin dữ liệu về mức độ hài lòng của GV,
CBNV qua bảng câu hỏi khảo sát GV, CBNV bằng biện pháp khảo sát trực tiếp.
Mẫu khảo sát được chọn theo phương pháp phân tầng theo chuyên môn nghiệp vụ
với hai tầng mẫu là GV và CBNV. Cỡ mẫu của mỗi tầng là 80 được chọn theo
phương pháp ngẫu nhiên.
Dữ liệu sơ cấp này được xử lý theo phương pháp thống kê trên excel như
đếm tần số, tính trung bình để xác định mức độ hài lòng đối của GV, CBNV với
từng yếu tố.
Kết hợp những phân tích từ các chính sách hiện tại đang áp dụng của trường
và mức độ hài lòng trong công việc của GV, CBNV được rút ra từ kết quả khảo sát,
tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp 2 cán bộ quản lý và 2 nhân viên của trường để


×