Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Mối quan hệ giữa tài sản đảm bảo và rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.44 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
----------------------

VÕ HUYỀN ANH

MỐI QUAN HỆ GIỮA TÀI SẢN ĐẢM BẢO VÀ
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI HỆ THỐNG NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh - năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
-------------------

VÕ HUYỀN ANH

MỐI QUAN HỆ GIỮA TÀI SẢN ĐẢM BẢO VÀ
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI HỆ THỐNG NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành

: Tài chính – Ngân hàng

Hướng đào tạo


: Hướng ứng dụng

Mã số

: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ VIỆT QUẢNG

TP. Hồ Chí Minh - năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Mối quan hệ giữa tài sản đảm bảo và rủi ro tín
dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay” ”là bài nghiên cứu
của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng những dẫn chứng và lý lẽ của luận văn này chưa được công bố hay được sử
dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có nghiên cứu nào của tác giả khác được sử dụng trong bài luận văn này
mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Bài luận văn này chưa được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại
học hoặc tại các cơ sở đào tạo khác.
TP. HCM, ngày

tháng năm 2020

Học viên thực hiện

Võ Huyền Anh



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 3
1.6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu .................................................................. 3
1.7 Kết cấu luận văn ........................................................................................ 3
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM TRƯỚC ĐÂY,
XÂY DỰNG GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU ......................................................... 5
2.1 Rủi ro tín dụng........................................................................................... 5
2.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng ............................................................... 5
2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ................................................. 5
2.1.3 Các chỉ tiêu để đo lường RRTD.......................................................... 6
2.2 Tài sản bảo đảm .......................................................................................... 6
2.2.1 Khái niệm về tài sản đảm bảo ............................................................... 6


2.2.2 Phân loại tài sản đảm bảo……………………………………………7
2.3 Nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước đây về mối quan hệ

giữa tài sản đảm bảo và rủi ro tín dụng ………………………………....…...8
2.3.1 Nghiên cứu lý thuyết về tác động của tài sản đảm bảo đến rủi ro tín dụng
tại các Ngân hàng Thương mại……………………………………………….....8
2.3.2 Nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tài sản đảm bảo và rủi ro tín
dụng......................................................................................................................10
2.4 Khoảng trống nghiên cứu và xây dựng giả thiết nghiên cứu.......... ......12
Tóm tắt chương 2................................................................................................ 13
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 14
3.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu ............................................................... 14
3.2 Thu thập dữ liệu nghiên cứu .................................................................. 19
3.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 19
3.3.1 Xử lý dữ liệu nghiên cứu ................................................................ 20
3.3.2 Phương pháp ước lượng hồi quy ................................................... 20
3.3.2.1 Phương pháp ước lượng hồi quy Pool Regression (OLS cho dữ liệu
bảng)......................................................................................................................19
3.3.2.2 Phương pháp ước lượng hồi quy Fixed Effect Method (FEM)......20
3.3.2.3 Phương pháp ước lượng hồi quy Random Effect Method (REM).20
3.3.3 Các kiểm định để lựa chọn mô hình .............................................. 21
3.3.3.1 Kiểm định nhân tử Lagrange của Breusch-Pagan cho việc lựa chọn
giữa OLS và REM.................................................................................................21
3.3.3.2 Kiểm định Hausman Test cho việc lựa chon giữa REM và FEM...21
3.3.4 Trình tự thực hiện nghiên cứu định lượng ................................... 21
Tóm tắt chương 3................................................................................................ 23


CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ ............ 24
4.1 Thống kê mô tả ........................................................................................ 24
4.2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ............................................... 26
4.3 Thảo luận kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu.................................. 27
4.3.1 Kiểm định giả thiết 1: Liệu có tồn tại sự tác động của tài sản đảm bảo đến

rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam…………...…................27
4.3.2 Kiểm định giả thiết 2 : Liệu có tồn tại sự tác động của Basel 2 đến mối
quan hệ giữa tài sản đảm bảo và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt
Nam……………………………………..…………………………...…………..27
4.4 Kết quả lựa chọn mô hình nghiên cứu ............................................. ….30
4.4.1 Kết quả lựa chọn mô hình nghiên cứu theo giả thiết 1.....................30
4.4.2 Kết quả lựa chọn mô hình nghiên cứu theo giả thiết 2.....................35
Tóm tắt chương 4 ...................................................................................... ….38
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 39
5.1 Kết luận .................................................................................................... 39
5.2 Kiến nghị .................................................................................................. 42
5.2.1 Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng.......................................... 42
5.2.2 Nâng cao công tác thẩm định tín dụng và tăng cường kiểm soát quy trình
tín dụng....................... ................................................................................. 42
5.2.3 Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel 2..43
5.2.4 Giám sát, kiểm tra và khắc phục hậu quả rủi ro tín dụng ................. 43
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................ 44
TÓM TẮT CHƯƠNG 5……………………………………………………….45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHTM

: Ngân hàng thương mại

NHTMCP

: Ngân hàng thương mại cổ phần


NHNN

: Ngân hàng Nhà nước


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1

Mô tả các biến sử dụng trong mô hình

Bảng 4.1

Thống kê mô tả

Bảng 4.2

Bảng ma trận hệ số tương quan các biến trong mô hình nghiên cứu

Bảng 4.3

Kết quả hồi quy giả thiết 1 theo OLS, REM và FEM

Bảng 4.4

Kết quả hồi quy giả thiết 2 theo OLS, REM và FEM

Bảng 4.5

Kết quả kiểm định lựa chọn phương pháp ước lượng mô hình


nghiên cứu theo giả thiết 1
Bảng 4.6

Kết quả hồi quy các biến độc lập Mô hình nghiên cứu

Bảng 4.7

Kết quả kiểm định lựa chọn phương pháp ước lượng mô hình

nghiên cứu theo giả thiết 2


TÓM TẮT LUẬN VĂN
a/ Tiêu đề: Mối quan hệ giữa tài sản đảm bảo và rủi ro tín dụng tại hệ thống Ngân hàng
thương mại Việt Nam hiện nay.
b/ Tóm tắt
+ Lý do chọn đề tài nghiên cứu: đối với các NHTM hiện nay, vấn đề quản trị
về rủi ro tín dụng và giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu đang rất quan trọng.
+ Mục tiêu nghiên cứu: xác định mối quan hệ giữa tài sản đảm bảo và rủi ro tín
dụng và nghiên cứu sự tác động của Basel II đến mối quan hệ giữa tài sản đảm bảo và
rủi ro tín dụng, đồng thời đề xuất kiến nghị và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng
từ tài sản đảm bảo và tình trạng thông tin bất cân xứng trong tín dụng cho vay tại hệ
thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
+ Phương pháp nghiên cứu: qúa trình tính toán, kiểm định được sử dụng trên
phần mềm Stata phiên bản 12. Sử dụng phương pháp định lượng, thu thập dữ liệu của
30 ngân hàng tại Việt Nam, với số lượng mẫu là 240.
+ Kết quả nghiên cứu: kết quả cho thấy rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam chịu sự tác động của tài sản đảm bảo cố định, tài sản đảm bảo
vô hình và các yếu tố khác như: quy mô ngân hàng , tỷ lệ vốn chủ sở hữu, Phân loại

ngân hàng. Sau kết quả hồi quy, ta thấy được yếu tố có tác động cao nhất đến rủi ro tín
dụng là tài sản cố định và yếu tố có tỷ trọng ảnh hưởng thấp nhất là quy mô ngân hàng.
+ Kết luận và hàm ý: kết quả nghiên cứu góp phần xác định được nhân tố nào
có tác động đến rủi ro tín dụng, từ đó đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro đúng đắn
cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.
c/ Từ khóa: tài sản đảm bảo, rủi ro tín dụng, Basel 2, quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ
sở hữu, phân loại ngân hàng.


ABSTRACT
a / Title: The relationship between collaterals and credit risks at the current Vietnam
commercial banking system
b / Abstracct
+ Reasons for writing: For commercial banks now, the issue of governance on
credit risk and reduction of bad debt ratio is very important.
+ Problem: identify the relationship between collaterals and credit risks and
study the impact of Basel II on the relationship between collaterals and credit risks,
and propose recommendations. recommendations and solutions to limit credit risks
from collaterals and asymmetric information status in lending credits in Vietnam's
commercial banking system.
+ Method: the calculation and verification process was used on Stata software
version 12. Using quantitative methods, data collection of 30 banks in Vietnam, with
the sample number of 240.
+ Results: The results show that credit risk at the Vietnamese commercial
banking system is affected by fixed assets, intangible collateral and other factors such
as scale. bank, equity ratio, bank classification. After the regression results, we find
that the factors that have the highest impact on credit risk are fixed assets and the
lowest proportion of influence is bank size.
+ Conclusion: The results of the study contribute to identifying which factors
affect credit risk, thereby proposing proper risk management solutions for Vietnamese

commercial banks.
c / Keywords: collaterals, credit risks, Basel II, bank size, equity ratio, bank
classification


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1

Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, nhu cầu về nguồn

vốn của các công ty tại Việt Nam ngày càng cao hơn để có thể gia tăng hiệu quả
trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các NHTM đang giữ vị trí đặc biệt quan
trọng trong việc giải quyết các nguồn vốn nói trên, phục vụ cho nhu cầu phát triển
nền kinh tế quốc dân, chủ yếu là thông qua hoạt động kinh doanh tín dụng.
Nghiệp vụ tín dụng là một trong những hoạt động chủ yếu đem lại tới
khoảng 80% nguồn lợi nhuận cho các NHTM, nhưng tại Việt Nam môi trường này
lại luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nợ xấu đã và đang là vấn đề lớn của các NHTM nói
chung và cả nền kinh tế Việt Nam. Những năm gần đây tỷ lệ nợ xấu có biến động
giảm,tuy nhiên nợ xấu tiềm ẩn trong tái cơ cấu vẫn lớn. Tính đến tháng 06/2018,
tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng thương mại chiếm tới trên 3% tổng dư nợ cho vay (theo
báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quý II năm 2018), vượt qua ngưỡng
an toàn là dưới 3% theo thông lệ quốc tế. Nhiều chuyên gia đánh giá vấn đề trên
nếu không được giải quyết sẽ ngày càng trở thành gánh nặng cho ngân hàng và để
lại hậu quả nghiêm trọng, gây mất tính thanh khoản, khiến các doanh nghiệp khó
tiếp cận nguồn vốn, phá sản sẽ gia tăng, tình trạng tăng giá lãi suất cho vay, ảnh
hưởng tới nguồn cầu vốn, các doanh nghiệp bị thiếu vốn gây ảnh hưởng đến tình
hình sản xuất kinh doanh và kéo theo cả nguy cơ bất ổn cả nền kinh tế vĩ mô như

thị trường bất động sản, xuất nhập khẩu, tình trạng phá sản của các doanh nghiệp,
nạn thất nghiệp gia tăng,…
Các ngân hàng sử dụng công cụ nhằm hạn chế rủi ro tín dụng như: tài sản,
chứng từ có giá, tín chấp,… Tuy nhiên, một trong những công cụ các ngân hàng
thường yêu cầu khách hàng đi vay là phải thế chấp bằng tài sản của mình hay nói
cách khác là tài sản đảm bảo khoản vay. Tài sản đảm bảo của người vay có thể
giúp giảm bớt vấn đề lựa chọn bất lợi mà ngân hàng phải đối mặt khi cho vay. Tài
sản thế chấp là một tín hiệu cho phép ngân hàng giảm thiểu hoặc loại bỏ các vấn


2

đề lựa chọn bất lợi do sự tồn tại của thông tin bất đối xứng giữa ngân hàng và
người vay tại thời điểm quyết định cho vay.
Ngoài ra, hiện tại tài sản được các ngân hàng đảm bảo cho khoản vay chiếm
hơn 50% là bất động sản, trong tình hình thị trường và lạm phát, gía cả thị trường
tăng cao, tình trạng tăng giá bất động sản như hiện nay thì việc chuẩn đoán không
tốt diễn biến thị trường, giá trị tài sản đảm bảo, có thể gây nhiều khó khăn đến hoạt
động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam, tỷ lệ cho vay của các tổ
chức tín dụng. Điều này góp phần ảnh hưởng trực tiếp vào sự gia tăng rủi ro cho
các tổ chức tín dụng như hiện nay.
Nhận thấy mối quan hệ chặt chẽ đó, những thách thức đã và đang phải đối
mặt trong hoạt động ngân hàng sẽ là nền tảng vững chắc cho các đề xuất nhằm góp
phần quản lý tốt rủi ro tín dụng và góp phần hạn chế nợ xấu của ngân hàng, tác giả
tập trung phân tích về rủi ro tín dụng từ khía cạnh sử dụng tài sản đảm bảo trong
hoạt động cho vay, rằng một mối quan hệ giữa ngân hàng và bên vay có tăng sự
sẵn lòng chấp nhận rủi ro, cụ thể là tài sản đi thế chấp khoản vay. Chính vì vậy, đề
tài nghiên cứu được chọn là: “Mối quan hệ giữa tài sản đảm bảo đến rủi ro tín
dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay”.
1.2


Mục tiêu nghiên cứu
− Tìm hiểu mối quan hệ của tài sản đảm bảo tới rủi ro tín dụng.
− Tiến hành thực hiện mô hình và tìm hiểu mức độ tác động của tài sản đảm

bảo đến rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.
− Đề xuất kiến nghị và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng từ tài sản
đảm bảo và tình trạng thông tin bất cân xứng trong tín dụng cho vay tại hệ thống
ngân hàng thương mại Việt Nam.
1.3

Câu hỏi nghiên cứu
− Có hay không mối quan hệ của tài sản đảm bảo tới rủi ro tín dụng?
− Mức độ tác động của tài sản đảm bảo đến rủi ro tín dụng tại hệ thống

ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay như thế nào?


3

− Đề xuất kiến nghị và giải pháp nào giúp hạn chế rủi ro tín dụng từ tài
sản đảm bảo và tình trạng thông tin bất cân xứng trong tín dụng cho vay tại hệ
thống ngân hàng thương mại Việt Nam?
1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
− Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa tài sản đảm bảo và rủi ro tín

dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
− Phạm vi nghiên cứu:

+

Về không gian: xét đến sự tác động của tài sản bảo đảm đến rủi ro

tín dụng của 30 NHTM tại Việt Nam.
+

Về thời gian: thu thập và xử lý số liệu trong giai đoạn từ năm 2011

đến năm 2018.
1.5

Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng. Dựa trên khung lý thuyết

về tài sản bảo đảm và rủi ro tín dụng, ta tiến hành thu thập dữ liệu, lập bảng dữ liệu
bao gồm các biến có liên quan. Sau đó, sử dụng mô hình Stata 12 và các kiểm định
để xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp với đề tài nghiên cứu.
1.6

Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Đề tài đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa mối quan

hệ của tài sản đảm bảo và rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ đó giúp hệ thống NHTM có những điều chỉnh
trong chính sách tài sản đảm bảo phù hợp trước những biến động này, các ngân
hàng có thể nhận diện sớm rủi ro tín dụng thông qua tác động của các yếu tố nội
tại và đưa ra những giải pháp thiết thực trong hoạt động kinh doanh của mình.
1.7


Kết cấu luận văn
Ngoài phần mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn được

chia thành 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài


4

Chương 2: Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trước đây, xây dựng giả
thiết nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Phân tích dữ liệu và thảo luận kết quả
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


5

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VÀ THỰC
NGHIỆM TRƯỚC ĐÂY, XÂY DỰNG GIẢ THIẾT NGHIÊN
CỨU
2.1 Rủi ro tín dụng
2.1.1

Khái niệm về rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng được tìm hiểu theo nhiều khái niệm khác nhau. Theo Thomas
P. Fitch (1997): “Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán
được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. Cùng với
rủi ro lãi suất, RRTD là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay của

ngân hàng”. Theo Ủy ban giám sát Basel (BCBS), rủi ro tín dụng là việc người đi
vay có thể không thực hiện được các nghĩa vụ đã thỏa thuận trước trong hợp đồng.
Rủi ro tín dụng thường đo lường bằng 2 cách: khả năng không thanh toán được
của người đi vay và khả năng ngân hàng sẽ mất đi khoản tiền khi xảy ra vỡ nợ. Tại
Việt Nam, rủi ro tín dụng được NHNN Việt Nam quy định về phân loại tài sản có,
mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý
rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
Theo Ghosh (2012), có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến RRTD. Trong đó, nguyên
nhân bên trong gồm có: khả năng quản trị tín dụng của ban lãnh đạo và nhân viên ngân
hàng, các khoản nợ quá hạn của khách hàng khi thanh toán không đúng thời hạn vay,
quá trình đưa ra quyết định cấp các khoản tín dụng quá dễ dàng mà không kiểm soát
rủi ro. Nguyên nhân bên ngoài gồm: sự tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô, các chính
sách tài khóa về mối quan hệ cung cầu của Ngân hàng Nhà nước, các chính sách về
luật pháp, chính trị và những ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên cũng được xem
là tác động đáng kể. Cả hai yếu tố đều góp phần tác động đến rủi ro tín dụng, chẳng


6

hạn như một sự khủng hoảng trong nền kinh tế, có thể tác động làm giảm lợi nhuận của
doanh nghiệp, từ đó làm giảm đi khả năng thanh toán nợ vay của họ.
2.1.3 Các chỉ tiêu để đo lường rủi ro tín dụng


Tỷ lệ nợ xấu:
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/Dư nợ tín dụng

Chỉ tiêu này được xem là quan trọng trong việc đo lường rủi ro tín dụng tại các
Ngân hàng. Trong đó, nếu nợ xấu càng tăng thì rủi ro tín dụng càng lớn và ngược lại.



Dự phòng rủi ro tín dụng

Đây là khoản chi phí được trích lập để phòng ngừa trong trường hợp khách
hàng không trả nợ đúng hạn như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Khoản trích lập
này sẽ được hoạch toán vào chi phí hoạt động của mỗi ngân hàng. Rủi ro tín dụng
càng cao thì khoản trích dự phòng cũng sẽ cao.
2.2 Tài sản đảm bảo
2.2.1 Khái niệm về tài sản đảm bảo
Tài sản đảm bảo là những biện pháp mà các tổ chức tín dụng áp dụng nhẳm
ngăn chặn và hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động
cho vay của mình, cụ thể là đảm bảo cho việc thu hồi vốn và lãi suất cho vay.
Xét dưới giác độ kinh tế, các biện pháp phòng ngừa rủi ro bằng bảo hình thức
đảm bảo tài sản được xem xét, phân tích trên cơ sở hội tụ các yếu tố như uy tín, khả
năng tài chính của khách hàng vay, sự tín nhiệm, tính khả thi của dự án, khả năng
hoàn vốn của khách hàng.
Xét dưới góc độ pháp lý, biện pháp bảo đảm bằng tài sản được cam kết, thỏa
thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay, bên bảo lãnh
về việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng.
Các khoản vay được đảm bảo bằng tài sản là một hình thức tương đối phổ biến
do các đánh giá độ an toàn của khoản vay có tài sản bảo đảm dễ dàng hơn so với các


7

biện pháp bảo đảm khác và các tổ chức tín dụng được quản lý tài sản bảo đảm hoặc
các giấy tờ pháp lý liên quan đến việc chuyển dịch tài sản bảo đảm của bên có nghĩa
vụ. Đặc biệt, trong trường hợp có phát sinh tranh chấp thì nguy cơ rủi ro đối với khoản
vay có tài sản bảo đảm cũng hạn chế hơn so với các biện pháp bảo đảm khác.

2.2.2 Phân loại tài sản đảm bảo
Tài sản bảo đảm được tồn tại dưới 3 hình thức mà khách hàng có thể dùng để
vay thế chấp là tài sản hiện hữu, giấy tờ có giá và quyền tài sản:
- Tài sản đảm bảo là quyền tài sản như quyền phát sinh từ hợp đồng thương
mại, quyền tác giả tác phẩm, quyền đòi nợ, và các quyền khác.
- Tài sản đảm bảo là các giấy tờ có giá như: Trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu, chứng
chỉ tiền gửi, thương phiếu, tín phiếu và các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền.
- Tài sản đảm bảo là vật như phương tiện giao thông, vàng bạc, máy móc
thiết bị, nguyên vật liệu và hàng hóa.
Căn cứ theo phân loại tài sản đảm bảo, hoạt động tín dụng được phân loại
thành các hình thức như sau:
Cầm cố tài sản
Là việc bên có nghĩa vụ giao tài sản là động sản thuộc sở hữu của mình cho
bên có quyền nắm giữ để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay
Điều kiện là tài sản thế chấp phải thỏa mãn các điều kiện sau:

-

Thứ nhất: tài sản phải có giá trị và giá trị sử dụng.

-

Thứ hai: tài sản thế chấp phải là sở hữu hợp pháp của bên thế chấp.

-

Thứ ba: được phép giao dịch và không có tranh chấp.



8

-

Thứ tư: phải mua bảo hiểm đối với những tài sản mà Nhà nước bắt buộc

mua bảo hiểm.
Tài sản hình thành từ vốn vay
Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tài sản
được tạo ra bởi một phần hoặc toàn bộ khoản cho vay của ngân hàng. Khoản cấp tín
dụng được đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay được áp dụng trong trường
hợp Chính phủ, Thủ tướng chính phủ quy định giao cho ngân hàng cho vay đối với
khách hàng và đối tượng vay.
Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba
Đây là việc bên thứ ba (cá nhân hoặc pháp nhân) đứng ra dùng tài sản thuộc
sở hữu của mình để đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán cho bên vay. Trường hợp bên
vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ của mình thì bên
thứu ba sẽ là người đứng ra trả nợ thay.
2.3 Nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước đây về mối quan hệ
giữa tài sản đảm bảo và rủi ro tín dụng
2.3.1

Nghiên cứu lý thuyết về tác động của tài sản đảm bảo đến rủi ro tín

dụng tại các Ngân hàng Thương mại
Tác động của tài sản thế chấp đối với rủi ro tín dụng là một chủ đề đã gây ra
nhiều tranh luận. Từ một quan điểm lý thuyết, có hai cách giải thích khác nhau dẫn
đến dự đoán khác nhau theo kinh nghiệm. Một mặt, tài sản thế chấp của người vay
có thể giúp đỡ làm giảm vấn đề bất lợi mà ngân hàng phải đối mặt khi cho vay [Stiglitz
vàWeiss (1981), Bester (1985), Chan và Kanatas (1985), Besanko và Thakor (1987a,

b) và Chan và Thakor (1987)]. Người vay có mức rủi ro thấp thường sẵn sàng cam
kết nhiều hơn và tài sản thế chấp tốt hơn, cho rằng rủi ro thấp hơn có nghĩa là họ ít
có khả năng mất nó. Như vậy, hành vi thế chấp như một tín hiệu cho phép ngân hàng
giảm thiểu hoặc loại bỏ vấn đề rủi ro gây ra bởi sự tồn tại của sự bất cân xứng thông
tin giữa ngân hàng và người đi vay tại thời điểm đó trong quyết định cho vay.


9

Trong bối cảnh thông tin bất cân xứng giữa ngân hàng và người vay, ngân
hàng thiết kế hợp đồng cho vay để phân loại người vay: rủi ro cao người vay sẽ bị
buộc phải chịu lãi suất cao khi không có tài sản thế chấp, trong khi những người có
rủi ro thấp cam kết tài sản thế chấp và nhận lãi suất thấp hơn.Thậm chí nếu có đối
xứng thông tin giữa người vay và người cho vay (tức là ngân hàng biết chất lượng tín
dụng của người đi vay), tài sản thế chấp cam kết giúp gắn kết lợi ích của cả người
cho vay và người đi vay, tránh tình trạng rủi ro cho khoản vay. Trên cơ sở hai lập
luận đã nêu ở trên, ở cấp độ thực nghiệm, người ta hy vọng sẽ thấy mối quan hệ tiêu
cực giữa tài sản thế chấp và khoản vay mặc định, phù hợp với giả định rằng tài sản
thế chấp là một tín hiệu của người vay chất lượng cao.Tuy nhiên, tình huống được
mô tả ở trên dường như trái ngược với nhận thức chung giữa các nhân viên ngân
hàng, những người có xu hướng liên kết yêu cầu của tài sản thế chấp lớn hơn với rủi
ro tín dụng. Ngoài ra còn có các lập luận lý thuyết của Manove và Padilla (1999,
2001) ủng hộ khả năng có nhiều tài sản thế chấp ngụ ý nhiều khoản nợ (rủi ro tín
dụng cũ) hoặc nợ năm trước lớn hơn. Thứ nhất, nếu các ngân hàng được bảo vệ bởi
một mức độ cao của tài sản thế chấp, họ có ít động lực để thực hiện sàng lọc đầy đủ
những người vay và các khoản vay tiềm năng tại thời điểm quyết định.Thứ hai, có
những doanh nhân lạc quan đánh giá thấp cơ hội phá sản và những người sẵn sàng
cung cấp tất cả các tài sản thế chấp mà họ được yêu cầu để có được tài chính cho các
dự án của họ.Nếu người cho vay biết năng lực tài chính của người vay khi đăng ký
vay, thì theo Boot et al. (1991) chỉ ra trong hợp đồng cho vay khi ngân hàng xác định

rằng những người vay có rủi ro cao sẽ bắt buộc cam kết tài sản thế chấp và rủi ro thấp
sẽ không. Họ cho thấy rằng trong một tình huống của hành động tiềm ẩn (rủi ro đạo
đức) nhưng không giấu thông tin, người cho vay có thể yêu cầu người vay cầm cố tài
sản thế chấp như một cách để nỗ lực nhiều hơn cho tài trợ dự án được bởi ngân hàng.
Sự đối xứng giữa người cho vay và người đi vay có thể là mối quan hệ lâu dài với
ngân hàng (Boot & Thakor, 1994) hoặc kết quả của những cải tiến trong công nghệ
sàng lọc (nghĩa là có sẵn cơ sở dữ liệu về người vay mặc định và đặc điểm của họ
cộng với mô hình chấm điểm hoặc xếp hạng ngày càng chính xác). Rajan & Winton


10

(1995) dự đoán rằng số lượng tài sản thế chấp cam kết tỷ lệ thuận với những khó khăn
của người đi vay khi trả nợ. Trong trường hợp này người ta có thể hiểu tài sản thế
chấp là một biến số ủy nhiệm hồ sơ rủi ro của người đi vay vì nó được ước tính bởi
người cho vay. Điều này rất quan trọng và Boot et al. (1991) đã làm rõ rằng các biện
pháp hạn chế rủi ro liên quan được sử dụng trong phân tích là xác suất củaước tính
mặc định của người cho vay tại thời điểm quyết định. Bằng chứng thực nghiệm cho
thấy các khoản thế chấp trong cho vay khi khoản vay phải chịu mức rủi ro lớn hơn
theo nghĩa là chúng được đánh giá là các khoản vay có xác suất vỡ nợ cao (Scott và
Smith, 1986) hoặc họ có phí bảo hiểm rủi ro cao hơn (Angbazo và cộng sự, 1998).
2.3.2 Nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tài sản đảm bảo và
rủi ro tín dụng
Berger et al (1990), nghiên cứu phân tích một vấn đề là liệu các khoản vay có
bảo đảm có xu hướng an toàn hơn hay rủi ro hơn so với các khoản vay không có bảo
đảm. Kết quả cho thấy rằng tài sản thế chấp thường liên quan đến những người vay
rủi ro hơn, những khoản vay rủi ro hơn và những ngân hàng rủi ro hơn.
Enez & Saurina (2002), nghiên cứu các đặc điểm nhất định của các khoản vay
(tức là tài sản thế chấp, kỳ hạn, quy mô khoản vay, loại khách hàng vay và mối quan
hệ khách hàng -ngân hàng) đối với rủi ro tín dụng. Nghiên cứu này sử dụng thông tin

về hơn ba triệu khoản vay được các tổ chức tín dụng Tây Ban Nha từ 1988 đến 2000
được thu thập bởi Ngân hàng Tây Ban Nha. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan
hệ giữa các yếu tố tài sản thế chấp, kỳ hạn, quy mô khoản vay, loại khách hàng vay
và mối quan hệ khách hàng -ngân hàng.
Enez & Saurina (2003), nêu lên các tác động của tài sản đảm bảo, loại khách
hàng cùng mối quan hệ giữa người vay và ngân hàng đến rủi ro tín dụng, sử dụng
nguồn dữ liệu của Ngân hàng Tây Ban Nha với các khoản vay trên 6000 euro tại năm:
1987, 1990, 1993, 1997 và 2000. Từ những mẫu quan sát và các biến phụ thuộc, bài
nghiên cứu đánh giá tác động của tài sản thế chấp đến quyết định của các khoản vay.


11

Trương & Nguyễn (2011, mục tiêu chính của nghiên cứu này là phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
thương chi nhánh thành phố Cần Thơ (Vietcombank Cần Thơ), số liệu sử dụng trong
nghiên cứu này được thu thập từ 438 khách hàng của Ngân hàng. Áp dụng mô hình
probit, kết quả phân tích cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân
hàng bao gồm: Kinh nghiệm của khách hàng đi vay, Khả năng tài chính của khách
hàng vay, Tài sản đảm bảo, Sử dụng vốn vay, Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, đa
dạng hóa hoạt động kinh doanh, kiểm tra, giám sát khoản vay.
Phan & Nguyễn (2017), phân tích các yếu tố kinh tế vi mô ảnh hưởng đến rủi
ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) có sở hữu nhà nước
trên địa bàn tỉnh Hậu Giang dựa trên số liệu được thu thập từ 316 quan sát của 5 ngân
hàng.
Foos et al (2010) nghiên cứu tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro ngân
hàng tư nhân dành cho khách hàng cá nhân trên 16 quốc gia có ngành tài chính phát
triển (Mỹ, Canada, Nhật và 13 nước Châu Âu), sử dụng số liệu báo cáo tài chính của
hơn 16.000 ngân hàng trong khoảng thời gian 1997-2007. Bài nghiên cứu không chọn
các quốc gia đang phát triển và nền kinh tế đang chuyển đổi vì môi trường kinh tế

không ổn định và chất lượng các báo cáo không đáng tin cậy. Các tác giả chỉ xem xét
các khoản tăng trưởng bất thường nghĩa là tăng trưởng cao hơn trung bình mẫu. Kết
quả nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ âm (-) giữa tăng trưởng tín dụng (LG) và
chênh lệch tỷ lệ từ lãi cho vay trên toàn bộ khoản vay (∆RIIt= RIIt- RIIt-1). Bên cạnh
đó là mối quan hệ nghịch biến giữa tăng trưởng tín dụng và chênh lệch tỷ lệ vốn chủ
sở hữu trên tổng tài sản (∆ETAt= ETAt-ETAt-1). Ngoài ra bài viết tìm thấy mối quan
hệ giữa biến rủi ro tín dụng với biến quy mô (SIZE) và biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng
tài sản (EQASSETS) và phân loại của ngân hàng.
Bằng việc tham khảo các nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy có 8 biến tác
động đến rủi ro tín dụng có liên quan đến đặc điểm khách hàng cũng như bản thân
ngân hàng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài, tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu các


12

yếu tố thuộc đặc điểm tài sản đảm bảo của từng khách hàng và đặc điểm quy mô và
vốn chủ sở hữu, phân loại của ngân hàng tác động đến rủi ro tín dụng mà không quan
tâm đến những biến vi mô, vĩ mô khác ảnh hưởng chung đến toàn bộ ngân hàng. Vì
vậy, bài nghiên cứu lựa chọn được 4 biến phù hợp với dữ liệu Việt Nam để tiến hành
thu thập số liệu và phân tích tác động đến rủi ro tín dụng tại thị trường Việt Nam bao
gồm: Tài sản đảm bảo, Quy mô ngân hàng, Tỷ lệ vốn chủ sở hữu, Phân loại ngân
hàng
Basel I, Basel II, Basel III và sự tác động đến mối quan hệ giữa tài sản
đảm bảo và rủi ro tín dụng tại hệ thống NHTM tại Việt Nam
Le & Dang (2015), nghiên cứu đã nêu ra mức CAR giới hạn ở mức 9%. Đối
với các NHTM có hệ số CAR dưới 9%, việc cơ cấu lại tài sản sẽ được lựa chọn theo
cách giảm thiểu các tài sản có rủi ro thay vì làm gia tăng vốn chủ sở hữu.
Hoang et al (2017), nghiên cứu cho thấy hệ số CAR chịu sự tác động lớn nhất
từ ROA. Với mức ý nghĩa 5%, khi ROA tăng lên 1% thì làm hệ số hệ số CAR giảm
0,6655%. Kết quả nghiên cứu đã phản ánh đúng thực trạng hoạt động của NHTMCP

niêm yết ở Việt Nam: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã làm cho ROA của các
NHTMCP niêm yết đều tăng cao, chi phí dự phòng rủi ro thấp trong khi hoạt động
tín dụng ngân hàng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro.
Nguyen (2017), bài viết nêu lên lộ trình để Lienvietpostbank quản trị rủi ro tín
dụng theo chuẩn Basel I, Basel II và Basel III.
2.4

Khoảng trống nghiên cứu và xây dựng giả thiết nghiên cứu

Dựa trên nền tảng các nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước
đây về tác động của tài sản đảm bảo đến rủi ro tín dụng cho thấy vẫn còn tồn tại một
khoảng trống nghiên cứu về mối quan hệ giữa chúng, cụ thể tác giả đưa ra các giả
thiết nghiên cứu dưới đây để tiến hành xác định khoảng trống nêu trên:


13

Gỉa thiết 1: Liệu có tồn tại sự tác động của tài sản đảm bảo đến rủi ro tín dụng
tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Gỉa thiết 2: Liệu có tồn tại sự tác động của Basel II đến mối quan hệ giữa tài
sản đảm bảo và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Tóm tắt chương 2
Trong chương 2, tác giả đã nêu khái quát các cơ sở lý thuyết sử dụng trong
phân tích nghiên cứu về tác động của tài sản đảm bảo và rủi ro tín dụng của các
NHTM ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, bài viết đã đưa ra các lý luận chặt chẽ về
các nghiên cứu trước đây, để làm nền tảng cho sự phát triển và xây dựng mô hình cho
các nghiên cứu ở chương 3.



14

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu
Trong các nghiên cứu của các tác giả Enez & Saurina (2003); Truong &
Nguyen (2011); Phan & Nguyen (2017); Foos et al (2010) khi nghiên cứu về rủi ro
tín dụng của NHTM, các nghiên cứu trên đã chỉ ra các yếu tố thuộc đặc điểm tài sản
đảm bảo của từng khách hàng và đặc điểm quy mô và vốn chủ sở hữu, phân loại của
ngân hàng tác động đến rủi ro tín dụng. Xuất phát từ mô hình của các tác giả trên, tác
giả xây dựng nên mô hình nghiên cứu “Mối quan hệ giữa tài sản đảm bảo đến rủi ro
tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay”. Sử dụng biến NPL
là nợ xấu của ngân hàng năm t làm biến phụ thuộc, và được đánh giá bằng các biến:
TSĐB_cố định, TSĐB_vô hình, Quy mô ngân hàng, Tỷ lệ vốn chủ sở hữu, Phân loại
ngân hàng. Cụ thể, mô hình kiểm định các giả thiết được áp dụng là:
Gỉa thiết 1: Liệu có tồn tại sự tác động của tài sản đảm bảo đến rủi ro tín
dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Mô hình kiểm định giả thiết 1:
NPLi,t= β0 + β1 ×TSĐB_cố địnhit + β2 ×TSĐB_vô hìnhit + β3 ×Sizeit+ β4 ×
VCSHit + β5 ×Typebanki + εit (1)
Gỉa thiết 2: Liệu có tồn tại sự tác động của Basel II đến mối quan hệ giữa tài
sản đảm bảo và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Mô hình kiểm định giả thiết 2:
NPLi,t= β0 + β1 ×TSĐB_cố địnhit + β2 ×TSĐB_cố địnhit x Basel2it + β3 ×
Basel2it + β4 ×TSĐB_vô hìnhit + β5 ×TSĐB_vô hìnhit x Basel2it + β6 × Basel2it +
β7 ×Sizeit + β8 ×Sizeit x Basel2it + β9 × Basel2it + β10 × VCSHit + β11 × VCSHit x
Basel2it + β12 × Basel2it + β13 ×Typebankit + β14 ×Typebankit x Basel2it + β15 ×
Basel2it + εit (1)
Cụ thể, các biến độc lập và biên phụ thuộc được giải thích như sau:



15

 Các biến số phụ thuộc
NPL là nợ xấu của ngân hàng năm t, được tính bởi tỷ lệ nợ xấu (bao gồm khoản
nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5) trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng năm t.
 Các biến số độc lập
TSĐB:Tài sản đảm bảo
Được phân tích dựa vào giá trị thị trường, giá nhà nước tùy theo quy định tài
sản bảo đảm của từng Ngân hàng và tỷ lệ cho vay đối với từng loại tài sản bảo đảm.
Trong nghiên cứu này tác giả đánh giá Tài sản đảm bảo qua hai chỉ tiêu:
TSĐB_cố định: Tài sản đảm bảo là tài sản cố định hữu hình năm t (tài sản là
nhà cửa, đất đai)
TSĐB_vô hình: Tài sản đảm bảo là cố định vô hình năm t (tài sản là bằng sáng
chế, giấy tờ,…)
Theo Nguyễn (2010) thì tại Việt Nam khả năng thu hồi nợ của các khoản vay
có đảm bảo chắc chắn hơn các khoản vay không đảm bảo.Theo các lý thuyết về tín
dụng một khoản vay được đảm bảo bằng tài sản thường có độ rủi ro thấp hơn khoản
vay không được đảm bảo bằng tài sản. Hay nói khác hơn, nếu tỷ lệ số tiền vay so với
giá trị tài sản đảm bảo càng thấp thì rủi ro tín dụng càng thấp và ngược lại. Tỷ lệ số
tiền vay so với giá trị tài sản đảm bảo có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng của
khoản vay đó. Do đó, tác giả kỳ vọng Tài sản đảm bảo sẽ có tác động cùng chiều đến
rủi ro tín dụng.
Size:Quy mô ngân hàng
Đây là biến có nhiều cách đo lường. Quy mô có thể là giá trị thị trường của
ngân hàng (Jimenez & Saurina, 2006), là logarit của tổng dư nợ cho vay của ngân
hàng (Foos et al, 2010). Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán chỉ phát triển ở mức sơ
khai nên chỉ có một số ngân hàng có cổ phiếu được niêm yết, đồng nghĩa với việc chỉ
có một số ít ngân hàng có có số liệu giá trị thị trường. Vì lý do này, đề tài chọn cách
đo lường qui mô ngân hàng bằng logarit cơ số 10 của tổng dư nợ cho vay. Tác giả sử



×