THỰC TRẠNG XÃ HỘI HOÁ DỊCH VỤ ĐĂNG KIỂM
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ.
2.1. CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM – HƠN 4O NĂM HÌNH THÀNH VÀ
PHÁT TRIỂN.
2.1.1. Giới thiệu chung về Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Cục Ðăng kiểm Việt Nam (VR) là cơ quan quản lý Nhà nước trực thuộc
Bộ Giao thơng Vận tải có chức năng tổ chức và thực hiện giám sát kỹ thuật,
chứng nhận chất lượng, an toàn cho các phương tiện và trang thiết bị giao thông
vận tải bao gồm: tàu thuỷ, ô tô, phương tiện đường sắt, các sản phẩm công
nghiệp và công trình biển. Ðồng thời VR là một Tổ chức Phân cấp tàu thủy.
Hoạt động của Ðăng kiểm Việt Nam vì mục đích đảm bảo an tồn sinh mạng
con người, tài sản và ngăn ngừa ơ nhiễm mơi trường, khơng vì lợi nhuận.
Ðăng kiểm Việt Nam có trụ sở Văn phịng Trung ương đặt tại số 18 Phạm Hùng,
Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội.
Ðăng kiểm Việt Nam có 25 chi cục, chi nhánh đăng kiểm tàu thuỷ, cơng trình
biển và sản phẩm cơng nghiệp; có 18 trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới
đường bộ; quản lý và chỉ đạo nghiệp vụ cho 77 trung tâm đăng kiểm phương
tiện cơ giới đường bộ của các sở giao thông vận tải.
Ðăng kiểm Việt Nam có khoảng 1018 cán bộ, cơng nhân viên, trong đó có hơn
869 cán bộ kỹ thuật có trình độ cao đẳng và đại học, khoảng 45 cán bộ có trình
độ trên đại học.
Mục tiêu
Mục tiêu Chất lượng của Ðăng kiểm Việt Nam là phục vụ lợi ích cơng
cộng và nhu cầu của khách hàng, góp phần bảo đảm an tồn sinh mạng con
người, tài sản và mơi trường, thông qua công tác xây dựng tiêu chuẩn và giám
sát kỹ thuật khi thiết kế, đóng mới, cũng như trong suốt quá trình khai thác các
phương tiện sắt, thủy, bộ và cơng trình biển.
Chính sách chất lượng
Chính sách chất lượng của Ðăng kiểm Việt Nam (VR) là cung cấp các
dịch vụ có chất lượng để thực hiện những mục tiêu đề ra.
Các hoạt động giám sát kỹ thuật, chứng nhận chất lượng và an tồn của VR ln
bảo đảm được tính trung thực, tin cậy, nhanh chóng, rõ ràng và khơng ngừng
hồn thiện. Chính sách này được hiểu, thi hành và duy trì ở mọi cấp của Ðăng
kiểm Việt Nam.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển.
Lịch sử phát triển của Cục đăng kiểm Việt Nam chia làm 6 giai đoạn chính:
1. Giai đoạn tiền hình thành Đăng kiểm.
2. Giai đoạn thành lập Ty Đăng kiểm
3. Giai đoạn xây dựng Ty Đăng kiểm và phục vụ sự nghiệp chống Mỹ cứu
nước (1964- 1974).
4. Giai đoạn thống nhất hoạt động Đăng kiểm trong cả nước ( 1975- 1979).
5. Giai đoạn củng cố, xây dựng và phát triển Đăng kiểm phương tiện thuỷ
(1979- 1995).
6. Giai đoạn mở rộng lĩnh vực hoạt động Đăng kiểm và hội nhập quốc tế
(1995- nay)
Giai đoạn tiền hình thành Đăng kiểm.
So với các tổ chức Đăng kiểm lớn trên thế giới – xuất hiện từ
những năm của thế kỷ 18 thì Đăng kiểm Việt Nam hình thành khá muộn.
Trong những năm đầu thế kỷ 20, thực dân Pháp xúc tiến mạnh mẽ việc khai thác
nguồn tài nguyên của nước ta tạo tiền đề cho ngành hàng hải Việt Nam phát
triển. Hoạt động giám sát an toàn kỹ thuật và đăng ký tàu thuyền là yêu cầu tất
yếu và danh từ "Đăng kiểm" đã xuất hiện ở Việt Nam thời kỳ đó.
Hình thức hoạt động đầu tiên của tổ chức Đăng kiểm ở Việt Nam trong những
năm đầu thế kỷ 20 mang tính chất hành chính. Ở miền Bắc có "Hội đồng kiểm
soát máy tàu " thuộc Phủ thư hiến Bắc Kỳ. Ở thuộc địa Nam Kỳ có đại diện của
Đăng kiểm Pháp "Bureau Veritas", đặt trụ sở tại Vũng Tàu, chỉ có 2 người để
kiểm tra tàu chạy tuyến quốc tế. Tàu trong nước do các Sở , Nha Giao thơng
cơng chính đăng kiểm.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ngành Giao thơng vận tải thuỷ bắt đầu được
hình thành. Hệ thống kiểm tra kỹ thuật mang tính chất lẻ tẻ, chưa có sự chỉ đạo
thống nhất.
Khi miền Bắc hồn tồn giải phóng, ở Hà nội, Sở Giao thơng Cơng chính thành
phố thành lập "Ban Kiểm soát hàng giang" theo dõi đăng ký phương tiện vận tải
thuỷ thay cho "Ban Giang ngạn" của Sở "Hàng Giang thương thuyền" do Pháp
lập lên trước đây.
Cuối 4/1955, ngành Giao thông thuỷ được thành lập, cơng tác kiểm tra phương
tiện do "Phịng hàng vận" phụ trách.
Tháng 5/1955, sau khi tiếp quản Hải Phòng, các phương tiện vận tải thuỷ của
Hải Phòng, Kiến An, Hồng Quảng, Hải Ninh do Sở Giao thơng Vận tải Hải
Phịng đảm nhận việc kiểm tra, đăng ký. Các phương tiện của Hà nội, Nam
Định, Ninh Bình, Hải Dương và các tỉnh khác do ngành Giao thơng trực tiếp
đăng ký.
Ngày 11/8/1956 Chính phủ ký quyết định thành lập Cục Vận tải thuỷ. Cục vận
tải thuỷ bắt đầu xây dựng cơ sở pháp lý hình thành nên những nguyên tắc,
những quy định áp dụng cho toàn ngành Vận tải thuỷ, bao gồm cả công tác
Đăng kiểm:
Nghị định 47-NĐ ngày 12/8/1958 của Bộ Giao thông và Bưu điện về
đăng ký quản lý các phương tiện đi sông và thuyền buồm đi biển.
Nghị định 307-NĐ ngày 18/8/1959 của Thủ tướng Chính Phủ quy định
những nguyên tắc cơ bản về GTVT đường sông.
Thông tư số 3-TT ngày 3/2/1960 của Bộ Giao thông và Bưu điện về việc
đăng ký các thuyền đánh cá.
Năm 1960, Cục Vận tải Đường thuỷ thành lập "Phòng Đăng ký Hải sự" để kiểm
tra, đăng ký các loại tàu sông loại lớn và các loại tàu đi biển. Năm 1962, phòng
Đăng ký Hải sự được đổi tên thành " Phịng Đăng ký giám sát an tồn" bổ sung
thêm nhiệm vụ kiểm tra giám sát an toàn, tổ chức sát hạch thuyền viên đường
sơng, đường biển. Đến ngày 15/03/1963, Phịng đăng kiểm được thành lập trực
thuộc vào Cục Đường Thuỷ, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế, con dấu
riêng. Đây là bước chuẩn bị quan trọng cho việc hình thành Ty Đăng kiểm VN
sau này.
Giai đoạn thành lập Ty Đăng kiểm.
Đầu năm 1964, kinh tế miền Bắc đang trên đà phát triển mạnh mẽ, sản
lượng vận tải đường thuỷ tăng lên nhanh chóng. Ta tiếp nhận thêm rất nhiều tàu
mới và tự đóng được một số tàu và xà lan đi biển, có rất nhiều hợp tác xã vận tải
biển đã được cơ giới hố. Do đó, cơng tác quản lý an tồn của Phịng Đăng
kiểm khơng cịn đáp ứng kịp, địi hỏi có một tổ chức Đăng kiểm lớn hơn.
Ngày 25 tháng 4 năm 1964, Bộ Giao thông Vận tải đã ký Quyết định số
345-TL thành lập Ty Đăng kiểm Việt Nam đặt trụ sở tại Hải Phòng. Lịch sử của
Ngành Đăng kiểm Việt Nam đã bước sang một trang mới.
Khi mới thành lập Ty Đăng kiểm có 23 người, trong đó có 17 cán bộ kỹ
thuật, 6 cán bộ chính trị, hành chính sự nghiệp. Về tổ chức Ty Đăng kiểm có 4
phịng chun mơn nghiệp vụ:
Phòng tiêu chuẩn: biên soạn các tiêu chuẩn, quy phạm, thiết lập các biểu
mẫu Đăng kiểm, xét duyệt thiết kế, giám sát đóng tàu mới.
Phịng kiểm nghiệm có chức năng kiểm tra các tàu, sữa chữa và tàu đang
khai thác.
Phòng nồi hơi đặt tại 80 Trần Hưng Đạo, Hà nội có nhiệm vụ kiểm tra nồi
hơi đầu máy toa xe lửa ở Nhà máy cơ khí Gia Lâm, phương tiện thuỷ khu
vực Hà nội.
Phịng Nhân chính phụ trách cơng tác cán bộ, hành chính kế tốn tài vụ.
Giai đoạn xây dựng Ty Đăng kiểm và phục vụ sự nghiệp chống Mỹ cứu nước
(1964- 1974).
Trong những năm 1967 – 1968, Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại và tăng
cường ở miền Bắc, đường biển bị phong toả, các cửa biển, các đầu mối giao
thông bị uy hiếp nghiêm trọng. Hoạt động của Đăng kiểm trong thời điểm trọng
đại và khó khăn ấy là vừa phải đảm bảo đến mức cao nhất tính an tồn kỹ thuật
cho các phương tiện, duy trì và nâng cao chất lượng, tuân thủ các luật lệ và quy
định hiện hành của Nhà nước, vừa phải có cách giải quyết linh hoạt, mạnh dạn,
dám chịu trách nhiệm nhằm giải phóng nhanh phương tiện để tham gia sản xuất,
phục vụ tiền tuyến. Năm 1966, Phịng kiểm tra đóng mới được thành lập và đổi
tên thành Phòng Kỹ thuật vào năm 1970, và cũng vào thời điểm này mạng lưới
Đăng kiểm đã hình thành 4 chi nhánh: Hải phịng, Hà nội, Nam định, Nghệ An.
Giai đoạn 1964 – 1974 hoạt động Đăng kiểm vươn rộng ra các tỉnh miền
Tây bắc bộ và miền Trung. Ty Đăng kiểm Việt Nam hoàn thành những nhiệm
vụ của ngành trong việc quản lý và giám sát điều kiện an toàn kỹ thuật của
những phương tiện vận tải đường biển, đường sông, của những tàu đánh cá, một
số loại xe lu lăn đường, giám sát chế tạo nồi hơi của ngành đường thuỷ và của
các ngành công nghiệp trong nước.
Giai đoạn thống nhất hoạt động Đăng kiểm trong cả nước ( 1975-1979).
Sau khi thống nhất đất nước năm 1975 mạng lưới Đăng kiểm Việt Nam
được mở rộng trên tồn quốc. Ngay sau khi giải phóng miền Nam đã hình thành
Ty Đăng kiểm miền Nam trực thuộc Tổng cục Giao thông vận tải Việt Nam. Sau
một thời gian ngắn tồn tại, Ty Đăng kiểm miền Nam sát nhập vào Ty Đăng kiểm
Việt Nam, tổ chức Đăng kiểm được thống nhất trong cả nước. Năm 1977 đã
hình thành được 6 chi nhánh trực thuộc:
Chi nhánh Đăng kiểm số 1 ở Hà nội.
Chi nhánh Đăng kiểm số 2 ở Nam Định.
Chi nhánh Đăng kiểm số 3 ở Vinh.
Chi nhánh Đăng kiểm số 4 ở Đà nẵng.
Chi nhánh Đăng kiểm số 6 ở TP.Hồ Chí Minh.
Chi nhánh Đăng kiểm số 8 ở Cần Thơ.
Giai đoạn củng cố, xây dựng và phát triển Đăng kiểm phương tiện thuỷ (1979
– 1995).
Sau quyết định của Chính phủ chuyển Ty Đăng kiểm thành Cục Đăng
kiểm Việt Nam, ngày 11/01/1980 Bộ Giao thông Vận tải có Quyết định số 84/
QĐ/TC về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Cục
Đăng kiểm là cơ quan chịu trách nhiệm đăng ký và kiểm tra về kỹ thuật an tồn
tàu sơng, tàu biển, nồi hơi và bình chịu áp lực sử dụng trong ngành giao thông
vận tải.
Năm 1980, lần đầu tiên Đăng kiểm Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác với
Đăng kiểm Cộng hòa Dân chủ Đức về uỷ quyền thay thế nhau giám sát kỹ thuật
tàu biển, mở ra một giai đoạn mới trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật song phương
giữa Đăng kiểm Việt Nam và các tổ chức Đăng kiểm khác trên thế giới.
Năm 1981, Đăng kiểm Việt Nam gia nhập Tổ chức Đăng kiểm các nước
thuộc khối SEV ( tổ chức Đăng kiểm các nước Xã hội chủ nghĩa trước đấy, viết
tắt là OTHK, năm 1999 đổi tên là Hiệp hội giám sát kỹ thuật và Phân cấp tàu
Quốc tế, viết tắt là TSCI) và bắt đầu có tiếng nói trên diễn đàn Đăng kiểm quốc
tế.
Ngày 12 tháng 6 năm 1984, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức
của tổ chức Hàng hải quốc tế, đồng thời Đăng kiểm Việt Nam được chọn là nơi
đặt " Văn phòng IMO Việt Nam".
Để tuyên truyền, phổ biến công tác Đăng kiểm trong giai đoạn mới ở Việt
Nam, chuẩn bị từng bước hội nhập quốc tế và khu vực, năm 1990 Cục thành lập
một bộ phận chuyên làm cơng tác biên tập, phát hành tạp chí. Đến tháng 2/1990,
"Tạp chí Đăng kiểm" được Bộ Văn hố thơng tin cho xuất bản hàng quý.
Giai đoạn phát triển từ năm 1979 - 1995 là thời kỳ Đăng kiểm Việt Nam
có nhiều thay đổi về tổ chức mạng lưới hoạt động, nguồn nhân lực, vật lực và tổ
chức hoạt động giám sát kỹ thuật. Đăng kiểm đã xây dựng được một hệ thống
văn bản pháp lý, quy phạm, tiêu chuẩn tương đối đầy đủ, đồng bộ phục vụ cho
cơng tác giám sát cho các nhà máy đóng, sửa chữa tàu, cho chủ tàu và cơ quan
thiết kế, đã có trao đổi nghiên cứu, đóng góp trong việc soạn thảo quy phạm
chung của Tổ chức Đăng kiểm các nước Xã hội chủ nghĩa.
Giai đoạn mở rộng lĩnh vực hoạt động Đăng kiểm và hội nhập quốc tế ( 1995 nay ).
Sau 10 năm đổi mới, xoá bỏ bao cấp, nền kinh tế Việt Nam có những
chuyển biến tích cực, tốc độ phát triển kinh tế hàng năm tăng nhanh, đời sống
nhân dân nâng cao cả ở thành thị và nông thôn. Đi đôi với phát triển kinh tế,
mạng lưới giao thông đường bộ quốc lộ, tỉnh lộ, đường thôn, xã được mở rộng,
nâng cấp. Phương tiện vận tải đường bộ ô tô, xe máy tăng nhanh, tai nạn xảy ra
liên tục, gây tổn thất về người và của, tạo ra dư luận xã hội đáng lo ngại về an
tồn giao thơng. Trước tình hình đó, Chính phủ thấy cần thiết phải lập lại trật tự
an tồn giao thơng đường bộ, đã ban hành Nghị định 36/CP ngày 29/5/1995,
trong đó có quy định chuyển cơng tác Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ
từ Bộ Nội Vụ sang Bộ Giao thơng Vận tải. Nhìn thấy vai trị và hoạt động có
hiệu quả của Đăng kiểm Việt Nam trong các lĩnh vực được giao, Bộ Giao thông
Vận tải giao cho Cục Đăng kiểm Việt Nam quản lý và tổ chức thực hiện công
tác Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ.
Ngày 7/4/1998, Cục Đăng kiểm Việt Nam chuyển trụ sở từ Hải phòng về
126 Kim Ngưu, Hà nội.
Ngày1/9/2003 Đăng kiểm Việt Nam chuyển trụ sở về số 18 Phạm Hùng,
Hà nội.
Sau bốn mươi năm xây dựng và trưởng thành, Đăng kiểm Việt Nam đã
khẳng định được sự tồn tại và vai trò với những lĩnh vực hoạt động quan trọng
của xã hội. Ban đầu chỉ là giám sát kỹ thuật tàu thuỷ, nồi hơi đến nay Đăng
kiểm Việt Nam đã thực thi chức năng, nhiệm vụ trên tất cả 6 lĩnh vực: phương
tiện cơ giới đường bộ, đường sắt, tàu thuỷ, cơng trình biển, sản phẩm cơng
nghiệp, hàng không dân dụng. Mạng lưới hoạt động Đăng kiểm bao trùm khắp
trên toàn quốc. Biểu tượng của Đăng kiểm Việt Nam “VR” được biết đến không
nh ở trong nước mà cịn ở nước ngồi.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cục đăng kiểm Việt Nam
Nguồn: trang web Cục Đăng kiểm Việt Nam- www.vr.org.vn
2.1.3.1. Lãnh đạo Cục.
Cục Đăng kiểm Việt Nam do Cục trưởng lãnh đạo, và có các Phó Cục
trưởng lãnh đạo.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật trong việc thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý về đăng kiểm và các vụ việc tiêu cực xảy ra
trong Cục.
Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm có thời hạn 5 năm. Phó
cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, có thời hạn 5 năm theo đề nghị
của Cục trưởng.
Ban lãnh đạo của Cục bao gồm : 1 Cục trưởng và 3 Phó cục trưởng.
Cục trưởng:
Trịnh Ngọc Giao.
Phó Cục trưởng: Trịnh Đức Chinh.
Đỗ Hữu Đức.
Trần Kỳ Hình.
2.1.3.2. Phịng xây dựng cơ bản.
Phịng xây dựng cơ bản có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng trong
việc đầu tư xây dựng cơ bản của Cục.
2.1.3.3. Phòng ISO 9000.
Phòng ISO 9000 có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng quản lý Hệ
thống quản lý chất lượng của Cục theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000: 2000.
2.1.3.4. Phòng tổ chức cán bộ.
Phịng tổ chức cán bộ có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng quản lý
về việc tổ chức cán bộ gồm có : cơ cấu tổ chức Cục, cán bộ công nhân viên
chức, tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội, khen thưởng, thanh tra, kiểm tra,
chính trị nội bộ và vấn đề cải cách hành chính của Cục.
2.1.3.5. Phịng hợp tác quốc tế.
Phịng hợp tác quốc tế có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng quản lý
việc hợp tác quốc tế, tổ chức thực hiện công việc, hoạt động liên quan đến tổ
chức, cá nhân nước ngoài phục vụ sự phát triển của Đăng kiểm Việt Nam.
2.1.3.6. Phịng mơi trường.
Phịng mơi trường có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng quản lý các
hoạt động về bảo vệ môi trường của Cục, và tổ chức thực hiện các chương trình,
dự án về mơi trường.
2.1.3.7 Tạp chí đăng kiểm.
Tạp chí Đăng kiểm là tổ chức sự nghiệp báo chí trực thuộc Cục thực hiện
chức năng phục vụ nhu cầu thông tin của Đăng kiểm Việt Nam.
2.1.3.8. Trung tâm tin học.
Trung tâm tin học có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng tổ chức, quản
lý thực hiện các hoạt động tin học, hệ thống thông tin của Cục.
2.1.3.9. Trung tâm đào tạo.
Trung tâm đào tạo có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng quản lý, tổ
chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên, đăng kiểm viên
trong tất cả lĩnh vực hoạt động của Cục.
2.1.3.10. Văn phòng Cục.
Văn phòng Cục là một tổ chức giúp Cục trưởng tổng hợp, điều phối hoạt
động tất cả các đơn vị của Cục theo chương trình kế hoạch làm việc và thực
hiện cơng tác hành chính quản trị đối với mọi lĩnh vực hoạt động của Cục.
2.1.3.11. Phòng tài chính - kế tốn.
Phịng tài chính - kế tốn có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng quản
lý nguồn vốn, tài sản của Cục, tổ chức chỉ đạo công tác kế tốn , xây dựng và tổ
chức thực hiện chính sách tài chính - kế tốn theo quy định của Nhà nước.
2.1.3.12. Phịng cơng nghiệp.
Phịng cơng nghiệp có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng tổ chức thực
hiện và kiểm tra, chứng nhận vật liệu máy móc, trang thiết bị sử dụng trên các
phương tiện thuỷ, thiết bị xếp dỡ, container, nồi hơi, bình chịu áp lực sử dụng
trong giao thơng vận tải.
2.1.3.13. Phịng tàu sơng.
Phịng tàu sơng có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng xây dựng quy
phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, quản lý công tác thẩm định thiết kế và giám sát kỹ
thuật, phân cấp và đăng ký kỹ thuật tàu sông, tổ chức thẩm định thiết kế tàu
sơng theo quy định.
2.1.3.14. Phịng cơng trình biển.
Phịng cơng trình biển có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng quản lý
và tổ chức thực hiện các hoạt động giám sát kỹ thuật, phân cấp các loại phương
tiện, thiết bị thăm dị khai thác dầu khí biển bao gồm: các loại giàn, hệ thống
đường, tàu chứa dầu, phao neo và các trang thiết bị, máy móc của chúng ( gọi
tắt là cơng trình biển).
2.1.3.15. Phịng tàu biển.
Phịng tàu biển có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng quản lý công tác
giám sát kỹ thuật, phân cấp, đo dung tích và đăng ký kỹ thuật tàu biển đang khai
thác, trừ hốn cải tàu biển.
2.1.3.16. Phịng quy phạm.
Phịng quy phạm có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng xây dựng quy
phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, quản lý công tác thẩm định thiết kế, giám sát đóng
mới và hốn cải tàu biển; thực hiện thẩm định thiết kế đóng mới và hoán cải tàu
biển theo quy định.
2.1.3.17. Trung tâm chứng nhận hệ thống chất lượng và an toàn (VRQC).
Trung tâm chứng nhận hệ thống chất lượng và an tồn có chức năng tham
mưu giúp Cục trưởng quản lý và tổ chức thực hiện công tác chứng nhận Hệ
thống quản lý chất lượng, an tồn, an ninh và mơi trường.
2.1.3.18. Phịng kiểm định xe cơ giới (VAR).
Phòng kiểm định xe cơ giới có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng
quản lý cơng tác kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các loại xe cơ
giới và xe máy chuyên dùng đang lưu hành trong phạm vi cả nước.
2.1.3.19. Phòng chất lượng xe cơ giới.
Phòng chất lượng xe cơ giới có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng
quản lý và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra chất lượng, an tồn kỹ thuật và
bảo vệ mơi trường các loại thiết bị, xe cơ giới và xe máy chuyên dùng trong sản
xuất, lắp ráp và nhập khẩu trong phạm vi cả nước.
2.1.3.20. Trung tâm tư vấn dịch vụ khoa học kỹ thuật (TSC).
Trung tâm tư vấn và dịch vụ khoa học kỹ thuật là đơn vị trực thuộc Cục
Đăng kiểm Việt Nam có chức năng thực hiện dịch vụ tư vấn và dịch vụ kỹ thuật
đối với phương tiện, thiết bị giao thông vận tải.
2.1.3.21. Trung tâm thử nghiệm xe cơ giới (VMTC).
Trung tâm thử nghiệm xe cơ giới là tổ chức trực thuộc Cục Đăng kiểm
Việt Nam có chức năng là tổ chức thực hiện việc thử nghiệm chất lượng an tồn
kỹ thuật và bảo vệ mơi trường đố với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng,
các linh kiện sử dụng trên xe cơ giới, mũ bảo hiểm và các thiết bị an tồn khác
sử dụng trong giao thơng vận tải
2.1.3.22. Phịng đường sắt.
Phịng đường sắt có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng quản lý và tổ
chức thực hiện về cơng tác kiểm tra chất lượng, an tồn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường các loại phương tiện, thiết bị giao thông vận tải đường sắt.
2.1.3.23. Các chi cục Đăng kiểm.
Chi cục Đăng kiểm là đơn vị trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước về đăng kiểm phương tiện thuỷ tại địa
phương; tổ chức thực hiện công tác kiểm tra kỹ thuật, chứng nhận chất lượng,
an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các loại phương tiện vận tải
đường biển, đường thuỷ nội địa, cơng trình nổi, thiết bị xếp dỡ, xe máy chuyên
dùng và các thiết bị khác liên quan đến chất lượng và an toàn trên địa bàn của
địa phương.
Tính đến thời điểm hiện nay có 25 chi cục Đăng kiểm trải rộng khắp cả
nước.
2.1.3.24. Các trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới.
Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới là đơn vị trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt
Nam có chức năng tổ chức thực hiện cơng tác kiểm định an tồn kỹ thuật và bảo
vệ mơi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đang lưu hành ở địa phương.
Tính đến thời điểm hiện nay, trên cả nước có 18 trung tâm đăng kiểm xe
cơ giới trong đó Hà nội có 6 trung tâm, TP Hồ Chí Minh có 5 trung tâm.
2.1.3.25. Các trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới trực thuộc Sở Giao thông Vận tải
và Sở Giao thông Công chính.
Ngồi các trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới trực thuộc Cục Đăng kiểm
Việt Nam thì cịn có các trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới thuộc Sở Giao thông
Vận tải và Sở Giao thơng Cơng chính. Các trung tâm này rải rác trên các tỉnh và
thành phố có chức năng tổ chức thực hiện công tác kiểm định an tồn kỹ thuật
và bảo vệ mơi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đang lưu hành ở địa
phương. Trên cả nước ta hiện nay có 77 trung tâm, thơng thường mỗi tỉnh thành
phố có 1 trung tâm, riêng Hà nội và TP Hồ Chí Minh có 3 trung tâm.
2.1.4. Nhiệm vụ quyền hạn.
Theo quyết định số 2570/2003/QĐ – BGTVT ngày 29/8/2003 quy định nhiệm
vụ và quyền hạn của Cục Đăng kiểm Việt Nam bao gồm:
Xây dựng trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài
hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình, dự án về Đăng kiểm.
Tham gia xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp
luật khác có liên quan về giao thông vận tải và các chiện lược, quy hoạch,
kế hoạch của Bộ theo phân công của Bộ trưởng.
Chủ trì xây dựng trình Bộ trưởng ban hành hoặc Bộ trưởng trình cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật phương tiện và
thiết bị giao thông vận tải.
Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm,
định mức kinh tế - kỹ thuật liên quan tới hoạt động đăng kiểm sau khi
ban hành hoặc phê duyệt.
Chủ trì hoặc phối hợp trong việc thơng tin, tun truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật về đăng kiểm.
Tổ chức thực hiện cơng tác đăng kiểm chất lượng, an tồn kỹ thuật và bảo
vệ môi trường phương tiện, thiết bị giao thông vận tải và các phương tiện,
thiết bị khác ( trừ phương tiện, thiết bị phục vụ cho mục đích an ninh,
quốc phịng và đánh bắt thuỷ sản).
Xây dựng trình Bộ trưởng kế hoạch hợp tác quốc tế về đăng kiểm, tham
gia xây dựng, đảm bảo, đàm phán, ký kết, gia nhập các Điều ước quốc tế,
các tổ chức quốc tế về đăng kiểm, tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về
đăng kiểm theo phân cấp quản lý.
Quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền
của Cục.
Tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa
học, công nghệ trong hoạt động đăng kiểm.
Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính của Cục theo
mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước của Bộ
Giao thơng Vận tải.
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tổ cáo, chống tham nhũng, tiêu
cực theo thẩm quyền của Cục.
Xây dựng trình Bộ trưởng quyết định cơ cấu tổ chức của Cục; quản lý tổ
chức bộ máy, định biên của Cục; thực hiện chế độ tiền lương và chính
sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức, người lao
động theo quy định của pháp luật; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng về
chuyên môn nghiệp vụ và cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên, dánh giá
đối với cán bộ, viên chức và người lao động làm công tác đăng kiểm theo
quy định của pháp luật.
Quản lý tài chính, tài sản của Cục theo quy định của pháp luật.
Quan hệ với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương,
các cơ quan nhà nước có liên quan và phối hợp với các Cục trực thuộc
Bộ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định
của pháp luật và uỷ quyền của Bộ trưởng.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
2.1.5. Hoạt động đăng kiểm năm 2007.
Cùng với sự tăng trưởng của kinh tế của cả nước, năm 2007 Cục Đăng
kiểm đã tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực hoạt động,
thực hiện tốt vai trị quản lý nhà nước về an tồn kỹ thuật, chất lượng phương
tiện giao thơng, cơng trình biển và vai trò của tỏ chức phân cấp tàu thuỷ.
Hoạt động xây dựng văn bản pháp lý, đây là hoạt động phục vụ cho công
tác quản lý chỉ dạo, kiểm tra phấp cấp tàu ln được coi là nhiệm vụ chính của
VR đã đạt được kết quả tốt, 100% đề án của Cục đã đăng ký với Bộ được hoàn
thành. VR đã xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành 2 Quyết định liên quan đến
phương tiện cơ giới đường bộ, đồng thời Cục đã ban hành nhiều quyết định, chỉ
thị, hướng dẫn triển khai các chương trình của Bộ, Chính phủ về phương tiện
nội địa, về thực hiện Nghị quyết 32/2007/NQ – CP. Đặc biêt, Bộ GTVT đã phê
duyệt đề án sắp xếp lại tổ chức, đổi mới phương thức quản lý và cơ chế tài
chính của VR tại Quyết định số 3118/QĐ – BGTVT ngày 17/10/2007.
Hoạt động hợp tác quốc tế, Năm 2007 có thể coi là năm nổi bật về hợp
tác quốc tế của VR. Chúng ta đã ký lại 5 thoả thuận với các tổ chức đăng kiểm
hàng đầu thế giới về hợp tác “Đăng kiểm Nauy (DVN), Đăng kiểm Hàn Quốc
( KR), Đăng kiểm Mỹ ( ABS), Đăng kiểm Panama (IBS), Đăng kiểm
CuBa(CBS)”. Trên cơ sở thoả thuận mới, VR đã ký các hợp đồng giám sát kỹ
thuật phân cấp và chứng nhận cho 30 tàu biển trong đóng mới với Đăng kiểm
nước ngồi. Trong số đó có tàu chứa 150.000 tấn, 3 tàu chở dầu 105.000 tấn, 2
tàu hàng rời 54.000 tấn, vv… mang lưỡng cấp, và nhiều hợp đồng cho tàu đơn
cấp của Đăng kiểm nước ngoài, như dự án tàu đa năng 8.700 tấn, tàu hàng rời
56.000 tấn, tàu hàng tổng hợp 4.200 tấn đóng cho chủ tàu nước ngồi tại Nhà
máy đóng tàu Bến Kiến, Hạ Long, Nam Triệu.
Các hoạt động quốc tế khác cũng được đẩy mạnh. VR đã tham gia nhiều hội
thảo quốc tế, đã phối hợp với các tổ chức đăng kiểm và quốc tế khác tổ chức 13
họi thảo,hội nghị chuyên đề, đặc biệt là hội thảo giới thiệu các quy định đối với
tàu biển nước ngoài khi vào Hoa Kỳ. Từ sau hội thảo đế nay, đã có 2 tàu biển
Việt Nam được cập cảng Hoa Kỳ an toàn và khơng gặp trở ngại nào. Trong
tương lai sẽ có nhiều tàu biển Việt Nam vào Hoa Kỳ.
Hoạt động giám sát kỹ thuật và phân cấp tàu biển, chưa năm nào Đăng
kiểm Việt Nam tiếp nhận đội tàu biển mang cấp VR nhiều như năm 2007, đã
tăng thêm là 115 tàu ( bao gồm cả tàu đóng mới và tàu cũ mua từ nước ngồi)
với tổng dung tích 695.699 tấn đăng ký. Tính đến ngày 31/12/2007, tồn bộ đội
tàu biển mang cấp của VR có 1.219 tàu với tổng dung tích là 2.408.153 tấn đăng
ký, tổng trọng tải là 3.931.153 tấn. Tỷ lệ tàu mang cấp bị lưu giữ ở nước ngoài
giảm xuống dưới 10%, đây là con số thấp nhất từ trước tới nay, vượt chỉ tiêu Bộ
đề ra dưới 15%. So với năm 2006, năm 2007 số lượng tàu Việt Nam bị lưu giữ
đã giảm đáng kể.
Hoạt động giám sát đóng mới tàu biển và xét duyệt thiết kế, số lượng đóng
tàu biển mới đạt kỷ lục 441 tàu VR độc lập giám sát hoặc giám sát lưỡng cấp
VR – Đăng kiểm nước ngoài. VR độc lập giám sát đóng mới tàu chở dầu 20.000
tấn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng. Toàn ngành đã duyệt 556 thiết kế tàu
biển các loại có trọng tải từ 1.000 tấn đến 105.000 tấn, trong đó có 362 thiết kế
đóng mới, 55 kế hoán cải, 139 thiết kế khác.
Hoạt động chất lượng xe cơ giới, từ ngày 01/07/2007 VR đã tổ chức kiểm
tra tất cả các phương tiện xe cơ giới mới sản xuất lắp ráp và nhập khẩu áp dụng
tiêu chuẩn khí thải Euro II theo Lộ trình kiểm tra phát thải tại Quyết định
249/2005/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ. Việc làm này đã được sự đồng
thuận của các đơn vị có phương tiện, bước đầu có hiệu quả. Số lượng phương
tiện nhập khẩu được kiểm tra năm 2007 được tăng lên đáng kể: 23.872 ôtô các
loại, tăng 89,1% so với năm 2006 (12.619 phương tiện), trong đó có 14.104
phương tiện chưa qua sử dụng; 118.188 mơtơ mới chưa qua sử dụng, tăng 90%
so với năm 2006 (61.896 môtô); 15.374 xe máy chuyên dùng, tăng 154% so với
năm 2006 (6037 chiếc).
Đối với cơ sở sản xuất trong nước, VR đã kiểm tra xuất xưởng 90.965 ôtô, sơ
mi rơ mooc, tăng 87% so với năm 2006 (48.523 chiếc); 2.946.573 xe máy sản
xuất lắp ráp mới, tăng 15% so với năm 2006 (2.553.593).
Hoạt động kiểm định xe cơ giới, VR đã chuẩn bị và tổ cức thành công Hội
nghị nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm PTGTCGĐB, được Bộ trưởng và
dư luận công chúng đánh giá cao. Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cho 8 trung
tâm thuộc đề án Xã hội hố đi vào hoạt động góp phần giảm tải cho các khu vực
có nhiều PTGTCGĐB. Mở rộng, di chuyển, bổ sung dây chuyền kiểm định: 4
Trạm Đăng kiểm trực thuộc trung tâm Đăng kiểm XCG Lâm Đồng, Hưng Yên,
Khánh Hoà và An Giang đã được xây dựng mới và nghiệm thu đưa vào hoạt
động; 4 trung tâm 15 – 01V, 29 – 02V, 50 – 01S, 72 – 01S đã di chuyển địa
điểm kết hợp với bổ sung dây chuyền kiểm định. Tổng số phương tiện đang lưu
hành đến kỳ kiểm định trong cả nước là 763.931 phương tiện các loại, tăng
16,4% so với năm 2006 (655.753 phương tiện). Toàn ngành đã kiểm định được
1.056.893 lượt phương tiện.
Hoạt động đường sắt, lần đầu tiên VR dã kiểm tra và cấp giấy chứng
nhận theo tiêu chuẩn ngành do Bộ GTVT ban hành đối với 16 đầu máy diesel
D19E được lắp ráp lần đầu tại Việt Nam và nhiều đầu máy và toa xe nhập khẩu
khác.
Hoạt động Cơng trình biển, VR đã chỉ đạo, triển khai các dự án đóng mới
tương đối tốt và đạt hiệu quả cao. Việc giám sát kỹ thuật trong sửa chữa các
cơng trình biển được quản lý chặt chẽ, đặc biệt đối với phương tiện cần được
gia hạn hoạt động. VR triển khai có hiệu quả các dự án đóng mới cùng Đăng
kiểm nước ngồi, vừa thực hiện chuyển giao công nghệ vừa nâng cao uy tín của
ngành.
Hoạt động giám sát kỹ thuật phương tiện thủy nội địa, cả nước trong năm
2007 có 7.280 phương tiện đăng ký kỹ thuật, bằng 118% so với năm 2006 (6169
phương tiện), với tổng trọng tải 1.204.774 tấn. Tổng số lượt giám sát kỹ thuật,
đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa đang khai thác đã có nhiều tiến bộ, nhiều
đơn vị đã kiểm soát được các phương tiện đến hạn đăng kiểm nhưng chưa hoặc
không đến kiểm tra, đã chủ động thống kê, thông báo bằng văn bản đến các cơ
quan chức năng đến từng chủ tàu. Năm 2007, toàn quốc đã thực hiện xong việc
tổng điều tra các phương tiện thuộc diện phải đăng ký, đăng kiểm theo quy định
của Luật Giao thông Đường thuỷ nội địa.
Hoạt động sản phẩm công nghiệp, năm qua nhiều sản phẩm công nghiệp
mới đã được VR kiểm tra chứng nhận như: sản phẩm xylanh thuỷ lực chế tạo lại
cụm công nghiệp Lai Vu của Vinashin; 12 loại kiểu sản phẩm vật liệu chống
cháy cửa, tấm trần, vách chống cháy… của công ty Liên doanh TNHH nội thất
tàu thuỷ SEJIN – VINASHIN, tạo cơ sở cho việc loại bỏ dần việc sử dụng vật
liệu chống cháy cũ hoặc khơng có nguồn gốc.
Hoạt động xây dựng cơ bản, năm qua VR đã có thực hiện và hoàn tất thủ
tục nhiều dự án trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Dự án xây dựng trung tâm thử
nghiệm khí xả bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Áo đã thực hiện được
nhiều thủ tục quan trọng gồm 2 tiểu dự án:
Tiểu dự án 1: Đầu tư tồn bộ dây chuyền thiết bị chính của Trung tâm bằng
nguồn vốn ODA của Áo được Bộ GTVT phê duyệt, đã ký hợp đồng với nhà sản
xuất tháng 5 – 2008 , phía Áo sẽ bàn giao thiết bị.
Tiểu dự án 2: Đầu tư xây dựng nhà trung tâm tại Liên Ninh, Thanh Trì. Hiện
đang hồn tất thủ tục để được UBND TP. Hà nội giao 9.130m 2 đất thực hiện dự
án. Tiến độ dự án hoàn thành vào tháng 7/2008 để tiếp nhận lắp đặt thiết bị.
Các trung tâm đăng kiểm số 15 – 01V, 29 – 02V đã được khánh thành đi vào
hoạt động với quy mô 4 dây chuyền hiện đại do VR đầu tư toàn bộ về thiết bị và
cơ sở hạ tầng.
Với những cố gắng của tồn thể cán bộ cơng nhân viên, năm 2007 Đăng
kiểm Việt Nam đã hoàn thành vượt mức kế hoạch, thực hiện tốt công tác quản
lý nhà nước về an tồn, chất lượng phương tiện và bảo vệ mơi trường. Trong
năm 2008 Đăng kiểm Việt Nam tiếp tục cải tiến cơng tác quản lý, nâng cao trình
độ cán bộ, đăng kiểm viên, xây dựng tác phong làm việc công nghiệp và đẩy lùi
tiêu cực, đặc biệt là đẩy mạnh công tác đào tạo.
2.2. THỰC TRẠNG XÃ HỘI HOÁ DỊCH VỤ ĐĂNG KIỂM PTGTCGĐB
ĐANG LƯU HÀNH.
2.2.1. Thực trạng q trình xã hội hố dịch vụ đăng kiểm PTGTCGĐB
đang lưu hành.
Hiện nay, trên thế giới và khu vực châu Á có nhiều loại hình để thực hiện
cơng tác kiểm định xe cơ giới đang lưu hành như:
Ở Trung Quốc, Thái Lan, Philippin và một số nước Đông Âu cơng tác
kiểm định hịan tịan do nhà nước đảm nhận.
Ở Auatralia, Singapore, cơng tác kiểm định hịan tịan do tư nhân đảm
nhiệm.
Ở các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaixia, Đức, Pháp… công
tác kiểm định do nhà nước và các tổ chức kinh tế khác nhau cùng đảm
nhận.
Ở Việt Nam theo đề xuất của Cục Đăng kiểm Việt Nam, khi tiến hành xã hội
hóa hoạt động kiểm định xe cơ giới đang lưu hành nên duy trì song song cả 2 hệ
thống do nhà nước và các thành phần kinh tế khác nhau cùng đảm nhận. Do đó
sẽ có những mơ hình trung tâm kiểm định xe cơ giới như:
Các trung tâm kiểm định xe cơ giới đã được Nhà nước thành lập và đang
hoạt động.
Công ty cổ phần nhà nước: là các trung tâm kiểm định xe cơ giới được
thành lập mà tịan bộ cổ đơng là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được
nhà nước ủy quyền góp vốn và hoạt động theo quy định của Luật doanh
nghiệp.
Công ty cổ phần: là các trung tâm kiểm định xe cơ giới được thành lập
mà các cổ đông là các thành phần kinh tế tham gia góp vốn và hoạt động
theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Công ty TNHH: là các trung tâm kiểm định xe cơ giới được thành lập có
từ 2 thành viên góp vốn trở lên, có trách nhiệm hữu hạn đối với số vốn
góp vào doanh nghiệp và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Công ty tư nhân: là các trung tâm kiểm định xe cơ giới do cá nhân trực
tiếp đầu tư và hoạt đông theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm nhà nước một thành viên.
Ta thấy rằng có rất nhiều hình thức để triển khai cơng tác xã hội hóa dịch vụ
đăng kiểm PTGTCGĐB đang lưu hành nhưng trong bài em chú ý phân tích loại
hình thành lập trung tâm kiểm định xe cơ giới tư nhân dưới hình thức cơng ty
TNHH. Đế án xã hội hóa cơng tác đăng kiểm xe cơ giới được phê duyệt và thực
hiện từ tháng 4/2005, ngay từ khi bắt đầu đã thu hút được nhiều sự quan tâm
của nhiều doanh nghiệp. Tính đến thời điểm hiện nay thì đã có hơn 20 doanh
nghiệp đăng ký được thành lập trung tâm đăng kiểm tư nhân nhưng mới chỉ có 9
trung tâm đăng kiểm được phê duyệt đề án. Sau hơn 2 năm triển khai đề án hiện
nay đã có 6 trung tâm đăng kiểm đi vào hoạt động.
Trung tâm 50-10D ở Thành phố Hồ Chí Minh
Trung tâm ở Hà nội.
Trung tâm ở Vũng Tàu.
Trung tâm 60-04D ở Đồng Nai đây là trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tư
nhân đầu tiên của nước ta, đã đưa vào hoạt động ngày 08/03/2007.
Trung tâm đăng kiểm 61.03D và 61.04D ở Bình Dương.
Trung tâm đăng kiểm tư nhân 60-04D là trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đầu
tiên theo mơ hình xã hội hóa được đưa vào hoạt động ngày 08/03/2007 tại tỉnh
Đồng Nai. Trung tâm có tổng diện tích 7.300m 2 nằm trong khu cơng nghiệp
Biên Hịa do cơng ty TNHH Quốc Tuấn đầu tư, được trang bị dây chuyền thiết
bị kiểm định xe du lịch và dây chuyền kiểm định xe tải do Đức sản xuất.
Các trung tâm đăng kiểm này đều đạt tất cả những yêu cầu về cơ sở vật chất,
nguồn nhân lực mà nhà nước yêu cầu.
Về địa điểm của trung tâm:
Địa điểm của trung tâm phù hợp với quy hoạch, có đường giao thơng
thuận tiện cho xe cơ giới ra vào kiểm định.
Về mặt bằng:
Mặt bằng trung tâm đảm bảo không bị ngập úng trong mọi điều kiện.
Tất cả các trung tâm đều có S mặt bằng lớn hơn so với diện tích mặt bằng
tối thiểu mà nhà nước yêu cầu là 6000m2.
Hệ thống đường của các trung tâm cho xe cơ giới ra, vào đều đảm bảo
theo tiêu chuẩn đường bộ cấp 3 đồng bằng: chiều rộng mặt đường khơng
nhỏ hơn 3 mét và bán kính quay vịng khơng nhỏ hơn 12 mét để bảo đảm
cho phương tiện ra vào thuận tiện.
Bãi đỗ xe bảm đảm theo tiêu chuẩn đường bộ cấp 3 đồng bằng.
Nhà kiểm định có chiều cao thơng xe đều hơn 4.5 mét; có hệ thống thơng
gió; bảo đảm chiếu sáng phù hợp với các u cầu kiểm tra; có hệ thống
hút khí thải; chống hắt nước vào thiết bị khi trời mưa, bảo đảm vệ sinh
cơng nghiệp an tồn lao động và phịng chống cháy nổ.
Tất cả khu văn phịng bố trí hợp lý, bảo đảm thực hiện tốt việc giám sát
công tác kiểm định và thuận tiện cho giao dịch.
Về thiết bị kiểm định.
Kiểu loại các thiết bị kiểm tra bố trí trong dây chuyền kiểm định phù hợp
với kiểu loại thiết bị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhằm bảo
đảm tính thống nhất trong tồn mạng lưới trung tâm kiểm định xe cơ giới
trên toàn quốc.
Mỗi trung tâm đã trang bị cho một dây chuyền kiểm định tối thiểu các
thiết bị như:
-
thiết bị kiểm tra phanh.
-
thiết bị cân trọng lượng.
-
thiết bị đo độ trượt ngang của bánh xe.
-
thiết bị phân tích khí xả.
-
thiết bị đo độ khói.
-
thiết bị đo độ ồn phương tiện và âm lượng.
-
thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước.
-
thiết bị kiểm tra đồng hồ tốc độ.
-
thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm.
-
thiết bị nâng xe phục vụ cho việc kiểm tra gầm và các bộ phận bên
dưới thân xe.
-
thiết bị điện cung cấp cho các trang thiết bị kiểm định khi có sự cố
về điện.
Về dụng cụ kiểm tra.
Dụng cụ kiểm tra của mỗi dây chuyền kiểm định của các trung tâm tối thiểu
bao gồm:
Dụng cụ kiểm tra độ rơ góc vô lăng lái.
Dụng cụ kiểm tra áp suất hơi lốp.
Dụng cụ kiểm tra chiều cao hoa lốp.
Đèn soi, đèn pin.
Búa chuyên dùng kiểm tra.
Thước đo các loại.
Về mạng lưới thông tin lưu trữ.
Mỗi vị trí làm việc đều có 01 thiết bị để nhập, lưu trữ và truyền số liệu.
Các thiết bị này đã được nối mạng nội bộ để bảo dảm việc lưu trữ và
truyền số liệu.
Máy chủ của trung tâm đăng kiểm xe cơ giới được nối mạng với máy chủ
của cơ quan quản lý nhà nước về công tác kiểm định để thường xuyên
truyền, báo cáo số liệu kiểm định.
Chương trình quản lý kiểm định sử dụng tại trung tâm hồ mạng được với
chương trình quản lý của cơ quan chuyên ngành.
Về nguồn nhân lực.
Đăng kiểm viên xe cơ giới là người trực tiếp thực hiện việc kiểm định
phương tiện, được cơ quan quản lý nhà nước tổ chức đào tạo, hướng dẫn
về chuyên môn nghiệp vụ công nhận và cấp thẻ đăng kiểm viên.
Nhân viên nghiệp vụ là người trực tiếp thực hiện việc nhận hồ sơ, nhập số
liệu, truyền dữ liệu, in ấn chứng chỉ kiểm định; cấp, trả hồ sơ; làm thủ tục
di chuyển phương tiện, được cơ quan quản lý nhà nước tổ chức đào tạo,
hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu của cơ quan quản lý
nhà nước.
Trong quá trình hoạt động kiểm định xe cơ giới, đăng kiểm viên và nhân
viên nghiệp vụ đã tham dự các khoá học bổ túc, cập nhập, nâng cao kiến
thức chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.
Nguồn nhân lực đảm bảo các chức danh: giám đốc, các phó giám đốc,
đăng kiểm viên các hạng và nhân viên nghiệp vụ. Tất cả đăng kiểm viên
của các trung tâm tư nhân đều đã được gửi đi đào tạo ở trung tâm đào tạo
đăng kiểm viên của Cục đăng kiểm và đã trải qua quá trình thực tập tại
trung tâm với thời gian là 6 tháng, cịn đối với nhân viên nghiệp vụ thì là
1 tháng. Lãnh đạo của các trung tâm đều là những đăng kiểm viên hạng II
và có đầy đủ kiến thức cũng như năng lực quản lý.
Số lượng đăng kiểm viên tối thiểu của một trung tâm đăng kiểm xe cơ
giới phụ thuộc vào số lượng dây chuyền kiểm định tại trung tâm đó.
Các trung tâm chịu sự quản lý trực tiếp của Cục đăng kiểm Việt Nam, chịu trách
nhiệm về phương tiện đã đăng kiểm, hàng năm báo cáo lên Cục tình hình hoạt
động của trung tâm mình.
2.2.2. Thành tựu.
Đáp ứng nhu cầu kiểm định do tăng trưởng phương tiện.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, phương tiện
giao thơng nói chung và phương tiện giao thơng đường bộ nói riêng khơng
ngừng gia tăng. Kéo theo đó là sự tăng mạnh mẽ của nhu cầu kiểm định.
Đơn vị:
chiếc
Số lượng ôtô, xe máy .
Số ôtô đang lưu hành.
Số ôtô sản xuất lắp ráp mới.
Số ôtô nhập khẩu được kiểm tra.
Số xe máy được lắp ráp mới.
Năm 2006
655.753
53.867
12.619
2.553.593
Năm 2007
78.668
104.401
29.605
3.263.968
Theo quy hoạch đến năm 2007, cả nước ta cần phải có 92 trung tâm đăng kiểm
với 130 dây chuyền đăng kiểm vậy mà hiện mới chỉ có 83 trung tâm với 105
dây chuyền. Chính vì vậy mà ta ln thấy tình trạng quá tải ở các trung tâm
đăng kiểm đặc biệt là ở những tỉnh, thành phố có lưu lượng giao thơng lớn như:
Hồ Chí Minh, Hà nội, Hải Phòng, Đồng Nai, … Vậy ta thấy việc thành lập các
trung tâm đăng kiểm tư nhân với công suất trung bình của mỗi trung tâm là 45
xe/ ngày đã phần nào đáp ứng được nhu cầu kiểm định của PTGTCGĐB
Huy động các tiềm năng, nguồn lực của xã hội.
Việc xã hội hóa dịch vụ cơng cộng nói chung và dịch vụ đăng kiểm nói
riêng tạo điều kiện cho mọi người tham gia tích cực vào hoạt động cung ứng
dịch vụ này, phát huy được khả năng và năng lực tiềm tàng trong xã hội, huy
động được nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, khơi dậy được tính sáng tạo và
chủ động tích cực của người dân. Từ khi bắt đầu thực hiện đề án xã hội hóa
đăng kiểm xe cơ giới đang lưu hành đến nay đã có 6 trung tâm đăng kiểm xe cơ
giới tư nhân được đưa vào hoạt động với tổng số vốn đầu tư là hơn 40 tỷ đồng
và hơn gần 40.000 m2 mặt bằng. Bên cạnh đó, nó cịn giúp giảm gánh nặng ngân
sách nhà nước, hàng năm nhà nước phải chi hàng tỷ đồng cho các trung tâm
đăng kiểm để duy trì hoạt động, cải tiến khoa học công nghệ, nâng cấp thiết bị
kiểm định nhưng đối với những trung tâm đăng kiểm tư nhân ngịai việc kiểm
tra thanh tra chất lượng, quy trình chất lượng thì nhà nước khơng phải hỗ trỡ bất
kỳ một khỏan kinh phí nào ngịai ra hàng năm trung tâm đăng kiểm này còn
phải nộp khỏan thuế thu nhập khơng nhỏ vào ngân sách nhà nước… Chính vì
vậy mà xã hội hóa dịch vụ đăng kiểm khơng những huy động các tiềm năng,
nguồn lực xã hội mà còn giúp giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nước.
Nâng cao chất lượng, tạo sự cạnh tranh lành mạnh.
Như chúng ta đã biết trước khi cơng tác xã hội hóa dịch vụ đăng kiểm
PTGTCGĐB đang lưu hành được triển khai thì cơng tác đăng kiểm chỉ do các
trung tâm nhà nước đảm nhận chính vì vậy mà dẫn đến tình trạng độc quyền,
dẫn đến tình trạng hoạt động khơng hiệu quả ở các trung tâm này. Cơng tác xã
hội hóa dịch vụ đăng kiểm đã tạo môi trường cạnh tranh giữa các trung tâm
đăng kiểm nhà nước và trung tâm đăng kiểm tư nhân, tạo cơ hội cho chủ những
phương tiện cơ giới lựa chọn và sử dụng những dịch vụ tốt nhất phù hợp nhất.
Các trung tâm đăng kiểm tư nhân chịu sự giám sát của Cục đăng kiểm nếu có sự
sai phạm gì thì họ sẽ bị đình chỉ hoạt động hoặc tước giấy phép hoạt động và do
hoạt động vì mục đích lợi nhuận nên họ khơng ngừng thu hút khách hàng chính
vì vậy mà họ phải không ngừng đầu tư, cải tạo dây chuyền thiết bị, kiểm tra
giám sát hoạt động kiểm định của trung tâm để nâng cao chất lượng kiểm định
cạnh tranh với các trung tâm đăng kiểm nhà nước. Trước tình hình đó các trung
tâm đăng kiểm tư nhân muốn có được khách hàng thì họ cũng phải khơng
ngừng hồn thiện về máy móc dây chuyền kiểm định cũng như thái độ phục vụ
khách hàng.
2.2.3. Hạn chế.
Q trình xã hội hố dịch vụ cơng nói chung và dịch vụ đăng kiểm
PTGTCGĐB nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn, khai thác được các
tiềm năng của các thành phần kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh
các thành tựu đạt được vẫn cịn khơng ít những tồn tại.
2.2.3.1. Thủ tục đăng ký thành lập trung tâm đăng kiểm còn phiền hà, phức tạp.
Để đăng ký thành lập trung tâm đăng kiểm trước hết các cá nhân, tổ chức
có nhu cầu tham gia hoạt động kiểm định cần nộp Hồ sơ bao gồm: Đơn đăng ký
thành lập và Đề án thành lập Trung tâm gửi Cục ĐKVN. Cục đăng kiểm sẽ cử