Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

SKKN: Sử dụng Flashcard trong dạy học hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.96 MB, 36 trang )

MỤC LỤC

Trang

1. LỜI GIỚI THIỆU....................................................................................................................................... 1

 1.1. Lí do chọn sáng kiến                                                                                         
 
........................................................................................
   
 1
 1.2. Mục đích nghiên cứu                                                                                         
 
........................................................................................
   
 2
 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu                                                                      
 
.....................................................................
   
 2
 1.4. Phương pháp nghiên cứu                                                                                 
 
................................................................................
   
 2
 1.5. Ý nghĩa của giải pháp                                                                                       
 
......................................................................................
   
 3


 1.6. Điểm mới – tính sáng tạo của sáng kiến kinh nghiệm                                
 
...............................
   
 3
2. TÊN SÁNG KIẾN...................................................................................................................................... 4
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN.............................................................................................................................. 4
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN....................................................................................................... 4
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN.......................................................................................................... 4
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU.................................................................................... 5
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN..................................................................................................... 5

 7.1. Cơ sở lí luận.                                                                                                     
 
....................................................................................................
   
 5
 7.2. Cơ sở thực tiễn                                                                                                 
 
................................................................................................
   
 8
7.3. Những thuận lợi – khó khăn khi thiết kế, sử dụng thẻ Flashcard vào 
 trong dạy học ở trường THPT X                                                                          
 
.........................................................................
   
 9
 7.4. Nguyên tắc của việc học bằng Flashcard                                                    
 

...................................................
    
 10
 7.5. Thiết kế ­ Sử dụng thẻ Flashcard.                                                               
 
..............................................................
    
 11
8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT....................................................................................... 14
9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN.................................................................... 15
10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ........................................................... 15

10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
 sáng kiến theo ý kiến của tác giả                                                                        
........................................................................
 
    
 15
10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ 
 chức, cá nhân                                                                                                           
 
..........................................................................................................
    
 18
11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG THỬ HOẶC ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU............................................................................................................................... 18


TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................................. 19
PHỤ LỤC.................................................................................................................................................... 20


DANH MỤC CÁC TỪ ­ CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nội dung

1

ĐC

Đối chứng

2

GV

Giáo viên

3

HS

Học sinh

4

SKKN


Sáng kiến kinh nghiệm

5

TN

Thực nghiệm

6

THPT QG

Trung học phổ thông Quốc gia

7

PPDH

Phương pháp dạy học

DANH  MỤC BẢNG
Bảng
10.1

Tên
Tổng hợp kết quả kiểm tra của học si

Trang
16


DANH MỤC HÌNH

Hình

Tên hình

Hình 7.1.  Một số mẫu Flash card
Hình 7.2.

Trang
5

Sơ  đồ  mô tả  quá trình suy giảm khả  năng ghi nhớ  qua thời  6
gian

Hình 7.3.

Bộ dụng cụ thiết kế Flashcard

Hình  7.4. Giờ học thiết kế Flashcard
Hình 7.5.

Một số sản phẩm của học sinh 

11
12
13


BÁO CÁO KẾT QUẢ 

NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. LỜI GIỚI THIỆU
1.1. Lí do chọn sáng kiến
Trong quá trình dạy học và ôn thi THPT QG, tôi nhận thấy các bài tập Hóa  
học liên quan đến chương “Polime và vật liệu polime” thuộc chương trình sách 
giáo khoa môn Hóa học lớp 12 thường xuyên xuất hiện trong các đề  thi. Hầu 
như trong đề thi năm nào cũng có từ 1 câu trở nên.
Bài tập về  phần poilme thường khá đơn giản, tuy nhiên nó lại gây khó 
khăn cho học sinh về mặt trí nhớ. Các câu hỏi phần này thường yêu cầu học sinh  
nhớ rất nhiều các công thức, tên gọi, phản ứng tổng hợp, nguồn gốc, cách phân  
loại... của các polime. Đa số  các em đều biết cách làm nhưng lại không làm  
chính xác với lí do là quên không nhớ  công thức của polime, không biết xếp 
polime vào loại nào...
Trong hoàn cảnh như vậy cùng với tinh thần cầu thị của bản thân về việc 
tìm kiếm các phương pháp dạy học mới, sáng tạo, tạo được hứng thú cho người 
học tôi biết đến tấm thẻ  Flashcard và muốn áp dụng thẻ  Flashcard vào trong  
môn học của mình. Bởi trong quá trình tìm  hiểu tôi được biết việc sử dụng thẻ 
Flashcard trong dạy học là một phương pháp học tập tích cực và đem lại nhiều  
hiệu quả học tập tốt cho học sinh. Tuy nhiên, phương pháp này còn rất mới mẻ 
trong  ứng dụng dạy học  ở  các trường phổ  thông, đặc biệt nó ít được sử  dụng  
trong môn Hóa học. Chính vì vậy tôi đã đưa ra sáng kiến  ‘‘Sử  dụng Flashcard 
trong dạy học hóa học” để  giúp các em làm tốt các câu hỏi phần polime, góp 
phần giúp các em vượt qua kì thi THPT QG sắp tới, đóng góp vào việc các em có 

1


thể tìm đến các môi trường học tập tốt hơn, gặp gỡ những con người có trí tuệ,  
đạo đức tốt hơn trong môi trường đại học.
Thời gian thực hiện sáng kiến ngắn, cộng với kinh nghiệm bản thân hạn 

chế nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Mong các thầy cô có dịp đọc qua góp 
ý. Trân trọng!
1.2. Mục đích nghiên cứu
­ Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm tâm lí của HS THPT, khả năng tư duy logic, 
khả năng ghi nhớ, phương pháp học bài thật tốt,… mà đề ra các biện pháp tổ 
chức dạy và học tích cực nhằm phát triển sự ghi nhớ, vận dụng kiến thức cho 
HS.
­ Giúp cho các em hiểu một cách sâu sắc hơn về khả năng ghi nhớ của bản thân, 
đồng thời tìm ra phương pháp dạy và học thích hợp với chương trình học hiện 
nay, phù hợp với xu hướng học tập ngày càng đổi mới và nâng cao chất lượng 
của HS trong tương lai. Từ đó mà nâng cao hiệu quả học tập của học sinh, nâng 
cao chất lượng môn học.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
­ Đối tượng: Học sinh trường THPT A
+ Nhóm TN: Lớp 12A1,12A5
+ Nhóm ĐC: Lớp 12A2,12A6
­ Phạm vi nghiên cứu: Môn Hóa học 12, tập chung chủ yếu vào chương 4: 
Polime và vật liệu polime.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
­ Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:  Thu thập, phân loại, tổng hợp các 
sách báo, tài liệu có liên quan đến đề tài.
2


­ Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra
­  Phương pháp chuyên gia:  Tham khảo ý kiến chuyên gia và các thầy cô 
giáo trong trường
­ Phương pháp TN sư phạm: Tiến hành TN sư phạm để đánh giá kết quả 
của những giải pháp đề  ra nhằm mục đích cho học sinh tích cực, chủ động hơn  
khi học tập

­ Phương pháp xử lý số liệu TN bằng toán thống kê: Sử dụng một số công 
thức toán học để xử lý thống kê và đánh giá kết quả điều tra, kết quả TN. 
1.5. Ý nghĩa của giải pháp
Ý nghĩa khoa học: 
­ Đóng góp thêm một PPDH tích cực mới vào trong giảng dạy bộ môn Hóa 
học nói riêng và các môn học khác nói chung, loại bỏ được sự  nhàm chán trong  
môn học từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy của môn học.
­ Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập của người học, 
góp phần phát triển tư duy của HS.
Ý nghĩa thực tiễn:
­ Góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Hóa học 12 tại trường.
­ HS hứng thúc học tập, vận dụng được kiến thức của môn học vào giải quyết 
các vấn đề gặp phải trong thực tiễn đời sống
1.6. Điểm mới – tính sáng tạo của sáng kiến kinh nghiệm
Những năm gần đây thẻ Flashcard được sử dụng như một công cụ hữu ích 
cho việc học tiếng Anh cũng như cho trẻ nhỏ học chữ, tuy nhiên phương pháp 
học hiệu quả này ít được sử dụng cho các môn học khác. Qua tìm hiểu tôi thấy 
trên địa bàn, những trường lân cận, chưa ai sử dụng nó cho việc học tập bộ môn 
3


Hóa nên tôi đưa sáng kiến này vào với mục đích góp phần cho việc học tập bộ 
môn Hóa bớt nhàm chán, và hiệu quả hơn đối với học sinh.
2. TÊN SÁNG KIẾN.
Sử dụng Flashcard trong dạy học hóa học 
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN.
­ Họ và tên: Đỗ Văn Vương
­ Địa chỉ tác giả sáng kiến: Xã Tam Hồng – Yên Lạc – Vĩnh Phúc
­ Số điện thoại: 0369 584 231 
­ E_mail: 

4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN.
­­ Họ và tên: Đỗ Văn Vương
­ Địa chỉ tác giả sáng kiến: Xã Tam Hồng – Yên Lạc – Vĩnh Phúc
­ Số điện thoại: 0369 584 231 
­ E_mail: 
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN.
Sáng kiến được dùng chủ yếu để ghi nhớ các kiến thức thuộc chương 
trình hóa học phục vụ cho kì thi THPT QG cũng như các kì thi khác. Ngoài ra nó 
cũng là một phương pháp ghi nhớ rất hiệu quả có thể áp dụng cho các bộ môn 
hay các lĩnh vực khác trong cuộc sống. 
­ Sáng kiến cũng có thể được áp dụng  để xây dựng kế hoạch dạy học và triển 
khai hoạt động học bằng các phương pháp tích cực theo định hướng phát triển 
năng lực học sinh.
4


6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU.
­ Tháng 11/2018
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN.
7.1. Cơ sở lí luận.
7.1.1. Thẻ Flascard là gì?
Flashcard hoặc Flash card là loại thẻ mang thông tin (từ, số  hoặc cả  hai),  
được sử  dụng cho việc học bài trên lớp hoặc trong nghiên cứu cá nhân. Người 
dùng sẽ viết một câu hỏi ở mặt trước thẻ và một câu trả lời ở trang sau. Người  
ta thường dùng Flash card học từ  vựng tiếng Anh rất hiệu quả. Ngoài ra có thể 
dùng Flash card để học ngày, tháng, năm lịch sử, công thức hóa học hoặc bất kỳ 
vấn đề gì có thể được học thông qua định dạng một câu hỏi và câu trả lời. Flash  
card được sử dụng rộng rãi như một cách rèn luyện để hỗ trợ ghi nhớ bằng cách 
lặp đi lặp lại.


5


Hình 7.1. Một số mẫu Flash card

7.1.2. Tính hiệu quả của Flash card
Flash card là một công cụ ôn tập rất hiệu quả. Theo  Hermann Ebbinghaus – một 
nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu về trí nhớ của con người, với 
một lượng kiến thức cần nhớ, thì sau 1 ngày tiếp thu, người học chỉ  còn nhớ 
35,7% lượng kiến thức và sau 1 tháng, lượng kiến thức chỉ  còn khoảng 21% 
trong não bộ. Vì thế, việc ôn tập lại kiến thức đóng vai trò rất quan trọng trong 
quá trình ghi nhớ.
6


Hình 7.2. Sơ đồ mô tả quá trình suy giảm khả năng ghi nhớ qua thời gian
Không dừng lại  ở  tính hiệu quả  cao, Flash card còn là một phương pháp 
học năng động. Với thiết kế nhỏ gọn, người học có thể đem Flash card theo bên  
mình và sử  dụng mọi lúc mọi nơi. Tại một số  quốc gia có nền giáo dục phát 
triển như Canada, Singapore, Hàn Quốc, Mỹ,... họ có rất nhiều phương pháp tiên 
tiến giúp chúng ta rất dễ bắt gặp cảnh sinh viên sử dung Flash card tại khu vực  
công cộng. Họ sử dụng khi chờ xe bus, nghỉ giải lao, ăn trưa hay xem trước khi  
ngủ… để tiếp thu thêm cũng như ôn lại kiến thức lúc rảnh rỗi.
7.1.3. Ưu điểm của việc dạy – học thông qua thẻ Flashcard.
­  Với thiết kế  đẹp mắt, các tấm Flashcard giúp bạn cảm thấy hứng thú 
hơn trong suốt quá trình sử dụng. 
7


­  Những kiến thức đưa lên Flashcard đều được tinh giản lại một cách  

ngắn gọn, súc tích cũng giúp bạn dễ dàng tập trung hơn vào các ý chính.
­ Việc dùng Flashcard sẽ  giúp người học nhớ  được từ, câu hoặc một sự 
kiện, nội dung bài học nhanh và lâu hơn
­ Nhỏ  gọn và dễ  mang theo vậy nên, dù bạn đang  ở  trên lớp, đang ngồi 
chờ xe bus, đang đợi bạn ở công viên…bạn vẫn có thể mang Flashcard trong túi  
để học bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu khi bạn có thời gian.
­ Việc dùng Flashcard sẽ  giúp người học nhớ  được từ, câu hoặc một sự 
kiện, nội dung bài học nhanh và lâu hơn.
Theo xu thế giáo dục nước ta hiện nay, lượng kiến thức ngày càng nhiều  
mà thời gian học tập và thi cử lại vô cùng hạn hẹp. Hy vọng là với phương pháp 
học mới này sẽ giúp các bạn học sinh tận dụng triệt để nhằm tiếp thu và ôn tập  
kiến thức một cách hiệu quả  trong thời gian ngắn, đặc biệt là áp dụng để  ghí 
nhớ và giải quyết các bài tập liên quan đến chương polime.
7.2. Cơ sở thực tiễn
7.2.1. Thực trạng việc dạy và học Hóa học ở trường THPT X
­ Thực trạng dạy học của giáo viên: Nhìn chung, hầu hết giáo viên đều 
ý thức được việc cần phải đổi mới, đa hạng hoá các phương pháp dạy học như 
sử  dụng: Phương pháp vấn đáp tìm tòi, trực quan tìm tòi, thảo luận nhóm,  ứng 
dụng công nghệ thông tin… Tuy nhiên, đa phần số  tiết áp dụng PPDH mới còn 
hạn chế
­ Việc học của học sinh: Hoạt động học chủ  yếu của học sinh là nghe 
giảng, ghi chép. Nhiều HS chưa thực sự hợp tác khi GV áp dụng PPDH mới, đặc 
biệt với các phương pháp thảo luận, tìm tòi vì đã quen với kiểu học truyền  
8


thống. Một số em còn làm việc riêng trong giờ học. Từ thực tế trên dẫn đến kết 
quả  học tập bộ  môn chưa cao. Số  học sinh giỏi chưa cao, khá và trung bình 
nhiều, yếu vẫn còn. 
7.2.2. Nguyên nhân của thực trạng

­ Về phía giáo viên: Do tâm lí  ngại thay đổi nên chưa chú ý sử dụng các  
phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Mặt khác,  
việc áp dụng phương pháp dạy học mới không phải dễ bởi để dạy học phát huy 
được tính tích cực của HS đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian, công sức vào 
việc soạn giáo án, chuẩn bị  đồ  dùng. Đồng thời giáo viên phải có năng lực tổ 
chức, điều khiển quá trình dạy học. Đây là khó khăn đối với giáo viên hiện nay  
vì ngoài kĩ năng sư phạm thì những kĩ năng mềm khác còn yếu.
­ Việc học của học sinh: Chưa thấy được tầm quan trọng của môn học 
trong đời sống, một số HS không tìm thấy hứng thú của môn học. Đặc biệt,  học 
chỉ  để  thi nên nhiều em không tìm thấy hứng thú thực sự, không thấy được ý 
nghĩa của môn học. Từ đó đã hình thành nên suy nghĩ buông lỏng, thả trôi trong ý 
thức học tập của học sinh.
7.3. Những thuận lợi – khó khăn khi thiết kế, sử dụng thẻ Flashcard vào 
trong dạy học ở trường THPT X
7.3.1. Thuận lợi
Đây là phương pháp mới, phù hợp với xu thế  cải cách nên đựơc sự  ủng  
hộ của giáo viên, học sinh và các đoàn thể Hóa học THPT có nhiều nội dung phù  
hợp với phương pháp giảng dạy dùng thẻ Flashcard.
Phương pháp sử  dụng thẻ Flashcard trong dạy học các kiểu bài phù hợp 
tâm sinh lý lứa tuổi HS, khắc phục được sự  nhàm chán của phương pháp dạy 
9


học truyền thống. Vì vậy, nó tạo hứng thú cho người học, kích thích HS tư  duy 
tích cực.
Qua đó, tôi thấy rằng ngay từ đầu HS đã rất hào hứng và nhiệt tình tham 
gia, làm cho phần tiếp thu kiến thức không còn là áp lực với HS, các em không 
phải chỉ còn đọc thuộc lòng, ghi nhớ  một cách mãy móc các kiến thức Hóa học 
mà đã có những sự chủ động trong việc học tập của mình.
7.3.2. Khó khăn

­ Đây là phương pháp dạy học mới nên GV và HS không tránh khỏi lúng 
túng trong một số kĩ năng như: thiết kế mẫu, vẽ, xử lý thông tin, sử dụng như 
thế nào,...
­ Mất một khoảng thời gian, công sức nhất định để thiết kể thẻ.
­ Đòi hỏi GV phải có nhiều kĩ năng khác ngoài kĩ năng sư phạm.
­ Việc ghi bài không theo một hình thức nhất định nên GV khó khăn trong 
kiểm soát bài vở của HS.
­ Cơ sở vật chất có đổi mới nhưng chưa thực sự phù hợp: Số HS, không 
gian lớp học, trang thiết bị, đồ dung dạy học, thời gian tiết học…
­ Năng lực HS không đồng đều nên đôi khi việc thiết kế thẻ Flashcard 
trong học tập  là sự máy móc không hiệu quả.
­ Khi dự giờ các tiết dạy, giáo viên còn theo bảng chấm điểm cũ nên chưa 
đánh giá được chính xác hiệu quả của phương pháp.
7.4. Nguyên tắc của việc học bằng Flashcard
Để Thẻ  Flashcard hoạt động hiệu quả nhất khi học thì tôi hướng dẫn HS 
cách ghi và cách tương tác với thẻ tuân thủ những nguyên tắc quan trọng sau:
10


­ Sử  dụng cả  hai mặt của Flashcard một cách hợp lý, xem cả  hai mặt  
nhiều lần để nhớ thông tin. 
­ Không đưa quá nhiều thông tin vào 1 tấm Flashcard 
­ Sử dụng minh họa: vẽ hình minh họa trên Flashcard hoặc cắt dán hình từ 
các tạp chí. Flashcard càng thú vị  và khác biệt thì người học cáng cảm thấy dễ 
dàng hơn để nhớ được những thông tin trên Flashcard.
­ Sử  dụng Flashcard màu: màu được sử  dụng như  một gợi ý giúp người 
học nhớ được một đặc tính nào đó của thông tin trên Flashcard. 
­ Luôn mang Flashcard bên mình: Điều đặc biệt của phương pháp học 
bằng lashcard là người học không cần bỏ ra một khoảng thời gian đặc biệt nhất 
định nào để xem lại mà có thể học bất cứ khi nào và ở đâu khi có cơ hội, có thể 

là khi đang nghỉ ngơi, đang đi xe bus, đang xếp hàng chờ đợi… 
­ Thay  đổi  thứ  tự  các tấm Flashcard: người học nên xáo trộn các tấm 
Flashcard   sau   mỗi   lần   ôn   tập.   Nếu   người   học   luôn   ghi   nhớ   thông   tin   trên  
Flashcard theo 1 thứ tự sẽ khiến họ khó có thể  nhớ được 1 thông tin nào đó khi  
nó nằm trong 1 tình huống khác và không còn theo thứ tự đã học.
­ Đánh dấu thẻ  Flashcard: Khi học bằng Flashcard, người học có thể đánh 
dấu   các   tấm   Flashcard   đã   được   ghi   nhớ,   sau   2­3   lần   đánh   dấu,   những   tấm 
Flashcard đó có thể được để sang một bên và ôn lại sau một thời gian dài hơn.
7.5. Thiết kế ­ Sử dụng thẻ Flashcard.
7.5.1. Thiết kế.
Ngay từ đầu năm học tôi đã giới thiệu cho HS ý tưởng  dạy học của mình,  
làm mẫu và hướng dẫn các em về  nhà làm, kết hợp tham khảo các video trên 
youtube để có thể tạo ra những tấm thẻ theo đúng ý tưởng của HS. 
11


Những vật dụng cần có để làm Flashcard gồm:
­ Giấy làm thẻ: Sử dụng những giấy bìa màu A4 
­ Kéo.
­ Móc khóa hay dây buộc
­ Máy bấm lỗ

Hình 7.3. Bộ dụng cụ thiết kế Flashcard
Cách làm
­ Cắt các tờ giấy A4 thành những tấm thẻ có kích thước và hình dáng nhỏ 
hơn tùy theo sở thích.
12


­ Dùng máy bấm lỗ để bấm 1 vị trí nhất định trong các tấm thẻ.

­ Dùng móc khóa hay dây để liên kết các tấm thẻ với nhau ta được các thẻ 
Flashcard trắng (Chưa có nội dung)
­ Viết các thông tin lên tấm thẻ, có thể vẽ, làm sơ đồ cho hấp dẫn hơn. Có 
thể dùng băng dính dán chùm lên 2 mặt của thẻ sau đó lấy kéo cắt bỏ phần thừa  
để giữ thẻ không bị rách, bẩn.

Hình  7.4. Giờ học thiết kế Flashcard
7.5.2. Cách sử dụng thẻ Flashcard trong giờ học
Thực hiện như một trong những tiết ôn tập kiến thức. Sau khi học sinh đã 
học xong nội dung chương “Polime và vật liệu polime” sách giáo khoa Hóa học  
lớp 12. GV yêu cầu học sinh tự thống kê lại tất cả các loại vật liệu polime xuất  
hiện trong chương trình. Việc thống kê cần đầy đủ  các thông tin sau: Tên của 

13


polime, công thức của polime, cũng như  nguồn gốc (phản  ứng tổng hợp) của  
loại polime đó.
Sau khi đã có thông tin về các loại polime, HS sẽ đưa các thông tin đó vào  
các tấm Flashcard theo nguyên tắc: Mỗi tấm thẻ  chứa đựng toàn bộ  thông tin 
của một polime nhất định. Mặt trước là tên, mặt sau là công thức, nguồn gốc....  
Có bao nhiêu loại polime tương ứng sẽ có bằng đấy tấm Flashcard.

Hình 7.5. Một số sản phẩm của học sinh 
Sau khi đã thiết kế  xong các Flashcard, việc duy trì học tập vẫn diễn ra 
thường xuyên, các em có thể mang nó bên mình, thỉnh thoảng có thể xem lại các  
kiến thức ghi trên đó. Việc nhớ  bằng hình  ảnh bao giờ  cũng sinh động và dễ 
dàng hơn so với việc ghi nhớ văn bản thuần túy.
8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT.
Các thông tin trong sáng kiến kinh nghiệm đều là các thông tin mở  để  có 

thể chia sẻ với nhiều giáo viên khác cũng như đón nhận những đóng góp, ý kiến  
xây dựng để SKKN được hoàn thiện hơn, áp dụng rộng rãi hơn. Tuy nhiên tên,  
ngày tháng, năm sinh của các em học sinh cần được bảo mật
14


9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN.
Để có thể áp dụng một cách hiệu quả cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
­ Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, nhóm môn quan tâm, ủng hộ việc áp dụng  
sáng kiến trong dạy học.
­ Giáo viên thực sự cầu thị, có tinh thần đổi mới để áp dụng sáng kiến trong  
giảng dạy và phải thể  hiện được trong kế  hoạch dạy học,     đồng thời có sự 
chuẩn bị trước về các dụng cụ cần thiết để làm thẻ .
­ Học sinh có thái độ học tập đúng dắn, phải tham gia vào các hoạt động mà 
giáo viên tổ chức, đồng thời tự lực thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra  
thể  hiện tính sáng tạo và năng lực tư  duy của bản thân. Đặc biệt, phải có sự 
chuẩn bị trước những tấm thẻ Flashcard trắng (chưa ghi nội dung).
10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tác giả.
10.1.1. Định tính
Khi áp dụng phương pháp này tôi thấy học sinh hứng thú với tiết học, từ 
đó yêu thích bộ môn hơn. Hầu hết các em học sinh trong quá trình học, làm việc 
đều rất chủ động, nhiều em có khả năng sáng tạo, phát triển nhiều ý tưởng. 
Ngoài ra trong quá trình làm việc còn giúp các em phối hợp với nhau, tăng cường 
khả năng làm việc theo nhóm. Khả năng giao tiếp tự tin hơn do trong quá trình 
làm các em phải trao đổi trực tiếp nhiều với nhau, với giáo viên.

15



10.1.2. Định lượng.
Qua quá trình TN thiết kế và sử dụng thẻ Flashcad vào dạy song song cùng 
thời gian và chéo nhau với 2 loại giáo án:
­ Giáo án TN: Có sử dụng thẻ Flashcard vào soạn và giảng dạy.
­ Giáo án ĐC: Không sử dụng thẻ Flashcard.
Để  kiểm chứng được kết quả  của phương pháp học tập mới này. Tôi đã 
tiến hành theo các bước sau:
­ Đầu tiên chọn 2 lớp có trình độ học sinh tương đương nhau.
­ Cho một lớp học theo phương pháp truyến thống­ lớp ĐC, một lớp cho học 
sinh sử dụng Flashcard­ lớp TN.
­ Tiến hành làm một bài kiểm tra trắc nghiệm về  polime và vật liệu polime 
đối với cả 2 lớp.
­ Sau thời gian 1 tháng, lại cho 2 lớp làm bài kiểm tra về  polime và vật liệu  
polime với nội dung tương tự lần 1 để  kiểm tra độ  bền của trí nhớ  đối với 
kiến thức đã học.
­ Thực hiện như vậy với các niên khóa khác nhau.
­ Thống kê và phân tích các kết quả thu được.
Đề kiểm tra.
Tôi đã thiết kế  đề  kiểm tra gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm khách quan.  Ma 
trận và nội dung đề  kiểm tra lần 1 (lần 2 tương tự, các câu hỏi hoán đổi). Tôi 
đặt dưới phần phụ lục.
Kết quả cụ thể
16


­ Khóa 2017 – 2018. Tôi chọn ra 2 lớp là 12A5 và 12A6. Hai lớp này có mặt  
bằng kiến thức tương đương nhau. 
­ Lớp TN: 12A5.  Lớp ĐC: 12A6.
Khóa 2018 – 2019. Tôi chọn ra 2 lớp là 12A1 và 12A2. Hai lớp này có mặt 

bằng kiến thức tương đương nhau. 
­ Lớp TN: 12A1. Lớp ĐC: 12A2.
Bảng điểm chi tiết của 2 lớp xem phần phụ lục.
STT

Năm học

Lớp

Điểm trung bình
Lần 1

1

Khóa 2017 ­ 2018

2
3

Khóa 2018 ­ 2019

4

Lần 2

Chênh 
lệch

12A5


7,21

6,77

­ 0,44

12A6

7,14

6,16

­ 0,98

12A1

7,79

7,30

­ 0,49

12A2

7,51

6,20

­ 1,31


Bảng 10.1. Tổng hợp kết quả kiểm tra của học sinh.
Qua bảng số liệu trên tôi có thể khẳng định:
­ Trong thời gian ngắn, việc sử dụng phương pháp dạt học truyền thống 
và sử dụng Flashcard cho kết quả chênh lệch nhau không nhiều. Bằng chứng là 
ddierm trung bình kiểm tra lần 1 và lần 2 ở lớp TN và ĐC chênh lệch nhau khá ít. 
Với khóa 2017 – 2018, độ  chênh lệch là 0,07 điểm, con số  này với khóa 2018­ 
2019 là 0,28. 
 ­ Tuy nhiên khi thời gian dài, việc sử  dụng Flashcard trong học bộ  môn 
Hóa học nói chung và phần polime nói riêng giúp cho học sinh có thể  nhớ  kiến  
thức được tốt hơn. Bằng chứng là độ  chênh lệch điểm trung bình giữa 2 lần 
kiểm tra của lớp TN giảm ít hơn so với lớp ĐC.
17


10.1.3. Kết luận.
Việc sử dụng Flashcard trong quá trình dạy học giúp học sinh nhớ kiến thức lâu 
hơn, hứng thú hơn với bộ môn và phát triển nhiều kĩ năng hơn so với phương 
pháp dạy học truyền thống.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ 
chức, cá nhân
Khi áp dụng sáng kiến này trong quá trình soạn, giảng môn Công nghệ  , 
Hóa, Tiếng Anh, các giáo viên trong nhóm đều nhận thấy được:
­ Về bản thân giáo viên: Tăng cường thêm các kĩ năng: sưu tầm tài liệu, 
cập nhật thông tin, trau dồi kiến thức, làm việc nhóm, khả năng phân tích và khái 
quát
­ Về phía học sinh: Hứng thú, tham gia xây dựng bài, không khí lớp học  
cởi mở hơn. Các em được sáng tạo theo ý mình, không bị  gò bó trong cách học,  
ghi chép truyền thống.
­ Về chất lượng môn học: Được nâng lên rõ rệt qua các lần kiểm tra. 
11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐàTHAM GIA ÁP DỤNG 

THỬ HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU.
Số TT

Tên tổ chức/cá nhân

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến

1

Nguyễn Thị Hương

Trường THPT X

Môn công nghệ 

2

Tạ Thúy Lưu

Trường THPT X

Môn Hóa học 

3

Kim ĐÌnh Đại


Trường THPT X

Môn TIếng Anh

18


CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung trong sáng kiến kinh nghiệm 
đều do tôi tự làm. Nếu không đúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
......., ngày.....tháng......năm......
Thủ trưởng đơn vị/
Chính quyền địa phương
(Ký tên, đóng dấu)

........, ngày.....tháng......năm......
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG 
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)

........, ngày.....tháng......năm......
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Robert J. Marzano (2010), Các phương pháp dạy học hiệu quả. Nhà xuất bản 
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
2. Quốc hội (2015). Luật giáo dục năm 2005 sửa đổi, bổ  sung năm 2009, 2014. 
Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
3. Thái Duy Tuyên (2010). Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới. Nhà 

xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
4.  />5.  />
19


PHỤ LỤC
1. Ma trận đề kiểm tra
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 45 phút phần Polime và vật liệu polime
HÓA HỌC LỚP 12

                         Cấp độ

Vận dụng
Cấp độ   

      Chủ đề

Đại cương về polime
Số câu:  15      Số 
điểm:5,0     
Vật liệu polime

Nhận biết

Khái niệm,  
tên gọi 
polime
Số câu: 5

Thông hiểu


thấp

Tổng hợp 
polime

Phân loại 
polime

Số câu: 6

Số câu: 4

Phân   loại  Nguồn gốc  Tính chất 
vật   liệu  các vật liệu  của polime
polime
polime 

Số câu: 15       Số 
Số câu: 5
điểm:  5,0      
Tổng số câu: 30
Số câu: 10
Tổng số điểm:   10,0      Số   điểm: 
3,0

Số câu: 4

Số câu: 2


Cấp độ cao
Cộng

Số câu:15
Bài   tập   tính 
toán nâng cao 
về polime
Số câu:  4

Số câu: 10
Số câu: 6
Số câu: 4
Số   điểm:  Số   điểm:  Số điểm: 1,2
3,0
1,8

20

Số câu: 15
Số câu: 30
Số điểm:10


2. Nội dung đề kiểm tra
Câu 1: Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime là
A. CH2=CH­CH3.

B. CH3­CH2­CH3.

C. CH3­CH3.


D. CH3­CH2­Cl.

Câu 2: Khối lượng của một đoạn mạch tơ  nilon­6,6 là 27346 đvC và của một 
đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số  lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon­
6,6 và capron nêu trên lần lượt là
A. 113 và 152.

B. 113 và 114.

C. 121 và 152.

D. 121 và 114.

Câu 3: Một loại cao su lưu hóa chứa 2,95% S theo khối lượng. Cứ  k mắt xích 
isopren lại có một cầu nối –S­S­. Giả thiết rằng nguyên tử S đã thay thế nguyên 
tử H ở nhóm CH2 trong mạch cao su. Giá trị của k là
A. 32

B. 33.

C. 34.

D. 31.

Câu 4: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Polistiren.

B. Poli (etylen terephtalat).


C. Poliacrilonitrin.

D. Poli (metyl metacrylat).

Câu 5: Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là
A. poli (vinyl clorua).

B. cao su lưu hóa

C. poli etilen.

D. amilopectin.

Câu 6: Phân tử khối trung bình của polietilen là 4200. Hệ số polime hoá của PE 

A. 120

B. 130

C. 150

Câu 7: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là
21

D. 170


A. tơ nilon­6,6.

B. tơ visco.


C. tơ capron.

D. tơ tằm.

Câu 8: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna­S là:
A. CH2=C(CH3)­CH=CH2, C6H5CH=CH2.
B. CH2=CH­CH=CH2, C6H5CH=CH2.
C. CH2=CH­CH=CH2, lưu huỳnh.
D. CH2=CH­CH=CH2, CH3­CH=CH2.
Câu 9:  Cho các tơ  sau: tơ  xenlulozơ  axetat, tơ  capron, tơ  nitron, tơ  visco, tơ 
nilon­6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?
A. 3.

B. 4.

C. 1.

D. 2.

Câu 10: Phân tử nào sau đây chỉ chứa hai nguyên tố C và H?
A. Poli(vinyl clorua).

B. Poliacrilonitrin.

C. Poli(vinyl axetat).

D. Polietilen.

Câu 11: Cao su buna được tạo thành từ  buta­1,3­đien bằng phản ứng

A. cộng hợp

B. phản ứng thế

C. trùng ngưng

D. trùng hợp

Câu   12:  Cho   các   polime:   polietilen,   xenlulozơ,   amilozơ,   amilopectin,   poli 
(vnylclorua), tơ nilon­6,6; poli (vinyl axetat). Số loại polime thiên nhiên là
A. 3.

B. 4.

C. 1.

D. 2.

Câu 13: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. propen.

B. toluen.

C. stiren.

D. isopren.

Câu 14:  Polime dùng để  chế  tạo thuỷ  tinh hữu cơ  (plexiglas) được điều chế 
bằng phản ứng trùng hợp
22



A. C6H5CH=CH2.

B. CH3COOCH=CH2.

C. CH2=C(CH3)COOCH3.

D. CH2 =CHCOOCH3.

Câu   15:  Quá   trình  kết  hợp  nhiều  phân  tử   nhỏ  (monome)  thành   phân  tử  lớn 
(polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H 2O) được gọi là 
phản ứng
A. xà phòng hóa.

B. trùng hợp.

C. thủy phân.

D. trùng ngưng.

Câu 16: Poli (vinyl axetat) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. C2H5COO­CH=CH2.

B. CH3COO­CH=CH2.

C. CH2=CH­COO­C2H5.

D. CH2=CH­COO­CH3.


Câu 17: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên?
A. Tơ nilon­6.

B. Tơ nilon­6,6.

C. Tơ nitron.

D. Tơ tằm.

Câu 18: Tơ nào sau đây được sản xuất từ xenlulozơ?
A. Tơ nitron.

B. Tơ capron.

C. Tơ visco.

D. Tơ nilon­6,6.

Câu 19: Tơ nilon ­ 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
A. HOOC­(CH2)4­COOH và HO­(CH2)2­OH.
B. HOOC­(CH2)2­CH(NH2)­COOH.
C. HOOC­(CH2)4­COOH và H2N­(CH2)6­NH2.
D. H2N­(CH2)5­COOH.
Câu 20: PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng  
làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,... PVC được tổng hợp trực  
tiếp từ monome nào sau đây?
23



×