Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Làm thế nào để học sinh hiểu đúng về công lao của chính quyền họ Nguyễn khi dạy phần lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX ở lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.27 KB, 18 trang )

SKKN2016-2017

ĐỀ TÀI
LÀM   THẾ   NÀO   ĐỂ   HỌC   SINH   HIỂU   ĐÚNG   VỀ   CÔNG   LAO  
CỦA CHÍNH QUYỀN HỌ  NGUYỄN KHI DẠY PHẦN LỊCH SỬ  VIỆT  
NAM TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX Ở LỚP 7
I.

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Quá trình dạy học là quá trình học sinh được cuốn hút vào các hoạt động  
do giáo viên thiết kế, tổ chức và chỉ  đạo để  thông qua đó học sinh có thể  tự 
khám phá và chiếm lĩnh tri thức. Trong quá trình dạy học, giáo viên phải huy 
động, khai thác tối đa năng lực tư duy cho học sinh, tạo cơ hội và động viên, 
khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình về các vấn đề 
đang học. 
Trong nội dung  kiến thức của môn lịch sử ở Trung học cơ sở nói chung, 
lịch sử lớp 7 nói riêng do hạn chế về tầm nhìn, về quan điểm nên có một số 
nội dung không còn phù hợp với cách nhìn nhận khách quan lịch sử hiện nay, 
trong đó có những nội dung đánh giá về  thời Nguyễn (bao gồm cả  thời các 
chúa Nguyễn và các vua đầu triều Nguyễn) trong tiến trình lịch sử Việt Nam.
Từ trước đến nay đa số  các giáo trình lịch sử, sách giáo khoa lịch sử, kể 
cả Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng môn lịch sử cấp Trung học cơ sở, phần  
viết về chính quyền Họ Nguyễn từ thế kỷ XVI đến cuối  thế kỷ XIX thường  
nhấn mạnh đến mặt tiêu cực, phản động như  là “ Cõng rắn cắn gà nhà”, “ 
triều đình bán nước”, hoặc nhấn mạnh tới những chính sách tiêu cực trong 
nội trị, ngoại giao   qua đó khẳng định “ đây là triều đình đối lập với nhân  
dân”. Do vậy tạo ra một cách đánh giá thiên lệch, không khách quan, bất công 
đối với chính quyền Họ  Nguyễn, làm vô tình tạo ra những suy nghĩ ác cảm 
của học sinh khi nhắc đến triều đại này.


Qua nhiều năm giảng dạy môn lịch sử ở cấp Trung học cơ sở nói chung, 
lịch sử lớp 7 nói riêng. Tôi đã nghiên cứu, tham khảo các tài liệu Lịch sử Việt  
Nam cận đại, các tài liệu về  biển đảo Việt Nam, thì thấy thời gian gần đây 
các nhà khoa học lịch sử đã có cái nhìn khách quan hơn, công tâm hơn khi  nói 
đến những đóng góp tích cực của chính quyền Họ  Nguyễn trong lịch sử  dân 
tộc từ  thế  kỷ  XVI đến nửa đầu thế  kỷ  XIX.  Ở  bậc học phổ  thông, những 
đóng góp tích cực của chính quyền Họ  Nguyễn đối với đất nước cũng đã  
được đưa vào sách giáo khoa lịch sử lớp 7 Mô hình trường học mới để giảng 
dạy.
Qua nhiều năm giảng dạy môn lịch sử  lớp 7 trường THCS Lương Thế 
Vinh trước đây, tôi thấy mình và một số  đồng nghiệp đã có một thời gian 
mắc sai lầm khi định hướng cho học sinh đánh giá về nhà Nguyễn đó là: nhận 
xét, đánh giá vẫn còn cảm tính, thiên lệch, chưa thực khách quan. Do vậy  
1
CHU TỰ LỆ ­ THCS Lương Thế Vinh­ Krông Ana­ Đắc Lắc


SKKN2016-2017

trong những năm học  gần đây tôi đã mạnh dạn thay đổi cách dạy của mình  
đối với những nội dung lịch sử  nói về  nhà Nguyễn, nhằm giúp học sinh lý 
giải được vấn đề: Công lao của chính quyền Họ  Nguyễn đối với việc mở 
mang lãnh thổ  đất nước về  phía Nam và xác lập chủ  quyền biển đảo của 
nước ta là không thể  phủ  nhận. Hy vọng qua việc làm nhỏ  này, tôi sẽ  đóng 
góp thêm một tiếng nói khách quan hơn về  thời Nguyễn, góp phần vào việc 
đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử trong giai đoạn hiện nay. Đó là lý 
do tôi chọn đề  tài này để nghiên cứu và trình bày ra đây để  các đồng nghiệp 
cùng tham khảo.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
a. Mục tiêu

Thông qua việc bổ sung thêm một số kiến thức về các chính sách của nhà  
Nguyễn từ  thế  kỷ  XVI đến cuối thế  kỷ  XIX   như: Chính sách di dân; Các  
chính sách phát triển nông – ngư  nghiệp; Chính sách về  an ninh quốc phòng; 
Xác lập chủ  quyền lãnh thổ  và biển đảo…vào giảng dạy lịch sử  lớp 7,  để 
giúp học sinh hiểu rõ hơn về  những đóng góp, vai trò của nhà Nguyễn trong 
việc mở  mang, củng cố  lãnh thổ  về  phía Nam, xác lập chủ  quyền hải đảo 
của đất nước.  
Qua đề  tài này tôi mong rằng những vấn đề  được đề  cập tới sẽ  góp 
phần nhỏ  vào việc nâng cao chất lượng  giảng dạy những nội dung lịch sử 
Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX ở cấp Trung học cơ sở.  Nhằm góp 
phần tích cực vào việc giáo dục đức tính công bằng, khách quan cho học sinh,  
tăng hiệu quả giáo dục của môn lịch sử. Đồng thời góp phần giúp các em có  
đủ sự tự tin và bản lĩnh để có sự  lựa chọn đúng đắn trong tương lai.
b. Nhiệm vụ của đề tài
Giáo viên bổ sung thêm một số kiến thức lịch sử về thời Nguyễn từ thế 
kỷ  XVI đến thế  kỷ  XIX, ngoài sách giáo khoa lịch sử  lớp 7 vào giảng dạy,  
trong chương trình chính khóa. Nhằm giúp học sinh có thêm thông tin để có sự 
đánh giá đúng đắn, khách quan về  mặt tích cực và hạn chế  của chính quyền  
Họ Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX.
Qua việc làm trên cũng góp phần khắc phục xu hướng “ tô hồng’ hoặc “ 
bôi đen” trong giảng dạy lịch sử của một bộ phận giáo viên lịch sử cấp Trung  
học cơ sở hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp lồng ghép, bổ  sung thêm kiến thức lịch sử ngoài sách giáo 
khoa, vào việc giảng dạy chương trình chính khóa phần nội dung Lịch sử 
Việt Nam từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX  ở lớp 7.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
2
CHU TỰ LỆ ­ THCS Lương Thế Vinh­ Krông Ana­ Đắc Lắc



SKKN2016-2017

Khuôn khổ nghiên cứu: Một số  phương pháp dạy học nhằm nâng cao 
hiệu quả dạy học lịch sử cấp Trung học cơ sở.
Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 7 trường THCS  Lương Thế Vinh.
Thời gian: Năm học: 2014 – 2015; Năm học: 2015 – 2016; nửa đầu năm  
học 2016 ­2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài tôi đã sử dụng 
các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Căn cứ  vào  các nghiên cứu 
về đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử  cấp Trung học cơ sở đã được 
tập huấn: Dạy học lịch sử thông qua các hoạt động của học sinh. Tài liệu lịch 
sử Việt Nam cận đại, Một số cuốn sách, bài viết của các học giả viết về thời 
Nguyễn…vv Từ  đó rút ra cách làm cho học sinh hiểu đúng về  công lao của  
chính quyền Họ Nguyễn trong tiến trình lịch sử dân tộc. 
b. Nhom ph
́
ương pháp nghiên cứu thực tiễn: 
Giáo viên thu thập và cung cấp cho học sinh các thông tin lịch sử  ngoài 
sách giáo khoa bằng nhiều cách như: Kể  chuyện lịch sử, trích đọc tài liệu , 
quan sát hình ảnh, qua đó hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận rút ra nhận 
xét, đánh giá về  những hoạt động của chính quyền Họ  Nguyễn qua các tiết 
học. 
­  Giáo viên khảo nghiệm lại bằng cách lồng ghép nội dung nói trên vào 
đề  bài kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ. Thống kê kết quả  làm bài kiểm tra 
của học sinh qua từng năm học để  đánh giá, rút ra kết luận về tính hiệu quả 
của đề tài.
II. PHẦN NỘI DUNG

1. Cơ sở lý luận
Công cuộc mở  mang lãnh thổ  của người Việt chủ  yếu là mở  rộng về 
phía nam hay còn gọi là Nam tiến là quá trình đánh trả, ngăn chặn rồi lấn lướt 
những chính quyền hiếu chiến ở phía Nam. Đồng thời cũng được thi hành ôn 
hòa qua kế  hoạch dinh điền, mở  mang khai phá đất đai bị  bỏ  hoang  ở  biên  
trấn, sống hòa lẫn cùng dân bản địa, vừa canh chừng giặc, vừa sản xuất 
lương thực theo đường lối “ngụ binh ư nông” mà Đại Việt đã khôn ngoan áp  
dụng từ khi thu hồi được độc lập. Công cuộc này được mở màn từ thời Tiền 
Lê ở  thế  kỷ  X, quyết liệt trong thời Lý, tương đối hòa bình trong thời Trần,  
vừa đánh, vừa lấn vừa đàm ở thời Hồ, thời Hậu Lê đối với Champa. Đặc biệt 
là  thời các chúa Nguyễn, rồi đến triều Nguyễn, là thời kỳ mà việc mở mang  
lãnh thổ về phía Nam, xác lập chủ quyền biển đảo được tiến hành mạnh mẽ 
3
CHU TỰ LỆ ­ THCS Lương Thế Vinh­ Krông Ana­ Đắc Lắc


SKKN2016-2017

và hiệu quả  hơn cả, điều đó đã giúp tạo nên một đất nước Việt Nam như 
ngày nay. 
Trong những năm gần đây, vấn đề  dân tộc, sắc tộc  ở  nhiều nước đang  
diễn biến hết sức phức tạp. Sự bùng nổ trào lưu ly khai dân tộc trên thế giới 
hiện nay đã ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta. Còn ở trong nước một số phần  
tử xấu cố tình xuyên tạc lịch sử để  tiếp tay cho các thế lực hiếu chiến phản 
động nhằm kích động, chia rẽ  khối đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo  ở 
nước ta, nhất là ở các vùng dân tộc thiểu số. Với các thủ đoạn mị dân, nhằm 
tập hợp, lôi kéo quần chúng vào các tổ  chức phản động núp dưới các hình 
thức tôn giáo, sắc tộc, phá hoại truyền thống đoàn kết. Chúng còn ráo riết tổ 
chức lực lượng để  hình thành các tổ  chức phản động như  là “Nhà nước Đề 
ga độc lập” ở Tây Nguyên, “nhà nước Khơ­me Crôm độc lập” ở Tây Nam bộ, 

“Vương quốc Mông”  ở  vùng miền núi phía Bắc, “Vương quốc Chămpa”  ở 
miền Trung…Vì vậy giúp học sinh hiểu đúng về  công cuộc mở  mang lãnh 
thổ, xác lập chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa của chính quyền Họ Nguyễn  
cũng là góp phần vào việc đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ  đoạn trong 
chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế  lực thù địch, giữ  vững ổn định  
chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Để    học sinh hiểu đúng về  công cuộc mở  mang lãnh thổ  nói chung, và 
việc mở  mang lãnh thổ  của chính quyền Họ  Nguyễn nói riêng cũng là giúp 
các em thấy được để  có được một đất nước   Việt Nam ngày nay là sự  kế 
thừa và phát triển từ nhà nước Văn Lang thời các Vua Hùng. Nhưng trải mấy  
nghìn năm lịch sử cương vực nước ta đã nhiều lần thay đổi. Để  có diên mạo 
như  ngày nay, tổ tiên ta đã đổ  bao mồ  hôi và xương máu… Qua đó giúp học 
sinh thấy được việc tìm lại lịch sử  về việc mở mang lãnh thổ  đất nước thật 
là lý thú, hấp dẫn và bổ ích. Nhưng để làm được việc này cũng rất khó khăn 
do đến nay các  tài liệu viết về nội dung này rất  tản mát, sách giáo khoa phổ 
thông thì ít thể  hiện. Nên việc giúp học sinh hiểu đúng về  những việc làm 
của tổ tiên, nhất là tài liệu viết về việc mở mang bờ cõi của chính quyền Họ 
Nguyễn. theo tôi để thực hiện điều này đang trông chờ rất lớn vào tâm huyết  
của giáo viên giảng dạy lịch sử ở cấp trung học cơ sở.
Vì vậy nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên dạy lịch sử  nói chung  
và dạy lịch sử lớp 7 nói riêng  là  phải biết chọn  những nội dung,  kiến thức  
phù hợp với bài học để  bổ  sung, lồng ghép. Qua đó khơi dậy tính chủ  động, 
tích cực của  học sinh, các em tự giác thảo luận, tranh luận và rút ra được bài 
học về sự trung thực khách quan cho mình.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Thuận lợi của vấn đề tôi nghiên cứu là:  bản thân đã có nhiều năm kinh 
nghiệm dạy môn lịch sử ở tất cả các khối lớp ở cấp Trung học cơ sở, nhất là 
khối lớp 7, được tham gia tập huấn chuyên môn do ngành giáo dục tổ  chức, 
4
CHU TỰ LỆ ­ THCS Lương Thế Vinh­ Krông Ana­ Đắc Lắc



SKKN2016-2017

được thường xuyên trao đổi học tập kinh nghiệm với đồng nghiệp. Thời gian 
gần đây việc đánh giá lại công lao của  chính quyền Họ Nguyễn đối với lịch 
sử  dân tộc cũng được các nhà khoa học lịch sử  rất quan tâm … đó chính là  
điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này.
Bên cạnh những thuận lợi thì   việc nghiên cứu đề  tài này cũng gặp  
nhiều khó khăn như:  tài liệu viết về  công cuộc mở  mang lãnh thổ, xác lập 
chủ  quyền  ở  Hoàng Sa và Trường Sa của chính quyền Họ  Nguyễn còn rất  
tản mát, sách giáo khoa phổ thông thì viết về nội dung này rất ít và không rõ 
ràng. Nên việc làm cho học sinh hiểu đúng, khách quan về  chính quyền Họ 
Nguyền chủ yếu là do giáo viên trực tiếp giảng dạy.
Thành công của việc áp dụng đề tài này vào việc dạy Lịch sử lớp 7 thời 
kỳ từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX là tôi thấy nhận thức của học sinh về 
đánh giá công lao của chính quyền Họ  Nguyễn trung thực, khách quan hơn. 
Điểm kiểm tra của các em đối với các câu hỏi liên quan đên nội dung này khá 
cao, trong đó nhiều em đạt điểm khá giỏi như:
Năm học 2013 ­2014: (chưa áp dụng đề  tài) đối với nội dung kiểm tra: 
Nhận xét về  tình hình kinh tế  Nông nghiệp Đàng Trong các thế  kỷ  XVI – 
XVIII, vai trò của chính quyền Họ Nguyễn như thế nào trong việc mở  mang 
lãnh thổ đất nước như thế nào?  Thì  tỉ lệ học sinh làm được bài từ TB trở lên  
là 62.1%
Năm học 2014 ­2015 và 2015 ­2016 ( áp dụng đề  tài) đối với nội dung 
kiểm tra Nhận xét về  tình hình kinh tế  Nông nghiệp Đàng Trong các thế  kỷ 
XVI – XVIII, vai trò của chính quyền Họ Nguyễn như thế nào trong việc mở 
mang lãnh thổ đất nước như thế nào?  Thì tỉ  lệ  học sinh làm được bài từ  TB 
trở lên là 90 %
Qua đó có thể  thấy là chỉ  cần một số thay đổi nhỏ  trong phương pháp 

dạy học, một ít cố  gắng của giáo viên sẽ  làm cho hiệu quả  giáo dục của bộ 
môn lịch sử được tăng lên đáng kể. Đó là điều khích lệ tôi tiếp tục thực hiện 
đề  tài này trong thời gian tới  ở  các lớp 7 nhất là lớp 7 Mô hình trường học 
mới.
Ưu điểm của vấn đề nghiên cứu là đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy 
học môn Lịch sử  là phải đánh giá các sự  kiện lịch sử  một cách trung thực, 
khách quan. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên đóng vai trò hướng 
dẫn, định hướng...hiệu quả giáo dục của bộ môn tăng lên rõ rệt 
Trước sự phát triển của công nghệ thông tin, sự mở cửa giao lưu kinh tế,  
văn hóa với các nước trên thế giới ngoài mặt tích cực thì cũng đã có tác động  
tiêu cực đến nhận thức của học sinh đó là: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, 
sự kích động, tiếp tay của các thế lực hiếu chiến phản động, sự can thiệp lật  
đổ. Các thế lực thù địch đã và đang xuyên tạc, lợi dụng những vấn đề lịch sử 
để kích động, gieo rắc tư tưởng phân biệt, hận thù chia rẽ khối đoàn kết giữa 
5
CHU TỰ LỆ ­ THCS Lương Thế Vinh­ Krông Ana­ Đắc Lắc


SKKN2016-2017

các dân tộc gây ảnh hưởng xấu đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh, nhất 
là đối với những trường  có đông học sinh dân tộc thiểu số như ở Đắc Lắc.Vì 
vậy khi dạy lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX  ở lớp  
7, đòi hỏi giáo viên phải hết sức kỹ lưỡng trong việc lựa chọn nội dung ki ến  
thức ngoài sách giáo khoa, để bổ sung cho phù hợp với bài dạy và phải chú ý 
nâng cao khả năng lý luận của mình để lý giải vấn đề  một cách thuyết phục  
hơn.
Để  làm được điều nói trên khi dạy học thì giáo viên phải chuẩn bị  kỹ 
càng hơn, phải tham khảo nhiều tài liệu, thường xuyên cập nhật thông tin 
mới về  khoa học lịch sử. Phải suy nghĩ lựa chọn nội dung kiến thức để  bổ 

sung vào bài dạy phù hợp, nếu không sẽ  dẫn đến tình trạng dàn trải, mất  
nhiều thời gian mà hiệu quả  không đạt được. Dạy học theo phương này chỉ 
thật sự trôi chảy, thuận lợi đối với những lớp có ý thức tốt. Vì vậy không thể 
áp dụng một cách dạy học chung của một bài cho tất cả  các lớp, tất cả  các 
đối tượng học sinh...
Làm thế  nào để  cho học sinh hiểu đúng về  vai trò của chính quyền Họ 
Nguyễn,  đối với lịch sử đất nước trong các thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ 
XIX là một vấn đề mà tôi hết sức quan tâm. Xuất phát từ thực trạng trên, để 
góp phần vào công tác  nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục đạo đức học  
sinh qua môn lịch sử, ở lớp 7 là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của người  
giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử. Việc tìm tòi các phương pháp 
dạy học lịch sử phù hợp đối với nội dung trên là việc làm hết sức quan trọng.  
Đó là động cơ để tôi thực hiện đề tài này.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
3.1. Mục tiêu của giải pháp
Việc chú trọng lựa chọn một số  nội dung kiến thức ngoài sách giáo 
khoa, để bổ sung cho các bài dạy lịch sử, việc lựa chọn một số phương pháp 
dạy học tích cực trong việc dạy học nội dung lịch sử đất nước trong các thế 
kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX ở lớp 7, là biện pháp quan trọng để nâng cao 
nhận thức cho học sinh về vai trò của chính quyền Họ Nguyễn trong việc mở 
mang lãnh thổ đất nước. Giúp học sinh đánh gia khách quan trung thực các sự 
kiện lịch sử, hạn chế sự đánh giá thiên lệch, méo mó lịch sử là mục tiêu chính 
của giải pháp này. Mỗi phương pháp dạy học được lựa chọn đúng sẽ  mang 
lại hiệu quả  cao, điều đó đã được chứng minh qua kinh nghiệm nhiều năm 
dạy môn lịch sử lớp 7  của bản thân. 
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
a. Bổ sung kiến thức ngoài sách giáo  khoa bằng cách kể chuyện lịch sử 
trong giờ dạy.

6

CHU TỰ LỆ ­ THCS Lương Thế Vinh­ Krông Ana­ Đắc Lắc


SKKN2016-2017

Có thể nói  những câu chuyện kể lịch sử luôn luôn mang lại hiệu quả. 
Đặc biệt là gợi sự tò mò, hứng thú và hiệu quả giáo dục  của các câu chuyện.  
Nhưng điều cần chú ý  là ta phải biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ để nó phát  
huy giá trị và không làm mất thời gian của tiết học.
Đối với mục tiêu: Để  học sinh hiểu đúng về  vai trò của chính quyền  
Họ  Nguyễn  trong lịch sử dân tộc, từ  thế  kỷ  XVI đến nửa đầu thế  kỷ  XIX.  
Thì giáo viên phải biết chắt lọc truyện kể  và sau mỗi câu chuyện phải biết 
đặt những câu hỏi,  hoặc gợi ý cho học sinh nêu lên suy nghĩ của mình, từ đó 
giáo dục tư tưởng cho học sinh.
Ví dụ: Khi cho học sinh học sinh tìm hiểu sự  kiện: Năm 1698 Nguyễn 
Hữu Cảnh vào kinh lý phía nam, đặt phủ Gia Định. Tiếp đó vùng đất Mỹ Tho, 
Hà Tiên cũng được sáp nhập vào phủ  này… (SGK lịch sử  7 trang 110) Giáo 
viên có thể kể câu chuyện về Nguyễn Hữu Cảnh như:
“Nam Bộ vốn thuộc đất Chân Lạp nhưng do bị  suy yếu kéo dài nên bị  
quân Xiêm liên tục xâm lấn, vua Chân Lạp đã tìm đến sự  giúp đỡ  của chính  
quyền Đàng Trong.  
Năm 1698 chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh vào vào kinh  
lý phía nam, đặt phủ Gia Định. Năm 1699, Vua Chân Lạp là Nặc Thu đắp lũy  
Bích   Đôi,   Nam   Vang   và   Cầu   Nam   cướp   bóc   dân   buôn   người   Việt.   Chúa  
Nguyễn   Phúc  Chu   cử   Nguyễn  Hữu  Cảnh  làm  Thống  suất   đem  quân  lính,  
thuyền chiến hợp cùng tướng Trần Thượng Xuyên lo việc đánh dẹp và an  
dân. Rất nhanh chóng, lực lượng thủy binh của ông đã tiến thẳng đến thành  
La Bích (thủ  phủ  Nam Vang), đánh tan quân Nặc Thu. Vua Chân Lạp đầu  
hàng.
Tháng 4 năm 1700, Nguyễn Hữu Cảnh cầm quân về đóng ở cồn Cây Sao còn  

gọi là cù lao Sao Mộc, nay thuộc chợ Mới, An Giang, báo tin thắng trận về  
kinh. Theo Gia Định thành thông chí thì tại đây, một thời gian ông bị  nhiễm  
bệnh, hai chân tê bại, ăn uống không được. Gặp ngày Tết Đoan Ngọ  ông  
miễn cưỡng ra dự tiệc để  khích lệ  tướng sĩ rồi bị  trúng phong và thổ  huyết.  
Khi quân về  đến đến Sầm Giang thuộc địa phận Mỹ  Tho thì ông mất. Nhân  
dân vùng đất mới khai phá, người Việt cũng như  người Hoa, Chăm… đều  
nhớ  ơn, họ đã lập đền thờ, bài vị  của ông ở  nhiều nơi. Thậm chí ở  xứ  Nam  
Vang, ngày nay là Cam ­ pu­ chia người ta vẫn thấy dấu vết của ngôi đền thờ  
Nguyễn Hữu Cảnh. 
Có thể nói, chính sự  khai phá vùng đất mới của Nguyễn Hữu Cảnh là cơ  sở  
để Chúa Nguyễn từng bước thu phục các vùng đất khác. Từ khi Gia Định phủ  
ra đời, thế lực của Chúa Nguyễn trên vùng đất Nam bộ phát triển mạnh mẽ. 
Chứng kiến cảnh đó, vua nước Chân Lạp xin dâng Hà Tiên cho Chúa Nguyễn  
(1708). Sự  kiện đất Hà Tiên được sáp nhập vào lãnh thổ  của chúa Nguyễn  
mở ra bước ngoặt cho hành trình mở cõi, chỉ trong vòng nửa thế kỷ mà Chúa  
7
CHU TỰ LỆ ­ THCS Lương Thế Vinh­ Krông Ana­ Đắc Lắc


SKKN2016-2017

Nguyễn đã chiếm lĩnh trọn đất Đồng bằng sông Cửu Long. Năm Đinh Sửu  
(1757), Chúa Nguyễn tiếp quản vùng đất Tầm Phong Long do Nặc Ông Tôn  
dâng tặng. Hà Tiên và Tầm Phong Long được sáp nhập lãnh thổ  Đàng trong  
đánh dấu hành trình mở cõi về phía Nam hoàn thành.
                                                          ( Theo Báo pháp luật Việt Nam)
Sau đó GV có thể  đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về  việc làm của  
Nguyễn Hữu Cảnh và cách thu phục vùng đất phía Nam của chính quyền Họ 
Nguyễn?
Sau câu chuyện giáo viên còn có thể  yêu cầu học sinh làm bài tập về 

nhà bằng việc tìm hiểu thêm về  một số  nhân vật lịch sử  Đàng Trong như 
Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Phúc Chu…vv
b. Bổ sung kiến thức ngoài sách giáo  khoa bằng cách cung cấp thêm tư 
liệu lịch sử cho học sinh.
Sách giáo khoa thường cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản. Đó 
là một việc làm hết sức cần thiết, không cần phải bàn cãi. Nhưng  thử  hỏi,  
học xong phần lịch sử lớp 7 từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX  mà học 
sinh   chỉ   nhớ   được   những  mặt   tiêu   cực,   phản   động   của   chính   quyền   Họ 
Nguyễn như là “ Cõng rắn cắn gà nhà”, “ triều đình bán nước”, hoặc những  
chính sách tiêu cực trong nội trị, ngoại giao,  qua đó khẳng định “ đây là triều 
đình đối lập với nhân dân”. Thì liệu có thực công bằng khách quan không với  
chính quyền Họ  Nguyễn không. Mỗi giáo viên lịch sử  chúng ta có cảm thấy 
ray rứt với tiền  nhân không.  Vì vậy để học sinh có cái nhìn công bằng khách 
quan, khái quát hơn, cụ thể hơn thì giáo viên nên cung cấp thêm cho học sinh 
những tư liêu cần thiết về công lao của chính quyền  Họ Nguyễn đối với đất 
nước. Nhưng chú ý là tư liệu đó phải phục vụ cho việc học của học sinh phù  
hợp với nội dung bài học, có tính giáo dục cao.
Khi bổ sung thêm tư liệu giáo viên không nên bắt ép học sinh phải có nó 
mà phải để cho học sinh hoàn toàn tự  nguyện sử  dụng. Giáo viên chỉ  nên cố 
gắng động viên học sinh sưu tầm và sử dụng nó một cách khoa học đúng lúc.
Ví dụ: Khi dạy mục I Tình hình chính trị  ­ kinh tế  của bài 27 Chế  độ 
phong kiến nhà Nguyễn (Lịch sử 7). Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ 
hình 61 sách giáo khoa để  biết được các đơn vị  hành chính thời Nguyễn. 
Đồng thời lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo. Thông qua  
việc  giới thiệu trên lược đồ vị trí hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và cung  
cấp thêm cho học sinh tư  liệu về  việc xác lập chủ  quyền của nhà Nguyễn 
đối với hai quần đảo này như: 
“Những tư liệu còn lại đến nay và chính sử vẫn đủ để khẳng định chủ  
quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 
8

CHU TỰ LỆ ­ THCS Lương Thế Vinh­ Krông Ana­ Đắc Lắc


SKKN2016-2017

Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái  
tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi
 Hai là, nhiều tài liệu cổ  của Việt Nam như  Toàn Tập Thiên Nam Tứ  
chí Lộ Đồ  Thư  (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục  
Tiền Biên và Chính Biên (1844 ­ 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865­
1875), các Châu bản nhà Nguyễn (1802­1945)... đều nói về  hai quần  đảo  
Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc  
Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác các quần đảo này. 
Ba là, nhiều sách cổ, bản đồ  cổ  của nước ngoài cũng thể  hiện các  
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đỉnh cao nhất  
của việc tuyên bố  và xác lập chủ  quyền của Việt Nam trên hai quần đảo  
Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra  
quần đảo Hoàng Sa cắm cờ  Việt Nam và tuyên bố  chủ  quyền. Cũng cần nói  
thêm  là   trong   một   thời   gian  khá   dài,  người  Việt  Nam   luôn   coi  quần   đảo  
Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải đảo dài hàng vạn dặm trên Biển  
Đông, nên gọi là Vạn Lý Trường Sa, hay Đại Trường Sa, Bãi Cát Vàng...
 Trên thực tế, các chúa Nguyễn cũng như  nhà Nguyễn sau này đều có  
nhiều hành động liên tục cử người ra cai quản, khai thác các đảo trên cả hai  
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ  
chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để  thực thi quyền chủ  quyền và khai thác  
hai quần đảo. Các thể lệ tuyển chọn người, chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối  
với các đội đều được Nhà nước quy định rõ ràng. Các đội này được duy trì và  
hoạt động liên tục từ thời chúa Nguyễn (1558­1783) đến nhà Tây Sơn (1786­
1802) và nhà Nguyễn. Triều đình Nhà Nguyễn đã cử các tướng Phạm Quang  
Ảnh (năm 1815), Trương Phúc Sĩ, Phạm Văn Nguyên, Phạm Hữu Nhật (các  

năm 1834, 1835, 1836) ra Hoàng Sa khảo sát, đo đạc các đảo, khảo sát, vẽ  
bản đồ, xây miếu, dựng bia….”
Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về  việc xác lập chủ  quyền biển đảo của 
chính quyền Họ  Nguyễn? Trách nhiệm của chúng ta ngày nay đối với chủ 
quyền biển đảo của tổ quốc như thế nào?
Sau đó giáo viên có thể  hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm nội dung  
này, thông qua việc tìm đọc trên các trang mạng  MaxReadinh  và một số  tài 
liệu khác nói về chuyên mục: Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa 
và Trường Sa của Việt Nam của các học giả trong và ngoài nước.
c.  Kết hợp bổ sung tư liệu lịch sử với sử dụng hình ảnh, lược đồ.
Tư liệu lịch sử được kết hợp với hình ảnh, lược đồ… minh họa sẽ rất 
có giá trị trong học tập. Nó giúp học sinh có thể hình dung vấn đề rõ hơn về 
công lao của chính quyền Họ Nguyễn đối với đất nước trong các thế kỷ XVI 
– XIX. Từ  đó để  lại  ấn tượng sâu sắc trong trí nhớ  của học sinh. Giúp học  
sinh có thể khắc sâu  hơn về cách đánh giá sự kiện, nhân vật lịch sử.
9
CHU TỰ LỆ ­ THCS Lương Thế Vinh­ Krông Ana­ Đắc Lắc


SKKN2016-2017

Ngày nay, giáo viên ngoài việc tận dụng kênh hình trong sách giáo khoa  
lịch sử, thì có thể tận dụng mạng internet để có được những hình ảnh rất đẹp 
phục vụ cho việc dạy lịch sử.
Điều chú ý của giáo viên khi sử dụng hình ảnh kết hợp với tư liệu lịch  
sử là  : Hình ảnh phải phù hợp với tư liệu và nội dung kiến thức của bài học.  
Trong lúc sử dụng cần đặt các câu hỏi để HS suy nghĩ tìm ra các vấn đề  liên 
quan đến hình ảnh chứ không để cho học sinh nhìn hình chỉ vì nó lạ, đẹp.
Đối với các nhân vật lịch sử  có thể  đặt dạng câu hỏi như: Em biết gì 
về nhân vật lịch sử này? Ông có công lao gì? Ta có thể học được gì nơi ông? 

… Đối với các hình  ảnh là lược đồ, bản đồ  ta có thể  đặt câu hỏi: Lược đồ 
( bản đồ) phản ánh nội dung gì? Nó liên quan đến triều đại nào, sự kiện lịch 
sử  nào? Qua hình đó thể  hiện điều gì (liên quan đến bài học)?… và qua đó 
giáo dục tư tưởng cho HS.
Ví dụ: khi học về  tình hình thương nghiệp thời Nguyễn giáo viên có  
thể cung cấp thêm cho học sinh tư liệu về Hội An , kết hợp với quan sát hình 
ảnh: Thương cảng Hội An thế kỷ XVIII (hình 64 SGK lịch sử 7 trang138) để 
học sinh thấy được những cố gắng của nhà Nguyễn trong việc xây dựng đất 
nước, ở trong hoàn cảnh đang bị các thế lực ngoại xâm phương Tây đe dọa…
vv  
Hay giáo viên có thể sử dụng lược đồ: Các đơn vị hành chính Việt Nam 
thời Nguyễn  (hình 63 SGK lịch sử  7 trang135)  kết hợp với việc cung cấp  
thêm các tư  liệu: Thời Lý biên giới phái nam của Đại Việt đến phia bắc 
Quảng trị. Thời Trần biên giới phái nam của Đại Việt đến đèo Hải Vân. 
Cuối thế  kỷ  XV thời vua Lê Thánh Tông đến năm 1471 biên giới phái nam 
của Đại Việt đến đèo Cù Mông (ranh giới giữa Bình Định và Phú Yên ngày 
nay). Nhưng đến năm 1757 thời chúa nguyễn Phúc Khoát, lãnh thổ  của nước  
ta cơ  bản đã được như  trong lược đồ. Bên cạnh đó là quá trình xác lập chủ 
quyền của Việt Nam  ở  các đảo như: Côn Đảo (1704), Phú Quốc ( 1708),  
Trường Sa , Hoàng Sa (từ thế kỷ XVII) ..vv sau đó cho học sinh đánh dầu trên 
lược đồ  thời gian xác lập chủ  quyền của nước ta qua các thời kỳ  đối với  
phần lãnh thổ phía Nam, cũng như các đảo, quần đảo  trên Biển Đông và vịnh  
Thái Lan… với hoạt động này, học sinh sẽ thấy được việc mở mang lãnh thổ 
về  phía nam của nước ta được tiến hành mạnh mẽ  nhất, hiệu quả  nhất là  
thời các chúa Nguyễn và thời kỳ  đầu của triều Nguyễn từ  cuối thế  kỷ XVI 
đến nửa đầu thế kỷ XIX. Điều đó giúp các em khẳng định được chính quyền  
họ  Nguyễn là chính quyền có công rất lớn trong việc mở  mang lãnh thổ  về 
phía Nam và xác lập chủ quyền biển đảo cho nước ta. Qua đó các em có cách 
đánh giá công bằng hơn, khách quan hơn khi học về những hạn chế của các  
nhân vật lịch sử  thời Nguyễn và của chính quyền Họ  Nguyễn mà trong sách 

giáo khoa đề cập rất nhiều.
10
CHU TỰ LỆ ­ THCS Lương Thế Vinh­ Krông Ana­ Đắc Lắc


SKKN2016-2017

3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
Việc sử  dụng phương pháp dạy học bổ  sung thêm các tư  liệu lịch sử 
thông qua việc cung cấp tư liệu, kể chuyện lịch sử, sử dụng hình ảnh...vv khi 
dạy phần lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX ( Lịch sử 
7). Để  làm cho học sinh, có nhận thức đúng đắn hơn về  công lao của chính 
quyền Họ  Nguyễn, đối với lịch sử  dân tộc trong giai đoạn này có thể  thực 
hiện được đối với tất cả  các đối tượng học sinh,  ở  tất cả  các địa bàn, trong  
điều kiện dạy học bình thường cũng như  khi có phương tiện công nghệ  hỗ 
11
CHU TỰ LỆ ­ THCS Lương Thế Vinh­ Krông Ana­ Đắc Lắc


SKKN2016-2017

trợ. Chỉ  lưu ý là giáo viên khi thực hiện phải nghiên cứu đối tượng học sinh 
từng lớp, từng bài, từng hoạt động dạy học, để  làm sao đảm bảo được thời  
lượng của tiết học học và phù hợp khả  năng  nhận thức của học sinh từng 
lớp.
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Khi sử dụng các phương pháp dạy học nói trên, giáo viên cần nắm vững 
những nội dung kiến thức lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế 
kỷ XIX. Giáo viên cũng cần chú ý điều chỉnh uốn nắn những nhận định thiếu 
công bằng, không khách quan của học sinh đối với những hạn chế của chính 

quyền Họ  Nguyễn . Khi thấy học sinh cơ  bản đã nắm được vấn đề  rồi thì 
tiến hành cho các em liên hệ thực tế, liên hệ bản thân, hướng các em vào cách 
giả quyết  tình huống pháp luật thường gặp trong cuộc sống, để  để rút ra bài 
học cho bản thân. Làm được như  vậy chắc chắn hiệu quả  dạy học sẽ  cao  
hơn rất nhiều.
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Qua các năm dạy học và tiến hành khảo nghiệm đề tài này đối với học 
sinh lớp 7 trường THCS Lương Thế Vinh tôi thấy chất lượng dạy học lịch sử 
cho học sinh được nâng cao rõ rệt. Khả năng nhận định đánh giá các sự  kiện 
lịch sử của học sinh được nâng cao hơn, khách quan, công bằng hơn, nhất là 
đối với nội dung đánh giá công lao của chính quyền Họ  Nguyễn từ  thế  kỷ 
XVI đến nửa đầu thế  kỷ  XIX . Ví vậy theo tôi giá trị  của đề  tài này là rèn 
luyện cho học sinh cách nhận xét, đánh giá sự  kiện lịch sử  khách quan, công 
bằng.  Góp phần vào việc giáo dục cho học sinh về lòng yêu nước, lòng biết  
ơn các bậc tiền nhân. Giáo dục phẩm chất công minh, khách quan trong cuộc  
sống. Từ  đó có ý thức góp phần vào việc đấu tranh bảo vệ  chủ  quyền của  
đất nước hiện nay và trong tương lai
Qua     các   năm   học   2014   ­2015   ;     2015   ­2016   tôi   đã   áp   dụng   kinh 
nghiệm, giải pháp dạy học nói trên cho học sinh lớp 7 trường THCS Lương  
Thế  Vinh và tiến hành khảo nghiệm bằng cách đưa nội dung: Công lao của 
chính quyền Họ Nguyễn vào đề  bài kiểm tra Học kỳ II và thấy kết quả  đạt 
được như sau:
Trích đề bài kiểm tra học kỳ II
Câu 2. (4 điểm) Trình bày những hoạt động của chính quyền Họ Nguyễn  
nhằm mở mang lãnh thổ  và xác lập chủ  quyền biển đảo của nước ta từ  thế 
kỷ XVII đến đầu thế  kỷ XIX. Những hoạt động đó đã để  lại bài học gì cho 
công cuộc đấu tranh bảo vệ biển đảo hiện nay?

12
CHU TỰ LỆ ­ THCS Lương Thế Vinh­ Krông Ana­ Đắc Lắc



SKKN2016-2017

NĂM HỌC

SỐ   HỌC   SINH  SỐ   HS   ĐẠT   ĐIỂM  TỈ LỆ
ĐƯỢC KIỂM TRA TB TRỞ  LÊN
( đạt từ 2/4 điểm đối 
với câu hỏi trên)

2013 ­2014

200  HS

125 HS

62.5%

2014 ­ 2015

200 HS

181 HS

90.5 %

2015 ­2016

190 HS


182 HS

96%

Qua kết quả đã cho thấy nếu thay đổi  một phần cách thức dạy học đối  
với những vấn đề  mà nội dung kiến thức sách giáo khoa còn hạn chế, không 
còn phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay thì việc nhận thức về  lịch sử 
của học sinh được nâng cao rõ rệt. Vì vậy theo tôi cần áp dụng cách thức dạy 
học nói trên để hiệu quả giáo dục của môn lịch sử ngày cáng cao hơn. 
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Việc giáo viên cung cấp, bổ  sung thêm kiến thức ngoài sách giáo khoa 
cho học sinh, khi dạy phần lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế 
kỷ XIX, sẽ giúp cho học sinh biết cách đánh giá công và  tội của chính quyền 
Họ Nguyễn trong lịch sử sẽ được khách quan hơn,công bằng  trung thực hơn.  
Tránh được việc đánh giá chung chung, vơ  đũa cả  nắm đối với chính quyền 
Họ Nguyễn như trước đây. Từ đó giúp cho học sinh và mọi người thấy được 
những cống hiến to lớn của chính quyền Họ  Nguyễn đối với lịch sử  dân tộc  
là không thể phủ nhận, báng bổ đó là: Các chúa Nguyễn  đã có công mở rộng  
lãnh thổ  về  phía Nam và xác lập chủ  quyền vững chắc trên vùng đất mới  ở 
đồng bằng sông Cửu Long, hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước. Xây 
dựng và củng cố  quốc gia thống nhất trên lãnh thổ  tương  ứng với lãnh thổ 
Việt Nam ngày nay bao gồm cả  đất liền, hải đảo, các quần đảo Hoàng Sa,  
Trường Sa trên Biển Đông. Thời  Nguyễn cũng để  lại nhiều di sản văn hóa 
vật thể  và phi vật thể  có giá trị  đã được UNESCO công nhận là di sản văn 
hóa thế giới... Hiểu được những vấn đề đó sẽ giúp cho học sinh và cả  chúng 
ta có ý thức hơn trong việc bảo vệ chủ quyền tổ quốc ngày nay. 
Qua cách thức thực hiện đề  tài này cũng có thể  mở  ra một cách thức  
dạy học lịch sử  mới đối với những nội dung quan điểm còn hạn chế  như 

hiện nay. Đề tài cũng có khả năng khơi dậy tính tích cực, sự hứng thú và lòng  
ham mê học lịch sử  của học sinh. góp phần đa dạng hóa phương pháp  dạy  
học để  làm cho giờ  học lịch sử  trở  nên sinh động, đỡ  nhàm chán hơn. Góp  
phần nâng cao chất lượng môn lịch sử trong trường phổ thông.
Đề  tài được nghiên cứu và áp   tại trường THCS Lương Thế  Vinh,  
huyện Krông Ana, Đắc Lắc và đạt được một số  thành công nhất định. Theo  
13
CHU TỰ LỆ ­ THCS Lương Thế Vinh­ Krông Ana­ Đắc Lắc


SKKN2016-2017

tôi đề  tài này cũng có khả  năng  áp dụng cho những trường THCS  khác có  
điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên, đặc điểm học sinh tương  
tự. Cũng có thể  còn có những cách thứckhác trong dạy học để  làm cho học  
sinh nắm được nội dung nói trên, vì vậy mong các đồng nghiệp góp ý bổ sung 
để  việc dạy học lịch sử ngày càng tốt hơn.
2. Kiến nghị
Đối với giáo viên dạy môn lịch sử ở trường THCS cần tích cực tìm tòi 
nghiên cứu chỉ  ra  được những hạn chế  của chương trình sách giáo khoa. 
Thường xuyên tự  bổ  sung kiến thức, phương pháp dạy học lịch sử  để  đáp  
ứng yêu cầu ngày càng cao của nền giáo dục hiện đại,
Đối với nhà trường: Cần quan tâm đến môn học lịch sử  như: Thường 
xuyên bổi sung thiết bị, tài liệu phương tiện dạy học. Quan tâm nâng cao chất 
lượng sinh hoạt của tổ  chuyên môn, giảm bớt các thủ  tục rườm rà khi sinh 
hoạt chuyên môn. Khuyến khích các giải pháp mới nhằm nâng cao chất lượng  
dạy học.
  Đối với nghành giáo dục trong đợt thay đổi sách giáo khoa của môn lịch 
sử  sắp tới cần chú trọng biên soạn ngắn gọn, dễ  hiểu nhưng trung thực,  
khách quan của các sự kiệnlịch sử.

   Trên đây là một số kinh nghiệm của cá nhân tôi được đúc kết trong quá  
trình dạy học môn lịch sử  lớp 7 trong thời gian qua, tôi mạnh dạn nêu lên để 
quý đồng nghiệp tham khảo, đóng góp ý kiến với mục đích góp phần nhỏ 
kinh nghiệm của mình vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ  môn lịch 
sử ở cấp trung học cơ sở . 
Chân thành cảm ơn!
 

                                                             Buôn Trấp, ngày 17/3/2017

                                                                                Tác giả
                                                                           Chu Tự Lệ
                            Nhận xét của Hội đồng sáng kiến

14
CHU TỰ LỆ ­ THCS Lương Thế Vinh­ Krông Ana­ Đắc Lắc


SKKN2016-2017

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Đại cương lịch sử Việt Nam – Nhà xuất bản giáo dục
Tiến trình lịch sử Việt Nam – Nhà xuất bản giáo dục
Tài liệu chuyên đề: Nhà Nguyễn với việc mở mang lãnh thổ về phía Nam – 
Trường Cao đẳng sư phạm Đắc Lắc
Hệ thống các phương pháp dạy học Lịch sử ở trường THCS – Trịnh Đình 
Tùng
Các  tài liệu tập huấn: đổi mới phương pháp dạy học lịch sử cấp THCS do 
ngành giáo dục tổ chức. Mạng Internet…
Sách giáo khoa lịch sử 7 ­  Nhà xuất bản giáo dục

 Sách hướng dẫn học khoa học xã hội lớp 7 mô hình Trường học mới ­  Nhà 
xuất bản giáo dục

 

15
CHU TỰ LỆ ­ THCS Lương Thế Vinh­ Krông Ana­ Đắc Lắc


SKKN2016-2017

MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU: 
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Giới hạn của đề tài
5. Phương pháp nghiên cứu
II. PHẦN NỘI DUNG 
1. Cơ sở lý luận
2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu
3. Nội dung và hình thức của giải pháp 
3.1

Mục tiêu của giải pháp

3.2

Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp


3.3

Mối quan hệ giữa các giải pháp

  Kết quả  khảo nghiệm, giá trị  khoa học của vấn đề  nghiên cứu, 
phạm vi và hiệu quả ứng dụng. 
3.4

III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận: 
2. Kiến nghị: 

16
CHU TỰ LỆ ­ THCS Lương Thế Vinh­ Krông Ana­ Đắc Lắc


SKKN2016-2017

PHỤ LỤC
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA                               KIỂM TRA HỌC KÌ II
TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH                   Năm học 2015­216
                                                                                      Môn: Lịch sử 7
Họ và tên:………………………..                               Thời gian làm bài: 45 phút
Lớp: 7A……
Điểm 

Lời phê  của giáo viên

Câu 1.    (3điểm)  Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử  của  
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ( 1418 ­1427).

Câu   2.  (4   điểm)  Trình   bày   những   hoạt   động   của   chính   quyền   Họ 
Nguyễn nhằm mở mang lãnh thổ và xác lập chủ quyền biển đảo của nước ta 
từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX. Những hoạt động đó đã để lại bài học gì 
cho công cuộc đấu tranh bảo vệ biển đảo hiện nay?
Câu 3. (3điểm) Trình bày công lao của phong trào Tây Sơn từ  năm 1771 
đên năm 1789 .
Bài làm

17
CHU TỰ LỆ ­ THCS Lương Thế Vinh­ Krông Ana­ Đắc Lắc


SKKN2016-2017

18
CHU TỰ LỆ ­ THCS Lương Thế Vinh­ Krông Ana­ Đắc Lắc



×