Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu tích hợp cở sở dữ liệu kết quả hoạt động, tiềm lực, thông tin kh&cn ngành tài nguyên và môi trường vào cơ sở dữ liệu KH&CN quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.64 KB, 6 trang )

BÀI BÁO
“NGHIÊN CỨU TÍCH HỢP CỞ SỞ DỮ LIỆU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG,
TIỀM LỰC, THÔNG TIN KH&CN NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VÀO CƠ SỞ DỮ LIỆU KH&CN QUỐC GIA”
Nguyễn Mạnh Lực, Trần Thị Mai Thu, Hoàng Thu Trang
Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường,
Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tóm tắt: Bài báo trình bày một số kết quả đã đạt được trong hoạt động nghiên
cứu tích hợp dữ liệu về thông tin nhiệm vụ khoa học và công nghệ ngành tài nguyên
môi trường vào cơ sở dữ liệu khoa học và công nghệ quốc gia. Trên cơ sở đó, nhóm
tác giả đề xuất các phương hướng phát triển tiếp theo để hoàn thiện công tác ứng
dụng CNTT trong quản lý khoa học và công nghệ tại Bộ Tài nguyên và Môi trường,
đồng thời liên thông dữ liệu thông suốt giữa CSDL khoa học và công nghệ của Bộ với
cơ sở dữ liệu khoa học và công nghệ quốc gia.
Từ khóa: tích hợp, CSDL,
I. Đặt vấn đề
Là một một bộ đa ngành, đa lĩnh vực, do vậy, các hoạt động khoa học và công
nghệ của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) diễn ra hết sức sôi động, tăng cả
về số lượng và chất lượng, kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ được đưa vào ứng
dụng thực tế đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển của ngành. Thông tin, dữ liệu được
tạo ra từ hoạt động nghiên cứu luôn được Bộ xác định là nguồn tài nguyên giá trị, phục
vụ tích cực cho công tác quản lý nhà nước của Bộ. Khai thác, chia sẻ thông tin dữ liệu
khoa học và công nghệ (KH&CN) sẽ thúc đẩy những yêu cầu mới trong nghiên cứu,
loại bỏ sự trùng lặp dữ liệu và cung cấp nguồn tài nguyên quý giá cho hoạt động giáo
dục và đào tạo trong hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, một trong những vấn đề nảy sinh
khi số lượng và sản phẩm các nhiệm vụ KH&CN gia tăng, dẫn đến việc quản lý, khai
thác thông tin dữ liệu KH&CN theo phương pháp truyền thống không còn phát huy
nhiều hiệu quả trong kỷ nguyên công nghệ số như hiện nay.
Bên cạnh đó, việc thực hiện thông tin, báo cáo về hoạt động KH&CN giữa các
cấp vẫn được thực hiện qua đường bưu chính, thư điện tử hoặc nộp trực tiếp. Phương


thức truyền thống này nảy sinh nhiều vấn đề hạn chế như sau:
- Tốn nhiều thời gian và công sức để tổng hợp, báo cáo theo quy định, vì thông
tin dữ liệu được lưu trữ phân tán, dưới nhiều định dạng khác nhau. Do vậy, khó có thể
đáp ứng thông tin một cách kịp thời khi có yêu cầu.
- Trong quá trình tổng hợp dễ xảy ra sai xót về số liệu, bởi công tác tổng hợp
được thực hiện bằng tay.
- Việc cập nhật dữ liệu phải thực hiện hai lần, một lần cập nhật dữ liệu để phục
vụ quản lý tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, một lần cập nhật dữ liệu phục vụ quản lý
tại Bộ Khoa học và Công nghệ. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch dữ liệu.

76


Để giải quyết tổng thể những vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu xây dựng khung
tổng thể hệ thống thông tin, phần mềm, CSDL KH&CN của Bộ TN&MT, tích hợp dữ
liệu kết quả hoạt động, tiềm lực, thông tin KH&CN ngành tài nguyên và môi trường
vào Cơ sở dữ liệu KH&CN quốc gia là hết sức cần thiết.
II. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu được tiếp cận theo hướng từ tổng quát đến chi tiết, kết hợp với
phân tích hiện trạng để sản phẩm nghiên cứu đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Từ phân
tích mục tiêu và ý nghĩa của việc tích hợp dữ liệu KH&CN ngành tài nguyên và môi
trường vào cơ sở dữ liệu quốc gia KH&CN quốc gia, xây dựng các luận chứng dựa
trên cơ sở lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tiễn để tiến hành xây dựng các sản
phẩm nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu được tiến hành theo các bước như sau:
- Khảo sát, tổng hợp, phân tích và đánh giá hiện trạng tiềm lực KH&CN ngành
tài nguyên và môi trường.
- Khảo sát, đánh giá nhu cầu tin học hóa hoạt động KH&CN của Bộ, nhu cầu
tích hợp dữ liệu KH&CN.
- Phân tích, thiết kế và phát triển phần mềm, CSDL KH&CN của Bộ TN&MT
tuân thủ theo quy trình quy định tại Thông tư số 26/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài

nguyên và Môi trường ban hành ngày 28 tháng 5 năm 2014 Ban hành Quy trình và
Định mức kinh tế-kỹ thuật xây dựng CSDL TNMT.
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài, thực hiện nghiên cứu, đề
xuất mô hình tích hợp dữ liệu.
- Tổ chức hội thảo, hội nghị xin ý kiến chuyên gia.
- Triển khai thử nghiệm các kết quả đã nghiên cứu.
III. Kết quả nghiên cứu
3.1. Xây dựng khung tổng thể hệ thống thông tin quản lý KH&CN
Để giải quyết triệt để được vấn đề nêu trên và đáp ứng được nhu cầu phát triển
của thực tiễn, cần thiết phải tập trung nguồn lực xây dựng một giải pháp tổng thể, hoàn
thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về KH&CN của Bộ TN&MT, phục vụ trực tiếp
trong công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo các cấp, hỗ trợ các nhà quản lý theo dõi,
giám sát các hoạt động KH&CN, cung cấp cho các nhà nghiên cứu, tổ chức nghiên
cứu một kênh để tương tác và khai thác thông tin.

Khung tổng thể hệ thống thông tin quản lý KH&CN Bộ TN&MT

77


- Phần mềm và CSDL quản lý KH&CN: phần mềm bao gồm các chức năng cho
phép quản lý, khai thác, chia sẻ các nhiệm vụ KH&CN từ lúc phát sinh ý tưởng, chủ
đề nghiên cứu đến khi nhiệm vụ KH&CN kết thúc và kết quả được đưa vào ứng dụng
thực tiễn. CSDL lưu trữ toàn bộ dữ liệu về vòng đời của nhiệm vụ KH&CN, dữ liệu về
các nhà nghiên cứu, tổ chức KH&CN, dữ liệu về tiềm lực KH&CN.
- Dịch vụ chia sẻ, dùng chung: bao gồm các dịch vụ đã được xây dựng và được
dùng chung trong các hệ thống thông tin của Bộ TN&MT. Ví dụ: chữ ký số, SSO,
quản lý người dụng.
- Hạ tầng kỹ thuật: bao gồm thiết bị phần cứng, máy chủ, thiết bị mạng,... đáp
ứng đủ nguồn tài nguyên phục vụ vận hành phần mềm và CSDL hiệu quả và an toàn.

- Cơ chế, chính sách: các quy chế, quy định được ban hành để duy trì hoạt động
của hệ thống, quy định trách nhiệm của các đối tượng tham gia quản lý, cập nhật và
khai thác CSDL KH&CN.
- Hệ thống bên ngoài Bộ Tài nguyên và Môi trường: ở đây là Cơ sở dữ liệu
quốc gia về KH&CN. CSDL KH&CN của Bộ Tài nguyên và Môi trường được tích
hợp với CSDL quốc gia về KH&CN do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý.
- Hệ thống bên trong Bộ TN&MT: bao gồm các hệ thống thông tin nội bộ của
Bộ Tài nguyên và Môi trường, có liên quan đến CSDL KH&CN thì sẽ được tích hợp,
trao đổi thông tin.
3.2. Thử nghiệm tích hợp

78


Trên cơ sở dữ liệu KH&CN của Bộ TN&MT được quản lý tập trung theo
khung tổng thể đề xuất nêu trên, nhóm nghiên cứu đã thực hiện các bước tuần tự như
sau để hoạt động thử nghiệm tích hợp đạt được hiệu quả:

Khảo sát nhu
cầu

Xác định nội
dung và cấu
trúc dữ liệu

Xây dựng
dịch vụ tích
hợp

Xây dựng

kịch bản thử
nghiệm

Thử nghiệm
tích hợp

- Khảo sát nhu cầu: thực hiện khảo sát theo hình thức phiếu thu thập yêu cầu và
xin ý kiến thông qua các buổi hội thảo.
- Xác định nội dung và cấu trúc dữ liệu: đối với dữ liệu cần tích hợp, trong đó
có xác định tên trường, kiểu dữ liệu, bảng mã. Ngoài ra, cần thiết lập ánh xạ đối với dữ
liệu bảng mã trong CSDL KH&CN của Bộ TN&MT và CSDL KH&CN quốc gia.
- Xây dựng mô hình giao diện tích hợp và dịch vụ tích hợp: trên cơ sở nội dung
và cấu trúc dữ liệu đã được xác định; giải pháp đã được lựa chọn (web services); tiến
hành xây dựng các dịch vụ để tiến hành tích hợp dữ liệu.
- Xây dựng kịch bản thử nghiệm: bao gồm chi tiết từng bước thực hiện; kết quả
mong muốn.
- Thử nghiệm tích hợp: thử nghiệm dựa theo kịch bản, ghi nhận, đánh giá và
xây dựng báo cáo thử nghiệm để hoàn thiện quy trình tích hợp.

79


3.4. Kết quả đạt được và phương hướng phát triển
- Hoàn thiện giai đoạn đầu về xây dựng phần mềm và CSDL KH&CN của Bộ;
dữ liệu đã được cập nhật, quản lý tập trung.
- Lãnh đạo Vụ KH&CN, các chuyên viên quản lý KH&CN trực tiếp quản lý
thông tin, kết quả nghiên cứu, tiềm lực KH&CN của Bộ Tài nguyên và Môi trường
thông qua một hệ thống thông tin thống nhất.
- Thử nghiệm thành công tích hợp dữ liệu nhiệm vụ KH&CN đang tiến hành,
ứng dụng kết quả nhiệm vụ KH&CN từ CSDL KH&CN của Bộ vào CSDL KH&CN

quốc gia.
Phương hướng phát triển thời gian tới
- Tiếp tục hoàn thiện phần mềm, CSDL KH&CN, có tích hợp chữ ký số.
- Duy trì tích hợp với CSDL quốc gia về KH&CN, căn cứ nhu cầu thực tiễn tiếp
tục tích hợp dữ liệu về tổ chức, tiềm lực KH&CN.
- Ngoài việc xây dựng phần mềm, CSDL KH&CN, cần thiết phải hoàn thiện cơ
chế, pháp lý trong việc khai thác, chia sẻ thông tin khoa học và công nghệ. Trong đó,
chú trọng đến việc khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia thực hiện các nhiệm vụ
KH&CN, đảm bảo quyền lợi cho các bên thông qua việc đảm bảo bản quyền, thu phí
việc khai thác, sử dụng các kết quả của các nhiệm vụ KH&CN.
VI. Kết luận
Hoạt động nghiên cứu đã đề xuất được mô hình, giải pháp và công nghệ về tích
hợp dữ liệu KH&CN của Bộ TN&MT vào CSDL KH&CN quốc gia và đóng góp vào
nguồn tài liệu tham khảo về tích hợp dữ liệu giữa hai cơ sở dữ liệu độc lập đặt tại hai
bộ, ngành. Mô hình, công nghệ đề xuất đã được minh chứng tính đúng đắn trong thực

80


tiễn thông qua hoạt động thử nghiệm tích hợp thành công của nhóm nghiên cứu. Kết
quả nghiên cứu mang lại lợi ích đối với các bên liên quan như sau:
- Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường: đóng góp vào việc thúc đẩy ứng dụng
CNTT trong quản lý nhà nước về KH&CN của ngành tài nguyên môi trường để nâng
cao hiệu suất, hiệu quả trong hoạt động nghiên cứu KH&CN.
- Đối với Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường, Bộ
TN&MT: Hoàn thành tốt chức năng đầu mối thông tin KH&CN của Bộ.
- Đối với Cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công
nghệ: kịp thời cập nhật các thông tin KH&CN của ngành tài nguyên môi trường; sử
dụng kết quả nghiên cứu như là hình mẫu để nhân rộng, triển khai cho các bộ, ngành,
địa phương khác.

Tài liệu tham khảo
1. Chính phủ (2014): Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2014
về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2014): Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN ngày
11 tháng 6 năm 2014 về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm
vụ khoa học và công nghệ.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông (2014): Thông tư số 25/2014/TT-BTTTT ngày
30 tháng 12 năm 2014 Quy định về triển khai các hệ thống thông tin có quy mô và
phạm vi từ Trung ương đến địa phương.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông (2013): Thông tư số 22/2013/TT-BTTTT ngày
23 tháng 12 năm 2013 ban hành Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ
thông tin trong cơ quan nhà nước.
5. Vũ Hoàng Hải (2012), Xây dựng cơ sở dữ liệu và trang Web quản lý hoạt
động khoa học và công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

81



×