Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Giáo trình Máy DVD - CĐ Nghề Công Nghiệp Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.36 MB, 174 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
Chủ biên: LÊ TRẦN CÔNG
-------***---------

GIÁO TRÌNH
MÁY DVD
( Lưu hành nội bộ)

HÀ NỘI 2012

0


LỜI NÓI ĐẦU
Trong chương trình đào tạo của các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề
Điện tử dân dụng thực hành nghề giữ một vị trí rất quan trọng: rèn luyện tay
nghề cho học sinh. Việc dạy thực hành đòi hỏi nhiều yếu tố: vật tư thiết bị đầy
đủ đồng thời cần một giáo trình nội bộ, mang tính khoa học và đáp ứng với yêu
cầu thực tế.
Nội dung của giáo trình “MÁY DVD” đã được xây dựng trên cơ sở kế
thừa những nội dung giảng dạy của các trường, kết hợp với những nội dung mới
nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,.
Giáo trình được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, bổ sung nhiều kiến thức mới
và biên soạn theo quan điểm mở, nghĩa là, đề cập những nội dung cơ bản, cốt
yếu để tùy theo tính chất của các ngành nghề đào tạo mà nhà trường tự điều
chỉnh cho thích hợp và không trái với quy định của chương trình khung đào tạo
cao đẳng nghề.
Tuy các tác giả đã có nhiều cố gắng khi biên soạn, nhưng giáo trình chắc


chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự tham gia đóng
góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp và các chuyên gia kỹ thuật đầu ngành.
Xin trân trọng cảm ơn!

1


Tuyên bố bản quyền
Tài liệu này là loại giáo trình nội bộ dùng trong nhà trường với mục đích làm tài liệu
giảng dạy cho giáo viên và học sinh, sinh viên nên các nguồn thông tin có thể được tham
khảo.
Tài liệu phải do trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội in ấn và phát hành.
Việc sử dụng tài liệu này với mục đích thương mại hoặc khác với mục đích trên đều bị
nghiêm cấm và bị coi là vi phạm bản quyền.
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội xin chân thành cảm ơn các thông tin giúp
cho nhà trường bảo vệ bản quyền của mình.

2


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

Bài 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ DVD ............................................................. 5
1.1. Giới thiệu tổng quan về máy DVD và các thông số kỹ thuật cơ bản ........ 6
1.2. Sơ đồ khối chức năng nhiệm vụ các khối trên DVD .............................. 11
1.3. Sơ đồ kết nối các board tín hiệu trên máy DVD .................................... 28
1.4. Đấu nối máy DVD với thiết bị ngoại vi và lập trình board đa năng ....... 37

1.5. Hướng dẫn sử dụng máy DVD đúng quy cách ...................................... 40
Bài 2: KHỐI NGUỒN MÁY DVD ............................................................................. 42
2.1. Giới thiệu khối nguồn máy DVD........................................................... 43
2.2. Nguồn ổn áp tuyến tính ......................................................................... 44
2.3. Nguồn ổn áp xung ................................................................................. 46
2.4. Các mức nguồn trên máy DVD ............................................................. 50
2.5. Phân tích khối nguồn trên máy DVD ..................................................... 51
2.6. Các hiện tượng hư hỏng và phương pháp kiểm tra khắc phục những
hư hỏng trên mạch nguồn ...................................................................... 62
2.7. Chẩn đoán kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng khối nguồn ..................... 64
Bài 3: HỆ CƠ MÁY DVD ............................................................................................ 69
3.1. Giới thiệu khối cơ và các phần tử .......................................................... 70
3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các chi tiết trong hệ cơ. ............................. 70
3.3. Nguyên lý hoạt động của hệ cơ trong máy DVD ................................... 80
3.4. Các hiện tượng hư hỏng và phương pháp kiểm tra khắc phục ............... 80
3.5. Khảo sát và tháo ráp hệ cơ..................................................................... 82
3.6. Các hư hỏng thường gặp ở khối cơ và phương pháp sửa chữa ............... 87
Bài 4: KHỐI TÍN HIỆU MÁY DVD .......................................................................... 91
4.1. Sơ đồ khối mạch xử lý tín hiệu audio video và chức năng các khối ....... 92
4.2. Xử lý tín hiệu audio video khi lên DVD ................................................ 93
4.3. Mạch xử lý tín hiệu DVD khi phát lại ................................................. 109
4.4. Phân tích sơ đồ khối tín hiệu máy DVD thực tế................................... 113
4.5. Các hư hỏng thường gặp ở khối tín hiệu và phương pháp sửa chữa ..... 118
Bài 5: KHỐI SERVO MÁY DVD ............................................................................ 124
5.1. Giới thiệu ............................................................................................ 125
5.2. Mạch Focus servo ............................................................................... 125
5.3. Mạch Tracking sevvo .......................................................................... 129
5.4. Mạch Spindle servo ............................................................................. 131
5.5. Mạch Slide servo ................................................................................. 133
5.6. Phân tích mạch servo máy DVD.......................................................... 136

5.7. Các hiện tượng hư hỏng và phương pháp kiểm tra khắc phục. ............ 138
3


5.8. Chẩn đoán kiểm tra sửa chữa khối servo ............................................. 140
Bài 6: KHỐI VI XỬ LÝ MÁY DVD ....................................................................... 145
6.1. Giới thiệu chung về mạch Vi xư3 lý trong máy DVD .......................... 146
6.2. Phân tích các nhóm lệnh vào ra từ vi xử lý .......................................... 148
6.3. Những hiện tượng hư hỏng và cách khắc phục những hư hỏng trên
khối Vi xử lý ....................................................................................... 159
6.4. Phân tích sơ đồ khối Vi xử lý máy DVD ............................................. 160
6.5. Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng khối Vi xử lý........... 162
Bài 7: NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP TRÊN MÁY DVD VÀ
PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA SỬA CHỮA ............................................... 170
7.1. Qui trình thử máy DVD ....................................................................... 171
7.2. Phương pháp xây dựng lưu đồ phân tích, phán đoán khối, mạch chức
năng có khả năng bị sự cố từ các hiện tượng và kết quả kiểm tra sơ
bộ ........................................................................................................ 172
7.3. Những hiện tượng hư hỏng .................................................................. 180
7.4. Chẩn đoán, kiểm tra xác định khối chức năng bị hư hỏng ................... 183

4


BÀI 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ DVD
Mã bài: 24 01
Giới thiệu
Đây là bài học giới thiệu tổng quan về cấu trúc và các thông số kỹ thuật
của DVD. Nội dung trọng tâm của bài là đi sâu phân tích sơ đồ khối chức
năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của máy. Đồng thời, bài học cũng

hướng dẫn học viên thực hành về phương pháp vận hành sử dụng máy DVD
một cách thành thạo, làm kiến thức nền tảng cho các bài thực hành tiếp theo.
Mục tiêu
 Kiến thức:
- Nắm bắt được các khái niệm và các thông số kỹ thuật cơ bản của đĩa
DVD.
- Nắm bắt được các thông số kỹ thuật cơ bản của máy DVD.
- Nắm bắt được sơ đồ khối, chức năng, nhiệm vụ của các khối trên máy
DVD.
 Kỹ năng:
- Xác định được các thành phần cơ bản và chức năng của các thành phần
trong máy DVD. Sử dụng thành thạo máy DVD.
- Đấu nối được các đường tín hiệu của máy DVD với các thiết bị ngoại vi.
 Thái độ:
- Thực hiện phân tích sơ đồ kết cấu của máy DVD một cách nghiêm túc.
- Cẩn thận, nghiêm túc và chú ý quan sát kỹ lưỡng khi thao tác trên máy
DVD.
- Có tinh thần trách nhiệm và sắp xếp công việc một cách khoa học.
Nội dung
1.
2.
3.
4.
5.

Giới thiệu tổng quát về DVD.
Sơ đồ khối chức năng và chức năng của các khối trong máy DVD.
Sơ đồ kết nối các khối tín hiệu trên máy DVD cụ thể.
Đấu nối máy DVD với các thiết bị ngoại vi và lập trình board đa năng.
Hướng dẫn sử dụng máy DVD.


5


THUYẾT GIẢNG
1.1. Giới thiệu tổng quan về máy DVD và các thông số kỹ thuật cơ bản
1.1.1. Giới thiệu đĩa DVD
DVD (Digital Versatile Disc hay Digital Video Disc) là một định dạng của
đĩa compact dùng để lưu trữ tín hiệu video, audio và dữ liệu. DVD có nhiều
điểm giống CD, đĩa có đường kính 120mm cho loại đĩa tiêu chuẩn, hay 80mm
cho loại đĩa nhỏ. DVD sử dụng phương pháp nén dữ liệu mật độ cao, và có thể
lưu trữ nhiều lớp dữ liệu trên đĩa, điều này làm cho DVD có khả năng chứa
nhiều dữ liệu hơn CD, có thể đạt gấp 7 lần hoặc nhiều hơn tùy theo cấu trúc của
từng loại đĩa.
Năm 1993, Multimedia Compact Disc DVD được giới thiệu bởi hãng điện
tử Sony và Philips, và định dạng còn lại là Super Density Disc, được giới thiệu
bởi Toshiba, Time Warner, Matsushita Electric, Hitachi, Mitsubishi Electric,
Pioneer, Thomson, và JVC. Sau đó Philips và Sony từ bỏ định dạng MultiMedia
Compact Disc của họ và chấp nhận với định dạng SuperDensity Disc của
Toshiba với một sự thay đổi duy nhất, đó là việc chuyển đổi thành EFM
Plus modulation.
Đến năm 1995, tiêu chuẩn DVD đầu tiên được thống nhất, đây là loại DVD
tiêu chuẩn có dung lượng 4.7Gb, sử dụng cho các máy DVD dân dụng và các ổ
DVD-ROM trên máy tính.
a. Phân loại DVD
Dựa theo cấu trúc lưu trữ dữ liệu trên đĩa, DVD có các loại định dạng như:
 DVD-ROM: Định dạng này thường được sử dụng để lưu trữ tín hiệu video.
Đây là loại đĩa ghi dữ liệu nén và dữ liệu không thể ghi đi ghi lại được.
 DVD-R: Còn được viết - R (cho recordable: ghi) là định dạng xuất hiện đầu
tiên và mục đích ban đầu là để dùng cho việc lưu trữ tín hiệu video.

 DVD+R: Giống như định dạng -R nhưng ra đời sau và phù hợp hơn -R
trong việc lưu trữ dự liệu. Nó cho phép xem phim bất kỳ lúc nào, không cần
đĩa phải hoàn chỉnh. Loại đĩa này có những khả năng kỹ thuật tốt hơn -R.
Chúng ta không thể thấy sự khác biệt giữa đĩa -R và đĩa +R nếu nhìn bằng
mắt thường.
 DVD-RW và DVD+RW: Loại đĩa này giống loại đĩa -R và +R nhưng cho
phép ghi và xóa nhiều lần.
 DVD-Video: Là một tiêu chuẩn để lưu trữ dữ liệu video. Đây là loại đĩa có
nhiều định dạng và nhiều độ phân giải được hỗ trợ như tỷ lệ 4:3 hoặc 16:9.
6


Tín hiệu nén chuẩn MPEG-2 video lưu trữ với độ phân giải 720x480
(NTSC) hoặc 720x576 (PAL) với tốc độ 29.97 hoặc 25 khung
hình/giây (FPS). Âm thanh được sử dụng chung nhất là Dolby Digital (AC3) hoặc định dạng Digital Theater System (DTS), từ 16-bits/48kHz đến
24bits/96kHz với các dạng âm thanh Stereo, âm thanh vòm 7.1.
 DVD-Audio: Là một định dạng âm thanh có độ trung thực cao lưu trữ trên
DVD. Nó cho phép lưu trữ nhiều cấu hình kênh khác nhau (từ mono
sound cho đến hệ thống âm thanh 7.1) với nhiều tần số lấy mẫu khác nhau
(16-bits/44.1kHz và 24-bits/192kHz). So sánh với định dạng CD, DVD
audio có dung lượng lớn hơn rất nhiều.
1.1.2. Các thông số kỹ thuật
a. Cấu tạo DVD
DVD có hình dạng và cấu tạo tương tự như VCD, là một tấm nhựa tròn có
đường kính ngoài 120mm (dạng tiêu chuẩn) gồm có 2 lớp nền dày 0,6 nm gắn
áp lên hai mặt đĩa tạo độ cứng chắc đảm bảo cho lưu trữ dữ liệu được bền vững.
Điều này cho phép DVD có thể ghi dữ liệu trên một mặt đĩa (single-sided) hoặc
cả hai mặt đĩa (double-sided). Mỗi mặt có thể ghi một lớp hoặc hai lớp (lớp kép)
dữ liệu như biểu diễn trong hình 1.1.


Mặt ghi nhãn

Substrate

Lớp keo
Substrate

Lớp 1

Lớp 2

Mặt đọc thông tin

Hình 1.1. Hình dạng và cấu tạo của DVD
Với cấu trúc hai lớp kép, khi đọc dữ liệu trên lớp 2 chùm tia laser phải được
đọc xuyên qua lớp 1. Vì vậy, lớp 1 phải là loại bán dẫn trong suốt, với độ phản
chiếu 20%, trong lúc lớp thứ hai phải có độ phản chiếu 70%. Đối với loại hai
mặt kép, dữ liệu phải đọc từ cả hai mặt đĩa.
Dựa theo cấu trúc định dạng ghi, DVD được phân thành các loại như sau:
- Một mặt đơn (SS: Single-sided), một lớp đơn (SS: Single-layer).
- Một mặt đơn (SS: Single-sided), hai lớp (DL: Dual-layer).
- Hai mặt (DS): Dual-sided), một lớp đơn (SL: Single-layer).
- Hai mặt (DS: Dual-sided), hai lớp (DL: Dual-layer) trên hai mặt.

7


Về dung lượng, các DVD với các cấu trúc khác nhau có thể lưu trữ dữ liệu
với dung lượng khác nhau. Các định dạng cơ bản của DVD được miêu tả như
trong bảng 1.1.

Bảng 1.1. Các định dạng cơ bản của DVD
Chuẩn
DVD
DVD-1

Kích thước
Đĩa (cm)
8

DVD-2
DVD-3

Ký hiệu

Số mặt
ghi

Số lớp
mỗi mặt

SS SL

1

1

Dung lượng
(GB)
1,46


8
8

SS DL
DS SL

1
2

2
2

2,66
2,92

DVD-4
DVD-5

8
12

DS DL
SS SL

2
1

4
1


5,32
4,70

DVD-9
DVD-10
DVD-14
DVD-18

12
12
12
12

SS DL
DS SL
DS SL+DL
DS DL

1
2
2
2

2
2
3
4

8,54
9,40

13,24
17,08

Thời gian sau đó, DVD được phát triển thành nhiều định dạng với các cấu
trúc lưu trữ dữ liệu khác nhau như mô tả trong bảng 1.2.
Bảng 1.2. Các định dạng cơ bản của DVD
Chuẩn DVD
DVD-R
DVD-R
DVD-RW
DVD+R
DVD+RW
DVD-R
DVD-RW
DVD+R
DVD+RW
DVD-RAM
DVD-RAM
DVD-RAM
DVD-RAM
DVD-RAM
DVD-RAM

Kích thước
Đĩa (cm)
12
12
12
12
12

12
12
12
12
8
8
12
12
12
12

Ký hiệu

Số mặt
ghi

Số lớp
mỗi mặt

SS SL (1.0)
SS SL (2.0)
SS SL
SS SL
SS SL
DS SL
DS SL
DS SL
DS SL
SS SL
DS SL

SS SL (1.0)
SS SL (2.0)
DS SL (1.0)
DS SL (2.0)

1
1
1
1
1
2
2
2
2
1
2
1
1
2
2

1
1
1
1
1
2
2
2
2

1
2
1
1
2
2

8

Dung lượng
(GB)
3.95
4.70
4.70
4.70
4.70
9.40
9.40
9.40
9.40
1.46
2.65
2.58
4.70
5.16
9.40


b. Nguyên tắc ghi dữ liệu trên DVD
Nguyên tắc ghi dữ liệu trên DVD cũng tương tự như trên CD/VCD, tức là

dữ liệu được định dạng bởi các cấu trúc vật lý là các pit và land đặc trưng cho
tín hiệu được điều biến dạng số. Đầu quang DVD sử dụng tia laser có bước sóng
ngắn hơn đầu quang trong CD thông thường, những pit có kích thước rất nhỏ,
cho nên khả năng lưu trữ dữ liệu rất lớn và khoảng cách các track ngắn hơn như
biểu diễn ở hình 1.1.
1,6m
0,74m

0,4m

0,5m
Tia
laser

Tia
laser

1,6m

0,833-0,972m

a. Hình dạng các track

b. Cấu trúc các pit trên CD-DA

c. Cấu trúc các pit trên DVD

Hình 1.2. Cấu trúc pit dữ liệu trên VCD và DVD
Máy DVD sử dụng đầu quang ghi phát dữ liệu với ánh sáng laser có bước
sóng 650nm, so với bước sóng 780nm của CD. Vì vậy, cho phép tạo nên những

pit nhỏ hơn trên bề mặt đĩa (1.32µm cho DVD so với 2.11µm đối với CD). Tốc
độ ghi của DVD là 1X có tốc độ 1350 kB/s, trong ổ đĩa và những mẫu DVD đầu
tiên. Các phiên bản sau này đã đạt tốc độ 18X hoặc 20X, nghĩa là 18 hoặc 20 lần
nhanh hơn. Đối với ổ đĩa CD, 1X có tốc độ 153.6 kB/s chậm hơn khoảng 9 lần.
c. Định dạng các vùng dữ liệu trên DVD
Trên DVD, dữ liệu được định dạng thành các vùng cơ bản như sau:

Data area

Lead-out area

Lead-in area

Hình 1.3. Các vùng dữ liệu trên DVD
9


- Vùng kẹp đĩa (clamping area): Là vùng ở trong cùng cũa đĩa dùng để cố
định đĩa trên bàn xoay.
- Vùng lưu trữ dữ liệu (data area): Đây là vùng ghi dữ liệu audio/video cũng
là vùng có diện tích lớn nhất.
- Vùng dẫn nhập (lead-in area): Là vùng ghi các thông tin mở đầu như tên bài
hát, địa chỉ bài hát bao gồm vùng dữ liệu điều khiển.
- Vùng dẫn xuất (lead-ot area): Đây là vùng để ghi các thông tin báo hiệu kết
thúc của đĩa.
Các thông số đặc trưng cho loại DVD một lớp và DVD hai lớp dữ liệu được
mô tả trong bảng 1.4.
Bảng 1.4. Các thông số đặc trưng cho loại DVD một lớp và DVD hai lớp
Thông số
Tốc độ đọc 1X (m/s)

Bước sóng laser (nm)
Khẩu độ số (Numerical aperture)
Khoảng cách giữa các track (µm)
Tổng chiều dài track (m)
Độ rộng điểm pit (μm)
Độ sâu điểm pit (μm)
Chiều dài điểm - nhỏ nhất (μm)
Chiều dài điểm - lớn nhất (μm)
Bán kính Lead-in - giới hạn trong (mm)
Bán kính vùng dữ liệu giới hạn trong (mm)
Bán kính vùng dữ liệu giới hạn ngoài (mm)
Bán kính đến vùng Lead-out (mm)
Độ rộng vùng dữ liệu (mm)
Diện tích vùng dữ liệu (mm2)
Độ rộng toàn vùng track (mm)
Tốc độ quay lớn nhất tại 1x CLV (rpm)
Tốc độ quay nhỏ nhất tại 1x CLV (rpm)
Số track chứa dữ liệu (data zone)
Tổng số track
Số sector trên mỗi lớp một mặt
Media data rate (mbits/giây)
Thời gian chứa video chuẩn MPEG-2 (phút)
Thời gian chứa video chuẩn MPEG-2 /mỗi
mặt (phút)
10

Đĩa một lớp
3,49

Đĩa hai lớp

3,84

650
0,60
0,74
11.836
0,40
0,105
0,40

650
0,60
0,74
11.836
0,40
0,105
0,44

1,87
22
24
58
58,5
34
8.759
36,5
1.515
570
45.946
49.324

2.292.897
26,15625
133

2,05
22
24
58
58,5
34
8.759
36,5
1.667
627
45.946
49.324
2.083.909
26,15625
121

133

242


Khi ghi, dữ liệu audio và video ghi lên vùng chính (user data), những bits
dữ liệu được tập hợp thành từng khúc 2048 byte tức là một sector. Mỗi sector
gồm có một header ở đầu. Dữ liệu được ghi lên mặt đĩa thành từng sector một
nằm trên các track. Khi phát lại, đầu quang chiếu tia laser lên những pits và
lands trên bề mặt DVD và chùm sáng phản xạ trở về cấp tín hiệu cho mạch xử lý

tín hiệu phát lại.
d. Những công nghệ mới của DVD
Năm 2007, Sony và Panasonic cho ra đời thế hệ DVD mới chuẩn Bluray (BD). Trong thời gian này Toshiba cũng đang phát triển chuẩn HD DVD.
Sau đó Maxell’s Holographic Versatile Disc (HVD) và công nghệ lưu trữ dữ
liệu quang học 3D cũng bắt đầu được phát triển khá mạnh tạo nên sự phát triển
đột phá trong công nghệ DVD.
Đến 2008, sau khi hãng phim Warner Bros tuyên bố sẽ chỉ sản xuất phim
theo định dạng Blu-ray, và hãng bán lẻ Wall-Mart chỉ phân phối sản phẩm Bluray. Như vậy, công nghệ Blu-ray đã chính thức trở thành công nghệ mới kế thừa
của DVD. Thiết bị ghi phát Blu-ray dần dần chiếm lĩnh thị trường DVD và trở
thành tiêu chuẩn giải trí cao cấp hiện nay. Bảng 1.4. cho thấy các thông số kỹ
thuật của ba loại đĩa quang DVD, Blu-ray và HD-DVD.
Bảng 1.5. Những thông số đặc trưng của Blu-ray và HD-DVD
Nội dung
Dung lượng/mặt
Bước sóng

DVD
4,7GB
650nm

Blu-ray
25GB
405nm

HD-DVD
15GB hoặc 20GB
405nm

Khẩu độ
(numerical aperture)


0,6

0,85

0,65 hoặc 0,85

Chiều dày lớp bảo vệ

0,6 mm

0,1 mm

Tốc độ truyền dữ liệu

11,08 Mbps

36 Mbps
MPEG-2,
MPEG-4
AVC, VC-1

Mã hóa video

MPEG-2

0,6 mm hoặc 0,1
mm
36 Mbps
MPEG-2,

MPEG-4 AVC,
VC-1

1.2. Sơ đồ khối chức năng nhiệm vụ các khối trên DVD
1.2.1. Sơ đồ khối máy DVD
Máy DVD là thiết bị dùng để ghi phát tín hiệu video - audio. Dựa vào chức
năng hoạt động, máy DVD được chia thành 5 khối chức năng chính là: khối
nguồn, khối cơ, khối tín hiệu, khối vi xử lý và khối servo. Các máy DVD của
các hãng sản xuất khác nhau nhưng về cơ bản thì sơ đồ khối vẫn giống nhau như
biểu diễn ở hình 1.4.
11


DRAM

RF-AMP

Focus
coil

Tracking
Coil

DVD/CD
PROCESSOR

Audio
Digital
Processing


F
T
Sled
Motor

Audio
AC 5.1
Process

Audio
DAC

DIGITAL
SERVO

MDA

A/V MPEG
DECODER

CPU
( Vi xử lý )

PAL/NTSC
Encorder
( RBG
Decoder )
Giải mã
RGB


Filter

R-audio

Pb
Y
Y

Filter

MDA
MDA

Ngõ
Ra
hình
Component

C
Componen
t

DRAM
EPPROM

L-audio

Pr

SL

SPD

DESK-MECHANISM

Power supply
(khối nguồn)

Audio
AC 5.1

SERVO AMP

Spinde
Motor

Loading
Motor

CD-audio

HDMI
Decoder

RAM
( Giải mã HDMI )

Hình 1.4. Sơ đồ khối máy DVD
12

HDMI



Trên thực tế, các máy DVD dân dụng chỉ có chức năng phát lại tín hiệu trên
DVD mà không có chức năng ghi. Khi phát lại tín hiệu trên đĩa, máy DVD làm
nhiệm vụ xử lý tín hiệu ngược lại với khi ghi. Mạch xử lý tín hiệu bao gồm mạch
giải điều chế tín hiệu, xử lý tín hiệu số, giải nén tín hiệu MPEG-2 và biến đổi tín
hiệu từ dạng số trở thành tín hiệu tương tự cấp các thiết bị hiển thị.
Các đặc tính kỹ thuật của máy DVD:
- Đọc được các loại đĩa CD, VCD và DVD tự động.
- Tốc độ xử lý tín hiệu có thể đạt đến 10Mb/s.
- Xử lý cho tín hiệu video ngõ ra theo chuẩn PAL/NTSC.
- Các dạng tín hiệu video ngõ ra:
+ Video tương tự tổng hợp (composite).
+ Video thành phần Y, CR, CB (component).
+ S-Video.
+ SCART.
+ DVI hoặc HDTV…
- Giải mã tín hiệu âm thanh MPEG-2, PCM và AC-3.
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các khối trong máy DVD
a. Khối nguồn
Khối nguồn làm nhiệm vụ cung cấp nguồn (dòng điện, điện thế) cho các
phần tử trong máy hoạt động bằng cách tạo ra các mức nguồn thích hợp cấp cho
từng mạch điện. Khối nguồn trên máy DVD có thể sử dụng nguồn ổn áp tuyến
tính hoặc nguồn ổn áp xung (switching power). Hầu hết các máy DVD hiện nay
sử dụng nguồn ổn áp xung vì loại nguồn này có tầm ổn áp rộng và biến thế có
kích thước nhỏ tiện lợi cho sử dụng.
b. Khối cơ
Khối cơ làm nhiệm vụ hỗ trợ cho khối tín hiệu trong việc ghi phát tín hiệu
trên DVD. Hoạt động của khối cơ là nạp đĩa vào, lấy đĩa ra, quay đĩa. Cấu trúc
khối cơ trên máy DVD thì có các phần tử giống như khối cơ trên máy CD/VCD

như khay đĩa, motor, nhông, curoa…Các phần tử trên khối cơ gồm có:
- Khay đĩa: Làm nhiệm vụ chứa đĩa.
- Laser Pick-up: Còn gọi là khối đầu quang làm nhiệm vụ phát tia laser để ghi
và phát tín hiệu trên CD. Trên máy DVD thường sử dụng các loại đầu quang
như SFHD60, SFHD62, SFHD65…
Trong khối cơ máy DVD gồm có 3 motor:
- Dics motor hay Spindle motor: Làm nhiệm vụ tạo nguồn lực để quay đĩa.
- Slide motor: Làm nhiệm vụ tạo nguồn lực để di chuyển khối đầu quang.
- Loading motor: Làm nhiệm vụ tạo nguồn lực để di chuyển khay đĩac. Khối
xử lý tín hiệu audio-video
26


Khối xử lý tín hiệu audio-video làm nhiệm vụ xử lý tín hiệu audio-video khi
ghi và phát. Tín hiệu video nguyên mẫu dạng tương tự có tần số rất cao nên khi
số hoá tín hiệu để ghi trên DVD thì dung lượng tạo ra rất lớn. Vì vậy, khi ghi tín
hiệu audio-video phải được nén để làm giảm dung lượng của tín hiệu và khi phát
lại phải giải nén để phục hồi lại tín hiệu ban đầu.
Trên máy DVD có các mạch xử lý video như: mạch giải nén tín hiệu hình
MPEG-2, mạch mã hoá video PAL/NTSC, mạch video DAC và khối giải mã R,
G, B cấp cho ngõ ra video. Ngoài ra còn có các mạch xử lý âm thanh strereo, xử
lý karaoke, audio AC-3. Tất cả các tiêu chuẩn của máy DVD đều tương thích với
máy CD/VCD. Các phần tử cơ bản trên khối tín hiệu DVD gồm có:
- DVD CD Processor: xử lý tín hiệu DVD và CD.
- A/V MPEG decoder: mạch giải nén audio/video.
- DAC (Digital to Analog Converter): bộ chuyển đổi từ tín hiệu số sang tín
hiệu tương tự.
- PAL/NTSC Encoder: Mã hoá video NTSC/PAL.
- Video component: Tín hiệu video thành phần (Y, CR, CB).
- HDMI (Hight Definition Iterface): Là cổng giao tiếp đa phương tiện có độ

phân giải cao, cho ra hình ảnh rõ nét. Các máy TV màu công nghệ LCD sau
này đều có trang bị cổng tín hiệu HDMI.
d. Khối servo
Tương tự như máy CD/VCD, trên máy DVD cũng gồm có 4 mạch servo
như: Traking servo, Focus sevo, Spindle servo, Slide servo.
- Focus servo: Nhận tín hiệu từ RF để điều chỉnh cuộn dây hội tụ làm dịch
chuyển vật kính theo phương thẳng đứng để chùm tia hội tụ đúng bề mặt đĩa.
- Tracking servo: Nhận tín hiệu từ mạch RF cấp điện áp thay đổi cuộn
tracking làm dịch chuyển vật kính theo phương nằm ngang để chùm tia laser
luôn đọc đúng các track.
- Slide servo: Nhận tín hiệu điều khiển từ mạch Tracking servo để đưa ra điện
áp điều chỉnh Slide motor, tác động điều chỉnh cụm quang học theo từng
bước trên các track từ tâm đĩa ra ngoài.
- Spindle servo: Nhận tín hiệu phản hồi từ mạch xử lý tín hiệu số cung cấp
điện áp điều khiển vận tốc quay của Spindle motor, đảm bảo vận tốc quay
đĩa theo hệ thống CLV.
e. Khối vi xử lý
Khối vi xử lý làm nhiệm vụ điều hành tất cả các hoạt động trong máy, nhận
tín hiệu từ các khối đưa về để xuất ra các lệnh điều khiển hoạt động của các khối
theo từng chế độ làm việc của máy. Ngoài ra, khối vi xử lý còn có nhiệm vụ tạo
ra các tín hiệu Data, Clock để giao tiếp với các mạch DSP, mạch servo,…

27


- Tác động đến khối cơ: Điều khiển sự hoạt động của các phần tử trong khối
cơ để thực hiện việc nạp đĩa vào, quay đĩa, lấy đĩa ra ...
- Tác động đến khối nguồn: Điều khiển việc cấp nguồn PC (Power Control)
cho các mạch điện trong máy.
- Tác động đến khối tín hiệu: Điều khiển việc xử lý tín hiệu trong khi ghi và

khi phát tương ứng với từng chế độ làm việc của máy.
- Tác động đến khối servo: Thực hiện việc điều khiển vòng quay của các
motor và điều chỉnh vị trí của chùm tia laser giúp cho việc ghi phát tín hiệu
diễn ra bình thường.
1.3. Sơ đồ kết nối các board tín hiệu trên máy DVD
1.3.1. Sơ đồ kết nối các khối chức năng trên máy DVD
Trên máy DVD, các khối chức năng thường được thiết kế trên các board
riêng biệt như: Board mạch nguồn, board mạch tín hiệu, board mạch hiển thị và
board cơ. Các đường tín hiệu giao tiếp giữa các board mạch trên máy được biểu
diễn ở hình 1.5.

Borad
nguồn

+12V

CLS

-12V

GND

Main board

M-

GND
+5V

OPEN


+5V

M+

SL+

RF Amp
Servo/DSP
MPEG
decoder

+5V
IR
GND

LM
GND
SP+

CLK

SP-

DATA

Dây mắt

STB
A, B, C, …


Board
điều
khiển
hiển
thị

SL-

Hệ cơ

GND

Rout

Lout

Video
out

LL

FR

GND

R/V

G/Y


B/U

VS

HS

GND

MICRO IN
GND

Hình 1.5. Sơ đồ kết nối các khối chức năng trên máy DVD
Trên hầu hết các máy DVD hiện nay, các khối gồm khối xử lý tín hiệu
audio-video, khối vi xử lý và khối servo thường được tích hợp chung trên một
board mạch chính (Main board). Khối nguồn và khối hiển thị được thiết kế trên
mỗi board riêng như biểu diễn trên hình 1.6.

28


Khối cơ

Main
board

Board
nguồn

Board tín hiệu
Micro


Hiển thị

Hình 1.6. Phân bố các board mạch trên máy DVD
1.3.2. Phân tích các đường tín hiệu giao tiếp trên các board mạch máy
DVD
a. Các đường tín hiệu giao tiếp với board nguồn
Khối nguồn trên máy DVD bao gồm những mức điện áp khác nhau tùy
thuộc vào cấu trúc của từng loại máy. Tuy nhiên, trên khối nguồn thường có một
số các mức điện áp tiêu biểu như:
- Điện áp 5V cấp cho mạch MDA, đèn hiển thị. Mức nguồn này còn được ổn
áp thành +3.3V, 1.8V cấp cho khối đầu quang, giải nén (MPEG), các bộ nhớ
ROM, RAM…
- Điện áp +8V, -8V và nguồn đối xứng +12V, -12V cấp cho các Op-amp,
MDA…
- Điện áp -21V hoặc -22V mức nguồn này cấp cho đèn hiển thị loại đèn huỳnh
quang.
+5V
+8V
Board
Nguồn

Main
Board

+5V

-8V
Board
Hiển thị


3,3Vac

3,3Vac
-21V

-21V

Hình 1.7. Các đường tín hiệu giao tiếp với board nguồn
b. Các đường tín hiệu giao tiếp với khối cơ
Tương tự như máy CD/VCD, khối cơ máy DVD giao tiếp với khối tín hiệu
gồm các đường tín hiệu cơ bản như: Đường tín hiệu điều khiển motor, đường tín
hiệu khối đầu quang, đường tín hiệu các cảm biến…như được biểu điễn ở hình
1.8.
29


- LM SW (Limit switch): Cảm biến báo vị trí trong cùng của khối đầu quang.
Khi khối đầu quang di chuyển vào đến vị trí trong cùng sẽ tác động công tắc
cơ khí báo lệnh về vi xử lý.
- SL+, SL- (Slide motor): Tín hiệu ngõ ra điều khiển Slide motor để dịch
chuyển khối đầu quang.
- SP+, SP- (Spindle motor): Tín hiệu ngõ ra điểu khiển motor quay đĩa.
- Open/Close: Khóa báo tình trạng khay đĩa vào/ra, khi khay đĩa hoàn toàn đi
ra ngoài, chân này ở mức cao.
- O/P SW (Open/close switch): Cảm biến báo vị trí trong cùng và ngoài cùng
của khay đĩa.
- M+, M- (Loading motor): Tín hiệu ngõ ra điện áp điều khiển Loading motor
để đưa khay đĩa vào ra.
M+


Loading
motor

MOP
GND

Main
Boad

Khối


CL

SP-

Spinde
motor

SP+
GND

LIM SW

LIM
SL-

Sled
motor


SL+

Hình 1.8. Các đường tín hiệu giao tiếp với khối cơ
c. Các đường tín hiệu giao tiếp với mạch giải mã phím và hiển thị
Trên board mạch giải mã phím và hiển thị, gồm các đường giao tiếp tín hiệu
điều khiển đèn hiển thị. Các đường tín hiệu này giao tiếp với main board như
biểu diễn ở hình 1.9.

Vcc

Main
Board

IR

Board
hiển thị

STB
SCK
SDA
GND

Hình 1.9. Các đường tín hiệu giao tiếp với mạch giải mã phím và hiển thị
30


1.3.3. Khảo sát các phần tử trên máy DVD
a. Các phần tử mặt trước máy

Để người sử dụng có thể dễ dàng giao tiếp sử dụng máy DVD, các nhà sản
xuất đã thiết kế mặt trước của máy gồm các phần tử cơ bản như: Phím lệnh điều
khiển, đèn hiện thị và các cổng giao tiếp cơ bản như: Micro, cổng USP như minh
họa ở hình 1.10.

10

1
3

2

1080p

4

1080i
USB2.0

Power

Open/Close Play/Pause Stop

5

6

7

9


720p
480/576

Upscale

8

Hình 1.10. Các phần tử mặt trước mặt máy DVD
- Phím lệnh đóng mở nguồn (Power Switch): Đóng mở nguồn cấp cho máy.
- Khay đĩa (Tray): Là bộ phận chứa đĩa.
- Cảm biến điều khiển từ xa (Inrared Remote control): Nhận và giải mã những
tín hiệu từ bộ điều khiển từ xa.
- Màn hình hiển thị (Display): Hiển thị các chế độ làm việc của máy.
- Phím lệnh Open/Close: Phím điều khiển khay đĩa vào ra.
- Phím Play/Pause: Phím điều khiển hoạt động và tạm dừng máy.
- Phím stop: Phím lệnh điều khiển ngưng hoạt động của máy.
- Phím Upscale: Phím điều chỉnh độ phân giải của màn hình hiển thị.
- Cổng USB: Cổng giao tiếp nối tiếp chuẩn USB 2.0.
- Chỉ thị các tiêu chuẩn phân giải hình ảnh của máy.
b. Các phần tử mặt sau máy
Tùy theo cấu trúc của từng máy, ngõ ra của tín hiệu có thể hỗ trợ nhiều loại
cổng khác nhau. Thông thường mặt sau của máy DVD gồm các cổng ngõ ra của
tín hiệu audio và video giao tiếp với các thiết bị ngoại vi như: Cổng audio số
(audio 5.1, 7.1…), video tổng hợp (video, s-video, VGA, HDMI) và cổng video
thành phần (Y, CR, CB) như minh họa ở hình 1.11.

Composite Component
Digital
Cb/Pb Y

Outputs

1

Toslink
Optical

s-video Cr/Pr
S/P DIF

L

SL

C

SBL

R

SR

SW

SBR

HDMI OUT

SCART


Video Out

2

Co-Axial

3

Channel Audio Out

6

5

AC power socket

4

Hình 1.11. Các phần tử mặt sau máy DVD
31


b.1. Cổng HDMI
Cổng HDMI (Hight Definition Multimedia Interface) hoàn toàn tương thích
với máy vi tính, màn hình hiển thị và những thiết bị điện tử dân dụng. Cả hai
chuẩn HDMI và DVI đều là phát minh của công ty Silicon Image dựa trên công
nghệ TMDS®, là công nghệ kết nối tuần tự tốc độ cao.

19 17 15 13 11 9 7


18 16 14 12 10 8

5

6

3

1

4 2

Hình 1.12. Cấu trúc cổng HDMI
Chân
Chức năng
1
TMDS Data2+

Chân
11

Chức năng
TMDS Clock –

2
3

TMDS Data2 Shield
TMDS Data2–


12
13

TMDS Clock –
Reserved (HDMI 1.0 –1.3c),

4

TMDS Data 1+

14

HEC Data- (Optional, HDMI
1.4+ with

5
6

TMDS Data1 Shield
TMDS Data 1–

15
16

SCL (I²C Serial Clock for DDC)
SDA (I²C Serial Data Line
for DDC)

7
8

9

TMDS Data 0+
TMDS Data 0 Shield
TMDS Data 0–

17
18
19

DDC/CEC/HEC Ground
+5 V Power (max 50 mA)
Hot Plug Detect (All versions)

10

TMDS Clock Shield

Cổng HDMI hỗ trợ tất cả các chuẩn hình ảnh tiêu chuẩn, tăng cường, hoặc
độ nét cao, cũng như tín hiệu âm thanh đa kênh trên một dây cáp duy nhất. Nó
truyền tải tín hiệu TV độ nét cao ATSC và hỗ trợ âm thanh KTS 8 kênh, với băng
thông là 5 Gbps. HDMI có khả năng đáp ứng những đòi hỏi mở rộng băng thông
trong tương lai. Các máy TV màu LCD sau này đều có trang bị cổng tín hiệu
HDMI. Để đấu nối tín hiệu cổng này người ta sử dụng loại cáp có trở kháng thấp
nhu minh họa ở hình 1.12.
b.2. Cổng video tương tự
Gồm có ba loại cổng giao tiếp như cổng giao tiếp chuẩn A-V tổng hợp
(composite), cổng S-Video và cổng video thành phần (component).
32



Hình 1.13. Cấu trúc cổng S-Video
-

Chân 1: Ground (Y)
Chân 2: Ground (C)
Chân 3: Intensity (Luminance)
Chân 4: Colour (Chrominance)

b.3. Cổng giao tiếp tín hiệu số: Gồm cổng tín hiệu cáp đồng trục và cổng tín
hiệu cáp quang.

Hình 1.14. Cấu trúc cáp quang
b.4. Cổng Audio 5.1: Hỗ trợ giao tiếp audio 5.1 chuẩn âm thanh số Dolby,
đây là loại âm thanh vòm cho chất lượng cao.
b.5. Cổng RGB/SCART
Đây là chuẩn kết nối tín hiệu video - audio cho phép kết nối trực tiếp tín hiệu
video dạng RGB từ máy DVD sang máy thu hình, tương tự như cổng video tổng
hợp. Ngoài ra trên cáp còn có cả đường tín hiệu audio. Cổng gồm có 21 chân như
minh họa ở hình 1.14. Chuẩn kết nối tín hiệu này thường được sử dụng trên các
thiết bị điện tử dân dụng ở thị trường châu Âu.

20 18 16 14 12 10

8

6

4


2

19 17 15 13 11

7

5

3

1

9

Hình 1.15. Cấu trúc chân của ngõ tín hiệu SCART
33


Chân
Chức năng
1
Audio output (right)

Chân
Chức năng
12
Reserved / Data 1

2
3


Audio input (right)
Output (left/mono)

13
14

4

Audio ground

15

5
6

RGB Blue ground
Audio input (left/mono)

16
17

7
8
9
10
11

RGB Blue up, S-Video C
down, Component PB up

Status & Aspect Ratio up
RGB Green ground (pin 11
ground)
Clock / Data 2[d]
Control bus AV.link)
RGB Green up
Component Y up

18
19
20
21

RGB Red ground
Usually Data signal ground
(pins 8, 10 & 12 ground)
RGB Red up, S-Video C up
Component PR up
Blanking signal up
RGB-selection voltage up
Composite video ground
(pin 19 & 20 ground)
Blanking signal ground (pin
16 ground)
Composite video output
S-Video Y output
Composite video input
S-Video Y input
Shell/Chassis


c. Các phần tử bên trong máy DVD
Bên trong máy DVD gồm khối cơ và các board mạch xử lý tín hiệu như:
main board, board nguồn, board mạch hiển thị…như được biểu diễn ở hình 1.15.
Khối cơ

Main
board

Board
nguồn

Board tín
hiệu Micro

Hiển thị

Hình 1.16. Cấu trúc bên trong máy DVD
 Board mạch nguồn
Trong máy DVD, board nguồn thường được thiết kế thành một board riêng
nằm độc lập với các board khác, nhằm tránh hiện tượng nhiễu có thể xảy ra với
34


các board khác. Tuy nhiên, ở một vài loại máy board nguồn được thiết kế chung
board tín hiệu.
Để nhận dạng board nguồn ta dò từ dây cắm điện Vac vào, dây này nối vào
board nào thì đó chính là board nguồn. Trên board nguồn có các phần tử tiêu biểu
như: cầu chì, cầu diode chỉnh lưu, tụ lọc nguồn kích thước lớn, biến thế…Trên
các board nguồn xung ta thấy có cả IC dao động đóng ngắt, IC hồi tiếp.
Phần tử lọc

ngõ vào

Phần tử
đóng ngắt

Biến thế
xung

Điện áp
ngõ ra

Cầu chì

Hồi tiếp

Hình 1.17. Hình dạng board nguồn trên máy
 Khối cơ
Khối cơ máy DVD là tất cả các phần tử cơ khí trong máy như khay đĩa,
motor, đầu quang, nhông truyền lực…Khối cơ được thiết thành một khối riêng
nằm giữa máy. Khối cơ thì dễ nhận dạng vì là các phần tử cơ khí nên ta không
nhằm lẫn với khối nào.
Kẹp đĩa

Dàn cơ
Khay đĩa

Hình 1.18. Hình dạng khối cơ trong máy DVD
 Board mạch chính
Board mạch chính (Main board) là board quan trọng nhất trên máy, trên
board này thường tích hợp chung cả ba khối tín hiệu như: Khối vi xử lý, khối xử

lý tín hiệu A-V và khối servo. Để nhận dạng từng khối trên board mạch chính ta
dựa vào các phần tử như hình 1.19.
35


- Khối vi xử lý: Để nhận dạng khối vi xử lý ta dựa vào IC vi xử lý thường là
IC có nhiều chân, bên cạnh có thạch anh tạo dao động cấp cho vi xử lý.
- Khối tín hiệu: Để nhận dạng khối tín hiệu trên board mạch chính ta dò từ
khối đầu quang vào → qua bus dây (thường có 24 dây) → đến IC giải nén
MPEG audio-video, bên cạnh có các bộ nhớ RAM, ROM → đến các jack
cắm ngõ ra video out và audio out.
IC RAM

Jack
A-V out

IC ROM

IC Vi xử lý+ Xử lý A-V+ servo

Hình 1.19. Cấu trúc board mạch chính trên máy DVD
- Khối servo: Để nhận dạng khối servo trên board mạch chính ta dò từ các
motor vào → qua các bus dây nối từ motor đến board mạch chính → đến IC
servo (thường thiết kế chung vi xử lý) → đến IC MDA là các IC công suất
thường có hai chân lớn nối mass.
 Board phím lệnh và hiển thị
Board phím lệnh và hiển thị thường là một board mạch nằm phía trước mặt
máy gắn liền với các phím lệnh. Trên board này có IC xử lý giải mã phím lệnh và
các đèn hiển thị. Các đèn hiển thị trước mặt máy nhằm hiển thị các chế độ làm
việc của máy như: Play, Pause, FF, FW…


Hình 1.20. Board mạch hiển thị
Giống như đèn hiển thị máy VCD, board hiển thị máy DVD gồm các loại
đèn hiển thị như: Led 7 đoạn, led 15 đoạn và đèn huỳnh quang…Tín hiệu điều
khiển hiển thị xuất phát từ vi xử lý thông qua mạch giải mã để hiển thị các chế độ
làm việc của máy.

36


THỰC HÀNH
1.4. Đấu nối máy DVD với thiết bị ngoại vi và lập trình board đa năng
1.4.1. Chuẩn bị các thiết bị đấu nối
 Bước 1: Chọn thiết bị đấu nối
- Máy DVD có các ngõ ra gồm: audio video tổng hợp A-V, video thành
phần (Y, Pr, Pb), HDMI (nếu có), S-Video, SCART (nếu có).
- Máy TV, monitor gồm có các ngõ vào: audio video tổng hợp A-V, video
thành phần (Y, Pr, Pb), HDMI (nếu có), S-Video, SCART (nếu có).
 Bước 2: Chọn cáp đấu nối
Các loại cáp sử dụng trong đấu nối tín hiệu gồm có nhiều loại khác nhau.
Tùy theo cấu trúc jack đấu nối của từng loại máy, chúng ta chọn các cáp đấu nối
cho thích hợp. Các loại cáp thông dụng sử dụng đấu nối tín hiệu trong DVD gồm
có các loại như sau:
Loại cáp
Cáp A-V

Thông số kỹ thuật và ứng dụng
Là loại cáp có đầu cắm 3.5mm, còn gọi
là jack hoa sen, cáp này thường dùng để
kết nối tín hiệu video và audio tương tự.


Cáp S-Video

Là loại cáp đầu cắm có 4 chân, tương tự
như cáp A-V, chân tín hiệu chói (Y), tín
hiệu màu (C), hai chân mass.

Cáp VGA

Là loại cáp đầu cắm có 15 chân, dùng
kết nối tín hiệu A-V cho những thiết bị
có hỗ trợ cổng VGA.

Là cáp có một đầu là jack VGA, một
Cáp đổi VGA đầu kia là jack A-V, dùng cho thiết bị có
sang S.Video cổng VGA và thiết bị không có cổng
VGA.
Là cáp có một đầu là jack VGA, một
Cáp đổi VGA đầu kia là jack A-V, dùng cho thiết bị có
cổng VGA và thiết bị không có cổng
sang A-V
VGA.
Cáp HDMI

Là loại cáp sử dụng đấu nối đường tín
hiệu A-V có độ phân giải cao, sử dụng
cho các thiết bị có hỗ trợ cổng HDMI

Cáp SCART


Là loại cáp hỗ trợ giao tiếp với các thiết
bị có cổng SCART, đầu cáp gồm 21
chân kết nối.
37

Hình dạng


×