Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tỷ lệ nhiễm tụ cầu vàng và tụ cầu vàng kháng methicillin trên bàn tay sinh viên xét nghiệm trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.38 KB, 5 trang )

EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TỶ LỆ NHIỄM TỤ CẦU VÀNG VÀ TỤ CẦU VÀNG KHÁNG
METHICILLIN TRÊN BÀN TAY SINH VIÊN XÉT NGHIỆM TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y-DƯỢC ĐÀ NẴNG
Nguyễn Thị Đoan Trinh1, Hoàng Thị Minh Hòa1, Nguyễn Thị Tường Vi1,
Nguyễn Thị Thanh Xuân1, Nguyễn Thị Anh Chi1

TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm tụ cầu vàng và tụ cầu
vàng kháng methicillin trên bàn tay sinh viên xét nghiệm
trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng và một số yếu
tố liên quan đến việc nhiễm tụ cầu vàng. Phương pháp:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 100 mẫu nghiệm lấy từ
bàn tay của sinh viên xét nghiệm theo phương pháp glove
juice từ tháng 01 đến tháng 05/2017. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm
tụ cầu vàng trên bàn tay sinh viên là 22%, trong số đó có
9,1% là tụ cầu vàng kháng methicillin – phân lập được ở
những sinh viên chưa đi thực tập bệnh viện. Kết quả cho
thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm S. aureus trên 2
nhóm sinh viên đã đi thực tập bệnh viện và chưa đi thực


tập bệnh viện cũng như giới tính. Tuy nhiên, có sự khác
biệt về tỷ lệ nhiễm S. aureus giữa nhóm sinh viên rửa tay
bằng xà phòng trước khi lấy mẫu (8%) với nhóm sinh viên
không rửa tay trước khi lấy mẫu (36%), p<0,05. Kết luận:
Tỷ lệ nhiễm S. aureus trên bàn tay sinh viên là 22% và có
mối liên quan giữa việc nhiễm S. aureus với việc vệ sinh
bàn tay.
Từ khóa: Tụ cầu vàng, kháng methicillin, bàn tay.
ABSTRACT:
PROPORTION
OF
INFECTION
OF
STAPHYLOCOCCUS AUREUS AND METHICILLIN
RESISTANT STAPHYLOCOCCUS AUREUS ON
MEDICAL LABORATORY STUDENTS HAND
OF DANANG UNIVERSITY OF MEDICAL
TECHNOLOGY AND PHARMACY
Objective: To determine proportion of infection
of Staphylococcus aureus and methicillin resistant S.
aureus on Medical laboratory students hand of DaNang

university of Medical technology and Pharmacy as well
as the the related factors of infecting S. aureus. Methods:
A descriptive cross-sectional study was conducted in
100 samples from Medical laboratory students hand
following the glove juice method. Results: The proportion
of S. aureus was 22% and 9,1% in that was methicillin
resistant – isolated from students had not practiced in
hospital. There was no relationship of infecting S. aureus

and hospital practice as well as the gender. However, the
proportion of infection of S. aureus on students that washed
hand by soap before taking samples was lower than that
on students had not washed hand (p<0.05). Conclusion:
The proportion of infection of S. aureus and MRSA was
22% and 9,1%, respectively and there was a significant
relationship between infecting S. aureus and washing hand
by soap.
Key words: Staphylococcus aureus, methicillin
resistant, hand.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Staphylococcus aureus có vai trò quan trọng trong các
bệnh nhiễm trùng ở người. Có khoảng 30-50% người khoẻ
mạnh mang S. aureus như là khuẩn chí ở trên da và niêm
mạc. Khi có những tổn thương ở da và niêm mạc thì các
nhiễm trùng do S. aureus dễ dàng xuất hiện. Chúng thường
gây nhiều bệnh lý khác nhau như mụn nhọt ngoài da, viêm
tai giữa, áp xe các phủ tạng, nhiễm trùng vết thương, viêm
phổi, nhiễm khuẩn huyết… Tụ cầu vàng kháng thuốc hiện
nay đang là một vấn đề nổi cộm trên thế giới, cũng như
ở Việt Nam. Các chủng tụ cầu vàng kháng methicillin
thì cũng có thể kháng lại các kháng sinh thuộc nhóm β lactam, một số còn đề kháng được với cephalosporin các

1. Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng
Ngày nhận bài: 25/07/2019

Ngày phản biện: 31/07/2019

Ngày duyệt đăng: 5/08/2019
SỐ 5 (52) - Tháng 09-10/2019

Website: yhoccongdong.vn

11


2019

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

thế hệ, vì vậy đã làm cho việc điều trị trở nên khó khăn

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và kỹ thuật chọn mẫu:

hơn. Do vậy, việc sàng lọc phát hiện tụ cầu vàng kháng

- Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên

methicillin (methicilin resistant Staphylococcus aureus –
MRSA) là cần thiết cho việc dự phòng và điều trị.
Nhiều chủng Staphylococcus aureus kháng thuốc
được tìm thấy ở cả trong bệnh viện lẫn cộng đồng. Tại
trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng, sinh viên
học tập và thực hành trong môi trường phòng thực tập
ở trường và phòng xét nghiệm ở bệnh viện. Bàn tay là
một công cụ đa năng để thao tác, đồng thời nó cũng là
phương tiện chính để tiếp nhận, truyền tải, phát tán mầm
bệnh và là nguồn gốc gây ra những trường hợp nhiễm
trùng không mong muốn. Nhiễm tụ cầu vàng và MRSA
ở người, đặc biệt ở bàn tay là một trong những nguy
cơ tiềm ẩn rất nguy hiểm. Do đó, việc xác định tỷ lệ S.

aureus và MRSA ở bàn tay người lành mang mầm bệnh
là rất cần thiết nhằm nâng cao ý thức trong việc thực
hiện tốt các biện pháp phòng ngừa lan truyền, theo dõi
sự kháng thuốc và phòng nhiễm khuẩn Staphylococcus
aureus tốt hơn.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Xác định tỷ lệ nhiễm tụ cầu vàng và tụ cầu vàng
kháng methicillin trên bàn tay sinh viên xét nghiệm trường
Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến việc nhiễm
tụ cầu vàng.

n=

1,962 x p x q
d2

Với: p là ước đoán về tỷ lệ người lành mang trùng của
nghiên cứu trước là 30%.
q = 1 – p = 1 – 0,3 = 0,7
d là độ chính xác mong muốn; d = 0,09
Thay vào công thức ta có:
n=

1,962 x 0,3 x 0,7
0,092

= 99,6

Chúng tôi chọn cỡ mẫu nghiên cứu là 100.

- Kỹ thuật chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên đơn.
2.3. Kỹ thuật nghiên cứu
- Kỹ thuật lấy mẫu nghiệm: Sử dụng phương pháp
glove juice [7].
- Kỹ thuật nuôi cấy phân lập và xác định vi khuẩn S.
aureus theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
- Xác định tính nhạy cảm với kháng sinh theo phương
pháp Kirby - Bauer [1]: Phát hiện tụ cầu vàng kháng
methicillin bằng cách sử dụng khoanh giấy oxacillin nồng
độ 5 µg.
- Kết quả kháng sinh đồ được xử lý dựa vào bảng
đánh giá mức độ nhạy cảm với kháng sinh của hãng Bio-

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
Sinh viên chuyên ngành Xét nghiệm y học trường Đại
học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Sinh viên đang bị bệnh ngoài da ở bàn tay.
- Sinh viên đang dùng thuốc kháng sinh.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu:
Địa điểm: Bộ môn Vi sinh, Khoa Xét nghiệm, trường
Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu:
Thời gian: Từ tháng 2 năm 2017 đến tháng 4 năm 2017.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.


12

cứu mô tả cắt ngang là:

SỐ 5 (52) - Tháng 09-10/2019
Website: yhoccongdong.vn

Rad, Pháp.
+ Vật liệu nghiên cứu:
- Môi trường nuôi cấy và xác định vi khuẩn: thạch
máu, thạch Chapmann, huyết tương thỏ.
- Môi trường làm kháng sinh đồ: Mueller- Hinton.
- Khoanh giấy kháng sinh của hãng Bio-Rad, Pháp.
2.4. Xử lý số liệu: Số liệu được nhập và xử lý trên
phần mềm SPSS 16.0.
2.5. Đạo đức nghiên cứu:
- Các số liệu và thông tin thu thập chỉ phục vụ cho
mục đích nghiên cứu, không vì mục đích nào khác.
- Mọi thông tin đối tượng cung cấp trong quá trình
nghiên cứu được giữ bí mật tuyệt đối.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu


EC N
KH
G
NG


VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 3.1: Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm
Giới tính

Thực tập bệnh viện

Thời điểm lấy mẫu

Tần suất

Tỷ lệ %

Nam

40

40,0

Nữ

60

60,0


Đang thực tập BV

50

50,0

Chưa thực tập BV

50

50,0

Trước rửa tay

50

50,0

Sau rửa tay

50

50,0

Nhận xét: Trong 100 sinh viên khảo sát, tỷ lệ giới tính
nữ chiếm ưu thế hơn với 60%. Số sinh viên đang thực tập
bệnh viện và chưa thực tập bệnh viện cũng như số sinh

viên lấy mẫu ở thời điểm trước rửa tay và sau rửa tay có tỷ

lệ ngang nhau (50%).
3.2. Tỷ lệ nhiễm tụ cầu vàng trên bàn tay sinh viên

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ nhiễm tụ cầu vàng trên bàn tay sinh viên

Nhận xét: Trong 100 sinh viên khảo sát có 22 sinh
viên nhiễm tụ cầu vàng trên bàn tay chiếm tỷ lệ 22% và
78 sinh viên không nhiễm tụ cầu vàng trên bàn tay chiếm

tỷ lệ 78%.
3.3. Tỷ lệ tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA)
phân lập được

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA)

SỐ 5 (52) - Tháng 09-10/2019
Website: yhoccongdong.vn

13


2019

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Nhận xét: Trong 22 chủng tụ cầu vàng phân lập được
có 02 chủng MRSA chiếm tỷ lệ 9,1%.

3.4. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm tụ cầu vàng
trên bàn tay sinh viên


Bảng 3.2: Tỷ lệ nhiễm S. aureus trên bàn tay sinh viên và các yếu tố liên quan
Nhiễm S. aureus

n

Giới tính

Thực tập BV

Thời điểm lấy mẫu

%

n

%

Nam

06

15,0

34

85,0

Nữ


16

26,7

44

73,3

Đang thực tập BV

13

26,0

37

74,0

Chưa thực tập BV

09

18,0

41

82,0

Trước rửa tay


18

36,0

32

64,0

Sau rửa tay

04

8,0

46

92,0

Nhận xét: Sự nhiễm S. aureus trên bàn tay sinh viên
có liên quan với việc rửa tay khi lấy mẫu có ý nghĩa thống
kê với p <0,05. Sự nhiễm S. aureus không liên quan đến
giới tính và quá trình thực tập của sinh viên.
IV. BÀN LUẬN
Nghiên cứu trên 100 mẫu nghiệm lấy từ bàn tay của
sinh viên cho thấy tỷ lệ nhiễm S. aureus là 22%. Trong
số 22 sinh viên nhiễm S. aureus có 2 trường hợp nhiễm
MRSA chiếm tỷ lệ 9,1%. Đặc biệt 2 trường hợp nhiễm
MRSA này ở nhóm sinh viên chưa thực tập tại bệnh viện,
điều này cho thấy sự nhiễm S. aureus nói chung và nhiễm
MRSA có thể xảy ra ở ngoài cộng đồng. Những người

mang vi khuẩn này khi gặp điều kiện thuận lợi cho một
nhiễm trùng nào đó thì rất nguy hiểm vì chủng vi khuẩn
kháng thuốc sẽ gây khó khăn cho việc điều trị. So sánh
với kết quả nghiên cứu của Trần Văn Hưng trên sinh viên
[2] thì tỷ lệ nhiễm S. aureus là 16% thấp hơn nghiên cứu
của chúng tôi, sự khác nhau đó có thể do vị trí lấy mẫu
trong nghiên cứu của Trần Văn Hưng là niêm mạc mũi
của sinh viên, trong số tụ cầu vàng phân lập được thì tỷ
lệ MRSA chiếm 22,5% cao hơn nghiên cứu của chúng
tôi. Tương tự nghiên cứu của Gong Z khi phân lập tụ cầu
vàng ở niêm mạc mũi của trẻ ở Trung Quốc cho thấy tỷ lệ
nhiễm tụ cầu vàng chiếm 5,1% và tỷ lệ tụ cầu vàng kháng
methicillin là 0,96% [4]. Điều này cho thấy bàn tay chứa
đựng lượng vi khuẩn nhiều hơn do thực hiện nhiều thao tác
trong sinh hoạt và làm việc. Đặc biệt, sinh viên xét nghiệm
khi thực hành ở phòng thực tập cũng như ở bệnh viện,
bàn tay thường tiếp xúc nhiều với bệnh phẩm, bệnh nhân

14

Không nhiễm S. aureus

SỐ 5 (52) - Tháng 09-10/2019
Website: yhoccongdong.vn

p

p >0,05

p >0,05


p <0,05

và các đồ vật xung quanh… nên khả năng tìm thấy các
vi khuẩn gây bệnh trong đó có tụ cầu vàng cũng khá lớn.
Năm 2008, ở Thổ Nhĩ Kỳ, Akpinar RB đã nghiên cứu tỷ lệ
nhiễm MRSA trên tay của 66 sinh viên điều dưỡng Trường
đại học Ataturk sau khi đi thực tập lâm sàng cho thấy tỷ
lệ nhiễm là 6,1% [3]. Theo nghiên cứu của Marques ở Bồ
Đào Nha năm 2009 [6], khi nghiên cứu tỷ lệ nhiễm tụ cầu
vàng trên tay của 60 sinh viên y thì tỷ lệ nhiễm là 3,3%. Vị
trí lấy mẫu khảo sát của Marques là các ngón tay của sinh
viên. Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện lấy ở nhiều vị trí
như ngón tay, đầu các ngón tay, kẽ tay, mu bàn tay và lòng
bàn tay theo phương pháp glove juice nên khả năng tập
trung vi khuẩn cao hơn do vậy tỷ lệ nhiễm S. aureus của
chúng tôi phát hiện cao hơn. Mặt khác, cũng có thể do sự
khác nhau về phân bố của các vi khuẩn giữa các nước trên
thế giới hay do điều kiện vệ sinh, môi trường làm việc, mô
hình bệnh tật cũng khác nhau.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên 100 sinh viên xét
nghiệm gồm 40% là nam, 60% là nữ; 50% sinh viên chưa
đi bệnh viện chỉ thực tập tại trường, 50% sinh đã được
thực tập tại phòng xét nghiệm bệnh viện. Khi thực hiện lấy
mẫu nghiệm từ bàn tay sinh viên chúng tôi đã chia thành 2
nhóm: một nhóm lấy mẫu nghiệm khi chưa rửa tay và một
nhóm lấy mẫu nghiệm sau khi rửa tay bằng xà phòng. Qua
kết quả nghiên cứu cho thấy sự nhiễm S. aureus không
liên quan đến giới tính hay đi thực tập tại môi trường bệnh
viện. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm tụ cầu vàng ở nhóm sinh viên

được lấy mẫu nghiệm sau khi đã rửa tay bằng xà phòng là
8%, thấp hơn so với nhóm lấy mẫu trước khi rửa tay (36%)
và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Theo


EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
nhóm nghiên cứu Maliekal M và cộng sự cho thấy rửa tay
thường quy làm giảm hệ vi khuẩn chí trên tay trong 50%
trường hợp, trong khi chà sát tay bằng dung dịch chứa cồn
đạt được hiệu quả trong 95% trường hợp [5]. Như vậy nếu
bàn tay được vệ sinh thường xuyên và vệ sinh đúng cách
thì sẽ giảm thiểu sự nhiễm các vi khuẩn gây bệnh như S.
aureus và MRSA. Điều này có ý nghĩa quan trọng cho
khuyến cáo việc thực hiện rửa tay của nhân viên y tế trước
khi tiếp xúc với bệnh nhân hoặc sau khi tiếp xúc với bệnh

nhân và các vật phẩm nhiễm trùng.
V. KẾT LUẬN
- Tỷ lệ nhiễm S. aureus trên bàn tay sinh viên chiếm

22%, trong đó có 2 trường hợp nhiễm MRSA chiếm tỷ lệ
9,1% đều gặp ở sinh viên chưa thực tập bệnh viện.
- Sự nhiễm S. aureus trên bàn tay có mối liên quan
đến vệ sinh bàn tay (trước rửa tay và sau rửa tay) có ý
nghĩa thống kê với p <0,05.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ Y tế (2012), Xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Trần Văn Hưng (2011), “Tình hình kháng kháng sinh của các chủng Staphylococcus aureus phân lập ở sinh viên
trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế II”, Tạp chí Y học thực hành, (757 + 758), tr. 183 – 186.
TIẾNG ANH
3. Akpinar RB, Celebioglu A, Uslu H and Hamidullah Uyanik M (2009), “An evaluation of the hand and nasal flora
of Turkish nursing students after clinical practice”, Journal of Clinical Nursing, 18 (3), pp. 426 – 430.
4. Gong Z, Shu M, Xia Q, Tan S, Zhou W, Zhu Y, Wan C (2017), “Staphylococcus aureus nasal carriage and its
antibiotic resistance profiles in children in high altitude areas of Southwestern China”, Arch argent Pedia, 115 (3), pp.
274 – 277.
5. Maliekal M, Hemvani N, Ukande U, Geed S, Bhattacherjee M, George J, Chitnis D (2005), “Comparision of
traditional hand wash with alcoholic hand rub in ICU”, Indian journal of Critical Care Medicine, 9 (3), pp. 141 – 144.
6. Marques J, Barbosa J, Alves I, Moreira L (2010), “Staphylococcus aureus nasal and hand carriage among students
from a Portuguese Health school”, British journal of Biomedical Science, 67 (1), pp. 5 – 8.
7. Michaud RN, McGrath MD, Goss WA (1976), “Application of a gloved-hand model for multiparameter
measurements of skin-degerming activity”, Journal of clinical microbiology, 3(4), pp. 406-413.

SỐ 5 (52) - Tháng 09-10/2019
Website: yhoccongdong.vn

15




×