Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÁT HÀNH SÁCH TẠI TỔNG CÔNG TY SÁCH VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.9 KB, 14 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
PHÁT HÀNH SÁCH TẠI TỔNG CÔNG TY SÁCH VIỆT NAM
3.1 Dự báo nhu cầu sách và phương hướng kinh doanh sách trong thời gian
tới .
3.1.1 Dự báo nhu cầu sách
Theo dự báo của Tổng công ty sách Việt Nam, thị trường sách trong nước
trong vài năm tới sẽ còn tăng trưởng với tốc độ cao và cũng sẽ có nhiều yêu cầu
khắt khe hơn về hình thức, mẫu mã, và nội dung sản phẩm.
Tốc độ tăng trưởng đối với sản phẩm sách trong vòng vài năm tới là
khoảng từ 5% -7%. Và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo do nhu cầu
ngày càng cao của bạn đọc. Sự tăng lên của cầu về sản phẩm sách trong những
năm tới là do sự phát triển của nền kinh tế nước ta và trình độ dân trí ngày càng
cao. Nhu cầu hiểu biết và tìm kiếm thông tin, kiến thức qua sách ngày càng
nhiều.
Trong những năm tới do chính sách, kế hoạch chuẩn hoá giáo dục, nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở các trường, các địa phương, các vùng, và
chiến lược nâng cao trình độ hiểu biết dân trí trong cả nước. Điều đó dẫn đến sự
đòi hỏi cao hơn về chất lượng sách, nội dung, mẫu mã và nhất là tính giáo dục.
Mặt khác do có chủ trương đưa ánh sáng dân trí đến các vùng sâu, vùng xa…từ
đó sẽ tạo điều kiện cho các sản phẩm sách tiêu thụ ngày càng nhiều.
3.1.2 Phương hướng kinh doanh sách trong thời gian tới .
3.1.2.1 Cơ cấu mặt hàng
Không chỉ có nhu cầu thị trường về sản phẩm sách trong thời gian tới sẽ
có nhiều biến động tăng lên mạng mẽ, mà kéo theo đó yêu cầu về mặt hàng
cũng có nhiều thay đổi. Do thu nhập người lao động tăng lên, mức sống người
dân được cải thiện. Nhu cầu học tập vẫn chiếm vai trò chủ đạo với khối lượng
sách tiêu thụ là lớn nhất, nhưng xét về cơ cấu có giảm so với thời gian trước.
Dự báo trong thời gian tới ( từ nay đến năm 2010 ), cơ cấu mặt hàng sách
sẽ có sự thay đổi, cụ thể như sau: Sách kỹ thuật chiếm 12 %, sách mỹ văn 30%,
sách giáo khoa 30%, sách thiếu nhi 17%, sách tư vấn 11%.
Biểu đồ 7: Cơ cấu hoạt động phát hành sách trong giai đoạn


2005 – 2010 của Tổng công ty sách Việt Nam
( Nguồn: Kế hoạch, chiến lược kinh doanh của
Tổng công ty sách Việt Nam )
3.1.2.2 Phạm vi kinh doanh:
Tổng công ty sách Việt Nam trong suốt quá trình xây dựng và phát triển,
luôn quan tâm tới việc xây dựng mạng lưới phân phối, nên đã xây dựng cho
mình một mạng lưới tiêu thụ rộng lớn tại khắp các tỉnh thành. Năm 2002, tổng
số hiệu sách của Tổng công ty trên cả nước là 150 hiệu sách, năm 2003 là 156
hiệu sách, năm 2004, 2005 tăng lên lần lượt 160, 166 hiệu sách, đến năm 2006
tổng số hiệu sách của Tổng công ty trong cả nước đã tăng lên 172. Như vậy, số
lượng hiệu sách của Tổng công ty hàng năm liên tục tăng lên, nhưng vẫn tăng
với một tốc độ chậm so với nhu cầu của thị trường.
( Số liệu bảng 7: Hệ thống mạng lưới kênh phân phối của
Tổng công ty sách Việt Nam)
Trong thời gian tới, mục tiêu của Tổng công ty đề ra là sẽ củng cố vững
chắc mạng lưới kênh phân phối của mình, xây dựng thêm một số cửa hàng sách
tự chọn, đại lý sách khác tại một số tỉnh thành phố, đồng thời phát triển thị
trường tới các vùng sâu, vùng xa; vùng nông thôn, miền núi; vùng biên giới, hải
đảo; ( đây là một bộ phận lớn thị trường tiềm năng mới chỉ được khai thác rất
ít); đưa sách tới tận tay người đọc, góp phần nâng cao dân trí, đem ánh sáng văn
hóa tới mọi nhà, phát triển nền văn minh, tiến bộ xã hội.
3.1.2.3 Đối tượng khách hàng
Không chỉ tăng lên về phạm vi thị trường mà Tổng công ty còn muốn
tăng hướng hoạt động tới khách hàng thuộc mọi thành phần trong xã hội. Sản
phẩm của Tổng công ty sẽ phục vụ những khách hàng là những cán bộ viên
chức Nhà nước, công nhân, nông dân, thợ thủ công, thương nhân và đặc biệt là
các bạn học sinh, sinh viên trên ghế nhà trường. Đồng thời, chủng loại sách
cũng sẽ phong phú đáp ứng nhu cầu khách hàng ở mọi lứa tuổi: Các cụ già,
trung niên, thanh thiếu niên và nhi đồng.
Biểu đồ 8: Phân loại lượng khách hàng theo độ tuổi

( Nhà sách Tràng Tiền )
Biểu đồ 9: Phân loại lượng khách hàng theo trình độ học vấn
(nhà sách Tràng Tiền)
( Nguồn: Số liệu tự phân tích tổng hợp )
3.2 Một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Tổng
công ty sách Việt Nam.
Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu lớn nhất mà các doanh nghiệp
thường đặt ra là tối đa hoá lợi nhuận. Tuy nhiên quan niệm về tối đa hoá lợi
nhuận đã có nhiều thay đổi so với trước đây. Các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh hướng tới lợi nhuận tối đa dài hạn chứ không phải là lợi nhuận trước mắt.
Đặc biệt là đối với một doanh nghiệp như Tổng công ty sách Việt Nam - một
doanh nghiệp đặc thù hoạt động trong ngành kinh doanh đặc biệt - thì mục tiêu
của Tổng công ty không chỉ là lợi nhuận, mà nó còn mang một nhiệm vụ chính
trị trong đời sống văn hoá xã hội.
Trong phần trình bày ở trên ta đã thấy được thực trạng công việc kinh
doanh của Tổng công ty sách Việt Nam; những thuận lợi, khó khăn; những
thành tựu đạt được và những tồn tại cần khắc phục; và cả những nguyên nhân
dẫn tới những hạn chế đó. Từ đó Tổng công ty sách Việt Nam đưa ra một số
giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty trong
thời gian tới, thực hiện tốt nhiệm vụ và yêu cầu đã được cấp trên giao phó.
3.2.1 Tổ chức xây dựng và thực hiện chiến lược kế hoạch hoá kinh doanh từ
cấp quản lý đến đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn Tổng công ty.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc xây dựng chiến lược kinh
doanh, kế hoạch kinh doanh là vô cùng cần thiết, góp phần quan trọng có tính
chất quyết định đối với thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đó không phải
là nhiệm vụ của riêng cấp lãnh đạo trong Tổng công ty, mà đó phải là nhiệm cụ
chung của toàn nhân viên trong Tổng công ty.
Cần phải cho người lao động, nhân viên trong Tổng công ty thấy được họ
có vai trò to lớn trong chiến lược kinh doanh. Gắn quyền lợi trách nhiệm của
mọi người lao động với quyền lợi chung của Tổng công ty, có như thế, mọi

người lao động mới hăng hái cống hiến toàn bộ sức lực, sự nhiệt tình, sáng tạo
của mình đối với sự nghiệp chung.
3.2.2 Xây dựng phòng Marketing nhằm tăng cường khả năng nắm bắt thị
trường sản phẩm
Kinh doanh hướng vào thị trường hay khách hàng là quan niệm phổ biến
ở các doanh nghiệp thành công trong điều kiện kinh doanh hiện nay. Ngày nay,
Marketing đã trở thành kiến thức phổ thông ở các doanh nghiệp hiện đại. Bên
cạnh các hoạt động, các chức năng chủ yếu của doanh nghiệp như sản xuất, tài
chính, quản trị nhân lực…;các triết lý kinh doanh như “khách hàng là thượng
đế”, “bán những gì thị trường cần chứ không phải những gì doanh nghiệp có”
đã được thừa nhận ngày càng rộng rãi. Có thể nói Marketing đã trở thành một
hoạt động, chức năng không thể thiếu của doanh nghiệp nhằm kết nối mọi hoạt
động của doanh nghiệp với thị trường, khả năng tiếp cận với thị trường thể hiện
sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp làm Marketing tốt, đưa
ra những sản phẩm có giá cả phù hợp được khách hàng ưa thích và chấp nhận
mua thì doanh nghiệp mới có cơ hội để thành công. Nếu khách hàng không
đồng ý, không chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp hoặc cho rằng giá cả sản
phẩm đó quá cao thì mọi nỗ lực của doanh nghiệp sẽ trở nên vô nghĩa.
Hiện nay, khả năng thực hiện công tác Marketing của Tổng công ty sách
Việt Nam rất yếu kém, Tổng công ty chưa có bộ phận chuyên trách về
Marketing. Việc tiêu thụ hàng hoá sản phẩm do Phòng kế hoạch và Phòng kinh
doanh phụ trách. Trong đó chỉ có một số nhân viên phụ trách tìm kiếm đầu ra
cho sản phẩm. Chính vì vậy, Tổng công ty cần phải thành lập phòng Marketing

×