Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Khoa học môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.32 KB, 13 trang )

T. T. Anh
Đề Cương: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
  
Câu 1: Các định nghĩa về môi trường:
• Môi trường theo nghĩa rộng nhất:
Là tổng hợp các điều kiện bên ngoài, có thể ảnh hưởng tới vật thể hoặc 1
sự kiện. Bất cứ 1vật thể hay 1sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong 1 môi
trường.
• Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố
vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sinh sản và
phát triển của sinh vật.
• Môi trường có 4 loại chính tác động qua lại với nhau:
– Môi trường tự nhiên: nước, không khí, đất đai, ánh sáng và sinh vật.
– Môi trường kiến tạo: Gồm những cảnh quan được thay đổi do con người.
– Môi trường không gian: địa điểm, khoảng cách, mật độ, phương hướng,
sự thay đổi của môi trường.
– Môi trường văn hóa – xã hội: Các cá nhân và các nhóm, công nghệ, tôn
giáo,…
• Môi trường bao gồm nhiều nhân tố sinh thái, được chia thành 3 nhóm:
– Nhân tố không sống: khí hậu, thổ nhưỡng, nước, địa hình,…
– Nhân tố sống: Gồm các cơ thể sống, như: vi sinh vật, nấm, động vật, thực
vật.
– Nhân tố con người: Được tách thành nhân tố độc lập vì các hoạt động của
con người khác với hoạt động của các động vật khác do sự phát triển cao về trí
tuệ.
• Môi trường là 1 phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực
thể của tự nhiên, mà ở đó cá thể, quần thể, loài,… có quan hệ trực tiếp hoặc
gián tiếp bằng phản ứng thích nghi của mình.
• Ngoài ra trường còn được định nghĩa là:
Môi trường là 1 tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao ngoài 1 hệ thống
nào đó, chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn


tại của nó.
Môi trường có thể coi là 1 trường hợp, trong đó hệ thống đang xét là tập hợp
con. Môi trường của 1 hệ thống đang xét cần phải có tính tương tác với hệ
thống đó.
Câu 2: Cấu trúc môi trường ý nghĩa:
a. Cấu trúc môi trường:
Căn cứ vào sự tồn tại vật chất mà người ta chia môi trường thành các quyển.
• Thạch quyển:
Còn gọi là môi trường đất.
Bgồm lớp vỏ Trái Đất, có độ dày khoảng 60– 70 km trên mặt đất và 2– 8
km dưới đáy biển.
• Thủy quyển:
Là tất cả lượng nước có trong đại dương, biển, sông, hồ, băng tuyết, nước
ngầm và nước có trong không trung.
• Khí quyển:
Là 1 hỗn hợp các khí bao quanh bề mặt Trái Đất.
Khí quyển được chia thành nhiều tầng khác nhau theo sự thay đổi chiều
cao và chênh lệch nhiệt độ.
– Tầng đối lưu:
+ Cao đến 10 km tính từ mặt đất.
+ Nhiệt độ và áp suất của tầng này giảm theo chiều cao.
+ 90 % không khí nằm trong tầng này và tất cả các hiện
tượng khí thường xảy ra trong tầng đối lưu( như mưa bão ).
–Tầng bình lưu:
+ Nằm ở độ cao từ 17- 50 km, trên mực nc biển.Tại 2 cực nó
bắt đầu ở độ cao 8 km.
+ Không khí trong tầng này chuyển động theo phương ngang.
+ Nhiệt độ và áp suất tầng này tăng theo chiều cao.
–Tầng trung lưu:
+ Ở độ cao trên 50- 90 km.

+ Tầng này có nhiệt độ giảm dần từ đỉnh của tầng bình lưu
(50 km) đến đỉnh tầng trung lưu ( 90 km )
– Thượng tầng khí quyển và tầng ngoài:
+ Tầng này có nhiệt độ tăng lên rất nhanh và rất cao.
+ Mật độ phân tử khí ở đây cực loãng
• Sinh quyển:
– Là nơi có sự sống tồn tại, bao gồm các thành phần của thạch quyển có độ
dày 2- 3 km kể từ mặt Trái Đất, toàn bộ khí quyển, thủy quyển và các sinh vật.
Các thành phần trong sinh quyển luôn tác động tương hỗ.
– Sinh quyển có các cộng đồng sinh vật khác nhau từ đơn giản đến phức tạp,
từ dưới nước đến trên cạn, từ vùng xích đạo đến các vùng cực trừ vùng khắc
nghiệt.
– Sinh quyển không có giới hạn rõ rệt vì nằm cả trong các quyển vật lí và
không hoàn toàn liên tục vì chỉ tồn tại và phát triển trong những điều kiện môi
trường nhất định.
– Trong sinh quyển ngoài vật chất, năng lượng còn có các thông tin với tác
dụng duy trì cấu trúc và cơ chế tồn tại phát triển của các vật sống.
b. Ý nghĩa:
• Đối với khí quyển:
– Khí quyển là nguồn cung cấp O2 (cần thiết cho sự sống trên Trái Đất).
– Cung cấp CO2 (cần thiết cho quá trình quang hợp của thực vật)
– Cung cấp N cho vi khuẩn cố định N và các nhà máy sản xuất amoniac để
tạo các hợp chất chứa N cần cho sự sống.
– Khí quyển là nơi vận chuyển nước hết sức quan trọng từ các đại dương tới
đất liền như 1 phần của chu trình tuần hoàn nước.
– Khí quyển có nhiệm vụ duy trì và bảo vệ sự sống trên Trái Đất, quyết định
trong việc duy trì cân bằng nhiệt của Trái Đất. Nhờ có khí quyển hấp thụ mà
hầu hết các tia vũ trụ và phần lớn bức xạ điện từ của mặt trời không tới được
mặt đất.
• Đối với thủy quyển:

Nước là 1 yếu tố không thể thiếu được của sự sống và được con người sử
dụng vào nhiều mục đích khác nhau.
• Đối với Thạch quyển:
Có ảnh hưởng lớn đến sự sống trên mặt địa cầu.
Đất trồng trọt, rừng, khoáng sản là những tài nguyên đang được con người
khai thác triệt để dẫn đến nguy cơ cạn kiệt.
Câu 3: Chức năng môi trường và ý nghĩa:
• Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật.
Có thể phân loại chức năng không gian sống con người thành dạng sau:
– Chức năng xây dựng: Cung cấp mặt bằng và nền móng cho các đô thị,
khu công nghiệp, kiến trúc hạ tầng và nông thôn
– Chức năng vận tải: Cung cấp mặt bằng không gian và nền móng cho
giao thông đường bộ đường thủy, đường hàng không.
– Chức năng sản xuất: Cung cấp mặt bằng và phông tự nhiên cho sản xuất
nông- lâm- ngư ngiệp.
– Chức năng cung cấp năng lượng, thông tin.
– Chức năng giải trí của con người: Cung cấp mặt bằng nền móng và
phông tự nhiên cho việc giải trí ngoài trời của con người.
• Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống
và sản xuất của con người. Tất cả các nền sản xuất từ săn bắn, hái lượm đến
nền sản xuất hiện đại, con người đều lấy nguyên liệu từ môi trường.
• Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong
cuộc sống và hoạt động sản xuất. Trong quá trình sản xuất và tiêu dùng của cải
vật chất, con người luôn đào thải ra các chất thải vào môi trường.
• Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người vì:
– Cung cấp sự ghi chép lsử địa c’,lsử tiến hóa of vật c’ & sv,lsử xh & ptriển
vhóa of loài ng.
– Cung cấp các chỉ thị không gian và mang tính chất tín hiệu và báo động các
hiểm họa đối với con người và sinh vật trên Trái Đất như: bão, động đất
– Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng nguồn gen, HST tự nhiên và

nhân tạo.
Câu 4: Tác động của con người đến môi trường.
• Tác động của con người đến môi trường qua các thời kì phát triển của xã
hội:
– Thời kỳ nguyên thủy:
Đốt rừng, đào hố, săn bắt thú rừng Làm giảm diện tích
rừng.
– Thời kỳ xã hội nông nghiệp:
Trồng trọt, chăn nuôi, phá rừng làm thành khu dân cư, đất sản xuất
Làm biến đổi đất và tầng nước mặn.
– Thời kỳ xã hội công nghiệp:
+ Khai thác tài nguyên bừa bãi, xây dựng nhiều khu công nghiệp
Đất ngày càng bị thu hẹp.
+ Lượng rác thải công nghiệp và sinh hoạt rất lớn
 gây ô nhiễm môi trường.
• Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên.
Nhiều hoạt động của con người đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến
môi trường tự nhiên
 mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường, hạn hán, lụt lội.
• Tác động của con người đến môi trường phụ thuộc 3 yếu tố:
– Dân số:
+ Dân số tăng  mức tiêu thụ tăng  tần số tác động tăng.
+ Sự tăng trưởng dân số của loài người cùng với sự phát triển của nền công
nghiệp hiện đại là yếu tố cốt lõi làm sinh quyển suy thoái.
Do đó vấn đề này có 1 tầm quan trọng rất lớn đối với sự sống còn của
loài người.
Dân số tăng thì sự tác động của con người tới môi trường càng mạnh.
Diện tích canh tác vốn nhỏ hẹp nay phải gia tăng mức khai thác nguồn tài
nguyên tái tạo  Sự xói mòn, suy giảm và ô nhiễm đất Sự mất cân bằng
giữa dân số và trạng thái tài nguyên.


+ Mức tiêu thụ trung bình:
Khi dân số tăng  mức tiêu thụ trung bình tăng
 Tần số tác động của con người đến môi trường càng lớn.
– Công nghệ, công cụ khai thác tài nguyên.
+ Lịch sử phát triển của loài người cũng như mức độ tác động của con
người vào môi trường trải qua nhiều giai đoạn:
Giai đoạn hái lượm  giai đoạn săn bắt đánh cá  giai đoạn chăn thả
 giai đoạn nông nghiệp, giaiđoạn công nghiệp hóa giai đoạn đô thị hóa.
+ Tất cả các giai đoạn phát triển của xã hội loài người đều tác động mạnh
đến môi trường.
=> Như vậy con người gây ra biến đổi và suy thoái các HST tự nhiên đặc biệt
là HST rừng và biển.
- Rừng bị tàn phá để lấy đất, gỗ. Rừng còn bị tàn phá do mưa axit.
- Dưới nước, ao, hồ, sông, biển bị ô nhiễm bẩn bởi các chất thải công
nghiệp, nông nghiệp và sinh họat. Đặc biệt là khai thác dầu khí, phương tiện
giao thông biển làm ô nhiễm môi trường nước.
• Việc sử dụng tài nguyên trong sinh hoạt và công nghiệp của con người
không đúng đã gây ra ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước.
Hiện tượng suy thoái môi trường làm giảm tính đa dạng sinh học.
Trên hành tinh ước tính có khoảng 30 triệu loài sinh vật. Hiện nay con người
mới phát hiện được 1,7 triệu loài, phần lớn tập trung ở vùng nhiệt đới, đây cũng
là nơi môi trường bị tàn phá nặng nề nhất. Hiện nay có khoảng hàng chục nghìn
loài động thực vật bị tuyệt chủng.

5. Các trạng thái của môi trường.
Môi trường có 3 trạng thái cơ bản:
• Môi trường tự nhiên:
- Bao gồm các yếu tố tự nhiên như không khí, đất đai, nguồn nước, ánh sáng
mặt trời, động thực vật,... tồn tại khách quan, ngoài ý muốn của con người hoặc

ít chịu tác động chi phối của con người.
- Môi trường tự nhiên cung cấp cho ta như không khí để thở, đất để xây nhà
cửa, trồng cây, chăn nuôi, các khoáng sản cho sản xuất tiêu thụ và là nơi chứa
đựng đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp giải trí tăng khả năng
sinh lí của con người.
• Môi trường xã hội:
- Là tổng hợp mối quan hệ giữa con người với con người (con người với tư
cách là cá thể, cá nhân và nhân cách nghĩa là mối quan hệ giữa con người với
con người, con người với cộng đồng). Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết,
quy định… ở cấp khác nhau như Liên Hợp Quốc, hiệp hội các nước, quốc gia,
tỉnh, huyện,..

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×