Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Cảm nhận về cảnh đợi tàu trong truyện ngắn: "Hai đứa trẻ" của nhà văn Thạch Lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.46 KB, 3 trang )

Cảm nhận về cảnh đợi tàu trong truyện ngắn.
1/Mở bài: Giới thiệu khái quát
_ Thạch Lam là nhà văn có quan niệm văn chương rất lành mạnh, tiến bộ và
có biệt tài trong viết truyện ngắn. Truyện ngắn của ông như những bài thơ
trữ tình, không có cốt chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật.
Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.
_ Văn bản “Hai đứa trẻ” là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch
Lam.
_ Trong tác phẩm, nhà văn đã tái hiện bức tranh phố huyện nghèo trước cách
mạng và cảnh đợi tàu có lẽ để lại ấn tượng sâu sắc nhất với bạn đọc.
2/TB:
2.1. Cảm nhận chung (xuất xứ, bối cảnh, điểm nhìn…)
Văn bản “Hai đứa trẻ” in trong tập “Nắng trong vườn” (1938) lấy bối
cảnh là phố huyện nghèo huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương trước Cách
mạng tháng 8. Đó là nơi gắn bó tuổi thơ của hai chị em Thạch Lam nên bối
cảnh này trở thành không gian nghệ thuật trong hầu hết những sáng tác của
Thạch Lam. Qua đó, nhà văn gửi gắm tình cảm và sự gắn bó tha thiết với
mảnh đất quê hương này. Toàn bộ bức tranh phố huyện được quan sát, cảm
nhận bởi nhân vật Liên. Cách xây dựng nhân vật Liên dựa trên sự quan sát,
cảm nhận tinh tế của Thạch Lam hay đó chính là thế giới quan của tác giả.
2.2. Giới thiệu vị trí đoạn văn
Trước đó, nhà văn đã miêu tả cuộc sống phố huyện lúc chiều tàn và khi
đêm xuống. Những cảnh ấy thật buồn tẻ và đơn điệu, con người luôn phải
gồng mình lo lắng cho cuộc mưu sinh. Cảnh đợi tàu được đặt ở vị trí cuối văn
bản truyện đã tạo nên một luồng sinh khí mới, đem theo ngọn gió mát lành
thổi vào tâm hồn của con người nơi phố huyện nghèo.
2.3. Phân tích trọng tâm: cảnh đợi tàu
a. Lí do đợi tàu của chị em Liên và những người dân phố huyện nghèo: trước
hết để có thể bán thêm ít hàng nhưng mục đích sâu xa hơn là được tận mắt
chứng kiến hoạt động cuối cùng của một ngày để xua tan đi phần nào cuộc
sống nghèo khổ, đơn điệu, tẻ nhạt của họ.


b. Hình ảnh đoàn tàu
Đoàn tàu chỉ xuất hiện nơi phố huyện trong chốc lát nhưng được miêu
tả tỉ mỉ qua sự quan sát, tâm trạng háo hức của Liên và An. Dấu hiệu nhận
biết đầu tiên là đèn ghi cùng với ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi.
Tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa.


Khi tàu rầm rộ đi tới, tiếng còi đã rít lên, tiếng xe rít mạnh vào ghi và
tiếng hành khách ồn ào khe khẽ. Những thanh âm ấy đã phá tan không khí
tĩnh mịch, buồn tẻ, đơn điệu của phố huyện. Đoàn tàu đi tới và vụt qua với
các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường; những toa hạng trên sang
trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, các cửa kính sáng. Những
hình ảnh ấy đã xua đi màn đêm tăm tối đang bủa vây, bao trùm nơi phố huyện
và mang đến một không gian tràn ngập ánh sáng làm đổi thay không khí cho
con người nơi đây.
Khi đoàn tàu đi vào đêm tối để lại những đốm than đỏ bay tung trên
đường sắt. Hai chị em Liên còn nhìn theo đến khi đoàn tàu khuất hẳn sau rặng
tre. Điều đó cho thấy niềm nuối tiếc khôn nguôi của hai chị em về thứ ánh
sáng xa xăm mơ hồ… Cuộc sống của con người vẫn trở lại nhịp sống thường
nhật, vẫn quẩn quanh đơn điệu… Phải chăng đó là hình ảnh chung về hiện
thực đời sống xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám dưới sự đô hộ của
thực dân Pháp.
c. Ý nghĩa:
- Đoàn tàu đã mang theo thế giới đáng sống, đó là cuộc sống ấm no, giàu
sang, đầy đủ ánh sáng… Nó mang theo cả khát vọng, ước mơ của người dân
phố huyện khi luôn phải sống trong cảnh tối tăm, tù túng, nghèo khổ.
- Đoàn tàu còn chở theo bao kỉ niệm trong kí ức tuổi thơ của Liên, đó là
những kí ức vô cùng đẹp đẽ, êm đềm với gia đình khi sống ở Hà Nội.
- Hình ảnh đoàn tàu còn gửi gắm niềm khao khát ánh sáng, không cam chịu
cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán. Tất nhiên đó chỉ là niềm hi vọng mong manh

nhỏ bé nhưng cho thấy tinh thần lạc quan của con người trong cuộc sống.
2.4. Đánh giá khái quát
- Về nghệ thuật: Tả cảnh, những câu văn với nhịp điệu nhanh thể hiện sư
chuyển động linh hoạt của đoàn tàu, nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật với
những cảm nhận mong manh mơ hồ. Câu văn sử dụng giàu hình ảnh kết hợp
hài hòa giữa bút pháp hiện thực và trữ tình.
- Về nội dung: Đoạn văn không chỉ miêu tả cảnh đoàn tàu xuất hiện mà còn
gửi gắm tâm trạng, cảm xúc của nhân vật: háo hức chờ đợi, vui vẻ say mê
ngắm nhìn đoàn tàu và tiếc nuối khi nó đi qua.
-> Thông điệp ý nghĩa: hãy biết cảm thông, chia sẻ với những cảnh đời nghèo
khó, buồn tẻ; hãy hướng tới những điều tốt đẹp để vững vàng trong cuộc
sống…
3/ Kết bài:


Truyện ngắn với nhiều chi tiết hình ảnh đặc sắc đã làm nên tên tuổi của
Thạch Lam trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Qua văn bản, em học tập
được …. (cần có tấm lòng đôn hậu, trái tim nhạy cảm, giàu lòng yêu
thương…)



×