Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.11 KB, 4 trang )

Văn bản “Chữ người tử tù”
Đề 1: Phân tích nhân vật Huấn Cao.
1/ Mở bài: Giới thiệu khái quát:
Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, một nghệ sĩ tài hoa suốt đời đi tìm cái
đẹp. Ông giữ một vị trí quan trọng và có đóng góp lớn đối với văn học Việt
Nam hiện đại. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” trích từ tập truyện “Vang
bóng một thời” tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước
Cách mạng tháng tám. Truyện đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao
– một con người tài hoa có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất
khuất.
2/ Thân bài:
2/1. Cảnh ngộ của nhân vật (cách đặt tên, hoàn cảnh hiện tại, nguyên
mẫu....)
Nhà văn không giới thiệu trực tiếp cảnh ngộ của nhân vật mà thông qua
câu chuyện đối đáp giữa thầy thơ lại và viên quản ngục. Cách đặt tên nhân vật
rất độc đáo. Đó không phải tên riêng của nhân vật mà tác giả gọi theo họ, vị
trí công việc của người đó: Huấn Cao. Cụ thể, Huấn là cách gọi tắt chức huấn
đạo, chuyên trông coi việc học của cả huyện; Cao là họ của nhân vật. Từ đó,
giúp người đọc hình dung về lai lịch, thân phận, cuộc sống của nhân vật: là
nhà nho, là quan của triều đình, đã từng thi cử đỗ đạt ra làm quan và rất hiểu
lễ nghĩa.
Hiện tại, Huấn Cao là người tử tù chỉ đợi ngày ra pháp trường lĩnh án
chém. Ông có hành động đứng lên chống lại triều đình phong kiến thối nát,
suy tàn vì mục đích chính nghĩa, vì nhân dân và giờ trở thành kẻ phản nghịch,
là giặc trong mắt triều đình. Trong hoàn cảnh sự sống và cái chết rất mong
manh, nhà văn đã để nhân vật bộc lộ hết những phẩm chất cao đẹp. Nhân vật
được xây dựng từ nguyên mẫu Cao Bá Quát: Nhà nho có khí tiết trong sạch,
là anh hùng có khí phách hiên ngang.
2/2. Phẩm chất nhân vật.
a. Tài hoa nghệ sĩ.
Trước hết, Huấn Cao hiện lên nổi bật với vẻ tài hoa, nghệ sĩ. Cái tài hoa


của ông thể hiện ở việc viết chữ nhanh và rất đẹp. Tác giả muốn nói đến nghệ

1


thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc, trong đó người viết chữ thường là các
nhà nho có tài – có chí – có tâm. Đó là những nghệ sĩ thư pháp, chữ viết là
sản phẩm của sự sáng tạo nghệ thuật, là hiện thân của cái đẹp, không phải chỉ
đơn giản là kết quả của sự khéo tay ở người thợ.
Cái tài của Huấn Cao được nhà văn gợi qua những chi tiết khi gián tiếp khi
trực tiếp: Qua lời của thầy trò quản ngục, ta thấy cái tài ấy lan truyền như
một huyền thoại, ở đó Huấn Cao là một người nghệ sĩ danh bất hư truyền.
Qua thái độ ngưỡng vọng của quản ngục “có được chữ ông Huấn là có một
báu vật trên đời” cho thấy sự đề cao, trân trọng giá trị nghệ thuật – tinh thần
của những con chữ. Cái tài viết chữ được biểu hiện trực tiếp qua lời thoại
“những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên hoài bão tung hoành của một đời
người”.
=> Nhận xét:
Cái tài của Huấn Cao không chỉ là lời đồn đại mà dựa trên thực tế, thể hiện
qua cái đẹp của những con chữ, không chỉ đẹp ở khuôn hình mà đẹp ở ý nghĩa
nữa. Từ đó cho thấy quan niệm của tác giả: Bất kì ai cũng có thể trở thành
nghệ sĩ trong chính nghề của mình. Đây không hẳn là một công việc mưu sinh
mà là sự tôi luyện trong tâm hồn nghệ sĩ.
b. Khí phách anh hùng.
Câu chuyện đối đáp giữa thầy thơ lại và viên quản ngục còn cho thấy
Huấn Cao là người anh hùng có khí phách hiên ngang. Ông có hành động
ngang tàng, dũng cảm, liều lĩnh: đứng đầu chỉ huy những người cùng chí
hướng với mình chống lại triều đình phong kiến thối nát. Trong thời gian ở tù
tại nhà lao tỉnh Sơn, thái độ của Huấn Cao rất lạnh lùng, hành động dứt khoát,
không thèm đếm xỉa đến lời dọa nạt của tên lính. Đó là sự thách thức của một

người có khí phách chốn ngục tù. Ông còn thản nhiên nhận rượu thịt của quản
ngục với phong thái ung dung tự tại. Khi quản ngục có ý nương nhẹ cho Huấn
Cao, lời nói của ông tỏ vẻ khinh bạc, lạnh lùng. Có thể thấy, dù Huấn Cao là
một anh hùng thất thế, sa cơ nhưng vẫn điềm nhiên giữ thái độ cương quyết,
không bị khuất phục trước uy quyền. Điều đó gợi ta nhớ đến câu nói nổi tiếng
của Khổng Tử: “Uy vũ bất năng khuất”.
c. Thiên lương trong sáng.
Nhân vật Huấn Cao để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí người đọc
không chỉ bởi sự tài hoa và khí phách hiên ngang, mà còn ở vẻ đẹp thiên

2


lương trong sáng. Thiên lương của Huấn Cao thể hiện ở quan niệm nhân sinh
cao đẹp: không vì vật chất, uy quyền mà ép mình cho chữ, ông chỉ cho chữ ba
người bạn thân. Khi hiểu rõ sở nguyện cao quý và tấm lòng biệt nhỡn liên tài
của quản ngục, Huấn Cao cảm động, ân hận, chân thành: Thiếu chút nữa ta
đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ. Huấn Cao dành tấm lòng chân thành
của mình để đáp lại tấm lòng trong thiên hạ, quyết định cho chữ quản ngục, tự
coi quản ngục là tri âm tri kỉ. Bằng những chi tiết chọn lọc, Nguyễn Tuân đã
giúp ta hình dung rõ về Huấn Cao – một con người hội tụ nhiều vẻ đẹp cao
quý: tài hoa nghệ sĩ, khí phách anh hùng và thiên lương trong sáng.
Những phẩm chất này được nhà văn tập trung bút lực tô đậm thêm trong
cảnh cho chữ. Theo lời Nguyễn Tuân: đó là “cảnh tượng xưa nay chưa từng
có”. Bởi nó diễn ra trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt: Thời gian cho chữ vào
đêm khuya, đó là khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời Huấn Cao. Không
gian tù ngục thì tăm tối, bẩn thỉu, hôi hám - nơi ngự trị của cái ác cái xấu; nơi
có ánh sáng bó đuốc tẩm dầu, tấm lụa bạch còn nguyên vẹn và mùi thơm của
chậu mực bốc lên... Tất cả tạo nên không gian văn hóa đặc biệt, thiêng liêng,
trang trọng. Người cho chữ hiện lên thật uy nghi giữa không gian tù ngục:

Cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô từng nét chữ. Có thể khẳng
định: Gông, xiềng xích có thể trói buộc thân thể người nghệ sĩ nhưng tuyệt
đối không thể trói buộc được tâm hồn người nghệ sĩ yêu cái đẹp, say mê nghệ
thuật. Cảnh cho chữ đã gợi lên phong thái ung dung, tự tại và bản lĩnh, khí
phách, tâm huyết của người nghệ sĩ. Tư thế ấy hoàn toàn đối lập với hình ảnh
viên quản ngục “khúm núm cất từng đồng tiền kẽm” và thầy thơ lại “run run
tay bưng chậu mực”.
Sau khi viết chữ xong, tử tù khuyên răn quản ngục thay đổi chỗ ở rồi
mới chơi chữ để giữ thiên lương cho lành vững. Nhà văn đưa ra lời khuyên rất
ý nghĩa: Cái đẹp có thể xuất hiện, ẩn nấp ở nơi tối tăm, nơi bóng tối và cái ác
ngự trị nhưng nó không thể sống chung, hòa nhập với cái ác cái xấu. Qua đó
gửi gắm quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân: nghệ thuật không chỉ là cái
đẹp, cái thiện mà còn phải gắn với thiên lương trong sạch. Đồng thời, lời
khuyên như một lời di huấn vừa thiêng liêng, vừa chân thành của người tri
âm dành cho tri kỉ. Như vậy, cái đẹp có tác dụng cảm hóa con người, giúp
con người thoát khỏi u mê, lầm lạc: sau đó ngục quan cảm động vái lạy người
tù, nghẹn ngào nói Kẻ mê muội này xin bái lĩnh. Tác giả khẳng định một lần
nữa: Huấn Cao không chỉ có cốt cách đáng trọng của người nghệ sĩ mà còn
luôn giữ được thiên lương trong sạch.
2/3. Đánh giá khái quát

3


-Về nghệ thuật: Tác giả đã xây dựng tình huống truyện độc đáo, khắc họa hình

tượng nhân vật khéo léo, sử dụng ngôn ngữ trang trọng, giàu tính tạo hình,
kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và trữ tình.
-Về nội dung: Khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao tuy hoàn cảnh éo
le nhưng vẫn sáng ngời những phẩm chất tốt đẹp. Nhà văn Nguyễn Tuân gửi

gắm quan niệm nghệ thuật (về con người, cái đẹp): cái đẹp luôn đi liền với
cái thiện, có sức mạnh chiến thắng cái ác.
3/Kết bài:
_Khẳng định vẻ đẹp của Huấn Cao.
_Liên hệ bản thân: Bồi đắp tình yêu văn hóa truyền thống của dân tộc, định
hướng cách sống…

Nghệ thuật:
+ Đề 2: Phân tích nhân vật viên quản ngục.

4



×