Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phát triển du lịch đồng bằng Sông Cửu Long trong chương trình mỗi làng một sản phẩm (OCOP) kết quả và định hướng giai đoạn sau năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.08 KB, 6 trang )

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TRONG CHƢƠNG TRÌNH MỖI LÀNG MỘT SẢN PHẨM (OCOP)
KẾT QUẢ VÀ ĐỊNH HƢỚNG GIAI ĐOẠN SAU NĂM 2020
I. PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ
CHƢƠNG TRÌNH OCOP
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong 7 vùng du lịch trọng điểm của du lịch
Việt Nam bao gồm các tỉnh: Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Tiền Giang,
Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, Cà Mau, Trà Vinh,Kiên Giang, Sóc Trăng, Long
An8.Với ưu thế về tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng của hệ sinh thái tự nhiên
vùng hạ lưu sông Mê kông (hệ sinh thái rừng ngập mặn, đảo, sinh thái cửa sông, đất
ngập nước, cù lao châu thổ, khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia....), kết hợp với các
giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo vùng đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành điểm đến
hấp dẫn du khách trong và ngoài nước với nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng.
Trong nhiều năm qua, các tour du lịch truyền thống như “Miệt vườn sông nước
Cửu Long”, “miền Tây mùa nước nổi”, “khám phá đất phương Nam”, “Ẩm thực khẩn
hoang” với các hoạt động chủ yếu là tham quan miệt vườn trái cây nhiệt đới, vườn hoa
cây cảnh, cánh đồng lúa “thẳng cánh cò bay”, khu vực nuôi trồng, sản xuất thủy hải
sản; khám phá văn hóa của cuộc sống cộng đồng qua các phiên chợ nổi như: Cái Răng
(thành phố Cần Thơ), Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang), Cái Bè (tỉnh Tiền Giang), Ngã
Năm (tỉnh Sóc Trăng); trải nghiệm văn hóa tâm linh, lễ hội, đờn ca tài tử…đã trở
thành thương hiệu và điểm nhấn để thu hút khách du lịch. Mô hình liên kết khai
thácđồng thời hoạt động sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch đã từng bước phát
huy hiệu quả, nhờ đó, du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều sản phẩm
mới hấp dẫn,tăng khả năng thu hút khách, thu nhập từ hoạt động khai thác kết hợp du
lịch và nông nghiệp đem lại doanh thu cao hơn so với hoạt động nông nghiệp thuần
tuý. Nhiều địa phương trong khu vực đồng bằng đã quy hoạch và đầu tư xây dựng
hàng trăm tuyến, điểm du lịch, nhiều sản phẩm du lịch mới được hình thành. Bên cạnh
đó, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch từng bước được nâng cấp
đầu tư tạo ra sự hoàn chỉnh, đồng bộ của sản phẩm du lịch. Lượng khách du lịchđến và
doanh thu du lịchmột số tỉnh trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long không ngừng


tăng lên.
Mặc dù có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nhưng so sánh trong
tổng thể phát triển du lịch chung của cả nước, tốc độ phát triển du lịch khu vực đồng
bằng sông Cửu Long về tăng trưởng khách, doanh thu, mức đầu tư, tính chuyên nghiệp
chưa thực sự có bước đột phá, tốc độ tăng tưởng còn thấp hơn so với các vùng khác.
Mặc dù lượng khách đến khu vực có sự tăng trưởng nhưng lượng khách lưu trú tại khu
vực nông thôn rất thấp (khoảng 20-30%), hầu hết là các tour kết nối từ thành phố Hồ
Chí Minh (chiếm 80%) và đi tour ngắn ngày. Thời gian lưu trú thấp dẫn tới chi tiêu
8

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt QHTT phát triển du lịch vùng ĐBSCL đến 2020, tầm nhìn đến 2030 (QĐ 2227/QĐ-TTg
ngày 18/11/2016), đưa du lịch vùng ĐBSCL trở thành vùng du lịch đặc thù của cả nước, đến năm 2020 toàn vùng ĐBSCL sẽ
đón khoảng 34 triệu lượt khách (trong đó 3,5 triệu lượt khách quốc tế) và đến năm 2030 đón khoảng 52 triệu lượt khách
(khoảng 6,5 triệu lượt khách quốc tế), tổng thu từ khách du lịch đến năm 2020 đạt khoảng 25.000 tỷ đồng, đến năm 2030 đạt
trên 111.000 tỷ đồng.

61


của khách thấp, mỗi du khách đến đồng bằng sông Cửu Long chi tiêu khoảng 22
USD/ngày, thấp hơn so với mức bình quân của khách du lịch Việt Nam.
Những nguyên nhân dẫn tới sự phát triển chưa tương xứng với kỳ vọng của du
lịch khu vực đồng bằng sông Cửu Long là do những nguyên nhân sau:
- Chất lượng sản phẩm du lịch chưa đáp ứng nhu cầu thị trường, hầu hết các dịch
vụ trải nghiệm và chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên, thiếu tính sáng tạo;giữa các
địa phương có chung điều kiện tài nguyên sinh thái nên giữa các địa phương có sự
trùng lặp giống nhau về sản phẩm, quy trình tổ chức tour. Tour du lịch phổ biến tại các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long được khai thác trong nhiều năm chủ yếu là tham quan
miệt vườn, sông nước chợ nổi, thưởng thức các loại bánh trái, nghe đàn ca tài tử... Hầu
hết các khu, điểm du lịch mới được đầu tư ở mức ban đầu trở thành điểm tham quan

đơn giản thiếu các công trình hạ tầng, dịch vụ đồng bộ. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch đang phát triển nhanh ở nhiều địa phương,
nhưng quy mô, tính chất tiện nghi và phong cách sản phẩm du lịch gắn với đặc trưng
đồng bằng sông Cửu Long còn mang tính tự phát và chưa được đầu tư bài bản.Do đó,
thời gian lưu trú và khả năng chi tiêu của khách du lịch còn thấp.
- Hầu hết các mô hình du lịch tại đồng bằng sông Cửu Long do các hộ gia đình,
chủ trang trại đầu tư trên cơ sởkhai thác hoạt động sản xuất nông nghiệp của các hộ gia
đình (chủ yếu là khai thác vườn cây ăn trái, hoa cây cảnh, cánh đồng sen, khu vực nuôi
trồng thủy hải sản...). Do sự hạn chế về nguồn vốn đầu tư, nhân lực và các nguồn lực
khác dẫn tới phần lớn sản phẩm du lịch được khai thác với quy mô nhỏ, manh mún,
năng lực kết nối, đáp ứng nhucầu của thị trường hạn chế nên chưa tạo thành sản phẩm
hoàn chỉnh, có khả năng đem lại doanh thu cao cho các hộ gia đình. Việc liên kết giữa
các hộ gia đình hình thành các tổ chức kinh doanh có quy mô và năng lực còn hạn chế.
Chưa có nhiều dự án đầu tư quy mô lớn khai thác đồng thời du lịch và sản phẩm nông
nghiệp, có ứng dụng của khoa học kỹ thuật, công nghệ, phục vụ đa dạng hóa các dịch
vụ du lịch và các dịch vụ bổ trợ.
- Hạn chế về kết nối giao thông giữa đồng bằng Sông Cửu Long với Tp Hồ Chí
Minh và các vùng khác cũng như kết nối nội vùng và các điều kiện hạ tầng khác là
một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách và đầu tư vào
lĩnh vực du lịch nông nghiệp, mặc dù đây là vấn đề đã được thảo luận trong nhiều năm
nhưng tiến độ đầu tư, thi công các công trình còn rất chậm. Hạ tầng giao thông và kết
nối giữa các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và với các trung tâm gửi
khách chưa được đầu tư đúng tầm do thiếu chính sách đầu tư phù hợp. Cảng hàng
không quốc tế Cần Thơ được quy hoạch cho cả vùng nhưng chỉ có 4 kết nối với một số
trung tâm gửi khách. Mặc dù có hệ thống sông ngòi dày đặc, nhưng tuyến vận chuyển
khách đường sông và các điều kiện về hạ tầng, bến khách phương tiện vận chuyển
chưa đáp ứng yêu cầu để phục vụ kết nối trong nội vùng và với Tp Hồ Chí Minh.
Tuyến đường bộ nội vùng hạn chế về tốc độ lưu thông, thiếu trạm dừng chân, hệ
thống thông tin, chỉ dẫn...


62


- Hạn chế trong liên kết giữa các địa phương trong vùng trong phát triển du lịch,
chưa tạo ra sự trải nghiệm đa dạng cho du khách thay vì “đến một địa phương là biết cả
vùng”. Kết nối giữa du lịch và nông nghiệp chưa tìm được tiếng nói chung, chưa phát
huy lợi thế của cả hai ngành. Kết nối giữa doanh nghiệp lữ hành và điểm đến còn khó
khăn, sản phẩm du lịch nông nghiệp chưa phù hợp với xu hướng phát triển và nhu cầu
của thị trường, chưa thuận lợi trong việc kết nối tour....
Nhóm dịch vụ du lịch thuộc Chương trình OCOP đã được một số địa phương
quan tâm đưa vào khai thác với mô hình Làng văn hóa du lịch, tuy nhiên định hướng
phát triển chưa rõ ràng. Trong đó, Bến Tre đã xây dựng mô hình Làng Văn hóa du lịch
Chợ Lách như một trong những sản phẩm trọng điểm trong Chương trình OCOP của
khu vực đồng bằng sông Cửu Long9. Tuy nhiên, việc khai thác phát triển mô hình làng
văn hóa du lịch với mục đích tổ chức không gian và bố trí các điều kiện cần thiết cho
phát triển du lịch với sản phẩm hình thành là dịch vụ du lịch (có tính chất vô hình) sẽ
khácvới các sản phẩm hàng hóa thông thường và cần phải thực hiện quy hoạch tổng
thể và chi tiết chứ không chỉ tập trung vào việc gắn sao cho sản phẩm. Bên cạnh đó,
Chương trình OCOP với mục đích đề xuất, tôn vinh, phát triển cácsản phẩm (hàng
hóa) có chất lượng của mỗi xã, mỗi địa phương nhưng đối với sản phẩm du lịch đòi
hỏi sự khác biệt, đồng bộ và phải gắn với thị trường nguồn khách, do đó không thể
phát triển một tràn lan, giống nhau tại các địa phương. Việc kết nối giữa phát triển du
lịch với Chương trình OCOP với phát triển du lịch chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt
trong việc khai thác chuỗi giá trị trong tiêu dùng du lịch có sử dụng các sản phẩm từ
Chương trình OCOP. Sự tham gia của các sản phẩm nông nghiệp của đồng bằng Sông
Cửu Long vào hoạt động du lịch chưa nhiều do chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng,
mẫu mã, độ tin cậy. Hoạt động trưng bày, trình diễn quy trình sản xuất sản phẩm nông
nghiệp ít sáng tạo và thiếu tính hấp dẫn. Khách du lịch chi tiêu cho sản phẩm nông
nghiệp tại chỗ còn ít. Chưa có nhiều sản phẩm hàng hóa nông nghiệp có chất lượng
cao được chứng nhận bởi cơ quan quản lý, có tem nhãn dành riêng cho khách du lịch.

Bên cạnh đó, liên kết giữa nông nghiệp, du lịch và sản xuất thương mại chưa thực sự
hiệu quả.
II. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHU VỰC
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN SAU 2020
1. Định hƣớng
- Từ những thuận lợi và hạn chế của du lịch đồng bằng sông Cửu Long cho thấy
định hướng ưu tiên cho phát triển du lịch gắn với khai thác lợi thế nông nghiệp, nông
thônhướng phát triển bền vững và góp phần triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển
du lịch Việt Nam và Chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính phủ. Trong đó,
phát triển du lịch tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long cần hướng tới mục tiêu sau:
(1) Thu hút khách du lịch bằng các sản phẩm du lịch chất lượng cao mang bản sắc của
nền văn hóa nông nghiệp khu vực đồng bằng sông Cửu Long; (2) Tăng chi tiêu của
khách bằng sự đa dạng, chất lượng của các sản phẩm du lịch nông nghiệp, kéo dài thời
gian lưu trú của khách du lịch. Đây là một trong những thước đo đánh giá hiệu quả của
hoạt động du lịch nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp phải tham gia mạnh mẽ vào
9Làng Văn hóa du lịch huyện Chợ Lách gồm 4 ấp: Đông Kinh (xã Vĩnh Hòa), Vĩnh Nam (xã Vĩnh
Thành), Lân Đông (xã Phú Sơn) và An Hòa (xã Long Thới), sẽ được kết nối thành một vòng khép kín
có tổng diện tích là 1.490ha, trong đó có 534ha thuộc địa bàn 4 ấp nêu trên được chọn là điểm nhấn để
thiết kế xây dựng hạ tầng và ý tưởng cảnh quan cho làng.

63


chuỗi tiêu dùng du lịch của du khách; (3) Phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long
bền vững thông qua sử dụng hiệu quả tài nguyên, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí
hậu đang tác động rõ rệt tới vùng, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên tham gia, thông qua
sử dụng nhân lực tại chỗ và tiêu dùng sản phẩm sản xuất tại địa phương.
- Với sự đa dạng và phong phú và tương đồng về tài nguyên du lịch giữa các địa
phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, do đó để phát triển du lịch giữa các địa
phương cần nghiên cứu, xác định được sản phẩm du lịch đặc thù, được đầu tư bài bản

và cần đạt được sự thống nhất giữa các địa phương trong vùng để tránh sự trùng lặp về
sản phẩm du lịch. Trong đó tập trung vào các mô hình có tính liên kết hình thành chuỗi
giá trị nông nghiệp - du lịch. Đây có thể coi là chiến lược quan trọng cho việc tạo ra
sản phẩm du lịch gắn với OCOP của mỗi địa phương.Phát triển du lịch cần phải đảm
bảo các yếu tố:
Thứ nhất,lựa chọn sản phẩm nông nghiệp được đánh giá có đặc trưng nổi trội so
với những địa phương khác và điều quan trọng là phải gắn với câu chuyện văn hóa về
sự hình thành và phát triển của sản phẩm trên vùng đất đósản xuất cung ứng biến vùng
đất này trở thành một “cơ sở giáo dục” có thể chứng minh cho khách hàng về phương
pháp canh tác truyền thống, sản xuất hữu cơ,chất lượng cao;
Thứ hai, khu vực khai thác sản phẩm phải là nơi có khả năng cung ứng các dịch
vụ giải trí trên cơ sở sử dụng yếu tố thứ nhất là các giá trị tài nguyên để thu hút khách
du lịch, nghĩa là phải có không gian và có các dịch vụ trải nghiệm, kết hợp khai thác
những giá trị văn hóa bản địa khác có nguồn gốc từ giá trị từ yếu tố thứ nhất, bổ sung
các dịch vụ tăng thêm, các giá trị vô hình và hữu hình để hình thành chuỗi sản phẩm
du lịch. Để làm được điều này, ngay từ khi khai thác mô hình, các cơ quan quản lý, các
nhà đầu tư phải hiểu và đánh giá đúng được giá trị đầu vào của hoạt động sản xuất
nông nghiệp bản địa và môi trường văn hóa xung quanh để hình thành một định hướng
xuyên suốt về sản phẩm du lịch có giá trị cốt lõi và khác biệt, nghĩa là phải có triết lý,
câu chuyện về sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Các dịch vụ du lịch cần đa dạng,
tiêu chuẩn và chất lượng trong tất cả các quy trình quảng bá, xúc tiến, bán và phục vụ
khách du lịch.Ở đây cần sự chuyên nghiệp hóa về chất lượng dịch vụ, trong đó không
thể thiếu việc đào tạo bà con nông dân trở thành những người chuyên nghiệp trong
hướng dẫn và phục khách du lịch. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều
hoạt động để du khách trải nghiệm như khám phá hệ sinh thái rừng ngập mặn với gắn
với việc trồng và sản xuất tinh dầu tràm; khám phá miệt vườn với canh tác lúa nước,
trồng cây ăn trái, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản...
2. Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp khu vực đồng bằng sông Cửu
Long gắn với Chƣơng trình OCOP
- Một là,các địa phương của vùng đồng bằng sông Cửu Long cần tổ chức rà soát

quy hoạch, xác định rõ thế mạnh để phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn
riêng của từng địa phươngtrong quy hoạch chung của cả vùng. Trong đó, quy hoạch
phát triển du lịch nông thôn phải gắn với chính sách phát triển nông thôn mới của
vùng; xây dựng bản đồ du lịch nông thôn trong đó chỉ ra các khu vực có khả năng phát
triển sản phẩm nông thôn đặc trưng trên cơ sở liên kết hình thành tuyến du lịch. Rà
soátdiện tích đất nông thôn, cách thức tổ chức sản xuất sử dụng đất nông nghiệp, đề
xuất ưu tiên các khu vực có thể kết hợp không gian sản xuất nông nghiệp, nông thôn
với phát triển du lịch.Ngành du lịch và nông nghiệp cần phối hợp điều tra, khảo sát
hoạt động du lịch nông nghiệp tại địa phương để đánh giá toàn diện thực trạng phát

64


triển cũng như khuyến nghị mô hình phát triển du lịch nông nghiệp phù hợp và các
chính sách hỗ trợ tương xứng. Quy hoạch các dự án phát triển khu du lịch nông nghiệp
có không gian và cảnh quan thuận lợi cho thu hút đầu tư của các doanh nghiệp.
- Hai là,các địa phương cần đẩy mạnh tính liên kết vùng để phát triển các sản
phẩm du lịch nông thôn đặc trưng. Việc xác định các sản phẩm chủ đạo, đặc trưng, có
tính khác biệt, điểm nhấn của mỗi địa phương là điều hết sức quan trọng. Để phát huy
thế mạnh của vùng, cần có sự điều phối chung của vùng trong việc nghiên cứu sản
phẩm và khai thác thị trường.
- Ba là,thực hiện một số chính sách nhằm thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân để
phát triển du lịch nông thôn của từng vùng đặc biệt là các sản phẩm du lịch chất lượng
cao, khai thác đồng thời giá trị nông nghiệp và phát triển du lịch; sử dụng lao động là
người địa phương; các hoạt động du lịch có tính chất cộng đồng; các dự án sản xuất
hàng hóa và dịch vụ của khu vực nông thôn vào tiêu dùng du lịch.
+ Đối với các nhà đầu tư các khu nghỉ dưỡng chất lượng cao, tổng hợp có quy
mô lớn có tính chất động lực thúc đẩy cho khu vực nông thôn cần được bố trí diện
tích đất phù hợp, được cam kết sử dụng đất lâu dài, ưu đãi về thuế sử dụng đất.
+ Các nhà đầu tư nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh du lịch được tiếp cận nguồn vốn

vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng, quỹ đầu tư...
+ Lồng ghép các nguồn lực từ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhà nước
hỗ trợ các điểm du lịch nông thôn cách thức tiếp cận thông tin kỹ thuật, thông tin thị
trường; xúc tiến quảng bá du lịch; Ưu tiên đầu tư hạ tầng cho vùng đồng bằng sông
Cửu Long để nâng cao khả năng thu hút khách du lịch, trong đó cảng hàng không quốc
tế Cần Thơ đóng vai trò đầu mối cho toàn vùng. Hệ thống giao thông đường thủy,
đường bộ cần được đầu tư nâng cấp để khai thác du lịch trong vùng và kết nối với Tp
Hồ Chí Minh. Nâng cấp, hoàn chỉnh hệ thống nhà vệ sinh, điện, cấp thoát nước, bãi đỗ
xe, trung tâm hướng dẫn, trưng bày cung cấp thông tin du lịch, điểm dừng chân...đầu
tư hạ tầng cho vùng nông thôn có khả năng khai thác phát triển du lịch: hệ thống giao
thông kết nối từ các trung tâm du lịch tới các điểm du lịch nông thôn, hệ thống vận tải
công cộng, cảnh quan du lịch, nhà vệ sinh đạt chuẩn, hệ thống điện, cấp thoát nước,
bãi đỗ xe, trung tâm hướng dẫn, trưng bày cung cấp thông tin du lịch, bảng giới thiệu,
bản đồ hướng dẫn, điểm dừng chân...
- Bốn là, phát triển nguồn nhân lực cho phát triển du lịch nông thôn. Cán bộ
ngành du lịch, đặc biệt là cấp cơ sở cần được nâng cao trình độ, kỹ năng, nhất là năng
lực trong tham mưu xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, được tiếp cận tri thức,
công nghệ mới trong xúc tiến, quảng bá, truyền thông. Đối với các hộ dân làm du lịch
cộng đồng, cần bổ sung vốn kiến thức về văn hóa bản địa, tăng cường đào tạo cung
cách, kỹ năng phục vụ du lịch, vừa bảo đảm tính chuyên nghiệp, nhưng không bị
thương mại hóa làm mất đi tính thuần khiết của văn hóa bản sắc của từng vùng
- Năm là,các địa phương trong vùng cần đổi mới và xây dựng kế hoạch hoàn
chỉnh cho quảng bá cho du lịch nông thôn trên cơ sở giá trị đặc trưng, nổi bật của từng
địa phương, từng vùng và nhu cầu thị trường. Sản phẩm du lịch nông thôn phải gắn
với các sản vật được sản xuất tại địa phương, gắn với chương trình mỗi làng một sản
phẩm, thương hiệu của địa phương, của từng vùng. Tăng cường các hành động tập thể
nhằm xây dựng chuỗi giá trị cạnh tranh và bao trùm trên cơ sở liên kết với thế mạnh
nông nghiệp của vùng. Việc điều tra nghiên cứu thị trường trọng điểm phải nhằm mục

65



đích tìm ra nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu trải nghiệm, nhu cầu mua sắm, để từ đó mỗi địa
phương có kế hoạch cụ thể thúc đẩy du lịch nông thôn kết nối với các ngành khác và
thúc đẩy quá trình tiêu dùng du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành cần phối hợp các địa
phương có điểm đến nghiên cứu thị trường, định hướng nhu cầu, thúc đẩy đầu tư, phát
triển sản phẩm, tiếp thị, quảng bá thu hút khách…
- Sáu là, chú trọng công tác điều phối vùng và quản lý điểm đến.Thực hiện công
tác điều phối giữa các địa phương trong vùng phát triển du lịch nông thôn bền vững.
Trong đó tập trung vào công tác bảo vệ môi trường, cảnh quan, văn minh lịch sự để
cạnh tranh về chất lượng; kiểm soát chất lượng dịch vụ; phát huygiá trị bản sắc của
nền văn hóa nông nghiệp vùng miền. Đảm bảo hài hòa lợi ích các bên tham gia, trong
đó có lợi ích của người dân, đặc biệt những người trực tiếp đóng vai trò quan trọng
trong hoạt động du lịch nông nghiệp. Quản lý chất lượng dịch vụ lồng ghép những yếu
tố về bảo tồn văn hóa và cam kết bảo đảm chất lượng dịch vụ giữa các nhà cung ứng
dịch vụ với các doanh nghiệp lữ hành. Cần xây dựng tiêu chí đánh giá và hỗ trợ hình
thành các mô hình trang trại du lịch kiểu mẫu (farmstay) trên cơ sở xây dựng chuỗi giá
trị nông nghiệp - du lịch.
- Bảy là,các địa phương cần xây dựng kế hoạch và triển khai chương trình hỗ trợ
đưa sản phẩm OCOP vào tiêu dùng du lịch. Trước hết, sản phẩm nông nghiệp phải
được hướng dẫn sản xuất và công nhận tiêu chuẩn chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ;
công nghệ chế biến; mẫu mã, bao bì đẹp được kiểm định và đảm bảo. Chương trình
thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm thông qua khách du lịch dưới các hình thức: thực phẩm
đồ uống phục vụ trong hệ thống nhà hàng, khách sạn; vật dụng trang trí trong các nhà
hàng khách sạn, khu vui chơi giải trí; Nghiên cứu nhu cầu thị trường, đẩy mạnh tiêu
dùng du lịch thông qua các sản phẩm dược liệu, thực phẩm chức năng, chăm sóc sức
khỏe; hàng tiêu dùng đặc sản địa phương làm quà tặng, đồ lưu niệm...

66




×