Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nâng cao vai trò của nhà nước Việt Nam đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.66 KB, 4 trang )

Số 02 (199) - 2020

TÀI CHÍNH VĨ MÔ

NÂNG CAO VAI TRỊ CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGỒI
TS. Lê Thanh Hà*
Xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang lan tỏa mạnh mẽ đến tất cả các nước, trong đó đầu tư
trực tiếp nước ngồi đã và đang chứng tỏ là một kênh hội nhập hiệu quả nhất. Là một quốc gia đang phát
triển, Việt Nam hiện đang đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tích cực và chủ động
trong thu hút FDI. Cùng với đó, nội lực của nền kinh tế ngày càng được tăng cường, tiềm lực tài chính và
năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam cũng được gia tăng, thúc đẩy hoạt động đầu tư trực
tiếp ra nước ngồi. Nhà nước Việt Nam cũng đã có những cơ chế pháp lý, một số định hướng và hỗ trợ
cho hoạt động này, nhưng thực tế cho thấy, cơng tác quản lý của các cơ quan Nhà nước chưa theo kịp với
tình hình thực tiễn, nhiều dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngồi của doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều
khó khăn mà ngun nhân đến cả từ bản thân doanh nghiệp và Nhà nước. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một
số hàm ý nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước Việt Nam đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngồi.
• Từ khóa: đầu tư trực tiếp nước ngồi, vai trò của Nhà nước.

The trend of globalization and international
economic integration is spreading strongly to
all countries, in which foreign direct investment
has proved to be the most effective integration
channel. As a developing country, Vietnam
is currently stepping up the process of
industrialization and modernization of the country,
actively and actively in attracting FDI. Besides,
the internal strength of the economy has been
increasingly strengthened, the financial potential
and business capacity of Vietnamese enterprises
have also been increased, promoting foreign


direct investment. The State of Vietnam has
also had legal mechanisms, some orientations
and supports for this activity, but the facts have
shown that the management of State agencies
has not kept up with the actual situation. Many
foreign direct investment projects of Vietnamese
enterprises face many difficulties, the causes of
which come from both enterprises and the State.
The following article will provide some implications
to enhance the role of the Vietnamese State in
attracting foreign direct investment.
• Keywords: foreign direct investment, the role of
the State.
Ngày nhận bài: 2/01/2020
Ngày chuyển phản biện: 5/01/2020
Ngày nhận phản biện: 20/01/2020
Ngày chấp nhận đăng: 22/01/2020

1. Sự cần thiết phải có vai trò của Nhà nước
đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước
ngồi trong q trình hội nhập
Ngày nay, Nhà nước vẫn ln giữ vị trí trung
tâm của xã hội, chi phối mọi hoạt động kinh tế xã hội. Đối với q trình hội nhập kinh tế quốc tế
nói chung và hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước
ngồi (ĐTTTRNN) nói riêng, nhà nước ln giữ
vai trò trọng yếu, quyết định sự thành cơng hay
khơng thành cơng của hoạt động này. Sự cần thiết
phải có vai trò của Nhà nước được thể hiện qua
những luận điểm sau đây:
Thứ nhất, phát huy vai trò của Nhà nước sẽ

hạn chế được rủi ro, nắm được những cơ hội mà
bất kỳ nền kinh tế nào cũng có thể gặp phải trong
q trình hội nhập.
Thứ hai, ĐTTTRNN là hoạt động tương đối
phức tạp nên nhà nước cần có những hỗ trợ cụ
thể, thiết thực. Q trình tồn cầu hóa và hội nhập
kinh tế quốc tế đang diễn ra nhanh chóng đã và
đang tác động mạnh mẽ đến sự vận động, phát
triển của nền kinh tế thế giới. Song, ĐTTTRNN
là hoạt động khá đặc biệt, đó là hoạt động chuyển
các nguồn lực có lợi thế so sánh hay sản xuất
dư thừa ở trong nước như vốn, lao động, cơng
nghệ,... ra bên ngồi phạm vi quốc gia để đầu tư
sản xuất kinh doanh. Do vậy, ngồi những khốc
liệt trong mơi trường cạnh tranh bình thường,
hoạt động này còn gặp phải hàng loạt những

* Học viện Tài chính

Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán

5


Số 02 (199) - 2020

TÀI CHÍNH VĨ MÔ
khó khăn, rào cản như bất đồng ngơn ngữ, sự am
hiểu về luật pháp, phong tục tập qn, thơng tin
về mơi trường đầu tư, cơ chế chính sách ở nước

ngồi,... Mà trong đó có những khó khăn mà bản
thân doanh nghiệp khơng thể vượt qua được mà
rất cần tới sự hỗ trợ của Nhà nước.
Thứ ba, thơng qua hoạt động ĐTTTRNN sẽ
hình thành quan hệ kinh tế quốc tế của quốc gia
đó với các quốc gia khác và các tổ chức kinh tế
quốc tế. Hoạt động ĐTTTRNN hình thành, phát
triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại của quốc gia đó,
quan hệ kinh tế đó tất yếu phải được nhà nước
quản lý, điều tiết.
Tóm lại, một lần nữa khẳng định vai trò khơng
thể thiếu của nhà nước trong các hoạt động
ĐTTTRNN như: hoạt động tạo hành lang pháp
lý; tạo mơi trường đầu tư; định hướng, điều tiết;
hỗ trợ hoạt động đầu tư;... cho các doanh nghiệp,
các nhà đầu tư nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia
cũng như lợi ích của các nhà đầu tư.
2. Vai trò của Nhà nước Việt Nam đối với
hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngồi
Thứ nhất, vai trò tạo lập hành lang pháp lý
cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngồi
Từ những năm 1990, khi có sự gia tăng khá
mạnh về vốn đầu tư nước ngồi vào các ngành sử
dụng nhiều lao động tại Việt Nam, nhất là ngành
dệt may đã dẫn đến việc một số doanh nghiệp
Việt Nam thuộc ngành này phải chuyển mục tiêu
hoạt động hoặc đầu tư ra nước ngồi. Cùng với
sự phát triển kinh tế trong nước, ngày càng nhiều
doanh nghiệp đầu tư quốc tế, nhà nước cũng đã
có sự điều chỉnh hệ thống luật pháp cho phù hợp

với tình hình và bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu
tư. Về cơ bản giai đoạn từ 1989 - 2006 (trước
khi Việt Nam gia nhập WTO) đã có những văn
bản quy phạm pháp luật tạo ra khung pháp lý cơ
bản cho hoạt động ĐTTTRNN nhưng còn chưa
đầy đủ và chưa theo kịp với diễn tiến thực tế. Vai
trò này của Nhà nước được thể hiện rõ trong giai
đoạn từ 2006 trở lại đây. Đây cũng là giai đoạn
đánh dấu sự chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng
vào nền kinh tế thế giới.
Một là, nhà nước ban hành khá nhiều văn bản
hướng dẫn chi tiết về hoạt động ĐTTTRNN đã
phần nào thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN gia tăng
mạnh mẽ.

6

- Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày
08/09/2006 của Chính phủ quy định về
ĐTTTRNN.
- Thơng tư số 11/2010/TT-BTC ngày
19/01/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà đầu tư Việt Nam
ĐTRNN.
- Thơng tư số 104/2011/TT-BTC ngày
12/07/2011 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung
Thơng tư số 11/2010/TT-BTC ngày 19/01/2010
của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ
thuế đối với nhà đầu tư Việt Nam ĐTRNN.
- Thơng tư số 36/2013/TT-NHNN ngày

31/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước quy định
về mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ để thực hiện
nhiệm vụ ĐTTTRNN.
- Luật đầu tư số 67/2014/QH13 sửa đổi Luật
đầu tư 2005 ngày 26/11/2014 của Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam.
- Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015
của Chính phủ quy định hoạt động ĐTRNN thay
thế Nghị định số 78/2006/NĐ-CP.
- Thơng tư số 03/2018/TT-BKHĐT của Bộ Kế
hoạch & Đầu tư hướng dẫn và ban hành mẫu văn
bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngồi.
Hai là, những khó khăn, vướng mắc về thủ
tục cấp phép, về thuế, về chuyển ngoại tệ ra nước
ngồi,… đã nảy sinh, tuy nhiên, cũng đã dần
được nhà nước tháo gỡ giúp doanh nghiệp an tâm
hơn trong hoạt động đầu tư SXKD ở nước ngồi.
Các hoạt động cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận
ĐTTTRNN có sự cải thiện mạnh mẽ qua việc ban
hành và thực thi Luật Đầu tư 2014. Và cũng ngay
sau đó, để tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp Việt Nam mở rộng phạm vi đầu tư,
kinh doanh ở nước ngồi hơn nữa, Chính phủ tiếp
tục ban hành Nghị định số 83/2015/NĐ-CP hướng
dẫn về hoạt động ĐTTTRNN. Điểm nổi bật của
Nghị định số 83/2015/NĐ-CP là thay vì cấp phép,
Nhà nước sẽ chỉ xác nhận các hoạt động đầu tư,
kinh doanh ra nước ngồi. Nghị định số 83/2015/
NĐ-CP thể hiện rõ tinh thần của Luật Đầu tư 2014
là tơn trọng quyền tự do đầu tư, kinh doanh của

NĐT theo hướng Nhà nước chỉ xác nhận các hoạt
động đầu tư, kinh doanh ra nước ngồi (khơng
phải là cấp phép) của nhà đầu tư thơng qua việc
cấp Giấy chứng nhận đăng ký ĐTTTRNN. Thêm

Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán


Số 02 (199) - 2020

TÀI CHÍNH VĨ MÔ

một điểm thuận lợi khác trong thủ tục ĐTTTRNN,
đó là NĐT đăng ký đầu tư thơng qua Hệ thống
Thơng tin quốc gia về ĐTTTRNN. Thủ tục này
cung cấp thơng tin sớm cho cơ quan cấp giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư để xử lý hồ sơ dự án
nhanh và thuận tiện hơn. Ngồi ra, các thơng tin
về dự án đầu tư của NĐT, cùng với báo cáo tình
hình thực hiện dự án do NĐT thực hiện trực tuyến
sẽ hình thành hệ thống dữ liệu thơng tin quốc gia
về ĐTTTRNN của Việt Nam, cung cấp thơng tin
các cơ quan quản lý trong việc giám sát hoạt động
này cũng như trong việc nghiên cứu, định hướng
về cơ chế, chính sách. Qua việc NĐT đăng ký đầu
tư trực tuyến và đã có mã số đăng ký, NĐT có thể
theo dõi được quy trình và tiến độ xem xét cấp
giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án đầu tư
của mình.
Thứ hai, Nhà nước tạo lập, mở rộng quan

hệ quốc tế về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước
ngồi.
Có thể nói, sau khi ký kết Hiệp định thương
mại Việt Nam - Hoa Kỳ và thực hiện Nghị quyết
Đại hội IX (2001) của Đảng với chủ trương hội
nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu
quả và bền vững, tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế của Việt Nam đã đạt được những kết quả vững
chắc. Và trong các hiệp định, Việt Nam ln chủ
động, tích cực tham gia đàm phán. Đến cuối năm
2019, Việt Nam đã tham gia và hồn tất đàm
phán 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) song
phương và đa phương. Trong số đó, có 8 FTA
đã có hiệu lực và đang thực thi. Đặc biệt, ngày
08/03/2018, Hiệp định Đối tác tồn diện và tiến
bộ xun Thái Bình Dương, hiệp định được coi
là hình mẫu cho hợp tác kinh tế khu vực trong
những năm đầu của thế kỷ 21 đã chính thức được
thơng qua.
Bảng 1: Tình hình ký kết các Hiệp định chính
của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2019
Hiệp định
Gia nhập WTO

Thời gian
T1/2007

Tham gia các hiệp định tự do (FTA)
khu vực và song phương
Với Trung Quốc (ACTIG)


2005

Với Hàn Quốc (AKFTA)

2007

Với Nhật Bản (AJFTA)

2008

Hiệp định

Thời gian

Với Australia (AANZFTA)

2010

Với New Zealand (AANZCERFTA)

2010

Với Ấn Độ (AIFTA)

2010

Với Chilê (ClFTA)

2011


Với EU (EVFTA)

2014

Với Liên minh Hải quan Nga - Belarus Kazakhstan (VCUFTA)

2014

FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu

2014

Hiệp định Đối tác tồn diện và tiến bộ
xun Thái Bình Dương

2018

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ cơng bố của Bộ Cơng Thương

Việc tham gia các hiệp định này có tác động
lớn góp phần quan trọng giúp mơi trường đầu tư
kinh doanh của Việt Nam thơng thống và có tính
hội nhập cao hơn. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi
tối đa cho NĐT ĐTTTRNN, đảm bảo khơng thu
hồi hoặc quốc hữu hóa bất kỳ dự án đầu tư nào
dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp, trừ một
vài trường hợp đặc biệt. Như vậy, với việc ký
kết các hiệp định thương mại, hiệp định đầu tư
ngày càng nhiều, Việt Nam sẽ tăng tốc mở cửa ra

thế giới, tạo lập nền kinh tế thị trường theo đúng
nghĩa, đó là cơ sở để nâng cao sức cạnh tranh cho
nền kinh tế. Ngồi ra, với các nước trong nhóm
các nước ký kết ở từng hiệp định sẽ khơng bị hạn
chế trong việc chuyển vốn, tài sản ra ngồi quốc
gia… Đây là cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy
doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN và có cơ
sở bảo vệ được quyền lợi cho các NĐT ở nước
ngồi nên đó là điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN.
3. Khuyến nghị về nâng cao vai trò của Nhà
nước Việt Nam đối với hoạt động đầu tư trực
tiếp ra nước ngồi trong bối cảnh hiện nay
Thứ nhất, tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp
luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngồi
Nhà nước tiếp tục đơn giản hóa hơn nữa thủ
tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận cho các dự án
ĐTTTRNN, tiến tới bỏ hình thức cấp giấy chứng
nhận ĐTTTRNN chuyển sang chỉ là đăng ký đầu
tư. Với các dự án ĐTTTRNN khơng sử dụng vốn
nhà nước có thể bỏ qua thủ tục này mà nhà nước
chỉ cần quản lý điều tiết thơng qua NHNN kiểm
sốt hoạt động chuyển vốn ra nước ngồi. Có thể

Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán

7


Số 02 (199) - 2020


TÀI CHÍNH VĨ MÔ
bỏ qua việc đòi hỏi các doanh nghiệp chứng minh
nguồn tài chính, bỏ qua việc đòi hỏi phải giải
trình chi tiết ra nước ngồi DN sử dụng số vốn
đầu tư đó vào việc gì và có thể linh hoạt hơn trong
u cầu về điều kiện vốn pháp định cho từng loại
dự án theo từng lĩnh vực đầu tư kinh doanh sẽ làm
mất cơ hội kinh doanh của NĐT mà chỉ nên tập
trung vào ý tưởng đầu tư kinh doanh cũng như
tính hợp pháp của các nguồn vốn mang đi đầu tư.
Thứ hai, nâng cao năng lực quản lý của Nhà
nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước
ngồi
Phát huy hướng quản lý chuyển từ tiền kiểm
sang tập trung hậu kiểm. Với các doanh nghiệp
có hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh ở nước
ngồi, nhà nước phải nắm bắt được các thơng tin
về tình hình đầu tư, sản xuất kinh doanh, về các
khó khăn, vướng mắc phát sinh trong q trình
đầu tư của doanh nghiệp để nhanh chóng đưa ra
các giải pháp tháo gỡ. Nâng cao năng lực quản
lý nhà nước nhằm hạn chế các hoạt động, giao
dịch bất hợp pháp, gây thất thốt ngoại tệ cho đất
nước. Để làm được điều này, cần phát huy vai trò
của các cơ quan đại diện ngoại giao, các tham tán
thương mại tại nước ngồi nơi có doanh nghiệp
Việt Nam đầu tư nhằm hỗ trợ kịp thời các khó
khăn về ngơn ngữ, văn hóa… giải quyết các vấn
đề phát sinh giữa nhà đầu tư Việt Nam và nước sở

tại. Đồng thời, Chính phủ cần nghiên cứu thành
lập riêng một cơ quan có nhiệm vụ giám sát hay
ngay bộ phận chun trách đảm nhận cơng tác
quản lý các hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước
ngồi, từ đó điều phối hoạt động này một cách có
hiệu quả nhất.
Thứ ba, tiến hành bổ sung, xây dựng cơ chế
chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp ra nước
ngồi
Việc xây dựng các cơ chế chính sách khuyến
khích đầu tư có thể được thực hiện qua các hoạt
động bao gồm: 1) Miễn hồn tồn các loại thuế,
kể cả thuế chuyển lợi nhuận về nước trong một
khoảng thời gian nhất định (thơng thường là 5
năm) kể từ khi dự án đi vào hoạt động; 2) Tăng
cường ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế trùng
2 lần với các nước, đảm bảo nhà đầu tư khơng
bị nộp thuế trùng; 3) Xây dựng cơ chế tơn vinh,
tặng thưởng danh hiệu đối với các nhà đầu tư có
những thành cơng ở nước ngồi, có đóng góp cho

8

nền kinh tế nước nhà, xây dựng hình ảnh và nâng
cao vị thế của Việt Nam; 4) Định hướng, khuyến
khích và hỗ trợ các dự án đầu tư trực tiếp ra nước
ngồi nhằm đáp ứng các u cầu về ngun,
nhiên liệu phục vụ sản xuất trong nước.
Thứ tư, có chính sách tiền tệ phù hợp hỗ trợ
cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngồi

Với điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện tại
còn phụ thuộc khá lớn vào xuất khẩu trực tiếp, giá
trị nhập siêu còn cao, cán cân thanh tốn quốc tế
chưa được đảm bảo, dự trữ ngoại tệ ít, chính sách
tiền tệ tuy đã được nới rộng hơn nhưng vẫn được
quản lý chặt chẽ. Do vậy, ĐTTTRNN trong hiện
tại và trong thời gian tới vẫn cần được nhà nước
kiểm sốt để có thể điều tiết dòng tiền vào ra hợp
lý, đảm bảo cân đối vĩ mơ, ổn định nền kinh tế.
Tuy nhiên, cũng do nước ta ngày càng hội nhập
sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới nên nhà nước
cũng cần chủ động mở cửa ĐTTTRNN trên cơ
sở phù hợp lộ trình phát triển, đảm bảo tận dụng
tối đa lợi thế bên ngồi để phát triển đất nước
và khi nào có thặng dư về cán cân thanh tốn,
có dự trữ ngoại tệ cao, tiềm lực kinh tế đủ mạnh
nhà nước mới nên thực hiện chính sách tự do hóa
ĐTTTRNN.
4. Kết luận
Đầu tư trực tiếp ra nước ngồi là hoạt động
tương đối phức tạp, bên cạnh những khó khăn của
bản thân doanh nghiệp và những rủi ro khi đầu
tư trong mơi trường mới lạ, hoạt động này đang
gặp khơng ít khó khăn, vướng mắc ở các khâu
pháp lý, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Vì vậy, nâng cao vai trò của Nhà nước trong bối
cảnh hiện nay là điều hết sức cần thiết, là một vấn
đề đòi hỏi ở cả góc độ lý luận và thực tiễn.
Tài liệu tham khảo:


Ban chỉ đạo liên ngành về hội nhập kinh tế quốc tế,
(2019), Sổ tay trực tuyến về các hiệp định thương mại tự
do”.
Bộ Tài chính, (2013), “Hướng dẫn Hiệp định Tránh
đánh thuế hai lần”.
Cục Đầu tư nước ngồi, (2018), “Tình hình đầu tư ra
nước ngồi của Việt Nam trong năm 2017”.
Đinh Trọng Thịnh (2006), Thúc đẩy doanh nghiệp Việt
Nam ĐTTTRNN, Nhà xuất bản Tài chính.
Mai Lan Hương (2010), Vai trò của Nhà nước đối
với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, LATS Kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán



×