Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đặc điểm sử dụng chất gây nghiện trên bệnh nhân điều trị methadone ở giai đoạn duy trì tại thành phố Đà Nẵng năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.4 KB, 4 trang )

2017

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG CHẤT GÂY NGHIỆN TRÊN
BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ METHADONE Ở GIAI ĐOẠN
DUY TRÌ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2016
Lưu Minh Châu1, Lê Thị Hường2

TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm sử dụng chất gây nghiện trên
bệnh nhân điều trị Methadone ở giai đoạn duy trì tại các cơ
sở điều trị Methadone tại thành phố Đà Nẵng năm 2016.
Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có
phân tích, kết hợp giữa phỏng vấn bệnh nhân và hồi cứu
thông tin từ hồ sơ bệnh án của bệnh nhân trên 302 bệnh nhân
đang điều trị tại 02 cơ sở ở Đà Nẵng.
Kết quả: Bệnh nhân đang điều trị duy trì Methadone tại
Đà Nẵng chủ yếu là nam giới 92,4%, trong độ tuổi chủ yếu là
31-40 (52,6%). Có 79,5% đối tượng tham gia điều trị Methadone
từ 2 năm trở lên, trong đó 60,6% từ trên 3 năm. Liều điều trị
Methadone từ trên 60mg/ngày chiếm 75,5%, trong đó uống
thuốc từ trên mức 100mg/ngày chiếm 24,1%. Trước khi điều
trị Methadone có 90,7% đối tượng báo cáo sử dụng chất gây
nghiện bằng đường tiêm chích, trong đó 19,2% có ít nhất 1
lần dùng chung dụng cụ tiêm chích. Sau khi điều trị Methadone,
hầu hết (96,4%) bệnh nhân không tiêm chích ma tuý trong 90
ngày qua và chỉ 0,3% có tiêm chích và dùng chung dụng cụ
tiêm chích. Tuy nhiên, trong 90 ngày qua vẫn có 1 tỷ lệ đáng
kể (11.6%) có dùng heroin và các chất gây nghiện khác (8.9%).
Kết luận: Có 79,5% tham gia điều trị Methadone từ 2 năm


trở lên, trong đó 60,6% từ trên 3 năm. Sau khi điều trị Methadone hầu hết bệnh nhân (96,4%) bệnh nhân không tiêm chích
ma tuý trong 90 ngày qua và chỉ 0,3% có tiêm chích và dùng
chung dụng cụ tiêm chích. Điều này có ý nghĩa đáng kể trong
công tác phòng, chống HIV/AIDS ở đối tượng nghiện chích
ma túy. Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân duy trì
điều trị Methadone dùng thêm Heroin và các chất gây nghiện
khác, đặt ra vẫn đề cho những cơ sở điều trị cần kiểm soát
chặt chẽ hơn trong quá trình triển khai điều trị.
Từ khóa: Đặc điểm, sử dụng ma túy,bệnh nhân, điều trị
Methadone.
SUMMARY

CHARACTERISTICS OF DRUG USAGE IN PATIENT
WITH METHADONE TREATMENT MAINTAINANCE
IN DA NANG, 2016
Objective: To describe characteristics of drug usage in
patient with Methadone treatment at the maintenance phase
in facilities in Da Nang in 2016.
Methods: Described cross-sectional analysis study,
combining interviews and retrospective patient information
from 302 patients’ medical treated in 02 facilities in Danang.
Results: Patients receiving Methadone maintenance
treatment in Danang mainly males 92.4%, mostly among
ages of 31-40 (52.6%). 79.5% objects participated methadone
treatment for 2 years or more, 60.6% from 3 years and above.
Above 60 mg/day methadone dose accounted for 75.5%,
above 100mg /day accountd for 24.1%. 91.7% reported satisfied
and very satisfied with the Methadone treatment. Before
Methadone treatment, 90.7% risk subjects reported using
heroin by injection, of which 19.2% had at least 1 time sharing

injecting equipment. After methadone treatment, most
patients (96.4%) did not inject drugs in the past 90 days, and
only 0.3% did inject and shared injecting equipment. However,
there were significant proportion (11.6%) used heroin and
other drugs (8.9%) in the last 90 days.
Conclusion: There were 79.5% risk subjects participated
methadone treatment for 2 years or more, 60.6% from 3
years and above. After methadone treatment, most patients
(96.4%) did not inject drugs in the past 90 days, and only
0.3% did inject and shared injecting equipment. This had
significant implication in HIV/AIDS prevention in IDUs.
However, there was still significant proportion of methadone
maintainance treatment patients used heroin and other drugs,
still posed problems for the treatment facility in order to control
during treatment.
Keywords: Characteristic, methadone, drug usage.

1. Học viện Y, dược học cổ truyền Việt Nam
2. Cục Phòng, chống HIV/AIDS
Ngày nhận bài: 26/01/2017

Ngày phản biện: 01/02/2017

Ngày duyệt đăng: 05/02/2017
SỐ 37 - Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn

153



VIỆN

S

EC
KHỎ ỘNG
G
ỒN
Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh nguy cơ cao lây nhiễm HIV do sử dụng
dụng cụ tiêm chích không an toàn trong nhóm người nghiện
ma tuý, điều trị Methadone được xác định là một trong 3 cấu
phần quan trọng của chương trình can thiệp giảm tác hại và
dự phòng lây nhiễm HIV [1].
Tại Việt Nam, tính đến ngày 31/10/2015, cả nước đã có
55 tỉnh, thành phố triển khai chương trình, với 216 cơ sở điều
trị Methadone hoạt động, cung cấp dịch vụ cho 40.182 bệnh
nhân [2]. Đà Nẵng là địa phương thứ năm trong toàn quốc
sớm triển khai chương trình điều trị Methadone từ năm 2010.
Điều trị Methadone là điều trị lâu dài, có kiểm soát và có nhiều
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, trong đó đặc điểm sử
dụng ma túy là yếu tố quan trọng [3]. Vì vậy, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu: “Đặc điểm sử dụng chất gây nghiện điều trị
Methadone ở giai đoạn duy trì tại thành phố Đà Nẵng năm 2016”.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu
302 bệnh nhân đang được điều trị nghiện các chất dạng
thuốc phiện bằng thuốc Methadone ở giai đoạn duy trì tại các
cơ sở điều trị Methadone tại thành phố Đà Nẵng.
2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp
giữa phỏng vấn bệnh nhân và hồi cứu thông tin từ hồ sơ bệnh án.
Số liệu thu thập được làm sạch, nhập bằng Epidata 3.1, quản
lý và phân tích bằng SPSS 16.0. Sử dụng kỹ thuật phân tích
thống kê mô tả, kiểm định χ2 và mô hình hồi quy logistic để
tìm mối liên quan.
III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm nhân khẩu học và xã hội
Đặc điểm
Giới tính
Nam
Nữ
Tuổi
Từ 30 trở lên
Dưới 30
Tình trạng hôn nhân
Đã kết hôn
Chưa kết hôn
Khác
Kết quả bảng 1 cho thấy:

154

SỐ 37- Tháng 3+4/2017

Website: yhoccongdong.vn

Số lượng (%)
279 (92,4)
23 (7,6)
192 (63,9)
110 (36,1)
183 (60.6)
101 (33.4)
18 (6)

Nam giới chiếm tỷ lệ chủ yếu (92,4%) và nữ chiếm tỷ lệ
(7,6%). Trong đó, nhóm tuổi trên 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn
(63,9%) so với nhóm dưới 30 tuổi (36,1%), đặc điểm nam
chiếm ưu thế trong nhóm bệnh nhân tham gia điều trị Methadone
và nhóm tuổi trên 30 chiếm tỷ lệ nhiều hơn cả được ghi nhận
ở nhiều cơ sở điều trị Methadone tại Việt Nam [4].
Có 60,6% đối tượng nghiên cứu đã kết hôn chiếm tỷ lệ
cao nhất. Tỷ lệ này là thấp hơn so với nhóm bệnh nhân điều
trị Methadone tại quận Cái Răng, Cần Thơ là 83% [4], và
cao hơn so với Lai Châu (51%), Yên Bái (56,4%) [5]. Đây là
một đặc điểm thuận lợi cho các bệnh nhân tham gia điều trị
Methadone khi cần gia đình và người thân hỗ trợ trong quá
trình điều trị.
Bảng 2: Đặc điểm thời gian và liều dùng Methadone
Đặc điểm
Thời gian tham gia điều trị
3 năm trở lên
Dưới 3 năm
Liều điều trị (mg/ngày)

Từ 60 trở lên
Dưới 60

Số lượng (%)
183 (60,6)
119 (39,4)
243 (80,5)
59 (19,5)

Kết quả bảng 2 cho thấy:
Phần đông (60,6%) đối tượng nghiên cứu có thời gian tham
gia điều trị Methadone từ 3 năm trở lên. Đa số (80,5%) đối
tượng tham gia nghiên cứu đang uống liều Methadone từ 60mg/
ngày trở lên, cao hơn so với liều điều trị duy trì thông thường
theo hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc
phiện bằng thuốc Methadone của Bộ Y tế là 40 - 60mg/ngày [6].
3.2. Đặc điểm hành vi sử dụng ma tuý của đối tượng
trước khi điều trị
Biểu đồ 1. Tuổi lần đầu sử dụng và tiêm chích


2017

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Biểu đồ 2.1 cho thấy:
Tuổi trung bình lần đầu sử dụng ma tuý là 20,6 (max=42
và min=12) thấp hơn tuổi trung bình tiêm chích ma tuý lần
đầu là 21,6 (max=49 và min=12). Điều này phù hợp với thực
tế do lần đầu sử dụng ma túy các đối tượng trẻ mới sử dụng

ma túy thường hít hay hút, chỉ khi tăng độ dung nạp mới
chuyển sang tiêm chích. Tuổi trung bình sử dụng ma tuý lần
đầu của các đối tượng trong nghiên cứu này là sớm hơn so
với nghiên cứu trong đối tượng nghiện ma tuý tại các CSĐT
Methadone tại Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái là 23,9 tuổi [5].
Bảng 3: Thời gian sử dụng chất dạng thuốc phiện trước
khi tham gia điều trị
Đặc điểm

Số lượng (%)

Thời gian
Dưới 2 năm

90 (29.8)

Từ 2 – dưới 5 năm

127 (42.1)

Từ 5 năm trở lên

85 (28.1)

Tần suất
Ít nhất 1 lần trong 1 tuần

3 (1.0)

Vài lần (2-3 lần) trong 1 tuần


8 (2.6)

Ít nhất 1 lần trong 1ngày

10 (3.3)

Vài lần (2-3 lần) trong 1 ngày

213 (70.5)

Trên 4 lần trong 1 ngày

68 (22.5)

Tiêm chích CDTP 30 ngày trước điều trị Methadone
Không tiêm chích
Có tiêm chích và ít nhất 1 lần
dùng chung dụng cụ tiêm chích
Có tiêm chích và nhưng luôn
dùng riêng dụng cụ tiêm chích

28 (9,3)
57 (19,2)
217 (71,5)

Kết quả bảng 3 cho thấy:
Trước khi tham gia điều trị Methadone, có đến 70,2% đối
tượng báo cáo đã có thời gian sử dụng chất dạng thuốc phiện
thường xuyên từ 2 năm trở lên, trong đó 28,1% đối tượng đã

sử dụng từ trên 5 năm. Đồng thời, cũng có đến 93% báo cáo
sử dụng chất dạng thuốc phiện ở mức vài lần trong ngày, trong
đó có 22,5% sử dụng 4 lần trong 1 ngày và tiêm chích ma tuý
là hình thức sử dụng chủ yếu, chiếm 90,7%. Như vậy, trước
khi tham gia điều trị Methadone các đối tượng đã có thời gian
lạm dụng các chất dạng thuốc phiện khá dài và mức độ phụ
thuộc là khá nhiều. Nghiên cứu năm 2014 tại 6 phòng khám
Methadone ở TP. Hồ Chí Minh trên 400 bệnh nhân tiếp tục
điều trị Methadone từ trước 31/12/2013 cũng cho thấy có đến
89,2% bệnh nhân methadone báo cáo có thời gian sử dụng
các chất gây nghiện từ 10 năm trở lên, tần suất sử dụng trung
bình là 3 lần/ngày và 89,5% sử dụng bằng đường tiêm chích

[7]. Tương tự, trong tổng số 200 bệnh nhân Methadone tại
quận Cái Răng, Cần Thơ, có 97,5% sử dụng ma tuý trước điều
trị là từ trên 5 năm và 96,5% sử dụng từ trên 2 lần/ngày [43].
Đáng lưu ý, tình trạng sử dụng chung dụng cụ tiêm chích vẫn
được ghi nhận ở 19,2% đối tượng, đây là nguy cơ cảnh báo lây
nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu nói chung.
3.2. Đặc điểm hành vi sử dụng ma tuý của đối tượng
sau khi điều trị
Bảng 4: Tiền sử từng sử dụng Heroin khi tham gia điều
trị Methadone
Tiền sử sử dụng heroin khi đạt liều duy trì Số lượng (%)
Có sử dụng

95 (31.5)

Không sử dụng


207 (68.5)

Kết quả bảng 4 chỉ ra rằng:
Có một tỷ lệ đáng kể (31.5%) bệnh nhân vẫn sử dụng
Heroin khi đạt liều duy trì của các đối tượng nghiên cứu là
31,5%. Nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Đào trên nhóm 220
BN sau 2 năm tham gia điều trị Methadone (từ 10/2010-9/2012)
tại Đà Nẵng cho thấy tỷ lệ sử dụng heroin (được xác định bằng
kết quả xét nghiệm nước tiểu) là 8,2% [8]. Sự khác biệt này có
thể giải thích do trong nghiên cứu này đa số (60,6%) ĐTNC có
thời gian tham gia điều trị Methadone từ 3 năm trở lên. Thời
gian điều trị càng dài thì khả năng từng sử dụng lại heroin trong
quá trình điều trị càng cao; đặc điểm này cũng phản ánh tính
chất khó khăn trong việc từ bỏ hoàn toàn sử dụng heroin và
kiểm soát việc sử dụng lại heroin trong quá trình điều trị của
bệnh nhân. Một số nghiên cứu đánh giá tình trạng sử dụng lại
heroin trong quá trình điều trị Methadone báo cáo có sự cải thiện
rõ rệt, trong đó tỷ lệ sử dụng lại heroin giảm dần; tuy nhiên, hầu
hết các nghiên cứu chỉ đánh giá trong thời gian ngắn như sau 3
tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm và 2 năm điều trị [5], [19].
Bảng 5: Đặc điểm sử dụng Heroin trong vòng 90 và 30
ngày qua
Đặc điểm

Số lượng (%)

Sử dụng trong vòng 90 ngày qua
Có sử dụng

35 (11.6)


Không sử dụng

267 (88.4)

Sử dụng trong vòng 30 ngày qua
Có sử dụng

9 (3.0)

Không sử dụng

293 (97)

Kết quả bảng 5 chỉ ra rằng:
Tỷ lệ sử dụng heroin trong 90 ngày qua và 30 ngày qua
của ĐTNC lần lượt là 11.6% và 3,0%; thấp hơn rất nhiều so
với tỷ lệ từng sử dụng heroin sau khi đạt liều Methadone duy
SỐ 37 - Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn

155


VIỆN

S

EC
KHỎ ỘNG

G
ỒN
Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
trì ở trên. Điều này có thể phản ánh tính không thường xuyên
trong sử dụng lại heroin trong BN điều trị Methadone đã ở
giai đoạn duy trì.
Ngoài ra, trong nghiên cứu cũng cho thấy có 8,9% (27/302)
đối tượng sử dụng các loại chất gây nghiện khác trong 90 ngày
qua, giảm hơn nhiều so với tỷ lệ dùng các loại chất gây nghiện
khác của chính các đối tượng này trong thời gian 30 ngày trước
khi tham gia điều trị Methadone (36,4%). Điều này cũng phù
hợp với nghiên cứu tổng quan tài liệu của Health Canada cho
thấy hành vi sử dụng nhiều loại chất gây nghiện khác trong khi
đang điều trị Methadone là khá phổ biến tuy nhiên với tần suất
và liều sử dụng thấp hơn so với trước khi tham gia điều trị [10].
Bảng 6: Đặc điểm hành vi tiêm chích trong vòng 90 ngày qua
Hành vi tiêm chích
Số lượng (%)
Không tiêm chích
291 (96.4)
Có tiêm chích nhưng dùng riêng dụng cụ
10 (3.3)
tiêm chích
Có tiêm chích và dùng chung dụng cụ tiêm chích
1 (0.3)


Kết quả bảng 6 cho thấy:
Vẫn còn một tỷ lệ nhỏ (3.3%) đối tượng vẫn tiêm chích
sau khi điều. Tỷ lệ này đã giảm đáng kể so với trước điều trị
(90,7%). Tương tự như nghiên cứu của Lars Moller và cộng
sự tại Kyrgyz Republic (Trung Á) năm 2009 (14,5%) [11] và
phù hợp với các nghiên cứu khác [9]. Đáng chú ý vẫn còn
0,3% (1/302) có tiêm chích và dùng chung cần được quan
tâm tư vấn hỗ trợ.
IV. KẾT LUẬN
Sau khi điều trị Methadone hầu hết bệnh nhân hầu hết
(96,4%) bệnh nhân không tiêm chích ma tuý trong 90 ngày
qua và chỉ 0,3% có tiêm chích và dùng chung dụng cụ tiêm
chích. Điều này có ý nghĩa đáng kể trong công tác phòng,
chống HIV/AIDS ở đối tượng nghiện chích ma túy. Tuy
nhiên, vẫn có một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân duy trì điều trị
Methadone dùng thêm Heroin và các chất gây nghiện khác,
đặt ra vẫn đề cho những cơ sở điều trị cần kiểm soát chặt chẽ
hơn trong quá trình triển khai điều trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nguyễn Xuân Yêm, Phan Đình Khánh và Nguyễn Thị Kim Liên (2003), Thế giới và Việt Nam trong cuộc chiến chống
ma tuý. Mại dâm, ma tuý, cờ bạc, tội phạm thời hiện đại, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2003.
2. Caroline Lions et al (2013) “Predictors of non-prescribed opioid use after one year of Methadone treatment: An
attribute-risk approach (ANRS-Methaville Trial)”, Drug and alcohol Dependence, 135(2014), pp1-8.
3. Bộ Y tế (2010), Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, Ban hành kèm
theo Quyết định số 3140/QĐ-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4. Đinh Thanh Nam, Đỗ Mai Hoa và Đáp Thanh Giang (2015), “Kết quả điều trị bằng Methadone ở người nghiện chích ma
tuý tại quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ năm 2010-2014”, Tạp chí Y học Thực hành, Tập XXV, Số 10 (170), tr 316-321.
5. Nguyễn Thị Minh Tâm, Nguyễn Thanh Long, Nguyễn Hoàng Long, Nguyễn Thị Lan Anh, Lê Thị Thanh Xuân, Lê Thị
Hương, Nguyễn Hữu Thắng (2015), “Một số đặc điểm xã hội và sử dụng ma tuý của bệnh nhân điều trị Methadone tại

Điện Biên, Lai Châu và Yên Bái”, Tạp chí Y học Thực hành, Tập XXV, Số 10 (170), tr 268-278.
6. Bộ Y tế (2010), Đánh giá thực trạng quá trình triển khai chương trình thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc
phiện bằng thuốc Methadone tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hải Phòng.
7. Mai thị Hoài Sơn, Hán Đình Hoè, Lại Phước Thanh Huy, Nguyễn Thị Quang Nguyệt, Nguyễn Thị Kim Phượng, Tiêu
Thị Thu Vân (2015), “Tỷ lệ bệnh nhân điều trị Methadone liều cao tại thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố ảnh hưởng”,
Tạp chí Y học Thực hành, Tập XXV, Số 10 (170), tr 280-286.
8. Lars Moller et al (2009), Evaluation of patients in opioid substitution therapy in the Kyrgyz Republic, WHO. Accessed
by 5/1/2015. Availble at: />9. Hồ Quang Trung, Đỗ Tiến Bộ, Nguyễn Xuân Ngọc, Lê Trung Đoàn, Đinh Quang Tuấn (2015), “Kết quả chương trình
điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone tại tỉnh Phú Thọ năm 2015”, Tạp chí Y học Thực hành, Tập
XXV, Số 10 (170), tr 304-315.
10. Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Đỗ Nguyên (2013), “Tỷ lệ tuân thủ điều trị Methadone và yếu tố liên quan ở người nghiện
heroin điều trị tại Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học Thực hành, 889-890, tr.158-162.
11. Hartel DM and Schoenbaum EE (1998), "Methadone treatment protects against HIV infection: Two decades of
experience in the Bronx, New York City", Public Health Rep.

156

SỐ 37- Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn



×