Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tử vong sau 24 giờ nhập viện ở các trường hợp vận chuyển cấp cứu bệnh nhi từ y tế tuyến xã, tuyến huyện đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.08 KB, 4 trang )

VIỆN

S

EC
KHỎ ỘNG
G
ỒN
Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TỬ VONG SAU 24 GIỜ NHẬP VIỆN Ở CÁC
TRƯỜNG HỢP VẬN CHUYỂN CẤP CỨU BỆNH NHI TỪ Y
TẾ TUYẾN XÃ, TUYẾN HUYỆN ĐẾN BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH YÊN BÁI NĂM 2016
Lê Thanh Hải1, Phạm Ngọc Toàn1, Đỗ Mạnh Hùng1

TÓM TẮT
Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm tử vong sau 24 giờ nhập
viện ở các trường hợp vận chuyển cấp cứu bệnh Nhi từ y tế
tuyến xã, tuyến huyện đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái
từ tháng 12/2015 đến tháng 5/2016.
Phương pháp: Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả
cắt ngang có phân tích trên 96 trường hợp vận chuyển cấp cứu.
Kết quả: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong sau 24 giờ
nhập viện là 15,63%, nguy cơ tử vong sau24 giờ nhập viện
nhóm trẻ sơ sinh so với trẻ trên 1 tuổi là OR=16,84, 95%
CI 4,04-70,25, p<0,001; nguy cơ tử vong sau 24 giờ nhập
viện nhóm tiền sử sơ sinh non yếu so với trẻ bình thường


OR=17,33, 95%CI 3,69-81,52, p<0,001; nguy cơ tử vong
sau 24 giờ nhập viện nhóm trẻ vận chuyển không an toàn so
với nhóm trẻ an toàn OR=8,99, 95%CI 1,90-42,45.
Từ khóa: Tử vong 24h, bệnh nhi, vận chuyển cấp cứu.
ABSTRACT
MORTALITY RATE WITHIN 24 HOURS AFTER
ADMISSION IN CHILDREN TRANSFERRED FROM
COMMUNE AND DISTRICT MEDICAL CENTERS
TO YEN BAI GENERAL HOSPITAL
Objective: To investigate the characteristics of patients
who was transported from commune medical center and
district hospitals to Yen Bai general hospital and die within
24 hours after admission from December 2015 to May 2016.
Method: A cross-sectional study was carried out on 96
emmergency transport cases
Result: The result shows that the mortality rate within
24 hours after admission is 15,63%, mortality risk within 24
hours after admission in neonatal versus children above 1
year old: OR=16,84, 95%CI 4,04-70,25, p<0,001; motarlity
risk within 24 hours after admission in children born with

immaturity versus normal children OR=17,33, 95%CI
3,69-81,52, p<0,001; mortality risk within 24 hours after
admission in children with unsafe transfer versus safe transfer
OR=8,99, 95%CI 1,90-42,45.
Keywords: Mortality rate within 24 hours, children’s
patients, emergency transport.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tỷ lệ tử vong sau 24 giờ nhập bệnh viện chiếm tỷ lệ lớn
so với tỷ lệ tử vong chung, thường chiếm tỷ lệ từ 39% năm

2000 xuống 23% năm 2004 và tỷ lệ này duy trì (giảm không
đáng kể) trong ba năm 2005, 2006 và 2007 [3].
Vận chuyển cấp cứu từ y tế tuyến dưới lên tuyến trên là
những trường hợp khi mà bệnh nhân nặng, cơ sở y tế tuyến dưới
không đủ năng lực chẩn đoán, điều trị, quá trình vận chuyển
thiếu an toàn là những nguy cơ lớn gây ra tử vong ở các trường
hợp vận chuyển cấp cứu. Các nghiên cứu ở các bệnh viện khác
nhau và đối tượng khác nhau cho kết quả khác nhau. Theo Vũ
Bá Tuấn và cộng sự (2015) nguy cơ tử vong sau 24 giờ nhập
viện các trường hợp vận chuyển cấp cứu từ tuyến dưới đến
Bệnh viện Nhi Trung ương là 10,2% [1]. Theo Hoàng Trọng
Kim và cộng sự [2] bệnh nhi chuyển tuyến cấp cứu, tỷ lệ tử
vong 24 giờ sau nhập viện chiếm 3,3%. Theo Lê Thị Nga và
cộng sự tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên [4]
đối với các trường hợp bệnh nhi nặng trong 24 giờ đầu, tỷ lệ tử
vong là 21%. Theo các nghiên cứu của Vũ Bá Tuấn và cộng sự,
Hoàng Trọng Kim và cộng sự thì vận chuyển không an toàn là
nguy cơ cao của tử vong sau 24 giờ nhập viện[1][2].
Tỉnh Yên Bái là tỉnh miền núi phía Bắc, khoảng cách đi lại
từ bệnh viện tuyến tỉnh đến các đơn vị y tế cơ sở là khá xa và
đường đi khó khăn, mất nhiều thời gian so với các tỉnh khác
trong cả nước. Do vậy các trường hợp vận chuyển cấp cứu nhi
dễ xảy ra tai biến và ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng bệnh

1. Bệnh viện Nhi Trung ương
Ngày nhận bài: 10/02/2017

224

SỐ 37- Tháng 3+4/2017

Website: yhoccongdong.vn

Ngày phản biện: 15/02/2017

Ngày duyệt đăng: 20/02/2017


2017

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Nhi. Nhằm tìm hiểu đặc điểm tử vong 24 giờ nhập viện trong
các trường hợp vận chuyển cấp cứu từ y tế tuyến xã, huyện lên
Bệnh viện Đa khoa tỉnh, qua đó tìm ra giảm pháp can thiệp,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Tử vong sau 24 giờ nhập viện
ở các trường hợp vận chuyển cấp cứu bệnh Nhi từ y tế tuyến xã,
tuyến huyện đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái năm 2016”.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ tháng 12/2015 tháng 5/2016 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái.
Đối tượng nghiên cứu:
- Tất cả các bệnh nhi nặng từ 0-18 tuổi được vận chuyển
cấp cứu từ các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnhđến khoa cấp cứu
tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái.
- Cán bộ y tế tham gia vận chuyển: Là bác sỹ, điều dưỡng
viên, hoặc nữ hộ sinh; Có giấy tờ hợp lệ chứng minh là vận chuyển
tuyến cấp cứu từ các các cở y tế Trung tâm y tế, bệnh viện huyện.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát mô tả
cắt ngang có phân tích, nghiên cứu định lượng.
Cỡ mẫu nghiên cứu:


n=

trong 6 tháng trước thời điểm nghiên cứu có 1.032 trường
hợp dưới 18 tuổiv cấp cứu tại bệnh viện.
p = 34,6% = 0,346 là tỷ lệ vận chuyển không an toàn,
tham khảo từ nghiên cứu vận chuyển chuyển tuyến cấp cứu
tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2013 [1].
Z = 1,96 (α = 0,05, độ tin cậy 95%, thu từ bảng Z)
d = 0,1 là sai số tuyệt đối, lấy mức 0,1
n = 81: Cỡ mẫu cần nghiên cứu là 81 trường hợp, thực tế
chúng tôi thu thập được 96 trường hợp cấp cứu.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Biểu 1.Phân bố tử vong trong 24 giờ đầu

Tử vong,
15.63

Không tử
vong ,
84.37

Z (21−α / 2 ) p (1 − p ) * N
d 2 ( N − 1) + Z (21−α / 2 ) p (1 − p )

N = 1032: Kích thước quần thể nghiên cứu tham khảo

Tử vong trong 24 giờ đầu nhập viện có 15 trường hợp
chiếm tỷ lệ 15,64%, số không tử vong là 81 trường hợp
chiếm 84,37%.


Bảng 1. Phân bố tử vong của sơ sinh trong 24 giờ đầu
Phân loại

Yếu tố

Sơ sinh
>1 tháng

Phân loại trẻ
Sơ sinh non yếu


TỔNG

Tử vong
SL
7
8
6
9
15

Không

TL
63,64
9,41
66,67
10,34
15,63


SL
4
77
3
78
81

TL
36,36
90,59
33,33
89,66
84,37

p

OR
(95%CI)

<0,001*

16,84
(4,04-70,25)

<0,001*

17,33
(3,69-81,52)


(*Kiểm định Fisher's exact 2 phía)
Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ tử vong sơ sinh trong 24
giờ đầu là 63,64%, trong khi đó ở trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên
tỷ lệ tử vong là 9,41%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p
< 0,001); OR = 16,84 (95%CI 4,04-70,25); Sơ sinh non yếu

tử vong 24 giờ đầu chiếm đến 66,67%, trong khi trẻ sơ sinh
thường đủ ngày tỷ lệ tử vong 24 giờ đầu là 10,34%. Sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), OR = 17,33 (95%CI:
3,69-81,52).

Bảng 2. Ảnh hưởng vận chuyển cấp cứu không an toàn tới tử vong 24 giờ đầu nhập viện
Phân loại

Vận chuyển

13
An toàn

Không an toàn
TỔNG

Tử vong
SL
27,66
2
15

TL
34

4,08
15,63

Không
SL
72,34
47
81

TL
36,36
95,92
83,37

p
0,0017

OR
(95%CI)
8,99
(1,90-42,45)

SỐ 37 - Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn

225


VIỆN


S

EC
KHỎ ỘNG
G
ỒN
Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tỷ lệ tử vong 24 giờ đầu ở nhóm trẻ được vận chuyển
không an toàn là 27,66%, tử vong 24 giờ đầu ở nhóm vận
chuyển an toàn là 4,08%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p
< 0,01), OR = 8,99 (95%CI 1,90- 42,45].
IV. BÀN LUẬN
Tử vong trong 24 giờ đầu nhập viện có 15 trường hợp
chiếm tỷ lệ 15,64%, số không tử vong là 81 trường hợp
chiếm 84,37%.
Tỷ lệ tử vong trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so
với tác giả Lê Bá Tuấn năm 2013 ở các trường hợp cấp cứu
từ tuyến tỉnh lên Bệnh viên Nhi Trung ương với tỷ lệ tử vong
chiếm tỷ lệ 10,2% [1].
Nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nhiều khi so sánh với
tác giả Hoàng Trọng Kim và cộng sự [2] cũng với đối tượng
bệnh nhi chuyển tuyến, kết quả nghiên cứu có 23 bệnh nhân
chiếm 3,3% chết trong vòng 24 giờ, trong số đó có 11 bệnh
nhân tử vong trong 6 giờ đầu.
Tuy vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn khi
so sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thị Nga và

cộng sự tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên [4]
đối với các trường hợp bệnh nhi nặng trong 24 giờ đầu, tỷ lệ
tử vong là 21%.
Như vậy, mặc dù chỉ là vận chuyển từ tuyến huyện lên
Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, nhưng tỷ lệ tử vong trong
nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với các Bệnh viện tuyến
Trung ương. Điều này có thể do nhiều yếu tố, trong đó việc
phát hiện muộn, chẩn đoán không phù hợp, trình độ cán bộ,
trang thiết bị hạn chế và đường xá đi lại khó khăn là những
nguyên có thể gây lên tình trạng tỷ vong khi cấp cứu còn cao.
Nguy cơ tử vong 24 giờ đầu nhập viện:
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ tử vong sơ sinh
trong 24 giờ đầu là 63,64%, trong khi đó ở trẻ từ 1 tháng tuổi
trở lên tỷ lệ tử vong là 9,41%, sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p < 0,001); OR = 16,84 (95%CI 4,04-70,25); Sơ sinh
non yếu tử vong 24 giờ đầu chiếm đến 66,67%, trong khi trẻ
sơ sinh thường đủ ngày tỷ lệ tử vong 24 giờ đầu là 10,34%.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), OR = 17,33
(95%CI: 3,69-81,52).
Tỷ lệ tử vong sơ sinh trong nghiên cứu của chúng tôi
tương tự với nhiều nghiên cứu của các tác giả khác cho thấy
tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh là rất cao. Tương tự với Vũ Bá
Tuấn và cộng sự cho thấy tỷ lệ tử vong sơ sinh trong 24 giờ
đầu là 86,4%, trong khi đó ở trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên tỷ
lệ tử vong là 1,1%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <
0,001), nguy cơ tử vong 24 giờ đầu ở nhóm trẻ sơ sinh cao
gấp 573,17 lần so với trẻ trên 1 tháng tuổi (OR = 573,17;
95%CI 154,87 - 2121,18) [1].

226


SỐ 37- Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn

Theo tác giả Lê Thị Nga và cộng sự [4] tại Bệnh viện Đa
khoa Trung ương Thái Nguyên, trong đó tỷ lệ tử vong 24 giờ
đầu trẻ sơ sinh là 66%. Tác giả Phan Thị Thanh Huyền và
Nguyễn Thành Đạt [5] nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi đồng II
cho thấy các trường hợp tim ngừng thở trước nhập viện, đối
tượng là trẻ sơ sinh chiếm tỷ lệ cao nhất với 36,7%.
Theo tác giả Lê Thanh Hải và cộng sự [3] có khoảng 2/3
(2 lần đánh giá với tỷ lệ lần lượt là 65% và 70%) số bệnh
nhân chuyển viện ở lứa tuổi sơ sinh, điều đó chứng tỏ rằng
cấp cứu sơ sinh tuyến dưới còn yếu và thiếu, nhiều Bệnh viện
chưa có khoa sơ sinh hoặc có chỉ là hình thức, nhiều Bệnh
viện Đa khoa tỉnh có tổ chức phòng cấp cứu sơ sinh riêng
nhưng chưa đầy đủ, nó cũng giải thích nguyên nhân quá tải
bệnh nhân sơ sinh ở các tuyến trên.
Trẻ sơ sinh non yếu thường có nguy cơ tử vong rất cao.
Theo Lê Bá Tuấn và cộng sự khi phân tích sơ sinh non yếu
tử vong 24 giờ đầu chiếm đến 94,1%, trong khi trẻ sơ sinh
thường tỷ lệ tử vong 24 giờ đầu là 60%, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05), OR = 10,67 (95%CI 1,58-71,91) [1].
Trẻ sơ sinh non yếu cần các điều kiện chăm sóc đặc biệt,
khi cấp cứu vấn đề đầy đủ trang thiết bị phương tiện, nhân
lực là hết sức quan trọng. Tuy nhiên tại Yên Bái hầu hết các
Bệnh viện đa khoa tuyến huyện còn thiếu nguồn lực trong
chăm sóc trẻ sơ sinh non yếu. Do vậy, kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy việc quan tâm đầu tư cải thiện dịch vụ y
tế là hết sức cần thiết.

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ tử vong 24 giờ đầu
ở nhóm trẻ được vận chuyển không an toàn là 27,66%, tử
vong 24 giờ đầu ở nhóm vận chuyển an toàn là 4,08%, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01), OR = 8,99 (95%CI
1,90- 42,45).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với Lê Bá
Tuấn ở các trường hợp cấp cứu bệnh nhi tới Bệnh viện Nhi
Trung ương trong đó nguy cơ tử vong 24 giờ đầu nhập viện
ở nhóm trẻ vận chuyển không an toàn cao gấp 12,19 lần so
với nhóm trẻ vận chuyển an toàn (OR=12,19 95%CI 5,2528,31) [1].
Tương tự theo tác giả Hoàng Trọng Kim và cộng sự tại
Bệnh viện Nhi Đồng I , trong đó tỷ lệ tử vong 24 giờ đầu
nhập viện ở nhóm trẻ được vận chuyển không an toàn là
11,3%, tỷ lệ tử vong 24 giờ đầu nhập viện ở nhóm trẻ được
vận chuyển an toàn là 0,2%, p < 0,0001 OR = 64,2 [2].
Như vậy vận chuyển không an toàn là nguyên nhân hàng
đầu các trường hợp tử vong trong 24 giờ đầu nhập viện. Do
vậy, cải thiện vận chuyển an toàn bệnh nhi là điều cấp thiết
ở trong cả nước nói chung cũng như tỉnh Yên Bái nói riêng.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


2017

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Nghiên cứu 96 trường hợp vận chuyển cấp cứu bệnh nhi
từ các cơ sở y tế tuyến xã, tuyến huyện đến Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Yên Bái cho thấy tỷ lệ tử vong 24 giờ đầu nhập
viện là 15,63%: Trong đó: Nguy cơ tử vong nhóm bệnh nhi

sơ sinh cao gấp 16,84 lần so với nhóm trên 1 tuổi; Nguy cơ tử
vong nhóm tiền sơ sinh sử non yếu cao gấp 17,33 lần so với
nhóm bình thường; nguy cơ tử vong nhóm vận chuyển không

an toàn cao gấp 8,99 lần nhóm vận chuyển an toàn.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình vận chuyển
cần quan tâm đến các đặc điểm bệnh nhân như trẻ sơ sinh,
trẻ dưới 1 tuổi, tiền sử đẻ non nhằm có các biện pháp vận
chuyển phù hợp với đặc điểm độ tuổi. Quá trình vận chuyển
cần được chuẩn bị đầy đủ phương tiện, trang thiết bị, thuốc
và cán bộ có kinh nghiệm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Lê Bá Tuấn (2015). Thực trạng vận chuyển bệnh nhân cấp cứu tới Bệnh viện Nhi Trung ương. Luận văn Tốt nghiệp
Bác sỹ chuyên khoa II – Đại học Y Hà Nội, 2015.
2. Hoàng Trọng Kim (2004), Tính an toàn của các trường hợp chuyển viện đến khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1, Tạp
chí YHTH, tr.116-121.
3. Lê Thanh Hải và CS (2010), Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá chương trình cấp cứu Nhi khoa nâng cao (APLS) nhằm
góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong trong 24h đầu ở tuyến tỉnh, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ, tr.1-57.
4. Lê Thị Nga và CS (2009), Đánh giá kết quả cấp cứu bệnh nhân nặng trong 24 giờ nhập viện tại khoa Nhi Bệnh viện
Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, 51(3), tr.3-7.
5. Phan Thị Thanh Hiền và Nguyễn Thành Đạt (2007), Tình hình ngưng tim ngưng thở trước nhập viện tại khoa Cấp
cứu lưu Bệnh viện Nhi đồng 2 từ năm 2004-2007, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 11, tr.74-78.
6. Cabrera, A.G. and et al (2011), Interhospital transport of children requiring extracorporeal membrane oxygenation
support for cardiac dysfunction, Congenit Heart Dis, 6(3), pp.202-8
7. Chen, P., A.J. Macnab and C. Sun (2005), Effect of transport team interventions on stabilization time in neonatal and
pediatric interfacility transports, Air Med J, 24(6), pp.244-7
8. Duke and T. (2003), Transport of seriously ill children: a neglected global issue, Intensive care Med, 39, pp.1414-1416

SỐ 37 - Tháng 3+4/2017

Website: yhoccongdong.vn

227



×