Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Cô lập một số hợp chất phenolic từ cao acetone thô của loài địa y Parmotrema Tsavoense

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 6 trang )

Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

CÔ LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT PHENOLIC TỪ CAO ACETONE THÔ
CỦA LOÀI ĐỊA Y PARMOTREMA TSAVOENSE
Nguyễn Thị Quỳnh Như,
Nguyễn Thị Thanh Hương
(Sinh viên năm 3, Khoa Hóa học)
GVHD: TS Dương Thúc Huy
TÓM TẮT
Từ cao acetone thô của loài địa y Parmotrema tsavoense thu hái ở tỉnh Bình Thuận,
hợp chất mới parmosidone-F được cô lập. Cấu trúc hóa học của hợp chất này được xác
định bằng các phương pháp phổ nghiệm cũng như so sánh với các tài liệu tham khảo.
Parmosidone-F được thử nghiệm hoạt tính ức chế enzyme -glucosidase mạnh với giá trị
IC50 5.86±1.40 g/ mL.
9

HO

5 1
3

7 O

8'

8

OH
7'

9'



11

O

3'
5' 1'

O

10
O

O

OH

O

12

Hình 1. Cấu trúc hóa học của parmosidone-F
1. Tổng quan
Trong những năm gần đây, những nghiên cứu hóa học và sinh học về địa y trên
thế giới trở nên phổ biến. Ngay từ thời trung đại, nhiều người làm nghề y đã sử dụng
các loài địa y làm thuốc chữa bệnh. Ngoài công dụng chữa bệnh, địa y còn được sử
dụng làm thực phẩm, mĩ phẩm, phẩm nhuộm, nước hoa [1]. Theo các tác giả Muller
(2001) [1], Boustie (2007) [2], Huneck (1999) [3], từ xưa cho đến nay có khoảng gần
1000 hợp chất địa y đã được cô lập và thử nghiệm các hoạt tính sinh học như kháng
khuẩn, kháng virus, chống oxy hóa, kháng ung thư, kháng viêm, kháng enzyme…

Xuất phát từ những ứng dụng y học quý giá và kế thừa những nghiên cứu đã có
về chi Parmotrema trong nước cũng như nghiên cứu hóa học trên loài địa y
Parmotrema tsavoense (Huynh BLC 2014 [4], Duong T.H. 2015 [5]), chúng tôi tiếp tục
nghiên cứu trên loài địa y Parmotrema tsavoense (Krog & Swincow) Krog & Swincow
nhằm tìm kiếm các hợp các hợp chất mới và thử nghiệm hoạt tính sinh học của chúng.

14


Năm học 2016 - 2017

2. Thực nghiệm
2.1. Máy móc, thiết bị
Phổ 1H-NMR, 13C-NMR, HSQC, HMBC được ghi bằng máy Bruker Avance 500
tại Phòng Phân tích trung tâm, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia
TPHCM (phổ 1H-NMR được đo ở tần số 500 MHz và phổ 13C-NMR được đo ở tần số
125 MHz). Dung môi sử dụng được cung cấp bởi hãng Chemsol (Việt Nam). Sắc kí cột
pha thuận sử dụng silica gel kích thước hạt (0.040–0.063 mm, Merck). Sắc kí lớp mỏng
sử dụng bản mỏng 20 cm x 20 cm phủ silica gel 60 F254 (Merck).

Hình 2. Loài địa y Parmotrema tsavoense
2.2. Thu hái và xử lí mẫu nguyên liệu, li trích và cô lập các hợp chất
Loài địa y Parmotrema tsavoense (Krog & Swinscow) Krog & Swinscow thu hái
trên đá trên núi Tà Cú, tỉnh Bình Thuận (tháng 8/2012-12/2012). Tên khoa học được
xác định bởi tiến sĩ Wetchasart Poliiam, Tổ nghiên cứu địa y, Bộ môn Sinh học, Khoa
Khoa học, Đại học Ramkhamhaeng, Bangkok, Thái Lan. Mẫu kí hiệu số US-B027 và
được lưu trong quyển tiêu bản thực vật tại Bộ môn Hóa hữu cơ, Khoa Hóa, Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TPHCM.
Bột khô địa y nghiền nhỏ (1.350 g) được ngâm dầm trong methanol và dịch chiết
cô quay dưới áp suất thấp. Trong quá trình methanol bay hơi, tủa trắng P (30.3 g) xuất

hiện dần và được lọc riêng. Phần dung dịch lọc còn lại được tiếp tục cô quay thu được
cao methanol thô (249.8 g). Phần cao methanol thô đã được tiến hành nghiên cứu bởi
Duong T.H. (2015) [5]. Phần bột địa y khô còn lại tiếp tục được ngâm dầm trong
acetone thu được cao acetone thô AC (8.54 g). Tiến hành sắc kí cột silica gel pha
thường trên cao acetone, giải li với hệ dung môi n-hexane: ethyl acetate: acetone: acetic
acid (12:5:1:1) để thu được 9 phân đoạn AC1 (1.2 g), AC2 (2.3 g), AC3 (209.0 mg),
AC4 (264.9 mg), AC5 (1.31 g), AC6 (476.3 mg), AC7 (971.1 mg), AC8 (1.2 g) và
AC9 (1.1 g).
Phân đoạn AC5 (1.31 g) được thực hiện sắc kí cột, giải li với hệ dung môi nhexane: ethyl acetate: acetone: acetic acid (30:5:1:1) để thu được 8 phân đoạn kí hiệu
từ AC9.1 - AC9.8. Từ Phân đoạn AC9.5 (2.0 mg) thực hiện sắc kí lớp mỏng điều chế,

15


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

giải li với hệ dung môi chloroform: ethyl acetate: acetone: acetic acid (10:4:2.4:0.8) thu
được hợp chất T2A.
3. Kết quả và thảo luận
Phổ 1H–NMR ở vùng từ trường yếu cho thấy sự hiện diện tín hiệu của một proton
vòng thơm tại δH 6.76 (1H, s), hai proton của nhóm olefin tại δH 8.01 (1H, d, J=16.5
Hz) và δH 7.13 (1H, d, J=16.5 Hz), một proton của nhóm hydroxy tại δH 11.66 (1H, s).
Ngoài ra, phổ 1H–NMR còn cho thấy tín hiệu của một nhóm oxymethylene –CH2–O–
tại δH 4.49 (2H, s), một nhóm methoxy tại δH 3.23 (3H, s) và hai tín hiệu của hai nhóm
methyl gắn với vòng thơm tại δH 2.44 (3H, s) và δH 2.33 (3H, s).
Phổ 13C–NMR kết hợp với phổ HSQC cho thấy hợp chất có 22 carbon, gồm có 1
nhóm carbonyl (δC 198.5), 2 nhóm carboxyl (δC 170.3, 161.5), 2 carbon olefin (δC
132.9, 131.1), 1 nhóm methylene (δC 62.2), 1 nhóm methoxy (δC 57.4), 3 nhóm methyl
(δC 27.7, 20.7, 15.5) và các carbon tứ cấp khác (δC 161.8, 161.3, 155.2, 145.9, 145.4,
142.5, 130.7, 116.0, 115.7, 115.5, 112.0, 111.3).

So sánh dữ liệu phổ 1H–NMR và phổ 13C-NMR của hợp chất T2A và của hợp
chất 8’-O-methylprotocetraric acid nhận thấy dữ liệu phổ của chúng có sự tương đồng
trên nhân thơm B. Điều này được củng cố bằng tương quan HMBC của proton H-8’
với các carbon tại δC 155.2 (C-2’), δC 115.7 (C-3’), δC 145.9 (C-4’) và proton H-9’ với
các carbon tại δC 115.5 (C-1’), δC 142.5 (C-5’), δC 130.7 (C-6’). Nhân thơm A của hợp
chất T2A có sự khác biệt tại nhóm thế trên C-3 so với hợp chất 8’-Omethylprotocetraric acid. Trên nhân thơm A, nhóm methyl CH3-9 tương quan với các
carbon tại δC 115.5 (C-1), δC 116 (C-5), δC 145.4 (C-6). Proton H-5 tương quan với
carbon tại δC 20.7 (C-9), δC 161.8 (C-4), δC 111.3 (C-3). Từ đó giúp xác định hợp chất
T2A cũng mang khung sườn depsidone.
Phổ 1H-NMR kết hợp với phổ HSQC giúp xác định hai tín hiệu proton olefin
ghép trans với nhau với hằng số ghép 16.5 Hz tại δH 8.01 (δC 132.9, C-8) và δH 7.13 (δC
131.1, C-10). Ngoài ra phân tích độ dịch chuyển hóa học của 2 proton này chứng tỏ
phải có sự cộng hưởng với nhóm C=O lân cận (–CH=CH-C(O)-). Trên phổ HMBC,
proton H-8 tương quan với những carbon tại δC 111.3 (C-3), δC 161.8 (C-4), δC 131.1
(C-10), δC 198.4 (C-11), proton H-10 tương quan với những carbon tại δC 111.3 (C-3),
δC 161.8 (C-4), δC 132.9 (C-8), δC 198.4 (C-11), δC 27.7 (C-12), giúp xác định sự hiện
diện của nhóm thế but-1-en-3-onyl (-CH=CH-C(O)-CH3) tại C-3.
Từ tất cả dữ liệu trên, cấu trúc của hợp chất T2A được xác định như trong Hình 3.
Đây là một hợp chất mới, được đặt tên là parmosidone-F.
Parmosidone-F được thử nghiệm ức chế enzyme -glucosidase [6] thực hiện bởi
Đinh Minh Hiệp, Ban Quản lí khu NN chất lượng cao. Kết quả cho thấy hợp chất có
hoạt tính mạnh với giá trị IC50 5.86±1.40 g/ mL.

16


Năm học 2016 - 2017

Hình 3. Một số tương quan HMBC trong hợp chất T2A
Bảng 1. So sánh số liệu phổ NMR của hợp chất T2A và 8’-O-methylprotocetraric acid

T2A
N
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1’
2’
3’
4’
5’
6’
7’
8’
9’
8’-OCH3

δH

δC

8’-O-methylprotocetraric acid [5]

δH
δC

112.0
161.3
111.3
161.8
6.76 (s)
116.0
6.84 (s)
145.9
161.5
8.01 (d, J=16.5)
132.9
10.58 (s)
2.33 (s)
20.7
2.42 (s)
7.13 (d, J=16.5)
131.1
198.4
2.35 (s)
27.7
115.5
155.2
115.7
145.9
142.5
130.7
170.5

4.49 (s)
62.2
4.50 (s)
2.44 (s)
15.5
2.40 (s)
3.23 (s)
57.4
3.22 (s)
Cả hai hợp chất được đo trong cùng dung môi DMSO-d6

112.5
161.5
112.5
164.4
117.6
152.2
164.6
192.0
21.8

116.5
155.9
116.3
146.0
142.6
131.4
170.8
62.8
15.0

57.9

17


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

Hình 4. Phổ 1H-NMR của T2A

Hình 5. Phổ 13C-NMR của T2A

18


Năm học 2016 - 2017

Hình 6. Phổ HMBC của T2A
4. Kết luận
Một hợp chất mới parmosidone-F đã được cô lập từ loài địa y Parmotrema
stavoense. Parmosidone-F được thử nghiệm ức chế enzyme -glucosidase với giá trị
IC50 5.86 ± 1.40 g/ mL.

1.
2.
3.
4.

5.

6.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Muller .K. (2001), “Pharmaceuticalli relevant metabolites from lichens”, Applied
Microbiology and Biotechnology, 56, 916.
Boustie J., Grube M. (2007), “Lichens - a promising source of bioactive secondary
metabolites”, Plant Genetic Resources, 3(2), 273287.
Huneck S., Yoshimura I. (1997), Identification of lichen substsances, Springer Verlag,
Berlin.
Duong T. H., Warinthorn Chavasiri, Joel Boustie, Nguyen K. P. P. (2015), “New
meta-depsidones and diphenyl ethers from the lichen Parmotrema tsavoense (Krog &
Swinscow) Krog & Swinscow, Parmeliaceae”, Tetrahedron,71, 96849691.
Bùi Linh Chi Huỳnh, Thuc Huy Duong, Thi My Lien Do, Travis George Pinnock,
Lawrence Michael Pratt, Shigeki Yamamoto, Hitoshi Watarai, Takao Tanahashi, Kim
Phi Phung Nguyen (2016), “New γ-lactone carboxylic acids from the lichen
Parmotrema praesorediosum (Nyl.) Hale, Parmeliaceae”. Records of Natural Products,
10(3), 332–340.
Ma H.Y., Gao H.Y., Sun L., Huang J., Xu X. M., Wu L.J. (2011), “Constituents with
alphaglucosidase and advanced glication end-product formation inhibitory activities
from Salvia miltiorrhiza Bge”, J. Nat. Med., 65(1), 37-42.

19



×