Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Giáo dục tinh thần yêu lao động cho học sinh thông qua việc dạy học các bài lịch sử kinh tế, văn hóa trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 10 (Chương trình chuẩn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.11 KB, 13 trang )

Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

GIÁO DỤC TINH THẦN YÊU LAO ĐỘNG CHO HỌC SINH
THÔNG QUA VIỆC DẠY HỌC CÁC BÀI LỊCH SỬ KINH TẾ, VĂN HĨA
TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 10
(CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)
Võ Thành Nam
(Sinh viên năm 4, Khoa Lịch sử)
GVHD: ThS Đào Thị Mộng Ngọc
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Tinh thần yêu lao động là kim chỉ nam định hướng cho sự phát triển đi lên của xã
hội. Yêu lao động là thể hiện niềm tin đối với cuộc sống. Yêu lao động thúc đẩy con
người luôn tin tưởng, luôn học hỏi và ln phát huy tính sáng tạo trong cơng việc để
đạt được kết quả cao nhất, hoàn hảo nhất. Yêu lao động trở thành truyền thống lịch sử,
tạo cơ sở vững chắc, làm tiền đề cho dân tộc Việt Nam xây dựng đất nước ngày càng
vững mạnh.
Tinh thần yêu lao động – nét đẹp của dân tộc Việt Nam, luôn được khẳng định
trong lịch sử, là sức mạnh tinh thần cần phải có của mỗi con người Việt Nam trong sự
nghiệp đổi mới đất nước. Bồi dưỡng và giáo dục tinh thần yêu lao động cho học sinh
(HS) ngay từ lúc các em còn ngồi trên ghế nhà trường, là việc làm quan trọng cấp thiết.
Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thơng có chức năng giáo dục lịng u quê hương,
đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động,
thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội.
Trên con đường hội nhập và đổi mới với sự phát triển của xã hội, những tác động
của nền kinh tế thị trường và cơ chế mở cửa, một vấn nạn lớn xuất hiện trong xã hội
Việt Nam là hiện tượng lười lao động ở một bộ phận HS do chưa ý thức được vai trò
của lao động đối với sự phát triển của đất nước. Giáo dục tinh thần yêu lao động cho
HS là điều kiện quan trọng thúc đẩy quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
đưa đất nước Việt Nam tiến nhanh hơn trên con đường xã hội chủ nghĩa.
Tác dụng và ý nghĩa giáo dục lao động của các bài lịch sử kinh tế, văn hóa trong


chương trình lịch sử Việt Nam lớp 10 – chương trình Chuẩn. Đồng thời, kết quả nghiên
cứu là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử trong bước đầu
soạn giáo án.
1.2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Hiện nay có nhiều tài liệu nghiên cứu về phương pháp dạy học hiệu quả cho bộ
môn Lịch sử ở trường phổ thông như đưa ra các phương pháp cụ thể để áp dụng vào
việc soạn giảng những bài học lịch sử. Sự xuất hiện các cơng trình nghiên cứu về
phương pháp dạy học lịch sử cũng đã nêu rõ về chức năng của bộ môn Lịch sử ở

108


Năm học 2015 - 2016

trường phổ thông nhằm giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm cho thế hệ trẻ. Song rất ít
các cơng trình nghiên cứu đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm giáo dục nhận thức cho
HS. Cụ thể:
Tác giả A. Smakarenko cho rằng: “việc giáo dục thế hệ trẻ trong những điều kiện
của chủ nghĩa xã hội phát triển gắn liền với các truyền thống cách mạng, chiến đấu và
lao động của Đảng và nhân dân” [1;5]. Đồng thời, tác giả còn nhấn mạnh: “việc dạy
học cho trẻ những kĩ xảo lao động tự phục vụ hợp lí, rèn cho các em có tinh thần sáng
tạo và chủ yếu là tinh thần trách nhiệm đối với bất kì một nhiệm vụ được giao nào đó là
nhiệm vụ đơn giản nhất” [1; 5].
PGS TS Tô Bá Trọng đưa ra lí thuyết “vấn đề giáo dục lao động có quan hệ chặt
chẽ với quan niệm của Bác Hồ về con người mà nhà trường phải đào tạo: Người lao
động trí óc muốn là con người hồn tồn phải có lao động chân tay, người lao động
chân tay muốn là con người hồn tồn phải biết lao động trí óc” [17; 298].
Tsunesaburo Makiguchi khẳng định: “giáo dục phải nhằm tạo một ý thức xã hội
và ý thức tự đồng nhất bản thân với phúc lợi xã hội. Nó cần phải cố gắng vun trồng tính
cách cần có của một thành viên xã hội, giúp người ấy tham gia một cách tích cực và có

sáng tạo vào trong xã hội của mình” [19; 280]. Đồng thời, tác giả kêu gọi giáo dục phải
mang lại niềm vui và lịng ham thích công việc.
Tác giả Trần Văn Cường đã chỉ ra rõ: “nếu chỉ nghiên cứu, giảng dạy và học tập
lịch sử chính trị, lịch sử đấu tranh giai cấp mà coi nhẹ hoặc không chú ý lịch sử kinh tế,
lịch sử lao động sản xuất sẽ không hiểu đầy đủ vai trò sáng tạo của quần chúng nhân
dân trong lịch sử” [4; 280]. Tác giả còn chỉ ra những hạn chế cơ bản của chương trình
lịch sử phổ thơng đối với nội dung kiến thức kinh tế chưa đúng với vị trí cần có của nó
trong việc giáo dục thế hệ trẻ “tri thức về lịch sử chính trị vẫn cịn nâng, tri thức về
kinh tế, văn hóa cịn sơ lược” [4; 281].
Tác giả Hoàng Thanh Hải đã chỉ ra rõ: “công tác giáo dục tư tưởng phải biến
thành nhận thức và hành động cụ thể của HS trong lao động, học tập, phát hiện, xây
dựng, bảo vệ, tuyên truyền ý nghĩa các di tích lịch sử cách mạng” [4; 238].
Tác giả Tạ Minh đã khẳng định: “sử dụng tranh ảnh là một biện pháp giáo dục,
song là biện pháp quan trọng để tái tạo và hiểu sâu lịch sử” [4; 225].
Tác giả Đỗ Hồng Thái đã chỉ rõ: “Tài liệu lịch sử trong các khu di tích rất đa
dạng, sinh động, hấp dẫn có ý nghĩa giáo dục và giáo dưỡng sâu sắc. Trong thực tiễn
dạy học hiện nay, việc khai thác, sử dụng tài liệu lịch sử trong các khu di tích cách
mạng chưa được chú trọng đúng mức” [4; 239].
Tác giả Nguyễn Mạnh Tùng trong Giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ
qua việc tổ chức kỉ niệm những ngày lịch sử, (Đổi mới việc dạy học lịch sử lấy “HS là
trung tâm”), Nxb Đại học Sư phạm – Đại học Quốc gia Hà Nội chỉ ra vai trò quan
trọng của việc tổ chức kỉ niệm những ngày lịch sử nhằm giáo dục truyền thống dân tộc

109


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

cho thế hệ trẻ, qua đó nhằm giúp HS khắc sâu kiến thức lịch sử những ngày lễ lớn của
dân tộc.

Tác giả Lê Vinh Quốc chỉ rõ mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung và phương
pháp khi tiến hành thiết kế một bài học lịch sử [9].
Các tác giả Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị nêu rõ chức năng của bộ môn Lịch sử
ở trường phổ thông, đồng thời đưa ra các biện pháp cụ thể phát triển năng lực nhận
thức và hành động thực tiễn cho HS trong học tập lịch sử ở trường phổ thơng [6].
Trong giáo trình “Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở
trường phổ thông”do Nxb ĐHSP Hà Nội ấn hành năm 2008, tác giả Nguyễn Thị Cơi
đã đưa ra lí luận nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, các con đường, biện pháp phát triển
tính tích cực, độc lập trong nhận thức, đặc biệt trong tư duy của HS.
Tác giả Nguyễn Thị Kim Thành đã chỉ ra chức năng giáo dục lịch sử cho HS
trung học phổ thông tại bảo tàng, di tích. Đồng thời, tác giả cịn khẳng định: “Lịch sử ở
trường phổ thông cung cấp cho HS những tri thức về kĩ thuật trong lao động sản xuất,
về quản lí kinh tế và giúp cho HS hiểu được rằng chính lao động đã làm cho con người
thốt khỏi thế giới động vật, hình thành xã hội người; hiểu được vai trị của cơng cụ sản
xuất, ý nghĩa của lao động đối với sự phát triển của xã hội” [14; 28].
Ngoài ra, một số tài liệu bồi dưỡng giáo viên (GV) trong việc thực hiện chương
trình, sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông môn Lịch sử, cũng đã đưa ra các
nguyên tắc phát triển năng lực nhận thức cho HS trong quá trình dạy học lịch sử.
Mặc dù, các tác giả đã chỉ ra nhiệm vụ của công tác giáo dục thế hệ trẻ cần phải
kết hợp với vấn đề giáo dục lao động, cũng như nêu ra các biện pháp giáo dục HS nói
chung. Song, các tác giả chưa đề cập vấn giáo dục tinh thần yêu lao động cho học sinh
thông qua việc dạy học các bài lịch sử kinh tế, văn hóa trong chương trình lịch sử Việt
Nam lớp 10 – Chương trình Chuẩn.
1.3. Giới hạn nghiên cứu
Ở đề tài này, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu, đưa ra cơ sở lí luận và thực tiễn
của việc giáo dục tinh thần yêu động cho HS thông qua việc dạy học các bài lịch sử
kinh tế, văn hóa trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 10 – chương trình Chuẩn.
Bên cạnh đó, chúng tơi cũng tìm hiểu, nghiên cứu và đề xuất các biện pháp để
góp phần nâng cao hiệu quả dạy học các bài lịch sử kinh tế, văn hóa trong chương trình
lịch sử Việt Nam lớp 10 – chương trình Chuẩn. Đồng thời vận dụng các biện pháp trên

vào việc soạn giáo án các bài học lịch sử đã nêu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, ngoài hai phương pháp nghiên cứu chuyên
ngành là phương pháp lịch sử và phương pháp logic, chúng tơi cịn sử dụng một số
phương pháp khác cụ thể như sau:

110


Năm học 2015 - 2016






Phương pháp so sánh,
Phương pháp giáo dục học,
Phương pháp điều tra, phỏng vấn,
Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp.

1.5. Đóng góp của đề tài
Đề tài có một số đóng góp sau:
Đưa ra cơ sở lí luận khoa học của việc giáo dục tinh thần yêu lao động cho HS
thông qua dạy học các bài lịch sử kinh tế, văn hóa trong chương trình lịch sử Việt Nam
lớp 10 – chương trình Chuẩn.
Đưa ra các biện pháp giúp nâng cao hiệu quả dạy học các bài lịch sử kinh tế, văn
hóa nhằm giáo dục tinh thần yêu lao động cho HS.
Là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử bước đầu
soạn giáo án, GV lịch sử trường phổ thông cũng có thể tham khảo trong q trình giảng

dạy của mình và những người muốn tìm hiểu về phương pháp mới giáo dục tinh thần
yêu lao động cho HS.
2. Cơ sở khoa học của việc giáo dục tinh thần yêu lao động cho HS thông qua
việc dạy học các bài lịch sử kinh tế, văn hóa trong chương trình lịch sử Việt Nam
lớp 10 – Chương trình Chuẩn
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Các khái niệm: “lao động”, “tinh thần yêu lao động”
Lao động là hoạt động có mục đích của con người, là điều kiện đầu tiên, chủ yếu
để con người tồn tại, là hành động diễn ra giữa con người và giới tự nhiên. Lao động
không chỉ cung cấp cho con người phương tiện cần thiết để sống, mà còn là động lực
thúc đẩy con người sáng tạo.
Thông qua quá trình lao động, mục tiêu ban đầu của con người là đủ ăn, đủ mặc,
đủ trang trải cho cuộc sống. Từ quá trình lao động, con người với tinh thần cầu tiến
muốn thay đổi cả thế giới, tạo nên một cuộc sống tươi đẹp hơn, bền vững hơn. Qua mỗi
sản phẩm tạo ra của q trình lao động, có thể nói về tinh thần phần nào con người
cũng đã gửi gắm tình cảm của mình trong từng sản phẩm. Xuất phát từ những nhu cầu
đơn giản thiết thực hướng đến một vị trí cao hơn cho sản phẩm tạo ra trên trường quốc
tế, con người không dừng lại ở một khía cạnh giản đơn mà muốn tạo ra các sản phẩm
có giá trị cạnh tranh, thu nhiều lợi nhuận. Để có được điều đó, địi hỏi q trình lao
động của con người không ngừng sáng tạo, không ngừng say mê nghiên cứu, không
ngừng đúc kết kinh nghiệm các khâu của quá trình sản xuất.
Tinh thần yêu lao động là tình cảm của con người gửi gắm trong từng sản phẩm
được tạo ra. Hơn thế nữa, đó là tinh thần cầu tiến, luôn hướng đến sự tiến bộ và luôn
sáng tạo trong quá trình sản xuất. Tinh thần yêu lao động còn được thể hiện qua niềm

111


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH


đam mê, say sưa của con người đối với một cơng việc, và vì cơng việc, vì chất lượng
sản phẩm tạo ra phục vụ cho sự phát triển xã hội, phát triển đất nước. Với mục tiêu đó,
con người khơng ngừng sáng tạo và thực sự cầu tiến vì sự phát triển, vì bộ mặt của đất
nước, trước hết là gia đình và xã hội. Sản phẩm của tinh thần yêu lao động bao giờ
cũng là sự sáng tạo và kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình sản xuất.
2.1.2. Giáo dục tinh thần yêu lao động cho HS
Trong xã hội hiện nay, việc giáo dục phẩm chất, nhân cách đạo đức, lối sống cho
HS là một trong những nhiệm vụ quan trọng của gia đình, nhà trường và xã hội. Vì sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự phát triển bền vững lâu dài của dân
tộc ít nhiều phụ thuộc vào thế hệ trẻ.
Xác định được vai trò quan trọng của lao động đối với HS, các trường học đã xây
dựng kế hoạch lao động hằng tuần sao cho phù hợp với đối tượng HS. Công việc không
quá nặng nhọc đối với các em, miễn là để các em có dịp tham gia vào hoạt động này
một cách thường xuyên và hiệu quả.
Vấn đề đặt ra là cái đích của hoạt động lao động mà mỗi nhà trường thường tổ
chức là gì? Có phải là năng suất của cải do lao động của HS mang lại hay một lợi
nhuận nào đó? Tất cả đều tập trung vào hiệu quả giáo dục qua hoạt động lao động, đó
là hình thành niềm tin trong tâm hồn HS rằng các em sẽ cảm nhận được lao động là
vinh quang, là tự hào, là trách nhiệm của mỗi con người trong cuộc sống. Điều đó sẽ
kích thích nhiều hơn nữa ý chí học tập của các em.
Giáo dục tinh thần yêu lao động cho HS không dừng lại ở việc đưa lao động vào
giáo dục nhà trường, mà thông qua kiến thức dạy học trên lớp, GV cũng có thể tác
động đến tư tưởng tình cảm của HS về việc giáo dục tinh thần yêu lao động cho các
em. Vậy giáo dục lao động được hiểu như thế nào?
Giáo dục lao động là hệ thống những tác động giáo dục, hình thành ở HS những
quan điểm, niềm tin, thái độ đúng đắn đối với lao động có thói quen lao động, rèn
luyện kĩ năng lao động cần thiết, kĩ năng nghề nhất định, có văn hóa lao động, chuẩn bị
tâm thế cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động xản xuất và đào tạo nghề.
Trong các nội dung học tập ở trường phổ thông, tổ chức các chuyên đề kĩ năng
sống cũng góp phần vào việc giáo dục tinh thần yêu lao động cho HS. Có thể nói nội

dung của khoa học giáo dục nói chung, khoa học lịch sử nói riêng, trong đó có các nội
dung về lịch sử kinh tế, văn hóa có vai trị rất quan trọng trong việc tác động đến thái
độ của HS về lao động nói riêng, tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước nói chung.
2.1.3. Tác dụng và ý nghĩa của việc dạy học các bài lịch sử kinh tế, văn hóa nhằm
giáo dục tinh thần yêu lao động cho HS
Khái niệm kinh tế là khái niệm bao gồm tất cả các ngành sản xuất xã hội nhờ vào
bàn tay, khối óc của con người tác động vào tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất

112


Năm học 2015 - 2016

cho xã hội, phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người. Kinh tế bao hàm các ngành sản
xuất: nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ...
Trong khi đó, văn hóa là tồn bộ những gì xung quanh ta, phục vụ ta, giúp ích
cho ta về cuộc sống hằng ngày với nhu cầu nâng cao tri thức, thỏa mãn đời sống tinh
thần (tín ngưỡng, tơn giáo, nghệ thuật...) của con người. Tồn bộ những gì con người
tạo ra phục vụ cho nhu cầu của con người chính là văn hóa.
Hai khái niệm kinh tế và văn hóa có điểm giống nhau là thơng qua quá trình lao
động và sản sản con người tạo ra sản phẩm nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích của con
người. Khái niệm văn hóa bao trùm khái niệm kinh tế. Nếu như sản phẩm của kinh tế
phục vụ cho con người về của cải, vật chất thì sản phẩm của văn hóa bao là tồn bộ
những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra phục vụ lại chính lợi ích của con
người. Có thể nói, trong mỗi sản phẩm của q trình sản xuất kinh tế và q trình xây
dựng, phát triển văn hóa đều mang trong nó tinh thần yêu lao động, yêu sản xuất của
con người.
Vì vậy, các bài học lịch sử kinh tế, văn hóa trong chương trình lịch sử Việt Nam
lớp 10 – chương trình Chuẩn, có ý nghĩa và tác dụng tích cực trong việc giáo dục đạo
đức, nhân cách cho HS, nhất là giáo dục truyền thống của dân tộc – giáo dục tinh thần

yêu lao động: lấy sản phẩm của quá trình lao động và sản xuất để giáo dục tinh thần
yêu lao động.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Nhằm tạo cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài, tôi tiến hành khảo sát thực tế
HS lớp 10 ở một số trường phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như
sau: Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Quận 5; Trường THPT Trần Khai
Nguyên, Quận 5; Trường THPT Mari Curie, Quận 3; Trường THPT Đa Phước, huyện
Bình Chánh.
Qua kết quả khảo sát được phân tích, tơi rút ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, bộ mơn Lịch sử ở trường phổ thơng nói chung và nội dung bài học lịch
sử về kinh tế, văn hóa trong chương trình lịch sử phổ thơng mất dần vị trí quan trọng
của một mơn học ở nhà trường phổ thông.
Thứ hai, nội dung bài giảng lịch về kinh tế, văn hóa ở trường phổ thơng cịn
“nhàm chán”. Thực tế, một phần cũng là do cấu tạo chương trình cũng như đặc điểm
của lịch sử Việt Nam phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh – cách mạng; tư liệu nghiên
cứu lịch sử kinh tế, văn hóa của Việt Nam còn nghèo nàn; hoặc phương pháp giảng dạy
của GV phổ thông chưa thật hấp dẫn, chưa gây hứng thú đối với HS.
Thứ ba, HS nắm được kiến thức cơ bản của nội dung bài học về lịch sử kinh tế,
văn hóa. Song, tỉ lệ HS “mơ hồ” với kiến thức mà GV cung cấp, chưa xác được yếu tố
cơ bản quan trọng quyết định đến thành tựu kinh tế, văn hóa được học và nguồn gốc
của thành tựu văn hóa vẫn còn khá lớn.

113


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

Thứ tư, HS xác định được vị trí quan trọng của bản thân đối với sự phát triển của
đất nước. Nhưng các em chưa mạnh dạn trả lời câu hỏi gắn liền với vị trí của bản thân
mà các em đã xác định. Phần lớn câu trả lời còn chung chung, chưa cụ thể, chi tiết.

Thứ năm, HS ý thức được tầm quan trọng của tinh thần yêu lao động đối với sự
thành công của cá nhân trong cuộc sống và sự phát triển của đất nước. Tuy vậy, phần
lớn các em chưa hiểu được chính xác yêu lao động là như thế nào và chưa xác định
được tinh thần yêu lao động bắt nguồn từ đâu.
3. Một số biện pháp cụ thể áp dụng vào tổ chức dạy học các bài lịch sử kinh tế,
văn hóa trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 10 – Chương trình Chuẩn
3.1. Cung cấp kiến thức cơ bản cho HS thông qua việc dạy học các bài lịch sử
kinh tế, văn hóa
Cung cấp kiến thức cơ bản cho HS thông qua dạy học các bài lịch sử kinh tế, văn
hóa là một trong những nội dung cơ bản người GV dạy lịch sử cần phải đảm bảo.
Kiến thức cơ bản là kiến thức không thể thiếu khi học một bài, một chương, một
khóa trình. Những kiến thức này quy định nội dung cần thiết HS cần nắm vững mới đạt
được trình độ của chương trình.
3.2. Tổ chức dạy học nêu vấn đề trong quá trình dạy học các bài lịch sử kinh
tế, văn hóa
Dạy học nêu vấn đề là lối dạy học đề cao nhu cầu hứng thú học tập của HS, từ đó
sẽ tạo được hứng thú, động cơ học tập một cách tích cực ở các em. Với hứng thú, sự
ham muốn hiểu biết và cách tổ chức dạy học theo tinh thần tôn trọng vai trò chủ thể của
HS, thế hệ trẻ sẽ được chuẩn bị cho việc tham gia lao động và biểu lộ tiềm lực sáng tạo
trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động sau này. Từ đó, HS có khả năng, thói quen độc lập,
chủ động sáng tạo trong lao động và cuộc sống.
Dạy học nêu vấn đề đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế - xã hội. Đó là đào tạo
thế hệ trẻ thành một lực lượng lao động “tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải
quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra”.
3.3. Xây dựng hệ thống biểu tượng áp dụng hiệu quả vào giảng dạy các bài lịch
sử kinh tế, văn hóa
3.3.1. Sử dụng tranh ảnh lịch sử
Tranh ảnh trong dạy học nói chung, dạy học các bài lịch sử kinh tế, văn hóa trong
chương trình lịch sử Việt Nam lớp 10 – Chương trình Chuẩn nói riêng, là bộ phận của
phương tiện dạy học trực quan một mặt giúp cho HS tri giác lịch sử cụ thể như nó từng

xảy ra, mặt khác cũng phát huy tính tích cực, kích thích suy nghĩ của HS trong học tập.
Sử dụng tranh ảnh nhằm đảm bảo việc giáo dục nói chung, giáo dục tinh thần yêu
lao động, GV dạy lịch sử cần tuân thủ yêu cầu về: mục đích sử dụng, thời điểm sử
dụng, độ dài và thời gian sử dụng, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mục đích, nhiệm vụ

114


Năm học 2015 - 2016

với các tác động đối với HS, xây dựng kế hoạch tiết học có phối hợp các phương tiện
nhằm phát huy tính tích cực của HS.
3.3.2. Cung cấp thêm tư liệu cho HS về lịch sử kinh tế, văn hóa trong chương
trình lịch sử Việt Nam lớp 10 – chương trình Chuẩn
Thực tế chương trình, khóa trình lịch sử Việt Nam nói chung, chương trình lịch
sử Việt Nam lớp 10 – chương trình Chuẩn nói riêng, các dạng bài kinh tế, văn hóa ít
khi xuất hiện. Các tài liệu nghiên cứu về lịch sử kinh tế, văn hóa vẫn cịn nghèo nàn.
Trong khi đó, tư liệu lịch sử là những di tích của quá khứ, là sản phẩm của hoạt
động nhận thức, hoạt động thực tiễn của con người vì vậy nó mang dấu ấn của thời đại
và lịch sử con người, nó phản ánh trực tiếp và trừu tượng một mặt nào đó của hiện thực
cuộc sống đã qua.
Tư liệu lịch sử chứa đựng các sự kiện tư liệu vì thế nó cũng có đặc điểm riêng
biệt giống như các sự kiện tư liệu. Tư liệu lịch sử cũng là sản phẩm của hoạt động con
người, nó xuất hiện như một hiện tượng xã hội nhằm phục vụ cho mục đích nhu cầu
nào đó của xã hội đương thời và tồn tại như những dấu tích của hồn cảnh lịch sử cụ
thể đã qua.
3.3.3. Sử dụng tài liệu văn học
Trong số các tài liệu văn học, có thể nói tài liệu văn học dân gian có vai trị quan
trọng, GV dạy lịch sử cần phải sử dụng khi tiến hành tiết dạy các bài lịch sử kinh tế,
văn hóa trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 10 – Chương trình Chuẩn, nhằm giáo

dục tinh thần yêu lao động cho HS.
Tác phẩm văn học dân gian là tài liệu có giá trị phản ánh nội dung nhiều sự kiện
quan trọng trong lịch sử dân tộc, khơng chỉ góp phần minh họa những sự kiện lịch sử
mà còn làm cho bài giảng thêm sinh động, tạo được khơng khí gần gũi với bối cảnh
lịch sử sự kiện đang học.
3.4. Tổ chức HS tham quan học tập ở các bảo tàng lịch sử, các làng nghề
truyền thống
Việc tổ chức HS tham quan học tập ở các bảo tàng lịch sử, các làng nghề truyền
thống có một vị trí quan trọng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thơng, là một hình
thức tổ chức học tập có ý nghĩa to lớn về các mặt: giáo dưỡng, giáo dục, phát triển HS.
Mặt khác, tham quan tạo ra cho GV nhiều khả năng để phát triển óc quan sát của
HS, rèn cho các em biết tìm ra những khía cạnh mới của sự vật qua quan sát, biết vạch
ra những mối liên hệ giữa các hiện tượng và nâng cao hứng thú học tập.

115


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

3.5. Tổ chức HS sưu tầm ca dao, tục ngữ, tác phẩm văn học thể hiện quá trình
sáng tạo về kĩ thuật, kinh nghiệm trong sản xuất kinh tế và bảo tồn văn hóa Việt
Nam
Việc tổ chức HS sưu tầm ca dao, tục ngữ, tác phẩm văn học thể hiện quá trình
sáng tạo kĩ thuật, kinh nghiệm lao động trong sản xuất kinh tế và bảo tồn văn hóa Việt
Nam là một hình thức của hoạt động tự học của HS thông qua việc tổ chức, hướng dẫn
của GV.
Sự phản ánh chân thật của ca dao, tục ngữ về đời sống tự nhiên, xã hội và con
người sẽ có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của HS về ý thức của bản thân
đối với lao động, sản xuất cũng như thấu hiểu nỗi lòng của người lao động trong lịch
sử. Điều đó sẽ hướng các em đến việc tơn trọng lao động và thêm yêu lao động.

4. Vận dụng: Soạn giáo án các bài lịch sử kinh tế, văn hóa trong chương trình
lịch sử Việt Nam lớp 10 –Chương trình Chuẩn, nhằm giáo dục tinh thần yêu lao
động cho HS
Giáo án bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X –
XV. (Vận dụng ở Mục 1: Mở rộng và phát triển nông nghiệp).
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này, HS sẽ:
1. Về kiến thức
 Biết các nội dung chủ yếu của công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong
các thế kỉ X – XV.
 Hiểu nội dung các thuật ngữ trong bài: “đê quai vạc”, “phép quân điền”.
2. Về tư tưởng, tình cảm
 Ý thức được vai trị của nhà nước và sức sáng tạo của nhân dân trong công
cuộc xây dựng và phát triển kinh tế ở các thế kỉ X – XV.
 Thể hiện niềm tự hào dân tộc trong xây dựng và phát triển kinh tế ở các thế kỉ X
– XV.
3. Về kĩ năng
 Phát hiện được những hạn chế của nền kinh tế phong kiến ngay trong giai
đoạn phát triển của nó.
 Phân tích ý nghĩa sự phát triển của các ngành kinh tế đối với xã hội đương
thời.
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giảng bài mới
*Dẫn nhập
*Tiến trình tổ chức dạy học:

116



Năm học 2015 - 2016

Hoạt động của GV và HS

Kiến thức
cần đạt
_GV nêu vấn đề: Người xưa có câu: “Phi nông bất ổn, nông suy bách 1. Mở rộng
nghệ bại”. Em hiểu như thế nào về câu này? Các triều đại phong và phát triển
kiến Việt Nam trong các thế kỉ X – XV, đã vận dụng như thế nào nông nghiệp.
trong phát triển kinh tế nông nghiệp?
_HS suy nghĩ.
_GV hướng dẫn HS giải quyết vấn bằng các câu hỏi phát vấn.
_GV phát vấn HS (gợi HS nhớ lại kến thức cũ):Bối cảnh chung của
Đại Việt trong các thế kỉ X – XV diễn ra như thế nào? Tác động ra
sao đến sự phát triển kinh tế của đất nước?
+HS nhớ lại kiến thức cũ, suy nghĩ trả lời
+GV nhận xét, chốt ý: Thế kỉ X – XV, là thời kì tồn tại của các triều đại _Thế kỉ X –
phong kiến: Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ. Đây là giai đoạn XV, đất nước
đầu của thời kì phong kiến độc lập, cũng là lúc Đại Việt trở thành một độc lập, thống
quốc gia thống nhất  Bối cảnh này rất thuận lợi, tạo điều kiện để phát nhất  thuận
triển kinh tế.
lợi phát triển
_GV phát vấn HS: Những biểu hiện nào cho thấy sự mở rộng và phát kinh tế.
triển của nông nghiệp trong các thế kỉ X – XV?
+HS theo dõi SGK trả lời
+GV nhận xét, bổ sung: Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích canh
tác ngày càng gia tăng. Vùng châu thổ các sơng lớn và vùng ven biển
được khai phá. Nhiều xóm làng mới được thành lập. Các cơng trình

thủy lợi lớn được xây dựng: đê Cơ Xá (đê sông Hồng) thời Lý, đê đỉnh
nhĩ thời Trần, bảo vệ sản xuất, phát triển giống cây trồng, vật nuôi trong
cả nước.
_GV cho HS xem hình ảnh về nghi thức cày ruộng tịch điền. Sau đó, GV _Diện
tích
phát vấn: Em biết gì về lễ cày tịch điền? Việc nhà nước phong kiến canh tác được
rộng,
Việt Nam thế kỉ X – XV, tổ chức ngày lễ cày tịch điền nhằm mục mở
nhiều
xóm
đích gì? Ngày nay nghi lễ cày tịch điền có cịn tồn tại hay khơng?
+HS suy nghĩ, trả lời
làng
mới
+GV giải thích, liên hệ và cung cấp cho HS đoạn tư liệu sau: “Nghi lễ được
thành
cày tịch điền có nguồn từ Trung Quốc. Theo truyền thuyết, vua Thần lập.
Nông ở Trung Quốc là người đã chế ra cày, bừa dạy nông dân làm
ruộng. Đồng thời, ông cũng là người khởi xướng lễ cày tịch điền. Lễ
tịch điền còn gọi là lễ Hạ điền là ngày hội lớn, khởi đầu cho một mùa
cày bừa, cày hái. Nhà vua ra khỏi hoàng cung bằng một cổ xe, trên có
một chiếc cày đi đến sở tịch điền. Khi đến nơi nhà vua đích thân cày 3
luống. Sau đó các vương tôn, công khanh cày 7 luống, sĩ phu cày 9
luống… Sau lễ cày tịch điền là lẽ cúng Thần nông, lễ vật là sản phẩm
của nghi lễ cày năm trước”.

117


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH


Hoạt động của GV và HS
_GV phát vấn HS: Vì sao nơng nghiệp thời kì này lại có điều kiện
phát triển? (Nhà nước và nhân dân Đại Việt đã làm gì để phát triển
nơng nghiệp?)
+HS kết hợp SGK suy nghĩ, trả lời
+GV nhận xét, bổ sung, giảng giải: Sở dĩ, nơng nghiệp có những biểu
hiện của sự phát triển là nhờ vào tính tích cực, cần cù vốn có của người
Việt Nam được thổi bùng lên tinh thần phấn khởi ngay sau khi giành
được lập tự chủ, ra sức khai hoang, mở rộng ruộng đồng. Bên cạnh đó,
nơng nghiệp phát triển cịn nhờ vào chính sách khuyến khích của triều
đại phong kiến Đại Việt, công tác thủy lợi được nhà nước quan tâm, mở
mang, đặt cơ quan Hà đê sứ trơng nom, quản lí đê điều. (GV giới thiệu
cho HS về đê “đỉnh nhĩ” thời Trần); Các nhà Lý, Trần, Lê sơ đều quan
tâm đến việc bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp (thời Lí, có thể nói vua Lí
Nhân Tơng là người rất quan tâm đến việc nhà nơng. Việc bảo vệ trâu
bị, phương tiện sản xuất của cư dân nông nghiệp, được Lý Nhân Tông
đưa vào luật pháp và 2 lần xuống chiếu cấm giết trộm trâu: “Kẻ nào mổ
trộm trâu thì xử 80 trượng, đồ làm khao giáp… Nhà láng giềng khơng
tố cáo thì xử 80 trượng” )
_GV trích dẫn ca dao:
“Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Con bế, con dắt, con bồng, con mang.
Bò đen húc lẫn bò vàng
Hai con húc chắc đâm qng xuống sơng
Thằng bé chạy về bảo ơng:
Bị đen ta ngã xuống sông mất rồi”
Hay:
“Đời vua Thái Tổ, Thái Tơng
Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn”

_GV u cầu HS nêu ngắn gọn ý nghĩa bài ca dao và trả lời câu hỏi: Vì
sao dưới thời vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông nhân dân Đại Việt
hưởng được cuộc sống ấm no?
+HS suy nghĩ, trả lời
+GV nhận xét, chốt lại vấn đề.

Kiến thức
cần đạt

*Biện pháp:
_Khuyến
khích
sản
xuất,
khai
hoang.
_Hệ thống đê
điều
được
củng cố, mở
rộng.
_Quan
tâm
bảo vệ sức
kéo.

4. Củng cố - dặn dò
5. Kết luận
Giáo dục truyền thống dân tộc cho HS nói chung, giáo dục tinh thần u lao động
nói riêng trong bất kì giai đoạn lịch sử nào đều rất quan trọng và cần thiết. Truyền

thống lịch sử dân tộc là “cái gốc”, là nền tảng để chúng ta tiếp thu cái mới, cái hiện đại.

118


Năm học 2015 - 2016

Giáo dục tinh thần yêu lao động cho HS là một nội dung của công tác giáo dục
người Việt Nam yêu nước trong điều kiện mới, không nên đi theo lối cũ. Với từng biện
pháp cụ thể trong từng hồn cảnh cụ thể, GV cần có biện pháp giáo dục tinh thần yêu
lao động phù hợp góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Bộ mơn Lịch sử ở trường phổ thơng có khả năng giáo dục cho HS truyền thống
tốt đẹp của dân tộc. Trên cơ sở khai thác các nội dung sự kiện lịch sử, cần tiến hành
giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS một cách tự nhiên, có hiệu quả, khơng áp đặt, công
thức.
Giáo dục lịch sử ở HS là để giáo dục truyền thống dân tộc cho các em trong đó có
giáo dục tinh thần u lao động, chứ khơng phải để “cho qua” kì thi. Về nội dung,
thơng qua các sự kiện, GV khơi gợi cho HS tinh thần tự cường dân tộc, giúp cho các
em học được các bài học dựng và giữ nước của cha ông. Về phương pháp, cần kết hợp
nhiều biện pháp, phương tiện một cách sáng tạo để phát huy thế mạnh của từng biện
pháp, từ đó mới có tác dụng tổng hợp nhằm giáo dục HS.
Giáo dục tinh thần yêu lao động cho HS thông qua dạy học các bài lịch sử kinh
tế, văn hóa trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 10 – Chương trình Chuẩn, là việc
làm của GV lịch sử nhằm giúp cho HS nhận thức rõ truyền thống lao động của dân tộc
Việt Nam được các thế hệ kế thừa và phát huy trong quá trình bảo vệ và xây dựng đất
nước. Để từ đó, các em thêm yêu đất nước và trân trọng những thành tựu kinh tế, văn
hóa mà lịch sử để lại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.
4.
5.
6.
7.

8.

A. Smakarenko (1985), Giáo dục lao động, người dịch: Đặng Thị Huệ, Nguyễn
Dương Khư, Nxb Giáo dục.
Nguyễn Thị Côi (2006), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử
ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư Phạm.
Hội Giáo dục Lịch sử (1996), Đổi mới việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm, Nxb
Đại học Sư phạm – Đại học quốc gia Hà Nội.
Phan Ngọc Liên (tổng chủ biên) (2010), Sách giáo khoa Lịch sử 10 (cơ bản), Nxb
Giáo dục Việt Nam.
Phan Ngọc Liên (tổng chủ biên) (2013), Sách giáo viên Lịch sử 10 (cơ bản), Nxb Giáo
dục Việt Nam.
Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (2007), Phương pháp dạy học lịch sử, Nxb Giáo dục.
Tưởng Phi Ngọ (2011), Tổ chức học sinh lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học lịch
sử thế giới hiện đại (Giai đoạn từ 1917 đến 1945, lớp 11 Trung học phổ thông,
chương trình Chuẩn), Luận án Tiến sĩ chun ngành: Lí luận và Phương pháp Dạy học
Lịch sử.
Ngô Minh Oanh (2006), Một số vấn đề đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch
sử ở trường THPT, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III (2004 – 2007), lưu hành
nội bộ.

119



Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
9.

10.
11.
12.
13.

14.

120

Lê Vinh Quốc (2011), Đổi mới dạy học theo khoa học giáo dục hiện đại (lí thuyết và
ứng dụng) chuyên đề đổi mới dạy học, Nxb Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh.
Trương Hữu Quýnh (2011), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục Việt
Nam.
Nguyễn Thị Kim Thành (chủ biên) (2014), Bảo tàng, di tích nơi khơi nguồn cảm hứng
dạy và học lịch sử cho học sinh phổ thông, Nxb Giáo dục Việt Nam.
Tô Bá Trọng (1990), “Bác Hồ với giáo dục lao động”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục,
số 2.
Nguyễn Văn Trung (chủ biên) (1996), Chính sách đối với thanh niên (lí luận và thực
tiễn), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
Tsunesaburo Makiguchi, Cao Xuân Hạo hiệu đính (1994), Giáo dục vì cuộc sống sáng
tạo, nhóm giảng viên Khoa Anh văn – Đại học Tổng hợp TPHCM dịch, Trường Đại
học Tổng hợp TPHCM, Nxb Trẻ.




×