Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Các hình thức rèn luyện kĩ năng viết sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.33 KB, 8 trang )

Năm học 2015 - 2016

CÁC HÌNH THỨC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT SÁNG TẠO
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Đỗ Đinh Linh Vũ,
Đỗ Gia Linh
(Sinh viên năm 2, Khoa Ngữ văn)
GVHD: ThS Lê Thị Ngọc Chi
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ngữ văn là môn học công cụ giúp học sinh (HS) phát huy năng lực (NL) bản
thân. Trong đó phần Làm văn là một bộ phận không tách rời của Chương trình Ngữ
văn. Làm văn cùng với Đọc văn là hai hoạt động quan trọng nhất của việc dạy học Ngữ
văn trong nhà trường trung học phổ thông (THPT). Phân môn làm văn với NL tạo lập
văn bản là một NL đặc trưng của môn học cần được chú ý. Trong đó kĩ năng viết là
mục tiêu quan trọng mà trường phổ thông phải hướng tới khi rèn luyện NL tạo lập văn
bản cho HS.
1.2. Chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 sẽ được xây dựng theo định
hướng hình thành và phát triển NL cho HS. Trong đó, NL giao tiếp đóng một vai trò
trọng yếu và trong NL giao tiếp thì kĩ năng viết (NL bộ phận) rất được coi trọng. Như
thế, có thể thấy việc đề xuất và tìm hiểu về các hình thức rèn luyện kĩ năng viết góp
phần thực hiện yêu cầu của định hướng đổi mới giáo dục.
1.3. Viết sáng tạo (VST) giúp HS không bị áp đặt theo khuôn mẫu, cố gắng tư
duy, tưởng tượng và mạnh dạn bày tỏ chính kiến là cách thức hữu hiệu để phát huy tính
chủ động, sáng tạo riêng. Từ việc vận dụng những cách thức trên, HS tự tạo thêm cơ
hội để hoàn thiện khả năng tư duy sáng tạo, phản biện trước nhiều phương diện của
cùng một vấn đề. Như vậy, VST là cơ sở để hình thành và phát huy NL cho HS mà
trước tiên là NL giao tiếp.
1.4. Đã có một số bài viết đề cập việc rèn luyện cho HS kĩ năng VST, các hướng
ra đề mở và đề xuất các hình thức thay đổi cách đánh giá chấm điểm bài viết của HS.
Tuy nhiên, việc thực hiện các đề xuất đó và tổ chức các hoạt động trong lớp giúp cho
HS rèn luyện kĩ năng viết chưa được quan tâm nhiều. Việc triển khai các hình thức rèn


luyện kĩ năng VST ở bậc THPT vẫn chưa được quan tâm và nghiên cứu đúng mức.
Chúng tôi cho rằng việc tìm hiểu và cụ thể hóa việc tiến hành tổ chức các hình
thức rèn luyện kĩ năng VST cho HS sẽ giúp các em thực sự được luyện viết thường
xuyên, hiệu quả. Từ những lí do và yêu cầu trên, chúng tôi chọn vấn đề “CÁC HÌNH
THỨC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG” làm đề tài nghiên cứu.

121


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

2. Lịch sử vấn đề
2.1. Trên phương diện lí thuyết
Chúng tôi đã khảo sát những tài liệu sau
 Dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông (Hoàng Hòa Bình chủ biên, 2014)
 Ngữ pháp văn bản và việc dạy làm văn (Nguyễn Trọng Báu – Nguyễn Quang
Ninh – Trần Ngọc Thêm, 1985)
 Phương pháp dạy học tiếng Việt (Lê A chủ biên, 2001)
 Giáo trình phương pháp dạy và học kĩ năng làm văn (Mai Thị Kiều Phượng,
2009)
 Phương pháp dạy học làm văn (Nguyễn Đăng Châu, 2013)
 Triết lí giáo dục của John Dewey: nhu cầu tất yếu cho sự đổi mới giáo dục toàn
diện ở Việt Nam (Nguyễn Thủy Tiên, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, kì 1 – 02/2015);
 Quy trình phát triển NL sáng tạo trong tạo lập văn bản nghị luận dành cho HS
giỏi môn Ngữ văn (Nguyễn Thị Thanh Thi, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, kì 2 –
02/2016)
2.2. Trên phương diện thực tiễn
Chúng tôi tìm hiểu những tài liệu sau
 Phương pháp dạy đọc hiểu văn bản (Taffy E. Raphael – Efrieda H. Hiebert,

2007)
 Đề văn và việc rèn luyện NL VST cho HS giỏi văn (Đỗ Ngọc Thống, 2014).
 Tài liệu chuyên văn – 3 tập (Đỗ Ngọc Thống, 2014)
2.3. Nhận xét
Khi điểm qua một vài giáo trình dạy học Ngữ văn nói chung và làm văn nói riêng,
chúng tôi nhận thấy rằng giai đoạn trước vẫn chưa có giáo trình dạy làm văn nào đề cập
một cách cụ thể về kĩ năng VST; hoặc nếu như có đề cập thì cũng khá mờ nhạt, chưa
thể là cơ sở để trở thành những hướng dẫn về mặt PP cho GV. Còn trong giai đoạn gần
đây, đã có một số giáo trình bước đầu cụ thể hóa lí thuyết về VST (khái niệm VST,
phương pháp dạy học (PPDH) VST, một số dạng đề VST...)
Thực tiễn cho thấy việc rèn luyện kĩ năng VST ngày càng được xã hội quan tâm,
nhiều hình thức mang tính mở đầu cho việc rèn luyện VST đã được đề cập, cụ thể là
việc ra đề theo hướng mở, hình thức viết nhật kí trong việc dạy học Ngữ văn ở trường
THPT.
3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hình thức VST gắn với hệ thống bài học tiếng Việt
làm văn trong SGK THPT hiện hành, trong đó tập trung vào bốn hình thức (viết nhật
kí, viết ngắn, sáng tác văn học, viết hợp tác). Mỗi hình thức được nghiên cứu từ các

122


Năm học 2015 - 2016

phương diện như vai trò, đặc điểm, một số dạng đề cụ thể và gợi ý về cách tổ chức và
kiểm tra đánh giá để phục vụ cho việc rèn luyện kĩ năng VST.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Bước đầu cụ thể hóa lí thuyết các hình thức rèn luyện kĩ năng VST.
 Đề xuất các hình thức rèn luyện kĩ năng VST khả thi, phù hợp với HS THPT.

 Tiến hành thực nghiệm kiểm chứng hiệu quả thực tế của các hình thức đã đề
xuất.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp (PP) nghiên cứu tài liệu là PP thu thập thông tin thứ cấp thông qua
các tài liệu có sẵn. Chúng tôi sử dụng PP này để tổng hợp cơ sở lí thuyết của các tác giả
về dạy học làm văn, hệ thống lại các hình thức viết đang áp dụng trong chương trình
hiện hành từ đó xây dựng những hình thức rèn luyện kĩ năng VST phù hợp cho HS
THPT hiện nay.
4.2. Phương pháp thực nghiệm
Sử dụng PP này, chúng tôi tiến hành thực nghiệm một số hình thức VST ở
Trường THPT Châu Thành (Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Bắt đầu từ việc xây dựng các
mẫu đề thử nghiệm, trao đổi với GV về việc thực nghiệm, sau đó chúng tôi cho 218
học sinh (cả ban tự nhiên và ban cơ bản) thuộc hai khối lớp 10 và 11 làm các đề thử
nghiệm. Qua kết quả thực nghiệm chúng tôi muốn đánh giá khả năng VST của HS,
mức độ phù hợp, khả thi của các hình thức VST mà chúng tôi đã đề xuất, đồng thời rút
kinh nghiệm cho việc áp dụng các hình thức này vào dạy làm văn ở trường phổ thông.
4.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Chúng tôi thiết kế bảng hỏi dành cho hai đối tượng khảo sát gồm: HS làm các đề
thử nghiệm và HS không làm các đề thử nghiệm. Việc khảo sát được tiến hành đồng
thời giữa hai nhóm đối tượng và diễn ra sau khi chúng tôi hoàn thành việc cho HS viết
các đề thử nghiệm. Bảng khảo sát gồm hai phần: phần đánh giá của HS về các dạng đề
VST mà chúng tôi đã thực nghiệm (chỉ dành cho nhóm HS có tham gia thực nghiệm)
và phần đánh giá về hoạt động làm văn ở trường THPT hiện hành (dành cho cả hai
nhóm đối tượng). Vận dụng PP này, chúng tôi mong muốn nhận được sự đánh giá của
HS về các hình thức viết trong chương trình hiện hành cũng như các hình thức VST mà
chúng tôi đề xuất. Ngoài ra chúng tôi cũng cần nhận được sự phản hồi của HS về thái
độ, sở thích đối với từng hình thức, từ đó có thể hệ thống được các hình thức rèn luyện
VST phù hợp.
5. Nội dung nghiên cứu

5.1. Cơ sở lí luận
5.1.1. Khái quát về “viết sáng tạo”

123


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

 Về khái niệm, trên cơ sở tổng hợp quan điểm, phân tích kết quả nghiên cứu của
các tác giả Hoàng Phê, Trần Thị Hiền Lương, Trần Văn Lợi, Ali Hale có thể hiểu VST
là kĩ năng biểu đạt suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc, trí tưởng tượng… của người viết ở các
dạng văn bản khác nhau.
 Về vai trò, trong việc dạy học làm văn ở trường THPT, việc VST giúp cho
người viết phát huy NL và phẩm chất cá nhân: cụ thể là phát huy sự chủ động trong tư
duy, phát huy cá tính sáng tạo trong việc nêu ý kiến và tìm cách lập luận để thuyết phục
mọi người đồng tình với ý kiến của bản thân; đồng thời tạo ra những cách nhìn mới, đa
dạng đối với vấn đề được đặt ra. Đối với việc viết ở nhiều dạng văn bản khác nhau,
VST góp phần thay đổi quan niệm gò bó về làm văn “là phần rèn luyện cho HS tập
làm những văn bản văn học” [1, 185]; không chỉ thế, việc rèn luyện NL tạo lập các
dạng văn bản khác nhau còn có vai trò phục vụ cho mục đích giao tiếp, ứng dụng trong
đời sống xã hội. Ngoài những vai trò trên, VST còn giúp HS thấy được chức năng và
giá trị của hoạt động viết, bồi đắp xúc cảm nghệ thuật, kích thích trí tưởng tượng…
đồng thời cũng là cơ hội để HS có thêm trải nghiệm và thư giãn. HS có cơ hội tự do lựa
chọn chủ đề và cách viết, phát triển trình độ nhận thức và kĩ năng giao tiếp của mình.
Như vậy, việc rèn luyện kĩ năng VST cho HS THPT vừa giúp các em trau dồi kĩ năng
làm văn vừa tạo cơ hội cho các em nhận được những giá trị khác ngoài môn học.
5.1.2. Hình thức tổ chức các hoạt động dạy “viết sáng tạo”
 Dạng bài viết: Qua số liệu thống kê, chúng tôi nhận thấy chương trình hiện
hành đã tạo nhiều cơ hội cho HS luyện viết với các hình thức đa dạng, bao gồm bài
nghị luận về vấn đề xã hội, bài nghị luận về vấn đề văn học, bài tự sự (một câu chuyện

đã học hoặc chuyện tưởng tượng), bài thuyết minh, nhật kí, thư, bài phỏng vấn (viết
câu hỏi phỏng vấn và viết câu trả lời phỏng vấn), tin ngắn (mẩu tin), một số dạng viết
ngắn khác (điểm sách, điểm phim)… Tuy nhiên, cũng có thể nhận thấy sự chênh lệch
về mức độ sử dụng các hình thức trong quá trình luyện viết của HS. Cụ thể là, một số
hình thức được sử dụng thường xuyên để luyện viết như bài nghị luận về vấn đề xã hội,
bài nghị luận về vấn đề văn học, bài tự sự, bài thuyết minh. Trong khi đó, các hình thức
khác như nhật kí, thư, bài phỏng vấn (viết câu hỏi phỏng vấn và viết câu trả lời phỏng
vấn), tin ngắn (mẩu tin), một số dạng viết ngắn khác (điểm sách, điểm phim)… thì chưa
được sử dụng thường xuyên.
 Hình thức viết: Bên cạnh việc dạy viết bằng các dạng bài viết khác nhau,
chúng tôi cũng khảo sát ý kiến của HS về việc dạy viết qua các hình thức viết.
Bảng 1. Thống kê mức độ sử dụng các hình thức tổ chức luyện viết
Câu hỏi

Câu trả lời

Số lượng HS lựa
chọn đáp án

Tỉ số %

Trong quá trình làm văn, em đã
từng được tổ chức viết theo hình
thức nào dưới đây? (có thể chọn
nhiều đáp án)

Viết cá nhân

217


79.2

Viết theo cặp

61

22.3

Viết theo nhóm

104

38

124


Năm học 2015 - 2016

Từ thống kê bảng hỏi trên, ta thấy HS thường được luyện viết cá nhân, ít có cơ
hội viết theo cặp hay viết theo nhóm.
 Hình thức kiểm tra đánh giá: Trong cách thức kiểm tra đánh giá NL của HS,
các đề kiểm tra đánh giá còn mang tính khuôn mẫu, đánh giá NL của HS thông qua
việc kiểm tra khả năng tái hiện nội dung bài học, ghi nhớ kiến thức đã được giảng dạy.
Các đề thường có yêu cầu khá giống nhau. Ngoài ra, cách ra đề vẫn còn nhiều hạn chế
trong việc đưa lệnh làm bài. Yêu cầu của một bài văn nghị luận thường chỉ dùng một số
thao tác lập luận nhất định để giải quyết vấn đề, cụ thể như “hãy phân tích…”, “hãy
chứng minh…”, “hãy bình luận…”… Trong khi đó, ít có bài văn nào chỉ dùng riêng lẻ
giải thích, chứng minh hoặc một thao tác lập luận. Như vậy, việc tập trung viết bài theo
thao tác nhất định mà đề yêu cầu sẽ làm HS bị gò bó; từ đó khó có thể VST. Hơn nữa

việc đưa ra lệnh làm bài một cách cứng nhắc sẽ hạn chế khả năng tư duy, sáng tạo và
thu hẹp cơ hội bày tỏ cảm xúc, quan điểm cá nhân trong bài viết của HS.
5.2. Đề xuất các hình thức rèn luyện kĩ năng VST cho HS
5.2.1. Viết nhật kí
 Vai trò
 Đặc điểm
 Một số dạng đề
 Gợi ý về cách thức tổ chức và kiểm tra đánh giá
5.2.2. Viết ngắn
 Vai trò
 Đặc điểm
 Một số dạng đề
 Gợi ý về cách thức tổ chức và kiểm tra đánh giá
5.2.3. Sáng tác văn học
 Vai trò
 Đặc điểm
 Một số dạng đề
 Gợi ý về cách thức tổ chức và kiểm tra đánh giá
5.2.4. Viết hợp tác
 Vai trò
 Đặc điểm
 Một số dạng đề
 Gợi ý về cách thức tổ chức và kiểm tra đánh giá
5.3. Thực nghiệm kiểm chứng hiệu quả thực tế của các hình thức đã đề xuất
5.3.1. Mục đích thực nghiệm

125


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH


 Bước đầu đánh giá về khả năng VST của HS thông qua những đề VST được đề
xuất.
 Qua phản hồi của HS về những đề VST trong bảng câu hỏi khảo sát, chúng tôi
đánh giá mức độ hứng thú và sự quan tâm của HS đối với những dạng đề VST.
 Rút ra những kết luận về tính khả thi, hiệu quả của các đề thực nghiệm.
 Thông qua việc nhận xét, đánh giá một cách khách quan kết quả thực nghiệm
thu được, chúng tôi muốn rút ra những kinh nghiệm đối với việc rèn luyện kĩ năng VST
cho HS THPT.
5.3.2. Mô tả thực nghiệm
 Bước 1: Thiết kế mẫu đề cho các dạng đề của hình thức luyện viết đã đề xuất.
 Bước 2: Gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với GV về các vấn đề liên quan đến việc
thực nghiệm. Đồng thời, cung cấp bản hướng dẫn để GV tiến hành thực nghiệm cho
đúng tiến độ và yêu cầu.
 Bước 3: Thu bài thực nghiệm, thống kê kết quả và đánh giá.
 Bước 4: Tiến hành cho HS làm bảng câu hỏi khảo sát.
5.3.3. Địa điểm thực nghiệm
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm các đề VST ở 7 lớp tại Trường THPT Châu
Thành (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu):
Lớp 10
Lớp 11
Ban tự nhiên
Ban cơ bản
Ban tự nhiên
Ban cơ bản
10A1
10B2, 10B4, 10B5, 10B9
11A1
11B4
5.3.4. Kết quả thực nghiệm

Khi làm các đề VST, hầu hết bài làm văn của HS đều có thể đáp ứng được yêu
cầu cơ bản của việc VST là tự do bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc và trí tưởng tượng:
Bảng 2. Thống kê số lượng bài viết sáng tạo đạt yêu cầu
Dạng đề
Bài đạt yêu cầu
Tổng số bài
Viết nhật kí đọc sách
35
35
Viết nhật kí hành trình
19
26
Viết điểm sách
47
55
Viết điểm phim
33
35

Tỉ số %
100
73.1
85.5
94.3

Viết cảm nhận về một tình tiết trong
tác phẩm

39


39

100

Viết bài phỏng vấn

26

28

92.9

Qua phản hồi của HS về những đề VST trong bảng câu hỏi khảo sát, chúng tôi
nhận thấy hầu hết HS có hứng thú với các dạng đề VST mà chúng tôi thực nghiệm.

126


Năm học 2015 - 2016

Bảng 3. Thống kê ý kiến đánh giá về các hình thức viết thực nghiệm
Câu trả lời
Số HS làm
Các hình thức
Rất
Bình
Không
bảng hỏi
thích
thường

thích
13 =
21 =
Nhật kí đọc sách
34
0
38.2%
61.8%
Bài phỏng vấn (viết câu hỏi phỏng
vấn và viết câu trả lời phỏng vấn)

9

2=
22.2%

6=
66.6%

1=
11.1%

Một số dạng viết ngắn khác (điểm
sách, điểm phim, cảm nhận về
môt chi tiết trong tác phẩm…)

83

39 =
47%


39 =
47%

5 = 6%

Mặc dù đã cố gắng chọn lựa và xây dựng những dạng đề phù hợp nhưng trong
quá trình thực nghiệm, chúng tôi vẫn còn nhiều thiếu sót: vẫn còn các dạng đề khác và
hình thức sáng tác văn học chưa được thực nghiệm; ngoài ra việc thực nghiệm chỉ thực
hiện được một lần chưa đánh giá được thành quả của quá trình nên cần phải rút kinh
nghiệm trong việc tổ chức rèn luyện cho HS.
6. Kết luận
6.1. Đóng góp của đề tài
Đề tài đã nghiên cứu và khẳng định vai trò thiết thực của các hình thức VST. Dựa
trên cơ sở nghiên cứu, chúng tôi bước đầu đã cụ thể hóa lí thuyết về VST, trình bày vai
trò của VST đối với việc học tập bộ môn Ngữ văn và đối với việc phát triển NL người
học trong định hướng giáo dục hiện nay. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng lần lượt làm rõ
những ưu điểm và hạn chế của việc dạy VST ở trường THPT với ba khía cạnh là
PPDH, hình thức tổ chức các hoạt động dạy VST và hình thức kiểm tra đánh giá.
6.2. Một số lưu ý cho GV khi sử dụng những hình thức VST đã đề xuất
GV cần nghiên cứu, xem xét tình hình cụ thể của từng lớp học, đối tượng HS để
áp dụng các hình thức luyện viết phù hợp. Ngoài ra, VST không chỉ là sáng tạo về nội
dung mà GV cũng cần chú trọng cho HS về việc đảm bảo các quy tắc về chính tả, ngữ
pháp và phong cách ngôn ngữ.
6.3. Hướng phát triển của đề tài
việc nghiên cứu về dạy học VST cần được xem xét và có định hướng phát triển
cụ thể hơn. Cụ thể, đề tài này cần được triển khai nghiên cứu ở bậc THCS; đối sánh kết
quả thực nghiệm giữa HS trường chuyên và trường bình thường, ở hai chương trình
Ngữ văn cơ bản và nâng cao. Có như vậy, chúng tôi tin kết quả đạt được sẽ hoàn thiện
hơn, đóng góp tích cực hơn trong việc rèn luyện NL tạo lập văn bản cho HS nói riêng

và đổi mới PPDH Ngữ văn nói chung.

127


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

1.
2.

3.

4.
5.
6.

128

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê A (chủ biên), Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2001), Phương pháp dạy học
tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Hoàng Hòa Bình (chủ biên), Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Thúy Hồng, Trần Thị Hiền
Lương, Vũ Nho, Nguyễn Thị Phương Thảo, Đỗ Ngọc Thống, Nguyễn Thị Hồng Vân
(2014), Dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Taffy E. Raphael, Efrieda H. Hiebert (2007), Lê Công Tuấn, Nguyễn Văn Lợi,
Nguyễn Thị Hồng Nam, Trương Thị Ngọc Điệp, Phạm Việt Tiến, Trần Minh Tuấn,
Hồng Lư Chí Toàn (dịch), Phương pháp dạy đọc hiểu văn bản, Nxb Đại học Sư phạm.
Đỗ Ngọc Thống (2006), Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn trung học
phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Phạm Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Nương, Nguyễn Thị

Hồng Vân (2007), Hệ thống đề mở Ngữ Văn 10, Nxb Giáo dục, Huế.
Đỗ Ngọc Thống (2014), Tài liệu chuyên văn, 3 tập, Nxb Giáo dục Việt Nam.



×