Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Hỗ trợ hoạt động học tập cho sinh viên khiếm thị tại trường đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.92 KB, 10 trang )

Năm học 2016 - 2017

HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CHO SINH VIÊN KHIẾM THỊ
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Đinh Văn Lộc,
Đặng Mạnh Phi,
Nguyễn Hoàng An,
Nguyễn Thị Thảo
(Sinh viên năm 2, khoa Khoa học Giáo dục)
GVHD: ThS Nguyễn Văn Hiến
1. Phần mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Hoạt động học tập của sinh viên khiếm thị (SVKT) là một trong những vấn đề
được nhà trường và các tổ chức xã hội rất quan tâm. Trên thực tế, đối tượng này lại
đang gặp nhiều khó khăn như: thiếu tài liệu học tập, chưa có một môi trường, chương
trình đào tạo có tính tiếp cận phù hợp dành cho đối tượng người học khiếm thị, nhà
trường chưa có nhiều chính sách hỗ trợ, giảng viên thiếu kinh nghiệm giảng dạy cho
người học khiếm thị… Nếu không có những nghiên cứu, từ đó đề ra các biện pháp hỗ
trợ cần thiết thì chất lượng học tập của SVKT sẽ khó được cải thiện. Từ lí do trên,
chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Hỗ trợ hoạt động học tập cho sinh viên khiếm thị tại
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thực trạng hỗ trợ hoạt động học tập của SVKT tại Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP TPHCM), từ đó đề xuất một số biện pháp hỗ trợ
hoạt động học tập cho SVKT.
1.3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Hoạt động hỗ trợ SVKT.
Đối tượng nghiên cứu: Hỗ trợ hoạt động học tập cho SVKT tại Trường ĐHSP
TPHCM.
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về hỗ trợ hoạt động học tập cho SVKT.


- Khảo sát và đánh giá thực trạng hỗ trợ hoạt động học tập cho SVKT tại Trường
ĐHSP TPHCM.
- Đề xuất và khảo nghiệm biện pháp hỗ trợ hoạt động học tập của SVKT tại
Trường ĐHSP TPHCM.
1.5. Giả thuyết nghiên cứu khoa học
Hiện nay, SVKT tại Trường ĐHSP TPHCM gặp nhiều khó khăn trong hoạt động
học tập, đặc biệt là việc tìm kiếm tài liệu. Nhà trường, thầy cô, bạn bè và gia đình đã có

213


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

nhiều hình thức hỗ trợ cho SVKT nhưng những hỗ trợ đó chưa thường xuyên và đạt
hiệu quả cao. Nếu đề xuất được các biện pháp đồng bộ, đảm bảo được tính pháp lí, lí
luận và thực tiễn thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng hỗ trợ hoạt động học tập của
SVKT tại Trường ĐHSP TPHCM.
1.6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu: Quan điểm thực tiễn và quan điểm hệ thống
Phương pháp nghiên cứu khoa học: Đề tài sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: khảo sát ý kiến 21 SVKT.
Cách tính ĐTB: Điểm số của các câu hỏi kín được quy đổi theo thang 5 bậc ứng
với các mức độ. Trong đó, điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5, chia đều thang đo làm 5
mức. Công thức tính khoản ĐTB: (ĐTB cao nhất - ĐTB thấp nhất)/5 = (5 - 1)/5 = 0.8.
Theo đó, chúng tôi có thang điểm như sau:
ĐTB

Mức độ thực hiện


Mức độ hiệu quả

1.00 – 1.80

Không bao giờ

Kém

1.81 – 2.60

Hiếm khi

Yếu

2.61 – 3.40

Thỉnh thoảng

Trung bình

3.41 – 4.20

Thường xuyên

Khá

4.21 – 5.00

Rất thường xuyên


Tốt

- Phương pháp phỏng vấn: lấy ý kiến trực tiếp trên 6 SVKT.
- Phương pháp toán thống kê: tính điểm trung bình, tần số.
1.7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Xác định thực trạng biện pháp hỗ trợ hoạt động
học tập cho SVKT và khảo nghiệm biện pháp phát triển Website “Trang chia sẻ tài liệu
dành cho SVKT”.
- Giới hạn thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu diễn ra từ tháng 11 năm 2016 đến
tháng 04 năm 2017.
- Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Khảo sát thực trạng trên 21 SVKT tại Trường
ĐHSP TPHCM.
2. Cơ sở lí luận về hỗ trợ hoạt động học tập của sinh viên khiếm thị
2.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ lâu, trên thế giới việc học tập của người khuyết tật nói chung và người khiếm
thị nói riêng đã nhận được nhiều sự quan tâm của chính phủ và toàn xã hội. Trong lĩnh

214


Năm học 2016 - 2017

vực nghiên cứu nhiều đề tài liên quan cũng được thực hiện. Nghiên cứu của nhóm tác
giả Greame Douglas, Steve McCall, Mike McLinden, Sue Pavey (Trường Đại học
Birmingham, Anh) và Jean Ware, Ann Marie Farrell (Trường Đại học St Patrick’s,
Ireland) với tựa đề “International review of literature of evidence of best practice
models and outcomes in the education of blind and visually impaired children” (Tạm
dịch: Tổng quan nghiên cứu quốc tế về các mô hình thực tiễn tốt nhất và các kết quả
trong giáo dục cho trẻ khiếm thị) vào năm 2009 [2]. Năm 2014, Xiaofang Zheng thực
hiện nghiên cứu “A study on Blind student's experience of provision and support in

school” (Tạm dịch: Một nghiên cứu về kinh nghiệm cung cấp và hỗ trợ của học sinh
mù tại trường học). Đây là luận văn thạc sĩ của tác giả tại Trường ĐH Oslo, Na Uy [3].
Tại Việt Nam, mặc dù có nhiều sự quan tâm của xã hội và các nhà giáo dục đối
với người khiếm thị, nhưng số lượng nghiên cứu liên quan đến hoạt động học tập và hỗ
trợ học tập cho người khiếm thị khá hạn chế. Năm 2015, Lương Thu Phương và các
cộng sự thực hiện nghiên cứu “Thực trạng hoạt động hỗ trợ trẻ khiếm thị trước khi đi
học hòa nhập tại các trường phổ thông – Điển cứu tại Trung tâm bảo trợ khiếm thị
Nhật Hồng” [4]. Về giáo trình, tài liệu thường được nhắc đến trong lĩnh vực này là
“Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thị” của Trần Thị Hòa (2008) [1]. Tác giả đã trình
bày những kiến thức cơ bản nhất về trẻ khiếm thị. Nhìn chung, vẫn chưa có các nghiên
cứu và tài liệu trực tiếp đề cập hoạt động học tập cũng như hỗ trợ hoạt động học tập
cho sinh viên khiếm thị.
2.2. Hỗ trợ hoạt động học tập của sinh viên khiếm thị
2.2.1. Khái niệm cơ bản
Người khiếm thị là người bị khuyết tật về thị giác. Cơ quan thị giác bị phá hủy
một bộ phận nào đó hoặc bị phá hủy hoàn toàn dẫn đến giảm hoặc mất khả năng cảm
nhận ánh sáng, màu sắc và sự vật hiện tượng.
Hoạt động học tập là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động của con người tác
động vào thế giới khách quan nhằm hình thành và phát triển kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo
và thái độ cho bản thân.
Hoạt động học tập của SVKT là loại hoạt động có mục đích, tự giác, có hệ thống,
động cơ thúc đẩy và có sự tham gia của các quá trình nhận thức từ việc tri giác thông
tin đến các quá trình tư duy phức tạp. Nó yêu cầu SVKT nỗ lực hết mình, tập trung chú
ý, phát huy những giác quan còn lại của mình.
Hỗ trợ hoạt động học tập của SVKT là hệ thống những biện pháp trợ giúp của các
lực lượng giáo dục nhằm khắc phục những khó khăn cho SVKT để họ đạt được mục
tiêu học tập.
2.2.2. Các hình thức, biện pháp hỗ trợ hoạt động học tập cho SVKT
- Nhà trường ban hành các chính sách hỗ trợ
- Thư viện xây dựng nguồn tư liệu sách nói

- Trường có đội ngũ tư vấn học tập riêng cho SVKT

215


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

- Thiết kế/ mua sắm các yếu tố cơ sở vật chất tính đến nhu cầu, đặc điểm của
SVKT
- Đề thi được xây dựng tổ chức kiểm tra, đánh giá có tính chuyên biệt cho SVKT
- Giáo viên (GV) phụ trách học phần dành thời gian tư vấn học tập cho SVKT
- GV phụ trách học phần hỗ trợ các tài liệu học tập phù hợp
- Cố vấn học tập định hướng, hỗ trợ việc học tập
- Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên của trường, khoa tổ chức các hoạt động hỗ
trợ SVKT học tập.
- Bạn bè giúp đỡ tài liệu, kinh nghiệm học tập
- Người thân hỗ trợ tài chính và việc di chuyển
3. Thực trạng hỗ trợ hoạt động học tập cho sinh viên khiếm thị tại Trường
ĐHSP TPHCM
3.1. Những khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên khiếm thị tại
Trường ĐHSP TPHCM
Kết quả khảo sát về những khó khăn trong học tập của SVKT được trình bày
trong bảng sau đây:
Bảng 1. Điểm trung bình mức độ các khó khăn trong hoạt động học tập của SVKT
STT

Nội dung khó khăn

ĐTB


Hạng

1

Xác định mục tiêu

3.5

3

2

Lĩnh hội nội dung học tập

3.4

4

3

Phương pháp học tập

3.3

5

4

Lập kế hoạch học tập


3.2

6

5

Tìm kiếm tài liệu học tập phù hợp

3.6

2

6

Cách ra đề thi/ trình bày không phù hợp

2.9

7

7

Di chuyển đến trường và thư viện

3.2

6

8


Thiếu quan tâm của giáo viên

2.5

8

9

Các bạn học cùng lớp thiếu thân thiện

2.5

8

10

Thiếu tự tin khi tham gia các hoạt động ngoại khóa

4.3

1

ĐTB chung

3.24

Bảng 1 cho thấy các khó khăn mà SVKT khi học tập tại Trường có điểm trung
bình (ĐTB) dao động từ 2.5 – 4.3 và ĐTB chung là 3.24. Kết quả khảo sát cũng cho
thấy có 7 nội dung ở mức thỉnh thoảng, 2 nội dung ở mức thường xuyên và 1 nội dung


216


Năm học 2016 - 2017

ở mức rất thường xuyên. Điều này có nghĩa là về tổng thể SVKT thỉnh thoảng có gặp
phải những khó khăn trong hoạt động học tập. Ở trên là những khó khăn do nhóm
chúng tôi đề xuất mà các bạn SVKT đang học tập tại trường có thể gặp phải, tuy nhiên
bên cạnh đó còn những khó khăn khác mà chúng tôi có thể không bao quát hết.
3.2. Kết quả thực hiện các hình thức, biện pháp hỗ trợ hoạt động học tập cho
sinh viên khiếm thị tại Trường ĐHSP TPHCM
Kết quả khảo sát về việc thực hiện các hình thức, biện pháp hỗ trợ học tập của
SVKT được trình bày trong bảng 2 sau đây:
Bảng 2. Điểm trung bình việc thực hiện và hiệu quả của các hình thức,
biện pháp hỗ trợ hoạt động học tập cho SVKT
STT

Biện pháp

Mực độ
thực hiện

Mức độ
hiệu quả

ĐTB

Hạng

ĐTB


Hạng

1

Nhà trường ban hành các chính sách hỗ trợ,
khuyến khích học tập

3.0

4

3.3

4

2

Thư viện có tài liệu dưới dạng sách nói

1.9

8

2.1

10

3


Trường có đội ngũ tư vấn học tập riêng cho
SVKT

3.0

4

2.1

10

4

Thiết kế/ mua sắm cơ sở vật chất tính đến nhu
cầu của SVKT

2.6

5

2.4

7

5

Đề thi có tính chuyên biệt cho SVKT

2.6


5

2.3

8

6

GV phụ trách học phần dành thời gian tư vấn
cho SVKT

2.4

6

3.2

5

7

GV phụ trách học phần cung cấp tài liệu dạng
mềm

3.1

3

3.5


2

8

GV cung cấp tài liệu phù hợp

3.0

4

3.4

3

9

Cố vấn học tập định hướng hỗ trợ học tập

2.4

6

3.4

3

10

Đoàn, Hội tổ chức các hoạt động hỗ trợ
SVKT


2.3

7

2.6

6

11

Bạn bè giúp đỡ tài liệu, kinh nghiệm học tập

3.6

1

2.2

9

12

Người thân hỗ trợ tài chính và di chuyển

3.3

2

3.7


1

ĐTB chung

2.8

2.9

217


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

Qua phân tích bảng 2, chúng tôi nhận thấy về mức độ thực hiện nhìn chung có
ĐTB nằm trong khoản từ 1.9 đến 3.6 (thỉnh thoảng – thường xuyên (mức thấp). Trong
đó, biện pháp bạn bè giúp đỡ tài liệu, kinh nghiệm học tập có ĐTB cao nhất với 3.6
điểm, thấp nhất là biện pháp thư viện có tài liệu dưới dạng sách nói có ĐTB là 1.9. Đối
với mức độ hiệu quả của các hình thức, biện pháp có ĐTB trong khoảng 2.1 đến 3.7 và
chưa tương xứng hoàn toàn với mức độ thực hiện của chúng.
3.3. Đề xuất biện pháp hỗ trợ hoạt động học tập cho sinh viên khiếm thị tại
Trường ĐHSP TPHCM
3.3.1. Các biện pháp được đề xuất
Dựa trên ba nguyên tắc: đảm bảo tính pháp lí, tính khoa học và tính thực tiễn.
Ngoài ra, 6 biện pháp được đề xuất dưới đây còn dựa trên việc phân tích nội dung đánh
giá thực trạng 10 khó khăn và 12 hình thức/biện pháp hỗ trợ hoạt động học tập cho
SVKT tại Trường ĐHSP TPHCM:
- Xây dựng Website chia sẻ tài liệu dành cho SVKT
- Lập nhóm trao đổi học tập trên Facebook
- Xây dựng phòng hỗ trợ sinh viên khuyết tật (khiếm thị)

- Tổ chức câu lạc bộ với chức năng hỗ trợ các SVKT
- Cung cấp đề thi theo dạng file mềm cho SVKT
- Nâng cao tính tiếp cận của cơ sở vật chất cho SVKT
3.3.2. Xây dựng Website chia sẻ tài liệu học tập cho SVKT tại Trường ĐHSP
TPHCM
BƯỚC 1: XÂY DỰNG WEBSITE

Hình 1. Giao diện của Website chia sẻ tài liệu dành cho SVKT
Các bước xây dựng Website:
- Website phát triển trên mã nguồn mở Wordpress, được viết bằng ngôn ngữ lập
trình PHP.
- Sau đó được chạy thử nghiệm và kiểm tra trên localhost bằng phần mềm
Xampp.

218


Năm học 2016 - 2017

- Bước tiếp theo là upload mã nguồn (Source) và cơ sở dữ liệu (database) của
web lên host và trỏ tên miền về host để web có thể chính thức hoạt động.
- Địa chỉ Website:
- Website bao gồm các phần sau:
+ Phần tên và khẩu hiệu của Website.
+ Phần menu ngang gồm các “menu cha” như: Các môn chung, Quản lí giáo dục,
Tin học, Đôi lời giới thiệu, liên hệ. Khi kích hoạt vào các menu chính sẽ hiện thị các
“chuyên mục con” như: Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo dục quốc phòng, Lịch sử các Tư
tưởng Giáo dục…
+ Phần đôi lời giới thiệu: giới thiệu chung về Website, mục đích, nội dung, cách
đóng góp tài liệu cho Website.

+ Phần khung tìm kiếm: dùng để tìm kiếm các tài liệu của Website.
+ Phần bài viết mới: liệt kê 5 bài đăng mới nhất của Website.
+ Phần chuyên mục: liệt kê các chuyên mục của web như các môn chung, Đường
lối Đảng Cộng sản Việt Nam, Giáo dục học đại cương, Giáo dục quốc phòng…
BƯỚC 2: PHỎNG VẤN NGƯỜI SỬ DỤNG
Sau khi hoàn thành cơ bản Website, chúng tôi mời 14 SVKT sử dụng và cho ý
kiến. Các SVKT được mời sử dụng Website đã có những phản hồi tích cực thể hiện
qua ý kiến về mức độ hứng thú và mức độ đáp ứng nhu cầu học tập của SVKT.
Kết quả được trình bày ở bảng 3 và 4.
STT

Bảng 3. Mức độ hứng thú của SVKT đối với Website
Mức độ hứng thú
Số lượng
Tỉ lệ (%)

1

Hoàn toàn không hứng thú

1

7.1%

2

Không hứng thú

0


0.0%

3

Ít hứng thú

7

50%

4

Khá hứng thú

1

7.1%

5

Rất hứng thú

5

35.7%

Tổng

14


100

STT
1
2
3
4
5

Bảng 4. Mức độ đáp ứng của Website đối với SVKT
Mức độ đáp ứng
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Hoàn toàn không đáp ứng
1
7.1%
Không đáp ứng
0
0.0%
Ít đáp ứng
3
21.4%
Đáp ứng
6
42.9%
Hoàn toàn đáp ứng
4
28.6%
Tổng
14

100

ĐTB

3.6

ĐTB

3.9

219


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

Như vậy, kết quả ở bảng 3 và bảng 4 cho thấy các bạn SVKT tỏ ra hứng thú với
nội dung của Website, đồng thời cũng khẳng định Website bước đầu đã đáp ứng được
nhu cầu tìm kiếm tài liệu học tập của họ. Kết quả khảo nghiệm cũng đã chứng minh
được tính đúng đắn và khả thi của biện pháp xây dựng Website chia sẻ tài liệu dành
cho SVKT.
4. Kết luận và khuyến nghị
4.1. Kết luận
Về mặt lí luận, đề tài đã khái quát lịch sử nghiên cứu hoạt động học tập của người
khiếm thị trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Mặc dù, vấn đề học tập của người khiếm
thị được quan tâm nhiều, nhưng chưa được chú trọng nghiên cứu đến, đặc biệt trong
lĩnh vực tìm kiếm biện pháp hỗ trợ hoạt động học tập cho SVKT. Đề tài đã làm rõ các
khái niệm về hoạt động học tập của SVKT, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học
tập của SVKT và các biện pháp, hình thức hỗ trợ hoạt động học tập cho SVKT.
Về mặt nghiên cứu thực trạng, đề tài làm rõ được những khó khăn trong hoạt
động của SVKT và các hình thức, biện pháp hỗ trợ hoạt động học tập cho SVKT tại

Trường ĐHSP TPHCM.
Những khó khăn của SVKT xoay quanh vấn đề tìm kiếm tài liệu, lĩnh hội nội
dung, xác định mục tiêu học tập, sử dụng phương pháp học, tiếp cận nội dung đề thi, di
chuyển, sự quan tâm của bạn bè, GV, thiếu tự tin. Trong đó, ba khó khăn lớn nhất là
“thiếu tự tin khi tham gia các hoạt động ngoại khóa”, “khó tìm được những tài liệu liên
quan đến môn học mà phù hợp với mình” và “khó khăn trong quá trình xác định mục
tiêu học tập”.
Trong số 12 hình thức/ biện pháp hỗ trợ hoạt động học tập cho SVKT được đưa
ra lấy ý kiến đều nhận được phản hồi là có thực hiện, nhưng mức độ thực hiện vẫn
chưa thường xuyên và hiệu quả cũng chưa cao. Biện pháp “Thư viện có tài liệu sách
nói” dù ở khảo sát vẫn cho ra mức độ trung bình hiếm khi, tức vẫn có thực hiện, nhưng
thực tế tìm hiểu của nhóm nghiên cứu là chưa có.
Về biện pháp hỗ trợ hoạt động học tập cho SVKT Trường ĐHSP TPHCM,
nghiên cứu đã trình bày 6 biện pháp cụ thể gắn với đặc thù của SVKT tại trường, đó là:
xây dựng Website chia sẻ tài liệu dành cho SVKT, lập nhóm trao đổi học tập trên
Facebook, xây dựng phòng hỗ trợ SVKT, tổ chức câu lạc bộ với chức năng hỗ trợ các
SVKT, cung cấp đề thi theo dạng file mềm cho SVKT, nâng cao tính tiếp cận của cơ sở
vật chất cho SVKT. Khảo nghiệm biện pháp xây dựng Website “Trang chia sẻ tài liệu
dành cho SVKT” tại Trường ĐHSP TPHCM đã cho thấy tính hiệu quả và khả thi của
biện pháp.
4.2. Khuyến nghị
4.1.1. Đối với nhà trường
- Xác định mục tiêu học tập rõ ràng cho SVKT, dần dần hình thành động cơ học
tập cho SVKT.

220


Năm học 2016 - 2017


- Truyền thông và đẩy mạnh các chính sách, chương trình, biện pháp hỗ trợ các
bạn SVKT.
- Yêu cầu các GV quan tâm, chú ý đặc biệt đến các bạn SVKT tham gia học tập
học phần của.
- Hỗ trợ các bạn SVKT tiếp cận tốt nhất với đề thi kết thúc học phần; chú ý, quan
tâm các SVKT trong vấn đề dạng đề thi và thời gian thi để các bạn có thể phát huy hết
năng lực và khả năng của mình, tránh tình trạng đánh giá sai năng lực của các bạn
SVKT chỉ vì lí do khách quan.
- Khuyến khích các tổ chức Đoàn, Hội chú ý hơn trong quá trình tổ chức các hoạt
động tình nguyện, lưu ý hơn đến nguyện vọng và nhu cầu của các bạn SVKT trong việc
tham gia các hoạt động ngoại khóa.
- Nhà trường cần nên lưu ý hơn về việc xây dựng, mua sắm cơ sở vật chất gắn với
tính tiếp cận với SVKT.
- Nếu biện pháp thành lập Website mang tính khả thi và đáp ứng nhu cầu thì
chúng tôi đề nghị phổ biến trong nhà trường về trang Website này, giúp chia sẻ tài liệu
một cách rộng rãi đến cộng đồng SVKT.
4.1.2. Đối với giảng viên
- GV chủ động hơn trong việc hỗ trợ các bạn SVKT trong hoạt động học tập tại
trường; sẵn sàng, nhiệt tình giúp đỡ các bạn SVKT; cung cấp cho các bạn SVKT tài
liệu phù hợp; dành nhiều thời gian tư vấn, tâm sự, chia sẻ với các bạn SVKT để các bạn
cảm thấy tự tin và thoải mái hơn trong hoạt động học tập.
- Biên soạn lại tài liệu phù hợp với nội dung mới và mang tính tiếp cận nhất có
thể cho các bạn SVKT.
- Linh hoạt trong cách giảng dạy và việc kiểm tra giữa kì để các bạn không cảm
thấy áp lực, căng thẳng trong hoạt động học tập.
4.1.3. Đối với SVKT
- Xác định rõ mục tiêu khi tham gia hoạt động học tập tại trường đồng thời xây
dựng động cơ học tập bền vững.
- Tìm kiếm tài liệu một cách tích cực bằng nhiều nguồn và nhiều cách khác nhau
để làm phong phú hơn nguồn tài liệu học tập của bản thân không dựa dẫm quá nhiều

vào GV hoặc bạn bè.
- Tìm hiểu về các ngành học, những môn học của ngành để tránh trường hợp gặp
quá nhiều khó khăn trong quá trình học tập (những môn đòi hỏi di chuyển nhiều hoặc
cần phải thực nghiệm, thí nghiệm nhiều…).
- Chủ động lập kế hoạch học tập phù hợp với bản thân, chủ động tìm đến sự hỗ
trợ của bạn bè, GV hay nhà trường mà bỏ qua tâm lí tự ti, rụt rè.
- Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa để phát triển thêm nhiều kĩ năng,
mối quan hệ và xây dựng sự gắn kết với bạn bè.

221


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trần Thị Hòa (chủ biên) (2008), Đại cương Giáo dục trẻ khiếm thị, Trường Đại học
Sư phạm Đà Nẵng.

2.

Greame Douglas, Steve McCall, Mike McLinden, Sue Pavey, Jean Ware, Ann Marie
Farrell (2009), International review of literature of evidence of best practice models
and outcomes in the education of blind and visually impaired children, NCSE
Research Report No:3, United Kingdom.

3.

Xiaofang Zheng (2014), A study on Blind student's experience of provision and
support in school, Master thesic, Oslo Unviversity, Norway.


4.

Lương Thu Phương và các cộng sự (2015), Thực trạng hoạt động hỗ trợ trẻ khiếm thị
trước khi đi học hòa nhập tại các trường phổ thông – Điển cứu tại Trung tâm bảo trợ
khiếm thị Nhật Hồng, Đề tài nghiên cứu khoa học, Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và nhân văn TP Hồ Chí Minh.

222



×