Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Xây dựng cẩm nang tuyên truyền nhằm phòng chống bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.38 KB, 11 trang )

Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

XÂY DỰNG CẨM NANG TUYÊN TRUYỀN
NHẰM PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Bích Thảo,
Nguyễn Hoàng Xuân Huy
(Sinh viên năm 2, 3 Khoa Tâm lí học)
GVHD: PGS TS Huỳnh Văn Sơn
1. Mở đầu
Theo báo cáo về tình trạng bạo lực trong các trường học ở châu Á của tổ chức
phát triển cộng đồng tập trung vào trẻ em Plan International và Trung tâm nghiên cứu
về phụ nữ (ICRW), tình trạng bạo lực học đường (BLHĐ) tại các trường học ở châu Á
đang ở mức báo động, với 7/10 học sinh (HS) từng trải nghiệm BLHĐ. Trong 5 quốc
gia được nghiên cứu, Việt Nam đứng thứ hai với tỉ lệ HS gặp phải BLHĐ là 71%. Theo
thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2010, cứ 9 trường học với khoảng 5260 HS
thì có một vụ đánh nhau, cứ hơn 10.000 HS thì có một HS bị kỉ luật khiển trách, cứ
5.555 HS thì có một Hs bị kỉ luật cảnh cáo vì đánh nhau và cứ 11.111 HS thì có 1 HS
bị buộc thôi học có thời hạn vì đánh nhau [35].
Nhiều nghiên cứu về tình trạng BLHĐ đã thực hiện. Tuy vậy, những công trình
nghiên cứu chủ yếu chỉ đề cập lí luận, nguyên nhân và các biện pháp phòng chống bằng
cách tăng cường giáo dục nhưng vẫn chưa đưa ra các sản phẩm có tính ứng dụng cao
nhằm phòng chống, hạn chế tình trạng BLHĐ cho HS trung học cơ sở (THCS). Vì vậy,
đề tài “Xây dựng cẩm nang tuyên truyền nhằm phòng chống bạo lực học đường cho
học sinh trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh” được xác lập.
2. Mục đích, đối tượng, phương pháp, giới hạn và phạm vi nghiên cứu
2.1. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu thực trạng: 289 HS thuộc ba trường THCS tại TPHCM:
Trường THCS Lê Anh Xuân (quận Tân Phú), Trường Trung học Thực hành Sài Gòn
(Quận 5) và Trường THCS Nguyễn Tri Phương (Quận 10).


- Khách thể nghiên cứu thử nghiệm: 20 HS trường THCS Lê Anh Xuân (quận
Tân Phú).
Ngoài ra, khách thể nghiên cứu bổ trợ gồm hiệu trưởng các trường THCS, giáo
viên và phụ huynh có con học ở trường THCS thuộc nhóm mẫu khảo sát.

270


Năm học 2015 - 2016

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng cẩm nang tuyên truyền phòng chống BLHĐ cho HS THCS tại
TPHCM.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp này nhằm tìm hiểu thực trạng nhu cầu về nội dung và hình thức cẩm
nang tuyên truyền phòng chống BLHĐ HS THCS mong muốn; tìm hiểu mức độ hài
lòng của HS về quyển cẩm nang khi tiến hành thử nghiệm cẩm nang.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ứng dụng
Phương pháp này được khai thác chủ yếu qua các kĩ thuật tạo ra sản phẩm hoạt
động. Mục tiêu là tạo ra cẩm nang tuyên truyền nhằm phòng chống BLHĐ. Dựa trên
các tài liệu về BLHĐ, về tâm lí HS THCS và kết quả khảo sát nhu cầu của HS THCS
để xác định nội dung – hình thức cẩm nang; các yêu cầu kĩ thuật, ứng dụng và yêu cầu
chung khi xây dựng cẩm nang nhằm phòng chống BLHĐ.
2.2.3. Phương pháp thử nghiệm
Phương pháp thử nghiệm được tiến hành nhằm thử nghiệm tính thu hút, phù hợp
và sự chấp nhận, thái độ hài lòng của HS THCS đối với cẩm nang tuyên truyền phòng
chống BLHĐ đã xây dựng sơ khởi.
2.2.4. Các phương pháp khác
Các phương pháp khác được sử dụng gồm: phương pháp nghiên cứu lí luận,

phỏng vấn, chuyên gia và thống kê toán học.
2.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu việc xây dựng cẩm nang như biện pháp tuyên truyền nhằm phòng
chống BLHĐ cho học sinh THCS tại TPHCM. Chỉ tập trung vào việc xây dựng những
nội dung tuyên truyền và hình thức trình bày cẩm nang là chủ yếu.
Chỉ khảo sát trên một số HS ở trường THCS tại Quận 5, Quận 10, quận Tân
Phú, TPHCM như nhóm mẫu giới hạn trong khảo sát thực trạng và thử nghiệm.
3. Kết quả nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu
3.1. Các cơ sở khoa học của việc xây dựng cẩm nang tuyên truyền nhằm phòng
chống BLHĐ cho HS THCS
3.1.1. Cơ sở lí luận
Xây dựng cẩm nang tuyên truyền nhằm phòng chống BLHĐ cho HS THCS là
việc tạo ra một sản phẩm nhằm phòng chống BLHĐ bằng hình thức tuyên truyền, giáo
dục. Trong đó chứa đựng những thông tin nhằm truyền thông, định hướng nhận thức,

271


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

thái độ HS để HS điều chỉnh hướng đến phòng chống tình trạng BLHĐ ở HS THCS.
Những nguyên tắc khi xây dựng cẩm nang nhằm phòng chống BLHĐ cho HS THCS:
* Đảm bảo tính mục đích
Mục đích của một hoạt động nói chung là kết quả dự kiến mà mỗi con người, mỗi
hệ thống phấn đấu để đạt được. Mục đích có tác dụng định hướng, chỉ đạo toàn bộ quá
trình hoạt động. Chất lượng hiệu quả phụ thuộc vào việc xác định mục đích ban đầu
[4]. Cẩm nang tuyên truyền nhằm phòng chống tình trạng BLHĐ là sản phẩm hỗ trợ
quá trình giáo dục hoặc khuyến khích HS – người trực tiếp sử dụng, thụ hưởng tự tìm
hiểu nên cần phải dựa trên nội dung cần nắm vững cũng như mức độ nhận thức của HS
để đề ra mục đích, chọn lọc nội dung, phương pháp, phương tiện một cách thật nghiêm

túc. Vì thế, khi xây dựng cẩm nang tuyên truyền nhằm phòng chống BLHĐ cho HS
THCS phải bám sát các mục tiêu giáo dục chung và mục tiêu giáo dục lối sống, hành vi
ứng xử. Các mục tiêu phải cụ thể hóa và xác định được các nhu cầu đạt được nhằm
định hướng cho việc giáo dục toàn diện.
* Đảm bảo tính khoa học
Những nội dung trong cẩm nang xây dựng dựa trên văn bản, đề tài, các công
trình khoa học nghiên cứu về BLHĐ làm nền tảng. Tất cả các tri thức phải được thể
hiện rõ ràng, đúng đắn dựa trên những tài liệu đã được cập nhật mới nhất. Kết quả, số
liệu nghiên cứu, khảo sát phải được công bố khách quan. Về hình thức của cẩm nang,
bố cục phải đảm bảo tính thống nhất, hợp lí, phải làm bật được ý nghĩa trọng tâm,
không trình bày lan man, khó hiểu, tuân thủ những quy chuẩn khoa học. Song song đó,
cẩm nang cần đảm bảo tính khoa học ở bình diện định hướng sử dụng.
* Đảm bảo tính phù hợp
Cẩm nang phải được thực hiện một cách phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của độ
tuổi HS THCS. Những yêu cầu về văn phong, ngôn từ, độ khó, độ sâu của kiến thức…
cần phù hợp với yêu cầu chung cũng như đặc thù của độ tuổi. Tính phù hợp này còn
được xem xét ở sự mong đợi, hứng thú, thói quen đọc cẩm nang tuyên truyền của HS.
Ngoài ra, tùy thuộc vào thực trạng của BLHĐ và đặc điểm của địa phương nghiên cứu
để có hình thức, nội dung phù hợp, thực tế [4].
* Đảm bảo tính thực tiễn
Quyển cẩm nang phải dựa trên cơ sở thực tiễn giáo dục ở địa bàn các trường
THCS. Ngoài việc truyền đạt kiến thức đơn thuần, còn phải hướng đến việc hình thành
thái độ, kĩ năng cần thiết để HS có thể áp dụng vào cuộc sống xây dựng môi trường học
tập lành mạnh, hòa nhã với bạn bè, lối sống văn hóa. Những cơ sở thực tiễn đáng chú
ý: Quá trình giáo dục HS THCS đã có những thay đổi cơ bản, sự đổi mới về mục tiêu
đào tạo, nội dung chương trình, phương pháp và hình thức, sự đổi mới về phương pháp
dạy học, cơ sở vật chất theo hướng đa dạng hóa, phong phú và hiện đại hơn. Đổi mới
giáo dục theo hướng cho HS thêm nhiều lựa chọn để trang bị cho bản thân ngoài kiến

272



Năm học 2015 - 2016

thức trong chương trình giáo dục chính khóa như kĩ năng sống, kiến thức về pháp luật,
kiến thức để bảo vệ bản thân đang được ưu tiên [4].Các phương tiện thông tin, công
nghệ phát triển hiện đại cũng tác động khá nhiều vào công tác phòng chống BLHĐ nói
chung và trong việc xây dựng quyển cẩm nang nói riêng. Vì vậy, việc xây dựng cẩm
nang phòng chống BLHĐ cho HS THCS vừa bám sát thực tiễn, vừa được các em ủng
hộ, quan tâm.
* Đảm bảo tính toàn diện
Cẩm nang tuyên truyền nhằm phòng chống BLHĐ phải đảm bảo tính hiệu quả
toàn diện, tức là có thể vừa ứng dụng rộng rãi, vừa có khả năng tạo ra những hiệu quả
giáo dục cao trên nhiều phương diện. Nó còn góp phần vào quá trình tự giáo dục bản
thân của các em HS, tiết kiệm công sức, tiền bạc và thời gian từ nhiều phía. Tính hiệu
quả thể hiện ở: hiệu quả về mặt kinh tế, hiệu quả về nhận thức, hiệu quả về mặt giáo
dục trong thực tiễn.
3.1.2. Cơ sở pháp lí
Có thể đề cập đến một số cơ sở pháp lí cơ bản khi xây dựng cẩm nang tuyên
truyền nhằm phòng chống BLHĐ cho HS THCS: Điều 27 (Luật Giáo dục bổ sung năm
2009) quy định: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân,
tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên
hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Trách nhiệm
của gia đình phải tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, làm gương cho con em, có trách nhiệm cùng nhà trường giáo dục đạo đức,
phát triển nhân cách HS. (Điều 4 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ HS; ban hành kèm theo
Thông tư số: 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo).

3.1.3. Cơ sở thực tiễn
*Các nội dung liên quan đến phòng chống BLHĐ mà HS quan tâm được tuyên
truyền
Kết quả thu nhận được cho thấy điểm trung bình tìm được ở 9 nội dung có liên
quan đến phòng chống BLHĐ được HS quan tâm theo thứ tự ưu tiên giảm dần: 1) Các
phương pháp phòng chống BLHĐ, 1,38; 2) Các kĩ năng cần thiết giúp phòng chống
phòng chống BLHĐ, 1,42; 3) Cách ứng xử phù hợp khi gặp BLHĐ, 1,42; 4) Các tình
huống BLHĐ và giải pháp, 1,47; 5) Hậu quả của BLHĐ, 1,79; 6) Các loại BLHĐ và
biểu hiện, 1,79; 7) Nguyên nhân của BLHĐ, 1,84; 8) Dấu hiệu của BLHĐ, 1,87; 9)
Thực trạng BLHĐ diễn ra trên cả nước, 2,17.

273


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

Biểu đồ 1. Các nội dung có liên quan đến phòng chống BLHĐ HS quan tâm

Có thể nhận thấy điểm trung bình ở tất cả nội dung đều đạt trên 1,3, thấp nhất là
1,38 và cao nhất là 2,17. Xét theo thang chuẩn, có 6 nội dung đạt mức “rất đồng ý” và 3
đạt mức “đồng ý”. Nói cách khác, các nội dung khảo sát đều được khách thể quan tâm,
mong muốn đưa vào quyển cẩm nang tuyên truyền. Phân tích trên bình diện nhóm nội
dung cho thấy trong 9 nội dung, có đến 4 nội dung thuộc mảng giải pháp phòng chống
BLHĐ, 4 nội dung nhận thức về BLHĐ và 1 nội dung về thực trạng BLHĐ. Kết quả
này khẳng định nhóm nội dung các giải pháp phòng chống BLHĐ được quan tâm nhiều
nhất – vượt trội, kế đến là nhận thức về BLHĐ. Sau cùng là nội dung liên quan đến
thực trạng BLHĐ.
*Thái độ đối với việc xây dựng cẩm nang tuyên truyền nhằm phòng chống BLHĐ
Biểu đồ 2. Ý kiến HS về biện pháp xây dựng cẩm nang tuyên truyền
nhằm phòng chống BLHĐ


Biểu đồ 2 cho thấy có 57,2% khách thể chính (HS) đồng tình với việc tuyên
truyền phòng chống BLHĐ bằng cẩm nang ứng với mức: hay và rất hay. Số liệu này
chiếm hơn 50% mẫu – gần đạt 3/5 mẫu. Nói khác đi, một phần đáng kể HS THCS
thuộc mẫu nghiên cứu đồng ý việc tạo ra một quyển cẩm nang tuyên truyền phòng

274


Năm học 2015 - 2016

chống BLHĐ là ý tưởng hay. Theo chuyên gia Bùi Hồng Quân thì “Tài liệu tuyên
truyền như một quyển cẩm nang là cần thiết. Nhờ đó, HS có điều kiện,“công cụ” để tự
học, tự nghiên cứu và áp dụng. Không những thế, phụ huynh cũng sẽ tác động tích cực
đến nhận thức của họ, trang bị thêm kiến thức cho phụ huynh về BLHĐ để có thể tư
vấn, hướng dẫn cho con mình xử các tình huống khi gặp phải BLHĐ”. Theo em N.H.K
– HS trường THTH SG: “Việc tìm hiểu kiến thức hay thông tin về BLHĐ hiện nay rất
dễ, thông qua mạng xã hội, truyền hình… Nhưng việc tuyên truyền không hay lắm,
chúng em phải học nhiều, thời gian học chiếm đa số khiến cho thời gian theo dõi thông
tin trên đều bị hạn chế. Có quyển cẩm nang chứa đựng đầy đủ nội dung về BLHĐ và
cách thức phòng chống sẽ thuận tiện cho chúng em hơn trong việc tự bảo vệ mình”.
Chị N.X.L – phụ huynh cho biết: “Có cẩm nang cho con phòng tránh BLHĐ thì hay
quá chứ. Tôi nghĩ cái này mang ý nghĩa rất nhân văn đối cới con em vì tôi sợ quá
những thực trạng đau lòng hiện nay có liên quan đến BLHĐ”. Như vậy, có thể khẳng
định quyển cẩm nang tuyên truyền nhằm phòng chống BLHĐ được đánh giá là hình
thức tốt và rất cần thiết dành cho HS THCS trong việc tìm hiểu về BLHĐ và cách
phòng chống tình trạng BLHĐ.
* Thái độ đối với cách thức thể hiện quyển cẩm nang tuyên truyền nhằm phòng
chống BLHĐ


T
T
1
2

3

4

5

6

7

Bảng 1. Thái độ của HS đối với cách thức thể hiện quyển cẩm nang
Hoàn
Hoàn
Phân
Không
toàn
Trung
Các yếu tố
toàn
Đồng ý
vân
đồng ý
không
bình
đồng ý

đồng ý
Có nhân vật cụ
74
76
48
19
12
2.21
thể
(32,3%) (33,2%) (21,0%)
(8,3%)
(5,2%)
Có mẫu
96
108
12
4
9
chuyện tình
1.79
(41,9%) (47,2%)
(5,2%)
(1,7%)
(3,9%)
huống BLHĐ
Chỉ cần một
34
55
71
29

40
hình thức trình
2.94
(14,8%) (24,0%) (31,0%) (12,7%) (17,5%)
bày xuyên suốt
Mỗi phần một
87
88
36
8
10
hình thức trình
1.98
(38,0%) (38,4%) (15,7%)
(3,5%)
(4,4%)
bày
Số tranh ảnh
77
46
60
33
13
minh họa
2.38
(33,6%) (20,1%) (26,2%) (14,4%)
(5,7%)
nhiều hơn chữ
Số lượng chữ
46

66
56
33
28
nhiều hơn
2.70
(20,1%) (28,8%) (24,5%) (14,4%) (12,2%)
tranh minh họa
Xen kẽ giữa
129
55
30
5
10
chữ và tranh
1.74
(56,3%) (24,0%) (13,1%)
(2,2%)
(4,4%)
ảnh minh họa

Thứ
hạng
4
2

7

3


5

6

1

275


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

Có 5 yêu cầu hay nội dung khảo sát đạt tỉ lệ trên 50% ở mức đồng ý và rất đồng ý
(cộng dồn) đó là các hình thức sau được sắp xếp theo tỉ lệ từ cao xuống thấp:Có mẫu
chuyện tình huống BLHĐ, 89,1%, Xen kẽ giữa chữ và tranh ảnh minh họa theo tỉ lệ
phù hợp, 80,3%, Mỗi phần là một hình thức trình bày khác nhau, 76,4%, Có nhân vật
cụ thể, 65,5%, Số lượng tranh ảnh minh họa nhiều hơn chữ, 53,7%.
3.2. Các bước xây dựng cẩm nang tuyên truyền nhằm phòng chống tình trạng
BLHĐ cho HS THCS
Bước 1: Dựa trên các nghiên cứu trước đây về BLHĐ, xác định nội dung, hình
thức của quyển cẩm nang.
Bước 2: Xác định các yêu cầu kĩ thuật, yêu cầu ứng dụng, yêu cầu chung khi xây
dựng cẩm nang
Bước 3: Lập dàn ý và xác định hình thức quyển cẩm nang
Bước 4: Tiến hành xây dựng cẩm nang
Bước 5: Thử nghiệm cẩm nang
Bước 6: Đánh giá sau thử nghiệm.
3.3. Mô tả cẩm nang tuyên truyền nhằm phòng chống tình trạng BLHĐ cho HS
THCS
Quyển cẩm nang có độ dài khoảng 34 trang, được chia làm 7 phần cụ thể:
- Phần 1: Bạn có biết! Đây là phần cung cấp cho người đọc thông tin về BLHĐ.

Cụ thể: định nghĩa, biểu hiện, các hình thức, nguyên nhân của BLHĐ.
- Phần 2: Bạn sẽ làm gì? Phần này trả lời câu hỏi: Bạn làm gì nếu rơi vào nguy cơ
bị BLHĐ? Phần này gồm năm câu chuyện tình huống và biện pháp ứng xử.
- Phần 3: 10 Hành động tích cực. Phần này trình bày, hướng dẫn hành động ứng
xử cho HS THCS trong công tác phòng chống phòng chống BLHĐ.
- Phần 4: Đừng quên! Phần này trình bày những điều luật liên quan đến quyền và
nghĩa vụ vị thành niên theo pháp luật quy định. Đó là các Điều 12, 70, 71 trích trong
Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Phần 5: Các câu hỏi thường gặp. Phần này là những câu hỏi thường gặp liên
quan đến BLHĐ. Đó là các câu hỏi mang tính thường thức có liên quan đến BLHĐ.
- Phần 6: Lời khuyên. Phần này là lời khuyên dành cho HS có hành vi BLHĐ với
bạn. Đây không phải những quy định mà là lời chia sẻ, tâm tình và tham vấn.
- Phần 7: Lời kết. Là lời nhắn nhủ về tình trạng BLHĐ hiện nay cũng như hi
vọng cẩm nang sẽ giúp HS để cùng nhau xây dựng môi trường học tập an toàn.
3.4. Kết quả khảo sát thử nghiệm ban đầu về cẩm nang tuyên truyền phòng
chống BLHĐ xây dựng cho HS THCS
3.4.1. Đánh giá chung của HS về cẩm nang tuyên truyền phòng chống BLHĐ

276


Năm học 2015 - 2016

Thử nghiệm được tiến hành bằng việc phát cẩm nang hoàn thiện sơ khởi cho 20
khách thể THCS. Sau đó, tiến hành đánh giá sản phẩm thử nghiệm bằng công cụ là
bảng hỏi khảo sát mức độ hài lòng và những đánh giá chung của các em về cẩm nang.
Công cụ này bao gồm các câu hỏi đánh giá về nội dung, hình thức thể hiện, sự hấp dẫn,
tính phù hợp… Kết quả thử nghiệm được dựa trên sự đánh giá của học sinh – chủ thể
sử dụng cẩm nang, giáo viên THCS, phụ huynh và chuyên gia.
Biểu đồ 3. Đánh giá của HS về nội dung cẩm nang tuyên truyền


Kết quả nghiên cứu cho thấy ý kiến “cẩm nang có thể sử dụng ở nhiều nơi, nhiều
địa điểm” đã có hơn 80% khách thể đồng tình đã đáp ứng được, ý kiến “có nội dung
phù hợp với tâm lí lứa tuổi THCS với 85% lựa chọn “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý”.
Bên cạnh đó, yêu cầu đã có “cách ứng xử phù hợp khi gặp BLHĐ, có thể giải quyết tốt
các vấn đề khi BLHĐ xảy ra”, với 90% các em tỏ ra hài lòng.
Nhìn chung, quyển cẩm nang bước đầu đáp ứng được những yêu cầu về nội dung.
Tuy nhiên, một vài góp ý riêng của khách thể thử nghiệm sau khi sử dụng cẩm nang
như: “Cần cho thêm nhiều ví dụ hơn về BLHĐ” hay “Cẩm nang cần cung cấp thêm
nhiều kiến thức hơn… Với các mong muốn chính đáng này, cẩm nang cần được tiếp
tục xem xét và chỉnh sửa để hoàn thiện hơn.
3.4.2. Đánh giá của HS về hình thức của cẩm nang tuyên truyền
Bảng 2. Đánh giá của HS thử nghiệm về hình thức quyển cẩm nang
Hoàn
toàn
đồng
ý

Đồng
ý

Phân
vân

Không
đồng ý

Hoàn
toàn
không

đồng ý

Câu văn ngắn gọn, súc
5
tích, rõ ràng
(25%)

13
(65%)

1
(5%)

1
(5%)

0
(0%)

TT Các yếu tố

1

Trung
bình

Thứ
hạng

277



Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

2

3

Các thông tin được trình
9
bày khách quan, chính
(45%)
xác, điển hình về BLHĐ
Khá xa thực tiễn và hoạt
1
động của HS THCS
(5%)
trong học đường

4

Các mẫu chuyện, nội
11
dung lí thú, thu hút người
(55%)
đọc

5

Mô tả quá thô sơ


6

Các đoạn văn bản dễ
10
hiểu, dễ áp dụng, tác
(50%)
động đến nhận thức

0
0%

9
(45%)

2
(10%)

0
(0%)

0
(0%)

1,85

4

3
(15%)


2
(25%)

11
(55%)

0
(0%)

1,85

4

5
(25%)

4
(20%)

0
(0%)

0
(0%)

1,75

3


1
(5%)

6
(30%)

8
(40%)

5
(25%)

3,85

5

6
(30%)

4
(20%)

0
(0%)

0
(0%)

1,7


2

Có đến 4 nội dung khảo sát đạt tỉ lệ trên 80% ở mức đồng ý và rất đồng ý (cộng
dồn) đó là các nội sau được sắp xếp theo tỉ lệ từ cao xuống thấp: Các thông tin được
trình bày khách quan, chính xác, điển hình về BLHĐ, 90%, Câu văn ngắn gọn, súc tích,
rõ ràng, 90%, Các mẫu chuyện, nội dung lí thú, thu hút người đọc, 80%, Các đoạn văn
bản dễ hiểu, dễ áp dụng, tác động đến nhận thức, 80%. Bên cạnh đó, có hai nội dung
(nhận định mang tính tiêu cực) đạt tỉ lệ trên 50% HS lựa chọn “không đồng ý” và
“hoàn toàn không đồng ý”, đó là: Mô tả quá thô sơ, 65%, Khá xa thực tiễn và hoạt
động của HS trong môi trường học đường, 55%.
Kết quả trên cho phép nhận định rằng, cẩm nang đã bước đầu đáp ứng được yêu
cầu và mong muốn của HS, đáp ứng được yêu cầu về thực tiễn. Chẳng hạn ý kiến cẩm
nang “mô tả quá thô sơ” đã có 65% HS bác bỏ, cẩm nang “khá xa thực tiến và hoạt
động của HS THCS trong môi trường học đường” với 55% HS không đồng tình chiếm hơn một nửa số mẫu đã chứng minh điều ngược lại.
3.4.3. Sự hài lòng của khách thể thử nghiệm về cẩm nang
Biểu đồ 4. Mức độ hài lòng của HS về cẩm nang tuyên truyền phòng chống BLHĐ

278


Năm học 2015 - 2016

Biểu đồ 4 cho thấy có 25% khách thể “rất hài lòng” và 50% khách thể “hài lòng”
về quyển cẩm nang. Như vậy, có thể nhận định rằng đa số các em (hơn ¾ mẫu) tỏ ra
hài lòng với quyển cẩm nang tuyên truyền.
Mức độ hài lòng của HS về quyển cẩm nang tuyên truyền nhằm phòng chống
BLHĐ cho HS THCS được phân tích thêm dựa trên số liệu về số lần đọc của HS
THCS. Có 15% khách thể, đã đọc quyển cẩm nang đến hơn một lần.
Ý kiến của các nhóm khách thể khác: giáo viên, HS, cũng cho thấy sự đồng tình:
Em N.H.K, trường THTHSG tỏ ra hài lòng, em nói: cẩm nang có nội dung đầy đủ, hình

ảnh minh họa phong phú. Cô K.T, giáo viên trường THTHSG nhận xét: “Quyển cẩm
nang rất bổ ích với HS, hình thức đẹp, bắt mắt, các kiến thức hữu ích được kể thông
qua những câu chuyện gần gũi”. Chuyên gia Nguyễn Thị Kim Anh đánh giá: “Về hình
thức thể hiện trong cẩm nang có các gam màu phối hợp hài hòa và làm nổi bật những
nội dung quan trọng, kích thích thị giác cho người đọc. Bên cạnh đó, hình ảnh minh
hoạ ngộ nghĩnh, dễ thương, phù hợp với nội dung, đặc biệt 2 nhân vật Mít và Múp, xem
rất thú vị. Ngoài ra, hình thức phù hợp với yêu cầu của cẩm nang dành cho HS, số
trang phù hợp với một tài liệu tuyên truyền”.
Tóm lại, kết quả nghiên cứu định tính và định lượng cho thấy cẩm nang đã đáp
ứng được nhu cầu của HS về cẩm nang tuyên truyền nhằm phòng chống BLHĐ cho HS
THCS, đồng thời bước đầu tỏ ra có hiệu quả tuyên truyền nhất định với HS.
4. Kết luận, đề xuất
4.1. Kết luận
Xây dựng cẩm nang tuyên truyền nhằm phòng chống BLHĐ cho HS THCS ở một
số trường trên địa bàn TPHCM là hình thức tuyên truyền nhằm phòng chống BLHĐ
khá khả thi và thiết thực. Việc xây dựng cẩm nang tuyên truyền nhằm phòng chống
BLHĐ cho HS THCS dựa trên các cơ sở: Cơ sở pháp lí - Luật Giáo dục 2009 Điều 27 và một số văn bản, cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn có liên quan.
Các bước xây dựng cẩm nang tuyên truyền nhằm phòng chống BLHĐ cho HS
THCS gồm: Bước 1: Dựa trên các nghiên cứu trước đây về BLHĐ, xác định nội dung,
hình thức của quyển cẩm nang; Bước 2: Xác định các yêu cầu kĩ thuật, yêu cầu ứng
dụng, yêu cầu chung khi xây dựng cẩm nang; Bước 3: Lập dàn ý và xác định hình thức
quyển cẩm nang; Bước 4: Tiến hành xây dựng cẩm nang; Bước 5: Thử nghiệm cẩm
nang; Bước 6: Đánh giá sau thử nghiệm. Quyển cẩm nang có độ dài khoảng 34 trang,
được chia làm 7 phần cụ thể bám sát nội dung tuyên truyền.
Kết quả khảo sát thử nghiệm cẩm nang tuyên truyền nhằm phòng chống BLHĐ
cho HS THCS cho thấy thái độ hài lòng, đánh giá tích cực sau khi sử dụng cẩm nang
của HS THCS. Đây là cơ sở để khẳng định tính khả thi và tính ứng dụng của cẩm nang
tuyên truyền nhằm phòng chống BLHĐ cho HS THCS TPHCM.

279



Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

4.2. Đề xuất
4.2.1. Đối với giáo viên:
Giáo viên cần hiểu và quan tâm đến HS không chỉ trong việc truyền đạt nội dung
môn học mà còn trong cuộc sống thường ngày. Giáo viên cần khuyến khích HS sử
dụng quyển cẩm nang để hỗ trợ công tác tuyên truyền nhằm phòng chống BLHĐ.
4.2.2. Đối với phụ huynh
Trên cơ sở cẩm nang, cần có các hành động, giải pháp phù hợp, kiên trì và có kế
hoạch lâu dài để giúp đỡ con em có biểu hiện, xu hướng bạo lực với người khác.
4.2.3. Đối với nhà trường
Cần phổ biến, khéo léo sử dụng cẩm nang tuyên truyền nhằm phòng chống
BLHĐ cho HS THCS để tăng cường nhận thức đúng về BLHĐ. Cần có kế hoạch,
chương trình thường xuyên, cụ thể để tuyên truyền, phòng chống BLHĐ bằng việc sử
dụng cẩm nang tuyên truyền nhằm phòng chống BLHĐ.
4.2.4. Đối với các cấp quản lí giáo dục
Có thể xem xét cẩm nang tuyên truyền này như một phương tiện dạy học, giáo
dục trong nhà trường THCS hiện nay. Cần chú ý phân bổ chương trình học, tạo thời
gian hợp lí trong quỹ thời gian để sử dụng cẩm nang tuyên truyền này hiệu quả.
4.2.5. Đối với Hội đồng Đội – Đoàn thanh niên
Có thể sử dụng cẩm nang để nghiên cứu nhằm tuyên truyền phòng chống BLHĐ
cho HS, đội viên, đoàn viên thanh niên. Có thể xem xét và sáng tạo hình thức tuyên
truyền phòng chống BLHĐ từ cẩm nang như một phương tiện: thuyết trình đố vui –
hái hoa dân chủ…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT về việc phát động phong

trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực" trong các trường phổ
thông giai đoạn 2008-2013, (20/4/2016), />
2.

Nandita Bhatla, Pranita Achiut, Nizamuddin Khan and Sunayana Walia (2015) Are
Schools Safe and Gender Equal Spaces?, NY.

3.

Huỳnh Văn Sơn (2014), BLHĐ ở HS tại tỉnh Cần Thơ hiện nay, Đề tài khoa học cấp
tỉnh.

4.

Đào Văn Trà (2014), "Từ bạo lực học đường đến sự phát triển nhân cách của học
sinh", Kỉ yếu hội thảo: Thực trạng và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường ở
trường phổ thông, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.74-78.

280



×