Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Bước đầu ứng dụng dạy học dự án dựa trên công cụ moodle đối với các bài thí nghiệm thực hành sinh học trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.34 KB, 8 trang )

Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG DẠY HỌC DỰ ÁN
DỰA TRÊN CÔNG CỤ MOODLE ĐỐI VỚI CÁC BÀI THÍ NGHIỆM
THỰC HÀNH SINH HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Văn Thị Kim Thoa
(SV năm 4, Khoa Sinh học)
GVHD: ThS. Lê Phan Quốc
1. Mở đầu
Nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển đòi hỏi con người không chỉ giỏi
về kiến thức, lí luận mà bên cạnh đó cần có những kĩ năng cần thiết như kĩ năng
thực hành, kĩ năng làm việc nhóm. Theo đó, chương trình hiện hành được tăng
cường khá nhiều bài thực hành, đặc biệt đối với Sinh học – một bộ môn gắn liền
với những hiện tượng thực tiễn. Xu hướng này cũng được học sinh hưởng ứng
nhiệt tình, thích thú vì qua đó các em sẽ nắm được bài học một cách hiệu quả,
học một cách chủ động hơn, bù cho những giờ học khô khan chỉ có đọc chép lí
thuyết rất nhàm chán mà lại dễ quên.
Nhưng do khó khăn từ các điều kiện thực hiện, thời gian nên đôi khi các bài
thực hành thí nghiệm chưa thể hiện hết giá trị của nó ở một số trường phổ thông
hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp
dạy học theo dự án cho những bài thực hành môn Sinh học, với sự hỗ trợ đặc biệt
của công cụ thiết kế website elearning (Moodle) nổi tiếng hiện nay và bước đầu
đã thu được những kết quả rất khả quan.
2. Tổng quan tài liệu
2.1. Dạy học theo dự án

Dạy học theo dự án (Project – Based Learning) là một mô hình dạy học lấy
học sinh làm trung tâm. Nó giúp học sinh phát triển kiến thức và các kĩ năng liên
quan thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi,
hiện thực hoá những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những
sản phẩm của chính mình [7].


2.2. Công cụ Moodle

- Moodle là một hệ thống quản lý học tập mã nguồn mở (do đó miễn phí và
có thể chỉnh sửa được mã nguồn), cho phép tạo các khóa học trên mạng hay các
website học tập trực tuyến [4].
- Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm
trong lĩnh vực giáo dục. Có thể nói Moodle là một trong các hệ thống quản lý học
tập thông dụng nhất tại các trường học nổi tiếng hiện nay [4].
236


Năm học 2009 – 2010

2.3. Các bài thí nghiệm thực hành

Chương trình Sinh học lớp 10,11 có đến 16% số bài là thực hành. Mục tiêu
mỗi bài đặt ra là ngoài việc lĩnh hội được kiến thức, học sinh còn phải đạt được
các kĩ năng thực hành, thí nghiệm có kết quả, biết vẽ hình, báo cáo... Tuy nhiên
trong tiết học thực hành, học sinh lại mất quá nhiều thời gian cho việc di chuyển,
ổn định lớp và hướng dẫn thí nghiệm. Vì vậy, dù thấy được những lợi ích từ các
bài thực hành nhưng đôi khi các em vẫn thờ ơ, thiếu hứng thú. Đây thật sự là một
điều khó khăn, đặc biệt đối với những bài cần phải theo dõi trong thời gian dài,
điển hình là bài 24 “THỰC HÀNH: LÊN MEN ÊTILIC VÀ LÊN MEN
LACTIC” (Sinh học lớp 10) vì để lên men thành công phải mất từ vài giờ đồng
hồ hoặc vài ngày sau đó. Tuy nhiên, việc duy trì hứng thú của học sinh trong suốt
thời gian thực hành có thể thực hiện dễ dàng nếu áp dụng phương pháp dạy học
theo dự án với sự hỗ trợ của công cụ Moodle.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Lập kế hoạch - giới thiệu về dự án
Trước khi bắt đầu dạy một bài thực hành theo phương pháp dạy học theo dự

án bạn nên lập cho mình một kế hoạch để có được một dự án chất lượng, thu hút
được sự quan tâm, tham gia của học sinh [1].
Cụ thể, chúng tôi đã áp dụng cho bài 24 “THỰC HÀNH: LÊN MEN
ÊTILIC VÀ LACTIC” (Sinh học lớp 10 ban cơ bản) với kế hoạch dự án “Thực
phẩm hỗ trợ tiêu hóa” và giới thiệu như sau:
“Nền kinh tế nước ta càng ngày càng phát triển và thu nhập bình quân đầu
người cũng đang ngày càng tăng lên, cuộc sống đã dần thay đổi. Các dịch vụ du
lịch và ăn uống ngày càng gia tăng không những về số lượng mà cả chất lượng.
Trong xu thế chung này, Tổng công ty Du lịch Nắng Bình Minh đang chuẩn bị
mở một nhà hàng 5 sao tọa lạc tại tầng thượng tòa nhà NowZone. Nhằm cạnh
tranh với các nhà hàng khác và nhắm đến phục vụ những thực khách khó tính,
Ban Giám đốc Nhà hàng muốn tìm một đối tác để liên doanh tạo các món ăn giúp
đỡ nhiều cho hệ tiêu hóa, đặc biệt với những người thường xuyên mắc chứng ăn
không tiêu, đầy hơi, biếng ăn… Với vai trò là các chuyên gia dinh dưỡng của
Công ty ABC chuyên chế biến các món ăn hỗ trợ tốt cho tiêu hóa và thuyết phục
người tiêu dung, bạn hãy tạo một món ăn (đồ uống) hỗ trợ tốt tiêu hóa (bằng việc
lên men) và giới thiệu về tác dụng, cách dùng,… để thuyết phục Ban Giám đốc
Nhà hàng đưa món ăn (đồ uống) đó vào thành phần thực đơn của họ”.
Dự án trên được tiến hành trong 3 tuần, vì vậy giáo viên cần giới thiệu
trước cho học sinh vào khoảng 7 phút cuối giờ của bài 21 “ÔN TẬP PHẦN
237


Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

SINH HỌC TẾ BÀO” và chia nhóm, giải thích thêm cho học sinh về vai trò của
các em trong dự án.
3.2. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng
Các câu hỏi định hướng được đặt ra để khơi gợi hứng thú của học sinh, khi
gặp phải những câu hỏi mà các em thật sự mong muốn có câu trả lời, các em sẽ

bị cuốn hút vào việc học. Khi các câu hỏi giúp học sinh thấy được mối liên hệ
giữa chủ đề đang học và cuộc sống của chính mình, việc học trở nên ý nghĩa hơn
[1]. Đặc biệt đối với những bài thực hành, vốn gắn liền với những kĩ năng thường
thức, được vận dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày thì việc xây dựng bộ câu
hỏi định hướng là rất quan trọng.
Cụ thể trong dự án trên chúng tôi đã xây dựng bộ câu hỏi định hướng như
sau:
- Câu hỏi khái quát : Làm thế nào để cuộc sống tốt đẹp hơn?
- Câu hỏi bài học:

1. Thế nào là một chế độ ăn uống hợp lý và đảm bảo sức khỏe?
2. Lợi ích của sản phẩm lên men là gì?
- Câu hỏi nội dung:

1. Em hãy kể tên những thực phẩm lên men nhờ nấm men rượu và vi khuẩn
lactic.
2. Trong các sản phẩm đó thì loại sản phẩm nào có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa?
Vì sao?
3. Em hãy chọn một sản phẩm lên men etilic và hai sản phẩm lên men lactic
(có thể là sữa chua và rau quả chua hoặc không) dễ làm và nêu cách làm chúng.
4. Khi làm sữa chua thì vi khuẩn lactic biến đổi glu-cô-zơ thành chất gì?
5. Vì sao khi làm sữa chua thì sữa đang từ trạng thái lỏng trở thành sệt?
6. Vì sao cần phải ủ ấm sữa chua?
7. Hãy nêu cách bảo quản các loại sản phẩm.
8. Có người cho là không có "tay" muối dưa nên dưa dễ bị khú, ý kiến của
em thế nào?
9. Theo em có nên dùng các sản phẩm lên men khi đang đói không?
3.3. Hình thành kế hoạch đánh giá
Vì thời gian thực hiện dự án tương đối dài nên bên cạnh việc nhắc nhở, theo
dõi và đôn đốc các em thực hiện các công việc của dự án thì việc thường xuyên

tổ chức đánh giá sẽ có tác dụng kích thích sự tham gia của học sinh. Đồng thời
giáo viên có thể nhận được các phản hồi, mong muốn của các em cũng như biết
238


Năm học 2009 – 2010

được những khó khăn, vướng mắc của các em để có sự điều chỉnh kịp thời và
đúng đắn.
Vì đây là lần áp dụng đầu tiên cho một số bài thực hành môn Sinh học bằng
phương pháp dạy học dự án nên bước đầu chúng tôi xây dựng phiếu thăm dò ý
kiến của các em trước, trong và sau khi thực hiện dự án. Bên cạnh đó, chúng tôi
còn đưa ra các phiếu đánh giá việc tổ chức hoạt động nhóm trong quá trình các
em làm việc với nhau. Các bảng tiêu chí đánh giá trong buổi báo cáo sẽ như một
sự định hướng cho các em.
3.4. Thiết kế các hoạt động
Việc thiết kế các hoạt động giúp đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, liên
hệ thực tiễn bên ngoài lớp học, bao gồm các bài tập và dự án có kết hợp việc sử
dụng công nghệ. Bởi vì nếu học sinh cần sử dụng công nghệ để nâng cao chất
lượng học tập, thúc đẩy sự sáng tạo thì giáo viên cũng cần phải sử dụng công
nghệ để hỗ trợ hoạt động dạy học, nâng cao hiệu quả làm việc [1].
Các hoạt động trong dự án bao gồm:
- Tổ chức hoạt động nhóm: Trong các bài thực hành giáo viên thường tổ
chức hoạt động nhóm để tiến hành các thí nghiệm. Nhưng thời gian thực hành
chưa nhiều nên phần kĩ năng này các em chưa thực sự có được, trong khi đó đây
lại là một kĩ năng quan trọng. Áp dụng phương pháp dạy học dự án sẽ khắc phục
được điều này vì các em phải hoạt động nhóm trong một thời gian dài, cần có sự
phân công, hợp tác hiệu quả.
- Hướng dẫn và làm mẫu các kĩ năng quan trọng như cách thức các em tìm
hiểu các khái niệm, thông tin kiến thức có liên quan đến dự án và chia sẻ với bạn

bè; hay việc đưa ra ý kiến của bản thân trước một vấn đề giáo viên đặt ra, tranh
luận để bảo vệ chính kiến của mình… Đây là những vấn đề hạn chế mà nếu dạy
theo phương pháp truyền thống một bài thực hành thì khó có thể thực hiện được
và cũng không có đủ thời gian để thực hiện.
- Tổ chức định hướng cho học sinh trong quá trình thực hiện dự án: thông
qua việc thiết lập bộ câu hỏi định hướng cùng những bảng đánh giá thường
xuyên và đúng lúc.
Những hoạt động này giáo viên có thể tổ chức dễ dàng trên Wiki cá nhân.
Sự dễ dàng trong tương tác và thao tác giúp cho Wiki trở thành công cụ hiệu quả
phục vụ cho việc soạn thảo, tạo điều kiện thuận lợi học sinh tham gia và thực
hiện. Thế nhưng Wiki là một website có tính chất riêng tư cho bất kỳ một nhóm
hoặc tổ chức, cộng đồng nào nên Wiki cũng không chuyên hẳn về một lĩnh vực
nào. Mặt khác, Wiki phó thác cho người dùng cuối tự quản cho nên khó tránh
239


Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

việc lộn xộn do người dùng cuối tạo ra, đặc biệt đối với những học sinh có ý thức
không tốt. Để khắc phục những điều đó, bước đầu chúng tôi đã thử áp dụng
Moodle vì giao diện của Moodle thích hợp cho học sinh phát huy khả năng
nghiên cứu sáng tạo học tập ở mức tối đa bởi nó tạo được một môi trường tương
đồng với trường lớp của họ. Ngoài ra trong Moodle toàn bộ việc đăng kí, viết
bài… đều được quản lý nghiêm ngặt bởi Administrator. Một ưu điểm nữa là
trong Moodle có cung cấp cả Wiki bên cạnh những hoạt động gắn liền với giáo
dục như đánh giá, kiểm tra, thiết lập hệ thống câu hỏi…
Cụ thể trong dự án này chúng tôi đã thiết lập được trang Moodle tại địa chỉ
sau: />
Hình 1. Giao diện trang Moodle
Để vào được khóa học “Thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa” yêu cầu học viên phải

có tài khoản tại trang Moodle. Việc tạo lập tài khoản được quản lý chặt chẽ bởi
admin, hoặc bạn sẽ được admin tạo cho mình một tài khoản, hoặc bạn tự đăng kí
trên trang Moodle nhưng để đăng nhập được bạn cần phải có sự xác nhận của
admin. Chính sự chặt chẽ trong quản lí này, giúp giáo viên quản lí dễ dàng lớp
học của mình.

Hình 2. Giao diện khóa học “Thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa”
240


Năm học 2009 – 2010

3.5. Học sinh báo cáo kết quả tại lớp
Trong suốt thời gian thực hiện dự án giáo viên phải luôn theo dõi, kiểm tra,
nhắc nhở cũng như giúp đỡ các em khi cần thiết. Đặc biệt trong tuần cuối của dự
án, giáo viên phải thường xuyên nhắc nhở các em làm bài thuyết trình cũng như
chuẩn bị các sản phẩm. Đến thời gian báo cáo dự án, giáo viên tổ chức buổi báo
cáo trên lớp như sau:
- Trước khi các nhóm báo cáo, giáo viên đưa ra quy định về thời gian báo

cáo của mỗi nhóm (5-7 phút), đồng thời yêu cầu các nhóm khác khi nghe báo cáo
phải ghi lại nhận xét về bài thuyết trình của nhóm bạn để tránh các em không tập
trung, mất trật tự.

Hình 3. Học sinh theo dõi báo cáo

Hình 4. Học sinh ghi nhận ý kiến

- Cho các nhóm bắt đầu báo cáo. Giáo viên theo dõi, canh thời gian và ghi


lại những góp ý, nhận xét cho nhóm.

Hình 5. Nhóm báo cáo với sự theo
dõi của giáo viên

Hình 6. Nhóm xây dựng tình huống
để báo cáo

- Giáo viên và các nhóm khác dùng thử và nhận xét sản phẩm của nhóm

báo cáo.

241


Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

Hình 7. Sản phẩm báo cáo của Hình 8. Giáo viên dùng thử và
học sinh
đánh giá sản phẩm
- Sau đó giáo viên tổng kết và nhận xét chung buổi báo cáo của cả lớp.

Những thắc mắc cần chia sẻ sẽ được giáo viên đưa lên trang Moodle, khuyến
khích các em tham gia giải quyết để hoàn thiện kiến thức.
- Vào tiết học tiếp theo giáo viên tổng kết điểm cho các nhóm theo mức

điểm là sản phẩm: 40 điểm, báo cáo: 45 điểm và hoạt động trên Moodle: 15
điểm.
4. Kết luận
- Việc áp dụng phương pháp dạy học theo dự án cho các bài thực hành giúp


khắc phục được những hạn chế khi dạy các bài này bằng những phương pháp
truyền thống.
- Học theo dự án học sinh được phát triển những kĩ năng cần thiết cho việc
học tập, lao động sau này mà vẫn đảm bảo được nội dung sách giáo khoa yêu
cầu.
- Học sinh nhận thức rõ hơn mối liên hệ giữa kiến thức đang học và những
ứng dụng thực tiễn từ đó hứng thú tìm hiểu các kiến thức tích cực hơn.
- Khi tiến hành theo dự án, học sinh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với
những kiến thức, ý kiến mình đưa ra, từ đó học sinh có ý thức hơn trong việc tìm
hiểu và xử lý thông tin.
5. Kiến nghị
- Cần nhân rộng cách học trên cho các bài thực hành trong chương trình

môn Sinh học.
- Tiến đến áp dụng cho các môn học khác, đặc biệt là những môn nặng về

lý thuyết dễ gây nhàm chán như Lịch sử, Địa lý, Công nghệ…
- Bồi dưỡng giáo viên để phương pháp dạy học theo dự án có tích hợp công

nghệ được phát huy hết hiệu quả.
242


Năm học 2009 – 2010

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành, Lí luận dạy học Sinh học phần đại
cương, NXB Giáo dục.
[2] Intel (2008), Chương trình Dạy học của Intel – Khóa học cơ bản, Phiên

bản 10.1 dành cho giáo viên cốt cán.
[3] Nguyễn Viết Thịnh, Trần Văn Ba (2010), Hội thảo khoa học Nâng cao
chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các trường ĐH Sư phạm, ĐH
Sư phạm Hà Nội.
[4] />[5] Moodle, />[6] PBL, />[7] Dạy học dự án, />
243



×