Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦACÔNG TY MAY THĂNG LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.73 KB, 23 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
HÀNG MAY MẶC CỦACÔNG TY MAY THĂNG LONG
I - PHƯƠNG HƯỚNG CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG TRONG VIỆC
THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC.
1. Xu thế biến động, tình hình thị trường quốc tế.
Ngày nay xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế đang tăng
trưởng mạnh mẽ, từng khu vực thành lập nên khu vực mậu dịch tự do, thâm
chí ở quy mô lớn hơn, các công ty khác nhau trên thế giới cũng có sự sát nhập
nhằm mở rộng hoạt động và thị trường tiêu thụ. Trong xu thế đó Việt Nam đã
và đang gia nhập vào các tổ chức APEC (hội nghị hợp tác Châu á- Thái Bình
Dương) AFTA ( khu vực buôn bán tự do Bắc Mĩ), WTO ( tổ chức thương mại
quốc tế) đã tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế nước ta nói chung và
ngành may mặc xuất khẩu của công ty có điều kiện giao lưu hội nhập với
ngành may mặc trong khu vực và trên thế giới, đồng thời sẽ có nhiều thuận lợi
hơn về mặt thủ tục xuất nhập khẩu.
Các chính sách mở cửa kinh tế và hội nhập quốc tế cùng những cải cách
mạnh mẽ về chính sách ngoại thương đã và đang tạo thời cơ cho công ty tham
gia vào thị trường quốc tế, tăng thị phần, mở rộng thị trường , thu hút thêm
bạn hàng và khách hàng nhằm nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh
tranh.
Đặc biệt thị trường hàng xuất khẩu hàng dệt may của ta đang có dấu
hiệu phục hồi. Theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), nền kinh tế thế giới tăng trưởng
2.9% năm 2002 và sẽ tăng trưởng 4.1% năm 2003. Cùng với sự phục hồi của
nền kinh tế thế giới, giá cả các mặt hàng xuất khẩu đã có dấu hiệu tăng trở lại
sau một thời gian dài giảm sút. Đây là thuận lợi để công ty xuất khẩu và tăng
thị phần trên thị trường thế giới. Mà đặc biệt là sự phục hội của nền kinh tế Mĩ,
EU, Nhật Bản… vì đây là những thị trường trọng điểm của công ty.
Mặt khác so với các thị trường xuất khẩu chính của Châu á thì hàng dệt
may của Việt Nam vẫn có lợi thế về nhân công, giá nhân công của Việt Nam
vẫn còn tương đối rẻ so với các nước trong khu vực. Tiếp theo xu thế dịch
chuyển ngành may mặc từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển


ở trình độ thấp cũng là một cơ hội của Việt Nam. Một điều thuận lợi nữa cho
công ty là hiện nay Việt Nam vẫn tiếp tục được bình chọn là nước an toàn nhất
trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương sẽ tăng thêm lực hấp dẫn đối với
khách hàng.
Trên đây là những thuận lợi chính mà công ty may Thăng Long cũng
như ngành dệt may Việt Nam có được trong những năm tới. Những cơ hội này
sẽ là những nhân tố quan trọng tạo nên sức phát triển cho công ty cũng như
ngành dệt may nếu ta biết tận dụng và phát huy.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với
nhiều khó khăn:
Những thách thức trước tiên cùng đến từ phía thị trường đó chính là sự
cạnh tranh quyết liệt của các Doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may trong khu
vực có cùng cơ cấu sản phẩm như chúng ta. Sự lớn mạnh của ngành dệt may
Trung Quốc cùng với việc Trung Quốc gia nhập WTO trong năm nay đang là
nguy cơ và thách thức lớn đối với Doanh Nghiệp Việt Nam. Thị trường EU còn
bị hạn chế bởi hạn ngạch, thị trường Mỹ cũng còn mới lạ, phương thức bán
khó khăn đặc biệt là còn chứa nhiều phân biệt đối xử, vì vậy mà trong những
năm tới những thách thức đối với Công ty may Thăng Long và ngành dệt may
Việt Nam đến từ phía thị trường là rất lớn.
Song có lẽ những thách thức, nguy cơ thực sự lại đến từ phía Công ty
may Thăng Long . Sức cạnh tranh chưa cao, mẫu mã thì đơn điệu đang sẽ là
lực cản sự phát triển trong những năm tới. Máy móc công nghệ tuy được nhập
từ các nước nhưng vẫn chưa đáp ứng được sự đòi hỏi cao như hiện nay, năng
lực quản lý còn thấp cũng là một trong những nguy cơ lớn đối với Công ty.
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty, những
thuận lợi, khó khăn, những vấn đề còn tồn tại. Nhận thức được những cơ hội,
thách thức đối với Công ty để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của
Công ty em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau:
2. Phương hướng của công ty trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
trong thời gian tới

Trên cơ sở kết quả hoạt động xuất khẩu trong các năm trước, kết quả
nghiên cứu thị trường đồng thời đánh giá điều kiện thuận lợi và khó khăn của
công ty. Cùng với việc mở rộng đầu tư xây dựng thêm nhà máy may Hà Nam
và bắt đầu đi vào hoạt động đầu năm 2003. Tiếp tục phát huy thế mạnh của
mình và góp phần cùng với các doanh nghiệp trong toàn ngành thực hiện
chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may Việt Nam. Công ty phấn đấu từ
nay đến năm 2005 thực hiện tốt các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2003
Năm2004 Năm200
5
Sản phẩm sản xuất 1.000 sp 8.208 9.521 11.045
Doanh thu Tỷ đồng 179 208 241
Tổng số lao động Người 4.000 3.800 4.000
Thu nhập bình
quân( nguời/tháng)
1.000đ 1.250 1.380 1.500
Kim nghạch xuất khẩu Tr.USD 57 67 77
Kim nghạch xuất khẩu vào thị
trường mỹ
Tr.USD 45 55 60
Nộp ngân sách Tr.đồng 4.969 5.765 6.687
Doanh nghiệp tập trung các giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của
sản phẩm may mặc của công ty. Đây là mục tiêu hết sức quan trọng để doanh
nghiệp tồn tại phát triển và hội nhập. Đặc biệt tập trung chiều sâu và mở rộng
các xí nghiệp may. Để đạt được các chỉ tiêu trên công ty đang thực hiện:
2.1.Mở rộng thị trường của Công ty tới các thị trường nhiều
tiềm năng.
Trong những năm tới, Công ty may Thăng Long sẽ tiếp tục nghiên cứu
và tìm các phương án phát triển mở rộng thị trường của Công ty tới các thị

trường có sức tiêu thụ lớn như: Đức, Pháp, Thủy Điển, Nhật, Mỹ…Đây là thị
trường của các nước phát triển. Bên cạnh đó Công ty cũng chú trọng đến thị
trường Châu Á như: Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc... Mặt khác, xu hướng
hiện nay trên thế giới về sản xuất hàng may mặc đang có sự di chuyển từ các
nước phát triển sang các nước đang phát triển và chậm phát triển vì sản xuất
ở các nước này rẻ hơn nhiều. Chính vì vậy, Công ty may Thăng Long sẽ tiếp tục
nỗ lực tìm kiếm bạn hàng ở các nước phát triển ký kết Hợp đồng trực tiếp với
các khách hàng này để thu được lợi nhuận cao hơn.
2.2. Từng bước đẩy mạnh kinh doanh theo phương
thức mua đứt bán đoạn (xuất khẩu trực tiếp)
Theo phương thức mua đứt bán đoạn, Công ty chủ động trong sản xuất
kinh doanh và lợi nhuận thu hồi về lớn hơn rất nhiều so với hoạt động gia công
cho khách hàng.
Trong thời gian tới phương thức gia công vẫn còn được chú trọng nhờ
những ưu điểm của nó. Hiện nay Công ty chưa đủ vốn để mua nguyên vật liệu
để sản xuất cho tất cả các đơn hàng. Thực hiện phương thức mua đứt bán
đoạn đòi hỏi Công ty phải có vốn lưu động lớn luôn luôn có một dự trữ nguyên
vật liệu. Nguồn vật liệu Công ty hiện nay tìm được vẫn chưa đáp ứng đủ cả về
số lượng và chất lượng cho nhiều đơn hàng mua đứt bán đoạn. Vì thế phương
thức gia công vấn tiếp tục được duy trì trong thời gian này.
Xuất khẩu theo phương thức mua đứt bán đoạn là mục tiêu chiến lược
của Công ty trong thời gian tới. Công ty sẽ tích cực hơn trong việc tìm kiếm,
cung cấp nguyên vật liệu phù hợp mà tăng cường tìm kiếm thêm nhiều bạn
hàng mua trực tiếp ở các nước phát triển như: Mỹ, Nhật, Pháp, Đức… Tỷ trọng
hàng bán đứt sẽ tăng dần lên. Năm 2000 tỷ trọng doanh thu của hàng bán đứt
chiếm khoảng….
2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc.
Trong những năm tới Công ty đề ra phương hướng phấn đấu tăng
trưởng hàng năm từ 16 – 20%. Công ty tìm những biện pháp tổ chức sản xuất,
quản lý, khai thác nhiều đơn hàng trực tiếp để nâng cao được tỷ lệ lợi nhuận

đầu tư cho phát triển Doanh nghiệp, tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho cán bộ
công nhân viên, tăng đóng góp vào ngân sách nhà nước và tăng thu nhập bình
quân lao động hàng năm.
Mặt khác công ty không ngừng tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu với giá
rẻ phục vụ cho sản xuất đựơc chủ động, tiết kiệm chi phí giảm giá thành cho
sản phẩm. Đồng thời liên kết với các đơn vị khác trong ngành, đặc biệt là các
doanh nghiệp dệt cung cấp nguyên liệu có chất lượng tốt để chủ động sản xuất,
xuất khẩu sang thị trường Mĩ và các thị trường khác. Công ty đang triển khai
xây dựng cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu ngành may như khoá, kéo, cúc nhựa,
mex, nhãn dệt và băng chun các loại đã được tổng công ty dệt- may phê duyệt
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh trên thị
trường quốc tế và phát triển thị trường nội địa.
Công ty chủ động đầu tư máy móc thiết bị công nghệ hiện đại, mở rộng
sản xuất tại các khu vực Nam Định, Hà Nam để tăng năng lực sản xuất, tăng
khả năng cạnh tranh tạo điều kiện thâm nhập nhanh vào thị trường Mĩ khi
Việt Nam còn đang được hưởng quy chế tối huệ quốc, tập trung vào các mặt
hàng mũi nhọn của công ty như: quần áo Jean, quần âu, quần áo dệt kim
Liên kết với các doanh nghiệp may trong ngành để triển khai những đơn
hàng lớn xuất khẩu sang thị trường Mĩ. Hợp tác với khách hàng mở văn
phòng đại diện trực tiếp tiếp cận các thị trường
II- MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG .
1.Tổ chức tốt công tác điều tra nghiên cứu thị trường.
Hoạt động nghiên cứu thị trường là một trong những hoạt động đầu
tiên và hết sức quan trọng đối với mọi Doanh nghiệp hiện nay. Đối với Công ty
may Thăng Long nó càng trở nên quan trọng vì Công ty tham gia xuất nhập
khẩu, rủi ro kinh doanh quốc tế rất cao. Để hoạt động kinh doanh của Công ty
đạt hiệu quả cao và ngày càng phát triển thì Công ty cần chú trọng đặc biệt
vào khâu nghiên cứu thị trường để nắm vững nhu cầu thị trường, thị hiếu
người tiêu dùng, tính mốt của các sản phẩm may mặc và xu hướng thay đổi

của chúng để khẩn trương triển khai sản xuất kinh doanh và xuất khẩu đáp
ứng kịp thời, chiếm lĩnh được các thị trường.
-Với Công ty may Thăng Long thì phạm vi thị trường xuất khẩu rộng lớn
nên việc nghiên cứu thị trường kiểu tại hiện trường là tương đối khó khăn.
Bên cạnh một số văn phòng đại diện ở nước ngoài hiện có Công ty cần xem xét
và đặt thêm một số văn phòng đại diện ở một số nước có tiềm năng, trọng
điểm để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giao dịch, giới thiệu sản phẩm,
thiết lập các mối quan hệ trong hợp tác kinh doanh và trong nghiên cứu thị
trường. Thực hiện việc này sẽ đảm bảo cho Công ty cập nhật được những
thông tin về thị trường chuẩn xác hơn, nhanh chóng giúp ban lãnh đạo và các
cán bộ trong Công ty xử lý chúng và đề ra các phương hướng sản xuất kinh
doanh đúng đắn.
-Công ty phải xây dựng kế hoạch về tham dự hội chợ triển lãm quốc tế.
Hội chợ là nơi tốt để Công ty có thể bán hàng, tìm kiếm khách hàng và ký hợp
đồng. Thông qua hội chợ Công ty có thể trực tiếp tiếp xúc với khách hàng,
người tiêu dùng để hiểu biết hơn về họ đồng thời đây cũng là cơ hội để người
tiêu dùng, khách hàng hiểu biết về sản phẩm của Công ty.
-Giữ vững và mở rộng thị trường gắn liền với việc cải tiến sản phẩm,
mẫu mã, tung ra thị trường sản phẩm mới nâng cao chất lượng sản phẩm, giá
cả hợp lý. Mỗi sản phẩm đều có chu kỳ sống nếu cuối chu kỳ mà không có sự
thay đổi, cải thiện thì sản phẩm đó sẽ chết và không còn thị trường nữa.
-Xúc tiến quảng cáo bán hàng. Quảng cáo trên các phương tiện thông tin
đại chúng, quảng cáo thông qua khách hàng, người tiêu dùng. Bán hàng giảm
giá, tính hoa hồng cho người tìm ra khách hàng.
Việc mở rộng thị trường theo bất kỳ hướng nào cũng đều có lợi cho
Công ty để tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng lợi nhuận. Nhưng vấn đề là ở
chỗ: Công ty cần chú trọng vào những có triển vọng nhất và những sản phẩm
mũi nhọn để tránh xuất khẩu và mở rộng về những thị trường có tiềm ẩn nguy
cơ bất lợi cho Công ty trong tương lai. Xác định các mặt hàng mũi nhọn và thị
trường trọng điểm thì việc đầu tư của Công ty sẽ thu được hiệu quả kinh tế cao

và bỏ lỡ ít nhất những cơ hội trong kinh doanh.
Trong thời gian tới công ty cần khai thác có hiệu quả thị trường xuất
khẩu như: Nhật Bản, EU; khôi phục SNG và Đông Âu; tập trung khai thác tốt thị
trường Mĩ; mở thêm thị trường mới tại Trung Đông và Châu Phi.
2.Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh
doanh trong đó trọng tâm là sản xuất hàng xuất khẩu.
Công ty may Thăng Long là một Doanh nghiệp công nghiệp sản xuất hàng
may mặc. Công ty có quyền XNK trực tiếp và đã có quan hệ với trên nhiều quốc
gia trên thế giới. Chính do sự phức tạp và tiềm ẩn các yếu tố rủi ro trong môi
trường kinh doanh ở các thị trường này nên Công ty cần phải xây dựng được
một kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch xuất khẩu để chuẩn bị và hoạt
động có hiệu quả. Kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch xuất khẩu sẽ cung
cấp cho các cán bộ quản lý và các cán bộ tác nghiệp trong Công ty những cơ sở
để hành động, lựa chọn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Không có kế
hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch xuất khẩu Công ty sẽ rất khó khăn
trong việc thực hiện các chỉ tiêu được giao và đạt được các mục tiêu đề ra.
Để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch xuất khẩu ban
lãnh đạo công ty cần dựa vào những căn cứ sau:
- Thứ nhất dựa vào mục tiêu chiến lược cuả doanh nghiệp trong thời kì
đó, căn cứ vào tốc độ tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp, đồng thời
căn cứ vào các đơn đặt hàng
-Tiếp đến doanh nghiệp đánh giá môi trường kinh doanh để tìm ra các cơ
hội kinh doanh trên thị trường hoặc các đoạn thị trường mà Công ty dự định
kinh doanh. Đồng thời tăng cường các điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu
của Công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh.
-Dựa vào kết quả giai đoạn trên (phân tích môi trường kinh doanh và
phân tích nội bộ) Công ty tiến hành lập bảng dự báo các chỉ tiêu sản xuất kinh
doanh, chỉ tiêu xuất khẩu trong tương lai. Những căn cứ để dự báo các chỉ tiêu
như từ các số liệu nghiên cứu thị trường, ước lượng số khách hàng tiềm năng
thực tế có khả năng nhập khẩu của Công ty. Tuỳ thuộc từng loại từng đoạn thị

trường với mức cạnh tranh khác nhau có thể ước lượng khác nhau. Mở rộng
lượng khách hàng theo tiến triển, tăng lên của kim ngạch xuất khẩu và các
hoạt động hỗ trợ tiêu thụ khác.
-Tiếp theo Công ty sẽ dựa vào các số liệu trên để lập kế hoạch huy động
vốn thực hiện việc sản xuất kinh doanh của mình. Lập kế hoạch vay vốn có tầm
quan trọng lớn vì các ngân hàng bao giờ cũng muốn biết rõ các doanh nghiệp
trước khi cân nhắc để cho vay vốn. Lập bảng kế hoạch cũng là biện pháp giúp
Công ty điều chỉnh được sự cân đối giữa cung và cầu, điều khiển được lượng
hàng tồn kho. Nếu lượng hàng tồn kho quá lớn, sẽ làm tồn đọng vốn hạn chế
khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng nếu hàng dữ trữ quá ít có thể sẽ
làm mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
-Bước thực hiện cuối cùng và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế
hoạch xuất khẩu là cần kiểm tra việc thực hiện kế hoạch để đánh giá được
những hiệu quả đã đạt được những điểm yếu cần khắc phục, tạo cơ sở cho việc
xây dựng và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch xuất khẩu
tiếp theo.
3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của một số mặt hàng may
mặc.
Vấn đề cốt lõi để đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của Công ty
mayThăng Long là làm sao phải nâng cao được sức cạnh tranh của nó trên thị
trường thế giới như về chất lượng, giá cả, thời gian.
3.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
Công ty may Thăng Long đa số xuất khẩu các mặt hàng may mặc do
chính Công ty sản xuất, gia công ra. Chính vì vậy Công ty có thể nâng cao chất
lượng sản phẩm bằng việc:
-Đầu tư vào các máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ sản xuất bởi vì máy
móc thiết bị có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu của
Công ty. Máy móc thiết bị lạc hậu không đồng bộ sẽ gây hỏng hóc, ngưng trệ
sản xuất, tiêu tốn lao động quá khứ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm xuất
khẩu.

Như vậy đầu tư hiện đại hoá máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng,
mở rộng quy mô, tăng năng lực sản xuất là biện pháp cần thiết và cấp bách ở
Công ty hiện nay.
-Nâng cao khả năng thiết kế mẫu mã.
Sản phẩm may mặc là sản phẩm mang tính mốt rất cao. Mẫu mã là yếu tố vô
cùng quan trọng ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của Công ty. Công ty may

×