HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
Tháng 3 - 2011
ẢNH HƯỞNG CỦA THỂ THAO TỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HÀN QUỐC
SVTH: Lê Khắc Anh, Nguyễn Phương Dung,
Nguyễn Hồng Hạnh, Nguyễn Thu Trang (2H10)
GVHD: Cô Lê Thị Hương
CHƯƠNG I: Thể thao Hàn Quốc
Sự phát triển phồn thịnh của đất nước Hàn Quốc không chỉ dừng lại ở Chính trị hay
Kinh tế mà còn ở nền văn hóa đậm đà bản sắc, vươn tầm ảnh hưởng ra các nước Châu Á
và cả thế giới. Hàn Quốc và Việt Nam, hai đất nước dễ dàng tìm được điểm chung và tiến
tới quan hệ ngoại giao khăng khít như hiện nay một phần cũng nhờ những nét tương
đồng trong văn hóa hai nước.
Ngôn ngữ, ẩm thực hay ca nhạc, phim ảnh của Hàn Quốc đều rất nổi tiếng và thu
hút sự chú ý của nhiều nước trên thế giới. Nhưng bên cạnh đó, một nét văn hóa rất đặc
sắc của Hàn Quốc mà ít được chúng ta chú ý đến, đó là Thể thao. Sự quan tâm của người
dân Hàn Quốc dành cho thể thao đã được thể hiện phần nào qua những kì World Cup,
những chương trình TV được xem nhiều nhất trong năm là các trận thi đấu của đội tuyển
Hàn Quốc tại World Cup. Cứ mỗi kì World Cup là đất nước Hàn Quốc lại tràn ngập một
màu đỏ và những tiếng hô vang quen thuộc “ Dae!Han!Min!Guk!”.
(Ảnh 1: Những hình ảnh đẹp về các chiến thắng rực rỡ của thể thao Hàn Quốc 2010)
Trong những năm gần đây, thành tựu của Thể thao Hàn Quốc vụt lên rực sáng với
sự xuất hiện của các tài năng trẻ. Một Kim Yu Na mười chín tuổi làm chao đảo giới trượt
băng nghệ thuật thế giới với những kỷ lục vô cùng ấn tượng được thiết lập: vận động
viên (VĐV) người Hàn Quốc đầu tiên giành được huy chương và vô địch tại các giải thi
đấu đẳng cấp cao như Junior Grand Prix, Grand Prix, Grand Prix Final, ISU
Championship, và World Championships. Tại giải 2009 International Skating Union
World Figure Skating Championships Mỹ, với tổng số điểm giành được 207.71 - Kim Yu
Na chính thức bước lên ngôi vị nữ hoàng bộ môn trượt băng nghệ thuật thế giới và là nữ
VĐV đầu tiên trên thế giới vượt ngưỡng 200 điểm cho các bài biểu diễn. Sau đó, vào
năm 2010, Kim Yuna đã vượt qua kỷ lục thế giới do chính mình tạo ra với thành tích
373
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
Tháng 3 - 2011
228.56 điểm tại Thế vận hội Mùa đông Vancover được tổ chức tại Canada. Kim Yuna đã
thực sự trở thành biểu tượng của Thể thao Hàn Quốc và là niềm tự hào của xứ sở Kim
Chi. Hàn Quốc cũng là đất nước thống trị hai môn thể thao đặc biệt: Cờ vây và Esport.
Tại các giải đấu Quốc tế, mười lăm năm nay các kỳ thủ Hàn Quốc giành ngôi vô địch.
Còn với Esport, từ năm 2000 đến nay, Hàn Quốc liên tục giành huy chương vàng trong
giải đấu Game thế giới (World Cyber Game) cho game Starcraft và được coi là quốc gia
thống trị nền Starcraft thế giới.
Chính phủ Hàn Quốc luôn chú trọng tới đầu tư và phát triển nền thể thao nước nhà.
Sau Thế vận hội Olympic tại Vancover, chính phủ Hàn Quốc đã quyết định đầu tư cho
các môn thể thao không phổ biến với mục tiêu chiến thắng tại kỳ Olympic 2018. Bộ kế
hoạch và tài chính Hàn Quốc thông báo, chính phủ Hàn Quốc đã lên kế hoạch đầu tư 2.1
tỷ won để nuôi dưỡng các VĐV trẻ của các môn thể thao không phố biến tại Hàn Quốc
có tiềm năng đạt được những thành tựu lớn trên đấu trường quốc tế (theo Chosun Ilbo)
Ta có thể thấy, thể thao đóng vai trò rất quan trọng trong văn hóa Hàn Quốc, cũng
như trong sự phát triển kinh tế chính trị của đất nước này. Sau đây, chúng em xin trình
bày về các môn thể thao tại Hàn Quốc.
1. Các môn thể thao phổ biến:
Các môn thể thao phổ biến tại Hàn Quốc gồm có ba môn là bóng đá, bóng chày
và cờ vây. Nhưng cờ vây là một môn thể thao đặc biệt nên chúng em xin đề cập về Cờ
vây ở phần sau. Bóng đá và bóng chày đều giành được sự quan tâm của người dân
Hàn Quốc ở mọi lứa tuổi và là hai trong những môn thu hút người theo dõi nhất tại
Hàn Quốc.
Kể từ những năm 1960, Hàn Quốc đã nổi lên như một cường quốc về bóng đá tại
Châu Á, giành được chức vô địch tại một số giải đấu ở châu Á. Đội tuyển bóng đá quốc
gia Hàn Quốc đã bảy lần liên tiếp lọt vào vòng chung kết World Cup kể từ năm 1986,
điều này khiến họ trở thành những ông vua của bóng đá châu Á mà không cần phải tranh
cãi. Năm 2002, Hàn Quốc đã cùng Nhật Bản đứng ra đăng cai kì World Cup và kì FIFA
World Cup này đã đánh dấu một sự tiến bộ nhanh chóng của nền bóng đá Hàn Quốc. Khi
đội tuyển bóng đá quốc gia Hàn Quốc đã giành vị trí thứ 4 tại kì World Cup này, thì
chúng ta có thể nói, bóng đá Hàn Quốc đã giành được khá nhiều thành tích ở cả đấu
trường khu vực và quốc tế, đưa Hàn Quốc trở thành một cường quốc về bóng đá tại khu
vực châu Á.
Nếu ở phần lớn các nước, bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất và được quan
tâm hơn cả thì ở Hàn Quốc, bóng chày mới là môn thể thao vua (trừ những kì World
Cup, khi đó người dân Hàn Quốc sẽ chỉ chú mục vào TV và theo dõi thành tích của
các cầu thủ bóng đá nước nhà)
Lịch sử và sự phát triển của bóng chày Hàn Quốc
Khoảng hơn 100 năm về trước thì bóng chày đã du nhập vào Hàn Quốc. Vào năm
374
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
Tháng 3 - 2011
1905 bóng chày đã được chính thức giới thiệu bởi một nhà truyền giáo người Mỹ. Nhưng
phải cho đến năm 1981 thì Hiệp hội bóng chày Hàn Quốc mới chính thức được thành lập.
Hiệp hội bóng chày Hàn Quốc được thành lập vào ngày 11 tháng 12 năm 1981, bao
gồm 6 đội là: Samsung, Lotte, MBC, OB, Haitai và Sammi. Tên của những đội này
không phải là tên địa điểm như những đội ở Mỹ. Mà là tên của những tổ chức đã tài trợ
để thành lập nên đội bóng chày. Vào ngày 27 tháng 3 năm 1982, trận đấu bóng chày
chuyên nghiệp đầu tiên ở Hàn Quốc đã được tổ chức ở sân vận động Dongdamum ở
Seoul. Trận đấu đầu tiên là trận đấu giữa đội Samsung và đội MBC.
Vào năm 1986, đội Haitai Tigers đã ở thời kì cực thịnh và đã đánh bại đội Samsung
Lions trong mùa giải năm đó. Sau trận đấu thứ ba, cổ động viên của đội Samsung đã tấn
công xe buýt chở các vận động viên đội Haitai sau khi đội Samsung Lions đã 3 lần thua
liên tiếp. Sân vận động Chamsil đã trở thành sân nhà của hai đội OB và MBC, còn đội
Lotte đã phải chuyển sân nhà sang sân vận động Sajik sức chứa 30000 chỗ ngồi.
Vào năm 1990 thì đã có sự thay đổi trong các đội, đó là đội MBC đã được bán cho
tập đoàn Lucky-Goldstar và đã đổi tên thành LG Twins, đội đã giành chiến thắng ở mùa
giải năm đó. Cũng trong năm 1990 thì liên đoàn bóng chày Hàn Quốc và Nhật Bản đã
cùng nhau kí một bản thỏa thuận sẽ tổ chức một giải mang tên Super Game tại Nhật Bản
4 năm 1 lần. Giải Super Game chính là một dịp để các vận động viên bóng chày của Hàn
Quốc và Nhật Bản tranh tài với nhau.
Vào năm 1991, cầu thủ Chang Jong Hoon của đội Binggrae Eagles đã lập nên một
kỉ lục mới với 41 home runs (cú đánh cho phép người đánh chạy quanh ghi điểm mà
không phải dừng lại). Công ty mẹ của đội Eagles đã đổi tên thành Hanhwa vào năm 1993
và đó chính là lí do ngày nay đội này được gọi là Hanhwa Eagles.
Vào năm 1997, Hiệp hội bóng chày Hàn Quốc đã cho phép các vận đông viên nước
ngoài được thi đấu tại Hàn Quốc.
Vào năm 1999, mùa giải đã bị chia thành hai mùa giải nhỏ là Dream và Magic theo
sự tham khảo ý kiến công khai. Hệ thống hai mùa giải chỉ tồn tại trong vòng hai năm bởi
lúc đó chỉ có 8 đội tuyển bóng chày nên cũng khác gì hệ thống mùa giải cũ. Vậy nên sau
đó hệ thống mùa giải lại trở lại như cũ với một mùa giải duy nhất vào năm 2001.
Vào năm 2001, Hiệp hội bóng chày Hàn Quốc đã có quyết định cho phép khi các
vận động viên bóng chuyền chuyên nghiệp của Hàn Quốc sẽ có khả năng chơi cho các
đội tuyển ở Mỹ, và sẽ được kí hợp đồng chuyển nhượng.
Bóng chày của Hàn Quốc đang ngày càng phát triển và tiến bộ vượt bậc và đội tuyển
bóng chày quốc gia Hàn Quốc đã dành được huy chương đầu tiên ở Olympics 2000 tại
Sydney. Đó là chiếc huy chương đồng khi đánh bại Nhật Bản. Hàn Quốc đã có một số
vận động viên hiện đang tham gia thi đấu tại Mỹ như: Park Chan Ho của đội Texas
Rangers, Choi Hee Seop của đội Chicago Cubs, Kim Byung Hyun của đội Arizona
Diamondbacks và còn nhiều nữa.
375
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
Tháng 3 - 2011
Những đội bóng chày hiện nay tại Hàn Quốc: Samsung Lions, Kia Tigers, Hyundai
Unicorns, SK Wyverns, Lotte Giants, LG Twins, Doosan Bears, hanhwa Eagles.
(Ảnh 2: Đội tuyển bóng chày Hàn Quốc ăn mừng chiến thắng tại Olympic Bắc Kinh 2008
tại Bắc Kinh, Trung Quốc)
Nguồn: The Society for American Baseball Research
2
Các môn thể thao bắt nguồn từ Hàn Quốc
2.1.Teakwondo
Nhắc tới thể thao Hàn Quốc nói chung và thể thao truyền thống nói riêng,chúng ta
không thể không nhắc tới Teakwondo-niềm tự hào của thể thao Hàn Quốc.Vậy
Teakwondo ra đời như thế nào?
Võ thuật ở Hàn Quốc có lịch sử lâu đời bắt đầu từ thời cổ đại. Taekwondo, môn võ
thuật của Hàn Quốc, có thể bắt nguồn từ triều đại Hoguryo năm 37 trước Công nguyên.
Người ta đã phát hiện ra tại di tích của mồ mả hoàng gia Muyongchong và Kakchuchong xây cất trong khoảng từ năm thứ 3 đến năm 427 nhiều bức tranh vẽ trên tường có
cảnh những người đàn ông đang tập luyện Taekwondo. Trên trần của Muyong-chong có
bức tranh miêu tả cảnh hai người đàn ông đối diện nhau trong một tư thế tập luyện
Taekwondo. Khởi đầu, môn võ thuật này có tên là Subakhi.
Taekwondo cũng được tập luyện tại Silla, một vương quốc được thành lập ở đông
nam Triều Tiên vào khoảng hai mươi năm trước triều đại Koguryo ở phía bắc. Con cháu
của giới quý tộc ở Silla đã được tuyển tập trung thành nhóm được gọi là Hwarangdo một
tổ chức quân đội, giáo dục và xã hội. Trong thời gian này tổ chức Hwarangdo đã có ảnh
hưởng rất lớn và làm phong phú thêm cho nền văn hoá và võ thuật Triều Tiên.
Trong lịch sử của Triều Tiên (918-1392), Taekwondo, lúc bấy giờ được gọi là
Subakhi, được tập luyện không chỉ được xem như là một kỹ năng để tăng cường sức
khoẻ mà nó còn được khuyến khích tập luyện như một một võ thuật có giá trị cao.
376
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
Tháng 3 - 2011
Thời gian của triều đại Chosun có một quyển sách phát hành về dạy Taekwondo
như một môn võ thuật. Nó đã trở thành phổ biến hơn với công chúng, ngược lại với triều
đại Koryo trước đây, Taekwondo chỉ độc quyền cho quân đội.
Đặc biệt, vua Chonjo (1777-1800) phát hành một bộ sách giáo khoa về phong tục và
tập quán Hàn Quốc có tựa đề là Chaemulbo, trong đó nói rằng Subakhi được gọi là
Taekkyon, tên trước khi được gọi là Taekwondo. Các chuyên gia cho rằng vấn đề quan
trọng ở đây không chỉ là tên được thay đổi mà cả kỹ thuật cũng thay đổi một cách đột
ngột.
Vào cuối triều đại Chonsun, Subakhi bắt đầu suy tàn vì sự bỏ mặc của hoàng gia
cũng như sự ăn sâu của đạo Khổng đề cao giá trị văn chương. Subakhi chỉ tồn tại như
một hoạt động giải trí của người dân thường.
Vào cuối thế kỷ mười chín, quân đội Hàn Quốc suy yếu, người Nhật đô hộ đất nước.
Sự áp bức của đế quốc Nhật đối với dân Hàn Quốc rất hà khắc và việc tập luyện võ thuật
được xem nguồn gốc của sự nổi loạn bị cấm đoán. Tuy nhiên, các tổ chức kháng Nhật sử
dụng Taekwondo như một phương pháp huấn luyện tinh thần và thể chất.
Sau giải phóng vào ngày 15 tháng 8 năm 1945, những người có nguyện vọng khôi
phục lại môn võ thuật cổ truyền Taekwondo bắt đầu dạy trở lại. Cuối cùng vào tháng 9
năm 1961, Hội Taekwondo Hàn Quốc được thành lập. Tháng 10 năm 1963, Taekwondo
đã trở thành môn thi đấu chính thức lần đầu tiên tại Đại hội Thể thao Quốc gia. Vào thập
niên 1960, huấn luyện viên Hàn Quốc bắt đầu ra nước ngoài phổ biến Taekwondo. Đây
là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của môn võ này.
Taekwondo được xem như môn thể thao thế giới tại Giải Vô địch Thế giới lần 1
được tổ chức tại Seoul 1973 với mười quốc gia tham dự. Tại cuộc họp ở Seoul được tổ
chức bên lề của giải Vô địch Taekwondo Thế giới lần thứ nhất, đại diện của các quốc gia
tham dự đã thành lập Liên đoàn TKD Thế giới. Từ đó, giải Vô địch Taekwondo Thế giới
được tổ chức 2 năm một lần.
(Ảnh 3: Thi đấu Taekwondo)
377
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
Tháng 3 - 2011
Hiện nay Liên đoàn Taekwondo Thế giới (WTF) có 166 quốc gia thành viên toàn
thế giới, với khoảng 50.000.0000 người tập luyện. IOC đã công nhận Taekwondo là môn
thể thao quốc tế tại đại hội lần thứ 83 năm 1980, Taekwondo được công nhận là môn thi
đấu giành huy chương tại Thế vận hội 2000 và 2004.
2.2.Hapkido
Hapkido là môn võ nổi tiếng của Triều Tiên sau Taekwondo và còn được coi là môn
võ khắc chế môn Taekwondo.
Khi Triều Tiên còn là nước Silla nhỏ bé dưới sự đô hộ của nhà Đường (Trung Quốc),
người dân Triều Tiên đã cải biên môn Tang Su (Đường Thủ) thành môn võ của Triều
Tiên là Tae Kyon (tiền thân của môn Taekwondo hiện nay).
Hiện tại tại Hàn Quốc nơi khai sinh ra Hapkido, Hapkido đến giờ nầy vẫn chưa có
được một liên đoàn chính thức đại diện trên thế giới như các môn phái bạn Taekwondo,
Karate, Judo v.v.. được thành lập cùng thời, nhiều trường phái với những đặc tính riêng
biệt làm cho người tập Hapkido đôi lúc phải vô cùng khó khăn khi phân biệt sự tương và
khắc giữa các chi phái, rất nhiều lần Hiệp hội võ thuật chính thức của chính phủ Hàn
Quốc đã đứng ra tổ chức các cuộc hợp khoáng đại để giải quyết và thống nhất môn
Hapkido thành một liên đoàn duy nhất. Nhưng chuyện đó còn phải cần thời gian khá dài
trong tương lai.
3
Các môn thể thao truyền thống
Thể thao truyền thống Hàn Quốc bao gồm ba môn: Đấu vật, Đấu trâu và thả diều.
Cả ba môn đều đang được duy trì và tổ chức hàng năm tại Hàn Quốc. Tuy không thu hút
được nhiều sự quan tâm của giới trẻ nhưng các môn thể thao truyền thống vẫn đóng vai
trò vô cùng quan trọng trong nền thể thao Hàn Quốc.
Với Đấu vật, sức hấp dẫn của bộ môn này không hề giảm đi theo thời gian. Cùng
với những nét văn hóa truyền thống của Hàn Quốc từ xa xưa, bộ môn Đấu vật vẫn phát
triển 1 cách phồn thịnh theo thời gian. Sau đây, chúng em xin trình bày về Đấu vật, thể
thao truyền thống được yêu thích nhất tại Hàn Quốc.
Lịch sử của môn đấu vật
Ssireum là môn vật thể thao truyền thống phổ biến nhất Hàn Quốc. Nó được xem là
nét đẹp văn hóa của dân tộc Hàn ra đời cách đây 2.000 năm. Ssireum là trò chơi rất được
nam giới Hàn Quốc ưa chuộng.
Lịch sử môn vật Ssireum bắt đầu cùng thời với sự hình thành sinh hoạt cộng đồng.
Trong xã hội cổ, con người phải chiến đấu để chống lại những loài thú hoang để tự vệ, và
để tìm thức ăn. Ngoài ra còn để chiến đấu chống xung đột với những bộ tộc khác. Vì vậy,
con người phải luyện tập những hình thức võ thuật khác nhau để bảo vệ chính mình.
Trong nhiều thế kỷ, các nhà sử học Triều Tiên đã xác quyết rằng một phần lớn di
sản văn hoá của Nhật Bản bắt nguồn trực tiếp từ Triều Tiên, và không ít nhà nghiên cứu
378
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
Tháng 3 - 2011
Nhật Bản bắt đầu tán thành quan điểm này. Một số bộ môn võ thuật xưa nay vẫn được
cho là có nguồn gốc Nhật Bản, như môn Sumo chẳng hạn, hiện tại được tin là- ít nhất thì
cũng từ phía người Triều Tiên và người Trung Hoa - đã khai sinh từ Trung Hoa, du nhập
vào Triều Tiên rồi cuối cùng đến Nhật Bản. Mặc dù một số chuyên gia về Sumo có thể
tranh cải rằng Sumo phát triển độc lập với môn Ssirum Triều Tiên, nhưng một quan sát
viên vô tư sẽ nghĩ khác. Những nét tương đồng đã vượt xa hẳn các chổ tương dị. Các
cuộc đấu Ssirum cũng như Sumo đều thắn đượm màu sắc nghi lể cổ xưa, nhằm mục đích
trừ tà và tìm kiếm ân sủng từ các vị thần chiến thắng. Các võ sĩ thi đấu ăn mặc rất sơ sài
và hể bất cứ phần nào trên thân thể của một đấu thủ - trừ bàn chân -chạm đất thì người
kia được tuyên bố thắng cuộc. Sumo hay là Ssirum cũng vậy.
Bức tranh miêu tả trận đấu Ssireum đã được tìm thấy trong các lăng mộ Goguryeo,
nằm ở Man Joo. Dựa trên các bằng chứng này, các nhà nghiên cứu cho rằng Ssireum tồn
tại trong khoảng thời gian đó. Ngoài ra, những ghi chép lịch sử cũng cho thấy các vị vua
thời kỳ này cũng đã xem một trận Ssireum dành cho nam giới trong ngày lễ truyền thống.
(Ảnh 4: Bức tranh đấu vật trong các lăng mộ Goguryeo)
Hiện tại
Trong xã hội Hàn Quốc hiện đại, ssireum vẫn nổi bật như một môn thể thao thu hút
nhiều người, chứ không chỉ đơn thuần là một trò thi đấu dân gian được tổ chức vào các
ngày lễ hội. Hiệp hội ssireum Hàn Quốc cũng đã rất thành công trong việc quảng bá cho
thế giới biết đến môn vật này thông qua việc tổ chức những trận thi đấu có chất lượng
cao. Ssireum giờ đây đã nổi tiếng như là một trong những môn thể thảo quốc gia được
nhiều người yêu thích đến nỗi các trận đấu vật đều được tường thuật trên truyền hình để
mọi khán giả đều có thể theo dõi tại nhà. Các luật đấu và nguyên tắc được điều chính phủ
hợp hơn, ssireum không ngừng phát triển từ một môn vật truyền thống kết hợp với các
phương pháp tự vệ đã trở thành một môn thi đấu dân gian được nhiều người yêu thích và
đã trở thành một phần trong cuộc sống của người Hàn Quốc ngày nay.
379
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
4
Tháng 3 - 2011
Các môn thể thao đặc biệt
Trong số các môn thể thao phát triển mạnh mẽ tai Hàn Quốc, có hai bộ môn vô cùng
đặc biệt đó là cờ vây (baduk) và E-sport. Trong khi cờ vây là một môn cờ cổ xưa, du
nhập vào Hàn Quốc từ khoảng thế kỷ thứ 5, đạt đến “thời đại Vàng” vào cuối thế kỷ thứ
16 và vẫn là một môn cờ vô cùng phổ biến ngày nay thì E-sport là một khái niệm rất mới
trong lịch sử thể thao thế giới, với tuổi đời chỉ khoảng hai mưoi năm trên thế giới và hơn
10 năm tại Hàn Quốc (tại Hàn Quốc chủ yếu xoay quanh game chiến thuật Starcraft). Cả
hai bộ môn đều là những môn thể thao trí tuệ, với điểm hấp dẫn là hàng ngàn nước đi
khác nhau và “không bao giờ một trận đấu được lặp lại hai lần”. Chúng đòi hỏi sự sáng
tạo, óc phán đoán, trực giác nhạy bén, khả năng phân tích, quyết định chính xác và đối
với E-sport là cả tốc độ và sự khéo léo của đôi tay.
Cờ vây hiện đại đã có một số nét khác biệt so với cờ vây cổ xưa, và là một môn thể
thao có chỗ đứng đặc biệt trong xã hội Hàn Quốc. 20% người dân Hàn Quốc biết chơi
cờ vây. Hàng triệu người theo dõi các giải đấu cờ vây đẳng cấp trên mạng. Hàn Quốc
có một nền cờ vây chuyên nghiệp được tổ chức khoa học, với nhiều giải đấu chuyên
nghiệp hàng năm và mức giải thưởng hàng trăm triệu Won. Nhiều kỳ thủ trẻ tuổi đã và
đang được đào tạo, ngày ngày tập luyện miệt mài để trở thành kỳ thủ chuyên nghiệp.
Các kỳ thủ số một có thu nhập rất cao cũng như được xã hội trọng vọng và là những
người nổi tiếng. Bộ môn cờ vây chuyên nghiệp phát triển nhất tại Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc, trong đó các kỳ thủ Hàn Quốc đã thống trị các giải đấu quốc tế suốt 15
năm nay. Các kỳ thủ Hàn Quốc thậm chí còn đi tới các nước trên thế giới để quảng bá
và phát triển cờ vây mạnh mẽ hơn nữa. (theo baduk.or.kr)
Mô hình tổ chức của cờ vây chuyên nghiệp Hàn Quốc được áp dụng để gây dựng
và phát triển môn thể thao trẻ và mới lạ: E-sport. Trong thập kỷ vừa qua, E-sport Hàn
Quốc đã phát triển một cách đáng kinh ngạc, nổi lên như một hiện tượng chưa từng thấy
ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.
Chúng em xin đề cập cụ thể về E-sport Hàn Quốc ở phần sau:
E-sport, hiện tượng thể thao đặc biệt tại Hàn Quốc.
Lịch sử bắt nguồn và phát triển:
E-sports là viết tắt của từ Electronic sports (Thể thao điện tử). Khi trò chơi điện tử
(game) được thi đấu đối kháng một cách nghiêm túc, người ta gọi chúng là esports. Trò
chơi điện tử được thi đấu ở cả trình độ chuyên nghiệp và nghiệp dư.Trên toàn thế giới có
những hiệp hội khác nhau và các trận đấu được tổ chức và duy trì ở một số thể loại game
như trò chơi chiến thuật sử dụng thời gian thực, First Person Shooter (trò chơi bắn súng
với điểm nhìn là ngôi thứ nhất) và đua xe.
Vào năm 1998 công ty giải trí Blizzard (Mỹ) đã cho ra đời trò chơi chiến thuật
Starcraft (SC). SC đã đưa nền Esport lên một tầm hoàn toàn khác. Khi vừa ra mắt, SC đã
bán được một triệu bản ở Hàn Quốc. Đầu năm 2008, trong số 9.5 triệu bản SC bán trên
380
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
Tháng 3 - 2011
toàn thế giới, riêng Hàn Quốc đã chiếm 4.5 triệu bản. SC tìm được vị thế vững chắc của
mình ở Hàn Quốc, nơi mà các giải đấu SC chính thức được tổ chức.
Năm 2000, KeSPA (Korean Esport Association: Hiệp hội Esport Hàn Quốc) được
thành lập, đánh dấu bước phát triển và chuyên nghiệp hóa Esport tại Hàn Quốc. Hiện nay,
game thủ Starcraft chuyên nghiệp có thể kiếm được mức lương hàng triệu và tất cả
những trận đấu đều được phát sóng trên TV. Hàn Quốc có hai kênh TV dành riêng cho
SC và E-sport: MBCgame và OnGameNet.
Esport Hàn Quốc sớm đạt đến một quy mô khổng lồ và mức độ chuyên nghiệp hàng
đầu thế giới. Với sự quản lý và dẫn dắt của hiệp hội thể thao điện tử Hàn Quốc (KeSPA)
vào năm 2000, với tiên phong là game Starcraft, E-sport đã trở thành một môn thể thao
chính thức và hơn thế nữa là một trong những môn thể thao phổ biến nhất tại Hàn Quốc.
Hiện tại KeSPA đang nắm quyền quản lý khoảng hai mươi lăm tựa game có thi đấu
chuyên nghiệp thuộc nhiều thể loại khác nhau, tuy nhiên game Starcraft vẫn là mảng lớn
nhất trong các hoạt động Esport Hàn Quốc.
Các game thủ SC phải làm việc rất vất vả để đạt đến trình độ kiếm trung bình
200.000 USD mỗi năm. Khi đó họ bắt đầu nổi tiếng và xuất hiện trên quảng cáo và
truyền hình (theo Greastest.com, 2004). Những progamer thuộc biên chế của các đội thi
đấu Esport chuyên nghiệp sống trong ký túc xá, luyện tập tám đên mười bốn tiếng mỗi
ngày, giờ ăn-nghỉ, rèn luyện thân thể và giải trí đều được bố trí và quản lý. Chính vì thế,
thực lực của các progamer Hàn Quốc vượt trội hơn hẳn các nước trên thế giới. Từ năm
2000 đến nay, Hàn Quốc liên tục giành huy chương vàng trong giải đấu Game thế giới
(World Cyber Game – WCG) cho game SC và được coi là quốc gia thống trị nền SC thế
giới.
(Ảnh 5: Flash, Kal và Jae Dong lần lượt ẵm trọn ba tấm huy chương của WCG 2010)
Sau 12 năm, nhiều người lo ngại về tương lai của SC nói riêng và E-sport Hàn Quốc
nói chung, khi các chương trình có xu hướng giảm về số lượng người xem.
381
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
Tháng 3 - 2011
Nửa đầu năm 2010, E-sport Hàn Quốc trải qua một vụ tai tiếng lớn liên quan đến cá
cược trái phép và hành động bán độ của mười một game thủ SC có tiếng. Vụ việc đã
được làm rõ và giải quyết một cách nghiêm khắc, mười một game thủ bị cấm vĩnh viễn
thi đấu. Sự kiện này đã gây tổn thương lớn cho Starcraft Hàn Quốc.
Năm 2010 cũng là năm Blizzard tung ra phiên bản hai của game Starcraft (SC2),
đồng thời kiện các nhà tổ chức và quản lý SC Hàn Quốc về quyền sử dụng tựa game kinh
điển này. Mâu thuẫn này giữa Blizzard và KeSPA hiện vẫn chưa được giải quyết.
Blizzard trao quyền tổ chức và phát song các giải đấu SC2 cho một mình GOMTV. SC2
xuất hiện đã trở thành đối thủ trực tiếp của SC, thu hút vô số game thủ từ SC và các tựa
game khác, kể cả các nhà vô địch như Boxer, NaDa, Moon…, với kinh phí và quy mô tổ
chức khổng lồ. Các giải đấu SC2 tại Hàn Quốc có sự tham gia của một số lượng tuyển
thủ ngoại quốc đáng kể so với SC. Tuy có nhiều ý kiến trái chiều, phần lớn từ người hâm
mộ trung thành của SC, rõ ràng SC2 đang mang đến một làn gió mới cho E-Sport. Lần
đầu tiên trong lịch sử E-sport, một hiệp hội bảo vệ quyền lợi game thủ được thành lập
cho game thủ SC2, game thủ kỳ cựu Park Gyung Lak (“Junwi”) trở thành chủ tịch đầu
tiên đứng ra điều hành Hiệp hội.
Về phần SC, có lẽ vẫn còn quá sớm để tỏ ra bi quan cho tựa game làm nên lịch sử
này. Mười hai năm qua, không ít lần nó đã được tiên đoán là đã đến hồi kết thúc, song
những giải đấu vẫn tiếp tục, những làn sóng mới lại bật lên tiếp nối những thế hệ huyền
thoại, và gây nên những “cơn sốt” mới thậm chí ở tuổi đời 15-16, và SC vẫn hiên ngang
như một “môn thể thao quốc gia” dẫn đầu E-sport Hàn Quốc. Ngay cả với SC2, người ta
vẫn tin tưởng rằng “SC sẽ không bao giờ chết”.
CHƯƠNG II: Thể thao đối với đời sống xã hội Hàn Quốc
1.
Vị trí, tầm ảnh hưởng của các môn thể thao truyền thống trong xã hội Hàn Quốc
Trước đây, các môn thể thao như Taekwondo, Taekkyyeon… có một ví trí rất quan
trọng trong cuộc sống cũng như thu hút được rất nhiều sự chú ý của người dân. Với vị thế
là một môn võ xuất xứ từ Hàn Quốc nên từ xưa nó đă rất được quan tâm, không chỉ trong
những cuộc thi đấu võ thuật mà ngay trong cả cuộc sống bình thường người dân Hàn
Quốc cũng coi trọng môn võ cổ truyền này. Họ tập luyện Taekwondo như một cách để
giữ gìn sức khỏe, đồng thời cũng để nâng cao tinh thần thượng võ, từ đó truyền lại cho
con cháu bản sắc văn hoá cổ truyền của dân tộc. Cùng với đó là những môn như: đấu trâu,
đấu vật… Đây là những môn thể thao mang đậm bản sắc văn hoá của đất nước Hàn Quốc,
thường được tổ chức chủ yếu ở các lễ hội vào các dịp lễ tết như Tết cổ truyền hay Lễ
Chuseok. Vào thời kì trước thì những lễ hội như thế này được tổ chức một cách rất công
phu và hoành tráng. Và tâm điểm của những lễ hội đó chính là những cuộc thi đấu vật
hay đấu trâu, nơi mà tất cả người dân đều tập trung lại và cổ vũ nhiệt liệt, thể hiện rõ tinh
thần đoàn kết cũng như tinh thần dân tộc của người dân Hàn Quốc. Không chỉ có vậy,
một môn thể thao truyền thống lâu đời khác nữa là cờ vây, từ khi du nhập vào Hàn Quốc
thì cờ vây như một môn thể thao giúp phát triển trí tuệ, giúp rèn luyện tính kiên trì, nhẫn
382
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
Tháng 3 - 2011
nại. Vào thời đó khi chưa có những phương tiện giải trí thì việc chơi cờ vây đã được duy
trì như một thứ để giải toả những căng thẳng thường ngày của người dân Hàn Quốc.
Nhưng hiện nay, khi xă hội ngày càng phát triển thì cũng xuất hiện một nghịch lí
đáng buồn không chỉ xảy ra riêng tại Hàn Quốc mà tại nhiều quốc gia đang phát triển
khác trong đó có Việt Nam, đó là những giá trị văn hoá truyền thống đang dần bị mai
một đi. Riêng ở Hàn Quốc, những giá trị này đã bị mai một đi một phần, trong đó những
môn thể thao truyền thống cũng không còn được quan tâm nhiều như xưa.
Những môn võ cổ truyền như: Taekwondo hay Taekkyyeon… đã không còn vị thế
quan trọng như xưa, hiện nay có thể nhận thấy rõ nhất là ngoài những vận động viên có
niềm đam mê với môn võ này thì ít có ai có ý định đi học võ, để rèn luyện sức khoẻ hay
là muốn gìn giữ văn hoá. Tuy thế nhưng nó cũng không có nghĩa là tất cả người dân đều
không quan tâm tới những môn võ truyền thống. Thực tế cho thấy thì Taekwondo vẫn có
sức hút nhất định với một bộ phận người dân Hàn Quốc. Hầu như trong bất kì đại hội thể
thao nào kể cả ở Hàn Quốc hay các quốc gia khác thì Taekwondo vẫn luôn có trong danh
sách môn dự thi. Điều này chứng tỏ Taekwondo vẫn luôn là niềm tự hào của người dân
Hàn Quốc, và mỗi khi những vận động viên nước nhà giành được thứ hạng cao ở môn võ
này thì tất cả người dân đều cảm thấy vô cùng hạnh phúc và tự hào. Bởi Taekwondo là
một môn võ xuất xứ từ Hàn Quốc và việc giành được thứ hạng cao tại các kì đại hội thể
thao đă chứng tỏ rằng Hàn Quốc vẫn là một trong những quốc gia mạnh nhất ở môn thể
thao này.
Các môn thể thao đặc biệt khác như cờ vây, đấu vật, đấu trâu… hiện nay cũng
không còn được người dân quan tâm nhiều nữa bởi dường như xã hội phát triển thì cũng
có nhiều phương thức giải trí khác nhau ra đời như TV hay Internet. Nhưng các đài
truyền hình đã rất thông minh khi đưa những môn thể thao đặc biệt này vào các chương
trình tạp kĩ để người dân thưởng thức. Đây là những chương trình để các nghệ sĩ nổi
tiếng trò chuyện, cùng nhau chơi những trò chơi giải trí để đem lại tiếng cười cho khán
giả. Bên cạnh những môn thể thao hiện đại như bóng đá, bóng chày… thì đấu vật đă
được lồng ghép rất tích cực vào những chương trình này. Điển hình như chương trình
Dream Team của đài truyền hình KBS, đây là một chương trình tạp kĩ để cho các nghệ sĩ
tham gia vào các môn thể thao. Thời gian gần đây môn đấu vật thường xuyên xuất hiện ở
chương trình này để cho các nghệ sĩ có thể tham gia thử sức. Hay là vào những dịp như
Tết cổ truyền hay lễ Chuseok luôn có những chương trình tranh tài thể thao và trong đó
môn đấu vật là một môn thể thao không thể thiếu. Điều này chứng tỏ các đài truyền hình
Hàn Quốc rất chú trọng tới việc phổ biến cũng như gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc. Bởi
những chương trình như thế này thường rất thu hút sự chú ý của giới trẻ không chỉ ở Hàn
Quốc mà còn của nhiều quốc gia lân cận. Hay là như môn cờ vây, một môn thể thao đã
xuất hiện từ rất lâu nhưng cho đến nay vẫn có một vị trí nhất định trong nền thể thao Hàn
Quốc. Khác với xưa khi cần phải có những thứ cần thiết thì mới có thể chơi cờ như bàn
cờ, quân cờ, không gian... thì bây giờ đã có nhiều nhà sản xuất đã tạo ra những game
chơi cờ vây trực tuyến, điều này vô cùng thuận lợi cho người chơi, cũng như thuận tiện
383
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
Tháng 3 - 2011
và phù hợp với xã hội hiện đại. Chính nhờ nó mà cờ vây tuy đã mai một nhưng vẫn còn
có một chỗ đứng nhất định trong nền thể thao Hàn Quốc, vượt qua cả Nhật Bản, Trung
Quốc - hai nước mà cờ vây đã xuất hiện rất sớm. Việc lồng ghép những môn thể thao
truyền thống vào những chương tŕnh truyền hình, hay việc tạo ra những trò chơi trực
tuyến đã góp phần không nhỏ trong việc giáo dục giới trẻ Hàn Quốc về những giá trị văn
hoá truyền thống của dân tộc, nếu không giới trẻ sẽ khó có thể biết đến những môn thể
thao truyền thống của dân tộc mình.
Có thể nói, những môn thể thao truyền thống đã ít nhiều bị ảnh hưởng khi xã hội
ngày càng trở nên hiện đại, nhất là với một đất nước công nghệ cao với tốc độ tăng
trưởng nhanh như Hàn Quốc. Nhưng có thể chắc chắn một điều là nó sẽ không bao giờ bị
biến mất. Bởi đó chính là những nét đặc trưng văn hoá của Hàn Quốc, và chính phủ cũng
như các đài truyền hình vẫn luôn cố gắng để những môn thể thao này được phổ biến hơn
bằng nhiều cách khác nhau. Và nếu muốn những môn thể thao này có thể tồn tại mãi thì
giới trẻ đóng vai trò rất quan trọng, v́ì vậy điều cần thiết là làm thế nào để giới trẻ có thể
hiểu và gìn giữ giá trị văn hoá mà người xưa đã để lại.
2. Thể thao gắn liền với xã hội đương đại ở Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, sự hâm mộ của người dân không chỉ dành cho các diễn viên, ca sĩ
mà các kỳ thủ, vận động viên, progamer (người chơi game chuyên nghiệp) nổi tiếng cũng
đều có chỗ đứng cao trong xã hội và là thần tượng của rất nhiều thế hệ. Đây là một đặc
điểm thú vị và khác biệt của văn hóa Hàn Quốc so với Việt Nam.
Kim Yu Na – cái tên vô cùng quen thuộc, một đại diện tiêu biểu cho thần tượng thể
thao Hàn Quốc. Cả đất nước Hàn Quốc đã gần như đình trệ khi Kim Yuna thể hiện bài
biểu diễn xuất thần tại Vancouver, nơi diễn ra Thế vận hội Olympic 2010. Khối lượng
giao tại thị trường chứng khoán giảm tới một nửa, khi mọi sự chú ý đổ dồn vào các màn
hình truyền hình trực tiếp bài thi của Kim Yu Na từ cách đó hàng ngàn dặm. Các cổng
internet tại đất nước của công nghệ cao này ghi nhận số lượng truy cập cao nhất từ trước
đến nay cho một sự kiện thể thao truyền hình trực tiếp với năm triệu lượt người xem. Sau
mỗi chiến thắng của Kim Yuna, các cô gái trẻ Hàn Quốc lại đổ xô đến các cửa hiệu lớn
để sắm cho mình những thứ đồ trang sức giống như Yuna đã mang trong lúc thi đấu.
Hình ảnh của cô trở nên có giá trị thương mại đặc điệt và các nhãn mác sản phẩm lớn đã
không bỏ lỡ cơ hội khai thác (theo báo CAND). Hiện tại, Kim Yuna là đại diện cho tám
nhãn hiệu nổi tiếng tại Hàn Quốc và có thu nhập khoảng tám triệu USD từ các hoạt động
quảng cáo và tiền thưởng (năm 2009). Trong ba năm liên tiếp 2008-2010, Kim Yuna
được bầu là người nổi tiếng có quyền lực nhất tại Hàn Quốc.
Với những người hâm mộ bóng đá Hàn Quốc, không ai là không biết đến cầu thủ
Park Ji Sung, anh hiện đang chơi cho Manchester United và được nhiều người đánh giá là
cầu thủ Châu Á giỏi nhất hiện đang chơi ở Châu Âu. Park Ji Sung cũng là trụ cột của
bóng đá Hàn Quốc trên đấu trường thế giới, góp công lao không nhỏ cho thành công tiến
vào tứ kết World Cup 2002 của đội tuyển Hàn Quốc. Sự nổi tiếng của anh đối với người
384
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
Tháng 3 - 2011
dân Hàn Quốc là không thể bàn cãi khi mà những gì anh đóng góp cho nền bóng đá nước
nhà là vô cùng to lớn.
Xin đi cụ thể hơn nữa với môn thể thao trẻ Esport. Tại Hàn Quốc, Esport hay game
Starcraft không còn là một trò chơi đơn thuần và cũng hơn cả một môn thể thao bình
thường. Nó đã trở thành một ngành công nghiệp giải trí. Trong con mắt xã hội,
“progamer” là một công việc hoàn toàn nghiêm túc. Đối với giới trẻ, các “gosu”(cao thủ
chơi game) là những thần tượng. Theo một cuộc điều tra năm 2006, 55% người sử dụng
internet tại Hàn Quốc truy cập để chơi game. Các game thủ xuất chúng nhất được nhận
mặt như những người nổi tiếng. Các đội game và cả cá nhân các gosu thường có fan cafe
riêng với số lượng fan đông đảo: huyền thoại Lim Yo Hwan (“Boxer”) có lượng fan
chính thức lên tới trên 600000 người (2006), một game thủ huyền thoại khác, NaDa,
cũng có lượng fan chính thức khoảng 160000 người, v.v…. Sự phổ biến của Starcraft
cũng như sự tôn trọng mà E-sport có được tại Hàn Quốc khiến phần lớn người ngoại
quốc ngỡ ngàng. Mọi người đều biết đến Starcraft, cũng giống như người dân các quốc
gia khác biết đến cờ vua, cờ tướng, cờ vây. Song không một môn cờ nào, dù được yêu
thích đến đâu, có thể thu hút được hàng ngàn người xem kể cả là trận đấu của các kỳ thủ
giỏi nhất. Ở Hàn Quốc có những nhà thi đấu được xây dựng chỉ dành cho E-sport – và cụ
thể là StarCraft. Một trận chung kết giữa hai gosu (cao thủ game) có thể thu hút từ 17000
- 25000 người hâm mộ đến xem và cổ vũ trực tiếp. Trận chung kết Proleague năm 2005,
được tổ chức ở Busan tại một trường đấu đặc biệt, đã thu hút tới khoảng 100 000 khán
giả, một con số kỷ lục chưa từng thấy.
Sức hấp dẫn của các môn thể thao đối với người dân Hàn Quốc là không thể phủ
nhận. Hiện tượng Kim Yuna, hiện tượng chuyên nghiệp hóa Esport đều thể hiện sự phát
triển của các tài năng trẻ tại Hàn Quốc thời gian này. Xã hội đương đại Hàn Quốc giành
rất nhiều sự chú ý cho các môn thể thao và đã trở thành một phần trong đời sống của
người dân Hàn Quốc.
(Ảnh 6: World Cup 2002 được tổ chức tại Hàn Quốc)
385
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
3.
Tháng 3 - 2011
Thể thao biểu hiện tinh thần Hàn Quốc
Khó để có thể không để ý tới sự phát triển rực rỡ của các môn thể thao Hàn Quốc
trong thời gian gần đây cùng sự chú ý của xã hội và giới truyền thông dành cho các sự
kiện thể thao. Các trận bóng đá, bóng chày thu hút sự theo dõi của người dân không
kém những bộ phim truyền hình quốc dân hay các show giải trí nổi tiếng. Theo AGB
Nielsen Media (một công ty chuyên nghiên cứu lượng người xem các chương trình và
phim ảnh được chiếu trên các kênh truyền hình Hàn Quốc) tiết lộ thì bốn chương trình
TV được xem nhiều nhất trong năm 2010 là bốn trận bóng đá tại World Cup của đội
tuyển Hàn Quốc và vị trí thứ chín là trận bóng chày giữa Hàn Quốc và Nhật Bản.
1.SBS’s “2010 World Cup” Korea vs. Argentina
2.SBS’s
“2010
World
Cup”
Korea
vs.
Greece
3.SBS’s
“2010
World
Cup”
Korea
vs.
Uruguay
4.SBS’s “2010 World Cup” Korea vs. Nigeria – 39.5%
–
–
–
47.8%
45.7%
44.3%
9. KBS 2TV’s “National Football Warm-Up” Korea vs. Japan – 28.2%
Chỉ cần nhìn vào con số lượng người xem các trận bóng World Cup và trận bóng
chày Hàn Nhật thôi cũng đủ thấy sự quan tâm nồng nhiệt và tình yêu của người dân Hàn
Quốc đối với bóng đá và bóng chày nhiều như thế nào. Điều này cũng thể hiện cả tinh
thần yêu nước và tự tôn dân tộc của đất nước Hàn Quốc, đó là một điều đáng để tự hào.
Dường như để đáp lại tình yêu và sự cổ vũ nồng nhiệt của Quốc dân, các kỳ thủ,
VĐV, Progamers đã cố gắng hết sức và giành được những thành tích vô cùng nổi bật.
Thậm chí với môn trượt băng nghệ thuật, bộ môn được cho là không phổ biến tại Hàn
Quốc cũng đã xuất hiện Kim Yuna, cô không chỉ đem đến tự hào cho quê hương mình,
mà còn là niềm tự hào của cả Châu Á khi trở thành nữ hoàng truợt băng thế giới, ngôi vị
mà trước nay vẫn luôn thuộc về các quốc gia Châu Âu. Người ta dự đoán thành công của
Kim Yuna sẽ đe dọa vị thế độc tôn của các nước Châu Âu trong bộ môn trượt băng nghệ
thuật. Và còn Park Ji Sung, thành công của anh tại Manchester United (M.U) chưa cầu
thủ bóng đá Châu Á nào đạt được, anh là cầu thủ Châu Á đầu tiên được tham gia một
trận chung kết Champion League. Thành tích ba lần liên tiếp vô địch Premier League của
M.U có phần đóng góp không nhỏ của Park Ji Sung. Đầu mùa giải 2010 -2011, anh là
người duy nhất ghi bàn mang chiến thắng đến cho M.U trước Arsenal (vòng 17 ngoại
hạng Anh). Bảng thành tích các bàn thắng của anh cho đội tuyển Hàn Quốc lẫn M.U đều
vô cùng ấn tượng. Có thể nói, bằng thể lực hơn người và tinh thần thi đấu chuyên nghiệp,
Park Ji Sung đã ghi dấu ấn cho bóng đá Hàn Quốc trên đấu trường quốc tế và là một biểu
tượng cuốn hút người Hàn Quốc không gì sánh được. Không phải ngẫu nhiên mà hơn 1.2
triệu dân Hàn Quốc đang sở hữu thẻ tín dụng M.U khiến M.U vừa gia hạn hợp đồng của
Park Ji Sung tháng 5 vừa qua (theo wilkipedia).
386
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
Tháng 3 - 2011
(Ảnh 7: Từ trái qua phải: Kim Yu Na – Lim Yo Hwan – Lee Chang Ho – Park Ji Sung)
Không chỉ có Kim Yu Na và Park Ji Sung, Hàn Quốc còn có hai kỳ thủ và progamer
xuất chúng. Lee Chang Ho và Lim Yo Hwan đều được đánh giá là giỏi nhất trong lĩnh
vực của mình. Được xem như là một trong những kỳ thủ mạnh nhất thế giới, với phong
thái điềm tĩnh, không bao giờ thể hiện cảm xúc trong ván cờ cùng khả năng đọc cờ nằm
trong tốp đầu thế giới, Lee Chang Ho đã khiến hầu hết các kỳ thủ đối đầu với anh phải
đau đầu. Khác với người thầy của mình, cũng là một kỳ thủ thiên tài – Jo Hun Hyeon,
Lee Chang Ho với mục tiêu vượt qua thầy giáo đã phát triển phong cách chơi của riêng
mình, không phải với những nước đi thiên tài hay trí thông minh tuyệt vời cùng khả năng
phán đoán nhanh nhạy, anh chọn cho mình cách chơi điềm đạm với những nước đi trung
bình mà hiệu quả. Chính vì thế mà rất nhiều kỳ thủ chối bỏ thực lực của Lee Chang Ho
do anh không có những nước cờ gây ra sự choáng váng cho đối thủ, cũng không gây áp
lực bằng sức cờ hay trí thông minh. Những cũng chính họ sau những ván đấu với anh
phải tự hỏi không hiểu vì sao mình thua. Một kỳ thủ hàng đầu của Trung Quốc đã nói
“Để biết được sức cờ thật sự của Lee thì phải đấu với Lee” (theo wilkipedia)
Với nền Esport Hàn Quốc nói chung và game SC nói riêng, không thể không nhắc
đến progamer Lim Yo Hwan. Anh là một trong những game thủ SC thành công nhất
trong lịch sử và là người có đóng góp to lớn nhất đối với SC Hàn Quốc trong sự nghiệp
của mình. Với sự sáng tạo và đôi tay tốc độ, anh là người đã tạo ra những chiến thuật làm
đảo lộn thế mạnh/yếu giữa các chủng tộc trong game SC đương thời, biểu diễn những
trận đấu ấn tượng, thể hiện một đẳng cấp “chuyên nghiệp” thực thụ và trở thành kiểu mẫu
cũng như nguồn cảm hứng cho mọi game thủ đi sau. Thành công này đã khiến anh trở
thành một huyền thoại thực sự, biểu tượng gắn liền với game SC. Anh trở thành thần
tượng của không chỉ hàng trăm nghìn người hâm mộ tại Hàn Quốc mà còn khắp thế giới.
Lim Yo Hwan là game thủ được trả lương cao nhất trong lịch sử Esport thế giới với
khoảng $300.000 US Dollar và $90.000 tiền giải thưởng mỗi năm. Năm 2004, anh được
bầu chọn là game thủ vĩ đại nhất lịch sử theo ESReality - một trong những website nổi
tiếng về E-sports ở Châu Âu. Vào tháng 6 năm 2006, Lim Yo Hwan lọt vào top "Mười
game thủ có ảnh hưởng nhất mọi thời đại" theo mtv.com.Với một tiền bối như Lim Yo
Hwan đi trước,các game thủ Esport của Hàn Quốc đang ngày một nâng cao trình độ và
chứng tỏ vị thế độc tôn của Esport Hàn Quốc trên thế giới.
Tuy chúng em chỉ có thể nhắc đến những con người xuất chúng tiêu biểu của các
môn thể thao Hàn Quốc nhưng chỉ với họ, ta đã có thể thấy sự phát triển vượt bậc của
nền thể thao cũng như tinh thần của con người Hàn Quốc. Sự nỗ lực cố gắng không
387
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
Tháng 3 - 2011
ngừng nghỉ của các VĐV, kỳ thủ, progamer đã đóng góp một phần không nhỏ cho sự
phát triển về kinh tế, văn hóa, chính trị của Hàn Quốc. Và họ cũng sẽ không thể làm được
điều đó nếu không có sự quan tâm, cổ vũ cùng niềm tin của người dân dành cho họ. Có
thể nói, thể thao biểu hiện tinh thần Hàn Quốc một cách đẹp đẽ và đầy sức thuyết phục.
KẾT LUẬN
Thể thao không chỉ là một nét văn hóa, một thú vui tinh thần mà sự phát triển nền
thể thao của một quốc gia còn cho thấy sự phát triển của nền kinh tế - văn hóa - xã hội
của quốc gia đó. Không những vậy, nó còn thể hiện ý chí kiên cường,tinh thần thượng
võ,đoàn kết của dân tộc đó.
Hàn Quốc là một quốc gia có nền thể thao tương đối mạnh ở Châu Á và trên thế
giới.Nhắc tới Giải vô địch bóng đá thế giới World Cup 2002 nguời ta không thể không
nhắc tới quốc gia đồng chủ nhà Hàn Quốc với thành tích lọt vào vòng tứ kết và đạt vị trí
thứ tư thế giới. Những cái tên đã trở nên nổi tiếng của thể thao thế giới như Park Ji Sung,
Kim Yu Na.... Tất cả những điều đó đã tạo nền một nền thể thao Hàn Quốc đặc sắc và
phát triển,trở thành niềm tự hào của người dân Hàn Quốc.
Thể thao còn là chiếc cầu nối đưa văn hóa Hàn Quốc cùng làn sóng Hallyu tới với
bạn bè quốc tế. Những môn thể thao truyền thống như Taekwondo, những sự kiện tầm cỡ
quốc tế như World Cup 2002 hay những cái tên đã trở nên quen thuộc với người hâm mộ
thể thao thế giới như Park Ji Sung, Kim Yu Na…đã giới thiệu với bạn bè thế giới một đất
nước Hàn Quốc văn minh, tươi đẹp, một dân tộc Hàn Quốc kiên cường, đậm đà bản sắc
truyền thống nhưng cũng vô cùng hiện đại và năng động.
Bài viết trên là toàn bộ nội dung nghiên cứu của chúng em về “Ảnh hưởng của Thể
thao tới đời sống xã hội Hàn Quốc”. Những thông tin trên tuy không được chi tiết, đầy đủ
nhưng nó cũng giúp cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích về thể thao Hàn Quốc – một
nền thể thao phát triển rất mạnh mẽ ở Châu Á và thế giới – một nét văn hóa đặc sắc của
Hàn Quốc.
Học ngôn ngữ của một quốc gia cũng chính là học văn hóa của quốc gia đó,bởi ngôn
ngữ chứa đựng văn hóa. Tìm hiểu về thể thao Hàn Quốc cũng giúp chúng em tìm hiểu
thêm về con nguời cũng như văn hóa của đất nước Hàn Quốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. />2. />3. />4. />5. />6. />7. />
388