Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nét tín ngưỡng văn hóa dân gian Musok-Kyo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.32 KB, 10 trang )

HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

NÉT TÍN NGƯỠNG VĂN HÓA DÂN GIAN MUSOK-KYO
SVTH: Lê Bích Ngọc (1H-10).
GVTH: Nguyễn Phương Minh
I.

Sơ lược về Tín ngưỡng dân gian Musok-kyo.
1.

Định nghĩa.

Theo như Thạc sỹ Phạm Hồng Thái (Viện nghiên cứu Văn hóa Đông Bắc Á), “Tín
ngưỡng dân gian Musok-kyo”là một thuật ngữ được các nhà nghiên cứu Tôn giáo Hàn
Quốc sử dụng, nhằm nói tới một loại hình tín ngưỡng đa thần hình thành và phát triển
rộng rãi trong dân gian.1.
Bắt nguồn từ Shaman giáo của Siberia cổ, được đưa vào Hàn Quốc qua những
người dân nhập cư, trải qua một quá trình dài tồn tại trong dân gian, một phần bộ phận
của Shaman giáo cổ giao thoa với Tín ngưỡng bộ tộc sẵn có, hình thành nên “Tín
ngưỡng dân gian Musok-kyo”.
Tín ngưỡng Musok-kyo là một loại hình tín ngưỡng chưa có tính hệ thống nhưng
nó lại dễ dàng thấm sâu vào cuộc sống của người dân Hàn quốc từ thời xa xưa thông
qua các câu truyện truyền miệng và phong tục tập quán.
2.

Đặc điểm chính.

a.


Tôn trọng và gắn bó mật thiết với thiên nhiên.

Theo Tam quốc di sự2, tiền thân của đất nước Hàn Quốc là sự hợp nhất của các bộ
tộc sinh sống trên bán đảo Triều Tiên.
Do có nguồn gốc từ các bộ 9 lạc di cư, cư dân Triều Tiên cổ chịu ảnh hưởng lớn
của tín ngưỡng thị tộc – một trong những tôn giáo xuất hiện sớm nhất. Theo đó, mỗi bộ
tộc có một vật linh, một biểu trưng riêng, không chia sẻ với bộ khác. Đó có thể là một
cái cây, con thú hay những gì thuộc về thiên nhiên. Những vật linh này được cho là có
mối quan hệ họ hàng hay siêu nhiên với các thành viên của bộ tộc. Bởi thế nên, các vật
linh này thường được bộ tộc tôn sùng, thờ cúng. Họ coi những vật linh này là những
người anh em chung huyết thống với mình. Đồng thời, người ta sử dụng hình ảnh tượng
trưng của các vật linh này để làm bùa cầu may, trừ tai họa. Chúng, đồng thời, được gắn
liền với nhiều truyền thuyết, thần thoại, với nhiều mặt của cuộc sống thường ngày.
b.

Đề cao con người.

Ngay từ thủa sơ khai, người Hàn đã có quan niệm về hồn – xác. Trong đó, ngay cả
khi thể xác mất đi thì linh hồn vẫn tồn tại. Người sống và linh hồn của người chết có
mối quan hệ mật thiết, tương hỗ lẫn n 10hau. Thế nên, từ lâu đời, người Hàn đã có phong

1

Theo “Tìm hiểu tôn giáo tín ngưỡng Musok-kyo ở Hàn Quốc”của thạc sỹ Phạm Hồng Thái đăng trên
Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 5/2004.

106


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5


Tháng 3 - 2011

tục thờ cúng tổ tiên. Con cháu thăm hỏi, khấn cáo tiền nhân. Tổ tiên bảo hộ, phù trợ,
dẫn dắt con cháu. Trong đó, v 11iệc cúng giỗ là vô cùng quan trọng. Ngay chính trong
thần thoại Tangun đã chỉ ra rằng, ngay từ thời đại của các bộ lạc thì tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với người Hàn..
Gắn liền với thái độ thành kính đối với linh hồn tổ tiên, người Hàn quốc từ xưa đã
rất coi trọng các nghi lễ thờ cúng không chỉ với ông bà tổ tiên mà còn là với các anh
hùng dân tộc, với những người khai sáng đất nước…..
Trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, nghi lễ Sangnye (tang lễ) và Cherye (thờ cùng)
được coi là quan trọng nhất.
Nghi lễ Sangnye được thực hiện khi có người mới mất, gồm các thủ tục khá phức
tạp. Nó thể hiện lời từ biệt của người quá cố đối với người thân, đồng thời cũng thể hiện
mong muốn người quá cố sớm được siêu thoát về thế giới bên kia, có mối quan hệ tốt
đẹp với thần thánh bên kia, phù trợ và bảo hộ con cháu của những người còn sống.
Nghi lễ Cherye bao gồm lễ Ch’arye, lễ Kije và Myoje. Bàn cúng cho các lễ này
được sắp xếp theo nguyên tắc nhất định: hoa quả có màu đỏ ở viền đông, hoa quả màu
xanh ở viền hướng tây, cá ở hướng đông, thịt phơi khô ở bên trái và sikke ở bên phải.
Lễ Ch’arye thường diễn ra vào các dịp lễ đặc biệt như Seolnal, Hansik, Ch’usok và
Tano. Lễ Kije được thực hiện vào nửa đêm ngày giỗ của từng người đã khuất (trong
phạm vi bốn đời). Lễ Myoje là lễ tảo mộ người đã khuất.
c.

Tôn thờ mang hơi hướng mê tín.

Gắn liền với sự thờ cúng là các nghi lễ lên đồng, gọi hồn, hiến tế, bùa chú và ma
thuật nhằm lợi dụng sức mạnh của linh hồn để đạt được ước vọng hoặc để trấn giữ, ngăn
cản sự hoạt động của các linh hồn ác.
Vào thời của những bộ lạc, nếu có thành viên mới gia nhập bộ lạc thì thành viên

mới ấy phải nhận được sự chấp thuận của vật linh. Khi đó, vị thầy cúng tế của bộ tộc sẽ
đứng ra làm lễ xin ý kiến của thần linh. Những nghi lễ này diễn ra với nhiều yêu cầu
khá phức tạp. Vào ngày lễ tế, thầy cúng sẽ dâng lễ vật là thực phẩm, đôi khi còn là động
vật hiến sinh. Trong khi cầu khấn, thầy thường hát hò, nhảy múa và cầu nghuyện bằng
những âm thanh được coi là tiếng của thần.
Trong các câu truyện cổ dân gian, những nghi lễ này được diễn ra khi có một sự
kiện trong đại nào đó. Ví dụ như thần thoại Tangun, trước khi được trở thành người,
Gấu đã phải ăn tỏi và cải cúc, tránh ánh sáng mặt trời trong khoảng thời gian yêu cầu
như một nghi lễ thanh tẩy tà ma (do tỏi và cải cúc được cho là thực vật thiêng, có khả
năng trừ tà). Hay như trong thần thoại Kaya, khi Trời báo điềm rằng quân vương của đất

2

“Tam quốc di sự”của tác giả Iryon, viết vào thời đại Choseon, là tập hợp những truyện cổ, thần thoại
của Hàn Quốc.

11

107


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

nước sắp xuất hiện, chín vị thủ lĩnh đã làm lễ thanh tẩy, rồi họ nhảy múa và ngước lên
bầu trời mà hát bài hát chào mừng.
d.

Niềm tin vào thần thánh.


Trong mối tương quan tương đồng với các tín ngưỡng đa thần khác trên thế giới,
Tín ngưỡng Musok-kyo bắt nguồn từ sự kính sợ các hiện tượng siêu nhiên hay cảm tính
về tính thiêng của sự vật, hiện tượng. Tín ngưỡng phát triển mạnh mẽ và dễ dàng trong
cộng đồng do tính truyền miệng của các nhiều thần thoại miêu tả về những nhân vật có
bề ngoài đặc biệt hay khả năng siêu phàm. Những vị thần này phụ trách phù hộ và cai
quản các mảng riêng biệt trong đời sống. Bên cạnh đó, tín ngưỡng còn thần thánh hóa
hay vĩnh cửu hóa hình tượng của các vị anh hùng trong dã sử hay lịch sử của dân tộc.
Ngoài ra, loại hình tín ngưỡng cũng không đưa ra một vị thần tối cao, duy nhất, tự hữu
nào. Điều đó có nghĩa là: Trong hệ thống các vị thần của tín ngưỡng, vị thần đứng đầu,
giữ trách nhiệm cai quản các vị thần khác cũng được sinh ra từ một dòng họ hay phả hệ
xác định tương tự với xã hội loài người. Vì thế nên, số lượng các vị thần là vô hạn. Tuy
nhiên, chúng ta có thể phân loại thành 6 loại hình thần chính.


Tối thượng thần.

Thần Tối cao, hay còn đuợc gọi bằng cái tên khác là Haneulnim, hallanim,... tuỳ
theo từng thời kì khác nhau, được cho là vị thần có quyền lực mạnh nhất trên trời, đóng
vai trò cai quản các vị thần khác, đồng thời cai quản những thành tố quan trọng ảnh
hưởng tới đời sống của nhân dân (mưa, gió, ánh sáng,..).
Dựa vào các câu truyện cổ, chúng ta có thể thấy rằng tín ngưỡng Musok-kyo rất
coi trọng Thần tối cao. Bởi lẽ, ngay từ những ngày đầu tiên, những người Hàn cổ đã có
tập tục thờ cúng thần linh và mặt trời, ánh sáng và những thứ hiện thân của thần linh.
HwanIn, vị thần xuất hiện trong thần thoại Tangun, chính là hiện thân rõ ràng của Thần
tối cao mà người Hàn cổ đã đề cập tới.


Không thần.


Trong quan niệm về thế giới quan của người Hàn cổ, tồn tại các vị phần được gọi
là Ngũ phương tướng quân, tương ứng với năm phương hướng: Thanh đế tướng quân
(Hướng Đông), Bạch đế tướng quân (Hướng Tây), Xích đế tướng quân (Hướng Bắc),
Hắc đế tướng quân(Hướng Nam) và Hoàng đế tướng quân (Trung tâm).
Phụ giúp cho Ngũ phương tướng quân là các vị Thần tướng. Theo thống kê gần
nhất thì trong dân gian có khoảng ít nhất là 80.000 vị Thần tướng.


Thổ thần.

Hàn Quốc là một đất nước mà hai phần ba diện tích là đồi núi, bởi vậy, ngay từ
thủa sơ khai, người Hàn đã sớm có tư tưởng thờ phụng vị thần của đồi, núi – Sơn thần.
Ngài thường được thờ ở các am sau chùa. Bàn thờ Sơn thần khá đơn giản với bát hương
và một bức tranh thờ khắc họa hình ảnh vị thần này dưới hình dạng một ông lão, ngồi
108


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

bên cạnh con hổ trắng, bên cạnh là một tiểu hài đồng đang dâng đào tiên – biểu trưng
của sự trường thọ. Sơn thần được coi là vị thần của tất cả các ngọn núi, đồng thời cũng
là hóa thân của vị vua thần thoại đầu tiên của Hàn quốc, vua Tangun.
Người ta thờ Sơn thần để cầu mong cho một mùa màng bội thu, sống lâu và sinh
con trai.
Ngoài ra, người Hàn quốc còn thờ Thần bảo hộ làng và Thần bảo hộ gia đình.
Theo như “Tín ngưỡng dân gian trong phong tục Hàn Quốc”của tác giả Choe Jun
Sik, Thần bảo hộ làng được thể hiện dưới dạng Sottae. Nó là hai cột gỗ được khắc hình,
biểu trưng cho sự đối lập, tương khắc của các sự vật hiện tượng trong cuộc sống, đồng

thời cũng để cầu mong điềm lành, tránh điềm dữ.
Thần bảo hộ gia đình gồm có rất nhiều vị thần khác nhau, được cho là có ở các vật
dụng quen thuộc trong gia đình. Trong đó, Songjusin là vị thần quan trọng nhất trong
ngôi nhà. Vị thần này tương truyền là người mang tài lộc tới nhà và bảo hộ cho các
thành viên trong gia đình.


Thủy thần..

Hàn quốc là một quốc gia nằm trên bán đảo Triều Tiên, là một nước có nền lịch sử
nông nghiệp lâu đời. Từ xa xưa, người dân đã coi nông nghiệp là giường cột của nước
nhà. Vì thế, nước – một trong những yếu tố quyết định của nông nghiệp, được thờ như
một vị thần, ngay từ thủa xa xưa. Có nhiều loại thủy thần khác nhau, nhưng tất cả đều
có biểu trưng là Rồng. Đồng thời, hoa sen được coi là loài hoa của thần. Thần nước có ở
bất cứ nơi nào có nước. Thần ở những con suối, con sông lớn, ở giếng nước của mỗi nhà
và cai quản mưa, nguồn nước.


Tiểu Thần

Trong thế giới các vị thần, theo quan niệm của Tín ngưỡng dân gian Musok-kyo,
Tiểu thần là tầng lớp thần thấp nhất, là tập hợp của các vị thần hiền lành, thường hay
giúp đỡ con người như chowangsin là vị thần bảo hộ phòng bếp, kutuljisin là thần bảo
hộ cổng, nojukchisin là thần bảo hộ sân và yongwangsin là thần bảo hộ giếng.. đồng
thời cũng bao gồm cả các vị thần mang lòng thù địch, chuyên mang lại những điều
không may như linh hồn của những người chết đuối, những đứa trẻ…
II.

Nét tín ngưỡng dân gian Hàn được thể hiện qua Thần thoại lập quốc.
1.


Tóm tắt nội dung “Thần thoại lập quốc Tangun”.

Xưa kia, Thần nhà trời Hwan-in có một vị hoàng tử là thần Hwan-woong. Xét
thấy vùng đất kéo dài từ núi Tam Nghi Thái Bá (Trung Quốc) tới núi Taebeak (Triều
Tiên) là nơi thích hợp xây dựng đất nước, Hwan-woong vì muốn giúp đỡ loài người nên
đã xin cha cho xuống trần. Thần Hwan-in đã ban cho Hoàng tử 3 thiên phù ấn và cho
phép Hwanwoong xuống trần. Thần Hwan-woong xuống trần gian cùng với 3 triều thần
là Phong Bá, Vũ Sư và Vân Sư và 3 ngàn người hộ tống. Hwanwoong đã hạ xuống gần
109


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

một khu rừng gỗ đàn hương thiêng, nằm trên sườn núi Taebaek. Hoàng tử tự xưng là
Cheonwang, cho dựng lên thành Shinsi. Người còn dạy cho dân chúng 360 nghề có ích
nhằm giúp nhân dân trong cuộc sống. Trong đó có những nghề tiêu biểu như: nghề nông,
nghề y, nghề mộc, nghề dệt và nghề đánh cá. Bên cạnh đó, Hwan-woong còn dạy cho
người dân phân biệt thiện-ác, đồng thời ban hành những điều lệ luật pháp đầu tiên trong
lịch sử..
Cũng trong thời gian ấy, có một con gấu và một con hổ sống trong một cái hang
lớn gần rừng gỗ đàn hương. Mỗi ngày, chúng thường đến bên cây gỗ đàn hương và cầu
xin thần Hwan-woong cho phép chúng biến thành người. Sau nhiều lần cầu xin và van
nài, hoàng tử Hwan-woong đã mủi lòng, Ngài đưa cho hổ và gấu 20 nhánh tỏi cùng với
một bó lá ngải cứu thần. Ngài nói:”Các ngươi hãy ăn những thứ này và tránh ánh sáng
trong 100 ngày tới. Nếu các ngươi làm được, các ngươi sẽ được biến thành người”. Nói
rồi Hwan-woong đi, gấu và hổ ăn tỏi và ngải cứu rồi trở về hang. Tuy nhiên, hổ đã
không chịu được thử thách, nó ra khỏi hang sau một thời gian ngắn. Nhờ có tính kiên trì,

sau 21 ngày, gấu biến thành một người phụ nữ xinh đẹp, lấy tên là Woongnyo. Nhưng,
do không ai chịu lấy Woongnyo, nàng lại tới cầu xin thần ban cho nàng một đứa con.
Mủi lòng thương, Thần Hwan-woong hóa thành người và kết hôn với nàng. Một thời
gian sau Woongnyo sinh ra một người con trai, đặt tên là Tangun.
Người dân trong nước đã vô cùng vui mừng trước sự ra đời của Tangun. Lớn lên,
Tangun trở thành một người lãnh đạo thông minh sáng suốt. Về sau, Tangun lập nên
vương quốc Asadal (có nghĩa là “nơi mặt trời mọc”), đặt thủ đô tại Pyeong-yang, sau
này được đổi tên thành Joseon (ngày nay, được gọi là Gojoseon để phân biệt với triều
đại Joseon sau này). Tương truyền rằng, vào ngày 3/10/2333BC, Tangun đã trị vì đất
nước của mình trong suốt 1500 năm. Cuối cùng, Ngài thoái vị, quay trở về núi Taebeak
và hóa thân thành thần núi nơi này. Sau này, ngày 3/10 được coi là ngày lập quốc của
Triều Tiên (Hàn Quốc).
2.

Tam giới: thiên giới, địa giới và nhân giới.

Ngay từ xa xưa, nhiều dân tộc đã có niềm tin về tam giới. Khác với nhiều tín
ngưỡng khác tin vào sự tồn tại của thế giới dưới lòng đất, người Hàn cổ đưa ra thuyết
tam giới: thiên, địa, nhân giới. Phía trên là Thiên giới – nơi sinh sống của các vị thần cai
quản đời sống. Phía dưới là địa giới – nơi sinh sống của các loài cây cỏ, muông thú. Đặt
ở trung tâm là Nhân giới – nơi sinh sống của con người. Niềm tin này được khẳng định
thông qua thế giới được xây dựng trong thần thoại Tangun. HwanIn và HwanWoong là
hai vị thần sống ở thiên giới, trong đó, HwanIn là vua của nhà trời còn HwanWoong là
Hoàng tử - cháu trai của vua. HwanWoong hạ phàm, giúp người dân xây dựng một bộ
tộc hùng mạnh rồi Tangun sáng lập ra đất nước GoJoseon ở Nhân giới. Đồng thời, Hổ
và Gấu sinh sống trong khu rừng thuộc Địa giới.
Theo đó, cuộc sống của bất kì người nào cũng chịu sự tác động, điều khiển bởi ba
nhân tố chính: trời, đất và người.
110



HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

HwanWoong xuống trần dạy những người đang sinh sống ở bán đảo Triều Tiên ba
trăm sáu mươi nghề cần thiết để sinh sống. Ngài còn cho ba Triều Thần cai quản việc
mây, mưa, gió hỗ trợ nhân dân. Đó chính là sự bảo trợ, phù hộ của Thiên giới đối với
Nhân giới. Bên cạnh đó, hiện tượng Gấu hóa thành người, sinh ra Tangun – người trở
thành vua sau này là minh chứng khẳng định cho sự ràng buộc, chuyển hóa giữa Nhân
giới và Địa giới.
3.

Hổ và Gấu.

Hổ là một loài động vật có vú thuộc họ mèo. Phần lớn các loài hổ sống trong rừng
và đồng cỏ, chúng đi săn đơn lẻ và con mồi của chúng thường là các loài động vật cỡ
trung bình hoặc nhỏ, tùy theo hoàn cảnh cho phép. Khác với phương Tây là sư tử,
phương Đông coi hổ là chúa tể của muôn loài. Với sức mạnh vô song, sự nhanh nhẹn và
nhạy bén, hổ là biểu trưng của uy dũng và quyền lực. Bên cạnh đó, hổ còn là một loài
động vật gắn bó rất mật thiết với người Hàn. Nó được coi là loài vật thường đi cùng
thần núi và là thần hộ vệ bảo vệ đất nước. Vì là tượng trưng cho lẽ phải, đẩy lùi được
cái ác mà hổ xuất hiện ở rất nhiều tranh vẽ, truyện dân gian và bùa trừ tà.
Căn cứ theo “Tam quốc di sự”, tuyển tập thần thoại truyền thuyết về Tam quốc
được biên soạn vào thế kỷ 13, Tài liệu về hổ lâu đời nhất chính là Thần thoại Tangun.
Còn Gấu là loài động vật có vú thuộc họ Ursidae. Gấu phân bố khá rộng, có thể
sinh sống trong nhiều môi trường sống đa dạng, chủ yếu ở Bắc bán cầu. Nhờ vào khả
năng thích nghi tốt cùng với sức mạnh của mình, gấu được rất nhiều bộ tộc thờ, gây
dựng thần thoại liên quan, trong đó phải kể đến bộ tộc thờ gấu – một trong những lực
lượng chính tạo dựng đất nước Gojoseon.

Truyện thần thoại liên quan mật thiết tới hình ảnh gấu, chúng ta phải kể đến thần
thoại Tangun. Trong các thần thoại sau đó, hình tượng gấu vẫn được tiếp tục nhưng
không đóng vai trò nổi bật như trong thần thoại Tangun1.
Ngày nay, gấu không phải là loài động vật quen thuộc với người Hàn như hổ.
Tuy vậy, thời cổ đại, tín ngưỡng vật linh tôn thờ gấu lại rất mạnh mẽ.
Trong câu truyện, hổ và gấu 12 là hai con vật tha thiết cầu mong thần cho được hóa
thành người. Thần đã ban cho hổ và gấu một bó ngải và hai mươi nhánh tỏi, tổng cộng
là hai mươi mốt thứ. Theo quan niệm dân gian của người Hàn, những đứa trẻ mới sinh
phải cách li với bên ngoài trong vòng hai mươi mốt ngày.Sau hai mươi mốt ngày, nền
tảng của sự sống mới được hình thành một cách hoàn chỉnh, đứa trẻ mới có thể lớn lên
khỏe mạnh, vẹn toàn. Hổ và Gấu ở đây được thần cho ăn hai mươi mốt thứ này và tránh
ánh mặt trời trong một trăm ngày, thì có thể hóa thành người. Có thể thấy sự tương đồng
giữa chi tiết này và quan niệm dân gian trên. Khi bắt đầu ăn tỏi và ngải cứu, Gấu và Hổ
12

Trong huyền thoại Koguryo, Haemosu – con Trời – xuống núi Woongshim cai quản trần gian,
gặp Yuwha –con gái thần Sông Biển ở hồ Woongshim, (Woongshim nghĩa là trái tim gấu); trong huyền
thoại Kaya, hoàng hậu Hwangok mơ thấy gấu mà có mang…

111


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

sẽ bắt đầu chuyển hóa thành người, có thể coi lúc này, chúng là hai đứa trẻ sơ sinh. Yêu
cầu của thần là một trăm ngày, nhưng chỉ sau hai mươi mốt ngày thì Gấu đã có được
hình hài con người hoàn chỉnh, có đủ quyền để bước ra bên ngoài. Còn hổ, do không
chịu được nên đã bỏ đi do không chịu được yêu cầu khắc nghiệt.

Gấu hóa thành người phụ nữ xinh đẹp, thành mẹ của vị vua thần thoại đầu tiên
trong lịch sử. Đó là một sự biến hóa trọng đại, to lớn. Sự biến hóa ấy dẫn tới hai ý nghĩa.
Thứ nhất, về phương diện tinh thần, hiện tượng “gấu – người”nhằm khẳng định
niềm tin của tín ngưỡng vật linh. Gấu chấp nhận sự hạn chế về thức ăn nhằm hạ chế đi
bản năng ăn uống tự nhiên. Tiếp đó, nó bắt buộc phải ở trong hang tối. Phải chờ đợi cho
tới đúng thời điểm. Đó có thể được coi là một quá chình chết đi, sống lại. Sống lại với ý
thức đã bị loại bỏ thú tính. Là sự tiến hóa để mang hình dạng con người. Điều này nhằm
khẳng định một lần nữa: Con người vốn xuất thân từ tự nhiên, có mối quan hệ ràng buộc
sâu sắc với tự nhiên. Trong câu truyện thần thoại này, bắt đầu từ thời của Tangun là con
trai của gấu, những đời sau cũng sẽ mang trong mình mối quan hệ huyết thống với loài
gấu, dẫn tới mối quan hệ “an em họ hàng”với các sinh vật khác.
Thứ hai, tính đến chi tiết này thì trong câu truyện thần thoại đã nhắc tới ba nhân
vật trực tiếp tham gia vào câu truyện: HwanWoong, Gấu và Hổ. Đây là ba nhân vật,
đồng thời là đại diện của ba thế lực, ba bộ tộc có thể đã tồn tại trên thực tế: bộ tộc thờ
thần Mặt trời HwanWoong, tộc thờ gấu và tộc thờ hổ. Về phương diện lịch sử, hiện
tượng này có thể hiểu là xác nhập giữa các bộ tộc, trong quá trình hình thành lên các
quốc gia cổ đại. Việc Hwanwoong xuống trần, xây dựng nên thành Shinsi có thể là để
chỉ sự thành lập của Baidal vào khoảng năm 3898BC. Woongnyeo có thể là người của
bộ tộc Gấu, cùng với bộ tộc Hổ là hai bộ tộc bản địa cùng chung sống trên một phạm vi
địa lí.. Nếu vậy, yêu cầu ăn tỏi và ngải cứu, tránh ánh nắng mặt trời trong 100 ngày
chính là yêu cầu được đưa ra bởi người đứng đầu đối với bộ tộc bản địa, đây là nghi lễ
khai tâm của tôn giáo bộ tộc: yêu cầu một thời kỳ tách biệt, sử dụng những thực vật
thiêng có năng lực xua đuổi tà ma, ám khí để thanh tẩy. Như vậy, có thể nói là tộc gấu
đã trải qua quá trình thống nhất về mặt văn hóa với tộc thờ Mặt trời. Còn bộ tộc Hổ
không thuận theo yêu cầu nên bị cho là tiêu cực, bị loại bỏ. Tộc hổ buộc phải “rời hang”,
đi tìm nơi ở mới nhằm bảo toàn tín ngưỡng của mình. Tuy nhiên, để có thể thống nhất
hai tộc thì một cuộc hôn nhân “chính trị”được thực hiện. Tangun là đứa con trai được
sinh ra. Ngài được coi là cháu của thần và là con trai của gấu. Hiện thân của Tangun là
sự cô đọng của việc thay đổi bản thân để trở thành người của cả thần linh và động vật.
Ngài mang trong mình huyết thống của cả hai bộ tộc, và đó sẽ là dấu khắc đảm bảo để

Tangun có được sự ủng hộ đồng nhất của thị tộc mới sau khi xác nhập. Tangun trở
thành người lãnh đạo và là biểu tượng cho bộ tộc mới về cả quyền lực và sức mạnh.
Ngoài ra, dân gian quan niệm rằng Hổ là tiêu biểu cho sức mạnh bên ngoài và
Gấu là biểu trưng cho sức mạnh tinh thần. Từ xa xưa, người Hàn truyền thống đã xem

112


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

trọng giá trị của tinh thần và tin tưởng rằng sự kiên định, cam đảm sẽ giúp con người
vượt qua mọi thử thách, đạt được những đỉnh cao chuyển hóa về mặt tinh thần.
4.

Thần HwanWoong.

Mặc dù tiêu đề câu truyện là Thần thoại Tangun, nhưng khi đọc, chúng ta có thể
dễ dàng nhận ra hai phần ba nội dung là kể về thần Hwanwoong và những công lao của
ông đối với Hàn cổ. Thần cùng ba ngàn tùy tùng và ba trực thần (mây,gió, mưa) của
mình xây dựn nên thành Shinsi, cùng nhau cai quản ba trăm sáu mươi việc của nhân
gian. Thành Shinsi là thành của nhà trời nhưng lại được xây dựng ở dưới mặt đất. Vậy,
thần lập thành Shinsi nhằm sử dụng thành như một chuẩn mực mang tính hòa hợp giữa
thiên giới và nhân giới, để xây dựng cho hạ giới giống với thiên giới. Chi tiết này thể
hiện quan niệm dân gian về sự hòa hợp mang tính chất chuẩn mực giữa người và thần
thánh. Đồng thời, khi đóng vai trò là người trung gian giữa Thiên giới và Nhân giới,
HwanWoong đã vô tình đóng vai trò như một mutang – người có trách nhiệm liên lạc
giữa thần linh và con người trong Tín ngưỡng Musok-kyo. Trong tín ngưỡng Musokkyo, mutang là những người có khả năng liên lạc với thần thánh. Sự khác biệt giữa
mutang và các người lên đồng của tín ngưỡng dân gian của các dân tộc khác chính là

mutang không liên lạc với thần linh để cầu khấn hay làm vui lòng thần linh mà là để đưa
ra yêu cầu và khiến yêu cầu tham gia, hợp tác thực hiện yêu cầu ấy. Theo đó,
HwanWoong không trực tiếp cai quản con người. Ngài cùng con người dựng thành, xây
dựng cuộc sống, tất cả nhằm giúp cho con người có một cuộc sống tốt hơn, dễ dàng hơn.
Ngay từ thời cổ, người Hàn đã có quan niệm đặt con người làm trung tâm của vạn
vật. Bởi thế mà, xét trên mọi mặt của Tín ngưỡng Musok-kyo, con người luôn được
khéo léo đặt vào vị trí trung tâm. Nếu chú ý vào chi tiết HwanWoong cùng Woongnyeo
sinh ra Tangun, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra điều này. Để có thể sinh ra con,
Woongnyeo đã phải trải qua một quá trình nỗ lực và cố gắng, vượt lên khó khăn để có
thể từ Gấu thành Người. Đồng thời, Woongnyeo cũng đã phải cầu xin thần một lần nữa
để có thể có được đứa con. Còn về HwanWoong, tuy là chấp nhận giúp đỡ lời thỉnh cầu
của Woongnyeo, nhưng chính bản thân thần cũng đã phải chế ngự chính tính thần của
bản thân để có thể hòa hợp với Woongnyeo. Tangun là đứa con được sinh ra, là con
người, đồng thời cũng là trung tâm mọi nỗ lực cố gắng của HwanWoong và
Woongnyeo. Như vậy, con người một lần nữa lại được đặt vào vị trí trung tâm.
5.

Hình tượng vị vua Tangun

Theo như Samguk Yusa, Tangun được coi là vị vua thần thoại đầu tiên của Hàn
quốc. Trong thần thoại, ông có cha là Hwanwoong và mẹ là Woongnyeo. Hwanwoong
là Hoàng tử của thiên giới, còn Woongnyeo là “Gấu – hóa – người”, Tangun mang
trong mình dòng máu của thần – đại diện cho thiên giới, gấu – đại diện cho địa giới, và
Ngài là người – đại diện cho Nhân giới. Nói về vấn đề này, trong lời mở đầu của
Samguk Yusa, Iryon đã trực tiếp bình luận rằng: “Các vị vua lập quốc của Hàn Quốc ra
đời khác với con người, họ ra đời theo những phương cách siêu nhiên, có quan hệ với
113


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5


Tháng 3 - 2011

thiên giới…Chẳng phải chính các đấng lập quốc của Trung Hoa cũng sinh ra một cách
siêu nhiên đó sao? Nếu người ta tin điều đó thì tại sao lại không thể tin như thế với vua
lập quốc của Hàn Quốc? Các đấng lập quốc của Hàn Quốc cũng thần thánh như chính
các đấng lập quốc của Trung Hoa.”
Chính vì nguồn gốc ra đời siêu nhiên, vua Tangun được cho là mang trong mình
sức mạnh hội tụ của tam giới (thiên, địa, nhân), là người có đủ sức mạnh và tài trí để trở
thành một vị vua thiên định, được toàn thể nhân dân phục tùng và tôn trọng.
Bên cạnh đó, theo các tư liệu nghiên cứu về lịch sử hình thành và các bằng chứng
khảo cổ, người cổ Triều Tiên đã xuất hiện trên bán đảo Triều Tiên cách đây khoảng
năm ngàn năm. Dựa vào các công trình nghiên cứu nhân chủng học, ngôn ngữ học và
tín ngưỡng thì người Hàn có nguồn gốc bắt nguồn từ những tộc người sống ở vùng núi
Altaic, Trung Quốc.
Theo đó, khoảng 5000BC, một luồng dân cư từ Siberia đã di cư xuống Mông Cổ,
tới bắc Trung Quốc, Mãn Châu và bán đảo Triều Tiên. Vào khoảng 3000BC, những
người này đã định cư tại bán đảo Triều Tiên. Tại đây, họ thực hiện quá trình đồng hóa
với các bộ tộc bản địa và trở thành tổ tiên của người Hàn. Từ sự thống nhất này, các
vương quốc cổ đại được hình thành, trong đó có Gojoseon.
Năm 1993, viện khoa học xã hội Bắc Triều Tiên công bố rằng một ngôi mộ được
cho là lăng của Tangun đã được khai quật ở khu vực phái đông nam chân núi taebaek,
Pyeongyang, có khoảng tám mươi di cốt được phát hiện ở mộ đất tại khu di chỉ này.
Ngoài ra, người ta còn tìm thấy cả những chi tiết của vương miện làm từ đồng thau, mạ
vàng. Tất cả những điều này đã giúp khẳng định Tangun là một hình mẫu có thật trong
lịch sử.
Trong “The origin of Korean: Who are the Koreans?”của tác giả Lee Wha Rang,
tác giả đã một lần nữa đưa ra các thông nghiên cứu xoay quanh Tangun và đất nước
Gojoseon, theo đó: Gojoseon là quốc gia được thành lập sau sự sụp đổ của Baidal, bắt
đầu vào khoảng năm 2333BC và kéo dài trong 2090 năm. Nó được coi là quốc gia hùng

mạnh nhất châu Á thời bấy giờ. Gojosen được thành lập từ ba bộ tộc: Jinhan từ
Manchuria, Mahan ở bán đảo Triều Tiên và Bunhan từ vùng đất gần khu vực Beijing cổ.
Tangun là người trị vì của Gojosen, đồng thời, Ngài được cho là người đã thống nhất ba
bộ tộc trên
Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng, những người sáng tạo ra Thần thoại Tangun,
dưới sự ảnh hưởng của tín ngưỡng sùng bái tổ tiên, đã thần thánh hóa tổ tiên của mình,
đưa tổ tiên của họ trở thành những vị thần mà đại diện là Tangun, đứa con của thần và
người phụ nữ - gấu. Như vậy, trong hầu hết các thần thoại lập quốc của Hàn quốc, tình
cảm biết ơn đối với tổ tiên, đấng tạo lập ra đất nước luôn được khắc họa một cách mạnh
mẽ, thông qua lòng tự hào về nguồn gốc “con nhà trời”của bản thân.

114


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

III.

Tháng 3 - 2011

KẾT LUẬN

Thông qua thần thoại Tangun, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra nét đặc biệt nổi bật
của Tín ngưỡng dân gian Musok-kyo chính là tính huyền thoại hóa hình tượng. Khi đó,
những nhân vật anh hùng, những người có công to lớn luôn được gắn liền hay có mối
quan hệ mật thiết với thần linh. Họ có nguồn gốc từ thiên giới, và họ bất tử trong chính
vật linh của mình. Ví dụ như Tangun, ông xây dựng đất nước Gojoseon từ một bộ tộc
sống trên một vùng núi, điều này khiến cho tín ngưỡng thờ núi vô cùng mạnh mẽ. Vậy
nên, Tangun, cũng như những vị vua khác của thần thoại Hàn quốc, ông có xuất thân từ
thiên giới, khi thoái vị thì Ngài lại trở về vùng núi nơi mình đã sinh ra để trở thành Sơn

thần nơi này. Trở thành thần núi, nghĩa là Ngài là bất tử trong vật linh của bộ tộc. Chi
tiết này phù hợp với lối suy nghĩ về mối quan hệ mật thiết giữa con người – vật linh
trong Tín ngưỡng dân gian.
Trong mối tương quan tương đồng ở các than thoại khác, chúng ta có thể dễ dàng
nhận ra Tín ngưỡng dân gian đóng một vai trò tiêu chuẩn trong việc hình thành bối cảnh,
hoàn cảnh và quá trình của sự việc. Đồng thời, nhờ có sự phát triển mạnh mẽ trong đại
bộ phận nhân dân, cùng với tính chất truyền miệng, Tín ngưỡng dân gian đã góp một
phần không nhỏ vào việc lưu giữ, truyền bá các câu truyện thần thoại khi mà sách, vở để
ghi chép chưa được thông dụng.
Mặt khác, chính các thần thoại này lại trở thành những minh chứng cho sức mạnh
của các vị Thần trong Tín ngưỡng, đồng thời cũng thể hiện lối suy nghĩ, quan niệm
nhân – sinh – quan của Tín ngưỡng. Nói cách khác, chính thần thoại đã trở thành một
công cụ hữu ích để truyền bá Tín ngưỡng và là nguồn tư liệu thiết yếu cho quá trình
nghiên cứu, tìm hiểu hình ảnh cuộc sống được khắc họa và niềm tin của Tín ngưỡng này.
Chính thần thoại và tính phổ biến của nó đã góp phần nào biến Tín ngưỡng dân gian
Hàn quốc trở thành tâm thức toàn dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tín ngưỡng Tôn giáo dân gian ở Hàn Quốc Musok – kyo, Phạm Hồng Thái.
2. Hanok – Traditional Korean Homes, Hollym, phần 1, chương 2, phần 3 nhỏ, trang
24.
3. Tín ngưỡng dân gian trong phong tục của người Hàn Quốc, Choe Jun Sik.
4. Lịch sử thế giới trung đại, Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Văn Anh, Đỗ Đình Hãng,
Trần Văn La.
5. Korean Shamanist Ritual: Symbols and Dramas of Transformation, Daniel A.
Kister.
6. Chinese, Japanese, Korean Cultural and Customs, Ju Brown, John Brown.
7. Samguk yasa, Iryon.
8. www.wikipedia.com

115




×