Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tìm hiểu về nhà cổ trên đảo Jeju

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 12 trang )

HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

TÌM HIỂU VỀ NHÀ CỔ TRÊN ĐẢO JEJU
SVTH: Lê Hồng Dịu, Đỗ Thị Ngân(3H-09)
GVHD: cô Vũ Thanh Hải
I.

Vài nét khái quát về nhà truyền thống trên đảo Jeju.
Giống như nhà trên đất liền, ở Jeju cũng có nhà mái ngói và nhà mái tranh.
Nhưng cơ bản về cấu trúc 2 loại nhà đều không có gì khác biệt nhiều ngoài chất liệu.
Kiến trúc cổ mang đậm chất Jejudo là những ngôi nhà mái lá. Nhìn vào cấu trúc
của những ngôi nhà đó ta có thể thấy được sự khác biệt giữa nhà cổ trên đảo Jeju và nhà
cổ trên đất liền qua những đặc điểm trong cách bài trí những bộ phận như mái tranh, sân,
sân sau, nhà kho,… Điểm khác biệt rõ ràng nhất đó là nhà cổ trên đảo Jeju lấy sân nhà
làm trung tâm (trong khi nhà cổ trên đất liền lấy trung tâm là nhà). Có sự khác biệt đó là
do điều kiện khí hậu, phong thuỷ địa lí và tín ngưỡng… chỉ có ở đảo Jeju và những
nhân tố mang tính văn hoá đã tác động đến. Ngoài ra còn có nhiều những đặc điểm đặc
biệt tiêu biểu cho cấu trúc Jeju.
Toàn bộ khu nhà được bao quanh bởi 1 hàng rào và tuỳ vào dòng tộc và sự quản lí
gia đình của các thế hệ mà các hình thức bài trí sẽ được thay đổi. Mỗi căn nhà đều tuân
thủ chặt chẽ cách bài trí tách biệt với hình thức nhà hình chứ nhất “ㅡ“.

`
Hình 1. Cấu trúc chung.
Cách bài trí của khu nhà chính là 1 trong những điểm đặc trưng của vùng đảo Jeju.
Nếu như ở miền bắc, vì phải đối phó với thời tiết lạnh, tuyết rơi nhiều, người dân phải
xây dựng những căn nhà để gió không vào được nhà. Các căn nhà bao vây lấy sân theo
hình chữ “ㅁ”. Nhà không có sàn gỗ và các phòng được gắn với nhau. Còn ở miền nam
thì ngược lại. Nhà được xây để gió có thể dễ dàng thông vào do đặc điểm vùng này là có


nhiệt độ cao. Các phòng, bếp, sảnh được gắn liền với nhau gọi là nhà hình chữ nhất
“ㅡ”. Phòng và khoảng cách phòng lớn nên có đại sảnh. Đặc biệt là nhà có rất nhiều cửa
116


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

sổ cho gió dễ thông vào. Miền trung là sự kết hợp giữa miền nam và miền bắc; phòng,
bếp, và sảnh được xây dựng theo hình chữ “ㄴ”. Lò sưởi và sảnh đều có. So với phía
nam thì sảnh chật hơn và cửa sổ nhỏ hơn, còn ở đảo Jeju hình thức rất linh hoạt. Để
ngăn gió lớn, mưa và tuyết thì các nhà lấy sân làm trung tâm mà bao bọc lại thành chữ
“ㅁ”giống phía bắc. Trong các nhà đều có rất nhiều phòng xếp lần lượt thành hàng
ngang giống hình chữ nhất “ㅡ”như loại hình nhà ở miền nam. Nhưng nhà trên đảo Jeju
vẫn mang nhiều đặc điểm riêng.
II. Cấu trúc bên ngoài:
1.
Đặc điểm

Hệ thống cấu trúc bên ngoài được thể hiện 1 cách rõ ràng ở cấu trúc 3 phần
theo thứ tự không gian khởi đầu(올래) đến không gian chuyển (올래목) và không gian
chính (sân 마당)

Ở vùng đất bằng phẳng thì không có sự sắp xếp như vậy, điều này vừa thể
hiện được sự ảnh hưởng không rõ ràng của những quy tắc nho giáo và cũng là điểm
khác biệt với đất liền.
2.
Các bộ phận bên ngoài
Như đã nói bên trên toàn bộ khu nhà được bao bọc bởi hàng rào tường bao. Tường

bao ở đây được làm bằng cách xếp đá bazan cao lên rồi đắp bùn bên ngoài dày tới 3045cm. Đá bazan là loại đá mácma màu xám hay màu đen, hình thành do mác ma phun
trào ra ngoài miệng núi lửa rồi nguội đi. Mặt ngoài tường là vách đất hoặc được trát vữa.
Ngoài tác dụng bao bọc nhà nó còn có tác dụng bảo vệ khỏi gió và bão. Và tường bao ở
nhà mái tranh thấp hơn nhà mái ngói.
Cổng lớn là một trong ba thứ không có ở đảo Jeju. Từ thời xa xưa, Jeju là hòn đảo
vắng người, dân cư thưa thớt, hơn nữa người dân ở đây sống rất hoà thuận với nhau,
không bao giờ xảy ra trường hợp mất của cải. Chính vì thế khi làm nhà, người dân ở đảo
Jeju không xây cổng lớn, mà thay vào đó là cấu trúc Jeongnang (không để ngăn trộm
mà để ngăn gia súc đồng thời báo hiệu nhà có người hay không.)
Cấu trúc Jeongnang là trước cửa cổng chỉ có hai tảng đá lớn khoét lỗ hai bên cùng
các thanh gỗ chắn ngang mang tính ước lệ thay lời của chủ nhân.
Khi bạn nhìn thấy trước cửa nhà đặt một thanh gỗ, bạn phải hiểu được thông điệp
của gia chủ: "Tôi chỉ chạy ra ngoài một chút thôi. Chờ tôi tí, tôi sẽ về ngay".
Nếu hai thanh gỗ sẽ là: "Tôi đi vắng nhà từ sáng, đến chiều tối tôi sẽ về". Nếu ba
thanh gỗ sẽ là: "Tôi đi vắng nhà vài ngày, có gì bạn đến chơi sau nhé".
Nếu thấy trước cửa nhà có đặt 4 thanh gỗ, đây thể hiện một gia đình chỉ có phụ
nữ thôi: "Nhà toàn đàn bà con gái, đàn ông tránh qua lại kẻo mang tiếng cho phụ nữ
chúng tôi". Thì ra từ xưa người đàn ông đi biển chẳng mấy trở về, có những gia đình chỉ
vò võ người mẹ, người vợ ở nhà, họ vẫn sống cuộc sống lao động như đàn ông nhưng
vẫn rất mực giữ gìn khí tiết, sợ dơ bẩn thanh danh.
Còn nếu không có thanh gỗ nào trước cửa có nghĩa là "trong nhà hiện đang có
người,mời ông bà cô chú vào chơi nhé!"

117


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011


Hình 2. Jeongnang
Ngoài ra, một đặc điểm độc đáo nữa của nhà cổ ở đảo Jeju là người ta xếp đá
thành cổng và hàng rào đá thấp xung quanh nhà để làm ranh giới với khu vực bên ngoài
nhà.
Đi qua jeongnang là ta đã đi vào con đường vào nhà. Con đường này được gọi là
올래. Đây con đường có thể thông sang được nhiều nhà trong 1 làng.

Hình 3. Olle & Jeongnang.
이문간: là gian cửa lớn, chứa cổng và gian nhà 2 bên cổng để chứa đồ. Nhà chứa
đồ ở hai bên gian cổng

.

Hình 4: Gian cửa lớn.

118


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

Qua gian cửa lớn chúng ta sẽ bắt đầu cuộc hành trình tìm hiểu về cấu trúc bên
trong của nhà truyền thống.
III. Cấu trúc bên trong
1.

Đặc điểm



Cấu trúc không gian bên trong của nhà trên đảo Jeju có sự liên kết giữa không
gian trung tâm là phòng sinh hoạt chung(상방) không gian mang tính xã hội, qua không
gian giữa là hiên (난간) rồi đến sân(마당), ở một mặt khác phòng riêng được nối tiếp
với liên kết hố bếp,bếp và phòng ăn theo 1 hướng khác. Cấu trúc như thế này được gọi
là cấu trúc nhà xếp hay nhà cánh.

Mặt bằng của nhà Jeju dựa theo hình thức chia phần còn trên đất liền là hình thức
kết hợp
• Khi nhìn vào mặt bằng chung của nhà trên đất liền ta có thể thấy được rõ ràng vị
trí xã hội của chủ nhân nhưng ở Jeju thì sự biến đổi không nhiều và gần như mọi người
đều giống nhau. Điều này được gọi là sự đồng nhất là 1 đặc điểm văn hoá vùng đảo.
• Nền tảng hình thức nhà trong và nhà ngoài trên đất liền chịu ảnh hưởng lớn của
nho giáo, còn trên đảo Jeju thì không được rõ nét lắm.

Hình 5: Cấu trúc bên trong
2.
Các bộ phận bên trong
밖거리마당: sân trước cửa nhà ngoài

119


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

Hình 6: Sân trước
Pakgori(밖거리) có nghĩa là nhà ngoài, gần giống với sarangche(사랑채) nhưng
khác ở chỗ đó không phải là không gian riêng dành cho đàn ông và có bếp.
Khi chủ nhân của ngôi nhà tuổi đã cao hay những thành viên trong gia đình tăng

thì con cháu sẽ xây thêm nhà ngoài.Trong trường hợp có con cái ở nhà ngoài kết hôn,
thì sẽ chỉ sử dụng chung với bố mẹ khoảng ở sân bên ngoài, còn tất cả các hoạt động
khác bao gồm cả về mặt kinh tế thì đều độc lập. Việc chuẩn bị bữa ăn cũng do từng bên
tự chuẩn

bị.

Hình 7: Nhà ngoài (pakgori)
Angori(안거리) là không gian chính bên trong nhà. Đây là phòng lớn và bên
trong được chia ra thành những bộ phận với từng chức năng riêng. 고팡 là phòng chứa
đồ, chứa những nông sản thu hoạch (dùng cho bữa ăn), có sàn đất và đặt sau phòng
120


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

riêng 구둘(구둘방), bếp (부엌) và phòng sinh hoạt chung(상방). Ở đây có sự khác biệt
với nhà trên đất liền, đó là nhà trên đất liền lấy phòng riêng làm trung tâm còn ở Jeju thì
lấy phòng sinh hoạt chung(상방) làm trung tâm. Tại đây có thể ăn uống,ngủ nghỉ và cả
cũng bái tổ tiên.

1:구목 2:고팡 3:구둘 4:상방 5:정지
Hình 8: Nhà trong (angori)
Sang bang (상방) là căn phòng chiếm diện tích lớn trong khu nhà trong, ở chính
giữa nhà có sàn gỗ (nếu để tiết kiệm thì có thể là bằng đất), gần bếp liên kết trực tiếp với
구목, 고팡, 구둘, 정지. Đây trở thành không gian trung tâm của nhà, do nằm gần với
không gian ngoài nên có thể ngăn được cái nóng trong mùa hè.


Hình 9: phòng sinh hoạt chung (상방)
큰구들: (안방) phòng riêng lớn
작은구들: (작은방) phòng riêng nhỏ
챗방: phòng ăn

121


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

Hình 10: Phòng ăn
고팡: phòng chứa những nông sản thu hoạch về
정지: phòng bếp

Hình 11: Phòng bếp
굴목: là nơi để đặt lửa sưởi ấm cho nhà trong. Được đặt ở góc nhà. Trong một số trường
hợp thì cũng có thể dùng để nấu ăn

Hình 12: Lò bếp

122


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

Mogori (모거리) là nhà kho - căn phòng được đặt vuông góc với nhà trong và nhà

ngoài (cũng có thể gọi là 1 phòng trong).

Hình 13: Nhà trong và nhà kho
안마당: Sân là khoảng đất được bao bọc bởi nhà trước nhà sau và nhà kho. Nông
nghiệp trên đảo Jeju là nền nông nghiệp trồng trọt nên tất cả những công việc đều được
làm ở sân. Sân trở thành không gian trung tâm của khu nhà. Do sân là khoảng cách giữa
nhà trong với nhà ngoài nên có thể đảm bảo được sự riêng tư giữa 2 nhà.

장남방 (jangnambang) là phòng ở của tá điền-người làm công trong nhà.
난간: hiên gỗ

Hình 14: Hiên gỗ

123


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

풍채: Mái hiên

Hình 15: Mái hiên

Hình 16: Mái nhà
Jibung (지붕): Mái nhà chính là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của nhà cổ
Jeju. Nhà truyền thống của Jeju đại bộ phận là nhà tranh, mái được làm từ lau khô. Vì
Jeju là hòn đảo nhiều gió nên để không bị bay trong gió biển thì mái nhà sẽ được chăng
bằng dây giống như là bàn cờ, và mái nhà hơi thoai thoải.
Nhà mái tranh của Jeju phải đối phó với mưa dông nhiều nên tất cả những bức

tường bên ngoài đều xếp bằng đá và che phủ mái nhà bằng cỏ lau khô. Mái nhà tranh có
hình cong mềm mại. Đặc biệt mái nhà tranh ở những khu đồng cỏ ở chân núi Halla thì
sẽ được lợp thêm cho đủ và chăng bằng dây thừng bện từ cây lau lên trên, sau đó được
giữ bằng cách buộc vào đá hay gỗ. Đây là 1 trong những phương pháp đối phó với điều
kiện tự nhiên nhiều gió ở nơi đây.

Hình 17: Mái nhà
124


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

Mái nhà sẽ được thay cứ 1 đến 2 năm 1 lần, ở những nơi có lượng mưa lớn thì
thường 1 năm 1 lần. Việc này được thực hiện từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch. Đến
tháng 12 dương lịch thì người dân thu hoạch lau rồi phơi khô, làm đến trước tết thì nhất
định phải kết thúc, đặc biệt để bảo vệ mái nhà thì có 1 phong tục phải tránh “ngày trời
đất chuyển đổi”. Hình thái mái nhà tranh của Jeju không chỉ là đối tượng nghiên cứu
mang tính dân tộc với vai trò hình thức kiến trúc duy nhất chỉ của nhà tranh trên đảo
Jeju mà phải nghiên cứu tìm hiểu trong thời gian dài để khắc phục điều kiện thiên nhiên
có nhiều gió,mà còn là di sản văn hoá quý báu trở thành điểm du lịch tự nhiên.
물막:chuồng ngựa

Hình 18: chuồng ngựa
통시: Nhà vệ sinh 2 tầng (nhà vệ sinh+ chuồng lợn)

Hình 19: Nhà vệ sinh

125



HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

Hình 20: Nhà vệ sinh + chuồng lợn
Khu này được chia làm 2 bên: 1 bên là nhà vệ sinh, 1 bên là chuồng lợn. Nhà vệ
sinh là nhà vệ sinh hai tầng được dựng lên một cách sơ sài bằng lá, gỗ và đá. Các hòn đá
được xếp chồng lên nhau,mặt trên đặt 2 hòn đá phẳng. Chuồng lợn được lợp lá và
rơm.Trên đảo Jeju có 1 loại lợn nổi tiếng thịt ngon là lợn đen hay là “똥돼지”. Và đúng
như theo tên gọi, loại lợn này được nuôi dưới tầng 1 của nhà vệ sinh và ăn chất thải của
người dân. Dù vậy nhưng đến nay số lượng loài lợn này cũng không còn nhiều, chỉ để
phục vụ cho các dịp lễ tết chứ không để bán.
안뒤: là khu vực đằng sau nhà trong, chỉ có một lối ra duy nhất là đi qua cửa sau
của phòng sinh hoạt chung. Đằng sau được bao bọc bởi tường rào, ngăn cách với khu
vực bên ngoài nhà.
눌왔(눌곱):nền đất để chất lúa(đống rơm)

Hình 21: Mái che rơm(dụng cụ lao động)
126


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

우영: Nếu như 아뒤 là khu vườn sau nhà trong thì 우영 nằm quanh ngôi nhà.
물팡: dụng cụ để lấy nước trên đảo


Hình 22: 물팡(Lu nước)
IV. KẾT LUẬN
Trên đây là một số tìm hiểu khái quát về nhà truyền thống trên đảo Jeju. Có thể
nội dung chưa thể miêu tả được hết những nét đẹp của ngôi nhà đặc biệt này, nhưng nó
đã phần nào giới thiệu được những đặc điểm cơ bản nhất của ngôi nhà. Dù trải qua thời
gian khá dài cùng với những biến động về lịch sử, kinh tế… nhưng với những chính
sách bảo vệ những di sản văn hoá vật thể, nhà cổ của Jeju cũng đã và đang nhận được
sự quan tâm bảo vệ của địa phương và nhà nước. Những ngôi nhà cổ còn lại đã được
tôn tạo và xây dựng trở thành những bảo tàng ngoài trời, những làng dân tộc để quan
khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng lãm cùng với những cảnh đẹp thiên
nhiên mê hồn của hòn đảo đẹp nhất Hàn quốc- Đảo Jeju.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Hàn Quốc đất nước con người – Cơ quan thông tin Hải ngoại Hàn Quốc.
2. www.naver.com
3. www.daum.net

127



×