HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
Tháng 3 - 2011
TRUNG THU - CHUSEOK NÉT ĐẶC SẮC TRONG VĂN HOÁ
CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC
SVTH: Ngô Thị Hiền, Vũ Minh Trang
Phạm Minh Lý (3H-09)
GVHD: Nguyễn Nam Chi
1. Nguồn gốc tết Trung thu ở các nước Đông Nam Á nói chung và ChuSeok ở
Hàn Quốc nói riêng
Tết trung thu ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam hay một số nước Đông Á
như Hàn Quốc đa số được bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo truyền thuyết, tết trung thu
có từ hơn 2000 năm nay. Từ thời xưa, các hoàng đế phong kiến Trung Quốc có tục lệ
cúng tế mặt trời vào mùa xuân và mặt trăng vào mùa thu. Từ giới quý tộc, các văn nhân
đến các gia đình bình thường đều làm lễ cúng tết mặt trăng gửi gắm tình thương nỗi nhớ
đến người thân, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Hình thức nghi lễ này
dần dần được lan truyền rộng rãi và trở thành ngày tết trung thu như hiện nay.
Người Trung Hoa cho rằng, tết trung thu bắt đầu từ thời Xuân Thu. Chuyện kể
rằng vua Đường Minh Hoàng (713 – 741 Tây lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm
rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung thu, trăng rất tròn và trong sáng, trời thật đẹp
và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn
còn gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy cảnh
trí lại càng đẹp hơn, nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh,
ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả
trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc nhà vua mới ra về nhwung trong lòng vẫn bàng hoàng
luyến tiếc. Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã chế ra khúc
Nghê Thường Vũ Y và cứ đến rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn
và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng Dương Quý Phi uống rượu dưới trăng ngắm
đoàn cung nữ múa hát để kỉ niệm lần du nguyệt điện kì diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ
chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.
Lại có truyền thuyết kể rằng, một vị tướng tên Lưu Tú ở đời nhà Tây Hán từ năm
206 trước tây lịch đến 23 tây lịch, trong lúc quân tình khốn đốn đã cầu thượng đế giúp
cho quân lính có đồ ăn để chờ quân tiếp viện. Sau khi cầu thượng đế, quân lính đã tìm
được khoai môn và bưởi để ăn. Nhờ đó mà Lưu Tú mới bình định được toàn quốc và lên
làm vua. Ngày mà Lưu Tú cầu được linh ứng là ngày rằm tháng tám. Từ đó vua truyền
lênh cứ đến ngày rằm tháng tám là làm lễ cảm tạ trời đất và thưởng trăng bằng khoai
môn và bưởi. Ngày lễ đó gọi là tết Trung thu.
ChuSeok của người Han Quốc được bắt nguồn từ câu chuyện vào thời Silla. Cách
đây khoảng 2000 năm trước vào thời Silla, với mong muốn nhân dân sống vui vẻ và cổ
vũ các cô gái dệt vải vua YuRi đã làm bài hát 도솔가 (DoSolga), nhà vua cũng đã tổ
chức cuộc thi giữa các cô gái trong 6 phủ.
Đầu tiên là tập hợp các cô gái từ 6 phủ lại, chia thành 2 đội. Bắt đầu từ tháng 7,
trong vòng một tháng, đến tháng 8 khi trăng tròn đội nào dệt được nhiều vải hơn thì đội
238
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
Tháng 3 - 2011
đó thắng. Lúc đó, đội thua cuộc phải chuẩn bị tiệc rượu để thiết đãi đội thắng cuộc, và
tất cả cùng tụ họp lại ăn tiệc. Khi bữa tiệc tàn, các cô gái ở đội thua cuộc vừa nhảy múa
vừa hát “HeeSo HeeSo” (희소 희소). Nội dung bài hát là nỗi buồn của đội thua cuộc,
giai điệu âu sầu ai oán. Những người thế hệ sau đã sáng tạo ra bài “Khúc HeeSo” trên
giai điệu này. Thời đó lễ hội này có tên gọi là GaBae “가배” nhưng thời gian trôi đi nó
lại có tên là HanGaWi (한가위).
ChuSeok (추석)/ (Thu tịch) có nghĩa đen là Đêm mùa thu, là lễ hội chính của Hàn
Quốc diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch (ở Việt Nam gọi là Rằm trung thu). Trước kia,
ChuSeok là lễ hội trước mùa thu, mùa thu hoạch lúa gạo, các nông sản khác nên còn có
ý nghĩa khác là lễ hội thu hoạch. Về sau, ChuSeok còn mang nhiều ý nghĩa hơn, nó
không chỉ là lễ hội thu hoạch mà còn là dịp tưởng nhớ những người đã khuất, là ngày
sum họp đoàn tụ của gia đình, là dịp cho những người dân Hàn Quốc đang sinh sống,
học tập, công tác và làm việc ở nước ngoài về thăm quê hương, gia đình, họ hàng. Bởi
vậy, ChuSeok là ngày lễ tạ ơn của người Hàn, tạ ơn với tổ tiên của mình và cầu mong
cho mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, đầy đủ hơn. Ngoài cái tên chính ChuSeok
(추석) còn có rất nhiều tên khác như 한가위 (Hangawi), 가위(gawi), 가윗날
(Gawitnal), 중추절 (JungChuJeol), 가배 (GaBae), 가위 (GaWi), 팔월대보름 (PalWol
DaeBoReum).
2. Nghi lễ trong ngày Trung Thu
Để bày tỏ lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, việc dâng một mâm cỗ gia
tiên như một lời thông báo cho tổ tiên biết rằng nhờ ân huệ của tổ tiên mà con cháu đã
sống rất tốt, mùa màng bội thu.
Trong ngày Trung Thu – ChuSeok việc làm đầu tiên là chuẩn bị mâm cỗ cúng gia
tiên. Họ dâng lên tổ tiên các món ăn, loại hoa quả như thông, hạt dẻ, táo đỏ, các loại quả
hạch(hạnh nhân) và đặc biệt là bánh SongPyon. Người con trai trong gia đình sẽ là
người bày đồ cúng lên bàn lễ sau đó trực tiếp làm lễ.
Một mâm cỗ được chia thành 5 hàng và được bày biện như sau:
Hình 1: Mâm cỗ trong ngày ChuSeok
239
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
Tháng 3 - 2011
Hàng thứ năm, gần phía người cúng nhất là trái cây và vài loại kẹo. Trái cây
thường được xếp theo nghuyên tắc 홍동백서 (紅東白西) (HongDongBaekSeo) (Hồng
Đông Bạch Tây) có nghĩa là hoa quả màu đỏ, hồng thì xếp theo hướng Đông, hoa quả
màu trắng xếp theo hướng Tây, và được đặt trên các đĩa có chân cao, ngay ngắn ở phía
gần mép bàn. Với táo hay lê phải được gọt bớt ở phía đầu. Ta cũng dễ dàng nhận thấy
các loại trái cây đặc trưng của mùa ChuSeok này như: lê, táo, hồng, hồng khô… Các
loại này cũng phải được sắp xếp theo theo một thứ tự từ trái sang phải
조율이시(棗栗梨枾) (JoYuliSi) (Táo Dẻ Lê Thị). Hàng thứ tư là một hoặc hai đĩa kẹo,
vài lát cá khô, các loại canh nấu từ giá, rong biển…Hàng thứ ba có 2 cặp nến ở hai bên.
Hàng thứ hai bày biện canh thịt bò, canh rau và cá hấp… Lúc nào người sắp xếp cũng
phải nhớ hai nguyên tắc: Một là, 우동육서 (WooDongYukSeo) (Cá Đông Thịt Tây) cá
được xếp về phía Đông và thịt được xếp về phía Tây. Hai là, 두동미서
(DuDongMiSeo) (Thủ Đông Vĩ Tây) nghĩa là đầu cá quay về phía Đông còn đuôi quay
về hướng Tây. Hàng cuối cùng bày các loại bánh SongPyon (송편), cơm, canh, rượu…
Muỗng, đũa cũng phải được xếp giữa các khay bánh SongPyon. Một điểm đáng chú ý
trong văn hóa của người Hàn Quốc là khi bày muỗng để cúng thì phải úp xuống, còn
bày muỗng khi ăn ở bàn ăn thì ngửa lên.
Trong gia đình người Hàn Quốc rất coi trọng vai trò của người đàn ông. Vì thế,
người làm lễ phải là con trai trưởng. Khi bắt đầu làm lễ, người con trai trưởng sẽ đốt
nhang cúng và đổ cạn 3 ly rượu gạo xuống đất, mở màn cho buổi lễ. Sau đó quỳ xuống
cúi lạy tổ tiên, lần lượt những người trong nhà cũng quỳ lạy đẻ chào đón ông bà, tổ
tiên…Tiếp đến là một số nghi thức mời ông bà dùng bữa khá cầu kì và nghiêm trang.
Kết thúc buổi lễ, mọi người cúi lạy một lần nữa, sau đó họ chia nhau những thức ăn đã
dâng lên tổ tiên và người ta gọi việc này là “Ẩm phúc” hay “Thụ lộc”.
Hình 2: Gia đình đến thăm mộ tổ tiên
Sau đó họ tìm đến phần mộ tổ tiên dọn dẹp và cắt những cây cỏ dại mọc um tùm
trong suốt mùa hè, và người ta gọi đó là “별조 와 성묘” hay là Tảo Mộ. Theo thuật
phong thủy địa lý, nếu phần mộ của tổ tiên được đặt ở nơi có địa thế tốt “명땅” (Đất
Mệnh) thì con cháu sẽ sống khỏe mạnh và làm ăn phát đạt. Vì thế khi đặt mộ tổ tiên
240
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
Tháng 3 - 2011
người ta phải tìm nơi có địa thế tốt. Người Hàn quan niệm rằng đất mệnh là nơi có núi
hay ứng với một câu là 좌청룡우백호 (Tả Thanh Long Hữu Bạch Hổ). Việc làm tuy
nhỏ nhưng đó là đạo lý làm người, biểu hiện lòng hiếu thảo của con cháu với tổ tiên.
Trong tiết trời mùa thu se lạnh, thỉnh thoảng lại có nhưng tia nắng ấm áp, bên
cạnh những người quây quần bên bàn ăn với nhiều món ăn ngon trong dịp lễ ChuSeok
thì cũng có những người mong ngóng đến ngày này. Chính là những nàng dâu. Người
Hàn Quốc xưa có câu, “Đi lấy chồng phải sống như người câm 3 năm, như kẻ điếc 3
năm, như tên mù 3 năm. ” qua đó thấy được nỗi vất vả khổ sở của người con dâu.
Nhưng đến ChuSeok người con dâu được phép ra khỏi nhà đi gặp mẹ đẻ. Hai mẹ
con thường gặp nhau ở bờ suối hay ngọn núi ở giữa 2 nhà mẹ đẻ và nhà thông gia. Bởi
thế người xưa gọi đó là tục “반보기” (PanPoGi). Các cô gái thường mang theo đồ ăn đã
chuẩn bị sẵn đi gặp mẹ, hai mẹ con gặp nhau cùng hàn huyên tâm sự. Cũng có trường
hợp các trai gái làng này tụ tập với các trai gái làng bên thành một nhóm ở một nơi cảnh
đẹp thắt chặt tình bạn vui vẻ bên nhau hết một ngày, và cũng có những cô gái đem theo
hi vọng tìm được ý trung nhân.
3. Các trò chơi trong ngày Trung Thu-ChuSeok
Các trò chơi trong ChuSeok rất nhiều, trong đó có một số trò như là:
kangkangsullae, sonori(trò chơi bò), kobuknori(trò chơi rùa), yuchnori...em xin giới
thiệu sơ qua một vài trò chơi để các bạn hiểu thêm về chuseok của Hàn Quốc.
Kangkangsullae là điệu múa dân gian phổ biến ở JeonLaDo và GyongSangDo.
Trò chơi này được bắt đầu từ đêm ngày 15/8 đến đêm ngày 17/8. Để chơi đựơc trò chơi
này cũng rất đơn giản. Đầu tiên các cô gái sẽ nắm tay nhau và quây thành một vòng tròn,
vừa quay vừa nhảy múa và hát. Lúc đầu quay theo nhịp điệu chậm sau đó tăng dần nhịp
điệu bài hát đồng thời vòng quay cũng nhanh hơn.
Hình 3: Các cô gái trong điệu múa Kangkangsule
Kangkangsullae được bắt nguồn trong thời gian Nhật Bản xâm chiếm Hàn Quốc
vào năm 1592, khi đó tướng quân Lee Shun Sin được lệnh chỉ huy binh sĩ chống lại
quân địch. Tuy nhiên lực lượng quân địch thì lớn mà quân Joseon thì nhỏ nếu cứ tiếp
241
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
Tháng 3 - 2011
tục chiến đấu thì tổn thất lớn. Tướng quân Lee Shun Sin đã nghĩ ra một cách là đốt lửa ở
trên ngọn núi cao nhất của làng. Sau đó triệu tập tất cả phụ nữ trong làng lại(thuộc vùng
Jindo, phía nam tỉnh Jeolla) múa xung quanh đống lửa vào buổi tối. Vì nhìn từ xa nên
quân địch sẽ tưởng rằng binh sĩ JoSeon rất đông, hoang mang và sợ hãi. Cuối cùng đã
rút quân về nước.
Nhờ có sự giúp đỡ của dân làng, tướng quân Lee Shun Sin đã đẩy lui quân địch.
Về sau để kỉ niệm cho sự kiện này và tưởng nhớ đến tướng quân Lee Shun Sin vào đêm
trung thu họ thường nhảy múa kangkangsullae.
Kobuknori hay còn gọi là trò chơi rùa: từ xa xưa rùa đã được coi là loài động vật
thần bí. Người xưa tin rằng rùa là con trai của Long Vương ngự trị biển xanh. Do đó,
vào ngày trung thu người ta chơi trò chơi này với lòng mong muốn cầu mong một mùa
no đủ, cầu xin Long Vương sẽ ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Rùa cũng
là biểu tượng cho sự trường thọ.
Hình 4: Trò chơi Kobuknori
Trò này chủ yếu nam giới chơi. Để chơi được trò này cần một nhóm bạn nam gồm
2 người đàn ông trên 2 tay và từ 2 đầu gối trở lên được bọc 1 miếng vỏ lớn như mai rùa
được làm bằng rơm. Sau đó, 2 con rùa này được 1 nhóm người đàn ông dắt từ nhà này
sang nhà khác để giả thích làm trò vui. Đến mỗi nhà người lái rùa lại nói với chủ nhà
cho con rùa chút gì để ăn và chủ nhà mang ra nhiều bánh, thức ăn và hoa quả. Sau đó
người lái rùa lại nói với con rùa:”Thưa ông rùa, ông sẽ ăn 1 bữa no nê và nhảy múa nhé".
Con rùa sẽ đứng dậy và nhảy múa 1 lúc rồi sang nhà khác và lặp lại như thế.
Sonori hay còn gọi là trò chơi bò: bò là con vật gắn bó gần gũi nhất với người
nông dân. Trong suốt mùa vụ bò đã cùng với người chăm chỉ làm việc để tạo ra một
mùa vụ bội thu. Con bò đã góp một phần rất lớn trong viêc đồng ruộng của người nông
dân. Vì thế người nông dân rất biết ơn và để cảm tạ con bò họ chơi trò này. Ngoài ra
con là để cầu mong một mùa no đủ. Nếu không có sự cộng tác của con bò sẽ không thể
nào tạo ra được thành quả như vậy, một năm có no đủ hay không là phụ thuộc vào việc
mùa vụ này có bội thu hay không.
242
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
Tháng 3 - 2011
Hình 5: Trò chơi bò
Đầu tiên, người trẻ tuổi đứng cạnh nhau dưới 1 chiếc thảm bằng rơm hình thân
con bò, người đàn ông đứng phía trước thò 2 bó rơm cong như hình sừng bò, người đàn
ông phía sau thò ra 2 bó rơm nhỏ như hình đuôi bò. Sẽ có một người đàn ông làm nhiệm
vụ dẫn bò, người này sẽ dắt con bò đến thăm tất cả các gia đình khác trong làng và đến
mỗi nhà nó đều gõ cửa nói: ”Con bò nhà hàng xóm đói rồi ông bà làm phúc cho xin cái
gì để ăn”. Người chủ nhà sẽ ra mở cửa mời họ vào và cho ăn uống. Sau đó người ta lại
dắt con bò sang nhà người khác và chơi đến khuya. Trò chơi này thể hiện niềm mong
muốn 1 vụ mùa bội thu dư dật cùng đó là mục đích giải trí thư giãn sau những ngày lao
động vất vả của những người nông dân..Phong tục này rất thịnh hành ở 2 tỉnh
Hwanghaedo và Kyonggido.
Yuchnori: là trò chơi sử dụng 4 thanh gỗ, trên đó có đánh các thanh dấu với các kí
hiệu khác nhau. Sau đó, người chơi chia thành các nhóm và lần lượt đại diện của từng
nhóm sẽ lên,cầm 4 thanh gỗ rồi quay. Nếu mặt ngửa tương ứng với kí hiệu nào trên
thanh từ vị trí xuất phát ban đầu sẽ dịch chuyển tương ứng với kí hiệu trên thanh đó.
Ngoài ra, còn một số trò chơi khác như là kéo co, đấu vật...
4. Món ăn tiêu biểu của ngày Chuseok
Có rất nhiều phong tục truyền thống đặc sắc liên quan đến lễ hội tạ ơn đặc biệt
này là về phong tục ăn uống (văn hóa ẩm thực). Vào ngày Chuseok người ta làm bánh
Songpyon,Torantang(soup khoai môn),ăn các loại hoa quả,thưởng thức rượu và trà. Đó
là những thực phẩm do mình trồng nên và mới thu hoạch. Trong đó tiêu biểu là bánh
Songpyon.
Hình 6: Bánh SongPyon
243
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
Tháng 3 - 2011
Có câu chuyện liên quan đến bánh songpyon mà chúng tôi đã được học. Có nhiều
cô gái hoặc chàng trai đã nhiều tuổi nhưng vẫn chưa kết hôn, họ cũng rất tò mò không
biết ý trung nhân của mình là người như thế nào. Ai cũng mong rằng mình sẽ gặp được
một người bạn đời như ý. Vào đêm trước ngày trung thu, các cô gái chàng trai ấy sẽ
quây quần cùng với gia đình của họ vừa ngắm trăng vừa cầu nguyện và làm bánh
songpyon. Có câu chyện rằng là nếu làm bánh songpyon đẹp sẽ gặp được người bạn đời
được như ý, còn không được như vậy sẽ gặp một người mà mình không mong đợi hoặc
một người xấu xí. Vì thế các cô gái, ai cũng cố gắng nặn được một chiếc bánh thật đẹp.
Để làm bánh Songpyon cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: gạo xay nhuyễn, đỗ
xanh, hạt dẻ, đậu đỏ, dầu, lá thông, lá dừa. Tiếp theo là làm bánh Songpyon là một loại
bánh không thể thiếu trong ngày Trung Thu của Hàn Quốc, là loại bánh ttok nổi tiếng và
phổ biến. Loại bánh này được làm từ gạo xay nhuyễn ra thành bột, bên trong có đậu
xanh, hạt dẻ, đậu đỏ, mè. vừng. Cách làm bánh này giống bánh trôi, hạt dẻ hoặc vừng
được cho vào nhào với bột và được hấp với các lá thông nhỏ như lá kim chọc xuyên
bánh ở mọi góc cạnh, các lá thông được người Hàn trang trí rất đẹp. Lá thông có tác
dụng ngăn ngừa vi khuẩn có trong không khí, giúp bánh không bị ôi thiu và mang mùi
hương của thông non tạo nên hương vị riêng của bánh. Khi cắn một miếng bánh có thể
cảm nhận được hương vị tươi mát lan tỏa trong cổ họng, chính điều này gây ấn tượng
sâu đậm cho người thưởng thức. Người ta thoa lên bánh một lớp dầu để chống dính
hoặc còn dùng nước lá dứa để trộn bột bánh và như thế bánh sẽ có màu tự nhiên và
không bị dính vào nhau. Bánh có thể có nhiều màu như xanh, đỏ, tím, vàng, trắng, hồng,
cam,…như các ánh sáng huyền bí phát ra từ mặt trăng. Có thể dùng màu thực phẩm để
tạo màu cho bánh nhưng muốn bánh có màu sắc mà không cần đến phẩm màu này thì
có thể dùng tới cà rốt, bí ngô hay rau cải cúc, dứa dã nhỏ rồi lấy nước trộn vào hỗn hợp
làm bánh sẽ giúp bánh ngon hơn, thơm hơn, vẫn giữ được những nét riêng của bánh mà
vẫn an toàn cho sức khoẻ. Nhìn bề ngoài, bánh có hình giống với sủi cảo của Trung
Quốc và gần giống với bánh trôi của Việt Nam.
Bánh songpyon có hình tròn đầy đặn như mặt trăng với các màu sắc khác nhau, là
biểu tượng mang nhiều ý nghĩa. Bánh có hình lưỡi liềm tượng trưng cho hình mặt trăng
hứa hẹn cho sự viên mãn, tròn đầy, sự mở rộng và phát triển. Đây là một biểu tượng, vẻ
đẹp rất thanh cao. Vào ngày lễ Chusoek, tất cả mọi thành viên trong gia đình từ già, trẻ,
gái, trai…đoàn tụ và góp một phần công sức làm bánh, thể hiện sự sum vầy, yêu thương,
gắn bó với nhau.
Người Hàn Quốc tin rằng những cô dâu tương lai khéo tay nặn những chiếc bánh
Songpyeon đẹp đẽ, thơm ngon thì sẽ có một người chồng tốt, đẹp trai.Còn những ai đã
có gia đình rồi thì sẽ sinh con gái ngoan ngoãn, giỏi giang và xinh xắn,đáng yêu như
trăng vậy.
Phụ nữ Hàn Quốc chuẩn bị nguyên liệu làm bánh rất đầy đủ, công phu. Họ làm
bánh rất cẩn thận với tất cả tâm huyết, trái tim của mình.Việc làm bánh sẽ được mẹ
truyền cho con gái và con dâu.Tất cả các gia đình đều cố gắng làm được những chiếc
bánh Songpyeon đẹp nhất, ngon nhất để thờ cúng tổ tiên. Bánh vì vậy thể hiện sự khéo
léo, đảm đang của các bà nội trợ và tấm lòng thành kính của họ đối với những người đã
244
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
Tháng 3 - 2011
khuất. Khi bánh bày ra đĩa phải xếp úp (con cháu cúi đầu tưởng nhớ ông bà), khi bày ra
bàn ăn thì xếp ngửa bánh lên.
Bên cạnh songpyon, có thể kể đến torankuk(suop khoai môn).
5. Ý nghĩa của Chuseok và Chuseok hiện đại ngày nay
Hàn Quốc là đất nước có khí hậu ôn đới và địa hình chủ yếu là đồi núi gây khó
khăn cho việc trồng trọt. Ở Hàn Quốc một năm chỉ làm một vụ chính, những nông phẩm
thu hoạch được trong vụ này sẽ dùng cho một năm. Trung thu là thời điểm người nông
dân thu hoạch những nông phẩm. Do đó, người ta rất coi trọng ngày tết trung thu. Trung
thu chính là dịp để gia đình, họ hàng tề tựu và cùng thưởng thức những sản phẩm mà
mình đã vất vả làm ra. Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế theo
hướng công nghiệp cuộc sống bận rộn người Hàn Quốc sẽ tổ chức Trung Thu như thế
nào?
Người Hàn Quốc cơ bản vẫn giữ được gìn giữ được Trung thu với hai ý nghĩa
truyền thống là để tạ ơn tổ tiên đã ban cho một vụ mùa bội thu với những sản vật phong
phú và là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp. Vào dịp Trung thu, những
người sống ở thành phố đều sắp xếp công việc để nhanh chóng trở về quê tụ họp với gia
đình. Một điều có thể thấy rõ là tất cả các con đường quốc lộ của Hàn Quốc đều bị tắc
nghẽn hàng giờ mặc dù hệ thống giao thông của Hàn Quốc rất phát.
Tuy nhiên, ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, cuộc
sống của người dân chốn thị thành ngày càng trở nên bận rộn hơn kéo theo đó là sự gia
tăng của hình thức “chủ nghĩa cá nhân” đồng thời cũng làm cho hình thức tổ chức trung
thu có nhiều thay đổi. Cuộc sống ở thành phố ngày trở nên bận rộn và thời gian dành
cho việc chuẩn bị cho các ngày lễ Tết ngày càng eo hẹp đi, xu hướng chung của người
Hàn Quốc là mua đồ bán sẵn tại siêu thị. Và ở thành phố thì cũng chỉ còn một số gia
đình vẫn giữ được truyền thống làm bánh SongPyon trong ngày này. Người ta cũng về
quê để thăm ông bà bố mẹ nhưng cũng nhanh chóng rời lên thành phố để làm tiếp công
việc hàng ngày còn đang dang dở. Có thể gọi đó là xu hướng đang diễn ra một cách
mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia ở Châu Á.
Năm nay, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động mạnh mẽ đến
các quốc gia, trong đó có Hàn Quốc. Khẩu hiệu của mùa Trung Thu năm nay là "hãy
cùng chia sẻ" bởi người dân ở đây cũng có câu "niềm vui được nhân lên khi có người
chung vui và nỗi buồn cũng vợi đi khi được sẻ chia". Thông qua dịp này chính phủ thể
hiện sự quan tâm đến người dân bằng những hỗ trợ về phương tiện đi lại và tặng quà
cho những gia đình nghèo có hoàn cảnh khó khăn.
6. So sánh với Trung Thu của Việt Nam
Ngay từ ý nghĩa của ngày tết trung thu chúng ta đã thấy ngay sự khác biệt trong ý
nghĩa của ngày Tết Trung Thu đối với người dân hai nước Việt Nam -Hàn Quốc. Phải
chăng do vị trí địa lý thuộc ôn đới khí hậu ôn đới, đất đai canh tác giành cho nông
nghiệp nghèo nàn mà một năm họ chỉ có một vụ thu hoạch đủ để sống trong một năm
tới, vì vậy để cảm tạ trời đất mà họ tổ chức lễ trung thu? Trong khi đó Việt Nam được
245
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
Tháng 3 - 2011
thiên nhiên ưu đãi với diện tích đất nông nghiệp lớn, thời tiết thuận lợi một năm có thể
thu hoạch được 2 vụ nên có lẽ cảm giác cả năm trời chờ đợi ngày thu hoạch không có gì
là lớn lao. Vì vậy mà ở Việt Nam ngày này được giành cho thiếu nhi.
Việt Nam là một đất nước với nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Điều kiện khí
hậu rất thuận lợi cho việc trồng trọt cũng chăn nuôi, do đó các sản phẩm nông nghiệp
cũng rất phong phú. Trong một năm sẽ có hai vụ một vụ: vụ chiêm và vụ mùa có những
nơi còn cấy 3 vụ. Lương thực có thể đủ ăn từ năm này sang năm sau, nhiều khi dư thừa
còn đem bán. Với một nền khí hậu ẩm, hoa quả cây trái quanh năm đều có, mỗi vùng có
một loại quả riêng đặc trưng cho điều kiện tự nhiên của vùng đó như. Do đó người Việt
Nam không coi trọng tết trung thu như người Hàn Quốc, trung thu chỉ là dịp để thưởng
ngắm trăng và vui chơi và ngày nay trở thành tết thiếu nhi.
Theo phong tục người Việt, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là
hôm rằm tháng tám hằng năm – tính theo lịch ta. Tháng tám âm lịch theo truyền thuyết
là đêm thu đẹp nhất trong năm vì trăng thật to tròn, sáng và đẹp. Trong dịp này người ta
làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng. Nhân dịp tết này, người lớn
thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca
hát các bài hát Trung Thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở
ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ. Ở một số nơi tổ chức múa
lân, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.
7. Kết luận
Trên đây, chúng tôi đã trình bày về nguồn gốc, ý nghĩa, các nghi thức và hoạt
động chủ yếu trong ngày chuseok của Hàn Quốc. Hàn Quốc là đất nước có bề dày 4000
năm lịch sử, trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử vẫn còn gìn giữ được những nét
văn hóa đặc sắc của đất nước. Do tài liệu nghiên cứu vẫn còn hạn chế bài nghiên cứu
của chúng em còn chưa đầy đủ. Chúng tôi hi vọng bài nghiên cứu này giúp mọi người
hiểu sâu hơn về văn hóa của Hàn Quốc. Một ngày lễ trông năm có ý nghĩa tinh thần đặc
biệt đối với người Hàn Quốc.
Tài liệu tham khảo
Để hoàn thành bản báo cáo này chúng tôi có sử dụng các từ liệu từ sách báo,
Internet như:
/> /> />_history_home
/>
246