Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Phân tích và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (956.57 KB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

THÂN MẠNH TRÍ

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ
QUẢN LÝ KINH TẾ

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

THÂN MẠNH TRÍ

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành: Quản Lý Kinh Tế

LUẬN VĂN THẠC SỸ
QUẢN LÝ KINH TẾ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Ánh

Hà Nội - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân
tôi, chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội
dung đƣợc trình bày trong luận văn này hoàn toàn hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các
quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.

Tác giả luận văn

Thân Mạnh Trí


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ........................................................................v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài: ..........................................................................................1

2. Tổng quan nghiên cứu .............................................................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: ..........................................................................4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: ..........................................................................5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:........................................................................................5
6. Kết cấu luận văn ......................................................................................................5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC XUẤT KHẨU SẢN
PHẨM NÔNG NGHIỆP ...........................................................................................6
1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP ....................................................................................6
1.1.1. Khái niệm về sản phẩm nông nghiệp và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp .....6
1.1.2. Khái niệm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp ...................................8
1.1.3. Đặc điểm, vai trò của xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp ................................10
1.2. NỘI DUNG CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN
PHẨM NÔNG NGHIỆP ...........................................................................................18
1.2.1. Nghiên cứu thị trƣờng xuất khẩu ....................................................................18
1.2.2. Nghiên cứu chính sách đẩy mạnh xuất khẩu đối với các sản phẩm nông
nghiệp có lợi thế ........................................................................................................19
1.2.3. Xây dựng chính sách hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp ......20
1.2.4. Xúc tiến đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp ....................................22
1.2.5. Đánh giá hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp ...................24


iii

1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM
NÔNG NGHIỆP........................................................................................................26
1.3.1. Nhân tố quốc tế ...............................................................................................26
1.3.2. Nhân tố trong nƣớc .........................................................................................29
1.4. KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ
ĐỊA PHƢƠNG ..........................................................................................................32

1.4.1. Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng ..............32
1.4.2. Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc ..............34
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Giang .......................................................35
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG
NGHIỆP CỦA TỈNH BẮC GIANG TRONG THỜI GIAN QUA .....................38
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH
TẾ- XÃ HỘI CỦA TỈNH BẮC GIANG TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP .........................................................38
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...........................................................................................38
2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội .................................................................................39
2.1.3. Giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của tỉnh ..............................42
2.2. THỰC TRẠNG ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM
NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH BẮC GIANG ............................................................43
2.2.1. Nghiên cứu thị trƣờng xuất khẩu ....................................................................43
2.2.2. Nghiên cứu chính sách đẩy mạnh xuất khẩu đối với các sản phẩm nông
nghiệp có lợi thế ........................................................................................................48
2.2.3. Xây dựng chính sách hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp ......................52
2.2.4. Xúc tiến xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp .....................................................58
2.2.5. Đánh giá hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp ...................62
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN
PHẨM NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH BẮC GIANG ................................................69
2.3.1. Những thành tựu trong đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh
Bắc Giang ..................................................................................................................69


iv

2.3.2. Những hạn chế trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của
tỉnh Bắc Giang...........................................................................................................71
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ....................................................................74

Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP
THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH BẮC
GIANG .....................................................................................................................77
3.1. DỰ BÁO BỐI CẢNH TRONG NƢỚC VÀ QUỐC TẾ ẢNH HƢỞNG TỚI
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH BẮC
GIANG ......................................................................................................................77
3.2. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHƢƠNG HƢỚNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH BẮC GIANG TRONG THỜI GIAN
TỚI ............................................................................................................................79
3.2.1. Quan điểm, mục tiêu .......................................................................................79
3.2.2. Phƣơng hƣớng. ................................................................................................81
3.3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CỦA
TỈNH BẮC GIANG ..................................................................................................82
3.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách ............................................................82
3.3.2. Nhóm giải pháp về xúc tiến thƣơng mại .........................................................90
3.3.3. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nông
nghiệp ........................................................................................................................91
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP .........93
3.4.1. Kiến nghị đối với Nhà nƣớc ............................................................................93
3.4.2. Kiến nghị đối với Bộ, ngành ...........................................................................94
3.4.3. Kiến nghị đối với các hội: hội doanh nghiệp, hội doanh nhân, hội nông dân 96
KẾT LUẬN ..............................................................................................................97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................99


v

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
A. Tiếng Việt
STT


Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

2

UBND

Ủy ban nhân dân

3

XKNS

Xuất khẩu nông sản

4

KNXK

Kim ngạch xuất khẩu

B. Tiếng Anh

STT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

1

ADB

The Asian Development Bank

Ngân hàng phát triển châu Á

2

APEC

Asia-Pacific Economic
Cooperation

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
châu Á – Thái Bình Dƣơng

3

ASEAN


Association of Southeast Asian
Nations

Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á

4

ASEM

The Asia-Europe Meeting

Diễn đàn hợp tác Á–Âu

5

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định Thƣơng mại Tự do

6

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội


7

GlobalGAP

Global Good Agricultural
Practices

Thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt toàn cầu

8

IMF

The International Monetary
Fund

Quỹ tiền tệ thế giới

9

USD

United States dollar

Đô la Mỹ

10

VietGAP


Vietnamese Good Agricultural
Practices

Thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt ở Việt Nam

11

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

12

WTO

The World Trade Organization

Tổ chức thƣơng mại thế giới


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang ...........46
giai đoạn 2013-2017 theo thị trƣờng xuất khẩu ........................................................46
Bảng 2.2: Thực trạng quy hoạch một số sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của tỉnh

giai đoạn 2013-2017 ..................................................................................................49
Bảng 2.3. Mức hỗ trợ của tỉnh Bắc Giang đối với các sản phẩm .............................55
nông nghiệp lợi thế ....................................................................................................55
Bảng 2.4: Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu nông sản tỉnh Bắc Giang .....................63
giai đoạn 2013-2017 ..................................................................................................63
Bảng 2.5: Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế tỉnh
Bắc Giang giai đoạn 2013-2017 ................................................................................64
Bảng 2.6: Giá trị xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế tỉnh Bắc Giang giai
đoạn 2013-2017 .........................................................................................................66

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Kinh phí xúc tiến thƣơng mại của tỉnh giai đoạn 2013-2017 ...................62
Hình 2.2: Kim ngạch xuất khẩu nông sản tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013-2017 .....64
Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế tỉnh Bắc Giang
giai đoạn 2013-2017 ..................................................................................................65
Hình 2.4. Tỷ trọng cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của
tỉnh Bắc Giang từ năm 2013 đến năm 2017 ..............................................................68


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Sau hơn ba mƣơi năm đổi mới, hội nhập quốc tế đã giúp Việt Nam đạt đựơc
những thành tựu lớn. Thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa tiếp
tục đƣợc hoàn thiện, tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, năng lực cạnh tranh quốc gia và
các doanh nghiệp, ngành hàng đƣợc nâng lên, thƣơng mại ngày càng mở rộng, đầu
tƣ trực tiếp nƣớc ngoài không ngừng gia tăng. Trong thành tựu chung của cả nƣớc,
nông nghiệp đóng vai trò quan trọng không thể thiếu. Với gần 70% dân số sống ở
nông thôn, hơn 48% lao động làm nông nghiệp, tạo ra hơn 25% GDP của đất nƣớc,

nông nghiệp không chỉ đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc, đảm bảo an
ninh lƣơng thực quốc gia mà còn trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
trong nhiều năm. Sản xuất nông nghiệp đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc thể hiện ở
sản lƣợng hàng hoá và giá trị sản xuất tăng liên tục trong một thời gian dài, xuất
khẩu tăng trƣởng với tốc độ cao, nhiều sản phẩm đa dạng, chất lƣợng tốt, có lợi thế
cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới nhƣ gạo, cà phê, cao su, tiêu, điều,… Tổng kim
ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 năm qua giai đoạn 2008 -2017 đạt 300 tỷ
USD, tăng bình quân 9,24%/năm. Riêng năm 2017, kim ngạch xuất khẩu nông lâm
thuỷ sản đạt 40 tỷ USD, tăng 23,45 tỷ USD so với năm 2008. Nông nghiệp là ngành
duy nhất xuất siêu ra thị trƣờng thế giới. Hiện đã có 10 nhóm mặt hàng xuất khẩu
đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD/ năm trở lên, 5 mặt hàng: tôm, trái cây, hạt điều, cà phê
và đồ gỗ đạt kim ngạch 3 tỷ USD/năm. Xuất khẩu nông sản Việt hiện đứng thứ 2 ở
Đông Nam Á và đứng thứ 15 thế giới. Nông sản Việt Nam hiện có mặt trên 180
quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bắc Giang là một tỉnh thuần nông nằm ở vùng trung du và miền núi phía
Bắc. Tỉnh có gần 90% dân số sống ở khu vực nông thôn, 68% lao động hoạt động
trong ngành nông nghiệp, ngành nông nghiệp đƣợc xác định là ngành mũi nhọn của
Bắc Giang. Bắc Giang có địa hình vùng núi, đồi thấp, đồng bằng do đó có đầy đủ
điều kiện để phát triển đa dạng các giống cây trồng vật nuôi nhiệt đới, á nhiệt đới,
gieo trồng nhiều vụ trong năm. Đây là lợi thế để phát triển nền nông nghiệp hàng


2

hóa đa dạng, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp đặc trƣng. Những năm qua, ngành
nông nghiệp tỉnh Bắc Giang có nhiều chuyển biến tích cực; hình thành đƣợc những
vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn, giá trị sản xuất cao; xây dựng thành công
một số mô hình sản xuất hàng hóa có thƣơng hiệu tầm cỡ quốc gia nhƣ: gà đồi Yên
Thế, vải thiều Lục Ngạn, bƣởi Diễn Lục Ngạn, cam Canh Lục Ngạn, vải sớm Phúc
Hòa, lợn sạch Ngọc Châu, nhãn muộn Phúc Hòa… Đặc biệt, vải thiều Lục Ngạn đã

sản xuất đạt tiêu chuẩn châu Âu (GlobalGAP). Đây là những sản phẩm nông sản
sạch, tiêu chuẩn, dồi dào, bảo đảm đáp ứng yêu cầu của ngƣời dân trong và ngoài
nƣớc. Vai trò của sản phẩm nông nghiệp rất có ý nghĩa đối với sự phát triển nền
kinh tế của tỉnh Bắc Giang, do vậy việc xây dựng cơ chế, chính sách để phát triển
các sản phẩm nông nghiệp là việc làm cần thiết. Tuy nhiên đến nay, chính sách xuất
khẩu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang chƣa phát huy hiệu quả. Sản lƣợng
xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh còn khiêm tốn so với tiềm năng.
Với mục đích phân tích thực trạng, vạch ra hạn chế và tìm ra những giải pháp
để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang là rất quan trọng.
Chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài “Phân tích và đề xuất một số giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” làm đề tài
nghiên cứu.
2. Tổng quan nghiên cứu
Trong 10 năm trở lại đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, đề tài, dự án
cấp bộ, cấp tỉnh, cấp trƣờng đại học nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến các giải
pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp nhƣ:
- Luận án tiến sĩ “Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào
thị trường EU trong điều kiện tham gia WTO” (2014) của tác giả Nguyễn Thị Thuý
Hồng. Luận án đã đƣa ra cơ sở lý luận về chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa
của các quốc gia sang thị trƣờng EU trong điều kiện tham gia WTO, phân tích và
đánh giá đúng thực trạng chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào
thị trƣờng EU. Luận án đã đƣa ra 6 giải pháp để hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất


3

khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trƣờng EU. Thời gian nghiên cứu của luận án
từ năm 2007 – 2014.
- Luận án tiến sĩ “Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông
sản của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” (2008) của tác giả

Nguyễn Minh Sơn. Luận án đã đánh giá thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt
Nam, đánh giá kết quả, hạn chế và nguyên nhân của chính sách thúc đẩy xuất khẩu
nông sản mà Việt Nam đã thực hiện, từ đó đƣa các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy
xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Thời gian nghiên cứu của luận án từ năm 19952008.
- Luận án tiến sĩ “Nâng cao sức cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất
khẩu chủ yếu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” (2007) của tác
giả Ngô Thị Tuyết Mai. Luận án đã đánh giá thực trạng sức cạnh tranh của một số
mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, tập trung nghiên cứu vào 4
mặt hàng là chè, cao su, cà phê và gạo và đã đƣa ra 8 giải pháp để nâng cao sức
cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Phạm vi
thời gian nghiên cứu của luận án đến năm 2007.
- Luận án tiến sĩ “Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam” (2007) của tác
giả Trịnh Thị Ái Hoa. Trong đó tác giả đã đi sâu phân tích, đề cập khá đầy đủ các
cơ chế, chính sách đã đƣợc Nhà nƣớc ban hành trong thời gian từ khi Việt Nam đổi
mới năm 1989 tới năm 2007 về xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Tác giả tập trung
vào khâu đánh giá, điều chỉnh, hoàn thiện chính sách và đƣa ra 5 nhóm giải pháp để
hoàn thiện chính sách.
- Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang
(2014) “Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Bắc
Giang giai đoạn 2013 – 2015” của nhóm tác giả Trƣơng Thị Hồng Minh (chủ
nhiệm đề tài), Nguyễn Văn Tình, Ngô Thị Hồng Nhung, Bạch Thị Khánh Chi, Ngô
Anh Hoàng. Đề tài đã nêu khái niệm sản phẩm chủ lực, tiêu chí lựa chọn sản phẩm
chủ lực, xác định sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của tỉnh Bắc Giang trong


4

giai đoạn 2011-2013, phân tích thực trạng sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp
chủ lực và đƣa ra các giải pháp phát triển các sản phẩm chủ lực đó.
- Ngoài ra tác giả còn tham khảo một số tài liệu hội thảo về xúc tiến xuất khẩu

các mặt hàng nông sản riêng biệt của tỉnh Bắc Giang nhƣ: hội thảo xúc tiến thƣơng
mại cho sản phẩm vải thiều do Bộ Công thƣơng phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh
Bắc Giang và Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dƣơng tổ chức, Hội thảo Mở rộng thị
trƣờng tiêu thụ quả vải thiều do UBND tỉnh Bắc Giang phối hợp với UBND tỉnh
Lào Cai tổ chức, Hội thảo Phổ biến tiêu chuẩn kỹ thuật và chế biến gà đồi Yên Thế
đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu,…
Nhìn chung vấn đề xuất khẩu nông sản của Việt nam đã đƣợc nhiều nhà khoa
học nghiên cứu và đề cập đến dƣới nhiều góc độ khác nhau. Trong luận văn này tác
giả sẽ đi sâu giải quyết những vấn đề đặt ra có tính thời sự hơn đối với hoạt động
xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là một số mặt hàng chủ lực của tỉnh
Bắc Giang, và nêu lên những nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản
hiệu quả hơn trong thời gian tới. Vì vậy có thể nói đề tài đƣợc lựa chọn mang tính
thời sự cao, rất cần thiết trong bối cảnh tỉnh Bắc Giang tích cực, chủ động hội nhập
quốc tế hiện nay.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích một cách hệ thống vai trò, đặc điểm, thực trạng xuất
khẩu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang, những thuận lợi và khó khăn trong
tình hình hiện nay, luận văn cố gắng đề xuất những nhóm giải pháp chủ yếu nhằm
đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang trong thời
gian tới.
Từ mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận về xuất khẩu sản phẩm nông
nghiệp.
- Phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang;
đánh giá những ƣu điểm, hạn chế trong hoạt động xuất khẩu các sản phẩm nông
nghiệp.


5


- Đề xuất giải pháp, kiến nghị điều kiện thực hiện giải pháp để thúc đẩy xuất
khẩu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Luận văn lấy việc phân tích những vấn đề kinh tế chủ yếu của xuất khẩu sản
phẩm nông nghiệp, phân tích vai trò, định hƣớng và những giải pháp thúc đẩy xuất
khẩu sản phẩm nông nghiệp làm đối tƣợng nghiên cứu.
Luận văn nghiên cứu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang, tập trung
vào các sản phẩm chính: quả vải, sản phẩm rau quả chế biến, gạo, lạc. Việc nghiên
cứu chủ yếu ở phạm vi cấp tỉnh và các số liệu đƣợc thu thập, phân tích trong khoảng
thời gian từ năm 2013-2017.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp và so sánh làm phƣơng
pháp nghiên cứu. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp và so sánh đƣợc sử dụng nhằm
đƣa ra các đánh giá, kết luận về thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản và giải
pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp.
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh
Bắc Giang trong thời gian qua.
Chƣơng 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh
Bắc Giang.


6

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC XUẤT KHẨU SẢN
PHẨM NÔNG NGHIỆP
1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẨY MẠNH XUẤT

KHẨU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm về sản phẩm nông nghiệp và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm về sản phẩm nông nghiệp
Một trong những hàng hóa thiết yếu, không thể thiếu đối với sản xuất và tiêu
dùng của ngƣời dân ở mỗi quốc gia chính là nông sản. Vậy quan niệm về nông sản
hiện nay nhƣ thế nào? bao gồm những mặt hàng gì?,… Để trả lời câu hỏi này, hiện
có một số quan điểm khác nhau về nông sản cụ thể nhƣ sau:
Theo quan điểm của Tổ chức Thương mại Thế giới:
Sản phẩm nông nghiệp bao gồm một phạm vi khá là rộng các loại hàng hóa
có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp nhƣ:
- Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản: lúa gạo, lúa mì, bột mì, sữa, động vật tƣơi sống
(trừ cá và các sản phẩm từ cá), cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tƣơi,…
- Các sản phẩm phát sinh: bánh mì, bơ, dầu ăn, thịt,…
- Các sản phẩm đƣợc chế biến từ sản phẩm nông nghiệp: bánh kẹo, sản phẩm từ
sữa, xúc xích, nƣớc ngọt, rƣợu, bia, thuốc lá, da động vật thô.
Theo quan điểm của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc
Theo quan điểm của Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp
quốc (FAO), hàng nông sản là tập hợp của nhiều nhóm hàng hóa khác nhau bao
gồm: nhóm hàng các sản phẩm nhiệt đới (chè, ca cao, cà phê, tiêu…), nhóm hàng
ngũ cốc (mì, lúa gạo, kê, ngô, sắn,…), nhóm hàng thịt và các sản phẩm từ thịt (thịt
bò, thịt lợn, thịt gia cầm,…), nhóm hàng dầu mỡ và các sản phẩm từ dầu (các loại
hạt có dầu nhƣ đậu tƣơng, hƣớng dƣơng,… và các loại dầu thực vật), nhóm hàng
sữa và các sản phẩm từ sữa (bơ, pho mát và các sản phẩm làm từ sữa), nhóm hàng


7

nông sản nguyên liệu (bông, đay, sợi, cao su thiên nhiên,…) nhóm hàng rau quả
(các loại rau, củ, quả)
Theo Việt Nam:

Việt Nam là nƣớc nông nghiệp truyền thống và lâu đời, Nông nghiệp là
ngành kinh tế quan trọng, luôn đóng góp tỷ trọng đáng kể trong GDP cả nƣớc. Với
cách hiểu đơn giản, nông sản là sản phẩm của ngành nông nghiệp trong đó ngành
nông nghiệp sẽ bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Tuy nhiên,
theo nghĩa rộng nông nghiệp sẽ còn cả lâm nghiệp và thủy sản. Theo quan điểm
mới, trong kết quả ngành nông nghiệp không tính giá trị hoạt động lâm nghiệp và
thủy sản. Hiện nay, cách hiểu về nông sản có phần thu hẹp hơn, tập trung chủ yếu
vào sản phẩm thu đƣợc từ đất. Khi đó, nông sản được hiểu là sản phẩm hàng hóa
được làm ra từ tư liệu sản xuất đất đai.
Tổng hợp từ các quan điểm trên cho thấy:“Nông sản là sản phẩm của hoạt
động sản xuất nông nghiệp, bao gồm thành phẩm hoặc bán thành phẩm thu được từ
cây trồng, vật nuôi hoặc sự phát triển của cây trồng, vật nuôi (không bao gồm sản
phẩm của ngành lâm nghiệp và ngư nghiệp)”.
1.1.1.2 Khái niệm về xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp:
Xuất khẩu hàng hóa là một hoạt động tất nhiên xảy ra khi phân công lao
động xã hội đạt đƣợc một trình độ nhất định. Bởi thế, có nhiều cách hiểu khác nhau
về xuất khẩu hàng hóa nhƣ:
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh với phạm vi vƣợt ra khỏi biên giới
quốc gia hoặc là hoạt động buôn bán của một nƣớc với nƣớc khác trên phạm vi
quốc tế. Đây không phải là hành vi mua bán đơn lẻ mà là cả hệ thống các quan hệ
mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm thúc đẩy hàng hóa
phát triển ổn định đem lại lợi ích cho quốc gia.
Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động đƣa hàng hóa (vật chất và dịch vụ) ra
khỏi một nƣớc (từ quốc gia này sang quốc gia khác) để bán trên cơ sở dùng tiền làm
phƣơng tiện thanh toán hoặc trao đổi lấy một hàng hóa khác có giá trị tƣơng đƣơng.


8

Một cách khái quát có thể hiểu, xuất khẩu là việc đƣa hàng hóa ra nƣớc ngoài nhằm

thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.
Theo luật Thƣơng mại về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, hoạt
động xuất khẩu hàng hóa là hoạt động bán hàng của thƣơng nhân Việt Nam với
thƣơng nhân nƣớc ngoài theo hợp đồng mua bán hàng hóa, bao gồm cả hoạt động
tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu hàng hóa.
Từ các quan điểm khác nhau có thể đƣa ra khái niệm mang tính tổng quát
về xuất khẩu nhƣ sau: Xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ của
một quốc gia với phần còn lại của thế giới dƣới hình thức mua bán thông qua quan
hệ thị trƣờng nhằm mục đích khai thác lợi thế của đất nƣớc trong phân công lao
động quốc tế để đem lại lợi ích cho quốc gia.
Trên cơ sở của khái niệm về nông sản và xuất khẩu, xuất khẩu nông sản có
thể định nghĩa nhƣ sau: Xuất khẩu nông sản là hoạt động trao đổi nông sản của một
quốc gia với các nước khác trên thế giới dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ
thị trường nhằm mục đích khai thác lợi thế sẵn có của đất nước trong phân công
lao động quốc tế nhằm đem lại lợi ích cho quốc gia.
1.1.2. Khái niệm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp
Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp là các hoạt động mang tính
chất định hƣớng cho tƣơng lai nhằm mục đích tăng số lƣợng hàng xuất khẩu vào
một thị trƣờng nào đó, đồng thời nâng cao mức lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động
kinh doanh xuất khẩu. Hoạt động này có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế quốc gia
và của các doanh nghiệp. Cụ thể:
- Đối với nền kinh tế quốc gia
Đẩy mạnh xuất khẩu là nhân tố quan trọng trong tăng trƣởng kinh tế và
phát triển kinh tế. Đẩy mạnh xuất khẩu là con đƣờng phù hợp nhất để Việt Nam
tham gia vào sự phân công lao động quốc tế với điều kiện môi trƣờng kinh tế và
những thuận lợi vốn có nhƣ hiện nay. Sự phân công lao động trong giai đoạn đầu
tăng trƣởng phải dựa trên lợi thế so sánh của từng quốc gia để sản xuất các sản
phẩm và trao đổi với nhau. Xuất phát từ những lợi thế so sánh của Việt Nam và các



9

nƣớc trên thế giới, trong giai đoạn công nghiệp hoá, Việt Nam sẽ sản xuất các sản
phẩm thô và sản phẩm nông nghiệp, một số sản phẩm sử dụng nhiều lao động, sử
dụng ít vốn ngoại tệ thu đƣợc thông qua hoạt động xuất khẩu đó.
Thúc đẩy xuất khẩu sẽ giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển từ việc
sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thô, sản phẩm sơ chế sang sản phẩm chế biến. Sự
chuyển dịch về mặt chiến lƣợc này sẽ đƣợc thực hiện trên các định hƣớng sau đây :
(1) Chuyển nhu cầu cuối cùng khỏi việc tiêu dùng các sản phẩm nông
nghiệp và sản phẩm sơ chế cùng với sự tăng lên về thu nhập;
(2) Chuyển lợi thế so sánh từ sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thô, sản
phẩm nông nghiệp và sản phẩm sơ chế, sản phẩm chế biến sử dụng nhiều lao động
sang sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế về mặt kỹ thuật sản xuất và kỹ
thuật sản phẩm;
(3) Chuyển từ dƣ cầu sang dƣ cung rất nhiều loại sản phẩm, kể cả sản
phẩm xuất khẩu;
(4) Chuyển từ sử dụng nhiều lao động không qua đào tạo sang chỗ hoạt
động sản xuất đòi hỏi nhiều lao động có kỹ năng hơn và nhƣ vậy, tất yếu lao động
phải dịch chuyển từ những ngành có năng suất thấp sang những ngành có năng suất
cao hơn.
Thúc đẩy xuất khẩu sẽ đẩy mạnh sự phát triển của thƣơng mại quốc tế,
đƣa Việt Nam hội nhập nhanh vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Thông qua đó,
Việt Nam sẽ có điều kiện để nhận chuyển giao công nghệ và vốn từ bên ngoài là hai
yếu tố rất quan trọng cho quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế.
- Đối với doanh nghiệp
Đẩy mạnh xuất khẩu là một hoạt động đóng vai trò quan trọng đối với hầu
hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, khi mà thị trƣờng nội địa đang dần trở nên
chật hẹp và sức cạnh tranh từ hàng hoá ngoại nhập ngày càng cao thì đẩy mạnh xuất
khẩu thực sự là một hƣớng đi đúng đắn cho hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam
trong thời gian trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài. Sau đây là những tác dụng của đẩy

mạnh xuất khẩu đối với doanh nghiệp:


10

Đẩy mạnh xuất khẩu mang lại cho doanh nghiệp cơ hội mở rộng hoạt
động kinh doanh trên thị trƣờng vô cùng rộng lớn với sức tiêu thụ cao, nhu cầu đa
dạng, từ đó doanh nghiệp thu đƣợc nhiều lợi nhuận hơn. Doanh nghiệp có cơ hội
mở rộng mối quan hệ kinh doanh, thƣơng mại với các đối tác nƣớc ngoài tạo điều
kiện thuận lợi cho việc phát triển mạng lƣới tiêu thụ sản phẩm của mình trên thị
trƣờng quốc tế.
Mang lại cho doanh nghiệp những bài học kinh nghiệm quý báu để hoàn
thiện hơn nữa hoạt động kinh doanh của mình, tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Cùng với việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu đời sống của ngƣời dân, của doanh
nghiệp sẽ đƣợc cải thiện với mức lƣơng cao hơn, tỷ lệ thất nghiệp giảm.
1.1.3. Đặc điểm, vai trò của xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp
1.1.3.1. Đặc điểm của xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp
Một là, đối tƣợng xuất khẩu là hàng nông sản. Ở Việt Nam, hàng nông sản
là sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, và từ hoạt động khai thác, đánh bắt
và nuôi trồng thủy sản, các sản phẩm nghề muối. Đó là những sản phẩm trực tiếp do
sản xuất nông nghiệp tạo ra có thể nằm dƣới dạng thô hoặc ở dạng sơ chế.
Có sự khác biệt trong khái niệm hàng nông sản giữa WTO và Việt Nam. Ở
Việt Nam, nông nghiệp thƣờng đƣợc hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm nông nghiệp
(trồng trọt và chăn nuôi), thủy sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp. Các ngành công
nghiệp chế biến nông lâm thủy sản lại đƣợc gộp vào lĩnh vực công nghiệp. Vì vậy,
nó cần phải đáp ứng đƣợc các nhu cầu của nƣớc nhập khẩu và ngƣời tiêu dùng tại
nƣớc nhập khẩu về các chỉ số dinh dƣỡng, an toàn thực phẩm, an toàn kỹ thuật, môi
trƣờng. Nông sản chủ yếu là các hàng tiêu dùng thiết yếu, việc XKNS chịu sự kiểm
soát ngặt nghèo về chất lƣợng, đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời,
hàng nông sản có đặc điểm là cầu nhìn chung ít co giãn, do đó, việc QLNN đối với

XKNS phải hƣớng tới việc ổn định cung.
Hai là, chủ thể của XKNS (hay còn gọi là ngƣời bán) là doanh nghiệp
kinh doanh XKNS. Các thƣơng lái và ngƣời nông dân của nƣớc sở tại là các trung


11

gian trong quá trình XKNS. Nếu tổ chức không tốt dễ dẫn đến tranh giành, cạnh
tranh không lành mạnh, bán phá giá.
Ba là, ngƣời bán và ngƣời mua hàng nông sản xuất khẩu là những ngƣời
sống ở các nƣớc khác nhau, có phong tục, tập quán và những nhu cầu khác nhau đối
với tiêu dùng hàng nông sản.
Bốn là, xem xét hoạt động XKNS theo chuỗi giá trị. Từ sản xuất đến xuất
khẩu, hàng nông sản phải trải qua ba khâu chính: sản xuất nông sản (thuộc lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp), thu mua, sơ chế/chế biến và bảo quản nông sản (thuộc lĩnh
vực sản xuất công nghiệp - dịch vụ), và cuối cùng là xuất khẩu nông sản (thuộc lĩnh
vực thƣơng mại). Các khâu này đều liên quan và ảnh hƣởng lẫn nhau. Mỗi một khâu
trong quá trình này đều có những đặc điểm riêng biệt. Xuất khẩu (tiêu thụ) là khâu
cuối cùng trong chuỗi giá trị của hàng nông sản, đây là khâu thu đƣợc nhiều lợi
nhuận nhất trong chuỗi. Hoạt động XKNS tuân theo sự điều tiết của thị trƣờng và
đƣợc tiến hành trên cơ sở tự do, bình đẳng theo giá cả thị trƣờng. Trong QLNN, cần
điều tiết lợi ích giữa các khâu, phối hợp giữa các bộ ngành để nâng cao giá trị của
nông sản.
Năm là, hoạt động XKNS có nhiều nƣớc tham gia. Mỗi nƣớc có thể thực
hiện tất cả các khâu trong chuỗi giá trị hàng nông sản xuất khẩu, từ sản xuất, chế
biến, đến XKNS, hoặc chỉ tham gia khâu chế biến và XKNS tùy thuộc vào khả năng
và điều kiện của từng nƣớc. Các nƣớc có lợi thế trong hoạt động XKNS không phụ
thuộc vào việc nƣớc đó đã XKNS nhiều năm hay không, điều quan trọng để giành
đƣợc lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: chất lƣợng, thƣơng hiệu,
thông tin thị trƣờng hàng nông sản xuất khẩu…

Sáu là, trong hội nhập quốc tế, hoạt động XKNS phụ thuộc nhiều hơn vào
thị trƣờng thế giới. Việc ký kết các Hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng và đa
phƣơng về cơ bản mang lại những tác động tích cực cho hoạt động XKNS. Ngoài
ra, các thay đổi về cung cầu hàng nông sản, về chính sách của nƣớc nhập khẩu, về
đối thủ cạnh tranh đều có tác động lớn đến hoạt động XKNS. Điều này đòi hỏi các
nƣớc nâng cao khả năng dự báo thị trƣờng, cơ chế, chính sách điều hành quản lý


12

hoạt động XKNS phải linh hoạt để theo kịp với những sự thay đổi nhanh chóng trên
thị trƣờng thế giới.
1.1.3.2. Vai trò của xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp
Đối với nhiều nƣớc trên thế giới, thực tiễn phát triển những năm gần đây đã
chứng minh rằng, nhờ thực thi chính sách hƣớng về xuất khẩu mà nhanh chóng
thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, trở thành các quốc gia công nghiệp mới, có
nền kinh tế giàu mạnh, hiện đại, có khả năng tiến kịp các nƣớc kinh tế phát triển
trong thập kỷ tới. Do vậy đối với nhiều nƣớc, xuất khẩu đã trở thành mũi nhọn của
nền kinh tế, là đòn bẩy của tăng trƣởng KTXH.
Xuất khẩu nông sản chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong xuất khẩu hàng hóa
nói chung của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, do sự khác nhau về lợi thế
(vốn, lao động, công nghệ, điều kiện tự nhiên, chính sách của chính phủ) mà tỷ
trọng xuất khẩu nông sản trong tổng KNXK của các quốc gia khác nhau. Đặc biệt,
với một số quốc gia có lợi thế nhất định về điều kiện tự nhiên và lao động thì xuất
khẩu nông sản sẽ đóng góp một phần rất quan trọng trong GDP và có vai trò to lớn
với phát triển của một quốc gia, cụ thể:
Một là, xuất khẩu nông sản góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế
và phát triển kinh tế của một quốc gia.
Xuất khẩu hàng hóa nói chung, xuất khẩu nông sản nói riêng và sự tăng
trƣởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Xuất khẩu có vai trò quan trọng

hàng đầu trong sự tăng trƣởng của nền kinh tế và đƣợc thể hiện qua sự đóng góp
trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Hai là, xuất khẩu nông sản góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc
đẩy sản xuất phát triển theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực và lợi thế
của quốc gia.
Do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại,
cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi nhanh chóng. Sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-


13

HĐH) để phù hợp với xu hƣớng phát triển của nền kinh tế thế giới là con đƣờng tất
nhân đối với từng quốc gia.
Để phục vụ cho xuất khẩu, việc tổ chức sản xuất ở mỗi quốc gia đều phải
xuất phát từ nhu cầu của thị trƣờng thế giới. Điều này tác động tích cực đến sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, bao gồm:
Xuất khẩu nông sản sẽ tạo điều kiện cho các lĩnh vực khác phát triển thuận
lợi. Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sẽ cho phép mở rộng quy mô sản xuất, tạo điều
kiện để nhiều ngành nghề mới ra đời, gây phản ứng dây chuyền thúc đẩy các ngành
kinh tế khác phát triển theo, kết quả là làm tăng tổng sản phẩm xã hội và nền kinh tế
phát triển nhanh.
Xuất khẩu nông sản tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn để nhập khẩu thiết bị và
công nghệ tiên tiến góp phần hiện đại hóa kinh tế đất nƣớc, tạo ra năng lực sản xuất
mới mạnh mẽ hơn. Từ đó tăng thêm niềm tin và sự chủ động trong phát triển kinh tế
đất nƣớc.
Thông qua xuất khẩu nông sản, các nhà sản xuất trong nƣớc buộc phải
cạnh tranh quyết liệt trên thị trƣờng thế giới. Để chiến thắng trong cạnh tranh đòi
hỏi các doanh nghiệp trong nƣớc phải tổ chức lại sản xuất tốt hơn, quản lý và kinh
doanh hiệu quả hơn để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và

hạ giá thành, đáp ứng tốt hơn các đòi hỏi ngày càng cao của thị trƣờng.
Xuất khẩu nông sản là nhân tố quan trọng nhằm phát huy mọi nguồn nội
lực, tạo thêm vốn đầu tƣ để đổi mới công nghệ, tăng thêm việc làm, thúc đẩy nhanh
quá trình CNH HĐH đất nƣớc.
Ba là, xuất khẩu nông sản có tác động tích cực đến việc nâng cao đời sống
của nhân dân trên cơ sở tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Sản xuất nông sản xuất khẩu có khả năng thu hút hàng triệu lao động vào
làm việc với thu nhập cao góp phần cải thiện đời sống. Ở những nƣớc có nguồn lao
động dồi dào với tỷ lệ lao động nông thôn lớn, việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản
không chỉ giải quyết đƣợc một lƣợng lớn lao động không có việc làm mà còn tạo
nên sự ổn định về thu nhập cho những ngƣời dân sống ở nông thôn. Tuy nhiên, để


14

nắm vững và làm chủ đƣợc công nghệ trong quá trình sản xuất, ngƣời lao động
buộc phải nâng cao trình độ cả lý thuyết và thực hành. Đẩy mạnh xuất khẩu sẽ có
tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu lao động cả về tính chất ngành nghề và cả về
chất lƣợng lao động góp phần cải thiện đời sống của ngƣời dân. Không chỉ vậy, một
phần KNXK có thể dùng để nhập khẩu hàng tiêu dùng thiết yếu nhằm đáp ứng nhu
cầu ngày càng phong phú, đa dạng của đời sống con ngƣời.
Bốn là, xuất khẩu nông sản góp phần giữ ổn định nền kinh tế của đất
nước.
Trong các ngành hàng xuất khẩu thì nông sản là ngành hàng sử dụng nhiều
nguồn lực lao động tại chỗ hơn cả. Cho nên, khi xuất khẩu nông sản đƣợc giữ ổn
định và tăng trƣởng sẽ làm nền kinh tế có nhiều cơ hội hơn để phát triển. Với các
quốc gia đi lên từ ngành nông nghiệp, vai trò của xuất khẩu nông sản luôn giữ một
vị trí quan trọng trong sự ổn định và phát triển kinh tế của đất nƣớc. Thực tế cho
thấy, ở nhiều quốc gia khi ngành công nghiệp tăng trƣởng âm, dịch vụ chƣa phát
triển nhƣng ngành nông nghiệp phát triển mạnh đã cứu đƣợc sự khủng hoảng kinh

tế trong nƣớc..
Năm là, xuất khẩu nông sản góp phần mở rộng và thúc đẩy các quan hệ
kinh tế đối ngoại, tăng cường địa vị kinh tế của quốc gia trên thị trường thế giới.
Xuất khẩu nông sản là một hoạt động kinh tế đối ngoại, và có vai trò thúc
đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại khác cùng phát triển. Bởi vì xuất khẩu nông sản
phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các hoạt động dịch vụ quốc tế trong các lĩnh
vực khác nhƣ: đầu tƣ tài chính - tín dụng, bảo hiểm, thanh toán quốc tế, phát triển
vận tải quốc tế, chuyển giao công nghệ. Ngƣợc lại, cùng với sự phát triển của các
hoạt động kinh tế đối ngoại thì hoạt động xuất khẩu trong nƣớc sẽ có điều kiện để
mở rộng và phát triển theo.
Nhƣ vậy, hoạt động đầu tƣ quốc tế sẽ mang đến nguồn vốn và công nghệ
tiên tiến để mở rộng sản xuất nông sản xuất khẩu nhƣ việc đầu tƣ xây dựng các nhà
máy chế biến nông sản, chuyển giao giống và kỹ thuật thâm canh cây trồng có năng
suất và chất lƣợng cao tạo nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Việc ký kết các


15

FTA hay gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các mặt
hàng nông sản xuất khẩu trong việc thâm nhập và mở rộng thị trƣờng cũng nhƣ tăng
cƣờng vị thế của quốc gia trên thị trƣờng thế giới.
Sáu là, xuất khẩu nông sản thúc đẩy quá trình phân công và chuyên môn
hóa quốc tế, là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập quốc tế của một
quốc gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập
khẩu của các nƣớc chính là thƣớc đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập và
phát triển trong mối quan hệ tùy thuộc vào nhau giữa các quốc gia. Mỗi quốc gia
sản xuất và xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng nông sản nói riêng không chỉ đáp
ứng thị trƣờng khu vực mà là một thị trƣờng toàn cầu. Thông thƣờng, một quốc gia
sẽ lựa chọn một số mặt hàng có lợi thế để đầu tƣ sản xuất và xuất khẩu đồng thời

nhập khẩu trở lại các sản phẩm mà mình không có hoặc có ít lợi thế. Chẳng hạn,
một số quốc gia có lợi thế về điều kiện tự nhiên và lao động có thể lựa chọn mặt
hàng nông sản để sản xuất và xuất khẩu…. Sự phát triển của mỗi quốc gia sẽ đƣợc
đo lƣờng bằng kết quả hội nhập của quốc gia đó với thế giới.
Bảy là, xuất khẩu nông sản góp phần thúc đẩy cải tiến cơ chế quản lý,
chính sách kinh tế của nhà nước cho phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.
Toàn cầu hóa và tự do hóa thƣơng mại đã, đang là xu thế phát triển chung
của toàn thế giới, nó tác động sâu sắc và toàn diện đối với mọi lĩnh vực của đời
sống KTXH của các quốc gia, làm cho nền kinh tế mỗi nƣớc ngày càng gắn bó chặt
chẽ với nền kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy mà mỗi quốc gia, mỗi ngành khi tham
gia vào thƣơng mại quốc tế là đã tham gia vào một sân chơi với luật chơi chung, sức
ép cạnh tranh lớn song cũng rất bình đẳng. Tuy nhiên, việc tham gia sẽ trở nên khó
khăn, bất cập với những quốc gia có hệ thống quản lý thƣơng mại hoạt động chƣa
bài bản, thiếu tính thực tiễn. Do đó, để xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu
nông sản nói riêng ngày một phát triển thì việc rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện
hệ thống pháp luật hiện hành cho phù hợp với những cam kết quốc tế, phù hợp với


16

quy định của tổ chức WTO sẽ là vấn đề cần giải quyết cấp bách và đồng bộ hiện
nay.
1.1.3.3. Các hình thức xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp
Kinh doanh nông sản diễn ra dƣới các hình thức khác nhau, có hình thức giao
dịch buôn bán truyền thống và hình thức giao dịch buôn bán hiện đại. Đối với mỗi
thị trƣờng, doanh nghiệp cần có những hình thức thâm nhập và bán hàng đặc thù để
đạt đƣợc hiệu quả kinh doanh, phát huy sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của
doanh nghiệp trên thị trƣờng đó. XKNS diễn ra dƣới một số hình thức chính sau:
Một là, XKNS trực tiếp. Đây là hình thức XKNS truyền thống, do chính
doanh nghiệp sản xuất trong nƣớc đƣa hàng tới khách hàng nƣớc ngoài thông qua tổ

chức của mình. Có hai hình thức XKNS trực tiếp:
XKNS chính ngạch: Là hợp đồng XKNS theo giấy phép của các cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền, lƣu thông qua các cửa khẩu quốc tế và quốc gia, phải chấp
hành đầy đủ các thủ tục xuất khẩu theo thông lệ và tập quán quốc tế. Trong hình
thức xuất khẩu này, tùy vào điều kiện giao hàng có thể chia ra thành các hình thức:
xuất khẩu theo giá FOB, xuất khẩu theo giá CIF, xuất khẩu theo DAF.
XKNS tiểu ngạch: Là hợp đồng XKNS theo giấy phép của ủy ban nhân dân
các tỉnh biên giới. Với hình thức xuất khẩu này, các doanh nghiệp không phải thông
qua nhiều thủ tục hành chính, nhƣng nó chỉ đƣợc thực hiện với điều kiện là xuất
khẩu sang các nƣớc có chung biên giới.
Ƣu điểm của XKNS trực tiếp là: doanh nghiệp XKNS trực tiếp tiếp xúc
khách hàng, trực tiếp tìm hiểu thị trƣờng, nắm bắt nhu cầu mới và tâm lý thị hiếu
thay đổi của khách hàng nên kịp thời cải tiến sản phẩm, thoả mãn tốt nhất nhu cầu
đó. Việc trực tiếp tiếp xúc với thị trƣờng nƣớc ngoài, giúp cho doanh nghiệp dễ tiếp
thu các kinh nghiệm quốc tế. Ngoài ra, ƣu điểm khác của hình thức này là doanh
nghiệp XKNS không phải chịu những chi phí xuất khẩu trung gian và không phải
chia sẻ lợi nhuận.
Hạn chế của hình thức XKNS này là doanh nghiệp XKNS phải dàn trải các
nguồn lực của mình trên phạm vi thị trƣờng rộng lớn phức tạp, phải chấp nhận môi


17

trƣờng cạnh tranh quốc tế khốc liệt với nhiều rủi ro hơn. Điều này đòi hỏi doanh
nghiệp phải có đủ nguồn lực để mở rộng hoạt động ra thị trƣờng nƣớc ngoài, có khả
năng quản lý, điều hành xuất khẩu hiệu quả. Doanh nghiệp sử dụng các hình thức để
XKNS trực tiếp sau: Mở chi nhánh bán hàng của mình ở nƣớc ngoài; Xuất khẩu từ
nƣớc thứ ba; Xuất khẩu từ công ty liên doanh; Lập đại diện bán hàng ở nƣớc ngoài;
Tiến hành qua Hiệp hội XKNS.
Hai là, XKNS gián tiếp (XKNS qua trung gian). Đây là hình thức XKNS mà

doanh nghiệp thông qua dịch vụ của tổ chức độc lập đặt ngay tại nƣớc xuất khẩu để
tiến hành XKNS. Các trung gian bao gồm: công ty quản lý xuất khẩu, đại lý trung
gian xuất khẩu,…
Ƣu điểm của hình thức này là các tổ chức trung gian thƣờng nắm rõ phong
tục, tập quán cũng nhƣ những quy định của nƣớc nhập khẩu nên có thể đẩy nhanh
việc mua bán. Đồng thời, các doanh nghiệp XKNS giảm chi phí thâm nhập thị
trƣờng, tìm hiểu thông tin về thị trƣờng, các đối thủ cạnh tranh thông qua các tổ
chức trung gian.
Hạn chế của hình thức này là doanh nghiệp kinh doanh XKNS không trực
tiếp tiếp xúc với khách hàng nên không đáp ứng đúng và kịp thời nhu cầu của khách
hàng. Hơn nữa, doanh nghiệp XKNS phải chia sẻ lợi nhuận với các trung gian.
Ba là, thƣơng mại điện tử: là hình thức XKNS ra đời trong nền kinh tế số
hóa, là hình thức hoạt động thƣơng mại không giấy tờ. Đây là phƣơng thức hoạt
động kinh doanh tiên tiến. Ƣu điểm của hình thức này là nếu doanh nghiệp áp dụng
tốt sẽ giảm bớt các thủ tục hành chính, tạo đƣợc bƣớc đột phá trong cạnh tranh xuất
khẩu.
Mặt hạn chế của hình thức này là đòi hỏi về điều kiện cơ sở vật chất, hệ
thống pháp lý, trình độ cán bộ để ứng dụng hiệu quả thƣơng mại điện tử của cả Nhà
nƣớc và doanh nghiệp; dễ gặp rủi ro do giao dịch “ảo”. Đồng thời, trong quá trình
thực hiện hợp đồng, các bên cần phải bảo mật hệ thống dữ liệu.
Bốn là, XKNS thông qua các sở giao dịch hàng hóa. Đây là một hình
thức XKNS hiện đại mà nhiều nƣớc trên thế giới thực hiện. Mặt tích cực của hình


×