Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.3 KB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN THỊ PHƢƠNG THẢO

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THI ĐUA, KHEN THƢỞNG
TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO



TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8 34 04 03

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN THỊ PHƢƠNG THẢO

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THI ĐUA, KHEN
THƢỞNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO


TẠO



TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8 34 04 03

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÝ THỊ HUỆ


HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Lý Thị Huệ. Các kết quả được trình bày trong
luận văn là trung thực, và chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học
nào khác. Những tài liệu sử dụng tham khảo trong luận văn đều được trích
dẫn nguồn một cách đầy đủ và chính xác.
Tác giả

Trần Thị Phƣơng Thảo


LỜI CẢM ƠN


Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình,
trách nhiệm của TS. Lý Thị Huệ trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và
hoàn thành luận văn thạc sĩ: “Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở tỉnh Quảng Ninh”.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo, cán bộ, nhân viên
Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi
hoàn thành luận văn. Trân trọng cảm ơn lãnh đạo và chuyên viên Ban Thi đua
- Khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh,
Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Quảng
Ninh đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn.
Tác giả

Trần Thị Phƣơng Thảo


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài luận văn....................................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn...................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.................................................................................. 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn............................................................ 10
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn.................................. 11
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn....................................................................... 11
7. Kết cấu của luận văn................................................................................................................ 12
Chƣơng 1. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THI ĐUA, KHEN THƢỞNG
TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ

LUẬN.................................................................................................................................................... 13
1.1. Lý luận chung về thi đua, khen thưởng........................................................................ 13
1.2. Nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước đối với thi đua, khen thưởng trong lĩnh

vực giáo dục và đào tạo............................................................................................................... 22
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về thi đua, khen
thưởng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo........................................................................... 34
1.4. Khái quát về hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong

lĩnh vực giáo dục và đào tạo...................................................................................................... 38
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THI ĐUA,
KHEN THƢỞNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở
TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAY.......................................................................................... 41
2.1. Thực trạng quản lý nhà nước đối với việc xây dựng, ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay....................................................................................................... 41
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với việc tổ chức thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay....................................................................................................... 47


2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực
giáo dục và đào tạo ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay............................................................... 71
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ THI ĐUA, KHEN THƢỞNG TRONG LĨNH VỰC
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAY.......................... 76
3.1. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với việc xây dựng, ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực
giáo dục và đào tạo ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay............................................................... 76

3.2. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với việc tổ chức thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực
giáo dục và đào tạo ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay............................................................... 84
3.3. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với việc thanh tra, kiểm tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng trong lĩnh

vực giáo dục và đào tạo ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay...................................................... 96
KẾT LUẬN...................................................................................................................................... 101
DANH MỤC

CÔNG

TRÌNH

NGHIÊN

CỨU KHOA

HỌC

CỦA

TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN.................................................... 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 104


DANH MỤC BẢNG BIỂU
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. So sánh số lượng biên chế người làm việc trong ngành Giáo dục và
Đào tạo với ngành Y tế; Văn hóa - Thông tin và Thể thao; Sự nghiệp khác của tỉnh

Quảng Ninh (tính đến hết năm 2017)...................................................................... 48
Biểu đồ 2.2. So sánh số lượng khen thưởng thường xuyên thuộc thẩm quyền của Chủ

tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giữa ngành Giáo dục và Đào tạo với tổng số khen thưởng
của toàn tỉnh (giai đoạn 2011-2017)........................................................................ 64
Biểu đồ 2.3. So sánh số lượng khen thưởng giữa cán bộ quản lý và giáo viên, nhân
viên trong ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh (giai đoạn 2011-2017).....68
BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng, cơ cấu công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng
ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh (tính đến hết năm 2017)...................54
Bảng 2.2. Tổng hợp các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với

tập thể

giai đoạn 2011 - 2017.............................................................................................. 62
Bảng 2.3. Tổng hợp các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với cá nhân
giai đoạn 2011 -2017............................................................................................... 63


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài luận văn

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Thi đua là yêu nước,
yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất”
[31, tr.407] và công việc hàng ngày chính là nội dung thiết thực của thi đua. Hơn 70
năm qua, kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc, dưới sự
lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các phong trào thi đua yêu nước đã liên tục được
phát động, góp phần vào việc động viên, cổ vũ đông đảo các tầng lớp nhân dân phát

huy truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất của dân tộc, vượt qua mọi
khó khăn thử thách, lập nên những chiến công hiển hách trong kháng chiến chống
đế quốc xâm lược cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều
anh hùng, chiến sĩ thi đua tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam
qua các thời kỳ đã được Đảng, Nhà nước tuyên dương công trạng, được nhân dân
tôn vinh. Thi đua, khen thưởng đã thực sự trở thành động lực thôi thúc toàn dân
đoàn kết phấn đấu vượt qua mọi gian khổ, hy sinh trong suốt tiến trình đấu tranh
cách mạng vẻ vang của dân tộc.
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo “nhiệm vụ của các cô giáo, thầy giáo rất
nặng nề nhưng rất vẻ vang. Muốn làm tròn trách nhiệm đó thì phải luôn luôn gương
mẫu về mọi mặt, không ngừng bồi dưỡng đạo đức cách mạng, lập trường chính trị;
phải ra sức đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ” [33, tr.616]. Và “dù khó khăn đến
đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt” [34, tr.603]. Hưởng ứng lời kêu gọi
thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong trào thi đua yêu nước nói chung,
trong đó có phong trào thi đua trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo của cả nước và
tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những kết quả hết sức quan trọng góp phần cùng cả
nước thực hiện thắng lợi công cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, thống
nhất đất nước, vững bước trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Hiện nay, công tác thi đua, khen thưởng là một chủ trương, chính sách lớn
của Đảng và Nhà nước đã được cụ thể hóa thành hệ thống luật pháp. Lĩnh vực thi
đua, khen thưởng nói chung, thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục và đào
1


tạo nói riêng cần được quản lý hiệu quả thì mới phát huy được vai trò, tác dụng
trong thực tiễn cuộc sống.
Nhận thức rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của thi đua, khen thưởng, quản
lý nhà nước đối với thi đua, khen thưởng thì mới có được sự thống nhất, tạo được
sức mạnh để thi đua trở thành động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Bởi nếu quản lý

không chặt chẽ công tác thi đua rất dễ bị biến chất thành cạnh tranh, thậm chí là tha
hóa dẫn đến hàng loạt các hành động tiêu cực như mua danh hiệu thi đua, hình thức
khen thưởng, chạy thủ tục, lạm dụng ngân sách khen thưởng để tư lợi, tranh thủ lợi
ích nhóm, bất bình đẳng với một số đối tượng khác, v.v. làm mất đi bản chất tốt đẹp
của phong trào thi đua, Nhà nước cần can thiệp kịp thời phòng ngừa, chấn chỉnh và
xử lý các sai phạm đó, đề xuất biện pháp khắc phục những bất hợp lý của thi đua,
khen thưởng trong thực tiễn hoạt động.
Bởi vậy, nhằm đánh giá đúng thực trạng quản lý nhà nước về thi đua, khen
thưởng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Ninh thời gian qua, trên cơ sở
đó đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện công tác này ở tỉnh Quảng Ninh trong thời
gian tới, tạo động lực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của ngành cũng như
của địa phương là vấn đề rất cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ những lý do trên,
học viên chọn vấn đề“Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực
giáo dục và đào tạo ở tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành
Quản lý công của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
2.1. Những nghiên cứu lý luận về quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng

Năm 2008, cuốn Đảng, Bác Hồ với thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen
thưởng được xuất bản đã phân tích khá kỹ những vấn đề lý luận, quan điểm chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chính sách của Đảng, Nhà nước Việt
Nam về thi đua yêu nước và công tác thi đua khen thưởng; đồng thời giới thiệu các
bài phát biểu, bài viết của các nhà lãnh đạo kiệt xuất như Thủ tướng Phạm Văn
Đồng, Thủ tướng Phan Văn Khải, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Phó Chủ tịch nước
Trương Mỹ Hoa, v.v. trong suốt 60 năm qua kể từ khi Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua
yêu nước (1948-2008) [1]. Đây có thể coi là một cuốn sách tốt với tác giả luận văn
khi tiếp cận khái niệm về thi đua, khen thưởng.
2



Năm 2010, nội dung cuốn sách Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua, yêu
nước trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng của Trương Quốc
Bảo đã góp phần làm phong phú cơ sở lý luận của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
về thi đua yêu nước trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Trong đó tác giả nhấn mạnh: “Các quy định pháp luật đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng
cho việc xây dựng các phong trào thi đua, tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích
xuất sắc trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời làm
cơ sở cho việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng”

[5]. Có thể nói, đây là cuốn sách có cách tiếp cận khá mở khi phản ánh thực trạng
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong xây dựng và hoàn thiện
pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới công
tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay do Trần Thị Hà làm chủ nhiệm
(2013) đã luận giải sâu sắc những vấn đề lý luận chung về công tác thi đua, khen
thưởng; hệ thống hóa những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về thi đua, khen thưởng. Đặc biệt, tác giả nhấn
mạnh một trong những mục tiêu của thi đua: “Thi đua phát triển và thực hiện chương
trình giáo dục, đào tạo lành mạnh, nâng cao mặt bằng dân trí để sớm đuổi kịp các nước
tiên tiến” [23, tr.19]. Đề tài cũng đề cập đến những vấn đề chủ yếu về thi đua, khen
thưởng ở một số nước trên thế giới như: Pháp, Bỉ, Nga, Nhật, Australia, Trung Quốc để
rút ra những bài học vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Năm 2013, Trần Minh Trưởng với bài viết Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong thời kỳ đổi mới


nước ta hiện nay trong cuốn Kỷ yếu Hội thảo khoa học Đẩy mạnh các
phong trào
thi đua yêu nước trong giai đoạn hiện nay do Ban Tuyên giáo trung ương và Ban Thi
đua - Khen thưởng trung ương tổ chức đã đi sâu phân tích quan điểm, tư tưởng Hồ Chí

Minh về thi đua yêu nước, về cách thức, phương pháp tổ chức, phát động phong trào thi
đua sao cho hiệu quả, thiết thực và vận dụng vào trong thời kỳ đổi mới hiện nay như
thế nào để “biến tiềm năng trí tuệ, tinh thần, sức lực của các tầng lớp
3


nhân dân thành sức mạnh xây dựng đất nước” [4, tr.159]. Cách tiếp cận này mở ra
cái nhìn đa chiều khi đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng
nói chung và thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói riêng.
Đề tài khoa học cấp Bộ Cơ sở khoa học xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
làm công tác thi đua, khen thưởng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay do Nguyễn
Thị Phương Lan làm chủ nhiệm (2016) đã khái quát một cách tương đối có hệ
thống, chi tiết một số vấn đề lý luận liên quan đến quản lý nhà nước về công tác thi
đua, khen thưởng, các nội dung quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng,
các yếu tố chi phối, ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng; vị trí,
vai trò, đặc điểm, cơ cấu của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen
thưởng. Kết quả của nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo hữu ích cho tác giả
luận văn [37].
2.2. Những nghiên cứu về thực trạng quản lý nhà nước về thi đua, khen
thưởng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay
Năm 2010, Luận văn Thạc sĩ Hoàn thiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt
Nam của Đỗ Thúy Phượng cho rằng việc hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen
thưởng ở Việt Nam hiện nay là “điều kiện tiên quyết” [42, tr.95] để duy trì trật tự và
thúc đẩy công tác thi đua, khen thưởng nhằm khen đúng, khen trúng và tạo không
khí phấn đấu hăng say lao động sản xuất, v.v.. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu những
quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng, các văn bản quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng; phân tích, đánh giá những kết quả đã đạt
được, cũng như những bất cập, hạn chế trong quá trình áp dụng và triển khai thực
hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam tại thời điểm nghiên cứu từ đó đề
xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Bài viết Phong trào thi đua yêu nước - động lực để phát triển đất nước trong
thời kỳ đổi mới của Lê Thị Hòa trong cuốn Kỷ yếu Hội thảo khoa học Đẩy mạnh
các phong trào thi đua yêu nước trong giai đoạn hiện nay (2013) do Ban Tuyên
giáo trung ương và Ban Thi đua - Khen thưởng trung ương tổ chức đã phân tích,
đánh giá thực trạng việc tổ chức triển khai các phong trào thi đua yêu nước qua các
thời kỳ, kết quả việc triển khai các phong trào thi đua yêu nước những năm qua cho
thấy “mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính
4


trị, phong trào thi đua yêu nước đã có sự chuyển biến tích cực, góp phần tích cực
vào việc khắc phục khó khăn, phát huy lợi thế của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa
phương, đơn vị trong phát triển kinh tế xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế… góp phần
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mỗi người dân” [4, tr.267-268]. Từ các
phong trào thi đua, nhiều tập thể, cá nhân anh hùng, chiến sĩ thi đua và các tấm
gương điển hình tiên tiến tiêu biểu đã được ghi nhận và khen thưởng, trong đó có
ngành Giáo dục và Đào tạo. Công trình là tư liệu tham khảo hữu ích cho tác giả luận
văn khi nghiên cứu về thực trạng quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay.
Năm 2016, Nguyễn Thu Hiền trong Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về thi
đua, khen thưởng đối với các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đề
cập đến các nguồn lực cho quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng như nguồn lực
về tài chính, nhấn mạnh nguồn lực về con người “là yếu tố quan trọng, giúp cho
quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ở nước ta đạt hiệu quả cao” [25, tr.30].
Cùng với đó, tác giả cũng chỉ ra những vấn đề thực tiễn, những ưu điểm, tồn tại hạn
chế của công tác này, để đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng
công tác thi đua, khen thưởng trong các trường cao đẳng nói riêng và ngành giáo
dục nói chung.
Luận án Tiến sĩ Luật học Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện
nay (2016) của Phùng Ngọc Tấn đã làm rõ khái niệm, vai trò và điều chỉnh pháp

luật đối với công tác thi đua, khen thưởng hiện nay, từ đó tiến hành phân tích hệ
thống pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về thi đua, khen thưởng trong các cơ
quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và các đơn vị khác; đi sâu đánh giá thực trạng
pháp luật về thi đua, khen thưởng, trong đó nhấn mạnh “pháp luật về thi đua, khen
thưởng vẫn chưa hoàn thiện, còn có những mâu thuẫn, chồng chéo; khá phổ biến là
hiện tượng dùng công văn hành chính có chứa quy phạm pháp luật để điều chỉnh
công tác thi đua, khen thưởng” [50, tr.1]. Công trình là tài liệu tham khảo hữu ích
cho tác giả luận văn khi nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với
việc xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng trong lĩnh
vực giáo dục và đào tạo ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay.
5


Năm 2017, Luận văn Thạc sĩ Công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh của Ngô Hiền Giang đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng
công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ở các bình diện: Xây
dựng và ban hành các văn bản tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng;
tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật
về thi đua, khen thưởng; tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
làm công tác thi đua, khen thưởng; tổ chức các phong trào thi đua trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh; sơ kết, tổng kết, tặng thưởng các hình thức khen thưởng; đánh giá hiệu
quả công tác thi đua, khen thưởng; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo,
xử lý vi phạm pháp luật việc thực hiện các quy định pháp luật về thi đua, khen
thưởng [22]. Tuy nhiên, luận văn mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá thực trạng chung
của công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, không đi sâu vào một lĩnh vực
cụ thể.
2.3. Những nghiên cứu về các giải pháp đã được đề xuất nhằm tiếp tục
hoàn thiện quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục và
đào tạo ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay
Năm 2012, trong đề án Đổi mới công tác Thi đua - Khen thưởng trong giai đoạn

đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Ban Thi đua - Khen thưởng
Trung ương trình Bộ Chính trị đã đề xuất các giải pháp đổi mới công tác thi đua, khen
thưởng trong thời gian tới; trong đó nhấn mạnh 04 nhóm giải pháp: Đổi mới về công
tác lãnh đạo, chỉ đạo; Đổi mới nội dung, hình thức, phương thức tổ chức các phong trào
thi đua yêu nước; Đổi mới chính sách, pháp luật và đổi mới tổ chức bộ máy làm công
tác thi đua, khen thưởng, nhấn mạnh “đổi mới hoạt động của cơ quan truyền thông,
định hướng dư luận” [2, tr.23]. Công trình đã đánh giá sâu sắc, khách quan, toàn diện
về thực trạng công tác thi đua, khen thưởng thời gian qua, đặc biệt là các giải pháp rất
hữu ích cho tác giả luận văn trong quá trình nghiên cứu.
Năm 2014, đề tài khoa học cấp tỉnh, Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác
thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Nguyễn Thị Kim Dung làm
chủ nhiệm đã nêu 05 nhóm giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng công tác thi
đua, khen thưởng như: Nâng cao nhận thức về công tác thi đua, khen thưởng trong
6


thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho các cấp, các ngành; Hoàn thiện và ban
hành, hướng dẫn cơ chế chính sách về thi đua, khen thưởng; kiện toàn tổ chức và
nâng cao chất lượng của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng và đội ngũ cán bộ làm
công tác thi đua, khen thưởng… nhấn mạnh việc “tập trung xây dựng mô tả vị trí
việc làm và xác định tiêu chuẩn người cán bộ công chức thi đua, khen thưởng” [17,
tr.18]. Những giải pháp được công trình đề xuất đã gợi mở cho tác giả luận văn
trong việc đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở tỉnh Quảng Ninh
hiện nay.
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam Xây dựng
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng ở nước ta
giai đoạn hiện nay (2014) của Nguyễn Khắc Hà, cho rằng việc xây dựng đội ngũ lãnh
đạo quản lý chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay là
“vấn đề rất lớn, mới và khó” [24, tr.175]. Đề tài đưa ra 06 nhóm giải pháp để xây dựng

đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyên trách công tác thi đua khen thưởng đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng trong những năm tiếp theo. Đây là các
nhóm giải pháp rất giá trị để tác giả luận văn tham khảo đề xuất giải pháp nâng hiệu
quả quản lý nhà nước đối với việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về thi đua,
khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay.

Năm 2015, Đề tài khoa học cấp Bộ Phương pháp tổ chức phong trào thi đua
đạt hiệu quả cao trong giai đoạn hiện nay do Phạm Huy Giang chủ nhiệm đã tập
trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phương pháp tổ chức phong trào thi đua ở
các địa phương và đề xuất các giải pháp chủ yếu để phong trào thi đua thực sự phát
huy hiệu quả trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đáp
ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, yêu cầu việc phát động và tổ chức
các phong tào thi đua yêu nước đòi hỏi phải có “những đổi mới về nội dung, hình
thức và phương pháp để tổ chức được các phong trào thi đua yêu nước thiết thực,
hiệu quả” [21, tr.90]. Tác giả đề xuất quy trình tổ chức phong trào thi đua có thể áp
dụng trong triển khai tổ chức các phong trào thi đua nói chung và trong ngành Giáo
dục và Đào tạo nói riêng.
7


Trong đề tài khoa học cấp Bộ Nâng cao chất lượng khen thưởng cho người lao
động trực tiếp ở nước ta hiện nay (2017) do Phạm Thu Thủy làm chủ nhiệm cho
rằng “công tác khen thưởng cho người lao động trực tiếp là nhiệm vụ tương đối khó,
mới” [51, tr.97] và cho đến nay thực hiện chưa thực sự mạnh mẽ, lan tỏa và có hiệu
quả trên toàn quốc, cho nên để nâng cao chất lượng khen thưởng cho người lao
động trực tiếp phải thực hiện đồng bộ các giải pháp: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ
đạo và nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về khen thưởng cho người lao
động trực tiếp; Đổi mới cách tổ chức, nội dung, hình thức phong trào thi đua nhằm
nâng cao chất lượng khen thưởng; Hoàn thiện thể chế, chính sách nâng cao chất
lượng khen thưởng; Tăng cường công tác phát hiện khen thưởng cho người lao động

trực tiếp; Đổi mới phong cách, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác
khen thưởng cho người lao động trực tiếp; Chế độ khen thưởng cho người lao động
trực tiếp; Đổi mới quy trình thủ tục hồ sơ khen thưởng cho người lao động trực tiếp;
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành quy định pháp luật về khen
thưởng, nhất là công tác khen thưởng cho người lao động trực tiếp.
2.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận văn
Qua tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Quản lý nhà
nước về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở tỉnh Quảng Ninh
cho thấy, vấn đề này được nghiên cứu ở khía cạnh và mức độ sau:
Thứ nhất, nhóm “Những nghiên cứu lý luận về quản lý nhà nước về thi đua,
khen thưởng” đã đề cập các khái niệm thi đua, khen thưởng, các đặc điểm, vai trò
của thi đua, khen thưởng; đã xác định tính đa dạng của các hình thức thi đua, khen
thưởng; pháp luật về thi đua, khen thưởng; các hoạt động tổ chức công tác thi đua,
khen thưởng, v.v.. Bên cạnh đó, quản lý nhà nước là một khái niệm “động”, đòi hỏi
phải thích ứng với từng quốc gia trong từng giai đoạn phát triển. Cho nên, cũng đã
có không ít công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước dưới những góc độ chuyên
ngành khác nhau, như Chính trị học, Chính sách công, v.v.. Tựu trung lại, các
nghiên cứu đều khẳng định nhà nước có vai trò quan trọng trong quản lý hoạt động
thi đua, khen thưởng. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, chưa có các nghiên cứu từ nền
tảng của khung lý thuyết được xây dựng bài bản, khoa học về quản lý nhà nước về
8


thi đua, khen thưởng. Đặc biệt, chưa có một cuốn sách hoặc một đề tài khoa học nào
nghiên cứu trực diện về quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Vì vậy, với tham
vọng tìm tòi và hoàn thiện, tác giả luận văn sẽ cố gắng phần nào lấp đi sự “thiếu
vắng” trong các công trình đó.
Thứ hai, nhóm “Những nghiên cứu về thực trạng quản lý nhà nước về thi đua,
khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay” cũng
đã được nhiều tác giả phân tích, đánh giá trên nhiều phương diện, nhiều lát cắt khác

nhau, như thực trạng pháp luật về thi đua, khen thưởng, thực trạng việc xây dựng
đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng, thực
trạng công tác thi đua khen thưởng ở một số ngành, địa phương, đơn vị, v.v.. Song,
bàn trực diện đến thực trạng quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong lĩnh
vực giáo dục và đào tạo ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay (dưới góc độ Quản lý công) thì
dường như theo nghiên cứu của tác giả luận văn thì vẫn chưa có công trình nào, tác
giả nào đề cập đến. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề này là vô cùng cần thiết và cấp
thiết nhằm nâng cao hiệu quả công tác này ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay.
Thứ ba, nhóm “Những nghiên cứu về các giải pháp đã được đề xuất nhằm tiếp
tục hoàn thiện quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục và
đào tạo ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay”. Ở hướng nghiên cứu này, không ít công trình
nghiên cứu của các tác giả đi trước đã đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng nói chung ở một
số khía cạnh nội dung, một số địa phương, một số ngành cụ thể. Tuy nhiên, các giải
pháp để nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong lĩnh
vực giáo dục và đào tạo rất ít, và đối với tỉnh Quảng Ninh là khoảng trống chưa có tác
giả nào đề cập tới. Do đó, việc nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn
thiện quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở
tỉnh Quảng Ninh hiện nay có ý nghĩa cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Trên cơ sở kế thừa thành quả trong những công trình nghiên cứu của các học
giả đi trước, luận văn tiếp tục triển khai nghiên cứu, làm rõ những vấn đề sau:
Thứ nhất, luận văn nghiên cứu có hệ thống lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua, khen thưởng; hệ thống hóa và phân tích các khái
niệm cơ bản về thi đua, khen thưởng, những vấn đề lý luận cơ bản về thi
9


đua, khen thưởng, quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục
và đào tạo, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng

trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, v.v..;
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thi đua, khen
thưởng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay;
Thứ ba, đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về thi
đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay.
3.

Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục đích
Đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về thi đua, khen
thưởng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay cũng như
trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
Một là, nghiên cứu, hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về thi đua, khen
thưởng và quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục và đào
tạo.
Hai là, phân tích, đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước về thi đua, khen
thưởng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay.
Ba là, đề xuất được giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về thi
đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay
cũng như trong thời gian tới.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo



tỉnh Quảng Ninh hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Trong ngành Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh Quảng

Ninh.
Về thời gian: Từ năm 2011 cho đến nay.
Về nội dung: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo
dục và đào tạo có nội dung rất rộng, đa diện, đa chiều nhưng trong giới hạn và phạm
10


vi nghiên cứu, luận văn chỉ tập trung phân tích và làm rõ thực trạng quản lý nhà
nước về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thể hiện trên ba
khía cạnh chủ yếu: Thứ nhất, quản lý nhà nước đối với việc xây dựng, ban hành các
văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng; Thứ hai, quản lý nhà nước đối với việc
tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng; Thứ ba, quản lý
nhà nước đối với việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm
pháp luật về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
5.

Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn

5.1. Phương pháp luận
Luận văn dựa trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam
về công tác thi đua, khen thưởng; quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo, v.v.. Đồng thời, luận văn có kế thừa những thành tựu
đạt được của một số công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đã được
công bố có liên quan.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là các phương pháp lịch sử và lôgic, quy nạp và diễn
dịch, đối chứng và so sánh, đồng thời có sử dụng phương pháp liên ngành khoa học
xã hội để làm rõ nội dung nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Thông qua các kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần đưa ra giải pháp phù
hợp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo
dục và đào tạo, đưa chính sách của Đảng, Nhà nước về thi đua, khen thưởng đi vào
cuộc sống, có tác động tích cực đến nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân
viên, học sinh và các cấp quản lý về vị trí, vai trò của thi đua, khen thưởng đối với
việc động viên, khích lệ mọi người hăng hái thi đua dạy tốt, học tốt. Từ đó nâng cao
chất lượng các hoạt động thi đua, khen thưởng, góp phần vào sự nghiệp phát triển
giáo dục và đào tạo của địa phương.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích đối với cơ quan
quản lý Nhà nước các cấp ở tỉnh Quảng Ninh trong việc tìm kiếm một số giải pháp chủ
11


yếu nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay cũng như trong thời gian tới.

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu,
học tập và giảng dạy môn Quản lý công, Chính sách công, Triết học, v.v..
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời cam đoan, phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của
tác giả liên quan đến luận văn, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3
chương, 10 tiết.
Chương 1. Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục
và đào tạo: Một số vấn đề lý luận.

Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong lĩnh
vực giáo dục và đào tạo ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay.
Chương 3. Giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về thi đua,
khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay.

12


Chƣơng 1
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THI ĐUA, KHEN THƢỞNG
TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. Lý luận chung về thi đua, khen thƣởng
1.1.1. Khái niệm thi đua
Sinh thời, C.Mác là một trong những người đầu tiên nghiên cứu một cách khoa
học về bản chất và nội dung thi đua, C.Mác cho rằng, thi đua là một hiện tượng khách
quan nảy sinh do sự tiếp xúc xã hội trong quá trình lao động sản xuất: “Chưa nói đến
một sức mới, xuất hiện khi nhiều sức hợp nhất lại thành một sức chung, trong phần lớn
các công việc sản xuất, ngay sự tiếp xúc xã hội cũng đã đẻ ra thi đua, cũng kích thích
nguyên khí (ani-mal spirit) làm tăng năng suất cá nhân của từng người riêng rẽ… Đó là
vì con người ta, do bản tính, nếu không phải là một động vật chính trị như Arixtốt nói,
thì dẫu sao cũng là một động vật xã hội” [11, tr.474]. C.Mác cũng chỉ rõ, lao động kết
hợp sẽ tạo ra giá trị sử dụng to lớn hơn lao động cá biệt và riêng lẻ, do đó giảm bớt
được thời gian lao động cần thiết để đạt được một hiệu quả có ích nào đó. Sức sản xuất
của lao động kết hợp là sức sản xuất của lao động xã hội, nảy sinh từ chính ngay sự hợp
tác. Để nâng cao sức sản xuất của lao động xã hội trong quá trình hợp tác giữa những
người lao động, C.Mác nói đến “tinh thần thi đua”, “thúc đẩy tinh thần thi đua và kích
thích sức sống của những người riêng rẽ” [11, tr.478].
Trên cơ sở những quan điểm, nền tảng của C.Mác và Ph.Ăngghen về thi đua,
V.I.Lênin coi thi đua là một tất yếu, một nguồn tiềm năng to lớn của Chủ nghĩa xã hội,

“Chủ nghĩa xã hội không những không dập tắt thi đua, mà trái lại lần đầu tiên đã tạo ra
khả năng áp dụng thi đua một cách rộng rãi, với quy mô thật sự to lớn, tạo ra khả năng
thu hút thật sự đa số nhân dân lao động vào vũ đài hoạt động khiến họ có thể tỏ rõ bản
lĩnh, dốc hết năng lực của mình, phát hiện những tài năng mà nhân dân sẵn có cả một
nguồn vô tận, những tài năng mà chủ nghĩa tư bản đã giày xéo, đè nén, bóp nghẹt mất
hàng nghìn, hàng triệu. Nhiệm vụ của chúng ta hiện nay, khi Chính phủ xã hội chủ
nghĩa đang cầm quyền là phải tổ chức thi đua” [40, tr.234-235].

13


Vận dụng sáng tạo những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về thi
đua, thi đua xã hội chủ nghĩa vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nâng thi đua lên tầm tư tưởng, đường lối chính trị và phương pháp cách
mạng. Hồ Chí Minh coi tổ chức thi đua là cách tốt nhất để khơi dậy lòng yêu nước
trong mỗi người dân Việt Nam, biến thành sức mạnh, động lực thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội cũng như trong bảo vệ Tổ quốc. Người khẳng định: “Thi đua ái quốc
sẽ ăn sâu, lan rộng khắp mọi mặt và mọi tầng lớp nhân dân, và sẽ giúp ta dẹp tan
mọi nỗi khó khăn và mọi âm mưu của địch để đi đến thắng lợi cuối cùng” [29,
tr.557]. Đồng thời, khi bàn luận về thi đua, Người đã nhấn mạnh: “Tưởng lầm rằng
thi đua là một việc khác với những việc hàng ngày. Thật ra công việc hàng ngày
chính là nền tảng thi đua. Thí dụ từ trước đến nay ta vẫn ăn, vẫn mặc, vẫn ở. Nay ta
thi đua ăn, ở, mặc sao cho sạch, cho hợp vệ sinh, khỏi đau ốm. Xưa nay ta vẫn làm
ruộng nay ta thi đua làm cho ruộng tốt hơn, sản xuất nhiều hơn, mọi việc đều thi đua
như vậy” [30, tr.658]. Thi đua là công việc diễn ra hàng ngày trong một tập thể trên
tất cả các mặt hoạt động nhằm đạt kết quả tốt nhất.
Quan niệm thi đua yêu nước còn được thể hiện ở việc lấy thi đua làm động lực
phát huy tinh thần yêu nước, động lực đó được thể hiện bằng hành động thực tế, ngược
lại lấy lòng yêu nước để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả thi đua, “Thi đua lấy tinh thần
yêu nước làm gốc. Thi đua rộng và sâu. Thi đua nhà này với nhà khác, tổ này với tổ

khác, làng này với làng khác. Trong một mùa, chia làm mấy đợt thi đua nhỏ, như cày,
bừa, chọn giống, bón phân, làm cỏ, gặt hái, nộp thóc thuế” [30, tr.307], “Thi đua giúp
cho đoàn kết chặt chẽ thêm. Và đoàn kết chặt chẽ để thi đua mãi” [30, tr.270]. Đây là
luận điểm có giá trị bổ sung và phát triển lý luận Mác - Lênin về thi đua trong xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Nó có giá trị lớn về thực tiễn không chỉ trong thời kỳ kháng chiến
kiến quốc trước đây, mà còn có giá trị trong việc tổ chức, phát động các phong trào thi
đua yêu nước trong công cuộc đổi mới hiện nay.

Những tư tưởng đổi mới về thi đua yêu nước và công tác khen thưởng của
Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện rõ trong Chỉ thị số 35-CT/TW ngày
3/6/1998, Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị và trong Kết luận
14


số 83-KL/TW ngày 30/8/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, khẳng định cần
tiếp tục thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh coi thi đua, khen thưởng là động lực phát
triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới, thi đua yêu nước phải
được tiến hành thường xuyên, liên tục hằng ngày “Thi đua là một cách rất tốt, rất
thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ” [30, tr.270], “Thi đua cải tạo con người
mới” [30, tr.475], đồng thời coi thi đua yêu nước là động lực to lớn thúc đẩy sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, “Tất cả vì dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng và văn minh” [6, tr.2].
Để tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, ngày 07/4/2014, Bộ Chính
trị ban hành Chỉ thị số 34-CT/TW. Điều này khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam
rất quan tâm đến vai trò của công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, để thi đua thực sự trở thành động lực của sự phát triển thì công tác thi
đua, khen thưởng cần phải được đổi mới và đi vào thực chất, vì vậy, việc tăng
cường công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng là việc làm hết sức quan
trọng trong giai đoạn hiện nay.
Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Thi đua là cùng nhau đưa hết khả năng ra nhằm

thúc đẩy lẫn nhau đạt thành tích tốt nhất” [60, tr.1559].
Khoản 1, Điều 3 Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003 quy định: “Thi đua là
hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu
đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Trong giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài này, luận văn sử dụng khái
niệm thi đua được quy định tại Khoản 1, Điều 3 Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003.

Mục tiêu thi đua cũng được quy định tại Khoản 2, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013 là: “Mục tiêu của thi
đua nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát
huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Mục đích thi đua là nhằm huy động, khai thác mọi tiềm năng của mỗi cá
nhân và toàn xã hội làm cho hoạt động của cá nhân và tập thể đạt kết quả tốt nhất,
15


đơn vị, ngành, địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng
và bảo vệ tổ quốc. Trong giai đoạn hiện nay, thi đua là nhằm thực hiện thắng lợi các
mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội và đặc biệt là giáo dục và bồi dưỡng tư tưởng mới,
đạo đức mới, nhằm rèn luyện nhân cách cao đẹp cho người lao động, làm cho con
người phát triển hoàn thiện hơn.
Nguyên tắc thi đua được quy định tại Khoản 1, Điều 6 Luật Thi đua, Khen
thưởng năm 2003 gồm “Tự nguyện, tự giác, công khai; Đoàn kết, hợp tác và cùng
phát triển”.
Hình thức thi đua bao gồm: Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ
vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm
thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, tổ
chức, đơn vị. Đối tượng thi đua thường xuyên là các cá nhân trong một tập thể, các
tập thể trong cùng một cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn

vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc tương đồng nhau; Thi đua chuyên đề
(hoặc theo đợt) là hình thức thi đua để thực hiện tốt nhiệm vụ công tác trọng tâm,
được xác định trong khoảng thời gian nhất định hoặc tổ chức thi đua để phấn đấu
hoàn thành nhiệm vụ, cấp bách của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Chỉ phát động thi đua
theo chuyên đề khi đã xác định rõ mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung, giải pháp
và thời gian.
Danh hiệu thi đua gồm: Danh hiệu thi đua đối với cá nhân; Danh hiệu thi đua
đối với tập thể; Danh hiệu thi đua đối với gia đình. Khoản 1, Điều 20 Luật Thi đua,
Khen thưởng năm 2003 quy định: Danh hiệu thi đua đối với cá nhân gồm: Chiến sỹ
thi đua toàn quốc; Chiến sỹ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương; Chiến
sỹ thi đua cơ sở; Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến.
Khoản 2, Điều 20 Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003 cũng quy định:
Danh hiệu thi đua đối với tập thể gồm: Cờ thi đua của Chính phủ; Cờ thi đua cấp
bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương; Tập thể lao động xuất sắc, Đơn vị quyết
thắng; Tập thể lao động tiên tiến, Đơn vị tiên tiến; Thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố
văn hóa.
16


1.1.2. Khái niệm khen thưởng
Khen thưởng là khái niệm đã tồn tại lâu đời trong lịch sử xã hội, gắn liền với
sự tồn tại và phát triển của Nhà nước.
Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Khen thưởng là khen và thưởng bằng hiện vật
xứng với thành tích, công lao: khen thưởng về thành tích lao động sáng tạo; khen
thưởng các học sinh giỏi…” [60, tr.896].
Trong lịch sử đất nước, việc khen thưởng thường diễn ra rất đa dạng như:
“Khen thưởng người có công trong chiến trận; Khen thưởng người có công trong
việc đi sứ; Khen thưởng người phò tá có công lao tài đức; Khen thưởng người tiến
cử người hiền tài; Khen thưởng người có lời tâu đúng; Khen thưởng người cấp dưới
giữ đúng phép công, không vị nể người quyền quý cấp trên; Khen thưởng người có

công làm thuỷ lợi; Khen thưởng người có tài văn chương; Khen thưởng người cao
tuổi...” [18, tr.461]. Đối tượng khen thưởng rất rộng rãi, từ người già đến trẻ em (từ
11 tuổi), từ nam giới đến phụ nữ, từ người Kinh đến người dân tộc thiểu số đều
được khen thưởng.
Hình thức khen thưởng cũng rất đa dạng. Nếu còn sống người được khen
thưởng có thể nhận được một trong các hình thức: Được ban họ vua (Quốc thính),
được ghi công vào sử sách, được vẽ hình, được dựng bia ghi công, được phong
chức, được thưởng vàng bạc, được cấp ruộng đất. Nếu người có công đã mất thì vua
đích thân làm văn tế, giảm ăn, nghỉ coi trầu một số ngày, truy phong, truy tặng hoặc
gửi vàng bạc, lụa để viếng, phong quan chức cho con, cấp ruộng cho con cháu thờ
cúng, v.v.. Bởi một nhà nước mà thưởng phạt nghiêm minh, kịp thời là Nhà nước
vững mạnh. Nhà nước nào phạt nhiều hơn thưởng là Nhà nước đang suy tàn. Nhà
nước nào thưởng nhiều hơn phạt là Nhà nước phồn vinh” [18, tr.131].
Ngay sau khi giành được chính quyền, ngày 26/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã ký ban hành Quốc lệnh 10 điều thưởng của Chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà, gồm:
“1. Nhà nào có 3 con tòng quân sẽ được thưởng.
2. Ai lập được quân công sẽ được thưởng.
17


×