Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Bài giảng học phần Kinh tế vĩ mô: Bài 3 - PGS.TS. Nguyễn Việt Hùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.39 KB, 9 trang )

Bài 3

Sản xuất và Tăng trưởng kinh tế
Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Việt Hùng

Tài liệu tham khảo và Luyện tập
1.

CHƯƠNG 15 (mục 15.1, 15.2, 15.3), Sách Giáo trình KINH TẾ HỌC, tập II

2.

CHƯƠNG 3, Sách Bài tập KINH TẾ VĨ MÔ I.

3.

Chapter 25, Principles of Economics, N. Gregory Mankiw, HARVARD
UNIVERSITY, 8th Edition.

MỤC TIÊU
Giới thiệu chung về sản xuất và tăng trưởng.
Nghiên cứu năng suất và các nhân tố quyết định năng suất.
Xem xét vai trò của chính sách công đối với tăng trưởng.

Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Việt Hùng

1


Nội dung
1.



Tăng trưởng kinh tế và ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế

2.

Các nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế trong dài hạn

3.

Cơ sở lý thuyết xác định nguồn lực của tăng trưởng kinh tế

4.

Các chính sách thúc đẩy tăng trưởng

1. Tăng trưởng kinh tế và ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế
1.1. Khái niệm và đo lường
1.2. Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế.

1.1. Khái niệm và đo lường
-

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời gian

-

Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thường được xác định bằng phần trăm thay đổi của GDP
thực tế.

-


Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng mức sản lượng thực tế bình quân đầu người theo
thời gian

-

Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thường được xác định bằng phần trăm thay đổi của GDP
thực tế bình quân đầu người theo thời gian

Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Việt Hùng

2


Bảng 1: Tăng trưởng kinh tế ở một số nước

1.1. Khái niệm và đo lường
Tăng trưởng kép là tăng trưởng của năm nay có tính đến sự tăng trưởng được tích
luỹ từ những năm trước.
Sau nhiều năm một khác biệt nhỏ trong tốc độ tăng trưởng sẽ dẫn đến khác biệt
đáng kể trong tổng sản lượng giữa các nước
Albert Einstein đã coi tăng trưởng kép là “phát hiện toán học vĩ đại nhất của mọi
thời đại”
Quy t c 70: nếu một biến tăng trưởng với tỷ lệ x% mỗi năm thì giá trị của nó sẽ
gấp đôi sau (70/x) năm.

1.2. Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế
o

Nâng cao mức sống


o

Đẩy mạnh an ninh quốc gia

o

Kích thích kinh doanh táo bạo

o

Khuyến khích đổi mới, nâng cao năng suất

o

Tăng tính năng động về xã hội và kinh tế

o

Tạo nguồn vốn cho cộng đồng

Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Việt Hùng

3


2. Các yếu tố quyết định tăng trưởng
2.1. Vai trò của năng suất và các yếu tố quyết định năng suất
2.2. Các nhân tố tác động đến năng suất


2.1. Vai trò của năng suất và các yếu tố quyết
định năng suất
Mức sống của một nước phụ thuộc vào khả năng sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ
của quốc gia đó
Để hiểu tại sao có sự khác biệt lớn về mức sống giữa các nước chúng ta phải tập
chung vào việc xem xét quá trình sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ.
Năng suất phản ánh số lượng hàng hoá và dịch vụ mà một người lao động có thể
tạo ra trong một đơn vị thời gian lao động.

2.1. Vai trò của năng suất và các yếu tố quyết
định năng suất
Để hiểu tại sao có sự khác biệt lớn về mức sống giữa các quốc gia, chúng ta phải
tập trung xem xét quá trình sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ.
Các đầu vào sử dụng để sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ được gọi là các nhân tố
sản xuất, gồm có: tư bản hiện vật (K), vốn nhân lực (H), tài nguyên thiên nhiên
(N) và kiến thức công nghệ (A)
Các nhân tố sản xuất trực tiếp quyết định năng suất

Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Việt Hùng

4


2.2. Các nhân tố tác động đến năng suấtTư bản hiện vật (K- physical capital)
Tư bản là một nhân tố sản xuất do quá trình sản suất tạo ra.
Tư bản hiện vật là số lượng máy móc, trang thiết bi, nhà xưởng được sử dụng
trong quá trình sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ:
o

Các công cụ dùng trong xây dựng hoặc sửa chữa ô tô


o

Các công cụ sử dụng để sản xuất đồ gia dụng

o

Các văn phòng, trường học, bệnh viện...

2.2. Các nhân tố tác động đến năng suất
Vốn nhân lực (H- human capital)
Vốn nhân lực là một thuật ngữ kinh tế chỉ kiến thức và kỹ năng mà người công
nhân thu được thông qua quá trình giáo dục, đào tạo và tích luỹ kinh nghiệm.
Giống như tư bản hiện vật, vốn nhân lực cũng làm tăng khả năng sản xuất của
quốc gia và do quá trình sản xuất tạo ra.

2.2. Các nhân tố tác động đến năng suất
Tài nguyên thiên nhiên (N- natural resources)
Tài nguyên thiên nhiên là đầu vào được sử dụng trong quá trình sản xuất do thiên
nhiên mang lại như: đất đai, sông ngòi, khoáng sản.
o

Tài nguyên tái tạo được như: rừng nhân tạo...

o

Tài nguyên không tái tạo được như: dầu mỏ, than...

Tài nguyên thiên nhiên có thể là quan trọng nhưng nó không phải là nhân tố tối
cần thiết quyết định năng suất cao của một nền kinh tế.


Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Việt Hùng

5


2.2. Các nhân tố tác động đến năng suất
Tri thức công nghệ (A- technology)
Tri thức công nghệ được hiểu là cách thức tốt nhất để tiến hành sản suất ra hàng
hoá và dịch vụ.
Nó phản ánh kiến thức của xã hội trong việc nhận thức thế giới vận hành ra sao.
Khác với Tri thức công nghệ, vốn nhân lực phản ánh mức độ mà sự hiểu biết đã
được chuyển hoá vào lực lượng lao động.

2.1. Vai trò của năng suất và các yếu tố quyết định năng suất
Hàm sản xuất:

Y = A F(L, K, H, N)

Với, hàm sản xuất có lợi suất không đổi theo quy mô, với mọi số dương x,
xY = A F(xL, xK, xH, xN)
Nếu đặt x = 1/L thì,
Y/ L = A F(1, K/ L, H/ L, N/ L)
Trong đó:
Y/L = sản lượng bình quân một công nhân
K/L = Lượng tư bản hiện vật bình quân một công nhân
H/L = Lượng vốn nhân lực bình quân một công nhân
N/L = Lượng tài nguyên bình quân một công nhân

3. Cơ sở lý thuyết xác định nguồn lực của tăng trưởng kinh tế

u

Lý thuyết Cổ điển của Smith và Malthus

u

Lý thuyết tăng trưởng của Trường phái Keynes (Harrod và Domar)

u

Lý thuyết Tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế
(Mô hình tăng trưởng Solow)

Nhân tố quyết định tăng trưởng quan trọng nhất là đất đai (nguồn lực tự nhiên)
Nguồn của tăng trưởng là tích lũy tư bản

Nhấn mạnh ảnh hưởng của quá trình tích lũy tư bản và tiến bộ công nghệ

Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Việt Hùng

6


4. Các chính sách thúc đẩy tăng trưởng
4.1. Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư trong nước
4.2. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
4.3. Đầu tư vào vốn nhân lực
4.4. Xác định quyền sở hữu tài sản và sự ổn định chính trị
4.5. Tự do thương mại
4.6. Kiểm soát sự gia tăng dân số

4.7. Khuyến khích nghiên cứu và triển khai công nghệ mới

4.1. Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư trong nước
Một cách làm tăng năng suất trong tương lai là đầu tư nhiều nguồn lực
hiện tại vào sản xuất vốn (tư bản).
Quy luật lợi suất giảm dần:
Khi lượng tư bản tăng, đầu ra được tạo thêm từ mỗi đơn vị tư bản bổ sung sẽ
giảm.
Sự bổ sung tư bản ở một nước nghèo sẽ tạo ra tăng trưởng nhiều hơn so với một lượng
bổ sung tư bản tương tự ở một nước đã giàu.

Hiệu ứng đuổi kịp: một nước nghèo dễ đạt mức tăng trưởng nhanh hơn các
nước giàu
Mức tiết kiệm và đầu tư cao hơn ở một nước nghèo sẽ chỉ tạo ra mức tăng
trưởng cao hơn trong một thời gian nhất định.

4.2. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Chính phủ các nước có thể tăng tích luỹ vốn và tăng trưởng kinh tế dài hạn bằng cách
khuyến khích nguồn đầu tư nước ngoài.
Một số hình thức đầu từ từ nước ngoài:
Đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI)
• Người nước ngoài đầu tư vào tư bản ở trong nước, họ trực tiếp sở hữu và
vận hành doanh nghiệp.
Đầu tư nước ngoài gián tiếp (FPI)
• Là đầu tư vào tư bản được trang trải bằng tiền từ nước ngoài nhưng được
vận hành bởi người trong nước.

Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Việt Hùng

7



4.3. Đầu tư vào vốn nhân lực
Giáo dục cũng đóng vai trò quan trọng:
- Ở Mỹ: tăng 1 năm đào tạo → tiền lương bình quân tăng 10%.
- Một người có giáo dục có thể sáng tạo ra những ý tưởng mới về cách thức tốt nhất để tiến hành sản
xuất ra hàng hoá và dịch vụ
- Giáo dục đem lại ảnh hưởng ngoại hiện tích cực cho xã hội và những người khác.

Chính phủ nên đầu tư và khuyến khích người dân tham gia phát triển hệ thống giáo
dục (xã hội hoá giáo dục).
??? Một vấn đề mà các nước nghèo phải đối mặt đó là tình trạng chảy máu chất xám
khi những công nhân được giáo dục tốt di cư sang các nước giàu.

4.4. Xác định quyền sở hữu tài sản và sự ổn định chính trị

v

Quyền sở hữu là khả năng của con người trong việc kiểm soát nguồn lực của họ.

v

Để các cá nhân sẵn sàng làm việc, tiết kiệm, đầu tư và buôn bán trao đổi với cá nhân
khác theo hợp đồng, họ nhất định phải tin tưởng rằng quá trình sản xuất và tư bản
của họ không bị người khác chiếm đoạt và những thoả thuận của họ phải có hiệu lực.

v

Ngay cả sự tiềm ẩn về những bất ổn chính trị có thể xảy ra cũng tạo nên những bất
định về quyền sở hữu vì chính quyền mới có thể trưng dụng tài sản của một số

doanh nghiệp.

4.5. Tự do thương mại
Thương mại tự do giống như tiến bộ công nghệ.
Cho phép một nước sử dụng các sản phẩm mà các nước khác sản xuất hiệu quả
hơn.
Lập luận về ngành non trẻ cho rằng các nước đang phát triển nên theo đuổi chính
sách hướng nội bằng cách ngăn cản thương mại quốc tế nhằm bảo hộ các ngành
công nghiệp nội địa còn non trẻ trước sức cạnh tranh của nước ngoài.
Đa số các nhà kinh tế đều phản đối ý kiến về việc bảo hộ và ủng hộ chính sách
hướng ngoại với sự cắt giảm hoặc xoá bỏ các hàng rào thương mại.

Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Việt Hùng

8


4.6. Kiểm soát sự gia tăng dân số
Dân số là nhân tố quan trọng quyết định lực lượng lao động của một nước.
Lao động là một đầu vào quan trọng của sản xuất.
Dân số tăng nhanh lại làm giảm GDP đầu người (thước đo phúc lợi kinh tế).
Do: dân số tăng nhanh có khuynh hướng dàn mỏng các nhân tố sản xuất
(giảm lượng tư bản và tài nguyên tính bình quân cho một công nhân).

4.7. Khuyến khích nghiên cứu và triển khai công nghệ mới
Sự tăng trưởng về mức sống phần lớn bắt nguồn từ tiến bộ công nghệ (kết quả của
quá trình nghiên cứu và triển khai).
Phần lớn các tiến bộ công nghệ được khu vực tư nhân nghiên cứu như các doanh
nghiệp, các nhà đầu tư..,
Để các tri thức này trở thành hàng hóa công cộng, nghĩa là chúng ta có thể cùng sử

dụng nó mà không làm giảm phúc lợi của người khác thì:
o

Chính phủ khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và triển khai thông qua tài trợ, ưu đãi về thuế
và cấp bằng sáng chế để khẳng định quyền sở hữu tạm thời đối với một sáng chế.

o

Bên cạnh đó, bảo vệ quyền sở hữu và đảm bảo sự ổn định chính trị cũng là một cách để khuyến
khích nghiên cứu và triển khai

Tóm tắt cuối bài
§

Sự thịnh vượng kinh tế, tính theo GDP thực tế bình quân đầu người, có sự khác nhau
nhiều giữa quốc gia trên thế giới.

§

Mức sống của một nền kinh tế phụ thuộc vào khả năng sản xuất ra hàng hoá và dịch
vụ của nó.

§

Năng suất phụ thuộc vào lượng vốn vật chất, vốn con người, tài nguyên thiên nhiên,
và kiến thức công nghệ của người lao động.

§

Các chính sách của chính phủ có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh

tế theo nhiều cách khác nhau.

§

Sự tích luỹ vốn phụ thuộc vào lợi suất giảm dần.

§

Do lợi suất giảm dần, tiết kiệm cao hơn dẫn đến tăng trưởng cao hơn trong một thời
gian nhất định, nhưng tăng trưởng cuối cùng sẽ chậm lại.

§

Cũng do lợi suất giảm dần, lợi suất đối với vốn đặc biệt cao ở những nước nghèo.

Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Việt Hùng

9



×