Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Ý thức chọn nghề của học sinh trung học phổ thông ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.69 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

88

Ý THỨC CHỌN NGHỀ
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Ở THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK
Lê Thị Hồng Gái, Trần Thị Cẩm Vân
Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên
Tóm tắt: Ý thức chọn nghề của học sinh Trung học phổ thông là biểu hiện sâu sắc
nhất, tập trung nhất những dự định, suy nghĩ, những nhu cầu, hứng thú và nguyện
vọng nghề nghiệp của học sinh. Các yếu tố này có quan hệ chặt chẽ tạo thành động cơ
mạnh mẽ thúc đẩy cá nhân mỗi học sinh đi đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp nhằm
hiện thực hóa lý tưởng nghề nghiệp đã được hình thành trong suy nghĩ của của họ.
Dựa trên phương pháp nghiên cứu định lượng, bài viết trình bày ý thức chọn nghề của
học sinh Trung học phổ thông ở thành phố Buôn Ma Thuột qua các khía cạnh cụ thể
như: thời điểm xuất hiện nhu cầu nghề nghiệp, quá trình chuẩn bị, hứng thú và những
dự định nghề nghiệp,… qua đó cũng phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến ý thức
chọn nghề của họ.
Từ khóa: Ý thức chọn nghề, học sinh Trung học phổ thông, Đắk Lắk.
Nhận bài ngày 17.02.2020; gửi phản biển, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 25.02.2020
Liên hệ tác giả: Lê Thi Hồng Gái; Email:

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, công tác hướng nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông
(THPT) đang ngày càng trở nên quan trọng và được sự quan tâm của các bậc phụ huynh
cũng như toàn xã hội. Thực tế hiện nay, học sinh THPT rất thiếu kỹ năng và kinh nghiệm,
còn cảm tính và chưa thể hình dung chính xác về nghề nghiệp mà mình lựa chọn, nhiều học
sinh còn chọn nghề theo xu hướng “thời thượng” mà không nghĩ đến năng lực của bản thân.
Chọn nghề mà ít hiểu biết về nghề sẽ dẫn đến những trở ngại lớn trong quá trình tương tác
với nghề sau này. Hệ quả của tình trạng này là có khá nhiều các học sinh, sinh viên chọn


nghề không phù hợp dẫn đến hiện tượng làm trái nghề, thậm chí là thất nghiệp sau khi tốt
nghiệp cao đẳng, đại học. Vì thế, quan tâm nghiên cứu ý thức chọn nghề của học sinh là
điều quan trọng và cần thiết nhằm giảm thiểu những hạn chế trên.
Ý thức chọn nghề của học sinh Trung học phổ thông (THPT) là biểu hiện sâu sắc nhất,
tập trung nhất những dự định, suy nghĩ, những nhu cầu, hứng thú và nguyện vọng nghề
nghiệp của học sinh. Các yếu tố này có quan hệ chặt chẽ tạo thành động cơ mạnh mẽ thúc


TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 37/2020

89

đẩy cá nhân mỗi học sinh đi đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp nhằm hiện thực hóa lý
tưởng nghề nghiệp đã được hình thành trong suy nghĩ của họ. Ý thức lựa chọn nghề nghiệp
bị ảnh hưởng, chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau như: các yếu tố chủ quan của các em học
sinh là hứng thú, là nguyện vọng, năng lực học tập,… và các yếu tố khách quan như định
hướng, mong muốn của gia đình, nhà trường, xu thế kinh tế - xã hội, bạn bè,…
Trên cơ sở phương pháp điều tra xã hội học, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng
vấn thông qua bảng hỏi định lượng 150 học sinh (75 học sinh tại trường THPT chuyên
Nguyễn Du và 75 học sinh trường THPT Lê Duẩn) trên địa bàn thành phố Buôn Ma
Thuột, bài viết trình bày ý thức chọn nghề của học sinh THPT và một số yếu tố ảnh
hưởng đến ý thức chọn nghề của họ.

2. NỘI DUNG
2.1. Một số đặc điểm về ý thức chọn nghề của học sinh Trung học phổ thông
2.1.1. Thời điểm xuất hiện nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp của học sinh
Để tìm hiểu thời điểm xuất hiện nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT
tại thành phố Buôn Ma Thuột, thông qua câu hỏi: Bạn thực sự có nhu cầu và suy nghĩ
nghiêm túc về việc lựa chọn nghề nghiệp từ khi nào? Kết quả thu được như sau:
Bảng 1:Thời điểm xuất hiện nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp của học sinh

Thời điểm
Tần suất (%)
Trước khi vào lớp 10
Trong quá trình THPT
Khi làm hồ sơ thi CĐ, ĐH
Chưa có dự định gì
TỔNG

38,7
34
4
23,3
100,0
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu (2019)

Bảng dữ liệu trên cho thấy, có 38,7% học sinh có nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp từ
trước khi vào học THPT (tức là ở cấp Trung học cơ sở). Điều này chứng tỏ ý thức chọn
nghề của các em xuất hiện sớm chiếm tỷ lệ cao nhất đồng thời cũng khẳng định bậc
Trung học cơ sở, đặc biệt là ở lớp 9 đã có các chương trình, buổi ngoại khóa về định
hướng nghề nghiệp cho học sinh. Có 34% số học sinh có nhu cầu chọn nghề trong quá
trình học THPT (từ lớp 10 đến 12), nhóm này chiếm tỷ lệ cao thứ 2. Có 4% số học sinh
có nhu cầu và suy nghĩ về việc chọn nghề khi bắt đầu làm hồ sơ thi vào các trường Đại
học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, nhóm này chiếm tỷ lệ thấp nhất. Có nghĩa là
trước đó các em chưa có dự định gì hoặc phân vân chưa biết chọn ngành nghề nào, như
vậy ở những học sinh này chưa có sự định hướng nghề nghiệp đúng đắn cho đến thời
điểm đó. Do vậy, việc lựa chọn ngành nghề, trường để các em làm hồ sơ dự thi khó có
thể nói là có sự chuẩn bị và suy nghĩ chín chắn được. Có 23,3% số học sinh chưa có dự
định gì, nhóm này chủ yếu rơi vào học sinh khối lớp 10, các em mới bước vào bậc
THPT và còn làm quen với môi trường học tập mới, bậc học mới và còn có ảnh hưởng
của tâm lý tuổi dậy thì, dẫn đến các em chưa có được những suy nghĩ nghiêm túc về



TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

90
nghề nghiệp mà các em sẽ lựa chọn trong tương lai.

2.1.2. Quá trình chuẩn bị nghề nghiệp của học sinh
Để có thể hiện thực hóa được nghề nghiệp yêu thích, mỗi học sinh đều có các cách
thức khác nhau để chuẩn bị. Kết quả được thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: Sự chuẩn bị nghề nghiệp của học sinh THPT (đơn vị: %)
46

40

43.3
10.7

8.7

Nói với Đầu tư Tìm hiểu Lập kế Tập làm
bố mẹ và vào việc thông tin hoạch quen với
người
học
về
nghề công việc
thân
nghành nghiệp
nghề


6.7

Khác

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu (2019)
Hầu hết các em đều dùng các cách thức khác nhau để nói cũng như chia sẻ nghề
nghiệp của mình. Số liệu ở bảng trên cho thấy, có 46% học sinh tâm sự với bố mẹ và
người thân trong gia đình về nghề nghiệp, nhóm này chiếm tỷ lệ cao nhất. Bố mẹ là
người luôn bên cạnh định hướng, chắp cánh cho con cái thực hiện được các dự định
nghề nghiệp của mình nên việc nói với bố mẹ về ngành nghề yêu thích sẽ giúp học sinh
có những chia sẻ, lời khuyên bổ ích, đúng đắn nhất. Cách thức tìm hiểu thông tin về
ngành nghề yêu thích và đầu tư vào việc học và chiếm tỷ lệ lần lượt là 43,3% và 40%;
để có thể theo đuổi ước mơ, việc cần thiết đối với mỗi học sinh là học tập thật tốt, đây là
điều kiện tiên quyết để mỗi học sinh bước gần hơn đến nghề nghiệp yêu thích.
Để tìm hiểu và lựa chọn ngành nghề mình yêu thích, các học sinh phải thông qua
nhiều kênh khác nhau như: bố mẹ và người thân trong gia đình; các buổi hướng nghiệp
của nhà trường, tư vấn của thầy cô giáo chủ nhiệm, bạn bè và các kênh thông tin đại
chúng. Kết quả thu được như sau:
Biểu đồ 2: Các kênh thông tin để tìm hiểu ngành nghề của học sinh THPT (đơn vị: %)
Khác

9.3

Phương tiện truyền thông đại chúng
Bạn bè
Nhà trường

74
16
14.7


Bố mẹ và người thân
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu (2019)

40.7


TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 37/2020

91

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy, hiện nay, dưới sự phát triển của công nghệ thông
tin đã tạo cơ hội cho việc tìm hiểu thông tin trên internet trở nên dễ dàng hơn rất nhiều,
chỉ cần gõ các thông tin cần tìm kiếm trên các thanh công cụ, trang tìm kiếm sẽ có vô
vàn các thông tin được cung cấp. Do đó, số học sinh tìm hiểu nghề nghiệp mình yêu
thích qua các kênh thông tin truyền thông đại chúng chiếm tỷ lệ cao nhất, với 111 lượt
chọn, chiếm 74% số học sinh lựa chọn. Cao thứ hai là tìm hiểu qua bố mẹ và người thân
chiếm với 61 lượt chọn, chiếm 40,7%. Các kênh nhà trường và bạn bè chiếm tỷ lệ tương
đương là 14,7% và 16%. Bên cạnh đó, nhiều em học sinh cho rằng, từ thực tế các em
nhìn thấy ngành nghề đó hoặc nó quá thân thuộc nên không cần phải tìm hiểu cũng biết
được nghề nghiệp yêu thích của mình.
2.1.3. Dự định nghề nghiệp của học sinh
Nhu cầu và hứng thú của học sinh
Để tìm hiều về dự định nghề nghiệp của học sinh, trước tiên, đề tài quan tâm,
nghiên cứu về những vấn đề mà các học sinh có nhu cầu và hứng thú. Chúng tôi đã đưa
ra 10 vấn đề và yêu cầu các học sinh đưa ra các mức độ ưu tiên, mức độ nhu cầu và
hứng thú cao nhất xếp số 1 và lần lượt cho đến nhu cầu thấp nhất xếp thứ 10. Kết quả
khảo sát được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2: Những vấn đề học sinh có nhu cầu và hứng thú phân theo trường học
THPT chuyên

THPT Lê Duẩn
Vấn đề học sinh có hứng thú
Nguyễn Du
Điểm trung Thứ Điểm trung Thứ tự
bình
tự
bình
Học Đại học trở lên hoặc đi du học
3,03
1
3,53
1
Giỏi tin học, ngoại ngữ
3,81
2
4,80
5
Làm việc ở thành phố
4,97
5
4,77
4
Làm việc trong biến chế Nhà nước
7,01
9
6,09
6
Làm việc ngoài biên chế Nhà nước
6,99
8

6,57
9
Sớm có cuộc sống tự lập
4,71
4
4,72
3
Cuộc sống hưởng thụ
8,05
10
7,83
10
Việc làm ổn định, thu nhập cao
4,25
3
4,21
2
Kinh doanh buôn bán
6,77
7
6,16
7
Tham gia các hoạt động xã hội
5,33
6
6,29
8
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu (2019)
Bảng trên cho thấy, có sự tương đồng giữa trường THPT chuyên Nguyễn Du và
trường THPT Lê Duẩn về những vấn đề hứng thú của học sinh. Học sinh ở 2 trường đều

lựa chọn tiếp tục học lên đại học hoặc đi du học là vấn đề ưu tiên thứ nhất. Bắt đầu từ
vấn đề ưu tiên thứ 2 mới có sự chênh lệch nhất định, chẳng hạn học sinh trường Nguyễn
Du lựa chọn ưu tiên thứ 2 là giỏi ngoại ngữ, tin học thì ở trường Lê Duẩn chọn có việc
làm ổn định thu nhập cao trong khi vấn đề này lại được học sinh trường Nguyễn Du
chọn là yếu tố thứ 3. Yếu tố được học sinh cả hai trường lựa chọn thấp nhất là sống


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

92

cuộc sống hưởng thụ, ăn bám bố mẹ và khu vực làm việc trong hoặc ngoài biên chế nhà
nước cũng được các học sinh ưu tiên thấp hơn. Điều này cho thấy, ý thức của các học
sinh bây giờ là phải tiếp tục học lên Đại học sau đó mới nghĩ đến các yếu tố tiếp theo.
Dự định nghề nghiệp của học sinh
Mỗi một học sinh sau khi tốt nghiệp bậc THPT, đều đã có một dự định tiếp theo
cho minh. Dự định đó có thể sẽ tiếp tục học lên Đại học sau đó mới xin việc làm hoặc
học nghề hoặc dừng lại việc học tại đó và làm những việc khác. Kết quả khảo sát 150
học sinh ở hai trường cho thấy sự khác biệt rất lớn trong dự định nghề nghiệp của họ.
Bảng 3: Dự định của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT
THPT chuyên
Dự định nghề nghiệp
Nguyễn Du
Tỷ lệ (%)
Thi ĐH, CĐ, nếu không đỗ năm sau thi lại
61,3
Thi ĐH, CĐ nếu không đỗ mới xem xét đến
28,0
việc thi THCN hoặc học nghề
Thi THCN hoặc đi học nghề

0,0
Làm công nhân hoặc đi xuất khẩu lao động
8,0
Kinh doanh, buôn bán
2,7
Khác (theo ý kiến, định hướng bố mẹ)
0,0
Tổng
100,0
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu (2019)

THPT Lê
Duẩn
Tỷ lệ (%)
17,3
42,7
16,0
6,7
10,7
6,7
100,0

Dữ liệu ở bảng trên cho thấy, ở trường THPT chuyên Nguyễn Du, số học sinh quyết
tâm thi Cao đẳng, Đại học chiếm tỷ lệ cao nhất là 61,3% trong khi đó, ở trường THPT
Lê Duẩn, số này chỉ chiếm tỷ lệ 17,3% và lựa chọn cao nhất là nếu thi CĐ, ĐH không
đỗ thì sẽ xem xét đến việc thi THCN hoặc học nghề. Ở lựa chọn thi THCN hoặc học
nghề không có bất kỳ học sinh nào ở trường chuyên Nguyễn Du lựa chọn thì ở trường
Lê Duẩn chiếm 16% tỷ lệ lựa chọn. Nhìn chung, học sinh THPT Lê Duẩn lựa chọn đa
dạng hơn cho các dự định còn trường THPT chuyên Nguyễn Du chỉ chọn tập trung ở
việc đi học CĐ, ĐH hoặc nếu không đỗ thì đi học THCN hoặc học nghề. Cụ thể về dự

định ngành nghề xem bảng 4.
Bảng 4: Ngành nghề mà học sinh dự định lựa chọn sau tốt nghiệp THPT
Ngành nghề dự định
Sư phạm
Y, dược
Nông, lâm, ngư nghiệp
Tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh
Văn hóa, nghệ thuật và giải trí

THPT chuyên
Nguyễn Du
Tỷ lệ (%)
0
50,7
6,7
18,7
6,7

THPT Lê Duẩn
Tỷ lệ (%)
9,3
10,7
8
21,3
13,3


TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 37/2020

93


Xây dựng, kiến trúc, giao thông vận tải
0
Công nghệ thông tin, ngoại ngữ, viễn thông
5,3
Xã hội
2,7
Chuyên gia tư vấn
2,7
Công an, quân đội
5,3
Khác
1,3
Tổng
100
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu (2019)

4
17,3
5,3
2,7
8
0
100

Những số liệu đã thống kê ở bảng trên cho chúng ta thấy rõ ngành nghề mà các học
sinh lựa chọn và có sự phân hóa theo trường học. Ngành nghề mà học sinh trường
THPT chuyên Nguyễn Du lựa chọn cao nhất là ngành Y, dược chiếm 50,7%, trong khi
đó lựa chọn cao nhất ở học sinh trường THPT Lê Duẩn là các ngành tài chính, ngân
hàng, quản trị kinh doanh chiếm 21,3%. Với ngành Sư phạm và ngành xây dựng, kiến

trúc, giao thông vận tải ở trường chuyên Nguyễn Du không có học sinh nào lựa chọn thì
trường THPT Lê Duẩn tỷ lệ này lần lượt là 9,3% và 4%.
Sự khác biệt trọng lựa chọn ngành nghề nó còn phụ thuộc vào sự đam mê, yêu thích
của mỗi cá nhân học sinh hoặc phụ thuộc vào sự định hướng của cha mẹ,… Kết quả
khảo sát tại hai trường cũng cho thấy, lý do chủ yếu để các học sinh lựa chọn ngành
nghề là phù hợp với năng lực, sở trường, hứng thú bản thân chiếm 34,9%; là ngành
nghề có thu nhập cao và có nhiều cơ hội tìm việc làm chiếm 22,2%; thấy được ý nghĩa
xã hội của nghề chiếm 17,2%; có điều kiện để nâng cao trình độ và thăng tiến trong
nghề chiếm 11,8%; do cha mẹ, người thân định hướng chiếm 10,4%; theo bạn bè chiếm
1,2% và một số lý do khác chiếm 2,4%. Kết quả này cho thấy, sự lựa chọn nghề nghiệp
của học sinh chịu chi phối bởi các yếu tố cá nhân như năng lực, hứng thú và các yếu tố
khách quan khác như gia đình, bạn bè và các yếu tố khác.
2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến ý thức chọn nghề của học sinh
Ý thức chọn nghề của học sinh THPT chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố với mức độ
rất khác nhau. Kết quả khảo sát học sinh THPT tại thành phố Buôn Ma Thuột về
những yếu tố ảnh hưởng đến ý thức chọn nghề được thể hiện ở bảng dưới.
Bảng 5: Một số yếu tố tác động đến ý thức chọn nghề của học sinh THPT
Yếu tố tác động
Cha mẹ, gia đình
Bạn bè và người quen
Hoạt động hướng nghiệp của nhà trường
Phương tiện thông tin đại chúng
Nhu cầu, hứng thú của bản thân
Khác (văn hóa dân tộc, xu thế kinh tế thị trường,…)
TỔNG
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu (2019)

Tỷ lệ (%)
25,9
5,9

3
17,4
42,6
5,2
100,0


94

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

2.2.1. Gia đình
Gia đình là yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển về mọi mặt của học sinh
trong đó có cả vấn đề định hướng, lựa chọn nghề nghiệp của các em. Trong gia đình,
cha mẹ là người luôn luôn gần gũi, hiểu rõ các em nhất nên cha mẹ có thể biết được
hứng thú, năng lực, sở thích của các em ra sao. Cha mẹ là những người đi trước có
nhiều kinh nghiệm thực tế, có sự hiểu biết về thế giới, nghề nghiệp trong xã hội hơn các
em. Vì vậy các em có sự ảnh hưởng và tin tuởng rất lớn từ cha mẹ trong việc lựa chọn
nghề nghiệp cho bản thân. Hơn nữa trong điều kiện xã hội hiện nay, vấn đề việc làm sau
khi ra trường (học nghề của học sinh) còn phụ thuộc rất nhiều vào các mối quan hệ và
khả năng tài chính của gia đình. Điều đó càng khẳng định vai trò quan trọng của gia
đình đối với việc ý thức nghề nghiệp của học sinh.
Tuy nhiên, sự can thiệp, ảnh hưởng quá lớn từ cha mẹ đến việc lựa chọn nghề nghiệp
của học sinh sẽ có tác động hai mặt: Mặt tích cực, đối với những trường hợp cha mẹ hiểu
rõ năng lực, hứng thú của con, hiểu biết rõ về các ngành nghề trong xã hội... nên hướng
cho con mình lựa chọn những nghề phù hợp; Mặt tiêu cực, có một bộ phận không nhỏ các
bậc phụ huynh lại áp đặt con cái lựa chọn nghề nghiệp theo ý mình. Với suy nghĩ, cha mẹ
phải có trách nhiệm với con cái từ việc chọn nghề đến lúc tìm việc làm mà hầu như không
tính đến hứng thú, năng lực sở truờng của các em. Điều này đã dẫn đến việc lựa chọn
nghề sai lầm của học sinh, hình thành ở các em tính thụ động, ỷ lại vào cha mẹ. Đây cũng

là một trong số các nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tuợng không thành đạt trong nghề,
chán nghề, bỏ nghề của các em sau này. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, các em học
sinh thích được tự do lựa chọn nghề nghiệp yêu thích trên cơ sở hỏi ý kiến của bố mẹ và
vẫn muốn được bố mẹ tư vấn, định hướng chứ không áp đặt.
2.2.2. Nhà trường
Trong nhà trường hiện nay, giáo dục hướng nghiệp là một trong những hình thức
hoạt động học tập bắt buộc của học sinh. Tại trường THPT Lê Duẩn và trường THPT
chuyên Nguyễn Du, mỗi kỳ học sẽ có 4 buổi học giáo dục hướng nghiệp theo chương
trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông qua hoạt động này, mỗi học sinh sẽ lĩnh hội
được những thông tin về nghề nghiệp trong xã hội, nắm được hệ thống các yêu cầu của
từng nghề cụ thể mà mình muốn chọn.Từ đó, bản thân học sinh sẽ tự đối chiếu với học
lực hiện tại, những phẩm chất, những đặc điểm tâm - sinh lý của mình với hệ thống yêu
cầu của nghề đang đặt racho người lao động,... để có những lựa chọn phù hợp. Đồng
thời, nhà trường sẽ đưa những nghề phù hợp với xu thế việc làm trong mỗi thời kỳ, mỗi
giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội nhất định. Như vậy, thông qua việc tổ chức hoạt
động giáo dục hướng nghiệp, nhà trường sẽ giúp cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp một
cách phù hợp về nhu cầu, hứng thú, sở trường, đặc điểm tâm - sinh lý của mỗi học sinh,
đồng thời phù hợp với điều kiện của mỗi học sinh cũng như nhu cầu về nhân lực của xã
hội đối với nghề. Từ đó giúp điều tiết hợp lý việc chuẩn bị nguồn lực lao động cho xã
hội, đáp ứng tốt nhu cầu về nguồn nhân lực của đất nước trong quá trình Công nghiệp
hóa - hiện đại hóa. Từ đó có thể khẳng định, giáo dục hướng nghiệp và tư vấn hướng
nghiệp học đường là không thể thiếu trong các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông.


TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 37/2020

95

Tuy có vai trò quan trọng trong định hướng nghề nghiệp cho học sinh, song việc
lựa chọn nghề nghiệp của học sinh do có sự hướng nghiệp của nhà trường là không

đáng kể, chỉ chiếm 3%. Bởi vì hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ
thông hiện nay chưa đủ sức thuyết phục hoặc chưa thể làm thoả mãn nhu cầu về tư vấn
nghề, lựa chọn nghề của học sinh. Vì vậy, hoạt động này trong nhà trường chưa thực sự
phát huy được vai trò và nhiệm vụ của mình.
2.2.3. Bạn bè
Quan hệ bạn bè là một nhu cầu không thể thiếu, là đặc điểm tâm lý quan trọng của
lứa tuổi học sinh THPT và được các em rất coi trọng, bởi vì thông qua mối quan hệ này
các em có thể giải bày tâm sự, nguyện vọng, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, kể cả những
điều thầm kín, riêng tư những dự định về nghề nghiệp, về tương lai. Trong mối quan hệ
này các em có thể tự khẳng định được khả năng, vị trí của mình, được giúp đỡ bạn bè.
So với tình bạn của lứa tuổi học sinh THCS thì tình bạn của học sinh THPT có nhiều sự
khác biệt, các em chọn bạn trên cơ sở của sự phù hợp về nhiều mặt và sự cân nhắc vì
vậy, mối quan hệ này thường khá bền chặt và tồn tại suốt cuộc đời các em. Thầy giáo
phụ trách công tác hướng nghiệp trường THPT Lê Duẩn cho rằng “bạn bè có ảnh hưởng
rất lớn đối với việc chọn nghề của các em, tâm lý đám đông, phong trào, thậm chí lý
tưởng hóa ước mơ sau này làm nghề nghiệp giống nhau của nhóm bạn thân,… đặc biệt
là đối với các học sinh bố mẹ không làm những nghề nghiệp cụ thể để mặc sức các em
lựa chọn thì chọn theo bạn bè trở nên khá phổ biến”.
Chính vì vậy bạn bè cùng lớp, cùng trường cũng là một yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT. Trên cơ sở thực tế có nhiều
học sinh chọn nghề do lời khuyên của bạn bè, thấy các bạn chọn thì mình cũng chọn
theo hoặc các em chơi thân với nhau rồi rủ nhau chọn cùng một nghề, thi chung một
trường,... Ở nghiên cứu này, bạn bè ảnh hưởng chiếm tỷ lệ 5,9%.
2.2.4. Các phương tiện thông tin đại chúng
Trong thời đại bùng nổ của thông tin và các phương tiện thông tin đại chứng như
hiện nay đã tác động không nhỏ tới việc ý thức chọn nghề của học sinh. Với sự hỗ trợ
của sách, báo, phim ảnh, truyền hình đặc biệt là kho thông tin khổng lồ - mạng Internet,
các em dễ dàng nắm bắt, tiếp thu các thông tin đa dạng về mọi mặt của các lĩnh vực đời
sống xã hội. Tuy nhiên, dù đa dạng đến mức nào thì đây cũng là những dạng thông tin
một chiều, ít có cơ hội để các em trao đổi và nhận được sự tư vấn cần thiết đặc biệt là

trong vấn đề tư vấn hướng nghiệp. Tuy nhiên cũng cần được phải khẳng định rằng trong
điều kiện giáo dục hướng nghiệp ừong các nhà trường và gia đình đang có nhiều bất cập
như hiện nay thì các phương tiện thông tin đại chúng giữ vai trò quan trọng, đã phần
nào cung cấp cho học sinh các thông tin về nghề nghiệp trong xã hội, các yêu cầu của
nghề... giúp cho học sinh tự định hướng cũng như mường tượng được các nghề nghiệp
tương lai. Kết quả khảo sát cho thấy, có 17,4% số học sinh lựa chọn nghề nghiệp do ảnh
hưởng từ các phương tiện thông tin đại chúng, điều này đã nói lên sự ảnh hưởng mạnh
mẽ của thông tin đại chúng đến ý thức lựa chọn nghề của học sinh.


96

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

2.2.5. Một số yếu tố khác như kinh tế thị trường, văn hóa tộc người
Kinh tế thị trường là một phạm trù xã hội, một hiện tượng xã hội do vậy nó có mối
quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các hiện tượng xã hội khác trong đó có vấn đề
lựa chọn nghề nghiệp tương lai của học sinh. Do sự tác động của kinh tế thị trường, học
sinh THPT, đặc biệt là học sinh lớp 12 hiện nay đã có sự năng động, chủ động và thực
dụng hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho mình. Hơn nữa, gia đình luôn mong
muốn con cái đỗ đạt cao, dễ thành đạt, thu nhập cao, có địa vị cao trong xã hội cho nên
có những định hướng mang tính chủ quan của cha mẹ. Những điều này vô tình đã tạo ra
sự lựa chọn nghề nghiệp không phù hợp của học sinh và sự mất cân bằng của cơ cấu
nguồn lực lao động trong xã hội. Những ngành nghề đang được xã hội quan tâm, dễ xin
việc làm hoặc có thu nhập cao đang thu hút sự chú ý của học sinh, một số ngành trước
đây từng có tỷ lệ học sinh lựa chọn cao như sư phạm, nông, lâm nghiệp, y, dược... thì
hiện nay tỉ lệ đó giảm rất nhiều, thay vào đó là những ngành như kinh tế, quản trị kinh
doanh, kế toán, ngoại thương, thương mại, ngân hàng,...
Văn hóa tộc người là một yếu tố đặc biệt có ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp
của học sinh. Chẳng hạn, người Êđê thích nghề giáo viên và nghề y dược. Vì lẽ đó,

nhiều em học sinh cũng thấm nhuần tư tưởng đó, cũng lựa chọn theo sở thích của bản
thân trong đó in đậm văn hóa tộc người. Nhiều em học sinh Êđê ở trường THPT Lê
Duẩn cho rằng, bởi vì dân tộc học chỉ biết đến 2 ngành đó còn làm những việc khác họ
cho rằng không cao quý như giáo viên và bác sĩ, và họ không định hình được công việc
người khác làm là như thế nào. Do đó, nhiều em lựa chọn nếu thì Đại học không đỗ sẽ
tiếp tục học Trung cấp hoặc Cao đẳng thuộc ngành nghề này.

3. KẾT LUẬN
Bài viết đã góp phần đề cập đến ý thức nghề nghiệp của học sinh THPT ở thành
phố Buôn Ma Thuột qua các biểu hiện như nhu cầu, hứng thú của học sinh; quá trình
chuẩn bị nghề nghiệp của học sinh; việc tìm hiểu nghề nghiệp qua các kênh thông tin,…
Đồng thời cũng đề cập đến dự định nghề nghiệp của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT.
Kết quả cho thấy, chủ yếu các học sinh có dự định tiếp tục học lên Cao đẳng, Đại học
hoặc học nghề rồi mới tính đến việc làm sau này. Có sự khác biệt giữa học sinh các
trường được khảo sát về dự định nghề nghiệp, chẳng hạn như học sinh trường chuyên
Nguyễn Du có xu hướng chọn nghề y, dược cao hơn thì các học sinh ở trường THPT Lê
Duẩn lại có xu hướng chọn các nghề tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh,… Ý
thức chọn nghề của các em học sinh được định hình và ảnh hưởng của nhiều yếu tố
khác nhau, bên cạnh yếu tố cá nhân như nhu cầu, hứng thú của học sinh thì các yếu tố
khách quan như bố mẹ và người thân trong gia đình; bạn bè, nhà trường, phương tiện
thông tin đại chúng; kinh tế thị trường,… đã tác động nhất định hình thành ý tưởng về
nghề nghiệp tương lai của học sinh.
Nhìn chung, mỗi học sinh khi bước vào bậc THPT, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh
gia đình cũng như năng lực cá nhân đều đã hình thành cho mình tư duy nhất định về
nghề nghiệp tương lai. Mọi thứ định hình đó sẽ rõ nét theo thời gian và biến thành chọn


TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 37/2020

97


lựa của mỗi học sinh khi làm hồ sơ thi tốt nghiệp THPT. Chính vì vậy, nắm bắt được
tâm tư, nguyện vọng của học sinh đối với việc lựa chọn nghề nghiệp của gia đình, nhà
trường sẽ giúp các em có định hướng đúng đắn đối với nghề nghiệp tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Nguyễn Thị Ngọc Bé (2011), “Khó khăn trong quá trình lựa chọn nghề của học sinh Trung
học phổ thông”, Tạp chí Nghiên cứu con người, số 1 (52), tr.39-47.
Trần Đình Chiến (2008), “Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến xu hướng lựa chọn
nghề nghiệp của học sinh lớp 12”, Tạp chí Giáo dục, số 200.
Phạm Mạnh Hà (2007), “Thái độ của học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp”, Tạp chí
Tâm lý học, số 3 (96), tr.54 -59.
Nguyễn Thị Hoa (2009), “Một số biểu hiện của hứng thú nghề nghiệp ở học sinh nông thôn
Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Tâm lý học, số 12 (129), tr.13-19.
Phùng Đình Mẫn (chủ biên) (2004), Một số vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục hướng
nghiệp ở trường Trung học phổ thông, - Nxb Giáo dục.
Nguyễn Đức Trí (2016), “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh Trường THCS và THPT”,
Tạp chí Giáo dục, số 376.
Tư liệu khảo sát thực địa và kết quả xử lý số liệu đề tài, tháng 6 – 9/2019.

CONSCIOUSNESS ON CAREER OF HIGH SCHOOL STUDENTS
IN BUON MA THUOT CITY, DAK LAK PROVINCE

Abstract: High school students' sense of choosing a career is the deepest, most
focused expression of students' intentions, thoughts, needs, interests and their career
aspirations. These factors are closely linked to create a strong motivation to motivate
each student to make a career choice in order to realize the career ideal that has been
formed in their mind. Based on the quantitative research method, the paper presents
the career-conscious awareness of high school students in Buon Ma Thuot city
through specific aspects such as the time of career demand, preparation process,
inspiration interesting and career plans, ... thereby analyzing the factors affecting
their sense of career choice.
Keywords: Consciousness on career, high school students, Dak Lak province.



×