Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Thị Kim Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.48 KB, 34 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

TRẦN THỊ HÒA

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN
CỦA NGUYỄN THỊ KIM HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÀNH VĂN HỌC

Thừa Thiên Huế, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

TRẦN THỊ HÒA

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN
CỦA NGUYỄN THỊ KIM HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. MAI THỊ LIÊN GIANG

Thừa Thiên Huế, 2019




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài: ........................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề :............................................................ 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................... 2
4. Hướng tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu.................................. 3
5. Đóng góp của luận văn ................................................................... 3
6. Cấu trúc luận văn ............................................................................ 4
CHƯƠNG 1. KHÁI LƯỢC VỀ TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT
NAM ĐƯƠNG ĐẠI VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ
THUẬT CỦA NGUYỄN THỊ KIM HÒA ...................................... 5
1.1. Khái lược về truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại và những chấn
thương tinh thần của các nhà văn nữ .................................................. 5
1.1.1.Khái lược về truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại ................... 5
1.1.2.Chấn thương tinh thần ảnh hưởng đến sáng tác của các nhà văn
nữ Việt Nam đương đại ...................................................................... 6
1.2. Quá trình sáng tạo và quan niệm văn chương của Nguyễn Thị
Kim Hòa ............................................................................................. 8
1.2.1. Quá trình sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Thị Kim Hòa ......... 8
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Thị Kim Hòa .................... 9
CHƯƠNG 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT, CỐT
TRUYỆN VÀ TÌNH HUỐNG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ
KIM HÒA........................................................................................ 13
2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật truyện ngắn Nguyễn Thị Kim Hòa
.......................................................................................................... 13
2.1.1. Nhân vật phụ nữ trong tác phẩm của Nguyễn Thị Kim Hòa .. 13
2.1.2. Các phương thức xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn
Thị Kim Hòa ..................................................................................... 14

2.2.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện.............................................. 16


2.2.2. Nghệ thuật xây dựng tình huống ............................................ 17
CHƯƠNG 3. KHÔNG GIAN, THỜI GIAN VÀ GIỌNG ĐIỆU
NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ KIM HÒA . 21
3.1. Không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn
Thị Kim Hòa ..................................................................................... 21
3.1.1. Không gian hiện thực ............................................................. 21
3.1.2. Thời gian hiện tại .................................................................... 22
3.2. Giọng điệu nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Thị Kim Hòa 23
3.2.1. Giọng triết lý, hoài niệm ......................................................... 23
3.2.2 Giọng hoài nghi chất vấn ......................................................... 23
3.2.3. Giọng cảm thương, xót xa ...................................................... 24
KẾT LUẬN ..................................................................................... 26


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Nguyễn Thị Kim Hòa là một trong những nữ tác giả trẻ của
nền văn học Việt Nam đương đại. Cuộc đời không may mắn như
nhiều cây bút nữ khác, chị không những kiên trì vượt lên bất hạnh số
phận mà còn như cây xương rồng bung nở giữa sa mạc với niềm đam
mê nghệ thuật. Dù thời gian sáng tác chưa dài số lượng tác phẩm
chưa đồ sộ như nhiều nhà văn đương đại khác, nhưng các tác phẩm
của chị đều đạt chất lượng cao. Đề tài nghiên cứu về “Đặc điểm nghệ
thuật truyện ngắn của Nguyễn Thị Kim Hòa” khẳng định rõ thêm đặc
điểm nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn. Tiếp cận truyện ngắn của
Nguyễn Thị Kim Hòa từ góc độ đặc điểm nghệ thuật, chúng tôi hi
vọng sẽ góp thêm một góc nhìn mới về khả năng phản ánh đời sống,

giá trị nhân văn cũng như phong cách sáng tạo của chị. Chúng tôi
mong muốn giải mã được ý nghĩa của lớp ngôn từ, phân tích các tầng
ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm, góp phần giáo dục tinh thần nhân văn,
lối sống cao cả cho bạn đọc thời hiện đại. Đồng thời, đề tài còn giúp
cho người nghiên cứu trau dồi thêm những kỹ năng phân tích, tổng
hợp... phục vụ cho quá trình giảng dạy ở trường phổ thông. Nguyễn
Thị Kim Hòa là một cây bút trẻ đang đi vào độ tuổi “chín” của nghề,
có những tác phẩm ấn tượng, thể hiện cá tính sáng tạo cũng như
phong cách nghệ thuật của tác giả. Tuy nhiên, vẫn còn khá ít công
trình nghiên cứu về Nguyễn Thị Kim Hòa nói chung và truyện ngắn
của chị nói riêng.
Được mệnh danh là “xương rồng giữa sa mạc cát”[81].
Nguyễn Thị Kim Hòa qua 10 năm sáng tác bền bỉ đã chứng tỏ khả
năng sáng tạo dồi dào của mình trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên
văn đàn. Thực hiện luận văn này, chúng tôi muốn góp phần kết nối
khoảng trống giữa bạn đọc với một văn nữ trẻ, đã phải sớm chịu

1


đựng một nỗi đau số phận riêng biệt, đáng thương, cần được chia sẻ
như Nguyễn Thị Kim Hòa.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề :
Hơn 10 năm cầm bút, Nguyễn Thị Kim Hòa đã có nhiều tác để
lại những dấu ấn khó phai trong lòng độc giả. Đề tài mà Nguyễn Thị
Kim Hòa thể hiện trong các sáng tác của mình rất đa dạng, nhưng tập
trung chủ yếu vào thế giới thiếu nhi và số phận của người phụ nữ để
lại những dấu ấn khó phai trong lòng độc giả, đặc biệt là giới phê
bình văn học. Văn chương của Kim Hòa như thổi một làn gió mới
đến nền văn học dân tộc trong nước. Tuy nhiên, các luận văn hay

công trình nghiên cứu chuyên sâu thì lại chưa thật sự nổi bật. Hầu
như chưa có luận văn nào khai thác về đặc điểm nghệ thuật tác phẩm
của Kim Hòa. Học hỏi từ những bài viết đi trước, chúng tôi thực hiện
đề tài “Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Thị Kim Hòa”.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các truyện ngắn của
Nguyễn Thị Kim Hòa qua các tác phẩm:
Truyện ngắn đã xuất bản:
Con chim Phụng cuối cùng (Nxb Hội Nhà văn, 2017)
Đỉnh khói (Nxb Văn hóa Văn nghệ, 2015)
Nho đắng (NXB Văn hóa Văn nghệ, 2012)
Các truyện ngắn đã được đăng tải trên các trang web có uy
tín:
650 cây số, 1285 ngày [77]
Ánh mắt rớt vào đêm [78]
Ban tàn [79]
Bóng sẻ [80]
Cát [81]

2


Gió chiều thôi xéo xắt [82]
Giữ chồng [83]
Những chuyện tình của biển [84]
Nước mắt muối [85]
Mưa lòng hồ[35]
Ngoài ra, để có cái nhìn tổng thể, trong quá trình nghiên cứu
về đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Thị Kim Hòa, chúng

tôi khảo sát thêm một số đặc điểm truyện ngắn các tác giả nữ, từ đó
so sánh, đối chiếu để nhận diện rõ hơn phong cách nghệ thuật của
chị.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là đặc điểm nghệ thuật trong
truyện ngắn của Nguyễn Thị Kim Hòa qua nghệ thuật xây dựng nhân
vật, cốt truyện, tình huống truyện, không thời gian và giọng điệu
nghệ thuật
4. Hướng tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai nghiên cứu đề tài này, ngoài việc vận dụng thi
pháp học, phê bình nữ quyền làm cơ sở lý luận để nghiên cứu, đề tài
còn sử dụng đồng thời các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp khảo sát, so sánh
- Phương pháp tiếp cận liên ngành văn hóa – văn học
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên đặt vấn đề nghiên
cứu “Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Thị Kim Hòa”.
Đề tài chúng tôi nghiên cứu một cách có hệ thống các phương
diện nghệ thuật quan trọng trong tác phẩm của Nguyễn Thị Kim Hòa.
Từ đó, đưa ra những nhận xét, đánh giá xác đáng về đặc điểm nghệ

3


thuật trong tác phẩm của chị; đồng thời khẳng định những đóng góp
của Nguyễn Thị Kim Hòa trong văn học Việt Nam hiện đại cũng như
những đóng góp của chị đối với sự phát triển ngôn ngữ văn học nước
nhà, làm cơ sở để góp thêm một tiếng nói đánh giá về hiện tượng văn

học này. Nếu thành công, đề tài sẽ là tư liệu cần thiết cho những ai
quan tâm nghiên cứu vấn đề “Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn của
Nguyễn Thị Kim Hòa”. Đây là một tài liệu nghiên cứu mới giúp cho
học sinh – sinh viên có thêm điều kiện hiểu sâu hơn về tác phẩm của
Nguyễn Thị Kim Hòa. Bên cạnh đó, luận văn đưa ra một số chính
kiến liên quan đến đặc trưng của lối viết nữ tác động đến đặc điểm
nghệ truyện ngắn Nguyễn Thị Kim Hòa.
Hy vọng đây là luận văn vừa mang tính mang tính phát hiện
vừa giới thiệu một cây bút nữ có ấn tượng, như một tấm gương lao
động nghệ thuật đáng nể trọng với người đọc tại thời điểm này.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài có 3
chương
Chương 1: Khái lược về truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại
và quá trình sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Thị Kim Hòa
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật, cốt truyện và tình
huống truyện ngắn Nguyễn Thị Kim Hòa
Chương 3: Không gian, thời gian và giọng điệu nghệ thuật
truyện ngắn của Nguyễn Thị Kim Hòa.

4


CHƯƠNG 1
KHÁI LƯỢC VỀ TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG
ĐẠI VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA
NGUYỄN THỊ KIM HÒA
1.1. Khái lược về truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại và
những chấn thương tinh thần của các nhà văn nữ
1.1.1.Khái lược về truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại

“Truyện ngắn” là một khái niệm quen thuộc nhưng tìm một
định nghĩa đầy đủ, chính xác thì nhiều từ điển, công trình nghiên cứu
vẫn chưa đề cập đến toàn diện. Các nhà văn trên thế giới, với trải
nghiệm thực tế của mình, đã đưa ra những cảm nhận cụ thể và một số
đúc kết đa dạng.
Tóm lại, theo chúng tôi, truyện ngắn là một thể loại văn học
gần gữi, có hình thức dung lượng truyện ngắn, bao gồm trong đó là
một thế giới nhân vật được đặt trong bối cảnh không gian, thời gian
cụ thể và được vận hành thông qua các chi tiết.
Nhìn lại diện mạo truyện ngắn giai đoạn trước 1975, trong
truyện ngắn nữ Việt Nam, chỉ nổi lên một vài tên tuổi; tiêu biểu và
được nhắc đến. Lê Minh Khuê - nhà văn nữ liên tục sáng tác ở các
chặng đường và được xem là “bà trùm truyện ngắn” với ba lần nhận
giải thưởng của Hội Nhà văn và nhiều giải thưởng quốc tế. Thế nên,
dù trước 1975, văn học nữ vẫn phát triển, nhưng “phải”hòa lẫn trong
không khí chung của khởi nghĩa quật cường, cổ vũ đấu tranh như các
tác phẩm của Mộng Sơn, Lê Minh, Bích Thuận, Lê Minh Khuê,
Nguyễn Thị Như Trang, Dương Thị Xuân Quý, Nguyễn Thị Ngọc
Tú, Vũ Thị Thường…
Sau 1975, đặc biệt là thập niên sau 1986, trong khi tiểu thuyết
chững lại, chưa đáp ứng tốt vai trò trụ cột thì truyện ngắn lên ngôi
cùng với sự xuất hiện những tên tuổi nữ tác gia mới – thổi một làn

5


gió mới đến văn học viết Việt Nam thời kì đương đại. Thập niên đầu
thế kỉ XXI, nhìn chung, truyện ngắn có phần mờ nhạt trong sự bùng
nổ các thể loại. Đặc biệt, thời đoạn đầu thế kỉ XXI tản văn bùng nổ,
ghi nhận thêm sự đóng góp của nữ giới với những tên tuổi quen thuộc

đã từng được khẳng định ở truyện ngắn và tiểu thuyết. Tuy vậy, trong
sự đa dạng đồng đẳng của thể loại, truyện ngắn vẫn được khẳng định
với thế hệ nhà văn mới hơn như Nguyễn Thị Kim Hòa, Bích Ngân,
Võ Thị Xuân Hà, Phong Điệp, Di Li, Phan Hồn Nhiên, Tống Ngọc
Hân...
Bước sang thế kỉ XXI, truyện ngắn nữ nói riêng và văn xuôi nữ
nói chung vẫn tiếp tục khẳng định được vị thế của mình trên văn đàn
với những đột phá về nội dung và nghệ thuật.
Từ đó, có thể thấy, truyện ngắn của nhà văn nữ Việt Nam
đương đại đã cống hiến được nhiều sáng tạo mới trên bình diện nội
dung và nghệ thuật cho nền văn xuôi nước nhà. Tại thời điểm này,
nhiều tên tuổi nữ nhà văn trẻ cũng gây được tiếng vang trên văn đàn,
trong đó có Nguyễn Thị Kim Hòa.
1.1.2.Chấn thương tinh thần ảnh hưởng đến sáng tác của
các nhà văn nữ Việt Nam đương đại
Nếu trong giai đoạn 1945-1975, các nữ tác giả thể hiện màu
sắc chiến tranh bằng ánh nhìn lạc quan, ca ngợi, cổ vũ tinh thần
kháng chiến như các sáng tác của của nữ tác giả Mộng Sơn, Lê Minh,
Bích Thuận, Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Như Trang, Dương Thị
Xuân Quý, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Vũ Thị Thường… Họ đã khắc họa
được những bức chân dung rất đẹp về người lính, đặc biệt là những
cô gái thanh niên xung phong (Hoa rừng - Dương Thị Xuân Quý,
Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê...), về những người mẹ,
người chị, người em ở hậu phương (Bám biển - Nguyễn Thị Cẩm
Thạnh, Ốc biển - Nguyễn Thị Ngọc Hải, Nụ cười thánh thiện - Lý

6


Thị Trung...). Đến thời kì văn học sau 1975, những tác phẩm viết về

đề tài hậu chiến của các cây bút nữ đã phản ánh thật thấm thía, xúc
động thực trạng tinh thần của con người và xã hội những năm sau
chiến tranh. Đặc biệt, họ nghiêng hẳn sự đồng cảm, xót thương về
“nỗi đau thời hậu chiến” ở những người cùng giới với mình. Một nỗi
đau rất âm ỉ, rất “đàn bà”: nỗi đau của tình yêu đầu đời với những liệt
sĩ cứ để lại di chứng mãi trong tâm hồn những người đàn bà sâu sắc
(Chuyện thời con gái - Nguyễn Thị Như Trang), nỗi đau đầy bi kịch
trong cuộc sống hôn nhân - gia đình bởi chiến tranh đã xóa đi tuổi
thanh xuân và tàn nhẫn cướp đi cả khả năng làm mẹ của người phụ
nữ (Phận đàn bà - Thùy Dương). Không chỉ dừng lại ở những bi kịch
góa bụa, lỡ làng, sâu sắc hơn, các nhà văn nữ còn cho thấy một bi
kịch đầy chua xót, đầy những giằng xé nội tâm: bi kịch của những
con người vỡ mộng, lạc lõng giữa cuộc đời. Đó là thân phận phụ nữ
với những bi kịch, những nỗi đau bởi chiến tranh trong các tác phẩm
Trong nước giá lạnh (Võ Thị Xuân Hà), Thế giới xô lệch (Bích
Ngân), Tiểu thuyết đàn bà (Lý Lan),... Đó là những mặc cảm sinh lí,
mặc cảm giới tính trước những định kiến “nam quyền” của xã hội
trong Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Người đàn bà có ma lực (Y Ban), Hậu
thiên đường, Thiếu phụ chưa chồng (Nguyễn Thị Thu Huệ), Hồn
trinh nữ, Người sót lại của rừng cười (Võ Thị Hảo), Thập tự hoa,
Trăng nơi đáy giếng (Trần Thùy Mai) hay Mưa ở kiếp sau (Đoàn
Minh Phượng), Paris 11 tháng 8 (Thuận),..
Tâm trạng đồng cảm, xót thương cho bi kịch hậu chiến đã
được thể hiện rõ trong cái nhìn nhận thức lại hiện thực ở mảng đề tài
chiến tranh trong các sáng tác 1975. Với các nữ tác giả đương đại,
cuộc chiến tranh đã để lại trong họ những nỗi ám ảnh. Vì thế, đề tài
hậu chiến thành công nhất trong việc lột tả rõ nét nỗi đau của con
người sau chiến tranh của truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại.

7



Đời sống phố thị và những bức bách âu lo của con người
hiện đại cũng là một ảnh hưởng phổ biến đến truyện ngắn nữ - đặc
biệt giai đoạn đầu thế kỉ XXI. Nhìn chung, điểm giao nhau trong
những sáng tác mang dấu ấn hậu hiện đại là các nhà văn đã đi từ cảm
nhận thế giới là hỗn độn, vô trật tự, vô văn minh và văn hóa không
thuận chiều nhau đến những suy tư trong lạc lõng, trống rỗng, lo âu,
cô đơn, mất mát. Với những phong cách và hướng tìm tòi riêng,
truyện ngắn nữ đã góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng cho bức
tranh văn học đương đại, đặc biệt là khắc họa đậm nét cảm thức cô
đơn trong chính cuộc đời mình.
Quan niệm về con người bi kịch trong văn chương của các nữ
tác giả đương đại được khắc họa thông qua hai kiểu loại nhân vật
chính: nhân vật phụ nữ và con người thấp cổ bé họng, không thể
chống chọi lại những ẩn ức về giới và gặp khó khăn bất hạnh trong
cuộc sống. Từ đó, các nhà văn muốn thông qua tác phẩm văn học để
tạo dựng nên một cuộc sống tinh thần khác. Các nhân vật đẹp trong
nhân cách, lối sống và hành động của mình nhưng lại gặp nhiều bi
kịch, trắc trở trong cuộc sống. Những số phận ám ảnh ấy khiến
người đọc không khỏi động lòng trắc ẩn, suy tư.
1.2. Quá trình sáng tạo và quan niệm văn chương của
Nguyễn Thị Kim Hòa
1.2.1. Quá trình sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Thị Kim
Hòa
Với xuất phát điểm không may mắn như nhiều cây bút nữ
khác, Nguyễn Thị Kim Hòa không những kiên trì vượt lên bất hạnh
số phận, mà còn như cây xương rồng bung nở giữa sa mạc với niềm
đam mê nghệ thuật lớn lao. Tác giả Nguyễn Thị Kim Hòa sinh ngày
05/11/1984 tại Ninh Thuận. Sinh ra vốn bình thường như bao người


8


khác nhưng đến năm 2 tuổi, Kim Hòa bị sốt cao khiến Hòa bị liệt cả
tay phải và nửa cánh tay trái.
Được mệnh danh là “xương rồng giữa sa mạc cát” trong quá
trình sáng tác của mình, Nguyễn Thị Kim Hòa đã cho ra đời nhiều tác
phẩm hấp dẫn, có giá trị thu hút độc giả toàn quốc. Cho đến nay, sau
gần 10 năm sáng tác chuyên nghiệp, Nguyễn Thị Kim Hòa đã xuất
bản được 5 đầu sách thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết,
tản văn,, truyện thiếu nhi...: Tay chị tay em, Nho đắng, Cơn lũ vẫn
chưa qua (tiểu thuyết), Sa mạc & những vệt nhớ (tản văn), Con chim
Phụng cuối cùng (truyện ngắn). Trong số đó, nhiều tác phẩm đã đạt
được các giải thưởng như: Giải thưởng Tác giả Trẻ của Ủy ban toàn
quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam vào năm 2012
dành cho tập truyện Nho đắng, Giải nhất Cuộc thi truyện ngắn tạp chí
Văn Nghệ Quân Đội 2013-2014 với ba truyện ngắn Đỉnh khói,
Hương thôn dã, Thôi mùa cỏ cháy; giải Nhất cuộc thi văn học thiếu
nhi của NXB Kim Đồng và Hội Nhà văn Đan Mạch với truyện ngắn
Hoàng tử Rơm.
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Thị Kim Hòa
Với Nguyễn Thị Kim Hòa nghệ thuật hướng đến con người
trước hết phải là con người biết hướng thiện. Dẫu là một bà phi
quyền lực hay một cung nhân thường tình, một cung nữ hay dân nữ,
dẫu là nàng công chúa Đại Việt hay công chúa nước Chiêm, tất cả họ
đều chung một nỗi bi ai: không bao giờ được sống thật với con người
mình, không thể quyết định số phận mình, và đón chờ họ luôn là sự
hủy hoại đau đớn nhất. Nhưng bên trong thân phận đàn bà, dù nhiều
đau đớn, uất hận, đa phần họ vẫn kiên trì giữ vững cái thiện, đề cao

cái tâm, ứng xử bằng tấm lòng.
Nghệ thuật phải giúp con người biết sống đẹp, nhất là phụ nữ.
Mỗi hình tượng nhân vật ra đời đánh dấu một phần cuộc đời của tác

9


giả Nguyễn Thị Kim Hòa luôn sử dụng hiện thực cuộc sống và những
va vấp, trải nghiệm trong cuộc đời làm chất liệu cho văn học, dù là
với đề tài lịch sử “khó nuốt”. Các nhân vật của chị dù cơ cực, nghèo
đói hay đứng trên đỉnh cao quyền lực, mang những điều tiếng diệt
vong cả triều đại thì vẫn luôn có những điều hướng thiện, khao khát
vươn tới cuộc sống tốt đẹp như Hồng Nguyệt, Ngọc Tú, Tuyên phi
Đặng Thị Huệ, công chúa Ngọc Vạn, Thái úy phu nhân, Công chúa
Đại Việt... Ngoài ra, Nguyễn Thị Kim Hòa còn quan tâm vào cõi sâu
tâm linh bí ẩn để khám phá ra chiêu sâu hồn con người. Họ có đặc
điểm chung là mang vẻ đẹp giản dị và có số phận bi ai. Họ đẹp trong
nhân cách, lối sống và hành động; họ mang vẻ đẹp thanh tao, vĩ đại
của chiều dài lịch sử nhưng không tránh khỏi những cái chết đau
thương hay những cống hiến thầm lặng không được sử sách “điểm
mặt gọi tên”.
Văn học viết về con người nhưng phải là con người biết sống
vì con người. Đây cũng là tiếng lòng chung của nhiều nhà văn tài
năng. Dù Nguyễn Thị Kim Hòa chủ yếu tập trung khai thác tấm lòng
thương xót với nỗi đau nhân dân; ca ngợi vẻ đẹp bình dị mà vĩ đại
trong những con người thấp cổ bé họng để từ đó đặt vào họ điểm
nhìn lạc quan, giàu niềm tin và nghị lực. Chị nói thay phụ nữ họ
tiếng lòng của niềm tin và sự lạc quan, về vai trò của người phụ nữ
trong xã hội phong kiến, xót thương cho thân phận nhiều uẩn khúc
của họ. Từ việc miêu tả nỗi đau của nhân vật, đặc biệt là nỗi đau thân

phận phụ nữ thiệt thòi, bất công, tác giả đã phần nào tố cáo chiến
tranh và hậu quả khốc liệt của nó đối với con người.
Đặt Nguyễn Thị Kim Hòa lên bàn cân với nhiều tác giả cùng
thời khác, chúng ta vẫn thấy chị tỏa sáng nổi bật dù ngôn từ văn
chương của chị không cầu kì, hoa mỹ hay có khả năng ru ngủ lòng
người. Nguyễn Thị Kim Hòa còn quan niệm khi viết về thân phận

10


con người, đặc biệt khi khai thác con người trong bối cảnh lịch sử
nhiều ý kiến trái chiều, mỗi nhà văn cần phải có sự tỉnh táo trong
cách nghĩ, cách viết. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Thị Kim Hòa
cũng giản dị, nhẹ nhàng như con người thật sự của chị vẫn là như
vậy. Từ đó, những dòng tâm sự của.Nguyễn Thị Kim Hòa đã vén
màn lịch sử bằng việc khơi mạch thế giới nội tâm nhân vật, chị không
tập trung giải thích hay trình bày một thời kỳ lịch sử một cách máy
móc, khô cứng mà chị giúp người đọc có cái nhìn, suy nghĩ tích cực
hơn về nỗi niềm phận nữ nơi cung cấm thời xưa thông qua trí tưởng
tượng sáng tạo của Nguyễn Thị Kim Hòa.
*
* *
Truyện ngắn đương đại với sự xuất hiện của các nhà văn nữ đã
góp phần quan trọng trong quá trình đổi mới nghệ thuật truyện ngắn
nữ Việt Nam. Sức hút trong tác phẩm của họ phần lớn có nguyên
nhân từ những chấn thương tinh thần của người phụ nữ. Sự xuất hiện
của Phạm Thị Nhàn, Dạ Ngân, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu
Huệ...đã đem lại giá trị nhân văn cao quý cho văn chương. Kim Hòa
cũng là một trong những tác giả trẻ tiêu biểu đã ý thức được điều này.
Dù không được may mắn nhưng nhà văn đã kiên trì vượt lên số phận

như xương rồng bung nở giữa sa mạc với niềm đam mê nghệ thuật
lớn lao. Dù thời gian sáng tác chưa nhiều, số lượng tác phẩm chưa đồ
sộ như các nhà văn đương đại khác nhưng các sáng tác của chị đều
đạt chất lượng cao về nội dung và nghệ thuật. Nguyễn Thị Kim Hòa
quan niệm nghệ thuật phải quan tâm đến những con người lương
thiện, đã là người thì phải biết sống đẹp, nhất là người phụ nữ; đã là
con người thì phải biết sống vì con người. Chị viết những gì mình am
hiểu, tin yêu với nghệ thuật. Vì thế văn chương của chị luôn có chiều
sâu, có cảm xúc và phong cách riêng. Chị giúp người đọc có cái nhìn,

11


suy nghĩ tích cực hơn về người phụ nữ trong cung cấm khi viết về đề
tài lịch sử. Tất cả làm nên dấu ấn trong con đường sáng tạo nghệ
thuật nói chung và nghệ thuật viết truyện ngắn nói riêng của Kim
Hòa.

12


CHƯƠNG 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT, CỐT
TRUYỆN VÀ TÌNH HUỐNG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ
KIM HÒA
2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật truyện ngắn Nguyễn
Thị Kim Hòa
2.1.1. Nhân vật phụ nữ trong tác phẩm của Nguyễn Thị Kim
Hòa
Tác giả đã thể hiện rất thành công hình ảnh người phụ nữ bi
kịch xuất phát từ khát khao hạnh phúc riêng bằng niềm xót xa, đồng

cảm sâu sắc trong Nho đắng. Người phụ nữ ấy phải đi tìm gã đàn ông
si mê chị vì đứa bé đang tượng hình trong bụng, và kết cục chị chỉ
nhận được nỗi đau đến cháy lòng khi thấy cái ổ khóa bên ngoài căn
nhà lạnh tanh. Kiểu nhân vật phụ nữ bi kịch nội tâm còn xuất hiện
trong Đỉnh khói. Cả đời Năm Thúy cứ dằn vặt mãi suy nghĩ đi hay ở
và nỗi dằn vặt của “phận đĩ” nơi chiến trận.
Kiểu nhân vật phụ nữ bi kịch còn được thể hiện rõ trong tập
truyện ngắn Con chim phụng cuối cùng. Dẫu là một bà phi quyền lực
hay một cung nhân thường tình, một cung nữ hay dân nữ, dẫu là nàng
công chúa Đại Việt hay công chúa nước Chiêm, dù nhiều đau đớn,
uất hận, đa phần họ vẫn kiên trì giữ vững cái thiện, đề cao cái tâm,
ứng xử bằng tấm lòng như Hồng Nguyệt, Ngọc Tú, Tuyên phi Đặng
Thị Huệ, công chúa Ngọc Vạn, Thái úy phu nhân, Công chúa Đại
Việt...
Thông qua các nhân vật nữ trong từng tác phẩm tác giả đã xây
dựng hình tượng phụ nữ đa diện. Họ là những con người chịu nhiều
ẩn ức chấn thương, luôn đề cao cái tâm, sống với con người bằng tấm
lòng. Hiện thực cuộc sống và những va vấp, trải nghiệm trong cuộc
đời là chất liệu cơ bản cho tác phẩm của Nguyễn Thị Kim Hòa. Phụ
nữ dù thời nay hay thời xưa cũng có nhiều bi kịch. Người phụ nữ

13


xuất thân danh gia vọng tộc hay là cung nữ trong cung cấm thì đều có
số phận bi thương, phải hi sinh những giá trị bản thân để chống chọi
lại những hủ tục, luật lệ của chế độ và xã hội. Họ đẹp trong nhân
cách, lối sống và hành động của mình nhưng lại gặp nhiều bi kịch,
trắc trở trong cuộc sống do chính xã hội phong kiến và luật lệ cung
cấm nhiều hà khắc. Còn những người phụ nữ trong hiện đại mang bi

kịch thời đại, ẩn ức ám ảnh chấn thương chiến tranh và chịu cả nỗi
đau hậu chiến. Viết về những thân phận phụ nữ đầy những khát khao
hạnh phúc cũng là cách để Kim Hòa gửi gắm tấm lòng của mình
dành cho những người phụ nữ.
2.1.2. Các phương thức xây dựng nhân vật trong truyện
ngắn Nguyễn Thị Kim Hòa
Ngoài việc vận dụng các thủ thuật cơ bản như các nhà văn nữ
khác để tạo ra các nhân vật sinh động, Nguyễn Thị Kim Hòa còn vận
dụng một số thủ pháp đặc trưng như: dòng ý thức, thủ pháp xây dựng
nhân vật chấn thương, nhân vật bi kịch, motip giấc mơ.
Thủ pháp xây dựng nhân vật chấn thương được thể hiện qua
các nhân vật như Năm Thúy trong Đỉnh khói, các nhân vật người hầu
trong tập truyện Con chim phụng cuối cùng, Hay nỗi đau và thân
phận của những người phụ nữ trong Tiếng đất, Chung dòng, Giữ
chồng, Trăng mỏng,.. Những kiếp người bé nhỏ, thân phận hẩm hiu
được Kim Hòa tái hiện thật chân thực. Đó là nàng cung nữ hồn nhiên,
vô tư Hồng Nguyệt, Thị Yến trong Bạch Yến.
Tác giả còn khai thác tối đa hiệu quả của thủ pháp dòng ý
thức. Cốt truyện truyện ngắn khi được xây dựng theo thủ pháp “dòng
ý thức” sẽ không theo một trật tự nhất định mà có sự xáo trộn thời
gian - không gian, sự kiện,…Cốt truyện được hình thành theo dòng
chảy tâm tư của nhân vật và có hiện tượng lồng ghép và phân rã cốt

14


truyện. Thủ pháp này có thể thấy trong các truyện ngắn Đỉnh khói,
Tiếng đất, Bạch Yến, Nắng quái Tây Nam Thành, Lụa trôi giữa sóng
Nhân vật trọng truyện của Nguyễn Thị Kim Hòa còn có nhiều
lực hút nhờ cách vận dụng thủ pháp xây dựng nhân vật phân thân.

Nhắc đến nhân vật phân thân (hay nhân vật đa nhân cách) phải kể
đến nàng Ngọc Khoa trong truyện ngắn Con chim phụng cuối cùng.
Nàng sống và mang trong mình hai thân phận, hai cuộc đời và dùng
thân phận này nói về thân phận kia như hai phía của một mảnh gương
đã vỡ. Tâm hồn nàng cũng chia thành hai mảnh. Nàng là công chúa
đất Việt, là con gái Chúa, mang trên vai gánh nặng hoà bình dân tộc
đến đất Chăm xa xôi. Nhưng nàng cũng là một người vợ, nàng sống
trong sự yêu thương của vua Chăm hai mươi năm trời.
Cũng như một số nhà văn nữ khác, Nguyễn Thị Kim Hòa còn
khá thành công ở nghệ thật xây dựng nhân vật phụ nữ bi kịch, nhân
vật người phụ nữ bi kịch còn là nàng công chúa Đại Việt vào trang
trại giặc giả làm vũ nữ Chăm để lấy thông tin trong Lụa trôi giữa
sóng, nỗi lòng của Nguyễn Ánh ở truyện Nắng quái Tây Nam thành,
Trăng đắm
Mặt khác Nguyễn Thị Kim Hòa nghệ thuật xây dựng cái tôi cô
đơn của nhân vật cũng là một thành công của Nguyễn Thị Kim Hòa.
Những Kiếp đàn bà không có quyền quyết định cuộc sống mình
muốn, hồi kết cho cuộc đời là những khúc ca bi ai, cô đơn và đầy
thống khổ: nàng Tống Thị Quyên trong Trăng đắm, kiếp cô đơn
trong Con chim phụng cuối cùng, nàng công chúa Đại Việt trong
“Lụa trôi giữa sóng”. Nhân vật lính hầu Tashida trong Vết hoa, người
hầu của tân Thế tử phi, con gái Tống Thị.
Ngoài ra Nguyễn Thị Kim Hòa còn sử dụng mootip giấc mơ.
Giấc mơ thể hiện trạng thái tinh thần của nhân vật. Nó là cái vô thức,
thoát thai từ tiềm thức. Nó hé lộ trạng huống hiện sinh, phản chiếu

15


thế giới tinh thần của chính con người. Truyện ngắn tiêu biểu nhất

của Kim Hòa sử dụng mô típ này là Giấc mơ đá vỡ.
Như vậy Nguyễn Thị Kim Hòa đã nói dùm cho những số phận,
những cuộc đời chông chênh để họ khóc lên cùng cuộc đời như một
sự giải tỏa tâm lí. Nhưng bên trong họ đã luôn kiên trì giữ vững vẻ
đẹp tâm hồn thánh thiện, tràn đầy khát khao. Bằng nhiều thủ pháp
xây dựng khác nhau như thủ pháp giấc mơ, dòng ý thức, nhân vật
nhiều chấn thương, nhân vật phụ nữ bi kịch đặc biệt xoáy sâu vào cái
tôi cô đơn. Mỗi nhân vật chính là sự thổn thức nỗi lòng của người
phụ nữ với những ước mơ, những khát khao, những vẻ đẹp trong
sáng ẩn dưới cuộc đời nghiệt ngã. Dưới ngòi bút của Kim Hòa, cuộc
sống của người phụ nữ dù là người phụ nữ trong lịch sử hay người
phụ nữ hiện tại đều rất đời thường, dung dị, họ hứng chịu những nỗi
đau nhưng luôn là người mạnh mẽ.
Mặt khác Nguyễn Thị Kim Hòa còn vận dụng cái tôi tự
thuật như một thủ pháp xây dựng nhân vật. Trong các tác phẩm
truyện ngắn viết theo khuynh hướng tự thuật, người kể chuyện luôn
đứng ở vị trí ngôi kể thứ nhất. Đó là người kể chuyện lộ diện, công
khai và tự nhắc đến mình. Nhân vật Mai trong Mưa lòng hồ, nỗi lòng
Bùi Thị Xuân trước cái chết của con gái trong Nắng quái Tây Nam
Thành
2.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện, tình huống truyện.
2.2.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện
Nghệ thuật tương phản tạo ra những sự kiện, hành động, hình
tượng nhân vật với các tính cách trái ngược nhau nhằm làm nổi bật ý
tưởng, bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác giả.
Trong tập truyện ngắn Con chim phụng cuối cùng của Kim Hòa,
nhiều nhân vật được xây dựng theo kết cấu tương phản, đối lập như
vậy. Ví dụ như trong Bạch Yến, nếu Hồng Nguyệt đại diện cho nhân

16



vật xuất thân hồn nhiên,vô tư, nhưng lại luôn luôn đau đáu vì trọng
trách và quyền lực gánh trên vai mà không kẻ nào thấu được, khiến
Hồng Nguyệt trở nên luôn đau buồn vì những buồn phiền, ám ảnh
khó dứt với luật lệ cung cấm. Trái ngược với Hồng Nguyệt là Thị
Yến dị biệt, dám chống lại mọi luật lệ, khao khát tự do, có phần hỗn
hào, láo xược luôn làm theo ý thích của mình và cực kì tự tin vào bản
thân.
Cốt truyện đồng hiện tạo ra truyện lồng trong truyện - một hay
những câu chuyện này nằm trong một câu chuyện khác, ngôi kể và
điểm nhìn trần thuật có thể chuyển từ nhân vật này sang nhân vật kia,
thời gian và không gian giữa các câu chuyện, các lớp truyện cũng có
sự dịch chuyển. Có thể quan sát kiểu cốt truyện này trong truyện
ngắn Con chim phụng cuối cùng - truyện ngắn duy nhất trong tập
truyện sử dụng kết cấu đồng hiện/ phân thân hai nhân vật. Tự phân
thân đối thoại với chính mình là một thủ pháp tạo được hiệu ứng cao
giúp Nguyễn Thị Kim Hòa đi sâu vào kiệt cùng thế giới tâm trạng và
triết lý của nhân vật. Nỗi niềm thân phận của phụ nữ được thể hiện
qua hai góc nhìn: tôi và Khoa.
2.2.2. Nghệ thuật xây dựng tình huống
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy đa phần tình huống trong
truyện ngắn của Nguyễn Thị Kim Hòa là tình huống tâm trạng (tình
huống tâm lí). Những truyện ngắn như Đỉnh khói, Trong thang máy,
hay loạt tác phẩm trong tuyển tập truyện ngắn Con chim phụng cuối
cùng đều không thu hút người đọc bởi cốt truyện mà lại để lại nhiều
tâm sự, băn khoăn nhờ vào việc phân tích nội tâm nhân vật một cách
sâu sắc
Còn lại đa phần trong truyện ngắn Kim Hòa, tác giả sử dụng
kiểu loại tình huống phi lý. Tình huống kiểu dạng này bao gồm hàng

loạt sự kiện được tác giả tổ chức theo kiểu tăng tiến sự kiện, khiến

17


câu chuyện buộc phải tiến tới một kết thúc nào đó để giải quyết
những mâu thuẫn dồn dập và đan xiết đã được tác giả khéo léo dàn
dựng. Tình huống thắt nút thường xuất phát từ tâm lí nhân vật tự
xung đột, mâu thuẫn những tình huống ứng xử tâm lí đời thường,
được nhìn nhận dưới góc độ cá nhân của nhân vật và sự “thắt nút”
cũng được tác giả dụng công khai thác dưới khía cạnh đấu tranh nội
tâm và diễn biến tâm trạng của nhân vật khi giải quyết vấn đề của
mình hơn là sự đối chọi, mâu thuẫn giữa các tuyến nhân vật với
nhau.. Ví dụ trong truyện ngắn Tiếng đất.
Điểm khác biệt lớn nhất trong truyện ngắn của Kim Hòa là cốt
truyện linh hoạt, dịch chuyển điểm nhìn trần thuật cũng như dòng
thời gian một cách có mục đích, khiến câu chuyện trở nên sinh động,
không bao giờ bị nhàm chán. Các tình tiết, nút thắt, tâm trạng , sự
kiện cũng liên tục lật mở khiến độc giả bị cuốn đi theo mạch truyện
không ngừng. Dù được triển khai theo mô típ hay tình huống truyện
nào, truyện ngắn của Kim Hòa có dung lượng tầm 1000 chữ đều đủ
đầy dư vị tình cảm, thiết tha, trắc ẩn về những nhân vật đại diện cho
con người bình thường trong cuộc sống. Kim Hòa hiện lên với sự
đồng cảm, thấu hiểu sâu sắc dành cho từng mảnh đời bi kịch. Dù là
con người lịch sử hay thời hiện đại, chị đều dành tiếng lòng thổn
thức, đôi mắt thấu cảm, ngòi bút tri kỉ thương xót dành cho từng phận
đời. Vì thế, khi so sánh xây dựng cốt truyện và tình huống truyện
trong truyện ngắn của chị với nhiều nhà văn khác, điều quan trọng
phải nhấn mạnh đó là tất cả nghệ thuật truyện ngắn đều phục vụ tinh
thần cao cả nhất “nghệ thuật vị nhân sinh” mà Kim Hòa luôn đề làm

kim chỉ nam sáng tác của mình.
*
*

18

*


Dịch chuyển vùng thẩm mỹ từ việc ca ngợi anh hùng lẫm liệt
thường thấy trong văn học viết về lịch sử đến tác phẩm giãi bày nỗi
thống khổ của số phận phụ nữ, Kim Hòa đã khắc họa nhiều thân phận
con người với những màu sắc dù khác nhau nhưng vẫn đong đầy tình
người. Tác giả đã miêu tả số phận con người qua từng hình tượng
nhân vật bi kịch từ hiện đại đến thời phong kiến, từ thời chiến đến
hậu chiến, nhân vật bi kịch, cô đơn, nhân vật người hầu hay võ
tướng,…. như vừa từ cuộc đời thực bước vào trang sách nhưng cũng
lại vừa giống như những nhân vật được tác giả thêm thắt tình cảm từ
chất liệu cuộc sống, nhằm thể hiện quan niệm của mình về con người
cũng như cuộc đời. Tác giả Kim Hòa đã thành công trong việc vận
dụng những sáng tạo nghệ thuật riêng, đậm chất cá nhân để tạo nên
thế giới văn chương viết về lịch sử không khô khan, giáo điều mà
vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa cất lên được tiếng nói nhân văn cao
cả. Giá trị thành công của văn chương Kim Hòa nói chung và nghệ
thuật xây dựng nhân vật, xậy dựng cốt truyện hay tình huống truyện
nói riêng, bắt nguồn sâu xa từ quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và
con người của nhà văn. Trước sau đều có sự thống nhất về quan
niệm nghệ thuật của nhà văn là đứng về phía những con người đau
khổ đặc biệt là người phụ nữ để lắng nghe cho được ngôn ngữ thầm
lặng của họ. Bênh vực đạo đức, lẽ phải, gửi gắm tiếng nói đầy khát

khao của người phụ nữ là tâm nguyện của Nguyễn Thị Kim Hòa trên
từng trang viết
Nghệ thuật xây dựng nhân vật và xây dựng tình huống trong
truyện ngắn Kim Hòa mang dấu ấn của sự sáng tạo riêng biệt trong
hoàn cảnh riêng biệt. Chính tấm lòng thiết tha, nỗi niềm đau đáu về
những kiếp người đau khổ, bất hạnh của người phụ nữ là động lực để
nhà văn gần gũi, đồng cảm, sẻ chia bằng tất cả sự sâu sắc của một trí
tuệ sắc sảo một ngòi bút nhân ái, tinh tế. Phải chăng nỗi đau từ chính

19


sự bất hạnh của bản thân đã hun đúc những trang văn hay hơn, sâu
sắc hơn. Chị viết ra bằng cảm xúc và yêu mến. Đó là cách lý giải vì
sao nghệ thuật dựng nhân vật, cốt truyện và xây dựng tình huống
trong truyện ngắn Kim Hòa rất đỗi chân thật, tự nhiên như chính bản
thân cuộc sống.

20


CHƯƠNG 3
KHÔNG GIAN, THỜI GIAN VÀ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ
THUẬT TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ KIM HÒA
3.1. Không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn
của Nguyễn Thị Kim Hòa
3.1.1. Không gian hiện thực
Với các sáng tác về đời sống hiện thực, tác giả đã tái hiện bức
tranh sinh động về con người trong bối cảnh đời thường thời chiến
tranh và hậu chiến. Đến với mảnh đất nghệ thuật màu mỡ của Kim

Hòa, chúng ta có thể được sống trong một không gian đời sống hiện
thực bình dị, nhẹ nhàng, giản đơn. Kim Hòa hẳn nhiên như một nhà
quay phim điêu luyện. Chị chọn góc quay, khuôn hình, tình tiết và
“để mặc” cho các nhân vật của mình đối thoại tạo ra tình huống, nút
thắt và gieo vào lòng “khán giả” nỗi đau khắc khoải khi câu chuyện
đã qua đi. Cách Kim Hòa miêu tả cuộc sống bình dị đến từ những chi
tiết, sự kiện, sự vật nhỏ bé, đời thường như cây đèn hột vịt, tiếng máy
cày, đàn cừu, đồng cỏ, chiếc xe đạp…Từ những hình ảnh dung dị đó,
tác giả đã mở ra không gian đời sống hiện thực hiển hiện trước mắt
độc giả như đang tận mắt chứng kiến từng phận đời có vẻ “nhàn
nhạt”, chầm chậm nhưng nhiều uẩn khúc, góc khuất
Nhắc đến không gian lịch sử văn hóa phải kể đến không gian
trong tập truyện ngắn Con chim phụng cuối cùng mà Kim Hòa đã
dày công sáng tạo. Tập truyện ngắn Con chim phụng cuối cùng bao
gồm các tác phẩm tái hiện lại không gian thời đại phong kiến tranh
đoạt khốc liệt, thiện ác đối đấu, gian ác – thanh liêm chỉ đứng trên
một lằn ranh giới dưới góc nhìn đi sâu vào thể hiện tâm trạng, sự
giằng xé nội tâm và miêu tả hình tượng nhân vật nghệ thuật. Cách sử
dựng nhiều địa danh văn hóa lịch sử cũng như miêu tả hình ảnh cung

21


×