Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.5 KB, 35 trang )

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG- CHI NHÁNH HÀ NỘI CĨ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠNG TÁC HUY ĐỘNG
VỐN CỦA NGÂN HÀNG.
2.1.1 Đặc điểm quá trình phát triển của Ngân hàng Phát triển nhà đồng
bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội
Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) là Ngân
hàng thương mại Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 769-TTg ngày
18 tháng 9 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ, vốn điều lệ là 800 tỷ đồng. Với
mục tiêu là một ngân hàng thương mại hoạt động đa năng, vận hành theo cơ
chế thị trường, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long được huy
động mọi nguồn vốn và đầu tư chuyên sâu vào lĩnh vực tín dụng trung, dài hạn,
đặc biệt là đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh
tế – xã hội.
Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4/1998 đến nay, Ngân hàng Phát
triển nhà đồng bằng sơng Cửu Long đã có trụ sở chính đặt tại Thành phố Hồ
Chí Minh và một hệ thống mạng lưới bao gồm 01 Sở Giao dịch tại TP Hồ Chí
Minh, 01 Văn phòng đại diện tại Hà Nội, 01 Trung tâm Thẻ và hơn 130 chi
nhánh, phòng Giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm trên khắp cả nước.
Mục tiêu ban đầu khi thành lập ngân hàng là tạo ra một kênh huy động
vốn từ các nguồn khác nhau để đầu tư xây dựng nhà ở của dân cư khu vực
đồng bằng sơng Cửu Long nói riêng và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế
– xã hội nói chung. Do vậy, nguồn vốn huy động để phục vụ cho mục tiêu nêu
trên của ngân hàng là vơ cùng quan trọng, giữ vai trị vị trí hàng đầu trong
hoạt động kinh doanh của ngân hàng.


Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, nâng cao năng lực cạnh tranh và
hội nhập, thực hiện đề án cơ cấu lại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sơng
Cửu Long đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ý kiến chỉ


đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm
2003, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long đã xây dựng kế
hoạch mở rộng mạng lưới hoạt động ra khu vực phía Bắc, trong đó trọng tâm
là Thành phố Hà Nội. Là thủ đô của đất nước, Hà Nội là trung tâm kinh tế - văn
hóa - chính trị - xã hội quan trọng hàng đầu, nơi tập trung các cơ quan đầu
não trung ương, các tổ chức kinh tế- tài chính, chính trị-xã hội trong nước và
quốc tế. Trong chiến lược phát triển đến năm 2010, thành phố Hà Nội đã đề ra
nhiệm vụ quan trọng là tập trung nỗ lực từng bước phát triển, cải thiện tình
trạng nhà ở và cơ sở hạ tầng cho nhân dân, thực hiện mục tiêu xây dựng Hà
Nội trở thành một thành phố hiện đại trong khu vực. Theo kế hoạch đến năm
2010, trung bình mỗi năm Hà Nội cần xây dựng và sửa chữa mới khoảng
1.000.000m2 nhà ở.
Để góp phần cùng thành phố Hà Nội phát huy tối đa tiềm lực, đẩy mạnh
các chương trình xây dựng nhà ở và cơ sở hạ tầng, thực hiện mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội toàn diện tại địa phương, đồng thời có điều kiện áp dụng
triệt để những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong kinh doanh, đẩy nhanh phát
triển các dịch vụ tài chính - ngân hàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
nhân dân, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long đã thành lập
Chi nhánh tại Thành phố Hà Nội.
MHB Chi nhánh Hà Nội được thành lập ngày 04/7/2003 và chính thức
khai trương hoạt động ngày 16/10/2003. Việc thành lập MHB Chi nhánh Hà
Nội tạo thêm một kênh huy động vốn để cung ứng các dịch vụ ngân hàng, tài
chính cho các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị và các tầng lớp dân cư thủ đơ,
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Chính vì vậy, mơ hình tổ
chức bộ máy hoạt động, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trực thuộc


MHB Chi nhánh Hà Nội phải là nền tảng, cơ sở thúc đẩy hoạt động huy động
vốn theo như mục tiêu, tơn chỉ mục đích khi thành lập ngân hàng.
2.1.2 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng

Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội
MHB Chi nhánh Hà Nội là chi nhánh đầu tiên của Ngân hàng Phát triển
nhà đồng bằng sơng Cửu Long tại khu vực phía Bắc. Cũng như các chi nhánh
của MHB, MHB Chi nhánh Hà Nội được tổ chức thành các phòng ban trực
thuộc như sau:
- Phịng Nghiệp vụ kinh doanh (Kế hoạch, tín dụng, thanh tốn quốc tế)
- Phịng Kế tốn và ngân quỹ
- Phịng Hành chính – Nhân sự
- Phịng Kiểm tra nội bộ
Mỗi phịng ban có chức năng và nhiệm vụ được quy định cụ thể, rõ ràng
trong Quy chế tổ chức và hoạt động của từng Chi nhánh MHB, tuy nhiên nhiệm
vụ tổng quát Giám đốc Chi nhánh giao cho các phòng ban chính là việc nghiên
cứu, đề xuất và xây dựng chiến lược huy động vốn của ngân hàng trên địa bàn
thủ đơ.
Trong bối cảnh tồn ngành ngân hàng đang vững bước tiến vào hội
nhập với các ngân hàng khu vực và thế giới, khác với hầu hết các Chi nhánh
NHTM Nhà nước khác, MHB Chi nhánh Hà Nội đã phải đối mặt với nhiều khó
khăn, thách thức: là đơn vị mới thành lập lại ở xa Hội sở chính, phải hoạt động
trong môi trường cạnh tranh gay gắt trong khi năng lực cạnh tranh hạn chế.
Khó khăn đặt ra với MHB Chi nhánh Hà Nội là phải đặt chân được vào thị
trường tiền tệ – nơi đã có hàng trăm NHTM lớn mạnh đang hoạt động hết sức
hiệu quả với bề dày hàng chục năm, với công nghệ hiện đại, dịch vụ tiện ích đa
dạng, đội ngũ chuyên nghiệp, khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó, thương
hiệu MHB cịn hồn tồn mới lạ đối với thị trường khu vực phía Bắc, trong khi


đặc thù của hoạt động ngân hàng thì uy tín thương hiệu là một yếu tố vô cùng
quan trọng trong cơng tác huy động vốn tại thị trường 1. Ngồi ra, hệ thống
sản phẩm dịch vụ tiện ích của MHB cịn chưa đa dạng, phong phú, cơng nghệ
ngân hàng chưa hiện đại so với các hệ thống ngân hàng lớn mạnh khác trên

cùng địa bàn…
Đứng trước những khó khăn thách thức trên, Ban Lãnh đạo MHB Chi
nhánh Hà Nội trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình thị trường Hà Nội chính
là địa bàn tiềm năng của hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động huy động
vốn; Ban Lãnh đạo đã đề ra mục tiêu nhiệm vụ, chiến lược kinh doanh của
MHB Chi nhánh Hà Nội trên địa bàn Thủ đô là đặt công tác huy động vốn làm
trọng tâm hàng đầu, lấy đó làm cơ sở cho các hoạt động khác của ngân hàng
để từ đó xây dựng và phát triển thương hiệu MHB.
Tính đến cuối năm 2006, MHB Chi nhánh Hà Nội đã có một mạng lưới
hoạt động trên các quận nội thành như Hoàn Kiếm, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu
Giấy, Long Biên với 04 Phòng Giao dịch và 02 Chi nhánh cấp 2 trực thuộc.
2.1.3 Các hoạt động chính của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng
sông Cửu Long – Chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Chi nhánh Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng
2004

2005

2006

187,5

2.465,5

3.075,4

3.887,6

123


1.916,9

2.412,5

2.999

13,5

1.485,3

2.052,5

2.692,3

- Cho vay ngắn hạn

7,2

948,1

1.263,4

1.804,2

- Cho vay trung và dài hạn

6,3

537,2


789,1

888,1

TT

1

CHỈ TIÊU

Tổng nguồn vốn huy động

2003

Trong đó:
- Tiền gửi có kỳ hạn
2

Tổng đầu tư tín dụng

3

Dư nợ quá hạn

0

0

0


0

4

Thu từ dịch vụ

-

2,458

4,775

5,863

5

Lợi nhuận trước thuế

-

7,024

15,5

21,5


(Nguồn: Phịng kế tốn và ngân quỹ – MHB Chi nhánh Hà Nội)
- Hoạt động huy động vốn:

Thủ đô Hà Nội là trung tâm tài chính tiền tệ, là nơi tập trung các cơ
quan đầu não của các định chế tài chính, các tổ chức kinh tế lớn, thu nhập và
trình độ dân trí cao…nên đây là địa bàn tiềm năng của hoạt động ngân hàng,
đặc biệt là hoạt động huy động vốn. MHB Chi nhánh Hà Nội ra đời trong bối
cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng, huy động vốn lại là chiến lược
kinh doanh của nhiều ngân hàng trên địa bàn nên công tác huy động vốn ngay
từ đầu đã được Ban Lãnh đạo MHB Chi nhánh Hà Nội đặc biệt quan tâm.
Huy động vốn bao gồm toàn bộ các hoạt động tạo ra nguồn vốn cho
ngân hàng. Tuy nhiên, MHB Chi nhánh Hà Nội đơn thuần chỉ là chi nhánh của
một NHTM, mới đi vào hoạt động nên nguồn vốn huy động của MHB Chi nhánh
Hà Nội chỉ bao gồm các nguồn tiền gửi.
Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 16/10/2003, đến thời điểm
31/12/2003, tổng nguồn vốn của MHB Chi nhánh Hà Nội đạt 187,5 tỷ đồng,
đến cuối năm 2004, tổng nguồn vốn đạt 2465 tỷ đồng, thời điểm cuối năm
2005, tổng nguồn vốn đã lên tới 3075 tỷ đồng, cuối năm 2006 tổng nguồn vốn
đạt con số kỷ lục 3887 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng vốn bình quân hàng năm
đạt trên 400% cho thấy mặc dù gặp nhiều khó khăn từ buổi đầu thành lập,
nhưng chỉ sau hơn 3 năm hoạt động, MHB Chi nhánh Hà Nội đã hoàn toàn chủ
động được nguồn vốn của mình, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn tại Chi nhánh
và hệ thống, quan trọng hơn MHB Chi nhánh Hà Nội đã khẳng định được vị thế
của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long trên địa bàn Thủ đô
Hà Nội, khẳng định bước đi đúng đắn của MHB khi mở rộng hoạt động ra các
tỉnh phía Bắc.
- Hoạt động sử dụng vốn:


Trong bối cảnh nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, nhu cầu về vốn
tăng mạnh, môi trường đầu tư thơng thống…, hoạt động tín dụng của hệ
thống ngân hàng nói chung và của MHB nói riêng có rất nhiều điều kiện thuận
lợi để tăng trưởng.

Với chức năng của một NHTM đa năng, chuyên sâu trong lĩnh vực cho
vay làm nhà, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, sản xuất, kinh doanh, vốn
tín dụng của MHB Chi nhánh Hà Nội đã đến với rất nhiều doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế. Chất lượng tín dụng luôn được đặt ra là tăng trưởng
ổn định, đảm bảo an tồn vốn tín dụng, khơng phát sinh nợ xấu. Dư nợ tín
dụng năm 2004 của MHB Chi nhánh Hà Nội đạt gần 1485,3 tỷ đồng, năm 2005
và 2006 đều đạt trên 2000 tỷ đồng cho thấy bước tăng trưởng vững chắc, quy
mô năm sau luôn cao hơn năm trước, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về
đầu tư, phát triển kinh tế trên địa bàn Thủ đô.
Về cơ cấu dư nợ, tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp quốc doanh chiếm ~
30% tổng dư nợ, dư nợ ngắn hạn chiếm ~60% tổng dư nợ. Trong chiến lược
phát triển của mình, MHB Chi nhánh Hà Nội đang nỗ lực phát triển mạng lưới
khách hàng để mở rộng hơn nữa hoạt động đầu tư tín dụng của mình.
- Các dịch vụ khác:
Giống như các NHTM đa năng khác, MHB Chi nhánh Hà Nội cung cấp các
dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại
tệ…phục vụ khách hàng nhanh chóng, thuận tiện, an tồn, hiệu quả, đáp ứng
mọi nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Từ tháng 4/2004, MHB Chi nhánh Hà Nội được Tổng giám đốc cho phép
thực hiện một số nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Đến nay, Chi nhánh đã triển
khai tốt hoạt động này tại tất cả các điểm giao dịch trực thuộc. Kết quả cho
thấy thu từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng tăng trưởng mạnh, năm 2004


con số thu từ dịch vụ chỉ đạt 2,458 tỷ đồng, đến năm 2005 tăng gần gấp hai lần
đạt 4,775 tỷ đồng, đến năm 2006 đạt doanh số thu 5,863 tỷ đồng. So với các
ngân hàng trên địa bàn thì doanh số thu từ dịch vụ của MHB Chi nhánh Hà Nội
còn rất khiêm tốn, tuy nhiên kết quả này cũng cho thấy nỗ lực và thành tích
của MHB Chi nhánh Hà Nội trong quá trình cạnh tranh với các ngân hàng khác
trên địa bàn.

Mặc dù còn phải đối mặt với mn vàn thách thức phía trước, những
thành tựu đã đạt được trong hơn 3 năm hình thành và phát triển chính là
thành quả của MHB Chi nhánh Hà Nội, là sự phấn đấu nỗ lực của một tập thể
cán bộ nhân viên năng động, đầy nhiệt huyết. Kết quả đó chính là sự tín nhiệm,
tin tưởng của khách hàng đối với MHB Chi nhánh Hà Nội trên địa bàn Thủ đơ,
và đó là hành trang tiếp bước cho MHB Chi nhánh Hà Nội trong lộ trình mới
của MHB: Hiện đại hoá và Cổ phần hoá ngân hàng trong năm 2007.

2.2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – CHI NHÁNH HÀ NỘI
Tổng nguồn vốn của MHB Chi nhánh Hà Nội chính là vốn huy động, đó
thực chất là nguồn tiền gửi của các đối tượng khách hàng. Để xem xét thực
trạng huy động vốn của MHB Chi nhánh Hà Nội, đề tài tập trung nghiên cứu về
quy mô, cơ cấu vốn huy động, lãi suất vốn huy động, các hình thức huy động
vốn và mối quan hệ giữa huy động & sử dụng vốn.
2.2.1 Quy mô và cơ cấu vốn huy động
MHB Chi nhánh Hà Nội chính thức đi vào hoạt động từ 16/10/2003.
Ngay từ đầu, ngân hàng đã rất chú trọng đến hoạt động huy động vốn thông
qua việc chủ động đưa ra rất nhiều các hình thức và biện pháp tích cực nhằm
thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và tranh thủ những nguồn vốn khác.


Vì vậy, qua các năm MHB Chi nhánh Hà Nội ln có tốc độ tăng trưởng vốn cao
và đều đặn.
Trong giai đoạn từ 2003 đến 2006, tổng nguồn vốn huy động của MHB
Chi nhánh Hà Nội đã tăng trưởng với tốc độ chóng mặt.
Bảng 2.2 : Tình hình nguồn vốn của MHB Chi nhánh Hà Nội
Năm

Năm


Năm

Năm

Tổng nguồn vốn

2003
187,5

2004
2.465,5

2005
3.075,4

2006
3.887,6

(tỷ đồng)
Tốc độ phát triển

100%

1.315%

1.640%

2.073%


định gốc
Tốc độ phát triển

100%

1.315%

125%

126%

Chỉ tiêu

liên hoàn
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh MHB Hà Nội 2003 –2006)

Biểu 2.1: Biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn giai đoạn 2003 – 2006

Số liệu trên cho ta thấy tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng có tốc
độ tăng trưởng qua các năm có sự khác biệt rõ rệt: từ năm 2003 đến năm
2004, tốc độ tăng nguồn vốn gấp 13 lần (1.315%), tăng tuyệt đối là 2.278 tỷ
đồng. Nguyên nhân là MHB Chi nhánh Hà Nội chỉ mới chính thức đi vào hoạt
động từ tháng 10/2003. Từ năm 2004 đến năm 2005 và năm 2006, tốc độ tăng
trưởng nguồn vốn ổn định, hàng năm đều đạt trên 20%.


Sau đây, chúng ta tập trung nghiên cứu và xem xét cơ cấu nguồn vốn huy
động theo các tiêu chí:

* Cơ cấu vốn huy động phân theo thị trường:

Bảng 2.3: Cơ cấu vốn huy động phân theo thị trường
(Đvt: tỷ đồng)
Năm
Chỉ tiêu

2003

2004

2005

2006

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Thị
trường 1
Thị
trường 2
Tổng vốn
huy động

63,3

34%

641,7

26%

922,4


30%

1204,6

31%

124,2

66%

1823,8

74%

2153

70%

2683

69%

187,5

100
%

2465,5


100
%

3075,4 100%

3887,6

100
%

(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh MHB Hà Nội 2003 –2006)
Vốn huy động trên thị trường 1 là vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và
dân cư; vốn huy động trên thị trường 2 là vốn huy động từ các tổ chức tín
dụng. Định hướng tăng trưởng huy động vốn của MHB tại thị trường 1 là để
tăng trưởng đầu tư tín dụng, duy trì cơ cấu đầu tư hợp lý, phát triển số lượng
tài khoản tiền gửi cá nhân để hỗ trợ cho triển khai dịch vụ thẻ, còn tăng
trưởng huy động vốn tại thị trường 2 chủ yếu để đầu tư tài chính. Nhìn bảng
cơ cấu vốn huy động trên 2 thị trường của MHB Chi nhánh Hà Nội giai đoạn
2003-2006 có thể thấy rõ vốn huy động trên thị trường 2 chiếm tỷ trọng rất
lớn: năm 2004 vốn huy động trên thị trường 2 là 1823,8 tỷ đồng – chiếm 74%


tổng vốn huy động, các năm tiếp theo 2005 và 2006, vốn trên thị trường 2 cũng
chiếm ~ 70% tổng vốn huy động. Tỷ trọng vốn huy động trên thị trường 1 tuy
nhỏ nhưng tăng đều đặn qua các năm. Điều đó cho thấy, thương hiệu MHB
trên thị trường thủ đơ Hà Nội cịn rất mới mẻ, dân chúng và các tổ chức kinh tế
còn chưa biết đến MHB, do đó, Ban lãnh đạo MHB cần phải đặc biệt chú trọng
để tăng cường thu hút vốn trên thị trường này vì đây là nguồn vốn quan trọng
xét trên góc độ sự ổn định và uy tín của ngân hàng.
* Cơ cấu vốn huy động phân theo loại tiền:

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền
(Đvt: tỷ đồng)
Năm

2003

Chỉ tiêu

2004

2005

2006

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Nội tệ

186,5

99%

2105,9

85%

2680,4

87%

3470,6


89%

Ngoại tệ

1

1%

359,6

15%

395

13%

417

11%

Tổng vốn
huy động

187,5

100
%

2465,5


100
%

3075,4 100%

3887,6 100%

(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh MHB Hà Nội 2003 –2006)

Biểu 2.2: Biểu đồ biểu diễn cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền

Ngoài vốn huy động bằng đồng Việt Nam, MHB Chi nhánh Hà Nội còn
huy động vốn bằng ngoại tệ (USD, EUR) mà chủ yếu là tiền gửi dân cư. Trong
cơ cấu nguồn vốn huy động thì vốn huy động bằng ngoại tệ (USD, EUR) chiếm
tỷ trọng rất nhỏ so với vốn huy động bằng đồng Việt Nam. Vốn huy động bằng
ngoại tệ chỉ chiếm từ 11% (năm 2006) đến 15% (năm 2004) trong tổng nguồn


vốn huy động, nguồn vốn này lại có xu hướng giảm qua các năm. Nguyên nhân
của sự sụt giảm trên là do lãi suất của đồng ngoại tệ (USD, EUR) nhỏ hơn
nhiều so với lãi suất của đồng Việt Nam, các ngoại tệ này lại rất nhạy cảm với
lãi suất nên khách hàng thường có xu hướng chuyển từ tiết kiệm bằng ngoại tệ
sang đồng Việt Nam. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tại MHB Chi nhánh Hà
Nội phần lớn là tiền gửi tiết kiệm của dân chúng, đó là các khoản tiền tạm thời
nhàn rỗi được đem gửi ở ngân hàng để hưởng lãi suất, tiền gửi ngoại tệ của
các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu là tiền gửi giao dịch để thanh
toán các hợp đồng ngoại.
Việc tăng tỷ trọng vốn bằng đồng Việt Nam của MHB Chi nhánh Hà Nội
nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng, tăng cường sử dụng vốn đầu tư là chủ

trương của Ban lãnh đạo. Ngược lại với nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ,
vốn huy động bằng đồng Việt Nam tăng đều qua các năm cả về số tuyệt đối và
tương đối. Năm 2005 đạt 2680,4 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2004, năm
2006, vốn huy động bằng đồng Việt Nam đạt 3470,6 tỷ đồng, tăng 29% so với
năm 2005. Nguồn vốn này tăng trưởng ở cả nguồn tiền gửi của các tổ chức tín
dụng, các tổ chức kinh tế và của dân cư.
* Cơ cấu vốn huy động phân theo kỳ hạn:
Cùng với sự tăng lên của tổng nguồn vốn huy động qua các năm, nguồn
huy động không kỳ hạn cũng gia tăng. Năm 2004, nguồn vốn không kỳ hạn đạt
mức 548,6 tỷ đồng, đến năm 2005 tăng lên 662,9 tỷ đồng và nguồn vốn này
đặc biệt tăng mạnh trong năm 2006, đạt mức 888,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ
trọng nguồn vốn không kỳ hạn so với tổng nguồn vốn không phải là nhỏ. Điều
này ảnh hưởng đến độ ổn định của nguồn và khả năng thanh toán của ngân
hàng.


Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn
(Đvt: tỷ đồng)
Năm
Chỉ tiêu

2003

2004

Tỷ trọng
Số tiền
Số tiền
(%)
TG không

kỳ hạn
TG kỳ hạn
dưới 12
tháng
TG kỳ hạn
trên 12
tháng
Tổng vốn
huy động

2005

Tỷ
trọng
(%)

Số tiền

2006
Tỷ trọng
Tỷ trọng
Số tiền
(%)
(%)

64,5

34,
4


548,6

22,3

662,9

21,
5

888,6

22,8

90,4

48,
2

1.209

49

1.598,5

52

2086,7

53,7


32,6

17,
4

707,9

28,7

814

26,
5

912,3

23,5

187,5 100

2465,5

100

3075,4

100

3887,6


100

(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh MHB Hà Nội 2003 –2006)

Biểu 2.3: Biểu đồ biểu diễn cơ cấu nguồn vốn theo thời gian

Biểu 2.4: Biểu đồ biểu diễn tỷ trọng nguồn tiền theo thời gian

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005


Năm 2006

So với hệ thống MHB thì MHB Chi nhánh Hà Nội là Chi nhánh được
thành lập muộn và là chi nhánh đầu tiên của MHB tại các tỉnh phía Bắc. Tuy
nhiên, đây lại là thành phố có mật độ dân cư lớn, thu nhập cao, là nơi tập
trung các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh
trong hầu hết các lĩnh vực nên MHB Chi nhánh Hà Nội có điều kiện để phát huy
thế mạnh trong việc huy động vốn.
Nguồn vốn huy động của MHB Chi nhánh Hà Nội luôn chiếm tỷ trọng cao
so với toàn hệ thống và ổn định qua các năm thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.6: Vốn huy động của MHB Chi nhánh Hà Nội
với tương quan toàn hệ thống MHB
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu


2003(3T

2004

2005

2006

Vốn huy động của MHB

)
187,5

2465,5

3075,4

3887,6

Chi nhánh Hà Nội
Vốn huy động toàn hệ

4986,8

8196,7

12629,8

18248,7


thống MHB
Tỷ lệ %

3,8

30,1

24,4

21,3

(Nguồn: Báo cáo thường niên MHB 2003-2006)


MHB Chi nhánh Hà Nội luôn đặt nhiệm vụ đẩy mạnh huy động vốn lên
hàng đầu, từ đó các biện pháp huy động, chính sách lãi suất, chất lượng phục
vụ đối với khách hàng luôn được cải thiện hợp lý, phù hợp với thị trường và
nhu cầu khách hàng. Do đó, vốn huy động của MHB Chi nhánh Hà Nội luôn ở
mức tăng trưởng ổn định, ngân hàng chủ động được trong hoạt động kinh
doanh của mình, và đặc biệt thương hiệu MHB đã dần được biết đến trên địa
bàn Thủ đơ, tạo được uy tín với khách hàng và bạn hàng.
2.2.2 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng Phát triển nhà đồng
bằng sông Cửu Long – Chi nhánh Hà Nội
Theo quy định của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long,
MHB Chi nhánh Hà Nội có các hình thức huy động vốn như sau:
- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng dưới
các hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy
động vốn của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, khi được Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
- Vay vốn các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và các tổ
chức tín dụng nước ngồi.
- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước.
* Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế, pháp
nhân, cá nhân
MHB Chi nhánh Hà Nội nhận tiền gửi không kỳ hạn của dân cư, cá nhân
và các tổ chức kinh tế – xã hội trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt
động sản xuất kinh doanh, sinh sống tại Việt Nam và các loại tiền gửi có kỳ hạn


từ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng…đến các kỳ hạn dài hơn đến 5 năm. Địa bàn Thủ
đô Hà Nội là môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, MHB Chi nhánh Hà Nội luôn chú trọng
đến chất lượng phục vụ, các dịch vụ thanh toán để tạo điều kiện tốt nhất cho
khách hàng đến giao dịch. MHB Chi nhánh Hà Nội đã huy động được nguồn
tiền gửi của các tổ chức kinh tế, pháp nhân và cá nhân tại địa bàn thông qua
việc mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng với thủ tục đơn giản và nhanh
chóng. Con số này tương đối cao so với tổng nguồn tiền gửi của các tổ chức
kinh tế và cá nhân, thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.7: Vốn huy động qua tài khoản tiền gửi
so với tổng nguồn vốn tại thị trường 1
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Tiền gửi qua tài khoản

2004
514,3


2005
639,3

2006
850

của các TCKT, cá nhân
Tổng huy động tại TT 1

641,7

922,4

1204,6

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán MHB Chi nhánh Hà Nội 2004-2006)
Năm 2004, MHB Chi nhánh Hà Nội huy động được 514,3 tỷ đồng qua tài
khoản tiền gửi của các TCKT và cá nhân, đến năm 2005 đã tăng lên đạt mức
639,3 tỷ đồng, năm 2006 là 850 tỷ đồng. Để có kết quả trên, MHB Chi nhánh Hà
Nội đã ln chú trọng đến các biện pháp khơi tăng tiền gửi khách hàng, giữ
các khách hàng hiện có và chú trọng phát triển khách hàng mới, đặc biệt MHB
Chi nhánh Hà Nội đã xây dựng chính sách khách hàng đối với người gửi tiền
như sau:
- Đối với những khách hàng gửi tiền và sử dụng dịch vụ của MHB Chi
nhánh Hà Nội hội đủ các tiêu chí sau sẽ được hưởng chính sách khách hàng:


` Khách hàng là cá nhân có số dư tiền gửi bình quân quý từ 200
triệu đồng trở lên (bao gồm Việt Nam đồng và ngoại tệ quy đổi), gửi có kỳ hạn

từ 3 tháng trở lên và gửi liên tục từ 2 lần trở lên.
` Khách hàng là tổ chức kinh tế, có số dư tiền gửi bình qn quý từ
500 triệu đồng trở lên.
- Các đối tượng khách hàng nêu trên sẽ được hưởng các ưu đãi và khuyến
khích sau:
` Khách hàng sẽ được ưu đãi lãi suất tiền gửi cao hơn lãi suất huy
động vốn bình thường của MHB Chi nhánh Hà Nội tối đa 10% lãi suất tiền gửi
cùng loại.
` Đối với khách hàng có số dư tiền gửi thấp hơn đến 20% mức quy
định nói trên được ưu đãi lãi suất tiền gửi cao hơn lãi suất huy động vốn bình
thường của MHB Chi nhánh Hà Nội tối đa 5% lãi suất tiền gửi cùng loại.
* Huy động vốn qua hình thức tiền gửi tiết kiệm của dân cư
Xã hội ngày càng phát triển thì đời sống của người dân ngày càng được
cải thiện, điều đó đồng nghĩa với thu nhập tăng, đây chính là gốc rễ tiết kiệm
hay tích luỹ cho các nhu cầu trong tương lai. Hình thức tiền gửi tiết kiệm mang
lại cho người dân lợi ích (hưởng lãi), nên từ khi xuất hiện đến nay hình thức
này đã trở nên quen thuộc với dân chúng và ở Việt Nam nó càng có xu hướng
tăng lên. Sự biến động của nguồn tiết kiệm phụ thuộc cơ cấu kinh tế, tỷ lệ lạm
phát, tâm lý, thói quen. Đặc điểm của nguồn là tính kỳ hạn, ổn định, nên địi hỏi
chi phí huy động khá cao. Điều này buộc các ngân hàng phải căn cứ vào tình
hình sử dụng vốn để có các biện pháp huy động với lãi suất và kỳ hạn hợp lý.
MHB Chi nhánh Hà Nội rất chú trọng tới hình thức huy động này nên các
hình thức tiền gửi tiết kiệm luôn được thay đổi một các linh hoạt, đáp ứng mọi
nhu cầu đa dạng của khách hàng. Theo từng thời kỳ kết hợp với khảo sát các
mức lãi suất của các ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn, MHB Chi


nhánh Hà Nội luôn xem xét để điều chỉnh mức lãi suất bằng đồng Việt Nam và
ngoại tệ, điều chỉnh mức lãi suất phù hợp ở mọi kỳ hạn, và mức lãi suất của
MHB Chi nhánh Hà Nội luôn cao nhất so với các NHTM nhà nước. Các chương

trình tiết kiệm dự thưởng, chương trình tiết kiệm dành cho người cao tuổi kết
hợp với các hình thức chăm sóc khách hàng thường xuyên được triển khai tại
ngân hàng, vì vậy, số lượng khách hàng và doanh số tiền gửi tiết kiệm tăng
mạnh qua các năm:

Bảng 2.8: Tiền gửi tiết kiệm giai đoạn 2004-2006
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Tiền gửi tiết kiệm VNĐ
Tiền gửi tiết kiệm ngoại

2004
101,688
25,665

2005
215,154
57,953

2006
291,035
63,496

tệ
Tổng cộng

127,353

283,107


354,531

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán MHB Chi nhánh Hà Nội 2004-2006)
Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng nguồn huy động này giảm trong năm 2006,
song quy mơ nguồn huy động bằng hình thức tiền gửi tiết kiệm tăng mạnh. Kết
quả này có được do MHB Chi nhánh Hà Nội đã đưa ra nhiều chính sách phục vụ
các nhóm khách hàng (chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân
phối, chính sách tuyền truyền quảng cáo). Đối với hình thức tiền gửi tiết kiệm
dân cư, ngân hàng đã thực hiện phân loại khách hàng theo độ tuổi và mức thu
nhập để đưa ra nhiều loại sản phẩm với các mức lãi suất thích hợp:
` Tiết kiệm Phú lộc: đây là hình thức tiết kiệm lãi suất cao, có quà tặng
khuyến mại cho khách hàng có số tiền gửi từ 50 triệu đồng - áp dụng cho kỳ
hạn từ 6 tháng trở lên, hình thức này được duy trì thường xuyên, trừ các đợt
khuyến mại ngắn ngày nhân dịp Lễ, Tết.


` Tiết kiệm dành cho người cao tuổi: Đây là sản phẩm tiết kiệm ưu đãi
dành cho người có độ tuổi từ 50 trở lên khi gửi tiền sẽ được cộng thêm lãi
suất, mức cộng tối đa là 2,4%/năm so với lãi suất tiết kiệm thông thường.
` Tiết kiệm lãi suất thưởng: đây là loại hình tiết kiệm được ngân hàng áp
dụng nhằm tập trung phục vụ nhóm khách hàng gửi tiết kiệm với số tiền lớn.
Khách hàng gửi tiền tại MHB Chi nhánh Hà Nội với số tiền từ 50 triệu đồng trở
lên cho 1 thẻ tiết kiệm sẽ được hưởng thêm lãi suất so với tiết kiệm thông
thường, cụ thể: gửi từ 50-100 triệu đồng được thưởng 0,06%/năm, từ 100200 triệu đồng được thưởng 0,12%/năm, từ 200-500 triệu đồng được thưởng
0,18%/năm, từ 500-1000 triệu đồng được thưởng 0,24%/năm, trên 1 tỷ đồng
được thưởng mức lãi suất 0,3%/năm.
Thực hiện các chính sách ưu đãi cho khách hàng kết hợp với việc đưa ra
nhiều hình thức khuyến mại cùng nhiều quà tặng hấp dẫn, phát tờ rơi… dân
chúng trên địa bàn Thủ đô đã dần biết đến thương hiệu MHB. Mặc dù nguồn
vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân chúng là rất khiêm tốn so với tổng

nguồn vốn của MHB Chi nhánh Hà Nội nhưng nó cho thấy sự cố gắng, nỗ lực
của toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng. Đây chính là kết quả đáng khích lệ
cho chi nhánh một ngân hàng vơ cùng mới mẻ, lại ra đời trong thời kỳ cạnh
tranh gay gắt giữa các định chế tài chính.
* Huy động vốn qua phát hành kỳ phiếu, trái phiếu
Cũng như các NHTM khác, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông
Cửu Long đưa ra các hình thức huy động vốn bằng việc phát hành kỳ phiếu và
trái phiếu. Hình thức huy động vốn bằng phát hành kỳ phiếu được thực hiện từ
2 đến 3 đợt trong một năm với mục đích thu hút nguồn vốn từ dân cư, các
thành phần kinh tế (thị trường 1) nhằm thực hiện đúng cơ cấu nguồn vốn theo
định hướng của Hội đồng quản trị MHB, củng cố lượng khách hàng truyền
thống và mở rộng đối tượng khách hàng tiềm năng tại các chi nhánh. Trong


từng giai đoạn cụ thể, MHB huy động vốn bằng việc phát hành Trái phiếu với
mục đích huy động nguồn vốn trung, dài hạn từ các tổ chức kinh tế xã hội và
dân cư để đầu tư theo định hướng phát triển của MHB.
Trong các đợt phát hành kỳ phiếu và trái phiếu của Ngân hàng Phát
triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, MHB Chi nhánh Hà Nội luôn được giao chỉ
tiêu rất cao bởi Hà Nội là địa bàn thuận lợi có dân cư đơng, thu nhập cao, tập
trung các doanh nghiệp và TCKT, tổ chức tín dụng; mặt khác MHB Chi nhánh
Hà Nội luôn chú trọng công tác phát triển nguồn vốn, chuẩn bị kỹ lưỡng cho
công tác tiếp thị, quảng cáo chương trình phát hành giấy tờ có giá của MHB
tại địa bàn.
Bảng 2.9: Tình hình tiền gửi kỳ phiếu, trái phiếu giai đoạn 2003 – 2006
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu
1. Dư tiền gửi kỳ phiếu,
trái phiếu
2. Tỷ lệ % so với tổng

nguồn

Năm
2003
53

Năm
2004
650

Năm
2005
1001

Năm
2006
934

28%

26%

32%

24%

(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh 2003 – 2006)
` Xét về qui mô: Tiền gửi bằng kỳ phiếu, trái phiếu liên tục tăng qua các
năm. Năm 2003 là 53 tỷ đồng, năm 2004 là 650 tỷ đồng, đến năm 2005 đã
tăng lên 1001 tỷ đồng, năm 2006 có giảm chút ít ở mức 934 tỷ đồng.

` Xét về mặt cơ cấu: Trong tổng nguồn vốn huy động, cơ cấu nguồn huy
động từ kỳ phiếu và trái phiếu giai đoạn 2003-2006 đạt mức trung bình hàng
năm tương đối cao, khoảng 27,5%.
Chỉ tiêu kế hoạch phát hành kỳ phiếu đối với MHB Chi nhánh Hà Nội
được giao ở mức 30% tổng chỉ tiêu toàn hệ thống. MHB Chi nhánh Hà Nội luôn


hồn thành 100% chỉ tiêu được giao trước hạn, góp phần không nhỏ trong
việc kết thúc các đợt phát hành trước thời hạn của hệ thống MHB.
Các loại hình kỳ phiếu ghi danh được MHB đưa ra với các kỳ hạn 3
tháng, 6 tháng, 9 tháng và 364 ngày, với các hình thức trả lãi linh hoạt (trả lãi
trước, trả lãi sau, trả lãi định kỳ), với các mức lãi suất hấp dẫn (lãi suất cao,
tăng tương ứng theo mức tiền gửi). Về phương thức chi trả kỳ phiếu cũng rất
linh hoạt:
` Khách hàng có thể rút kỳ phiếu trước hạn và được hưởng lãi suất
không kỳ hạn nếu chưa đủ 90 ngày. Thời gian gửi từ 90 ngày trở lên, nếu nằm
trong khung kỳ hạn huy động nào (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng) sẽ
được hưởng theo khung lãi suất huy động của kỳ hạn đó. Trường hợp số tiền
lãi khách hàng đã lĩnh lớn hơn số tiền lãi Ngân hàng phải trả thì ngân hàng sẽ
trừ phần chênh lệch vào vốn của khách hàng.
` Khách hàng có thể thỏa thuận với ngân hàng trước thời điểm đến hạn
của kỳ phiếu để trong trường hợp đến hạn thanh tốn mà khách hàng chưa
đến lĩnh tiền thì ngân hàng sẽ chuyển toàn bộ tiền gốc và lãi vào tài khoản của
khách hàng tại MHB (nếu đã có tài khoản) hoặc mở cho khách hàng một tài
khoản tiền gửi không kỳ hạn, hoặc chuyển vào tài khoản tiền gửi của khách
hàng tại một ngân hàng khác theo yêu cầu của khách hàng.
Ngồi ra, khách hàng cịn được hưởng các quyền lợi như uỷ quyền lĩnh
tiền hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu kỳ phiếu khi mua kỳ phiếu tại MHB.
Có thể nói, đối với MHB Chi nhánh Hà Nội, huy động tiền gửi qua kỳ
phiếu và trái phiếu là một trong những nguồn quan trọng trong tổng nguồn

vốn huy động của ngân hàng và chủ yếu là loại kỳ phiếu 12 tháng, một phần là
trái phiếu 2 năm. Nguồn vốn này ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư
nhưng lãi suất đầu vào cao nên hiệu quả kinh doanh thấp.
Song trong xu thế hiện nay các hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu
tư trung và dài hạn có hướng tăng lên, nên nhu cầu về vốn trung và dài hạn là


rất lớn, đòi hỏi ngân hàng phải cố gắng hơn nữa trong việc huy động nguồn
này, nhưng cũng phải cân đối với cơ cấu nguồn để huy động được lượng vốn
hợp lý, sử dụng đạt hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh các hình thức huy động vốn đã nêu, MHB Chi nhánh Hà Nội huy
động vốn bằng việc huy động nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng trên địa
bàn. Tỷ trọng của nguồn này trong tổng nguồn vốn huy động tương đối cao
làm cho cơ cấu vốn của ngân hàng bất ổn định và ngày càng phụ thuộc hơn
vào các tổ chức tín dụng khác. Khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các Quỹ
Hỗ trợ, các công ty Bảo hiểm và một số tổ chức tín dụng khác. Nguồn này
khơng ổn định và chi phí huy động cao. Vì vậy MHB Chi nhánh Hà Nội cần có
biện pháp tích cực nhằm giảm tỷ trọng của nguồn vốn này xuống.
2.2.3 Chi phí vốn huy động
Chi phí huy động vốn của ngân hàng bao gồm chi phí lãi suất khi tiến
hành huy động và một số chi phí khác chi phí nhân viên, chi phí hoạt động quản
lý cơng cụ tài sản, chi quảng cáo khuyến mại… trong đó chi phí lãi suất là chi
phí lớn nhất. Lãi suất ngân hàng đưa ra phải đảm bảo cạnh tranh được với các
ngân hàng khác, đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng mình và quyền lợi cho
khách hàng đến giao dịch, tuy nhiên mức lãi suất phải nằm trong khuôn khổ
các quy định điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước. Là một chi nhánh NHTM
Nhà nước, trong môi trường cạnh tranh gay gắt với hàng loạt các ngân hàng
(NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần, ngân hàng Liên doanh, ngân hàng nước
ngoài…) và các tổ chức tài chính, đối với MHB Chi nhánh Hà Nội, việc áp dụng
chính sách lãi suất phải theo quy định của MHB, tuy nhiên cần chủ động phối

hợp với các NHTM Nhà nước khác trên địa bàn để tổ chức triển khai thực hiện
các mức lãi suất huy động vốn phù hợp, điều hành lãi suất huy động linh hoạt,
phù hợp với tình hình cung cầu vốn trên địa bàn.


Trong giai đoạn hiện nay, sự cạnh tranh trong huy động vốn đã diễn ra
khá phức tạp và ngày càng gay gắt thể hiện ở việc các ngân hàng đua nhau
nâng lãi suất huy động. Tuy nhiên việc tăng lãi suất vừa phải đảm bảo sức
cạnh tranh với các ngân hàng khác, vừa phải đảm bảo mang về lợi nhuận cho
ngân hàng. Lãi suất bình quân đầu vào là tỷ lệ giữa tổng lãi phải trả theo cam
kết chia cho tổng nguồn vốn bình quân; lãi suất bình quân đầu ra là tỷ lệ tổng
lãi phải thu theo cam kết chia cho tổng số sử dụng vốn bình quân. Chênh lệch
lãi suất được tính tốn trên cơ sở lãi suất bình quân đầu ra, đầu vào và thường
phải đạt một mức nhất định (>2%) để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, bù đắp
được các rủi ro phát sinh.
Mức lãi suất huy động của MHB Chi nhánh Hà Nội luôn ở mức cao trong
nhóm các NHTM Nhà nước và được điều chỉnh thường xuyên sao cho phù hợp
với hoạt động kinh doanh, theo diễn biến của thị trường, đồng thời đảm bảo
lợi ích cho khách hàng.
Bảng 2.10 : Lãi suất huy động và cho vay của 5 NHTM Nhà nước
( Lãi suất trung bình thời điểm quý IV/2006)
Chỉ tiêu
Lãi suất huy động VNĐ
(%/năm, kỳ hạn 1 năm)
Lãi suất huy động USD
(%/năm, kỳ hạn 1 năm)
Lãi suất cho vay ngắn
hạn VNĐ (%/tháng)
Lãi suất cho vay dài hạn
VNĐ (%/tháng)

Lãi suất cho vay USD
(%/năm)

AGRI

ICB

8,4

8,4

8,4

8,4

8,64

4,85

4,85

5

5,05

5,05

0,8-0,95

0,85-1


0,95-1,1

0,85-

0,85-

0,95

0,95

0,95-

0,95-

0,95-

1,05

1,15

1,25

0,95-1,2

0,95-1,2

5,5-6,5

5,5-7,0


6,0-7,2

6,0-7,0

6,5-7,0

BANK

BIDV

MHB

VCB

Hà nội

(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Chi nhánh Hà Nội)


Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, mặc dù lãi suất huy động đồng Việt
Nam và ngoại tệ (USD) của MHB Chi nhánh Hà Nội đều ở mức cao nhất trong
số 5 NHTM Nhà nước chứng tỏ chi phí vốn của MHB Chi nhánh Hà Nội lớn, tuy
nhiên mức lãi suất cho vay cũng tương đối cao cho thấy việc tính tốn mức lãi
suất đầu ra, đầu vào trên cơ sở rất hợp lý, đảm bảo được sức cạnh tranh với
các ngân hàng khác. Kết quả kinh doanh cho thấy lợi nhuận hàng năm vẫn
tăng trưởng tốt (năm 2004 đạt 7 tỷ đồng, năm 2005 là 15 tỷ đồng, năm 2006
đạt 22 tỷ đồng).
Có thể nói, việc xác định mức lãi suất huy động phù hợp có ý nghĩa quyết
định đến chi phí huy động vốn, do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng. Bên

cạnh việc điều hành lãi suất linh hoạt, Ban lãnh đạo MHB Chi nhánh Hà Nội
cần tíêp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ
khách hàng, mở rộng mạng lưới, xây dựng phong cách phục vụ khách hàng,
tăng cường tiếp thị…nhằm thu hút có hiệu quả các nguồn vốn nhàn rỗi trong
nền kinh tế - đó là những biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
MHB Chi nhánh Hà Nội trong hoạt động kinh doanh.
2.2.4 Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn tại MHB Chi
nhánh Hà Nội
Như đã phân tích ở trên, trong hơn 3 năm hoạt động của mình, quy mơ
nguồn vốn huy động của MHB Chi nhánh Hà Nội đã tăng trưởng hàng năm với
tốc độ cao. Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn lại có mối quan hệ hữu cơ,
tác động qua lại và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Sự ổn định vững chắc của
nguồn vốn huy động cịn phụ thuộc vào q trình sử dụng vốn, do đó việc đảm
bảo cân đối hài hồ giữa huy động vốn và sử dụng vốn luôn là vấn đề quan
trọng hàng đầu của mỗi ngân hàng.
Dư nợ hàng năm của MHB Chi nhánh Hà Nội đều có sự tăng trưởng rõ
nét, so với năm 2004, dư nợ năm 2005 đã tăng 38% so với năm 2004, năm


2006 đã tăng 31% so với năm 2005, khơng có dư nợ quá hạn. Quán triệt ý kiến
chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, của Hội đồng quản trị MHB về
việc khơng được tăng trưởng "nóng" hoạt động tín dụng, MHB Chi nhánh Hà
Nội đã rất thận trọng trong việc đầu tư vốn, đề ra chiến lược khách hàng phù
hợp, ưu tiên đối tượng khách hàng có tài sản thế chấp, bảo đảm tiền vay. Với
thế mạnh là ngân hàng thương mại Nhà nước chuyên sâu trong lĩnh vực cho
vay phát triển nhà ở, cơ sở hạ tầng, Chi nhánh Hà Nội đã chú trọng tiếp cận,
đầu tư các dự án xây dựng đô thị mới, khu chung cư, cho vay các hộ dân xây
nhà, mua nhà, sửa chữa nhà. Chỉ tính riêng trong năm 2004, Chi nhánh đã đầu
tư hỗ trợ cho gần 100 hộ dân xây mới, sửa chữa khoảng 10.000m2 nhà ở, đóng
góp tích cực cho chương trình phát triển nhà ở đến năm 2010 của UBND TP

Hà Nội. Hoạt động đầu tư tín dụng phát triển cũng nhờ công tác huy động vốn
được triển khai tích cực, nguồn vốn ln ổn định để đáp ứng mọi nhu cầu cho
vay tại Chi nhánh. Không những thế, MHB Chi nhánh Hà Nội còn thực hiện vai
trò chức năng điều hoà vốn cho cả hệ thống, cung cấp vốn cho các đơn vị thiếu
vốn trong hệ thống nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh, tạo đà phát triển
vững mạnh cho cả hệ thống. Vốn điều hồ tính trung bình hàng năm MHB Chi
nhánh Hà Nội gửi vào Hội sở chính lên tới 30%, nguồn vốn huy động còn lại
được MHB Chi nhánh Hà Nội sử dụng vào các mục đích cho vay các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn, đầu tư vào các dự án lĩnh vực then
chốt của Thủ đô… Trong thời gian tới, Ban lãnh đạo MHB Chi nhánh Hà Nội đề
ra chiến lược tăng cường phát triển hoạt động đầu tư tín dụng trên địa bàn để
đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động,khắc phục tình trạng
dư thừa vốn như hiện nay.
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.3.1 Những kết quả đạt được


Nói đến sự phát triển của MHB Chi nhánh Hà Nội sau hơn 3 năm hình
thành và đi vào hoạt động không thể không kể đến sự tăng trưởng vượt bậc
trong công tác huy động vốn. Tại thời điểm 31/12/2003, lúc Chi nhánh mới đi
vào hoạt động được hơn 2 tháng, nguồn vốn huy động chỉ có 187,5 tỷ đồng thì
đến 31/12/2006, tổng nguồn vốn huy động đã đạt tới 3887,6 tỷ đồng, tăng
khoảng 3700 tỷ đồng, tức hơn 20 lần so với ngày đầu thành lập.
Kết quả đáng khích lệ trên có được là do nhiều nguyên nhân, nhưng
trước hết phải kể đến công tác chỉ đạo điều hành trong huy động và quản lý
nguồn vốn của Ban Giám đốc MHB Chi nhánh Hà Nội. Nhận thấy Thủ đô Hà
Nội là trung tâm kinh tế, là khu vực có tốc độ phát triển nhanh, lại là địa bàn
tiềm năng của hoạt động ngân hàng, là môi trường cạnh tranh khốc liệt, trong
khi thương hiệu MHB còn quá mới lạ, ít được biết tới, Ban lãnh đạo MHB Chi

nhánh Hà Nội đặt ra mục tiêu hoạt động là huy động vốn, lấy huy động vốn
làm sản phẩm chiến lược của ngân hàng, từ đó xây dựng chiến lược khách
hàng của mình. Từ ngày thành lập đến nay, năm nào MHB Chi nhánh Hà Nội
cũng hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn do Hội sở giao,
nguồn vốn huy động ln dẫn đầu tồn hệ thống, về cơ cấu nguồn vốn đảm
bảo đúng định hướng của Hội đồng quản trị MHB, đảm bảo tạo thế chủ động
cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh đồng thời đáp ứng yêu cầu cung ứng
vốn cho toàn hệ thống. Trong quá trình thực hiện kế hoạch kinh doanh do Hội
sở giao, Ban lãnh đạo Chi nhánh luôn chủ động lập chương trình kế hoạch,
giao chỉ tiêu cho các đơn vị trực thuộc theo từng quý, đồng thời theo dõi và đôn
đốc việc thực hiện của các đơn vị kết hợp xử lý kịp thời các vướng mắc, định kỳ
Chi nhánh tiến hành tổng kết đánh giá những kết quả thực hiện và rút ra bài
học kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo.
Mạng lưới hoạt động kinh doanh tiền tệ của MHB Chi nhánh Hà Nội
cũng không ngừng được mở rộng. Tháng 10 năm 2003, tại Hà Nội chỉ có duy
nhất Chi nhánh Hà Nội nhưng đến cuối năm 2004, ngân hàng đã mở thêm 03


×