Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận tình huống môn luật hình sự 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.28 KB, 12 trang )

NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
Để được tự do quan hệ với tình nhân là A, C đã bàn với A việc giết ông B
(chồng của C). Một buổi tối thấy ông B chuẩn bị tư trang, tự lái ô tô đến tỉnh G để
giao dịch, buôn bán, C báo cho A chuẩn bị kế hoạch sau đó nấu mì tôm và lén bỏ
thuốc ngủ vào cho ông B ăn. Khi lái xe đi cách nhà khoảng 20km, ông B quá buồn
ngủ (do thuốc ngủ của C bỏ vào mì tôm) phải dừng xe bên đường để ngủ. A tiếp
cận, dùng búa đập vỡ kính chắn gió và đập búa vào đầu làm ông B tử vong. A
chuyển xác ông B xuống ghế sau, lái xe đến đoạn đường hiểm trở (bên núi cao, bên
vực sâu), chuyển lại xác ông B vào ghế lái rồi đẩy xe xuống vực, tạo hiện trường
giả là vụ tai nạn giao thông (chiếc xe của B trị giá 400 triệu đồng bị thiệt hại hoàn
toàn). A bị tòa án xử phạt tử hình về tội giết người (khoản 1 Điều 123), 7 năm tù về
tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (khoản 3 Điều 178), hình phạt chung là
tử hình, C chỉ bị phạt tù chung thân.
Câu hỏi:
1. Trường hợp phạm tội hủy hoại hoặc cố ý là hư hỏng tài sản của A thuộc loại

tội phạm nào theo các phân loại tại Điều 9 BLHS?
2. C có bị coi là đồng phạm với A tội hủy hoại tài sản không? Vì sao?
3. Nếu A vừa chấp hành xong bản án 7 năm tù về tội cướp tài sản (chưa được
xóa án tích) nay lại phạm tội như tình huống nêu trên thì trường hợp phạm
tội của A là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm?
4. Giả sử A mới 17 tuổi khi thực hiện hành vi phạm tội nêu trên thì hình phạt
nặng nhất A phải chịu là bao nhiêu năm tù?

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

1


Câu hỏi 1/ Trường hợp phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
của A thuộc loại tội phạm rất nghiệm trọng theo cách phân loại tại Điều


9 BLHS.
Điều 9 BLHS 2015 quy định về phân loại tội phạm, điều luật này
được tách ra từ khoản 2 và khoản 3 Điều 8 BLHS 1999. Theo quy định này,
căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, các tội
phạm được phân thành 4 loại sau:
Thứ nhất, tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do bộ luật
này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc
phạt tù đến 03 năm;
Thứ hai, tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này
quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;
Thứ ba, tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội là rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật
này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;
Thứ tư, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do
Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù
chung thân hoặc tử hình.
So với điều 8 BLHS 1999, điều 9 BLHS 2015 có những sửa đổi, bổ
sung theo hướng quy định đầy đủ, cụ thể và rõ ràng hơn bằng cách thay thế
cụm từ “gây nguy hại” bằng các cụm từ “có tính chất và mức độ nguy hiểm”
cho phù hợp với căn cứ phân loại tội phạm; bổ sung cụm từ “do Bộ luật này
quy định” sau cụm từ “mức cao nhất của khung hình phạt” nhằm khắc phục
sự hiểu nhầm về bản chất của phân loại tội phạm; thay các cụm từ “đến 03
năm từ”, “đên 07 năm tù” “đến 15 năm tù” và “đến 20 năm, tù chung thân
hoặc tử hình” bằng các cụm từ tương ứng: “phạt tiền, phạt cải tạo không
2



giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm”, “từ trên 03 năm đến 07 năm tù”, “từ trên
07 năm đến 15 năm tù” và “từ trên 15 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc
tử hình” nhằm đảm bảo sự đầy đủ, rõ ràng và chính xác hơn trong phân loại
tội phạm; bổ sung khoản 2 quy định về phân loại tội phạm do pháp nhân
thương mại thực hiện.
Xét trường hợp phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của A
trong tình huống nêu trên, hành vi dùng búa đạp vỡ kính chắn gió, đẩy xe
của ông B xuống vực thiệt hại tài sản đến 400.000.000 đồng. Trường hợp
này, A đã phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến
500.000.000 đồng quy định tại khoản 3 Điều 178, bị phạt tù từ 05 đến 10
năm. Mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là 10 năm tù, thuộc
loại tội phạm rất nghiêm trọng theo cách phân loại tại Điều 9 BLHS.
Mức phạt tù đối với tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000
đồng đến 500.000.000 đồng quy định tại Khoản 3 điều 178 BLHS 2015 (sửa
đổi, bổ sung 2017) so với Điều 143 BLHS 1999 được giảm xuống từ “07
năm đến 15 năm” xuống “05 năm đến 10 năm”.
Do vậy, có thể khẳng định: Trường hợp phạm tội hủy hoại hoặc cố ý
làm hư hỏng tài sản của A thuộc loại tội phạm rất nghiệm trọng theo cách
phân loại tại Điều 9 BLHS.
CÂU HỎI 2/ C là đồng phạm với A tội hủy hoại tài sản nếu có sự thống
nhất từ trước giữa A và C về việc này; nếu đây là hành vi vượt quá của
A (không có sự thống nhất ban đầu giữa A và C) thì C không là đồng
phạm với A về tội hủy hoại tài sản.
Trước khi đi vào phân tích xem A có phải đồng phạm của C không, cần
khái quát lý luận về đồng phạm. Theo từ điển pháp luật hình sự, đồng phạm là
trường hợp phạm tội đặc biệt so với trường hợp phạm tội riêng lẻ. Trong luật hình
sự, chế định đồng phạm quy định các dấu hiệu của trường hợp phạm tội được thực

3



hiện bằng hình thức đồng phạm, quy định dấu hiệu của những người đồng phạm
cũng như quy định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm.
Khái niệm đồng phạm được sử dụng trong luật hình sự Việt Nam kể từ khi
BLHS năm 1985 có hiệu lực. Trước đó, luật hình sự Việt Nam dùng khái niệm
cộng phạm.1 Hiện nay, khái niệm đồng phạm được quy định tại khoản 1 Điều 17
BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau: “Đồng phạm là trường hợp có hai
người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.”
Để xác định đồng phạm, cần dựa vào các dấu hiệu khách quan và chủ quan
của nó. Về mặt khách quan, đồng phạm đòi hỏi phải là trường hợp có hai người trở
lên cùng thực hiện một tội phạm. Như vậy, dấu hiệu đầu tiên về mặt khách quan
đòi hỏi số người tham gia của đồng phạm phải từ hai người trở lên. Những người
này đòi hỏi phải có đặc điểm thỏa mãn các dấu hiệu chung của chủ thể tội phạm
(đạt độ tuổi chịu TNHS và không ở trong trạng thái không có năng lực TNHS) và
trong trường hợp là người trực tiếp thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong
CTTP cụ thể thì người này còn phải có đặc điểm của chủ thể đặc biệt nếu CTTP cụ
thể đòi hỏi. Dấu hiệu tiếp theo về mặt khách quan của tội phạm là cùng thực hiện
một tội phạm (của hai người trở lên). Cùng thực hiện một tội phạm ở đây phải
được hiểu là hình thức thực hiện hành vi khách quan của CTTP cụ thể do nhiều
người mà biểu hiện là cùng thực hiện hành vi khách quan hoặc cùng tham gia thực
hiện hành vi khách quan. Trong trường hợp cùng thực hiện hành vi khách quan
được mô tả trong CTTP cụ thể thì hành vi của mỗi người tham gia đều là hành vi
trực tiếp thực hiện hành vi khách quan và tổng hợp những hành vi của họ thỏa mãn
các dấu hiệu của hành vi khách quan do CTTP đòi hỏi. Trong trường hợp tham gia
thực hiện hành vi khách quan của CTTP cụ thể thì có thể có người trực tiếp thực
hiện hoặc cùng thực hiện hành vi khách quan và có người tổ chức, người xúi giục
hoặc người giúp sức cho việc thực hiện hành vi đó. Như vậy, xét về hành vi của
1 PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, PGS.TS Lê Thị Sơn, Từ điển pháp luật hình sự, nxb. Tư Pháp, 2006, tr.84.

4



những người tham gia thì hành vi của họ thỏa mãn dấu hiệu là cùng thực hiện một
tội phạm khi hành vi của họ giữ một trong bốn vai trò trong việc thực hiện hành vi
khách quan của CTTP cụ thể. Đó là hành vi trực tiếp thực hiện, hành vi tổ chức
thực hiện, hành vi giúp sức và hành vi xúi giục (người khác) thực hiện. Tương ứng
với bốn loại hành vi này, khoản 3 Điều 17 BLHS đã quy định bốn lạo người đồng
phạm: Người thực hành, người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức.
Về mặt chủ quan, đồng phạm đòi hỏi dấu hiệu cùng cố ý (của từ hai người trở
lên) và nếu đồng phạm một tội phạm có CTTP đòi hỏi mục đích là dấu hiệu bắt
buộc thì những người này còn phải có cùng mục đích. Những người tham gia có
cùng cố ý khi về lý trí họ nhận thức được không những hành vi của mình mà cả
hành vi của người tham gia khác là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả
của tội phạm chung; về ý chí họ cùng mong muốn thực hiện tội phạm chung và có
cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức để mặc hậu quả xảy ra. Như vậy, cùng cố ý
chỉ đặt ra khi cố ý của từng người tham gia đều thỏa mãn các dấu hiệu về lý trí và ý
chí của cùng cố ý nêu trên. Dấu hiệu cùng cố ý sẽ không thỏa mãn và do đó không
có đồng phạm nếu lỗi của một người tham gia (trong hai người trở lên) không thỏa
mãn dấu hiệu về lý trí hoặc về ý chí của cùng cố ý, như thiếu sự nhận thức về hành
vi của người tham gia khác là nguy hiểm cho xã hội.
Trong phạm vi tình huống này, do không được nói rõ rằng việc hủy hoại tài
sản cụ thể là chiếc ô tô có nằm trong kế hoạch bàn bạc ngay từ ban đầu của A và C
không. Cho nên, ta sẽ xem xét tới hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất, nếu việc đẩy chiếc ô tô xuống vực nhằm tạo hiện
trường giả có trong bàn bạc thống nhất ban đầu giữa A và C thì trong trường hợp
này C là đồng phạm với A tội hủy hoại tài sản. Cụ thể, nếu có sự thống nhấy từ
đầu, thì việc thực hiện tội hủy tài sản (cố ý đẩy xe xuống vực) được cố ý (bàn bạc
thống nhất từ trước) thực hiện bởi 2 người ( A và C), thoả mãn dấu hiệu khách
quan và chủ quan của đồng phạm.


5


Khi đó, hành vi báo cho A chuẩn bị kế hoạch, bỏ thuốc ngủ vào mỳ của C là hành
vi giúp sức cho A thực hiện việc giết ông B và đẩy xe xuống vực.
Như vậy, nếu A và C đã có những thống nhất từ trước về việc sẽ đẩy chiếc xe
xuống vực nhằm tạo hiện trường giả thì C là đồng phạm với A tội hủy hoại tài sản
và với vai trò là người giúp sức.
Trường hợp thứ hai, hành vi đẩy chiếc xe xuống vực, gây thiệt hại cho chiếc
xe là hành vi vượt quá của A, hành vi này không có trong thỏa thuận, không có
trong thống nhất ban đầu giữa A và C; không phải là mong muốn của C thì C
không là đồng phạm với A về tội hủy hoại tài sản.
A và C được xác định là đồng phạm đối với tội giết B, theo nguyên tắc chịu
trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện trong đồng phạm thì những người trong
đồng phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của những đồng
phạm khác, nếu hành vi vượt quá là tình tiết định khung tăng nặng hoặc cấu thành
tội độc lập. Theo đó, A và C là đồng phạm về tội giết người, và hành vi đập vỡ cửa
kính, đẩy xe xuống vực là hành vi vượt quá của A cấu thành tội độc lập (tội hủy
hoại tài sản) nên C không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại tài sản và
không là đồng phạm với A về tội hủy hoại tài sản này. Trong trường hợp này, đối
với tội hủy hoại tài sản, dấu hiệu cố ý sẽ không thỏa mãn và do đó không có đồng
phạm bởi lỗi của C không thỏa mãn dấu hiệu về lý trí hoặc ý chí của cùng cố ý.
Như vậy, C không là đồng phạm với A về tội hủy hoại tài sản nếu đây là hành
vi vượt quá thỏa thuận của A.
Câu hỏi 3/ Nếu A vừa chấp hành xong bản án 7 năm tù về tội cướp tài
sản (chưa được xóa án tích) nay lại phạm tội như tình huống nêu trên
thì trường hợp phạm tội của A là tái phạm nguy hiểm.
Điều 53 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tái phạm
và tái phạm nguy hiểm. Theo đó, tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa
được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện

hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng do cố ý.
6


BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định có hai trường hợp được
coi là tái phạm nguy hiểm. Một là, đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện
hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng do cố ý. Hai là, đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện
hành vi phạm tội do cố ý.
Trong phạm vi tình huống, trường hợp phạm tội của A có đầy đủ các
dấu hiệu để được coi là tái phạm nguy hiểm theo điểm a khoản 2 Điều 53
BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Cụ thể, thứ nhất, A đã bị kết án về tội
phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. A bị kết án về tội
cướp tài sản, mà căn cứ theo Điều 168 BLHS quy định về tội cướp tài sản thì
mức cao nhất của khung hình phạt trong cấu thành tội phạm cơ bản (khoản 1
Điều 168) là 10 năm, nên nếu bị kết án theo khoản 1 thì cũng là bị kết án về
tội phạm rất nghiêm trọng. Chưa kể tới bị kết án theo khoản 2,3 và 4 thì
cũng là bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng do
cố ý. Thứ hai, A đã chấp hành xong bản án 7 năm tù về tội cướp tài sản
nhưng chưa được xóa án tích. Thứ ba, việc thực hiện hành vi phạm tội về tội
hủy hoại hoặc là hư hỏng tài sản của A là đã thực hiện hành vi phạm tội về
tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý (xem câu hỏi 1); không những vậy, việc
giết B cũng là đã thực hiện hành vi phạm tội về tội rất nghiêm trọng và đặc
biệt nghiêm trọng do cố ý (theo điều 123 BLHS 2015)
Như vậy, có thể kết luận: Nếu A vừa chấp hành xong bản án 7 năm tù về
tội cướp tài sản (chưa được xóa án tích) nay lại phạm tội như tình huống nêu
trên thì trường hợp phạm tội của A là tái phạm nguy hiểm. (điểm a khoản 2
Điều 53 BLHS).

Câu hỏi 4/ Giả sử A mới 17 tuổi khi thực hiện hành vi phạm tội nêu
trên thì hình phạt nặng nhất A phải chịu là 18 năm tù.

7


BLHS năm 2015 quy định về các hình phạt được áp dụng đối với người
dưới 18 tuổi, theo đó các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và tù có thời
hạn. Khi quyết định hình phạt, tòa án chỉ được áp dụng đối với người dưới
18 tuổi phạm tội một trong các quy định tại điều 98 đối với mỗi tội phạm.
Điều này phù hợp với nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
(khoản 5- Điều 91 BLHS 2015) “không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.” Trong phạm vi tình huống này, A đã
phạm tội giết người (khoản 1 Điều 123) và tội hủy hoại hoặc cố ý là hư hỏng
tài sản (khoản 3 Điều 178). Tội giết người thuộc khoản 1 Điều 123 có mức
cao nhất của khung hình phạt là tử hình, do đó đây là tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng; tội hủy hoại hoặc cố ý là hư hỏng tài sản thuộc khoản 3 Điều
178 là tội phạm rất nghiêm trọng.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 101 quy định về tù có thời hạn đối với
người phạm tội dưới 18 tuổi, thì đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18
tuổi, nếu điều luật quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức
phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì
mức hình phạt cao nhất không quá 3 phần 4 mức phạt tù mà điều luật quy
định. Theo đó, A 17 tuổi phạm tội giết người tại khoản 1 Điều 123 thì A sẽ
phải chấp hành hình phạt tù tối đa là 18 năm và tối thiểu là 8 năm tù; đối với
tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản tại khoản 3 Điều 178 thì mức
hình phạt cao nhất được áp dụng đối với A không quá ¾ của 10 năm tức 07
năm 06 tháng.
Trong tình huống đã cho, A (17 tuổi) thuộc trường hợp phạm nhiều tội,

để xác định được mức hình phạt cao nhất mà A phải chịu, ta phải tổng hợp
hình phạt theo quy định tại Điều 103 BLHS “Tổng hợp hình phạt trong
trường hợp phạm nhiều tội” (đối với người dưới 18 tuổi). Theo quy định này
thì khi tổng hợp hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội, tòa án
8


quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt chung theo quy
định tại điều 55 của BLHS 2015. Hình phạt chung mà người dưới 18 tuổi
phạm tội phải chấp hành không được vượt mức sau: thứ nhất, nếu hình phạt
chung là cải tạo không giam giữ thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng
không quá 03 năm; thứ hai, nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức
hình phạt cao nhất được áp dụng không vượt quá 18 năm đối với người từ đủ
16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội và 12 năm đối với người từ đủ 14 tuổi
đến dưới 16 tuổi khi phạm tội.
Theo đó, A 17 tuổi thực hiện tội giết người và tội hủy hoại hoặc cố ý
làm hư hỏng tài sản, hình phạt sẽ được tổng hợp theo Khoản 1 Điều 55 “nếu
các hình phạt đã tuyên cùng là tù có thời hạn thì các hình phạt đó được cộng
lại thành hình phạt chung, hình phạt chung đối đối với A là 18 năm+ 07 năm
06 tháng= 25 năm 06 tháng. Tuy nhiên, theo điều 103 thì nếu hình phạt
chung là tù có thời hạn thì mức cao nhất được áp dụng không được vượt quá
18 năm tù. Như vậy, hình phạt chung đối với A là 18 năm+ 07 năm 06
tháng= 18 năm.
Từ những phân tích trên, có thể kết luận: A mới 17 tuổi khi thực hiện
hành vi phạm tội nêu trên thì hình phạt nặng nhất A phải chịu là 18 năm tù.

KẾT LUẬN
Trong phạm vi không dài, tiểu luận đã phân tích một tình huống xảy
ra tội phạm giết người và hủy hoại tài sản, có dấu hiệu đồng phạm để từ đó
là rõ nhiều vấn đề khoa học luật hình sự về phân loại tội phạm, đồng phạm,

quyết định hình phạt và xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Đây là những vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tế rất sâu
sắc. Nghiên cứu kỹ lưỡng về khoa học luật hình sự, chính là nắm vững một
công cụ pháp lý sắc bén trong đấu tranh phòng chống tội phạm và bảo đảm
trật tự, an toàn xã hội. Do vốn tri thức còn hạn chế nên trong bài phân tích
9


không tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy/ cô nhận xét để bài viết được
hoàn thiện hơn ạ!
Em xin chân thành cám ơn ạ!

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Phần

chung, Nxb. CAND, Hà Nội, 2019;
2. Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hình sự (Phần

chung), Nxb. ĐHQG, Hà Nội;
3. Nguyễn Ngọc Hoà, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015, Được

sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Phần chung) Nxb. Tư Pháp, Hà Nội, 2017;
4. Nguyễn Ngọc Hoà, Từ điển pháp luật hình sự, Nxb. Tư pháp, Hà Nội,

2006;
5. Dương Tuyết Miên, Định tội danh và quyết định hình phạt, Nxb. CAND, Hà


Nội, 2004;
6. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học BLHS Việt Nam (bình luận chuyên

sâu), từ tập 1 - 10, Nxb. TPHCM, 2004 – 2006;
7. PGS.TS. Lê Thị Sơn, Các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm và tổ

chức tội phạm, nxb. Tư Pháp, 2013.
8.

11


MỤC LỤC

12



×