Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

De chinh thuc 17 18

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.49 KB, 2 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN
Năm học 2017 – 2018
Môn: HOÁ HỌC (chuyên)
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm 02 trang)

Cho nguyên tử khối: Fe = 56; Cu = 64; Al = 27; Ba = 137; Ca = 40; Na = 23; K = 39; Ag = 108;
S = 32; O = 16; H = 1; C = 12; N = 14; Cl = 35,5; Br = 80.
Các chữ cái kí hiệu ở các câu, các phần khác nhau trong từng câu là độc lập với nhau.
Câu 1. (0,75 điểm)
Trong phòng thí nghiệm người ta lắp đặt bộ dụng
cụ điều chế khí X theo phương pháp dời chỗ nước
như hình bên. Hãy lựa chọn 2 cặp chất tương ứng
với (1) và (2) phù hợp để có thể điều chế được khí
X. Viết phương trình phản ứng xảy ra. Tại sao khí X
có thể thu được theo phương pháp đó?
Câu 2. (0,75 điểm)
Trong dân gian người ta thường sản xuất rượu etylic bằng phương pháp lên men tinh bột. Phần
còn lại sau khi chưng cất lấy rượu etylic được gọi là bỗng rượu (bã rượu).
a. Viết các phương trình phản ứng điều chế rượu etylic từ tinh bột.
b. Giải thích tại sao bỗng rượu để trong không khí lâu ngày lại bị chua và khi ăn bỗng rượu ta thấy
có mùi thơm?
Câu 3. (1,0 điểm)
Axit sunfuric (H2SO4) là một trong những hóa chất có ứng dụng hàng đầu trong đời sống như:
sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, chất giặt rửa tổng hợp, tơ sợi hóa học, chất dẻo, sơn, dược phẩm…
Trên thế giới mỗi năm người ta sản xuất khoảng 160 triệu tấn H 2SO4 từ Lưu huỳnh hoặc quặng
Pirit (FeS2) theo sơ đồ sau:


S

(1)

SO2
FeS2

(2)

(4)
(3)

→ SO →
3

H2SO4

a. Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa trên (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có).
b. Trong thực tế sản xuất, để an toàn người ta không hấp thụ trực tiếp SO3 vào nước mà hấp thụ SO3
vào H2SO4 đặc để tạo thành Oleum (H2SO4.nSO3). Tùy vào mục đích sử dụng người ta hòa tan Oleum
vào nước để thu được dung dịch H2SO4 có nồng độ theo yêu cầu. Hòa tan hoàn toàn 16,9 gam Oleum
vào nước thu được 25 gam dung dịch H2SO4 78,4%. Xác định công thức của Oleum.
Câu 4. (1,0 điểm)
Hỗn hợp X gồm các oxit: BaO, CuO, Fe2O3, Al2O3 có cùng số mol. Dẫn một luồng khí CO dư qua
hỗn hợp X nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí A và hỗn hợp rắn B.
Cho B vào nước dư thu được dung dịch C và hỗn hợp rắn D. Cho D tác dụng với H 2SO4 đặc nóng dư,
thu được dung dịch E và khí SO2 duy nhất. Sục khí A vào dung dịch C được dung dịch G và kết tủa H.
Xác định thành phần của A, B, C, D, E, G, H và viết các phương trình hoá học xảy ra.
Câu 5. (0,75 điểm)
X, Y, Z là 3 trong số các muối sau: Na 2SO4; Na2CO3; NaHCO3; NaHSO4; BaCl2; Ba(HCO3)2. Cho

dung dịch X tác dụng với dung dịch Y có khí bay ra. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Z có kết
tủa trắng xuất hiện. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch Z vừa có kết tủa trắng vừa có khí bay ra.
Chọn công thức của X, Y, Z phù hợp và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
Câu 6. (1,0 điểm)
Trang 1/2


Các chất A, B, D, E không theo thứ tự gồm: Benzen, rượu etylic, axit axetic, dung dịch glucozơ.
Tiến hành thí nghiệm với các mẫu thử, kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:
Thí nghiệm
Mẫu thử
A
B
D
E

Tác dụng với Na

Tác dụng với Na2CO3

Tác dụng với Ag2O/NH3

Có khí thoát ra
Có khí thoát ra
Có khí thoát ra
Không hiện tượng

Không hiện tượng
Không hiện tượng
Có khí thoát ra

Không hiện tượng

Không hiện tượng
Tạo kết tủa Ag
Không hiện tượng
Không hiện tượng

Dựa vào kết quả thí nghiệm, xác định A, B, D, E và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 7. (0,75 điểm)
Theo cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) của WHO, chất vàng ô (Auramine O) (chất X) là
chất đứng hàng thứ 5 trong 116 chất có khả năng gây ung thư. Trong thời gian vừa qua, cơ quan
chức năng đã phát hiện hàng loạt các vụ sử dụng chất vàng ô để nhuộm măng tươi, dưa muối, cho
vào thức ăn chăn nuôi để tạo màu da vàng hấp dẫn cho gia cầm... Khi phân tích 1,602 gam X
người ta thu được 2,2848 lít CO2 (đktc); 1,134 gam H2O và 0,2016 lít N2 (đktc). Xác định công
thức phân tử của X, biết tỉ khối hơi của X so với H2 bằng 133,5.
Câu 8. (1,0 điểm)
Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 6,88 gam X tác dụng hết với dung dịch Br 2 (dư) thì
khối lượng Br2 đã phản ứng là 38,4 gam. Mặt khác, nếu cho 8,96 lít (ở đktc) hỗn hợp X tác dụng với
lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 24 gam kết tủa. Tính phần trăm về thể tích của CH 4 có
trong X, biết phản ứng của Axetilen với dung dịch AgNO3/NH3 có phương trình là
CH ≡ CH + 2 AgNO3 + 2 NH 3 
→ AgC ≡ CAg + 2 NH 4 NO3
Câu 9. (1,0 điểm)
X là một rượu có công thức phân tử Cn H2n +1CH2OH (n ≥ 0), tính chất tương tự CH3CH2OH. Oxi hóa
9,6 gam X bằng O2 có xúc tác thích hợp, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y gồm axit, rượu dư và
nước. Cho toàn bộ Y tác dụng với Na dư thu được 5,376 lít H 2 (đktc). Mặt khác nếu đun lượng hỗn hợp
Y như trên với H2SO4 đặc nóng để thực hiện phản ứng este hóa đến khi hiệu suất phản ứng đạt 80% thì
thu được m gam este. Tìm m, biết phản ứng oxi hóa X bằng O2 có phương trình là
xt
CnH2n+1CH2OH + O2 

→ CnH2n+1COOH + H2O
Câu 10. (1,0 điểm)
Cho hỗn hợp X gồm 3 kim loại K, Al và Fe vào nước dư thu được dung dịch Y, phần không tan Z có
khối lượng 11,15 gam và 6,72 lít khí H2 (đktc). Cho Z vào 100 ml dung dịch CuSO4 3M thu được 16 gam
chất rắn T. Xác định khối lượng của mỗi kim loại trong X, biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
Câu 11. (1,0 điểm)
Hấp thụ hết 6,72 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3 thu được dung
dịch A chỉ chứa 2 muối. Nhỏ từ từ toàn bộ dung dịch A vào 300 ml dung dịch HCl 1,5M; sau
phản ứng thu được dung dịch B (không chứa HCl) và 8,064 lít khí (đktc). Mặt khác, nếu cho toàn
bộ lượng dung dịch A như trên tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 dư thì thu được 118,2 gam kết
tủa. Xác định x, y.
(Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học)
---------HẾT---------

Họ và tên thí sinh:………………………...…………………… Họ tên, chữ ký GT 1: ………………………...……………………
Số báo danh: ………………………...…….……………………… Họ tên, chữ ký GT 2: ………………………...……………………
Trang 2/2



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×