Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mối tương quan giữa kết quả tiêm tinh trùng vào bào tương noãn và sự phân mảnh DNA tinh trùng được đo bằng phương pháp khảo sát cấu trúc nhiễm sắc chất tinh trùng (SCSA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.3 KB, 5 trang )

PHỤ KHOA – NỘI TIẾT, VÔ SINH

NGUYỄN MINH TÀI LỘC, MÃ PHẠM QUẾ MAI, NGUYỄN ẤN BÌNH, NGUYỄN TRƯƠNG THÁI HÀ, PHAN THỊ KIM ANH,
DƯƠNG NGUYỄN DUY TUYỀN, NGUYỄN THỊ QUỲNH TIÊN, HỒ MẠNH TƯỜNG

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA KẾT QUẢ
TIÊM TINH TRÙNG VÀO BÀO TƯƠNG NOÃN
VÀ SỰ PHÂN MẢNH DNA TINH TRÙNG
ĐƯỢC ĐO BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
CẤU TRÚC NHIỄM SẮC CHẤT TINH TRÙNG (SCSA)
Nguyễn Minh Tài Lộc(1), Mã Phạm Quế Mai(1), Nguyễn Ấn Bình(2), Nguyễn Trương Thái Hà(1), Phan Thị Kim Anh(3), Dương Nguyễn Duy Tuyền(3), Nguyễn Thị Quỳnh Tiên(3), Hồ Mạnh Tường(1)
(1) Trung tâm Nghiên cứu Di truyền và Sức khỏe Sinh sản – CGRH, (2) Đại học Quốc gia TP.HCM, (3) Bệnh viện Đa khoa Mỹ Đức

Từ khóa: Khảo sát cấu trúc
nhiễm sắc chất tinh trùng, vô
sinh nam, phân mảnh DNA
tinh trùng, ICSI, sự thụ tinh, sự
mang thai.
Keywords: Sperm chromatin
structure assay, infertile men,
sperm DNA fragmentation,
ICSI, fertilization, pregnancy.

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định mối tương quan giữa chỉ số phân mảnh DNA tinh
trùng (DFI) được đo bằng phương pháp khảo sát cấu trúc nhiễm sắc chất
tinh trùng (SCSA) và kết quả tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI)
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu
Bệnh nhân: 65 bệnh nhân điều trị ICSI


Kết quả chính thu nhận: DFI và kết quả ICSI
Kết quả: Chỉ số DFI tương quan nghịch với tỷ lệ thụ tinh sau ICI có ý
nghĩa thống kê (r = -0,28; p = 0,02). Tỷ lệ thụ tinh ở nhóm bệnh nhân có
chỉ số DFI > 15% thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân
có DFI ≤ 15% (91% so với 84%; p = 0,03). Không tìm thấy sự tương quan
có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số DFI và chất lượng phôi. Tỷ số nguy cơ
(ORs) được ước tính cho kết quả thai sinh hóa không có ý nghĩa thống kê
ở 2 nhóm bệnh nhân có chỉ số DFI > 15%. Kết quả tương tự cũng được
tìm thấy khi ước tính ORs cho kết quả thai lâm sàng sau 8 tuần.
Kết luận: Kết quả DFI – SCSA có sự tương quan nghịch với tỷ lệ thụ
tinh sau ICSI.
Từ khóa: Khảo sát cấu trúc nhiễm sắc chất tinh trùng, vô sinh nam,
phân mảnh DNA tinh trùng, ICSI, sự thụ tinh, sự mang thai.

Tập 14, số 04
Tháng 02-2017

Abstract

70

Tác giả liên hệ (Corresponding author):
Nguyễn Minh Tài Lộc,
email:
Ngày nhận bài (received): 10/10/2016
Ngày phản biện đánh giá bài báo (revised):
23/10/2016
Ngày bài báo được chấp nhận đăng
(accepted): 30/12/2016


RELATIONSHIP BETWEEN THE OUTCOMES OF
INTRACYTOPLASMIC SPERM INJECTION AND SPERM
DNA FRAGMENTATION AS MEASURED BY THE SPERM
CHROMATIN STRUCTURE ASSAY (SCSA)

Objective(s): To determine the relationship between sperm chromatin
structure assay (SCSA) parameters (DNA fragmentation index – DFI)
and intracytoplasmic sperm injection (ICSI) outcomes
Patient(s) and method
Design: Prospective cohort study


1. Đặt vấn đề

tinh trùng nhằm giúp bác sĩ đưa ra phương pháp
điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân.
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu
cho thấy nguy cơ thất bại thụ tinh xảy ra cao hơn
ở những người đàn ông mang bất thường DNA tinh
trùng [3], và những bất thường DNA tinh trùng liên
quan mật thiết tới vô sinh ở nam giới [4]. Cơ hội
mang thai khi một cặp vợ chồng tiến hành bơm tinh
trùng vào buồng tử cung (IUI) giảm đáng kể khi chỉ
số DFI của người chồng càng gần 30% và gần như
bằng không khi chỉ số DFI vượt quá 30% [5]. Xa hơn
nữa, cần đánh giá ảnh hưởng của sự phân DNA tinh
trùng lên kết quả của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
khác như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hay ICSI.
Tuy đã có nhiều bằng chứng cho thấy ảnh hưởng
của sự phân mảnh DNA tinh trùng lên tỷ lệ thụ tinh,

chất lượng phôi, tỷ lệ mang thai và tỷ lệ trẻ sinh sống
[6, 7]. Tuy nhiên, các nghiên cứu này tập trung chủ
yếu ở các nước châu Âu, Hoa Kỳ và Trung Quốc
mà chưa có nghiên cứu nào được thực hiện tại Việt
Nam. Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi
là xác định sự tương quan giữa chỉ số phân mảnh
DNA tinh trùng (được đo bằng phương pháp SCSA)
và kết quả sau ICSI bao gồm tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ phôi
tốt, kết quả thai sinh hóa và kết quả thai lâm sàng.

2. Đồi tượng và phương
pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu với kết
quả sau ICSI bao gồm tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ phôi tốt,

Tập 14, số 04
Tháng 02-2017

Sự toàn vẹn DNA tinh trùng là yếu tố then chốt
trong sự truyền đạt thông tin di truyền từ người cha.
Các trường hợp dị tật của tinh trùng tồn tại trong
30% – 50% các trường hợp vô sinh ở nam giới [1].
Các bất thường của tinh trùng bao gồm mật độ
thấp của tinh trùng, tinh trùng di động kém, hình
dạng tinh trùng bất thường sẽ ảnh hưởng lên quá
trình có thai tự nhiên. Sự ra đời của kỹ thuật tiêm
tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) đã giúp cho
những bệnh nhân nam gặp các bất thường nêu

trên được điều trị một cách hiệu quả [2]. Tuy nhiên,
các tổn thương liên quan tới DNA tinh trùng (được
tính bằng chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng – DFI)
có thể là nguyên nhân dẫn tới thất bại trong các
chu kỳ điều trị ICSI. Vấn đề này vẫn là mối quan
tâm của các nhà khoa học và lâm sàng học, nhắm
tới việc nâng cao hiệu quả điều trị vô sinh nguyên
nhân do nam giới.
Hiện nay, phương pháp khảo sát cấu trúc
nhiễm sắc chất tinh trùng (SCSA) là một công cụ
hiệu quả trong việc đánh giá sự phân mảnh DNA
tinh trùng. SCSA cho phép đánh giá trên 5000 tế
bào tinh trùng/mẫu tinh dịch với thời gian ngắn so
với phương pháp truyền thống (SCD hay COMET)
sử dụng kính hiển vi chỉ đếm 200 – 400 tinh trùng/
mẫu tinh dịch và yêu cầu kinh nghiệm của kỹ thuật
viên. Với nhiều ưu điểm như mang tính thống kê
cao, độ bao quát chất lượng mẫu lớn, độ nhạy và
độ đặc hiệu cao nên SCSA được xem là một phương
pháp tiềm năng cho việc đánh giá tổn thương DNA

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 14(04), 70 - 74, 2017

Patient(s): Sixty-five couples undergoing ICSI
Main outcome measure(s): DFI and ICSI outcomes
Result(s): A significant negative association between DFI and ICSI fertilization rates were found (r
= -0.28; p = 0.02). Patients with DFI > 15% had lower ICSI fertilization rates than patients with DFI ≤
15% (91% and 84%; p = 0.03). No significant association was found between DFI and good quality
embryo. Odd ratios (ORs) for chemical pregnancy calculated were not significant in 2 groups with
DFI > 15%. The such results were seen when calculated ORs for pregnancy (> 8 weeks).

Conclusion(s): SCSA parameters had a significant negative association with ICSI fertilization rates.
Keywords: Sperm chromatin structure assay, infertile men, sperm DNA fragmentation, ICSI,
fertilization, pregnancy.

71


PHỤ KHOA – NỘI TIẾT, VÔ SINH
Tập 14, số 04
Tháng 02-2017

72

NGUYỄN MINH TÀI LỘC, MÃ PHẠM QUẾ MAI, NGUYỄN ẤN BÌNH, NGUYỄN TRƯƠNG THÁI HÀ, PHAN THỊ KIM ANH,
DƯƠNG NGUYỄN DUY TUYỀN, NGUYỄN THỊ QUỲNH TIÊN, HỒ MẠNH TƯỜNG

kết quả thai sinh hóa và kết quả thai lâm sàng liên
quan tới chỉ số DFI khác nhau của bệnh nhân.
Thu nhận mẫu tinh dịch từ bệnh nhân
Nghiên cứu này thu nhận 65 mẫu tinh dịch từ
các cặp vợ chồng điều trị vô sinh bằng phương
pháp ICSI tại bệnh viện đa khoa Mỹ Đức từ tháng
04/2015 tới tháng 06/2016.
Tiêu chuẩn nhận và loại mẫu
Tiêu chuẩn nhận mẫu
Bệnh nhân nam trong cặp vợ chồng đang
điều trị vô sinh bằng phương pháp ICSI có
tuổi từ 20 đến 40 tuổi
Không bị triệu chứng vô tinh (azoospermia),
ít tinh (cryptospermia), các trường hợp thu

nhận tinh trùng từ các phương pháp PESA,
TESA, TESE
Không đang trong quá trình điều trị bệnh
hiểm nghèo
Không mắc các bệnh lây truyền qua đường
tình dục

Tiêu chuẩn loại mẫu
Chu kỳ điều trị ≥ 2
Tuổi vợ ≥ 38 tuổi
Số nang noãn có kích thước 14 mm trước
ngày chọc hút < 8 nang
Số trứng ICSI < 5 trứng
Vợ có bất thường tử cung (Lạc nội mạc tử
cung, u xơ tử cung dưới niêm, dị dạng tử
cung…)
Niêm mạc tử cung < 7 mm
Chỉ định IVM, IUI
Trữ phôi toàn bộ

Mẫu tinh dịch sau khi được thu nhận bằng phương
pháp thủ dâm sẽ được đánh giá mật độ, độ di động
và hình dạng tinh trùng theo chuẩn WHO (2010), dữ
liệu được mô tả ở bảng 1. Mẫu tinh dịch tiếp đó được
chia ra, một phần cho việc lọc rửa và tiến hành ICSI,
phần còn lại sẽ được vận chuyển về trung tâm Nghiên
cứu Di truyền và Sức khỏe Sinh sản (CGRH) để tiến
hành đánh giá chỉ số DFI bằng phương pháp SCSA.
Quy trình SCSA
Quy trình SCSA được tiến hành như mô tả của

Evenson (2000) [8], và có một số thay đổi nhằm
tối ưu hóa quy trình tại Việt Nam. Mẫu tinh dịch
sau khi được pha loãng sẽ được xử lý với dung dịch
HCl loãng (0,08N) trong 30 giây với mục đích biến
tính DNA tinh trùng. Sau đó, các tế bào tinh trùng
trong mẫu sẽ được nhuộm với thuốc nhuộm DNA
huỳnh quang acridine orange (AO) trong 30 giây.
Sau khi 20,000 tinh trùng/mẫu chạy qua máy đếm
dòng chảy tế bào FCM BD Accuri C6 (BD, Hoa Kỳ),
DNA còn nguyên vẹn sẽ cho tín hiệu màu xanh lá
cây trong khi các DNA bị tổn thương sẽ cho tín hiệu
màu đỏ. Chỉ số DFI được tính bằng phần mềm BD
Accuri C6 (ver 1.0, 264.21) với độ chính xác tại
phòng thí nghiệm của chúng tôi > 95% (CV < 5%).
Quy trình ICSI
Quá trình ICSI được tiến hành 40 – 42 giờ sau khi
tiêm hCG theo đúng quy trình thường quy tại bệnh
viện Mỹ Đức. Kết quả thụ tinh được đánh giá sau 17 ±
1 giờ sau ICSI dựa vào sự xuất hiện của 2 tiền nhân.

Tiến hành đánh giá chất lượng phôi vào 66 ± 1
giờ sau ICSI trước khi phôi được chuyển vào tử cung
của người mẹ. Việc đánh giá chất lượng phôi dựa
vào đồng thuận alpha (2011) [9]. Vào ngày thứ 12
sau thời điểm ICSI, tiến hành xác định kết quả thai
sinh hóa dựa vào nồng độ βhCG (βhCG ≥ 5mIU/mL)
và đánh giá thai lâm sàng vào tuần thứ 8 sau ICSI.
Phân tích số liệu
Dữ liệu thu được sẽ được phân tích bằng phần
mềm R (ver 3.2.4). Chỉ số DFI thu được từ 65 bệnh

nhân sẽ được chia ra làm 3 nhóm (DFI ≤ 15%, 15%
< DFI ≤ 30%, DFI > 30%) và được đánh giá mức độ
tương quan với tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ phôi tốt. Để đánh
giá ảnh hưởng của sự phân mảnh DNA tinh trùng lên
kết quả thai, nhóm DFI ≤ 15% (nhóm có chất lượng
DNA tinh trùng tốt) được sử dụng làm nhóm tham
khảo, 2 nhóm còn lại được tính tỷ số nguy cơ (ORs)
cho kết quả thai sinh hóa và kết quả thai lâm sàng.

3. Kết quả

Tỷ lệ thụ tinh
Tỷ lệ thụ tinh là tỷ lệ giữa số noãn thụ tinh trong
tổng số noãn tiến hành ICSI, tỷ lệ thụ tinh trung
bình từ 65 cặp vợ chồng là 87,35% ± 12,78%.
Trong 3 nhóm bệnh nhân, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê được tìm thấy ở nhóm bệnh nhân có chỉ
số DFI ≤ 15% và 2 nhóm còn lại (91% so với 84%;
p = 0,03), kết quả thể hiện ở biểu đồ 1. Khi tiến
hành đánh giá mức độ tương quan giữa chỉ số DFI
và tỷ lệ thụ tinh, chúng tôi nhận thấy sự tương quan
nghịch có ý nghĩa thống kê (r = -0,28; p = 0,02)
nghĩa là chỉ số DFI càng cao thì tỷ lệ thụ tinh có xu
hướng giảm, kết quả được thể hiện ở biểu đồ 2.
Tỷ lệ phôi tốt
Tỷ lệ phôi tốt là tỷ lệ phôi loại I và phôi loại II
(theo đồng thuận alpha, 2011) trên tổng số phôi thu
nhận được. Tỷ lệ phôi tốt trung bình thu nhận được
là 68,07% ± 31,7% và không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về tỷ lệ phôi tốt được ghi nhận giữa

3 nhóm bệnh nhân. Khi tiến hành đánh giá mức độ
tương quan giữa chỉ số DFI và tỷ lệ phôi tốt, chúng tôi
cũng không ghi nhận được sự tương quan có ý nghĩa
thống kê (p = 0,3), kết quả được thể hiện ở biểu đồ 3.
Tỷ lệ thai sinh hóa và thai lâm sàng
Bảng 2 thể hiện tỷ số nguy cơ ORs cho tỷ lệ
thai sinh hóa và tỷ lệ thai lâm sàng ở 2 nhóm bệnh
nhân có chỉ số DFI > 15% (nhóm DFI ≤ 15% được


4. Bàn luận

Nghiên cứu của chúng tôi đã tìm thấy sự tương
quan nghịch có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số DFI và
tỷ lệ thụ tinh của các cặp vợ chồng điều trị ICSI. Điều
này có nghĩa, khi bệnh nhân có chỉ số DFI càng cao
thì tỷ lệ thụ tinh càng giảm. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi phù hợp với một số nghiên cứu khác về sự
tương quan nghịch giữa chỉ số DFI và tỷ lệ thụ tinh
sau ICSI [10 – 13]. Chúng tôi không tìm ra được sự
tương quan có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số DFI và tỷ
lệ phôi tốt, kết quả này tuy trái ngược với các nghiên
cứu vừa nêu nhưng kết quả này lại tương tự với các
nghiên cứu của các tác giả khác [1, 5, 14].
Một nghiên cứu phân tích tổng hợp (meta –
analysis) được thực hiện bởi Collins (2008) cho thấy
có mối tương quan nghịch giữa chỉ số DFI và tỷ lệ có
thai ở các chu kỳ điều trị IVF/ICSI [15]. Tuy nhiên,
nhiều tác giả cho rằng tầm vóc nghiên cứu này chưa
đủ mạnh để cung cấp các chỉ định lâm sàng đối với

các bệnh nhân điều trị IVF/ICSI [16]. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi đưa ra tỷ số OR không có ý nghĩa
thống kê cho khả năng có thai. Tuy nhiên, có thể
nhận thấy khi chỉ số DFI trên 15% thì khả năng mang
thai sinh hóa của bệnh nhân giảm 3,0% – 4,0%.
Dữ liệu nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự suy
giảm tỷ lệ thụ tinh sau ICSI khi chỉ số DFI tăng. Vì vậy,
chúng tôi cho rằng ảnh hưởng của sự phân mảnh
Bảng 1: Dữ liệu của bệnh nhân được thu nhận vào nghiên cứu
Đặc điểm
Trung bình ± độ lệch chuẩn
Tuổi chồng
33,2 ± 3,5
Tuổi vợ
31,2 ± 3,1
Mật độ (x106 tinh trùng/mL)
33,1 ± 23,2
Độ di động (%)
28,1 ± 13,0
Biểu đồ dạng tinh trùng (%)
1,2 ± 0,6

Giới hạn
27 – 40
23 – 38
1 – 112
5 – 60
0–4

Biểu đồ 1: Tỷ lệ thụ tinh ở các nhóm bệnh nhân có chỉ số DFI khác nhau

Chú thích: Nhóm bệnh nhân có chỉ số DFI ≤ 15% có tỷ lệ thụ tinh cao hơn 2 nhóm bệnh
nhân có chỉ số DFI > 15% có ý nghĩa thống kê (p = 0,03)

Biểu đồ 2: Sự tương quan giữa chỉ số DFI và tỳ lệ thụ tinh sau ICSI
Chú thích: Mối tương nghịch giữa chỉ số DFI và tỷ lệ thụ tinh (hệ số tương quan r = -0,28 và
p = 0,02). Phương trình hồi quy y = -0,38x + 95.

Biểu đồ 3: Sự tương quan giữa chỉ số DFI và tỷ lệ phôi tốt sau ICSI
Chú thích: Không tìm ra sự tương quan giữa chỉ số DFI và tỷ lệ phôi tốt sai ICSI (p = 0,3 > 0,05).

Tập 14, số 04
Tháng 02-2017

Bảng 2: Tỷ số nguy cơ cho thai sinh hóa và thai lâm sàng sau khi chuyển phôi của các cặp
vợ chồng ở các nhóm có chỉ số DFI khác nhau
Thai sinh hóa
Thai lâm sàng
Nhóm DFI
Số lượng
(%)
OR (95% CI) P - value OR (95% CI) P - value
0 – 15
25
Ref
Ref
15 – 30
29 0,96 (0,80 – 1,14) 0,62 1,05 (0,88 – 1,25) 0,62
> 30
11 0,97 (0,87 – 1,27) 0,59 1,20 (0,94 – 1,53) 0,14
Chú thích: Nhóm bệnh nhân DFI ≤ 15% được dùng làm nhóm chứng (ref). Không có sự

tương quan có ý nghĩa thống kê ở các nhóm bệnh nhân có chỉ số DFI khác nhau (p > 0,05).

DNA tinh trùng sẽ tồn tại ở giai đoạn sớm trong quá
trình thụ tinh, khi quá trình này phụ thuộc chủ yếu vào
chất lượng của hai giao tử. Chính vì điều này, các
bệnh nhân có mức độ phân mảnh DNA tinh trùng
cao khó có thể thụ tinh và mang thai tự nhiên.
Sau khi thụ tinh, hợp tử sẽ được nuôi cấy và phát
triển thành phôi trước khi được chuyển vào tử cung
người mẹ. Trong giai đoạn này, quá trình phát triển
của hợp tử còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 14(04), 70 - 74, 2017

sử dụng làm nhóm tham khảo – ref). Tuy nhiên,
chúng tôi vẫn không tìm thấy sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa các nhóm bệnh nhân có chỉ số
DFI khác nhau (p > 0,05).

73


PHỤ KHOA – NỘI TIẾT, VÔ SINH

NGUYỄN MINH TÀI LỘC, MÃ PHẠM QUẾ MAI, NGUYỄN ẤN BÌNH, NGUYỄN TRƯƠNG THÁI HÀ, PHAN THỊ KIM ANH,
DƯƠNG NGUYỄN DUY TUYỀN, NGUYỄN THỊ QUỲNH TIÊN, HỒ MẠNH TƯỜNG

lượng phòng nuôi cấy, chất lượng môi trường nuôi
cấy, chất lượng của noãn… nên chúng tôi cho rằng
cỡ mẫu chưa đủ độ lớn để đánh giá ảnh hưởng của

sự phân mảnh DNA tinh trùng lên chất lượng phôi.
Sau khi được chuyển vào tử cung người mẹ,
phôi sẽ làm tổ và phát triển thành thai (thai sinh
hóa ở tuần thứ 2 và thai lâm sàng ở tuần thứ 8
sau ICSI). Trong giai đoạn này, tuổi của người mẹ,
số phôi chuyển là các yếu tố ảnh hưởng tới khả
năng thành công của một chu kỳ ICSI [17]. Trên
cơ sở đó, chúng tôi so sánh tỷ lệ những trường hợp
phát triển từ giai đoạn thai sinh hóa tới giai đoạn
thai lâm sàng ở những phụ nữ trẻ (tuổi ≤ 30) và ở
những phụ nữ lớn tuổi hơn (tuổi > 30). Kết quả cho
thấy nhóm phụ nữ trẻ, tỷ lệ này cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với nhóm phụ nữ trên 30 tuổi (100%
và 68%; p < 0,05). Như vậy, bên cạnh chỉ số DFI
thì tuổi của người vợ cũng đóng vai trò quan trọng
trong sự phát triển của thai.
Bên cạnh các kết quả sau ICSI, chúng tôi tiến
hành phân tích mối liên hệ giữa chỉ số DFI và
các chỉ số tinh dịch đồ như mật độ tinh trùng, độ

Tập 14, số 04
Tháng 02-2017

Tài liệu tham khảo

74

1. Larson-Cook KL, Brannian JD, Hansen KA, Kasperson KM, Evenson
DP. Relationship between the outcomes of assisted reproductive
techniques and sperm DNA fragmentation as measured by the sperm

chromatin structure assay. Fer & Ster. 2003 Oct; 80(4):895-902
2. Nagy ZP, Liu J, Joris H, et al. The result of intracytoplasmic sperm
injection is not related to any three basic sperm parameters. Hum Reprod.
1995; 10:1123-9
3. Sakkas D, Urmer F, Bianchi PG, et al. Sperm chromatin abnormalities
can influence decondensation after intracytoplasmic sperm injection. Hum
Reprod. 1996; 11:837-43
4. Giwercman A, Linsteddt L, Larsson M, Bungum M, Spano M &
Rylander L. Sperm chromatin structure assay as an independent predictor
of fertility in vivo: a case – control study. Int J Androl. 2010; 33:221-227
5. Bungum M, Humaidan P, Axmon A, Spano M, Bungum L, Giwercman
A. Sperm DNA Integrity assessment in prediction of assisted reproduction
technology outcome. Hum Reprod. 2007; 22:174-179
6. Zhang Z, Zhu L, Jiang H, Chen H, Chen Y & Dai Y. Sperm DNA
fragmentation index and pregnancy outcome after IVF or ICSI: a metaanalysis. J Assist Reprod Genet. 2015; 32:17-26
7. Niu ZH, Shi HJ, Zhang HQ, Zhang AJ, Sun YJ & Feng Y. Sperm
chromatin structure assay results after swim-up are related only to embryo
quality but not to fertilization and pregnancy rates following IVF. Asian J
Androl. 2011, 13:862-866
8. Evenson DP & Jost L. Sperm chromatin structure assay is useful for
fertility assessment. Method in Cell Science. 2000; 22(2-3):169-189
9. Alpha Scientists in Reproductive Medicine and ESHRE Special
Interest Group of Embryology. The Istanbul consensus workshop on

di động và hình dạng của tinh trùng. Tuy nhiên,
không có chỉ số tinh dịch đồ nào tương quan có ý
nghĩa thống kê với chỉ số DFI (p > 0,05). Vì vậy,
các chỉ số tinh dịch đồ không thể phản ánh được
chất lượng DNA tinh trùng và cần các phương
pháp chẩn đoán tổn thương DNA tinh trùng nhằm

tìm ra phương pháp điều trị hợp lý cho bệnh nhân.
Vì SCSA là một khảo nghiệm không xâm lấn
với độ nhạy và độ đặc hiệu cao nên SCSA là một
công cụ hữu dụng nhằm đánh giá chỉ số DFI cho
nam giới [8]. Từ kết quả DFI – SCSA, bác sĩ có thể
chọn được phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh
nhân, đồng thời, khuyến khích bệnh nhân cải thiện
chất lượng sống để có thể cải thiện chỉ số phân
mảnh DNA tinh trùng.

5. Kết luận

Có sự tương quan nghịch giữa chỉ số DFI và tỷ lệ
thụ tinh ở các bệnh nhân điều trị ICSI. Dựa vào kết
quả này, có thể đưa xét nghiệm phân mảnh DNA
tinh trùng ứng dụng trên lâm sàng để góp phần
tiên lượng kết quả điều trị.

embryo assessment: preceedings of an expert meeting. Hum Reprod.
2011; 26(6):1270 – 1283
10. Virro MR, Larson-Cook KL & Evenson DP. Sperm chromatin
strucrure assay (SCSA) parameters are related to fertilizatiom, blastocyst
development, and ongoing pregnancy in in vitro fertilization and
intracytoplasmic sperm injection cycles. Fer & Ster. 2004; 81:1289-1295
11. Check JH, Graziano V, Cohen R, Krotec J & Check ML. Effect of
an abnormal sperm chromatin structure assay (SCSA) on pregnancy
outcome following (IVF) with ICSI in previous IVF faliures. Arch Androl.
2005; 51:121-124
12. Zini A, Meriano J, Kder K, Jarvi K, Laskin CA & Cadesky K. Potential
adverse effect of sperm DNA damage on embryo quality after ICSI. Hum

Reprod. 2005; 20:3476-3480
13. Jiang HH, HeXJ, Song B & Cao YX. Sperm chromatin integrity test
for predicting the outcomes of IVF and ICSI. Zhonghua Nan Ke Xue. 2011;
17:1083-1086
14. Dar S, Grover SA, Moskovstev SI, Swanson S, Baratz A & Librach
CL. In vitro fertilization – Intracytoplasmic sperm injection outcome in
patients with a markedly high DNA fragmentation index (> 50%). Fer &
Ster. 2013; 100:75-80
15. Collins JA, Barnhart KT & Schlegel PN. Do sperm DNA integrity tests
predict pregnancy with in vitro fertilization?. Fer & Ster. 2008; 89:823-831
16. Oleszczuk K, Giwercman A & Bungum M. Sperm chromatin structure
assay in prediction of in vitro fertilization outcome. Andrology. 2016; 4:290-296
17. Hồ Mạnh Tường, Vương Thị Ngọc Lan, Phạm Việt Thanh, Nguyễn
Thị Ngọc Phượng. Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn: Các yếu tố liên
quan đến tỷ lệ thành công. Y Học TpHCM. 2002; 6:361-364



×