Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

thực trạng về nghiệp vụ kế toán trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động tại chi nhánh ngân hàng no và ptnt hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.75 KB, 27 trang )

thực trạng về nghiệp vụ kế toán trích lập và sử
dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động tại chi
nhánh ngân hàng no và ptnt hà nội
2.1 khái quát về chi nhánh ngân hàng no và ptnt hà NộI
2.1.1 Sự ra đời và phát triển của ngân hàng No và PTNT Hà Nội:
Hà Nội là địa bàn có nhiều thuận lợi cho hoạt động ngân hàng. Ngoài thế
mạnh về điều kiện tự nhiên, địa lý kinh tế, Hà Nội còn có thuận lợi về kết cấu hạ
tầng kinh tế và xã hội. Hệ thống giao thông phát triển khá, mạng lới dịch vụ phát
triển mạnh trong mấy năm gần đây. Hà Nội là nơi tập trung hầu hết các tổng công
ty nhà nớc, công ty, các công ty nớc ngoài và liên doanh với nớc ngoài, là nơi tập
trung rất đông các doanh nghiệp ( 61 tổng công ty, 914 doanh nghiệp nhà n-
ớc,4000 doanh nghiệp và công ty t nhân, 360 doanh nghiệp có vốn đầu t nớc
ngoài, gần 90000 hộ sản xuất dịch vụ... ) Mạng lới các doanh nghiệp ở Hà Nội và
cùng với nó là số lợng dân chúng đông đúc có đời sống vật chất và thu nhập ngày
càng cao là thị trờng tiền gửi và cho vay đầy tiềm năng đối với các ngân hàng.
Ngân hàng No và PTNT Hà Nội là một chi nhánh của ngân hàng No và
PTNT Việt Nam, đợc thành lập theo quyết định 51/QĐ - NHQĐ ngày 27 tháng 6
năm 1988. Từ khi ra đời đến nay, ngân hàng No và PTNT Hà Nội đã trải qua 3
giai đoạn phát triển:
* Giai đoạn 1988- 1990: là thời kỳ hình thành và định hình, nhận bàn giao
từ ngân hàng Công thơng 4 quận nội thành. Thời kỳ này ngân hàng bao gồm 1
trung tâm và cả 12 ngân hàng huyện là ngân hàng các huyện Đông Anh, Thanh
Trì, Từ Liêm, Gia Lâm, Mê Linh, Sóc Sơn, Hoài Đức, Đan Phợng, Thạch Thất,
Phúc Thọ, Sơn Tây, Ba Vì. Biên chế của ngân hàng thời kỳ này lên tới 1182 ngời.
Đến năm 1990, nguồn vốn của ngân hàng đạt 141 tỷ đồng, d nợ đạt 120 tỷ đồng.
* Giai đoạn 1991 1996: là thời kì hoạt động ngân hàng hớng theo cơ chế
thị trờng nên ngân hàng đã tự lực về vốn và tìm kiếm thị trờng đầu t. Từ tháng 10
năm 1991, theo chủ trơng của trên, ngân hàng No Hà Nội đã bàn giao 7 ngân
hàng huyện cho các tỉnh Hà Tây và Vĩnh Phú. Trong đó, 6 chi nhánh ngân hàng
huyện đợc bàn giao cho ngân hàng No tỉnh Hà Tây là chi nhánh huyện Hoài Đức,
Thạch Thất, Ba Vì, Sơn Tây, Đan Phợng, Phúc Thọ và chi nhánh huyện Mê Linh


đợc bàn giao về ngân hàng No tỉnh Vĩnh Phú. Đến năm 1995, ngân hàng No Hà
Nội cũng bàn giao 5 chi nhánh ngân hàng huyện ngoại thành: Đông Anh, Gia
Lâm, Thanh Trì, Sóc Sơn, Từ Liêm cho trung tâm điều hành ngân hàng No.
Giai đoạn này ngân hàng tiến hành nhanh chóng mở rộng mạng lới kinh
doanh và bắt đầu hình thành hệ thống các chi nhánh ngân hàng phục vụ ngời
nghèo. Các hoạt động của ngân hàng đợc phát triển và ngày càng đa dạng. Đồng
thời ngân hàng cũng thực hiện khoán tài chính và bắt đầu thực hiện kinh doanh
ngoại tệ, thanh toán quốc tế trong giai đoạn này.
* Giai đoạn 1997- nay: là thời kì ngân hàng No đổi tên thành ngân hàng No
và PTNT, ngân hàng No Hà Nội đổi tên thành ngân hàng No và PTNT Hà Nội.
Các mặt hoạt động của ngân hàng thời gian này có bớc tiến vợt bậc. Trong thời
gian ngắn, ngân hàng đã mở thêm 2 chi nhánh cấp 2 ( là chi nhánh Tràng Tiền và
chi nhánh Chơng Dơng), 21 phòng giao dịch và 10 quĩ tiết kiệm, góp phần tạo lập
nguồn vốn, đảm bảo cho sự cân đối chung của cả hệ thống. Cho tới nay, ngân
hàng No và PTNT Hà Nội bao gồm 1 trung tâm, 13 chi nhánh và 42 phòng giao
dịch. Ngân hàng hoạt động theo quyết định 169QĐ-HĐQT-ngày 7/9/2000 của chủ
tịch Hội đồng quản trị ngân hàng No và PTNT Việt Nam. Trong thời gian này,
ngân hàng đã không ngừng mở rộng các mặt hoạt động và tăng cờng thu hút thêm
nhiều khách hàng. Ngân hàng không chỉ cho vay ngắn hạn mà còn tập trung cho
vay và đầu t trung dài hạn, các dịch vụ thanh toán đợc mở rộng, các hoạt động
kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế đợc đẩy mạnh...
Dới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ và ban lãnh đạo, trong những năm
qua, ngân hàng No và PTNT Hà Nội đã thu đợc những kết quả đáng khích lệ. Từ
nguồn vốn và d nợ rất thấp, đến nay ngân hàng đã có khối lợng vốn đứng đầu ở
Hà Nội và trong toàn hệ thống ngân hàng No và PTNT, d nợ không ngừng tăng tr-
ởng. Ngân hàng vẫn đang tiếp tục phát triển và mở rộng không ngừng để phục vụ
ngày càng tốt hơn việc phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói
chung ở thủ đô Hà Nội.
2.1.2 Mô hình tổ chức của ngân hàng No và PTNT Hà Nội:
Ban Giám đốc

Phòng kinh doanh
Phòng Kiểm soát nội bộPhòng Tổ chức cán bộ
Phòng vi tính Phòng kế hoạch
Phòng thanh toán quốc tếPhòng Ngân quỹ
Phòng Kế toán Phòng Marketing
Phòng Hành chính
Phòng thẩm định
Chi nhánh cấp II Loại 4
Phòng giao dịchPhòng kinh doanhPhòng kế toán ngân quỹ
Chi nhánh cấp II Loại 5
Tổ Kế Toán ngân quỹ
Tổ tín dụng
Bộ máy tổ chức của ngân hàng No và PTNT đợc áp dụng theo phơng thức
quản lý trực tuyến: ban giám đốc quản lý tất cả các phòng ban ở trung tâm cũng
nh các phòng ban tại các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc. Mỗi phòng ban
thực hiện những chức năng và nhiệm vụ đợc qui định rõ ràng, có quyền hạn và
trách nhiệm cụ thể. Các phòng ban ở trung tâm quản lý về mặt nghiệp vụ đối với
các phòng ban tơng ứng tại các chi nhánh ngân hàng quận, các phòng giao dịch và
các quĩ tiết kiệm.
Sơ đồ 2: Bộ máy tổ chức của ngân hàng No và PTNT Hà Nội

Với mô hình tổ chức nh trên, ban lãnh đạo của ngân hàng có thể nắm bắt
kịp thời tình hình hoạt động kinh doanh của tất cả các chi nhánh quận và các
phòng giao dịch. Từ đó ban lãnh đạo sẽ có biện pháp chỉ đạo hợp lý, chính xác
giải quyết những vớng mắc trong quá trình hoạt động nhằm đáp ứng kịp thời mọi
yêu cầu phát sinh.
* Tổ chức bộ máy kế toán của ngân hàng No và PTNT Hà Nội:
Phòng kế toán tài chính của ngân hàng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể nh
thực hiện giao dịch với khách hàng, quản lý về mặt tài chính, thực hiện công tác
thanh toán chi tiêu nội bộ, tổng hợp báo cáo cân đối... Để có thể thực hiện tốt các

yêu cầu đặt ra, hiện nay tại phòng Kế toán Tài chính của trung tâm có hơn 40 cán
bộ nhân viên. Trong đó có 1 Trởng phòng, 2 phó phòng, 2 kiểm soát viên và 4 tr-
ởng giao dịch. Phòng Kế toán Tài chính của trung tâm ngoài việc thực hiện các
TrưởngPhòng Kế Toán
Phó Phòng Kế Toán
Trưởng Giao Dịch
Giao dịch viên
Kế Toán ViênKiểm soát viên
nhiệm vụ hàng ngày phát sinh tại trung tâm còn kiêm chức năng phụ trách quản lý
nghiệp vụ đối với các ngân hàng chi nhánh quận.
Tại các chi nhánh ngân hàng quận, các phòng giao dịch đều có các bộ phận
kế toán để xử lý kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và gửi báo cáo về phòng
Kế toán Tài chính của trung tâm.
Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức phòng Kế toán tại ngân hàng No và PTNT Hà Nội
Để đáp ứng yêu cầu của hoạt động ngân hàng, kể từ tháng 4/2003 tới nay,
với việc triển khai dự án hiện đại hoá ngân hàng, phòng Kế toán Tài chính đã đợc
trang bị hệ thống máy vi tính nối mạng và phần mềm chuyên dụng. Nhờ vậy, mô
hình tổ chức của phòng cũng có sự thay đổi. Việc giao dịch với khách hàng không
phải phân theo các bộ phận nh trớc mà đợc thay bằng các teller giao dịch một cửa.
Hiện tại bộ phận giao dịch khách hàng có tất cả 9 cửa giao dịch. Điều này đã góp
phần đẩy nhanh tốc độ thanh toán, giúp cho việc quản lý số liệu kịp thời và hiệu
quả hơn.
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng No và PTNT Hà Nội:
2.1.3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng No và PTNT
Hà Nội:
Bảng 1: Tình hình nguồn vốn và d nợ của ngân hàng No và PTNT Hà Nội
trong một số năm.
Đơn vị: tỷ đồng.
Năm 2000 2001 2002 2003
TrởngPhòng Kế

Toán
Nguồn vốn huy động
+ Nguồn vốn VNĐ
+ Nguồn vốn ngoại tệ
3345
3117
228
4257
3866
391
6152
5378
774
9748
9005
743
D nợ
+ D nợ VNĐ
+D nợ ngoại tệ
1295
1022
273
1572
1237
335
2003
1630
373
2798
2230

568
( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2000,2001,2002,2003 của
ngân hàng No và PTNT Hà Nội)
Với những thuận lợi và cả những khó khăn gặp phải trong quá trình hoạt
động kinh doanh, ngân hàng No và PTNT Hà Nội đã biết tranh thủ những thuận
lợi, tận dụng thời cơ, từng bớc vợt qua khó khăn, nhờ vậy, chi nhánh đã đạt đợc
những kết quả đáng kể trong hoạt động kinh doanh những năm qua, khẳng định đ-
ợc vị thế của mình trong hệ thống NHTM Việt Nam.
Qua các số liệu trên, có thể thấy tốc độ tăng trởng hàng năm của ngân hàng
là khá cao. Tốc độ tăng trởng nguồn vốn hàng năm hơn 50%, tốc độ tăng trởng
bình quân của mức d nợ hàng năm hơn 30%. Đây là tốc độ phát triển rất nhanh.
Nó chứng tỏ ngân hàng thực sự hoạt động có hiệu quả trong việc thu hút nguồn
vốn nhàn rỗi từ dân c cũng nh trong việc cấp tín dụng cho nền kinh tế.
Số khách hàng giao dịch với ngân hàng ngày càng tăng. Tài khoản tiền gửi
từ 2560 tài khoản ( năm 1988) tăng lên 9570 tài khoản ( năm 2002). Tài khoản
ngoại tệ từ 615 tài khoản (năm 1996) lên 1208 tài khoản (năm 2002). Tài khoản
cho vay tăng từ 4102 tài khoản (năm 1988) lên 10425 tài khoản (năm 2002). Tài
khoản cho vay ngoại tệ từ 120 tài khoản (năm 1996) lên 916 tài khoản (năm
2002).
Tổng doanh số thanh toán ( Nợ + Có ) tăng từ 6066 tỷ (năm 1988) lên
27501 tỷ (năm 1997) và đạt 95538 tỷ (năm 2002). Ngân hàng có quan hệ thanh
toán với trên 500 ngân hàng khắp các châu lục và mở đợc 1800 L/C nhập khẩu,
hơn 120 L/C xuất khẩu. Tốc độ thanh toán tăng từ 26 triệu USD (năm 1997) lên
107 triệu USD (năm 2001). Những con số này thể hiện tinh thần, thái độ phục vụ
khách hàng ngày càng tốt hơn của cán bộ nhân viên ngân hàng No Hà Nội. Nó
cũng thể hiện sự phát triển rất nhanh của chi nhánh.
Bên cạnh đó, chi nhánh đã triển khai thực hiện tốt Đề án phát triển kinh
doanh giai đoạn 2001-2005 đã đợc ngân hàng No và PTNT Việt Nam phê duyệt:
đó là mở rộng mạng lới. Trong những năm qua, một loạt các chi nhánh cấp 2 loại
5 và phòng giao dịch đã đợc mở trên khắp các quận nội thành. Do vậy đã thu hút

đợc lợng tiền nhàn rỗi trong dân c khá lớn, tạo điều kiện cho chi nhánh có đủ
nguồn vốn đáp ứng cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, đầu
t các dự án lớn mở rộng sản xuất, thay đổi thiết bị công nghệ, triển khai xây dựng
khu đô thị mới...
Đặc biệt, trong năm 2003 ngân hàng No và PTNT Hà Nội là một trong
những ngân hàng đầu tiên trong hệ thống đợc ngân hàng No và PTNT Việt Nam
triển khai áp dụng chơng trình WB - đây là chơng trình ứng dụng công nghệ hiện
đại giao dịch một cửa trực tiếp với khách hàng. Đến nay, 100% các chi nhánh trực
thuộc và trung tâm đã thực hiện giao dịch một cửa, giúp cho công tác quản lý hoạt
động kinh doanh, quản lý tài chính đợc chính xác, nhanh chóng. Chi nhánh cũng
mở rộng các loại hình dịch vụ tiện ích nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách
hàng nh chuyển tiền nhanh, thu đổi ngoại tệ, dịch vụ Fone- bankinh, dịch vụ thẻ
ATM rút tiền tự động... Những dịch vụ tiện ích này đã đem lại nguồn thu đáng kể
cho ngân hàng
2.1.3.2 Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng No và PTNT Hà Nội:
Trong những năm qua, ngân hàng No và PTNT Hà Nội đã sử dụng tốt đồng
vốn huy động vào việc cho vay có hiệu quả. Khối lợng tín dụng ngày một tăng cả
về số lợng và chất lợng, phạm vi kinh doanh và đối tợng khách hàng không ngừng
đợc mở rộng. Nhờ vậy hoạt động tín dụng đã đem lại nguồn thu ổn định cho ngân
hàng.
Bảng 2: Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng No và PTNT Hà Nội
qua một số năm.
Đơn vị: Tỷ đồng.
Thời điểm 2001 2002 2003
So sánh
2002/2001
So sánh
2003/2002
+/- %+/- +/- %+/-
Tổng d nợ

1572 2003 2798 +431 +27,4% +795 +39,7%
Chia theo thời hạn:
+ Ngắn hạn 1143 1258 1819 +115 +10,1% +561 +45%
+Trung hạn 429 745 979 +316 +73,7% +234 +31%
Chia theo đồng tiền
+ Bằng VND
+ Bằng ngoại tệ
1237
335
1630
373
2230
568
+393
+38
+32%
+11%
+600
+195
+63%
+52%
( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2000,2001,2002,2003 của
ngân hàng No và PTNT Hà Nội)
Từ 1997 đến nay, không chỉ dừng lại ở các khách hàng truyền thống và lĩnh
vực truyền thống, hoạt động cho vay của ngân hàng đã đợc mở rộng về cả phạm vi
và đối tợng khách hàng. Ngân hàng đã mở rộng đầu t tín dụng cho mọi thành phần
kinh tế, chú trọng mở rộng cho vay trung dài hạn để hỗ trợ cho các doanh nghiệp
đổi mới thiết bị, mở rộng qui mô sản xuất.
Qua các số liệu trên, có thể thấy, trong ba năm gần đây, mức d nợ của chi
nhánh không ngừng tăng. Chỉ trong thời gian 2 năm mức d nợ đã tăng gần gấp

đôi. Trong đó, cho vay ngắn hạn vẫn là chủ yếu, nhng tỷ trọng cho vay trung dài
hạn cũng ngày càng tăng trong tổng d nợ. Tốc độ tăng của d nợ trung dài hạn là
hơn hẳn so với d nợ ngắn hạn. Cho vay bằng VNĐ của chi nhánh vẫn là chính, nh-
ng cho vay bằng ngoại tệ cũng đang đợc đẩy mạnh, với tốc độ tăng trởng cao.
Vốn đầu t tín dụng của ngân hàng đợc tập trung chủ yếu cho các dự án, ph-
ơng án thực sự có hiệu quả, không phân biệt thành phần kinh tế. Thời gian qua,
ngân hàng đã mở rộng phơng thức cho vay đồng tài trợ với các NHTM quốc
doanh, NHTM cổ phần trên địa bàn, đồng thời mở rộng cho vay hộ sản xuất, cho
vay sinh hoạt đối với các tầng lớp dân c với mức d nợ lên tới hàng trăm tỷ đồng.
Cùng với sự tăng trởng về số lợng tín dụng, chất lợng tín dụng của ngân
hàng cũng ngày càng tăng. Đó là do ngân hàng đã có nhiều biện pháp thích hợp
nh: qui trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, từng bộ phận trong việc thẩm định
tín dụng; theo dõi chặt chẽ qui trình sử dụng vốn vay cũng nh việc trả nợ của
khách hàng; nâng cao nhận thức của cán bộ tín dụng; thực hiện cơ chế khoán tài
chính và tiền lơng cùng với sự chỉ đạo chặt chẽ; công tác kiểm tra kiểm soát đợc
thực hiện thờng xuyên...
Từ năm 2001, ngân hàng đã thành lập Ban chỉ đạovà tổ chuyên thu nợ quá
hạn và nợ đã xử lý rủi ro từ trung tâm đến tất cả các ngân hàng quận, đã phối hợp
với các ngành chức năng có liên quan nên đã thu hồi đợc gần 10 tỷ đồng nợ tồn
đọng từ nhiều năm nay.
2.2 thực trạng nghiệp vụ kế toán trích lập và sử dụng
dự phòng rủi ro tại chi nhánh ngân hàng no và ptnt hà
nội:
2.2.1 Sự cần thiết của dự phòng rủi ro trong hoạt động của chi nhánh ngân
hàng No và PTNT Hà Nội:
Hoạt động của ngân hàng No và PTNT Hà Nội cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro
nh bất kì ngân hàng nào. Mặc dù các biện pháp đánh giá, quản lý rủi ro ngày càng
đợc hoàn thiện hơn, nhng vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn những rủi ro vốn có của
hoạt động ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Các biện pháp để nâng cao chất
lợng tín dụng của các NHTM vẫn gặp một số trở ngại:

+ Qui chế cho vay mới nhất của Ngân hàng Nhà nớc ban hành kèm theo
quyết định số 1627/2001/QĐ - NHNN ngày 31/12/2001 đã tạo nhiều thuận lợi
cho các ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Theo đó khách hàng xin vay sẽ đợc
đánh giá theo nhiều tiêu chí nh năng lực pháp lý, uy tín, năng lực lãnh đạo, tình
hình tài chính ... Tuy nhiên, việc đánh giá và thẩm định chính xác năng lực khách
hàng không phải là điều dễ dàng. Nó chịu ảnh hởng từ nhiều nhân tố khách quan
và các nhân tố chủ quan xuất phát từ năng lực của cán bộ tín dụng, những rủi ro
mang tính đạo đức... Vì thế rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Đối với ngân hàng No và PTNT Hà Nội nói riêng và hệ thống NHTM Việt
Nam nói chung hiện nay, bên cạnh nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng do sự yếu
kém của chất lợng tín dụng xuất phát từ việc cha tuân thủ các điều kiện vay vốn,
thực hiện không đầy đủ các yếu tố của bộ hồ sơ cho vay, các biện pháp bảo đảm
tiền vay không có hiệu quả... thì hoạt động của các NHTM đang chứa đựng nguy
cơ đổ vỡ cap do mức d nợ tồn đọng rất lớn. Tỷ lệ nợ tồn đọng của các NHTM Việt
Nam hiện nay lớn gấp 4 lần vốn tự có. Đây là những khoản nợ để lại do yếu tố
lịch sử từ thời kì bao cấp, nhng nó lại đang trở thành một gánh nặng rất lớn cho
ngân hàng trong quá trình lành mạnh hoá tài chính. Ngày 5/10/2001 thủ tớng
chính phủ đã ra quyết định số 149/2001/ QĐ - TTg về việc phê duyệt đề án xử lý
nợ tồn đọng của các NHTM tính đến hết ngày 31/12/2000. Tuy nhiên, việc xử lý
nợ tồn đọng còn gặp rất nhiều khó khăn.
+ Một nguyên tắc đối với bất kì một khoản vay nào là ngân hàng yêu cầu
phải có bảo đảm tín dụng. Đó có thể là bảo đảm đối vật hoặc bảo đảm đối nhân. ở
Việt Nam, bảo đảm đối nhân cha thực sự phổ biến. Còn đối với bảo đảm đối vật,
tức là khách hàng dùng tài sản là bất động sản hoặc động sản để đảm bảo, thì
ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn khi xử lý.
Hệ thống pháp lý liên quan đến việc xử lý các tài sản đảm bảo cha hoàn
chỉnh, ví dụ nh quyền sở hữu, quyền sử dụng, cơ chế chuyển nhợng, phát mại tài
sản, những nguyên tắc định giá, đấu giá...Sự phối kết hợp giữa các ngành cha chặt
chẽ, nhiều nơi chính quyền địa phơng cha thực sự ủng hộ ngân hàng trong việc
thu giữ và phát mại tài sản đảm bảo. Sự cộng tác của cơ quan pháp luật hiệu quả

còn thấp. ở Việt Nam, thị trờng bất động sản cha thực sự phát triển và không có tổ
chức. Nh vậy mặc dù có tài sản đảm bảo, ngân hàng cũng không thể hạn chế triệt
để rủi ro tín dụng.
+ Đối với nợ không có tài sản đảm bảo và con nợ không còn thì việc hoàn
chỉnh hồ sơ để trình chính phủ cho xoá nợ cũng gặp một số vớng mắc: một số đơn
vị đã giải thể hoặc tự tan rã từ lâu rất khó lấy xác nhận của cấp có thẩm quyền,
một số doanh nghiệp thực chất đã ngừng hoạt động và không có khả năng trả nợ
ngân hàng song cha đủ thủ tục để tuyên bố phá sản hoặc giải thể...
Bên cạnh đó, ngân hàng No và PTNT Hà Nội cũng đang bắt đầu đẩy mạnh
hoạt động chiết khấu thơng phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn, cũng nh hoạt
động thanh toán qua ngân hàng ngày càng đợc mở rộng. Những hoạt động này
góp phần đa dạng hoá hoạt động kinh doanh ngân hàng, đem lại những nguồn thu
nhập mới cho ngân hàng, nhng đồng thời chúng cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro
tiềm ẩn đối với ngân hàng.
Xuất phát từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan nói trên, việc ngân
hàng sử dụng nguồn quỹ dự phòng để hạn chế những ảnh hởng của việc mất vốn
trở nên rất quan trọng. Dự phòng rủi ro đợc trích lập dựa trên việc phân loại tài
sản Có của ngân hàng trở thành một nguồn quỹ cần thiết và chủ động của ngân
hàng nhằm đảm bảo sự an toàn trong hoạt động kinh doanh.
2.2.2 Những văn bản qui định về việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro:
Ngân hàng No và PTNT Hà Nội là một chi nhánh trực thuộc ngân hàng No
và PTNT Việt Nam, thuộc hệ thống NHTM Việt Nam. Vì vậy, việc thực hiện trích
lập và sử dụng dự phòng rủi ro của ngân hàng đều phải tuân theo Luật các tổ chức
tín dụng và những qui định của Ngân hàng Nhà nớc:
+ Quyết định 488/2000/QĐ - NHNN5 ngày 27/11/2000 của Thống đốc
ngân hàng Nhà nớc ban hành Qui định về việc phân loại tài sản Có trích lập
và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín
dụng
+ Công văn số 354/CV-CNH ngày 10/7/2002 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nớc về việc Phân loại trích lập dự phòng khi chuyển nợ quá hạn theo quyết

định 688/QĐ ngày 1/7/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nớc.
Bên cạnh đó, là chi nhánh thuộc hệ thống ngân hàng No và PTNT Việt
Nam nên chi nhánh thực hiện việc trích lập và sử dụng dự phòng theo những qui
định cụ thể của Hội đồng quản trị ngân hàng No và PTNT Việt Nam:
+ Quyết định số 88/HĐQT 03 ngày 25/4/2001 của Chủ tịch Hội đồng
quản trị ngân hàng No và PTNT Việt Nam về việc ban hành Qui định phân loại tài
sản Có, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của ngân
hàng No và PTNT Việt Nam.
+ Hớng dẫn số 1586/NHNo- TCKT ngày 20/6/2001 của Tổng giám đốc
ngân hàng No và PTNT Việt Nam về việc hạch toán trích lập và sử dụng dự phòng
rủi ro trong hệ thống ngân hàng No và PTNT Việt Nam.
Theo những qui định này, mọi sở giao dịch, chi nhánh ngân hàng và các
công ty trực thuộc của ngân hàng No và PTNT Việt Nam đều phải thực hiện phân
loại tài sản Có , trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong kinh doanh.
Việc trích lập dự phòng đợc thực hiện tại các đơn vị trực tiếp cho vay, cung ứng
dịch vụ, nhng quĩ dự phòng đợc quản lý tập trung tại Trụ sở chính theo hình thức
mở các tiểu khoản riêng cho từng đơn vị tại Sở giao dịch ngân hàng No và PTNT
Việt Nam. Mọi khoản rủi ro đợc xử lý do Chủ tịch Hội đồng xử lý rủi ro của trụ sở
chính ra thông báo chuyển nguồn về đơn vị bằng chuyển khoản để chuyển các
khoản nợ trên tài khoản nội bảng sang hạch toán ngoại bảng. Đây chính là những
cơ sở, căn cứ pháp lý cụ thể để ngân hàng No và PTNT Hà Nội thực hiện việc
trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh.
2.2.3 Tài khoản sử dụng trong việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tại
ngân hàng No và PTNT Hà Nội:
* Tài khoản loại 2:
+ Tài khoản 2051, 2061, 2111, 2121,....: Tài khoản nợ trong hạn và đã đợc
gia hạn nợ.
+ Tài khoản 2052, 2062, 2112, 2122,....: Tài khoản nợ quá hạn đến 180
ngày có khả năng thu hồi.
+ Tài khoản 2053, 2063, 2113, 2123,....: Tài khoản nợ quá hạn từ 181 đến

360 ngày có khả năng thu hồi.
+ Tài khoản 2058, 2068, 2118, 2128,....: Tài khoản nợ khó đòi.
* Tài khoản 479004: Tài khoản các khoản phải trả về dự phòng rủi ro tín
dụng. Tài khoản này đợc mở tiểu khoản cho từng ngân hàng đơn vị trực thuộc, mở
cho nội tệ riêng, ngoại tệ riêng.
* Tài khoản 872: Tài khoản chi dự phòng. Gồm các tài khoản chi tiết:
+ Tài khoản 8721: Tài khoản chi dự phòng giảm giá vàng, ngoại tệ.
+ Tài khoản 8722: Tài khoản chi dự phòng nợ phải thu khó đòi.
+ Tài khoản 8723: Tài khoản chi dự phòng giảm giá chứng khoán.
+ Tài khoản 8724: Tài khoản chi dự phòng dịch vụ thanh toán.
+ Tài khoản 8725: Tài khoản chi dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
* Tài khoản 790001: Tài khoản thu hoàn nhập dự phòng rủi ro.
* Tài khoản 971: Tài khoản nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi.
Tài khoản này đợc mở tiểu khoản theo từng khách hàng nợ và từng khoản nợ, có
các tài khoản chi tiết:
+ Tài khoản 971001: Tài khoản nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi.
+ Tài khoản 971005: Tài khoản dự phòng rủi ro đã đa vào chi phí.
+ Tài khoản 971006: Tài khoản dự phòng rủi ro đã chuyển về Trụ sở chính.
2.2.4 Qui trình thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tại ngân hàng
No và PTNT Hà Nội:
* Định kì hàng quí, các chi nhánh trực thuộc ngân hàng No và PTNT Hà
Nội căn cứ theo các qui định, thực hiện:
+ Phân loại tài sản có tại thời điểm ngày cuối cùng của tháng thứ hai trong
quí và dự kiến số tiền phải trích lập ( theo mẫu 1A ) gửi chi nhánh ngân hàng No
và PTNT Hà Nội.
+ Tập trung các khoản rủi ro đủ điều kiện xử lý trình Hội đồng xử lý rủi ro
của ngân hàng No và PTNT Hà Nội xét duyệt.
+ Lập phơng án thu hồi nợ đối với những khoản nợ đã đợc xử lý rủi ro trớc
đây.
* Trên cơ sở báo cáo của các chi nhánh đơn vị trực thuộc, Hội đồng xử lý

rủi ro của chi nhánh ngân hàng No và PTNT Hà Nội tổ chức họp để quyết định
các vấn đề sau:
+ Lập biểu tổng hợp phân loại tài sản có và trích lập dự phòng của toàn đơn
vị để gửi về Trụ sở chính ( theo mẫu 1A ).
+ Xét duyệt các khoản rủi ro của đơn vị mình theo mức đợc phân cấp xử lý
theo qui định. Kết quả xét duyệt đợc lập thành danh sách ( theo mẫu 2A ).
+ Tổng hợp hồ sơ các khoản rủi ro vợt quyền xử lý của đơn vị mình. Kiểm
tra xem xét nếu đủ điều kiện thì lập bảng tổng hợp ( theo mẫu 2B ) gửi Hội đồng
xử lý rủi ro tại Trụ sở chính.
+ Tổng hợp số nợ đã thu đợc trong quí và lập kế hoạch thu nợ quí sau ( theo
mẫu 3A ). Giao kế hoạch thu nợ trong quí cho từng đơn vị trực thuộc.
Kết quả cuộc họp đợc ghi thành biên bản. Trong biên bản phải bao gồm các
nội dung qui định và có đầy đủ chữ kí của các thành viên Hội đồng xử lý rủi ro.
Toàn bộ hồ sơ cuộc họp bao gồm cả các biểu 1A, 2A, 2B, biên bản họp và hồ sơ
các khoản vợt quyền gửi về Trụ sở chính ( Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro )
trớc ngày 10 tháng thứ ba của quí hiện hành. Riêng biểu 3A gửi trớc ngày 10
tháng thứ nhất của quí sau.
+ Hồ sơ các khoản đã đợc Hội đồng của đơn vị sau khi xét duyệt đợc trả về
chi nhánh cho vay để tiếp tục theo dõi thu hồi nợ.

×