Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TRÍCH LẬP QUỸ DỰ PHÒNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.05 KB, 10 trang )

TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TRÍCH LẬP QUỸ DỰ
PHÒNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM.
1. Cơ sở lí luận.
1.1. Dự phòng rủi ro trong hoạt động của NHTM.
1.1.1 Rủi ro - nhân tố tất yếu trong hoạt động của NHTM.
Có thể nói, hoạt động của NHTM gần gũi nhất với nhân dân và nền kinh tế. Khi
nền kinh tế ngày càng phát triển, hoạt động và dịch vụ của ngân hàng ngày càng
xuất hiện nhiều hơn, tham gia vào mọi hoạt động của nền kinh tế và đời sống con
người. Cũng vì thế, hoạt động ngân hàng trở thành lĩnh vực nhạy cảm, là hệ thần
kinh của nền kinh tế.
Đối tượng kinh doanh của NHTM là tiền tệ và hoạt động kinh doanh của các ngân
hàng là hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Do đó, hoạt động của ngân
hàng rất nhạy cảm với mọi biến động của nền kinh tế. Những biến động về giá cả,
về quan hệ cung cầu, về chu kì phát triển của nền kinh tế, về lạm phát, về thất
nghiệp,... đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của
ngân hàng.
Nguồn vốn hoạt động của NHTM là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập và
huy động được để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, bao gồm vốn huy động,
vốn đi vay, vốn khác và vốn tự có. Trong đó, vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu
và đóng vai trò quan trọng nhất. Tuy nhiên nguồn vốn này lại không thuộc sở hữu
của ngân hàng mà là nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư, được tạo lập từ
nhiều hình thức khác nhau nên tính ổn định thấp, dễ biến động. Vì thế, hoạt động
của ngân hàng trở nên rất rủi ro.
Hoạt động sử dụng vốn của các ngân hàng hiện nay đã được đa dạng hoá nhưng
hoạt động chủ yếu vẫn là cấp tín dụng, chiếm tỉ trọng tới 60% - 70% trong tổng tài
sản có của các NHTM. Tuy nhiên, khi ngân hàng cho khách hàng vay, ngân hàng
phải gánh chịu rủi ro. Món vay có thể được trả lại đầy đủ nhưng cũng có thể trở
nên khó đòi và ngân hàng có thể mất toàn bộ số tiền cho vay. Như vậy, tín dụng -
hoạt động chủ yếu của ngân hàng lại là mảng kinh doanh chứa đựng rất nhiều rủi
ro.
Thêm vào đó, đối tượng khách hàng của ngân hàng rất đa dạng, từ cá nhân, hộ gia


đình, đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tổng công ty... và hoạt động trên mọi
địa bàn, từ thành phố đến vùng núi xa xôi; mọi lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, từ
sản xuất, phân phối, lưu thông đến tiêu dùng. Do đó, một điều tất yếu là rủi ro rất
dễ xảy ra đối với các hoạt động của ngân hàng.
1.1.2 Rủi ro trong hoạt động của NHTM.
Có rất nhiều loại rủi ro như:
Rủi ro lãi suất: là rủi ro do sự biến động của lãi suất gây nên hay nói một cách khác
là do sự không cân xứng giữa các kỳ hạn của tài sản Nợ và tài sản Có.
Rủi ro ngoại hối: là rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái gây nên.
Rủi ro thanh khoản: là tình trạng ngân hàng không có đủ nguồn vốn hoặc không
thể tìm được nguồn từ bên ngoài để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình.
Đây là rủi ro nguy hiểm nhất của ngân hàng.
Rủi ro tín dụng: là rủi ro phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy
đủ cả gốc và lãi của khoản vay hoặc là thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kì hạn.
Ngoài ra còn có rủi ro về hoạt động ngoại bảng, rủi ro công nghệ và hoạt đông và
các rủi ro khác.
2. Nghiệp vụ kế toán trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của NHTM.
2.1 Một số quy định chung.
Khái niệm cơ bản:
Rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là những tổn thất có thể xảy
ra trong hoạt động ngân hàng.
Dự phòng rủi ro là dự phòng được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín
dụng thông qua việc trích lập dự phòng cho phần giá trị tài sản “Có” có khả năng
không thể thu hồi được.
Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng là việc tổ chức tín
dụng hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng.
Việc tổ chức thực hiện:
Đối với việc trích lập dự phòng rủi ro: Trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên
tháng thứ ba mỗi quý, tổ chức tín dụng thực hiện việc phân loại tài sản “Có” tại
thời điểm cuối ngày của ngày cuối cùng tháng thứ hai và trích lập dự phòng để xử

lý rủi ro theo các tỷ lệ qui định.
Đối với việc xử lý rủi ro: Việc xử lý rủi ro được thực hiện một quý một lần sau khi
đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro và chỉ được xử lý rủi ro trong phạm vi dự
phòng hiện có. Việc xử lý rủi ro là công việc nội bộ nên tổ chức tín dụng không
được thông báo cho khách hàng biết, trừ những khoản nợ đã được Chính phủ cho
phép xoá nợ cho khách hàng.
Tổ chức tín dụng không được điều chỉnh giảm số nợ trong hồ sơ cho vay đối với
phần nợ được coi là rủi ro và đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro. Tổ chức tín dụng
vẫn phải có biện pháp để thu hồi nợ triệt để theo chế độ hiện hành như đối với các
khoản nợ được chính phủ cho phép xoá nợ đối với khách hàng.
Mọi khoản tiền thu hồi được từ những khoản vay đã được coi là rủi ro và đã được
xử lý bằng dự phòng được coi là doanh thu của tổ chức tín dụng và được hạch toán
vào thu nhập bất thường.
2.2 Tài khoản sử dụng trong nghiệp vụ kế toán trích lập và sử dụng dự phòng rủi
ro của NHTM.
Hệ thống tài khoản kế toán của các tổ chức tín dụng của Việt Nam qui định hoạt
động tín dụng được theo dõi trên các tài khoản loại 2. Trong đó, các tài khoản có
liên quan đến việc hạch toán trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro gồm:
Tài khoản 201, 221: Tài khoản chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy
tờ có giá ngắn hạn khác.
Tài khoản 2051, 2061, 2111, 2121, 2141... Tài khoản nợ trong hạn và đã được gia
hạn nợ.
Các tài khoản này có kết cấu như sau:
Bên Nợ ghi: Số tiền cho khách hàng vay
Bên Có ghi: Số tiền khách hàng trả nợ, số tiền chuyển nợ quá hạn.
Số dư Nợ: Phản ánh số tiền khách hàng còn đang nợ ngân hàng.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết cho từng khách hàng vay vốn.
Tài khoản 2052, 2062, 2112, 2122, ...: Tài khoản nợ quá hạn đến 180 ngày có khả
năng thu hồi.
Tài khoản 2053,2063, 2113, 2123, ...: Tài khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360

ngày có khả năng thu hồi.
Tài khoản 2058, 2068, 2118, 2128, ...: Tài khoản nợ khó đòi
Các tài khoản này có kết cấu như sau:
Bên nợ ghi: Số tiền cho vay phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi
Bên Có ghi: Số tiền khách hàng trả nợ
Số dư Nợ: Phản ánh số dư nợ quá hạn, nợ khó đòi khách hàng chưa trả.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng có nợ quá hạn, nợ
khó đòi.
Số dư của các tài khoản loại 2 này chính là căn cứ để ngân hàng tính toán số dự
phòng phải trích.
Tài khoản 209, 219, 229, 239, ...: Tài khoản dự phòng phải thu khó đòi.
Các tài khoản này có kết cấu:
Bên Có ghi: Số dự phòng phải thu khó đòi tính vào chi phí
Bên Nợ ghi: Khoản phải thu khó đòi không thu được phải xử lý xoá nợ
Kết chuyển số chênh lệch về dự phòng phải thu khó đòi đã lập không sử dụng còn
lại đến cuối niên độ kế toán.
Số dư Có: Phản ánh dự phòng khoản phải thu khó đòi còn lại cuối kì.
Tài khoản 8722: Tài khoản chi dự phòng, gồm các khoản chi dự phòng giảm giá
chứng khoán, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá vàng, ngoại tệ. Tài
khoản có kết cấu:
Bên Nợ ghi: Các khoản chi trích lập dự phòng trong năm
Bên Có ghi: Kết chuyển số dư cuối năm vào tài khoản lợi nhuận năm nay khi quyết
toán.
Số dư Nợ: Phản ánh các khoản chi trích lập dự phòng trong năm.
Tài khoản 97: Tài khoản nợ khó đòi chờ xử lý. Tài khoản này dùng để hạch toán
các khoản nợ bị tổn thất đã dùng dự phòng rủi ro để bù đắp đang trong thời gian
theo dõi để có thể tiếp tục thu hồi dần. Thời gian theo dõi trên tài khoản này phải
theo qui định của nhà nước nhưng nếu không thu được thì cũng huỷ bỏ. Tài khoản
này có kết cấu như sau:
Bên Nhập: Số tiền nợ khó đòi được bù đắp đưa ra theo dõi ngoại bảng.

Bên Xuất: Số tiền thu hồi được của khách hàng
Số tiền nợ bị tổn thất đã hết thời gian theo dõi.
Số còn lại: Phản ánh số nợ bị tổn thất được bù đắp nhưng vẫn tiếp tục theo dõi để
thu hồi.
3. Nghiệp vụ kế toán sử dụng dự phòng rủi ro của NHTM.
3.1 Điều kiện sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.
Các trường hợp được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của các NHTM:

×