Tải bản đầy đủ (.pdf) (244 trang)

Quá trình hình thành, phát triển và tác động xã hội của trào lưu tôn giáo mới ở nhật bản từ sau chiến tranh thế giới II tới năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 244 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
========================

NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG TRANG

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI
CỦA TRÀO LƯU TÔN GIÁO MỚI Ở NHẬT BẢN TỪ SAU
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI II TỚI NĂM 2018

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
========================

NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG TRANG

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI
CỦA TRÀO LƯU TÔN GIÁO MỚI Ở NHẬT BẢN TỪ SAU
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI II TỚI NĂM 2018

Ngành: Lịch sử Thế giới
Mã số : 92 29 011

Người hướng dẫn khoa học:


1.PGS. TS. Phạm Hồng Thái
2.PGS.TS. Võ Kim Cương

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Phạm Hồng Thái và PGS.TS
Võ Kim Cương. Các số liệu trong luận án là trung thực, chính xác, đảm
bảo tính khách quan khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội,ngày tháng năm 2020
Tác giả luận án

Nguyễn Ngọc Phương Trang


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 5
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 5
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án............................................. 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ............................................. 8
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ..................................................... 10
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .................................................... 10
7. Cấu trúc của luận án.................................................................................... 11
Chương 4: Đặc điểm và tác động xã hội của trào lưu tôn giáo mới này là gì ?
ở Việt Nam tình hình tôn giáo mới như thế nào ? từ thực tiễn ở Nhật Bản có
thể rút ra liên hệ gì cho Việt Nam ? ................................................................ 12
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................... 13

1.1. Các công trình nghiên cứu về tôn giáo mới ở Nhật Bản ...................... 13
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về tôn giáo truyền thống ................... 13
1.2. Các công trình nghiên cứu về tác động của tôn giáo mới ở Nhật Bản 21
1.2.1. Các công trình đánh giá tác động của tôn giáo mới tới đời sống
chính trị- xã hội Nhật Bản ...................................................................... 21
1.2.2. Các công trình đánh giá tác động của tôn giáo mới tới chính sách
của Chính phủ Nhật Bản ......................................................................... 27
1.3. Những kết quả đã đạt được và vấn đề cần nghiên cứu ....................... 29
1.3.1. Những kết quả đã đạt được ........................................................... 29
1.3.2. Những vấn đề chưa được làm rõ................................................... 30
1.3.3. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu ................................ 30
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN
CỨU TRÀO LƯU TÔN GIÁO MỚI Ở NHẬT BẢN TỪ SAU CHIẾN
TRANH THẾ GIỚI II TỚI NĂM 2018 ...................................................... 32

1


2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 32
2.1.1. Khái niệm tôn giáo ........................................................................ 32
2.1.2. Khái niệm tôn giáo mới và trào lưu tôn giáo mới ........................ 36
2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................. 46
2.2.1. Bối cảnh quốc tế ............................................................................ 46
2.2.2. Bối cảnh trong nước .......................................................................... 51
Thứ ba là sự phát triển nhanh chóng của quá trình đô thị hoá .............. 58
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ........................................................................... 62
CHƯƠNG 3. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
TRÀO LƯU TÔN GIÁO MỚI Ở NHẬT BẢN TỪ SAU CHIẾN TRANH
THẾ GIỚI II TỚI NĂM 2018 ...................................................................... 63
3.1.1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển của trào lưu tôn giáo

mới từ sau Chiến tranh Thế giới II tới năm 1970 ................................... 64
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của một số tổ chức tôn giáo
mới nổi bật giai đoạn từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II tới năm 1970 68
3.2. Giai đoạn năm 1971 tới năm 1995 ....................................................... 80
3.2.1. Khái quát quá trình phát triển của trào lưu tôn giáo mới từ năm
1971 tới năm 1995................................................................................... 80
3.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của một số tổ chức tôn giáo
mới nổi bật giai đoạn từ 1971 đến năm 1995 ........................................ 84
3.3. Giai đoạn từ năm 1996 tới năm 2018................................................... 98
3.3.1. Khái quát quá trình phát triển của trào lưu tôn giáo mới từ năm
1996 tới năm 2018................................................................................... 98
3.3.2. Quá trình hình thành và phát triển của một số tổ chức tôn giáo
mới nổi bật giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2018 ............................... 103
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ......................................................................... 116
CHƯƠNG 4. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA TRÀO LƯU
2


TÔN GIÁO MỚI Ở NHẬT BẢN ............................................................... 118
4.1. Đặc điểm chung của các tôn giáo mới ở Nhật Bản từ sau Chiến tranh Thế
giới II tới năm 2018 .................................................................................... 118
4.1.1. Tính ma thuật – bí ẩn .................................................................. 118
4.1.2. Tính hỗn hợp ............................................................................... 119
4.1.3. Tính hiện thế ................................................................................ 120
4.1.4. Tính thế tục .................................................................................. 121
4.1.5. Phụ nữ giữ vai trò nổi bật ........................................................... 124
4.1.6. Nỗ lực vươn tầm ảnh hưởng quốc tế ........................................... 124
4.1.7. Kiến trúc cơ sở thờ tự mang tính hiện đại và sáng tạo ............... 125
4.2. Đánh giá tác động của trào lưu tôn giáo mới đối với xã hội Nhật Bản
giai đoạn từ sau Chiến tranh Thế giới II tới năm 2018 ............................. 126

4.2.1. Tác động tích cực ........................................................................ 127
4.2.2. Tác động tiêu cực ........................................................................ 133
4.3. Tác động của trào lưu tôn giáo mới tới việc điều chỉnh Chính sách
tôn giáo của Chính phủ Nhật Bản ......................................................... 137
4.4. Một số liên hệ với Việt Nam .............................................................. 142
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ......................................................................... 152
KẾT LUẬN .................................................................................................. 153
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................... 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 157
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 169

3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Số liệu của Viện Quốc lập Nghiên cứu Vấn đề Con người- Bảo hiểm Xã
hội Nhật Bản công bố năm 2012 .............................................................................101

4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cụm từ “tôn giáo mới” xuất hiện từ nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở
nhiều nước trên thế giới để chỉ các hiện tương hay các nhóm tín ngưỡng tôn giáo có
nguồn góc hiện đại nhưng lại nằm ngoại vi với văn hóa tôn giáo truyền thống đang
có vị trí thống trị. Xung quanh thuật ngữ này, các nhà quản lý và các nhà nghiên
cứu của mỗi quốc gia lại có cách tiếp cận khác nhau. Ở Việt Nam, hiện tượng đó
thường được các nhà quản lý gọi bằng từ “đạo lạ”, còn các nhà nghiên cứu thì gọi là

“hiện tượng tôn giáo mới”. Ở Pháp, hiện tượng trên thường được gọi là “nhóm tôn
giáo thiểu số”, “nhóm tôn giáo bên lề”, ở Trung Quốc thì các hiện tượng này thường
bị coi là “tà đạo”, “ngoại đạo”..
Tại Nhật Bản, tuy có nhiều quan điểm khác nhau về thế nào là một “tôn giáo
mới”, song sự phát triển mạnh mẽ của các hiện tượng thuộc loại này từ sau Chiến
tranh Thế giới II ở quốc gia này là không thể phủ nhận. Giáo sư Sueki Fumihiko nhà nghiên cứu tôn giáo nổi tiếng ở Nhật Bản - đã miêu tả thời kỳ này là “Thời khắc
bung nở của các vị thần”. Nhiều tôn giáo mới được hình thành trước Chiến tranh đã
tranh thủ đẩy mạnh trở lại các hoạt động của mình, bên cạnh những tôn giáo mới
đang xuất hiện “như nấm sau mưa”. Giới nghiên cứu Nhật Bản và quốc tế đã bắt
đầu sử dụng thuật ngữ “trào lưu tôn giáo mới” khi đề cập đến hiện tượng này với ý
nghĩa thực hành tôn giáo mới đã trở thành một xu hướng lôi cuốn nhiều người tham
gia, có tác động rõ rệt tới đời sống tinh thần của đông đảo người dân trong xã hội.
Mặc dù cho đến nay, trào lưu tôn giáo mới ở Nhật Bản đã trải qua quá trình phát
triển với các giai đoạn khác nhau, có những mặt tích cực nhất định trong một số
hoạt động xã hội, như hoạt động vì hòa bình, bảo vệ môi trường, thiện nguyện..,
song nó cũng gây lên không ít những tác động tiêu cực. Việc xuất hiện ồ ạt của các
tổ chức tôn giáo mới, sự tham gia của một số tổ chức tôn giáo mới vào đời sống
chính trị, kinh tế, thậm chí có những giáo phái đã chủ trương và thực hiện khủng bố
bạo lực... đã tạo nên những vấn đề xã hội rất phức tạp, đe dọa nghiêm trọng đến an

5


ninh ở Nhật Bản trong những năm cuối thế kỷ XX. Trên thực tế, Chính phủ Nhật
Bản đã nỗ lực và đạt hiệu quả đáng kể trong việc tìm ra những giải pháp kịp thời
trong lĩnh vực quản lí tôn giáo, vừa đảm bảo nguyên tắc tự do tôn giáo, vừa duy trì
những sinh hoạt tôn giáo trong khuôn khổ của luật pháp. Tuy sự phát triển của các
tôn giáo mới ở Nhật Bản đã vào giai đoạn ổn định, nhưng việc nghiên cứu quá trình
phát sinh, phát triển và đánh giá tác động xã hội của nó từ phương diện nghiên cứu
lịch sử là rất cần thiết cả về lí luận và thực tiễn để thấu hiểu một cách toàn diện và

có thái độ ứng xử với nó một cách thích hợp. Không những thế, điều này lại càng
trở nên quan trọng trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang trong quá trình đổi mới. Sự
phát triển của kinh tế thị trường, sự hội nhập quốc tế sâu rộng, quá trình đô thị hóa
và sự dịch chuyển dân số từ nông thôn ra thành thị,…đã dẫn đến nhiều biến đổi to
lớn về mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Bên
cạnh sự phục hưng của các tôn giáo truyền thống như Phật giáo, Công giáo, Đạo
Mẫu …không ít tổ chức tín ngưỡng tôn giáo mới đã xuất hiện và ngày càng có tính
phức tạp với những tác động xã hội đa chiều, đặt ra nhiều thách thức trong việc
nghiên cứu, đánh giá; gây trở ngại cho công tác quản lí của Nhà nước. Cụ thể, từ
thập niên 90 của thế kỷ XX tới nay ở Việt Nam đã xuất hiện hàng chục hiện
tượng “đạo lạ”. Những hiện tượng này đều chưa được thừa nhận tính hợp pháp cả
về tổ chức và hoạt động, một số hiện tượng còn gây nên những hệ lụy tiêu cực về
kinh tế- xã hội- chính trị. Ví dụ như Hội Thánh Đức Chúa Trời, tuy khởi nguồn từ
một tổ chức tôn giáo mới của Hàn Quốc, song khi sang tới Việt Nam đã biến tướng
thành một loại tà đạo, đi ngược lại phong tục tập quán lâu đời của người dân. Tháng
8-2019, vụ việc một nhóm người tu tập một giáo phái lạ ở Bình Dương, do những
mâu thuẫn trong quá trình tu tập đã hạ sát nhau, gây rung động dư luận. Với một đất
nước hơn 90 triệu dân có đời sống tín ngưỡng tôn giáo rất phong phú và phức tạp,
việc nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển cũng như tác động xã hội của tôn
giáo mới của Nhật Bản chắc chắn sẽ đem lại cho chúng ta cơ sở lí luận và thực tiễn
để nhìn nhận, đánh giá hiện tượng các tôn giáo mới một cách đầy đủ hơn. Tác giả
rất mong muốn được đóng góp vào công cuộc nghiên cứu tôn giáo mới Nhật Bản
6


nói riêng và tôn giáo mới nói chung trên thế giới. Trong một thế giới phát triển
nhanh như vũ bão về công nghệ, những khó khăn và mâu thuẫn mới cũng phát sinh,
khiến con người luôn phải tìm cách thích nghi nhanh chóng. Những sức ép trong
một xã hội hiện đại dễ dẫn con người tới với tôn giáo, tín ngưỡng. Tôn giáo mới là
hình thái tôn giáo xuất hiện đáp ứng những nhu cầu về tinh thần cần thiết cho nhân

dân trong bối cảnh xã hội nhiều biến động, và có những tác động tích cực tới đời
sống xã hội, song cũng không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực. Với ý nghĩa
như vậy, cùng với sự lôi cuốn của đối tượng đối với quá trình nghiên cứu về Nhật Bản,
tôi đã chọn đề tài: “Quá trình hình thành, phát triển và tác động xã hội của trào lưu
Tôn giáo mới ở Nhật Bản từ sau Chiến tranh Thế giới II tới năm 2018” làm đề tài
cho luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Thế giới của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ nguyên nhân hình thành, vận động
và phát triển cũng như đặc điểm của trào lưu tôn giáo mới ở Nhật Bản sau Chiến
tranh Thế giới II, trên cơ sở đánh giá những tác động của nó đối với xã hội Nhật
Bản.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích trên, luận án phải giải quyết các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lí luận và thực tiễn với tư cách cơ sở để nghiên
cứu trào lưu tôn giáo mới ở Nhật Bản từ sau Chiến tranh Thế giới II đến nay. Cụ thể
là cần làm rõ các khái niệm liện quan; phân tích bối cảnh xã hội, nhất là các nhân tố
tác động đến sự hình thành và phát triển của trào lưu tôn giáo mới ở Nhật Bản từ
sau Chiến tranh Thế giới II đến năm 2018 .
Thứ hai, phân tích sự hình thành và phát triển của trào lưu tôn giáo mới tại Nhật
Bản qua các giai đoạn lịch sử từ sau Chiến tranh Thế giới II đến năm 2018.
Thứ ba, đánh giá đặc điểm, vai trò, sự tác động xã hội của trào lưu tôn giáo
mới ở Nhật Bản từ sau Chiến tranh Thế giới II đến năm 2018 .

7


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu trào lưu tôn giáo mới ở Nhật Bản từ sau Chiến tranh Thế

giới II tới năm 2018, tập trung vào các tổ chức tôn giáo mới điển hình và tác động
xã hội của trào lưu này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Về không gian: luận án đi sâu phân tích về trào lưu tôn giáo mới ở Nhật Bản.
- Về thời gian: luận án tập trung vào sự hình thành và phát triển của trào lưu
tôn giáo mới từ sau Chiến tranh Thế giới II tới năm 2018. Luận án dừng nghiên cứu
đối tượng ở năm 2018 là xuất phát từ điều kiện thời gian thu thập tài liệu nghiên
cứu thực hiện cho luận án, ngoại trừ một số số liệu của Niên giám tôn giáo Nhật
Bản năm 2019 đã được sử dụng để tăng thêm tính cập nhập. Bên cạnh đó, để giúp
làm rõ các vấn đề của trào lưu tôn giáo mới có liên quan, luận án còn nghiên cứu sự
phát triển của các tôn giáo mới đã hình thành trước đó, song chưa có cơ hội phát
triển mạnh mẽ.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận của luận án
Dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, nhất là Chủ nghĩ duy vật
lịch sử, quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lê nin và của Đảng Cộng sản Việt Nam về
tôn giáo.
4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp nghiên
cứu lịch sử và phương pháp logic nhằm tái hiện một cách khách quan và khoa học về
trào lưu tôn giáo mới ở Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới II. Ngoài ra luận án còn
sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh. Cụ thể:
+ Phương pháp lịch sử: Dựa trên các nguồn tài liệu, văn bản sử liệu về các tổ
chức tôn giáo mới, các số liệu thống kê hằng năm của Niên giám Tôn giáo Nhật
Bản, sắp xếp hệ thống lại để làm rõ nguyên nhân hình thành và phát triển của trào
8


lưu tôn giáo mới ở Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới II với việc phân chia thành
các thời kỳ cụ thể. Tác giả xem xét và trình bày quá trình phát triển của trào lưu

theo một trình tự liên tục, xem xét mối liên hệ của chúng, từ thời kỳ trước biến đổi
dần dần sang thời kỳ sau; làm rõ điều kiện phát sinh, phát triển và biểu hiện của
từng thời kỳ. Để đáp ứng yêu cầu nói trên, Luận án sử dụng phương pháp lịch đại,
phương pháp đồng đại và phương pháp phân kỳ.
+ Phương pháp logic: Nghiên cứu tổng quát quá trình phát triển của các tôn
giáo mới, từ đó rút ra các quy luật chung nhất, để làm rõ những đặc trưng của trào
lưu tôn giáo này.
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích nghiên cứu các tài liệu, sử
liệu khác nhau. Trên cơ sở đó, tổng hợp lại, liên kết từng mặt, từng bộ phận thông
tin đã được phân tích tạo ra một hệ thống hoàn chỉnh về quá trình phát triển của trào
lưu tôn giáo mới ở Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới II.
+ Phương pháp so sánh: So sánh để tìm ra điểm chung giữa các tổ chức tôn
giáo mới, ví dụ như tôn giáo mới có giáo lý theo hệ Thần đạo, theo hệ Phật giáo hay
Kito giáo, cách thu hút tín đồ của mỗi tổ chức..từ đó rút ra kết luận về các đặc trưng
chung của tôn giáo mới. Đồng thời cũng tìm ra điểm khác biệt giữa các tổ chức này,
để làm rõ những đặc điểm khác nhau theo từng giai đoạn của quá trình phát triển
của trào lưu tôn giáo mới ở Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới II.
+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case study): Trong luận án, phương
pháp nghiên cứu trường hợp được sử dụng nhằm làm rõ quá trình phát triển của
từng giai đoạn trong trào lưu tôn giáo mới. Do có rất nhiều tổ chức tôn giáo mới nổi
bật nên tác giả chỉ chọn một số tổ chức tiêu biểu theo hai tiêu chí: thứ nhất là có số
lượng lớn về mặt tín đồ, trong những tổ chức lớn đó thì lựa chọn những tổ chức có
giáo lý khác nhau về mặt nền tảng, để thể hiện được sự đa dạng (nên tác giả chọn cả
tổ chức có nền tảng giáo lý là các tôn giáo truyền thống và tổ chức có giáo lý mớituy có chịu ảnh hưởng của một số tôn giáo truyền thống nhưng đã sáng tạo nên giáo
lý riêng biệt của mình); thứ hai là có phương thức hoạt động hiệu quả trong giai
đoạn đó (không dựa vào việc tổ chức đó có nhất thiết ra đời trong giai đoạn đó hay
9


không, có thể ra đời trong giai đoạn đó hoặc đã có từ giai đoạn trước), qua đó làm

rõ sự biến chuyển trong bối cảnh xã hội từng giai đoạn đã tác động tới trào lưu tôn
giáo mới, cho thấy các tổ chức đã vận dụng những thuận lợi khách quan để đạt được
hiệu quả.
+ Ngoài các phương pháp nêu trên, tác giả luận án còn tiến hành nghiên cứu
thực địa ở Nhật Bản. Cụ thể, tác giả đã có dịp gặp gỡ, trao đổi ý kiến với các
chuyên gia trong lĩnh vực tôn giáo của Nhật Bản như giáo sư Inoue Nobutaka (Đại
học Kokugaku-in), giáo sư Tsushima Michihito (Đại học Kansai Gakuin), giáo sư
Sawai Yoshitsugu (Đại học Tenri). Tác giả cũng tham dự một số buổi hành lễ của
giáo phái Omoto (trụ sở ở Ayabe, Kyoto), giáo phái Tenri (trụ sở ở Tenri, Nara), tổ
chức Phật giáo mới Shinnyo-en (trụ sở ở Tachikawa,Tokyo), tổ chức Phật giáo mới
Rissho Koseikai (trụ sở ở Suginami, Tokyo), tổ chức Phật giáo mới Reiyukai (trụ sở
ở Minato, Tokyo), gặp gỡ và nói chuyện với một số tín đồ của các tổ chức này. Tác
giả còn được tham quan thực địa cơ sở vật chất của các tổ chức tôn giáo mới nói
trên, cùng với cơ sở của tổ chức Phật giáo mới Soka Gakkai, giáo phái Kofuku no
Kagaku. Những kinh nghiệm quý báu trên đã giúp tác giả hình dung rõ hơn về quy
mô cũng như sự phát triển của trào lưu tôn giáo mới ở Nhật Bản.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Phân tích và trình bày một cách có hệ thống quá trình hình thành, phát triển
của trào lưu tôn giáo mới ở Nhật Bản từ sau Chiến tranh Thế giới II cho đến năm
2018 cũng như rút ra các đặc điểm của trào lưu này.
- Đánh giá tác động của trào lưu tôn giáo mới tới xã hội Nhật Bản cả mặt tích
cực và mặt tiêu cực.
- Luận án bổ sung vào nguồn tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng
dạy chuyên ngành lịch sử thế giới, chuyên ngành Nhật Bản học, chuyên ngành tôn
giáo học ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần làm rõ một số vấn đề về lý luận trong nghiên cứu tôn giáo

10



Nhật Bản nói chung và nghiên cứu tôn giáo mới Nhật Bản nói riêng. Đó là góp phần
về làm rõ các khái niệm về tôn giáo mới, tổ chức tôn giáo mới, trào lưu tôn giáo
mới, đặc điểm của trào lưu tôn giáo mới ở Nhật Bản.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án hệ thống lại về quá trình hình thành, phát triển, các đặc điểm cũng
như tác động xã hội của trào lưu tôn giáo mới ở Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới
II. Luận án cung cấp tài liệu về tôn giáo mới ở Nhật Bản hiện nay cho công tác
nghiên cứu và giảng dạy trong chuyên ngành lịch sử tôn giáo, chuyên ngành Nhật
Bản học. Luận án gợi mở một cách tiếp cận trong nghiên cứu về các hiện tượng tôn
giáo mới ở Việt Nam, cần nghiên cứu về bối cảnh xã hội dẫn tới sự ra đời của một
hiện tượng tôn giáo, sau đó đánh giá quá trình phát triển cũng như tác động tiêu cực
cũng như tích cực của nó, từ đó rút ra liên hệ cũng như có cách thức quản lý đời
sống tôn giáo cho hợp lý.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án cấu trúc
thành bốn chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu trào lưu tôn giáo
mới ở Nhật Bản từ sau Chiến tranh Thế giới II tới năm 2018
Chương 3: Quá trình hình thành và phát triển của trào lưu tôn giáo mới ở
Nhật Bản từ sau Chiến tranh Thế giới II tới năm 2018
Chương 4: Đặc điểm và tác động xã hội của trào lưu tôn giáo mới ở Nhật Bản.
Câu hỏi nghiên cứu của từng chương :
Chương 1: Tại sao phải chọn đề tài luận án này ? luận án có đóng góp khoa
học gì ? tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ở nước ngoài ?
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của sự hình thành của trào lưu tôn giáo
mới này là gì ?
Chương 3: Quá trình hình thành và phát triển của trào lưu tôn giáo mới này

như thế nào ? trào lưu này có mấy thời kỳ ? đặc điểm của từng thời kỳ là gì ?
11


Chương 4: Đặc điểm và tác động xã hội của trào lưu tôn giáo mới này là gì ?
ở Việt Nam tình hình tôn giáo mới như thế nào ? từ thực tiễn ở Nhật Bản có thể rút
ra liên hệ gì cho Việt Nam ?

12


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các công trình nghiên cứu về tôn giáo mới ở Nhật Bản
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về tôn giáo truyền thống
Trong số các công trình nghiên cứu về tôn giáo truyền thống Nhật Bản xuất
bản trong nước bằng tiếng Việt, trước hết phải kể đến các công trình nghiên cứu về
Phật giáo. Đó là các công trình như:cuốn Lịch sử Phật giáo Nhật Bản (NXB Tôn
giáo, HN, 2002) của tác giả Giác Dũng, cuốn Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời
sống tinh thần ở xã hội Nhật Bản (NXB Chính trị Quốc gia, HN, 2011) của tác giả
Nguyễn Thị Thúy Anh, Luận án tiến sĩ Sử học Phật giáo trong đời sống chính tri,
văn hóa- xã hội Nhật Bản (thế kỷ VI- thế kỷ XIX) (bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận
án tiến sĩ khoa Lịch Sử, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2012) của Trần Nam Trung. Phật
giáo là một trong những tôn giáo truyền thống có số lượng tín đồ khá đông đảo ở
Nhật Bản, ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống người dân Nhật khá rõ nét, thời
điểm diễn ra lễ Obon, một lễ hội bắt nguồn từ Phật giáo (giống như lễ Vu Lan ở
nước ta) được coi là một trong ba dịp nghỉ lễ quốc gia quan trọng của Nhật trong
năm. Thông qua việc tiếp nhận Phật giáo, Nhật Bản- một đảo quốc- đã kết nối được
với nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ, tạo nền tảng xây dựng nên văn hóa Nhật
Bản đặc sắc cho tới ngày nay. Phật giáo có dấu ấn trong mọi lĩnh vực như nghệ

thuật, phong tục tập quán, giáo dục, văn học, thậm chí cả chính trị. Các công trình
trên đã góp phần giúp người đọc hiểu sâu hơn về lịch sử Phật giáo ở Nhật Bản, cũng
như những dấu ấn trong mọi lĩnh vực đời sống của tôn giáo này.
Nghiên cứu về Thần đạo – một tín ngưỡng truyền thống vốn có của người
Nhật cũng là mảng xuất hiện khá nhiều nghiên cứu đáng chú ý. Trước hết phải kể
đến cuốn Tư tưởng Thần đạo và xã hội Nhật Bản cận- hiện đại (NXB Khoa học Xã
hội, HN, 2008) của tác giả Phạm Hồng Thái. Khác với Phật giáo là tôn giáo có
nguồn gốc từ nước ngoài, đã dần hòa nhập đề phù hợp với văn hóa Nhật Bản, Thần
đạo là tôn giáo ra đời và phát triển rất lâu ở Nhật Bản, ăn sâu vào tiềm thức cũng
13


như trái tim của người dân. Thần đạo có mối quan hệ rất mật thiết với địa lý và lịch
sử của Nhật Bản, chính vì vậy nó có nhiều điểm tương đồng với tính cách của người
Nhật. Với việc trình bày cụ thể về các loại hình Thần đạo và quá trình phát triển của
tín ngưỡng bản địa mang đậm sắc thái Nhật Bản đem lại cơ sở quan trọng cho việc
phân tích, đánh giá quá trình hình thành và phát triển của các trào lưu tôn giáo mới
trong thời kỳ cận đại của Nhật Bản. Bài viết của tác giả Nguyễn Kim Lai (2005)
nhan đề Về sự hòa hợp giữa Thần đạo và đạo Phật ở Nhật Bản, tạp chí Nghiên cứu
Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 2(56)/2005, phân tích về hiện tượng “Thần Phật tập
hợp” của Nhật Bản. Trước khi Phật giáo du nhập vào Nhật Bản thì nơi đây đã hình
thành tín ngưỡng thờ Thần, gọi là Kami và mỗi Kami đại diện cho một sức mạnh
trong tự nhiên. Tuy nhiên tín ngưỡng thờ Thần này (gọi là Shinto, tức Thần Đạo –
神道) thường quan tâm tới cuộc sống nơi trần thế mà ít quan tâm tới cuộc sống sau
khi chết. Vì vậy khi Phật giáo vào Nhật vào thế kỷ thứ VI sau Công nguyên, với lý
giải về cuộc sống sau khi chết, đã được đón nhận và dần có sức ảnh hưởng. Thế kỷ
VIII tức thời kỳ Nara (710-794) xuất hiện thuyết “ Ngự pháp thiện Thần”. Thuyết
cho rằng Thần chính là Hộ pháp của Phật, có sứ mệnh bảo vệ cho Phật, Thần và
Phật chính là một, Thần là Phật và Phật là Thần. Chính vì vậy thờ cúng cả Thần và
Phật không hề có sự mâu thuẫn nào hết. Cùng tác giả Nguyễn Kim Lai có bài viết

Thần đạo Nhật Bản và tín ngưỡng dân gian Việt Nam - Những nét tương đồng và
khác biệt, Tạp chí Triết học, số 8 (171)/2005. Bài viết phân tích đối với Nhật Bản,
Thần đạo là một tôn giáo giữ vị trí độc tôn và có ảnh hưởng lớn trong đời sống tâm
linh của người dân, còn tín ngưỡng dân gian Việt Nam phản ánh đặc trưng của nền
văn minh lúa nước. Thần đạo Nhật Bản và tín ngưỡng dân gian Việt Nam có những
nét tương đồng, đều bắt nguồn văn hoá phương Đông, nền tảng của sự tương đồng
văn hoá của hai dân tộc là kinh tế nông nghiệp. Song giữa Thần đạo Nhật Bản và tín
ngưỡng dân gian Việt Nam có những nét khác biệt, tín ngưỡng của người Việt
mang tính dân gian và chưa trở thành một tôn giáo; còn ở Nhật Bản thì Thần đạo trở
thành một tôn giáo chính thống, sự khác biệt này tạo nên nét độc đáo của Thần đạo
Nhật Bản và bản sắc riêng tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Như vậy, tuy vấn đề tôn
14


giáo mới của Nhật Bản không được đề cập trực tiếp ở đây, nhưng các công trình
này đã cung cấp những kiến thức phong phú về quá trình phát triển và ảnh hưởng xã
hội của các tôn giáo truyền thống như Phật giáo, Thần đạo ở Nhật Bản, giúp có
được cái nhìn tổng thể và sâu sắc hơn về vấn đề mà đề tài đặt ra.
Về tài liệu của tác giả nước ngoài, có thể kể tới bài viết Tôn giáo Nhật Bản
trích dịch từ cuốn “Tôn giáo Nhật Bản”, công trình nghiên cứu của Cục Văn hóa
Nhật Bản (tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1/1999), bài viết đề cập tới một số tổ
chức tôn giáo mới nổi bật ở Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới II, tuy chủ yếu vẫn
là phân tích và giới thiệu các tôn giáo truyền thống của Nhật như Thần đạo, Phật
giáo và Kito giáo. Ngoài ra có các cuốn sách như Nghiên cứu tôn giáo Nhật Bản
của Joseph M.Kitagawa (Nxb Khoa học Xã hội, HN, 2002); Tôn giáo Nhật Bản của
Murakami Shigeyoshi (Nxb Tôn giáo, HN, 2005); Lịch sử tôn giáo Nhật Bản của
Sueki Fumihiko (Nxb Thế giới, HN, 2011). Những công trình trên đây hàm chứa
nhiều tư liệu giá trị và đánh giá của các học giả Nhật Bản về toàn cảnh tôn giáo
Nhật Bản nói chung, trong đó bao gồm tình hình tôn giáo từ sau Chiến tranh Thế
giới II đến nay, đặc biệt không thể không nhắc tới tôn giáo mới, cũng như những tổ

chức tôn giáo mới tiêu biểu, như Soka Gakkai, Tenrikyo, Omoto, giáo phái Chân lý
Aum…Tuy vậy, do chủ đề về tôn giáo Nhật Bản khá bao quát, nên tôn giáo mới ở
Nhật Bản, dù được đề cập tới, cũng chỉ đóng vai trò là một phần trong khi các tác
giả đề cập đến tiến trình phát triển của lịch sử tôn giáo Nhật Bản.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về tôn giáo mới
Trong phạm vi các công trình nghiên cứu xuất bản bằng tiếng Việt đi sâu vào
phân tích một tổ chức tôn giáo mới tiêu biểu ở Nhật Bản, có thể kể đến bài viết Vấn
đề tham chính của giáo phái Soka Gakkai (Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số
7/2013) của tác giả Dương Kim Oanh. Soka Gakkai là một tổ chức Phật giáo mới
theo hệ Pháp Hoa, có số lượng tín đồ ở trong và ngoài Nhật Bản khá đông đảo. Ảnh
hưởng của Soka Gakkai tới chính trị thể hiện qua việc Komeito (Công Minh đảngđược thành lập vào 1964 như một nhánh khác của Soka Gakkai, tuy nhiên sau đó đã
tuyên bố ly khai trên danh nghĩa) giành được số phiếu ủng hộ lớn. Komeito nhấn
15


mạnh đến các giá trị truyền thống của Nhật Bản và đã thu hút được sự chú ý của
thành phần dân nghèo thành thị cũng như nông thôn đặc biệt là với phụ nữ. Trong
cuộc bầu cử nghị viện năm 2003 và 2004, đảng giành được kết quả tốt nhờ lượng
phiếu bầu lớn từ Soka Gakkai. Với tư cách là một đối tác liên minh với Đảng Dân
chủ Tự do, Komeito hiện đang dần trở thành một đảng phái chính trị lớn ở Nhật Bản.
Trường hợp Soka Gakkai cho thấy sự ảnh hưởng không chỉ tới đời sống xã hội mà
còn dần có vai trò trong chính trường của tôn giáo mới ở Nhật, mặc dù theo nguyên
tắc “Chính giáo phân ly” được ban hành năm 1947, tôn giáo không được tham gia
vào đời sống chính trị. Về luận văn thạc sĩ, có thể kể tới luận văn của Trần Thị
Dung với đề tài Phong trào tôn giáo mới ở Nhật Bản, chuyên ngành Châu Á học,
bảo vệ tháng 4/2015, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc Gia Tp.Hồ Chí
Minh. Luận văn đã phân tích những nguyên nhân hình thành nên sự phát triển mạnh
mẽ của hiện tượng tôn giáo mới sau Chiến tranh Thế giới II ở Nhật Bản, đổng thời
nêu lên các tôn giáo mới tiêu biểu như Omoto, giáo phái Chân lý Aum...Tuy nhiên
luận văn đi vào nghiên cứu các trường hợp tiêu biểu chứ không đi theo về quá trình

phát triển theo dòng thời gian của hiện tượng này .
Do ảnh hưởng xã hội mang tính tiêu cực, mang tính cảnh báo về nguy cơ từ
các loại hình tôn giáo mới trên phạm vi toàn thế giới của giáo phái Chân lý Aum,
nên có một số bài viết về tổ chức này được dịch ra ở Việt Nam, như bài viết Tôn
giáo ra tòa, sự kết thúc của giáo phái Aum cùa tác giả D.W.Brakett (Tạp chí Nghiên
cứu Tôn giáo, số 5/2001) đề cập tới sự kết thúc của giáo phái này khi cảnh sát bắt
giữ Asahara- giáo chủ của Aum sau vụ tấn công bằng khí độc Sarin vào năm 1995,
cũng như những câu hỏi ám ảnh người dân Nhật Bản “Tại sao tai họa này lại xảy
ra? Làm sao có thể ngăn cản nó không trở lại?”, từ đó những yêu cầu cấp thiết
trong việc sửa đổi Luật pháp nhân Tôn giáo được đặt ra và dẫn tới việc Luật này
được sửa đổi cuối năm 1995 nhằm ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt
động tôn giáo tới an ninh- trật tự xã hội. Tiếp theo là bài viết Tâm lý học xã hội về
“kiểm soát tinh thần bởi giáo phái” của Nishida Kimiaki trong cuốn “Ứng dụng
tâm lý học tại Nhật Bản” (đồng chủ biên: Vũ Dũng – Phan Thị Mai Hương – Ito
16


Tetsuji – Yamamoto Toshiya, Nxb Từ điển Bách Khoa, HN, 2005) phân tích sự mê
hoặc của tôn giáo, cụ thể hơn là một số tôn giáo mới như giáo phái Chân lý Aum
đối với tín đồ dưới góc độ tâm lý học; ngoài ra có bài viết Aum Shinrikyo- giáo phái
“Chân lý tối thượng” trong cuốn “Những hội kín tàn bạo nhất lịch sử” của Shelley
Klein (Nxb Công An Nhân Dân, HN, 2010) phân tích các thủ đoạn lừa bịp để lôi
kéo tín đồ, những âm mưu mà giáo phái này ấp ủ nhằm gia tăng thanh thế về mặt
chính trị, sự bất lực của cơ quan công quyền trước những vụ việc phạm pháp của
chúng, dẫn đến vụ tấn công bằng khí độc Sarin ở hệ thống tàu điện ngầm Tokyo làm
hàng nghìn người thương vong, tới lúc này giáo phái này mới thực sự phải “đền tội”.
Trong các bài viết nói trên, giáo phái Aum nổi bật trong những thập kỷ 80 ở Nhật
và hậu quả nặng nề của giáo phái này gây ra cho xã hội Nhật Bản được đề cập và
phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy vậy, do mục đích nhấn mạnh vào tác hại
của việc người dân bị lôi kéo tinh thần, dẫn đến việc tham gia vào giáo phái này cũng

như sự lừa gạt, kiểm soát tín đồ của giáo chủ Asahara, nên các bài viết trên chưa đề cập
tới tình hình tôn giáo mới ở Nhật Bản nói chung, cũng như những mặt tích cực của trào
lưu này.
Về tài liệu tiếng Anh, cuốn New Religions, Contemporary Paper in Japanese
Religion-2 (Tôn giáo mới, những tư liệu đương thời trong tôn giáo Nhật Bản- phẩn
2, Viện Nghiên cứu văn hóa và truyền thống Nhật Bản, Đại học Kokugakuin, Nhật
Bản,1991) do tác giả Inoue Nobutaka chủ biên. Đây là cuốn sách gồm nhiều bài viết
của nhiều tác giả nổi tiếng, đi sâu vào phân tích một số tôn giáo mới nổi tiếng như
Reiyukai, Tensho Kotai Jingukyo.. Đặc biệt, bài viết Recent Trends in the Study of
Japanese New Religions (Những khuynh hướng gần đây trong nghiên cứu tôn giáo
mới Nhật Bản) của Inoue Nobutaka nêu lên và phân tích khá chi tiết và tỉ mỉ về các
cách định nghĩa thế nào là “tôn giáo mới”, kể cả tại sao có các cách gọi khác nhau
như “tân hưng tôn giáo” (Tôn giáo mới nổi) hay “tân tôn giáo” (Tôn giáo mới), đến
những nét đặc trưng của tôn giáo mới, tình hình nghiên cứu về tôn giáo mới ở Nhật
Bản sau Chiến tranh Thế giới II cũng như các khuynh hướng nghiên cứu gần đây
trong lĩnh vực tôn giáo mới. Đây là một cơ sở quan trọng cho việc nhìn nhận, phân
17


tích, đánh giá sự phát triển của tôn giáo mới ở Nhật Bản. Trong cuốn Japanese
Religions: past & presen (Tôn giáo Nhật Bản: Quá khứ và hiện tại) của Ian Reader,
Esben Andreasen, Finn Stefansson (NXB Routledge Curzon, Anh, 2002), tình hình
tôn giáo mới ở Nhật Bản được đề cập đến theo nghiên cứu trường hợp (Case Study),
lần lượt đi vào phân tích, nêu lên đặc trưng nổi bật của các tổ chức tôn giáo mới như
Tenrikyo, Soka Gakkai, Rissho Koseikai, Seicho no Ie, Mahikari.. giúp người đọc
có một cái nhìn khái quát về tôn giáo Nhật Bản nói chung và tôn giáo mới nói riêng.
Tuy vậy, do mang tính khái quát nên công trình chưa đặt các tổ chức tôn giáo mới
này vào tiến trình phát triển của trào lưu tôn giáo mới nói chung.
Bên cạnh đó, có một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về một tổ chức tôn
giáo mới nổi bật, trong đó cuốn Aum Shinrikyo and Japanese Youth (Giáo phái

Chân lý Aum và giới trẻ Nhật Bản, NXB University Press, Hoa Kỳ) của Daniel A.
Metraux (1998), trong đó nêu lên quá trình phát triển cũng như sức mê hoặc của
giáo phái này đối với giới trẻ, rất nhiều thanh niên ưu tú (được nêu tên từng trường
hợp cụ thể) đã tin theo những giáo lý của giáo phái Aum một cách sâu sắc và hậu
quả của niềm tin đó. Trong số các công trình bằng tiếng Anh chưa hoặc đã được
dịch ra tiếng Việt, ta có thể nhận thấy rất nhiều công trình đề cập tới giáo phái Chân
lý Aum, cũng như hậu quả của giáo phái này đối với xã hội.Điều này cho thấy giáo
phái Chân lý Aum là một vấn đề rất đáng quan tâm của các học giả nước ngoài. Tuy
nhiên, cũng như các công trình đi sâu vào một tổ chức tôn giáo, việc phân tích cả
tiến trình phát triển của tôn giáo mới cũng như ảnh hưởng xã hội- chính trị của nó ở
Nhật Bản, còn chưa được đề cập tới.
Về mảng công trình xuất bản bằng tiếng Nhật, có một cuốn sách khá lý thú là
Đọc-hiểu tôn giáo mới (新宗教の解読, NXB Chikuma, 1992) của tác giả Inoue
Nobutaka. Cuốn sách lần lượt trình bày theo từng chương, với mỗi chương tác giả
đưa ra một câu hỏi hoặc một nhận định, sau đó giải thích bằng cách đưa ra các
trường hợp cụ thể về các tổ chức tôn giáo mới tiêu biểu. Vì vậy, đây là cuốn sách
khá tỉ mỉ, chuyên sâu và hữu ích cho người nghiên cứu tôn giáo mới ở Nhật Bản.
Một cuốn sách nghiên cứu về diện mạo tôn giáo mới được viết theo cách tiếp cận
18


nghiên cứu trường hợp (Case Study) là Qúa trình phát triển của trào lưu tôn giáo
mới (新宗教運動の展開過程, NXB Sobunsha, 1989) của tác giả Morioka Kiyominhà xã hội học nổi tiếng. Từ việc nghiên cứu Rissho Koseikai, một tổ chức tôn giáo
theo hệ Phật giáo, lấy giáo lý là Pháp Hoa kinh, với những bước thăng trầm trong
lịch sử, từ việc bắt đầu xây dựng cơ sở vật chất, thu hút tín đồ, mở rộng cơ sở ở
nước..gọi chung là “chu trình” của tổ chức này, tác giả đã giúp người đọc hình dung
về tiến trình phát triển của trào lưu tôn giáo mới ở Nhật, vì một tổ chức tôn giáo
không thể nằm ngoài bước tiến chung của cả trào lưu. Về việc cập nhập công nghệ
thông tin của các tổ chức tôn giáo mới, có bài viết của tác giả Huang Lvping (2001),
nhan đề Nghiên cứu trường hợp “Negai no miya”, về các vị thần thông dụng trong

thời đại Internet (インターネット時代の流行神―「願いの宮」を事例にー,黄

緑萍), thuộc Kho thông tin trường đại học Tohoku (Tohoku University Repository,
cập nhập 2012). Đây là bài viết nghiên cứu về Konkokyo, tổ chức tôn giáo mới
theo phái Thần đạo, họ đã tận dụng thế mạnh và sự tiện lợi của Internet để đơn
giản hóa việc thờ cúng cũng như cầu nguyện trước vị thần của mình, rất phù hợp
và tiết kiệm thời gian cho đông đảo tín đồ, đồng thời giúp số người đến với tổ
chức tăng lên.
Tiếp theo là cuốn Mười tôn giáo mới, lớn nhất của Nhật Bản (日本の 10 大新

宗教) (NXB Gentosha, 2007) của tác giả Shimada Hiromi, trong cuốn sách này,
chân dung của 10 tổ chức tôn giáo mới lớn nhất ở Nhật Bản hiện nay hiện lên chi
tiết, bắt đầu từ sự ra đời, tới giáo lý, người sáng lập, điểm thu hút tín đồ… cho tới
tình hình hiện nay của các tổ chức này. Đối với người đang muốn tìm hiểu về các tổ
chức tôn giáo mới nổi bật ở Nhật Bản, đây là một tài liệu hữu ích. Tuy vậy, do sắp
xếp theo thứ tự giảm dần về qui mô của các tổ chức này, nên người đọc chưa hình
dung được về tiến trình phát triển của trào lưu tôn giáo mới ở Nhật sau Chiến tranh
Thế giới II. Một trong những công trình rất được chú ý liên quan đến chủ đề tôn
giáo mới Nhật Bản phải kể đến là “Tôn giáo mới Nhật Bản chưa phải là chuyện đã
xong nếu chúng ta chưa hiểu –phía sau của phía sau thị trường khổng lồ hai trăm

19


triệu người bị thuyết phục khi đọc” (知らないではすまされない日本の「新宗

教」 ― 読んでナットク “2 億人 ” 巨大市場の裏のウラ ) của Ishikura Hiroshi
(NXB Bunko Gingado, 2008). Trong cuốn sách này, tác giả lý giải vì sao tôn giáo
nói chung lại có sức hút đối với con người, sau đó so sánh tôn giáo Nhật Bản với
tôn giáo thế giới. Tiếp theo tác giả đi vào phân tích điểm khác nhau giữa hai cách

gọi “tân hưng tôn giáo” (tôn giáo mới nổi) và “tân tôn giáo” (tôn giáo mới), và các
cách định nghĩa khác nhau về tôn giáo mới, giải thích nguyên nhân tôn giáo mới
được tin theo, thậm chí đưa ra cách gọi “Kombini hóa tôn giáo mới”, do tôn giáo
mới đáp ứng được các yêu cầu: tiện lợi, thân thiết, dễ dàng..không khác gì với
“Kombini”, tức cách gọi các cửa hàng tiện ích ở Nhật Bản (cửa hàng mở cửa suốt
24 giờ một ngày, có đủ các thứ nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt). Sau đó tác giả đi
sâu phân tích các đặc trưng như “thần thông hóa”, “siêu nhiên hóa”.. để thuyết phục
tín đồ của tôn giáo mới, rồi sự liên kết với truyền thông của họ…Tất cả những đặc
trưng cũng như cách thức hoạt động thường thấy của tôn giáo mới như có một bộ
phận đông đảo người sáng lập là nữ giới, sự liên kết với chính trị, sự kinh doanh
núp bóng tôn giáo, mở rộng địa bàn ra nước ngoài… đều được đề cập. Có thể nói,
tuy không có tiêu đề là “từ điển tôn giáo mới”, song cuốn sách thực sự là một cuốn
từ điển khá cụ thể về tôn giáo mới, là tư liệu quan trọng cho người muốn nghiên
cứu về tôn giáo mới ở Nhật.
Cuốn sách “Nhà tôn giáo như một chức nghiệp- những bí quyết trong đời
sống tinh thần của Okawa Ryuho” (職業としての宗教家、隆法大川

スピリチ

ュアル・ライフの極意) (NXB Kofuku no Kagaku, 2015), với tác giả chính là
Okawa Ryuho- người sáng lập ra tổ chức tôn giáo mới Kofuku no Kagaku (Khoa
học Hạnh phúc), cho người đọc hình dung về quan điểm hoạt động của một nhà
sáng lập tôn giáo mới. Cuốn sách này được viết theo hình thức đối thoại giữa
Kirara- diễn viên chính bộ phim “Với thiên sứ-Tôi ổn” (天使に“アイム・ファイ
ン ”)- một trong những bộ phim do Ryuho Okawa chế tác và chỉ đạo sản xuất- với
chính Ryuho Okawa. Qua đó, những bí quyết về phương pháp học tập, phương

20



pháp thuyết giảng, tới việc ghi âm lại những thuyết giảng của mình như một kỹ
thuật“đằng sau sân khấu ”..đều được Ryuho Okawa bộc bạch. Qua đó, ta thấy ông
coi những nhà hoạt động tôn giáo phải như một viên chức, có những kỹ năng, có
trách nhiệm rõ ràng và có những bí quyết để đạt năng suất cao hơn. Đây là một
cuốn sách quý báu dành cho người nghiên cứu tôn giáo mới nói chung và tổ chức
Kofuku no Kagaku nói riêng.
Cuốn sách “Soka Gakkai, tại sao lại phát triển mạnh tới như vậy ?” (なぜ、

これほどまでに強いのか?『創価学会』 )(NXB Mainichi Shinbun, 2018) của
tác giả Tahara Souichiro, là công trình đi sâu vào nghiên cứu nguyên nhân thành
công của Soka Gakkai ở Nhật Bản, thậm chí hiện nay Soka Gakkai đã có mặt tại
192 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tác giả là người chuyên nghiên cứu nhiều năm về
Soka Gakkai, bản thân ông cũng từng gặp Hội trưởng đời thứ ba Ikeda Daisaku của
Soka Gakkai hai lần, từng gặp và phỏng vấn Hội trưởng đời thứ sáu Harada Minoru
của Soka Gakkai (Ikeda Daisaku sau khi từ nhiệm chức Hội trưởng vẫn giữ chức vụ
Hội trưởng danh dự của tổ chức này). Bản thân ông đã mất ba năm thu thập tài liệu
và chấp bút viết nên cuốn sách này. Ông phân tích tại sao Soka Gakkai đạt được
thành tựu to lớn cả về mặt tín đồ và quy mô, đó là do các đời Hội trưởng của Soka
Gakkai đã rất khéo léo vượt qua mọi khó khăn và thách thức đến với tổ chức, từ mặt
truyền bá giáo lý, tới việc đối phó với dư luận khi thành lập đảng chính trị Công
Minh (Komeito).Trong đó, ông nhấn mạnh vai trò rất lớn của Ikeda Daisaku- Hội
trưởng đời thứ ba của Soka Gakkai. Đây là một công trình rất hữu ích cho những
người nghiên cứu tôn giáo mới Nhật Bản và nghiên cứu về Soka Gakkai.
1.2. Các công trình nghiên cứu về tác động của tôn giáo mới ở Nhật Bản
1.2.1. Các công trình đánh giá tác động của tôn giáo mới tới đời sống chính
trị- xã hội Nhật Bản
Trong các công trình nghiên cứu xuất bản bằng tiếng Việt, đầu tiên thể kể tới
bài viết Tác động của tôn giáo đến đời sống chính trị Nhật Bản trong thập niên 90
của thế kỷ XX của tác giả Nguyễn Thị Thúy Anh (Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và
Đông Bắc Á, số 3/2001), Tôn giáo Nhật Bản hiện đại: Sự vận động của tự do tín

21


ngưỡng của tác giả Trần Văn Trình (Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 1/2007). Các
công trình này cung cấp những thông tin, phân tích, đánh giá của các học giả Việt
Nam về sự phát triển, cũng như ảnh hưởng chính trị- xã hội của tôn giáo ở Nhật Bản
từ sau Chiến tranh Thế giới II, trong đó có tôn giáo mới. Bài viết của tác giả
Nguyễn Thị Thúy Anh nêu lên hai khuynh hướng nổi trội trong việc đánh giá vai trò
của tôn giáo trong đời sống chính trị của Nhật Bản thập niên 90 của thế kỷ XX: một
là, tôn giáo mới với chính trị có những hình thức mới để tạo thành một liên minh có
tính chính trị; hai là, khả năng xuất hiện nhiều giáo phái mới gây phương hại tới an
ninh chính trị và trật tự an toàn. Bài viết của tác giả Trần Văn Trình khẳng định việc
xác lập nguyên tắc tách biệt chính trị với tôn giáo, không cho phép Nhà nước can
thiệp vào tôn giáo và cũng không cho phép tôn giáo nắm quyền lực chính trị để bảo
vệ tự do tín ngưỡng đang trở thành vấn đề quan trọng ở Nhật Bản. Tuy nhiên, vai
trò và ảnh hưởng của tôn giáo mới vẫn chưa được đề cập nhiều, chủ yếu chỉ nhắc
tới một số tổ chức tôn giáo mới nổi bật như Soka Gakkai (Sáng Giá học hội) hoặc
giáo phái Chân lý Aum.
Đề cập trực tiếp tới tác động chính trị- xã hội của tôn giáo mới, có cuốn Đời
sống tôn giáo Nhật Bản hiện nay (NXB Khoa học Xã hội, HN, 2005), do tác giả
Phạm Hồng Thái chủ biên, cuốn sách đã đưa ra được một số vấn đề chủ yếu xuất
hiện trong đời sống tôn giáo Nhật Bản từ sau năm 1945 đến nay, trong đó có sự
bùng phát của tôn giáo mới, tác động xã hội của trào lưu này, và việc Chính phủ
Nhật Bản đã có những chính sách tôn giáo như thế nào cho phù hợp với thực tế.
Đây là tài liệu thực sự bổ ích cho bạn đọc khi nghiên cứu về Nhật Bản nói chung và
tôn giáo Nhật Bản nói riêng. Tiếp theo là các bài viết của cùng tác giả như Tôn giáo
mới ở Nhật Bản từ sau 1945 tới nay (Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á,
số 5/2005) nêu lên nguyên nhân xuất hiện, đặc điểm của tôn giáo mới sau Chiến
tranh Thế giới II ở Nhật Bản; Vấn đề tôn giáo mới trong xã hội Nhật Bản hiện đại
(Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 10/2007) khẳng định mặt tích cực và tiêu cực đối

với đời sống chính tri- xã hội Nhật Bản của tôn giáo mới; Hiện tượng tôn giáo mới
ở Nhật Bản và Việt Nam: Những tương đồng và khác biệt (Tạp chí Nghiên cứu
22


×