VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG TRANG
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ TÁC ĐỘNG
XÃ HỘI CỦA TRÀO LƯU TÔN GIÁO MỚI Ở NHẬT BẢN TỪ SAU
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI II TỚI NĂM 2018
Chuyên ngành:Lịch sử Thế giới
Mã số: 92 29 011
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
Hà Nội - 2020
Công trình được hoàn thành tại: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
.................................................
Người hướng dẫn khoa học: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Phản biện 1 : GS.TS. Hoàng Khắc Nam
Phản biện 2. GS.TS. Trần Thị Vinh
Phản biện 3 : PGS.TS. Nguyễn Hoàng Giáp
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học
viện họp tại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
vào hồi
giờ
phút, ngày
tháng
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội
năm 20...
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cụm từ “ tôn giáo mới” xuất hiện từ nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX ở nhiều nước trên thế giới. Xung quanh thuật ngữ này, các nhà
quản lý và các nhà nghiên cứu của mỗi quốc gia lại có cách tiếp cận
khác nhau. Tại Nhật Bản, tuy có nhiều quan điểm khác nhau về thế nào
là một “tôn giáo mới”, song sự phát triển mạnh mẽ của các hiện tượng
này từ sau Chiến tranh Thế giới II ở quốc gia này là không thể phủ nhận.
Nhiều tôn giáo mới được hình thành trước Chiến tranh đã tranh thủ đẩy
mạnh trở lại các hoạt động của mình, bên cạnh những tôn giáo mới
đang xuất hiện “như nấm sau mưa”. Giới nghiên cứu Nhật Bản và quốc
tế đã bắt đầu sử dụng thuật ngữ “trào lưu tôn giáo mới” khi đề cập đến
hiện tượng này với ý nghĩa thực hành tôn giáo mới đã trở thành một xu
hướng lôi cuốn nhiều người tham gia, có tác động rõ rệt tới đời sống
tinh thần của đông đảo người dân trong xã hội. Việc xuất hiện ồ ạt của
các tổ chức tôn giáo mới, sự tham gia của một số tổ chức tôn giáo mới
vào đời sống chính trị, thậm chí có những giáo phái đã tiến hành khủng
bố bạo lực... đã tạo nên những vấn đề xã hội phức tạp trong những năm
cuối thế kỷ XX. Chính phủ Nhật Bản đã nỗ lực và đạt hiệu quả đáng kể
trong việc tìm ra những giải pháp kịp thời trong lĩnh vực quản lí tôn
giáo, vừa đảm bảo nguyên tắc tự do tôn giáo, vừa đặt sinh hoạt tôn giáo
trong khuôn khổ của luật pháp. Tuy sự phát triển của các tôn giáo mới ở
Nhật Bản đã vào giai đoạn ổn định, nhưng việc nghiên cứu quá trình
phát sinh, phát triển và đánh giá tác động xã hội của nó từ phương diện
nghiên cứu lịch sử là rất cần thiết cả về lí luận và thực tiễn để thấu hiểu
một cách toàn diện và có thái độ ứng xử thích hợp. Ở Việt Nam, sự phát
triển của kinh tế thị trường, quá trình đô thị hóa và sự dịch chuyển dân số từ
nông thôn ra thành thị,…dẫn đến nhiều biến đổi lớn về đời sống xã hội, trong
đó có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Việc nghiên cứu quá trình hình thành,
1
phát triển cũng như tác động xã hội của tôn giáo mới của Nhật Bản sẽ đem
lại cho chúng ta cơ sở lí luận và thực tiễn để nhìn nhận, đánh giá hiện tượng
các tôn giáo mới một cách đầy đủ hơn. Vì vây, tôi đã chọn đề tài: “Quá trình
hình thành, phát triển và tác động xã hội của trào lưu Tôn giáo mới ở Nhật
Bản từ sau Chiến tranh Thế giới II tới năm 2018” làm đề tài cho luận án tiến
sĩ chuyên ngành Lịch sử Thế giới của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ nguyên nhân hình
thành, vận động và phát triển của trào lưu tôn giáo mới ở Nhật Bản sau
Chiến tranh Thế giới II, cùng các đặc điểm của trào lưu này, cũng như
đánh giá những tác động của nó đối với xã hội Nhật Bản.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích trên, luận án phải giải quyết các nhiệm
vụ sau: Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lí luận và thực tiễn với tư cách
cơ sở để nghiên cứu trào lưu tôn giáo mới ở Nhật Bản từ sau Chiến
tranh Thế giới II đến nay. Thứ hai, phân tích sự hình thành và phát triển
của trào lưu tôn giáo mới tại Nhật Bản qua các giai đoạn lịch sử từ sau
Chiến tranh Thế giới II đến năm 2018. Thứ ba, đánh giá vai trò, sự tác
động xã hội của trào lưu tôn giáo mới ở Nhật Bản từ sau Chiến tranh
Thế giới II đến 2018 .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu trào lưu tôn giáo mới ở Nhật Bản từ sau
Chiến tranh Thế giới II đến năm 2018, tập trung vào các tổ chức tôn
giáo mới điển hình và tác động xã hội của trào lưu này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Về không gian: luận án đi sâu phân tích về trào lưu tôn giáo mới
ở Nhật Bản.
2
- Về thời gian: luận án tập trung vào sự hình thành và phát triển
của trào lưu tôn giáo mới từ sau Chiến tranh Thế giới II đến năm 2018.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận của luận án
Dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin về tôn giáo, và
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác tôn giáo.
4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau :
+ Phương pháp lịch sử
+ Phương pháp logic
+ Phương pháp so sánh
+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case study)
+ Ngoài ra, tác giả có trao đổi ý kiến với các chuyên gia ở Nhật
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Phân tích và trình bày một cách có hệ thống quá trình hình thành,
phát triển của trào lưu tôn giáo mới ở Nhật Bản từ sau Chiến tranh Thế
giới II cho đến năm 2018 cũng như rút ra các đặc điểm của trào lưu này.
- Đánh giá tác động của trào lưu tôn giáo mới tới xã hội Nhật Bản
cả mặt tích cực và mặt tiêu cực.
- Luận án bổ sung vào nguồn tư liệu phục vụ cho công tác nghiên
cứu, giảng dạy chuyên ngành lịch sử thế giới, chuyên ngành Nhật Bản
học, chuyên ngành tôn giáo học ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần làm rõ một số vấn đề về lý luận trong nghiên
cứu tôn giáo Nhật Bản nói chung và nghiên cứu tôn giáo mới Nhật Bản
nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án cung cấp tài liệu tham khảo về tôn giáo mới ở Nhật Bản
hiện nay cho công tác nghiên cứu và giảng dạy trong chuyên ngành lịch
3
sử tôn giáo, chuyên ngành Nhật Bản học. Luận án gợi mở một cách tiếp
cận trong nghiên cứu về các hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án cấu trúc thành bốn chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn việc nghiên cứu trào lưu tôn
giáo mới ở Nhật Bản từ sau Chiến tranh Thế giới II tới năm 2018
Chương 3: Quá trình hình thành và phát triển của trào lưu tôn
giáo mới ở Nhật Bản từ sau Chiến tranh Thế giới II tới năm 2018
Chương 4: Đặc điểm và tác động xã hội của trào lưu tôn giáo mới
ở Nhật Bản.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các công trình nghiên cứu về tôn giáo mới ở Nhật Bản
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về tôn giáo truyền thống
Trong số các công trình nghiên cứu về tôn giáo truyền thống Nhật
Bản xuất bản trong nước bằng tiếng Việt, có các công trình như: cuốn
Lịch sử Phật giáo Nhật Bản (NXB Tôn giáo, HN, 2002) của tác giả
Giác Dũng, cuốn Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần ở
xã hội Nhật Bản (NXB Chính trị Quốc gia, HN, 2011) của tác giả
Nguyễn Thị Thúy Anh. Nghiên cứu về Thần đạo – một tín ngưỡng
truyền thống vốn có của người Nhật cũng là mảng xuất hiện khá nhiều
nghiên cứu đáng chú ý trong nước. Về tài liệu của tác giả nước ngoài,
có thể kể tới bài viết Tôn giáo Nhật Bản trích dịch từ cuốn “Tôn giáo
Nhật Bản”, công trình nghiên cứu của Cục Văn hóa Nhật Bản (Tạp chí
Nghiên cứu Tôn giáo, số 1/1999).
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về tôn giáo mới
Về các công trình đi sâu vào phân tích một tổ chức tôn giáo mới
tiêu biểu ở Nhật Bản, có thể kể đến bài viết Vấn đề tham chính của giáo
4
phái Soka Gakkai (Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 7/2013) của tác
giả Dương Kim Oanh. Một số bài viết về giáo phái Chân lý Aum được
dịch ra ở Việt Nam, như bài viết Tôn giáo ra tòa, sự kết thúc của giáo
phái Aum của tác giả D.W.Brakett (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số
5/2001), bài viết Tâm lý học xã hội về “kiểm soát tinh thần bởi giáo
phái” của Nishida Kimiaki trong cuốn “Ứng dụng tâm lý học tại Nhật
Bản” (đồng chủ biên: Vũ Dũng – Phan Thị Mai Hương – Ito Tetsuji –
Yamamoto Toshiya, Nxb Từ điển Bách Khoa, HN, 2005).
Về tài liệu tiếng Anh, có cuốn New Religions, Contemporary
Paper in Japanese Religion-2 (Tôn giáo mới, những tư liệu đương thời
trong tôn giáo Nhật Bản- phẩn 2, Viện Nghiên cứu văn hóa và truyền
thống Nhật Bản, Đại học Kokugakuin, Nhật Bản,1991) do tác giả Inoue
Nobutaka chủ biên. Đặc biệt, bài viết Recent Trends in the Study of
Japanese New Religions (Những khuynh hướng gần đây trong nghiên
cứu tôn giáo mới Nhật Bản) của Inoue Nobutaka nêu lên và phân tích
khá chi tiết và tỉ mỉ về các cách định nghĩa thế nào là “tôn giáo mới”.
Về mảng công trình tiếng Nhật, có thể kể tới cuốn Đọc-hiểu tôn giáo
mới (1992) của tác giả Inoue Nobutaka.
1.2. Các công trình nghiên cứu về tác động của tôn giáo mới ở
Nhật Bản
1.2.1. Các công trình đánh giá tác động của tôn giáo mới tới đời
sống chính trị- xã hội Nhật Bản
Đầu tiên thể kể tới bài viết Tác động của tôn giáo đến đời sống
chính trị Nhật Bản trong thập niên 90 của thế kỷ XX của tác giả Nguyễn
Thị Thúy Anh (Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số
3/2001), Tôn giáo Nhật Bản hiện đại: Sự vận động của tự do tín ngưỡng
của tác giả Trần Văn Trình (Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 1/2007).
Đề cập trực tiếp tới tác động chính trị- xã hội của tôn giáo mới, có cuốn
Đời sống tôn giáo Nhật Bản hiện nay (NXB Khoa học Xã hội, HN,
2005), do tác giả Phạm Hồng Thái chủ biên, cuốn sách đã đưa ra được
5
một số vấn đề chủ yếu xuất hiện trong đời sống tôn giáo Nhật Bản từ
sau năm 1945 đến nay, trong đó có sự bùng phát của tôn giáo mới, tác
động xã hội của trào lưu này, và việc Chính phủ Nhật Bản đã có những
chính sách tôn giáo như thế nào cho phù hợp với thực tế. Số lượng công
trình được dịch ra tiếng Việt khá ít ỏi, chỉ có bài viết của tác giả Hirochika
Nakamaki với nhan đề Người Nhật và tôn giáo: Tiếp cận từ góc độ tiêu dùng,
(tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 4/2001), đề cập tới việc người Nhật coi tôn
giáo là một vấn đề thực hành, thực tế, có quan hệ hiện thực, thể hiện bản chất
vị lợi của người Nhật. Về tài liệu tiếng Anh nghiên cứu ảnh hưởng của
tôn giáo mới ở Nhật Bản tới đời sống chính trị- xã hội trong những thập
niên gần đây, phải kể đến cuốn Japanese New Religions in Global
Perspective (Tôn giáo mới Nhật Bản trong phối cảnh toàn cầu, NXB
Curzon, Anh, 2000) do Peter B. Clarke biên tập.
1.2.2. Các công trình đánh giá tác động của tôn giáo mới tới
chính sách của Chính phủ Nhật Bản
Bài viết của tác giả Phạm Hồng Thái với nhan đề Tìm hiểu chính
sách tôn giáo của nhà nước Nhật Bản trong cuốn “Nhà nước và giáo
hội” (Chủ biên: Đỗ Quang Hưng, NXB Tôn giáo, HN, 2003). Tiếp theo
là luận văn thạc sĩ Châu Á học của Dương Kim Oanh, với đề tài Chính
sách tôn giáo của Nhật Bản giai đoạn 1945 – 1951 (bảo vệ tại Hội đồng
chấm luận văn thạc sĩ Châu Á học, khoa Đông Phương học, Đại học
Khoa học Xã hội Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013). Về tác
giả nước ngoài có cuốn sách của tác giả Sakurai Yoshihide, Thắc mắc
về ‘‘Cult’’- nguy cơ mang tên ‘‘Tự do tín giáo’’ (「カルト」を問い直
す-信教の自由というリスク ,Nxb Công luận Trung ương, Nhật
Bản,2006).
1.3. Những kết quả đã đạt được và vấn đề cần nghiên cứu
Qua khảo cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề
cập tới chủ đề tôn giáo mới ở Nhật Bản sau Chiến tranh Thê giới II , có
thể đi đến một số nhận xét như sau:
6
1.3.1. Những kết quả đã đạt được
Nói chung, các công trình nghiên cứu tôn giáo Nhật Bản nói
chung và tôn giáo mới nói riêng, đã có một số nhận định, đánh giá khá
hữu ích cho những người bắt đầu đi sâu tìm hiểu về lĩnh vực này. Đặc
biệt, đã có nhiều công trình về một số tổ chức tôn giáo mới nổi bật, giúp
người đọc có được hình dung ban đầu về tôn giáo mới- một trào lưu nổi
bật trong đời sống tôn giáo Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới II. Với
nhiều cách tiếp cận khác nhau, và mang nhiều quan điểm khác nhau,
đây là một lĩnh vực rộng lớn với khá nhiều công trình hữu ích, đi sâu
tìm hiểu, phân tích, đánh giá tỉ mỉ về tôn giáo mới ở Nhật Bản sau
Chiến tranh Thế giới II, cũng như những ảnh hưởng tới đời sống xã hội,
những bước phát triển của các tổ chức này.
1.3.2. Những vấn đề chưa được làm rõ
- Chưa có công trình nghiên cứu mang tính hệ thống, cung cấp
một cách tổng thể và toàn diện về quá trình hình thành, phát triển, đặc
điểm, tác động xã hội của trào lưu này ở Nhật Bản.
- Về mặt tài liệu, các tài liệu tiếng Việt và dịch ra tiếng Việt còn
khá ít, chủ yếu mang tính khái quát, giới thiệu lịch sử tôn giáo Nhật Bản
và những đặc trưng của từng thời kỳ, chưa đề cập nhiều tới tôn giáo mới.
- Có các công trình đi sâu nghiên cứu về giáo phái Chân lý Aummột giáo phái mới mang tính tiêu cực, nhưng chưa giúp người đọc hiểu
được trào lưu tôn giáo mới ở Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới II, mà
chỉ khắc họa một giáo phái tiêu biểu.
- Có một số bài viết về các tổ chức tôn giáo mới cụ thể, nhưng
vẫn mang tính lẻ tẻ, chưa hệ thống.
- Các tài liệu tiếng Nhật tuy rất đa dạng nhưng chủ yếu đi vào
phân tích tôn giáo mới về góc độ tâm lý học hoặc xã hội học.
1.3.3. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
- Thứ nhất, cần làm rõ bối cảnh hình thành trào lưu tôn giáo mới
sau Chiến tranh Thế giới II.
- Thứ hai, phân tích quá trình phát triển của trào lưu tôn giáo mới
ở Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới II cho đến năm 2018 theo từng
7
giai đoạn lịch sử cụ thể. Từ thực tiễn phát triển của các giai đoạn này,
rút ra đặc điểm chung của trào lưu tôn giáo mới.
- Thứ ba, phân tích tác động đối với đời sống xã hội Nhật Bản, cả
mặt tích cực và tiêu cực của trào lưu này.
- Thứ tư, liên hệ với thực tiễn đời sống tôn giáo ở Việt Nam trong
bối cảnh tiến hành công cuộc “đổi mới”.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
TRÀO LƯU TÔN GIÁO MỚI Ở NHẬT BẢN
TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI II TỚI NĂM 2018
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm tôn giáo
Có rất nhiều định nghĩa về tôn giáo từ các quan điểm thần học,
triết học và xã hội học, sinh học và tâm lý học, và từ việc coi nó là một
hiện tượng phổ biến của văn hóa. Theo tác giả, định nghĩa đầy đủ nhất
về tôn giáo là của Ph.Ăngghen: “…tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự
phản ánh hư ảo- vào trong đầu óc của con người- của những lực lượng ở
bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó
những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần
thế”.
2.1.2. Khái niệm tôn giáo mới và trào lưu tôn giáo mới
Cũng như định nghĩa về tôn giáo, định nghĩa về tôn giáo mới khá
đa dạng. Định nghĩa của nhà nghiên cứu tôn giáo Nishiyama Shigeru
người Nhật trong cuốn sách ông viết “Loại hình và đặc trưng của tôn
giáo mới” có thể coi là đầy đủ nhất về thuật ngữ này, đó là “Sự tạo ra
của dạng thức tôn giáo mới, khác biệt tương đối với những dạng thức
tôn giáo đã có, bù đắp và giải quyết cho những mâu thuẫn của con
người với xã hội do sự biến động xã hội nhanh chóng. Từ thế kỷ XIX, ở
nhiều nơi trên thế giới, gia tăng sự hình thành một cách phi thể chế của
loại tôn giáo này với chủ thể là quần chúng nhân dân”. Theo tác giả
8
luận án, tôn giáo mới ở Nhật Bản là :“ Những tôn giáo ra đời trong bối
cảnh xã hội có nhiều biến động phức tạp, khác biệt với những tôn giáo
truyền thống có sẵn, đáp ứng nhu cầu tinh thần của người dân trong bối
cảnh mới. Tôn giáo mới có mặt tích cực là đem lại chỗ dựa tinh thần
cho người dân, dẫn dắt họ hòa nhập với cuộc sống hiện tại, song xuất
hiện mặt tiêu cực khi người đứng đầu lạm dụng niềm tin của tín đồ để
mưu lợi, gây ảnh hưởng lớn cho trật tự an ninh xã hội. Tôn giáo mới
xuất hiện ở Nhật bắt đầu vào cuối thời Mạc phủ Tokugawa, tuy nhiên
sự bùng nổ đáng kể là từ sau Chiến tranh Thế giới II”.
Về khái niệm trào lưu tôn giáo mới: trên cơ sở cho rằng trào lưu là
xu hướng đang thịnh hành, được nhiều người ưa chuộng và theo đuổi
diễn ra trong lĩnh vực đời sống văn hóa, tư tưởng, tôn giáo..., tác giả
luận án cho rằng “trào lưu tôn giáo mới” là một xu hướng tôn giáo mới
được đông đảo người dân theo đuổi tạo nên những tác động nhất định
trong đời sống văn hóa, xã hội.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Bối cảnh quốc tế
2.2.1.1. Trào lưu tôn giáo mới ở Mỹ
Những năm 60, 70 của thế kỷ XX, tôn giáo mới được coi là một
sự thách thức với nền tảng văn hóa và đạo đức Mỹ. Từ “Cult” được sử
dụng với ý nghĩa nghi ngại, mang ý thành kiến, khi nói về tôn giáo mới,
hàm ý “sự cuồng tín”. Sự nghi ngại, e dè của quần chúng nhân dân đối
với tôn giáo mới ở Mỹ cũng là điều dễ hiểu, nhất là khi những vụ tự tử
tập thể, những vụ lạm dụng tín đồ, ngược đãi trẻ em.. của các giáo phái
này đã gây chấn động dư luận. Gần đây, tuy những vụ việc như trên
không tái diễn, song sự e ngại và đề phòng của dư luận đối với tôn giáo
mới ở Mỹ vẫn tồn tại.
2.2.1.2. Trào lưu tôn giáo mới ở châu Âu
Ở châu Âu, mối quan hệ giữa tôn giáo mới và cộng đồng xã hội
châu Âu đầy thách thức và xung đột, xuất phát từ việc tôn giáo mới trái
9
ngược, thậm chí loại bỏ các giá trị văn hóa, tôn giáo truyền thống, điều
đã trở thành nền tảng tinh thần đạo đức của xã hội phương Tây. Thậm
chí còn xuất hiện những tổ chức chống tôn giáo mới ở hầu hết các quốc
gia châu Âu, nhằm vạch trần, ngăn chặn hoạt động của tôn giáo mới.
2.2.2. Bối cảnh trong nước
Trên cơ sở phân tích bối cảnh trong nước, luận án đã chỉ ra có ba
nhân tố tác động chính đến sự hình thành và phát triển của trào lưu tôn
giáo mới sau Chiến tranh Thế giới II ở Nhật Bản, đó là:
Thứ nhất là sự thay đổi trong đời sống chính trị và chính sách
tôn giáo
Năm 1945, Chiến tranh Thế giới II đi tới hồi kết. Quân Nhật bị
đẩy lùi trên khắp các chiến trường. Sau khi Đức quốc xã đầu hàng ở
châu Âu tháng 5-1945, các nước Liên Xô, Mỹ, Anh đã nhóm họp tại
Potsdam (Đức), ra tuyên bố Potsdam (tháng 7-1945) đòi Nhật Bản đầu
hàng vô điều kiện. Ngày 3-11-1946, Hiến pháp mới của Nhật Bản được
công bố, thay thế cho Hiến pháp Minh Trị (1889). Đây chính là tiền đề
cho việc Luật Pháp nhân Tôn giáo được ban hành năm 1951, tạo điều
kiện thuận lợi cho tôn giáo mới hoạt động và phát triển sau chiến tranh.
Thứ hai là tác động của sự phát triển nhanh về đời sống kinh tếxã hội
Việc Nhật Bản nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng Đồng minh
trong thời gian dài sau khi chiến tranh kết thúc, là điều kiện thuận lợi
cho kinh tế Nhật. Những cải cách này đóng vai trò chuẩn bị cho sự tăng
trưởng kinh tế sau này. Tuy vậy, cùng với sự phát triển kinh tế, một số
vấn đề xã hội ở Nhật Bản đã nảy sinh, là một trong những nguyên nhân
dẫn tới sự ra đời của trào lưu tôn giáo mới ở Nhật Bản sau Chiến tranh
Thế giới II.
Thứ ba là sự phát triển nhanh chóng của quá trình đô thị hoá
Đô thị hóa ở Nhật diễn ra mạnh mẽ, do sự phát triển của các
ngành công nghiệp, các thành phố nhanh chóng mọc lên,thanh niên ở
10
nông thôn, đến tuổi lao động, hầu hết đều tìm tới các vùng đô thị, đặc
biệt là đô thị lớn để tìm kiếm việc làm với mức thu nhập cao hơn.
Thành phố là nơi tập trung khá đông những người đang dần xa rời mối
liên hệ tâm linh và tinh thần với tôn giáo truyền thống ở quê nhà, họ đối
mặt với tình trạng dường như trống rỗng, chơi vơi về tinh thần. Đây
cũng là một nhân tố tác động tới sự phát triển nhanh chóng của tôn giáo
mới, bởi nó đã cung cấp chỗ dựa tinh thần cho những người đang cô
đơn giữa một xã hội hiện đại.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Qua chương hai, chúng ta nhận thấy trào lưu tôn giáo mới ở Nhật
Bản ra đời sau Chiến tranh Thế giới II không phải là một sự ngẫu nhiên
mà có nền tảng từ trước. Tôn giáo mới ra đời khi xã hội xuất hiện nhiều
biến động, dẫn tới con người cần có một chỗ dựa tinh thần nhằm bù đắp
những khủng hoảng, hụt hẫng trong tâm lý. Điều này được chứng minh
qua thực tiễn đời sống tôn giáo trên thế giới. Ở Nhật Bản, sau khi Chiến
tranh Thế giới II kết thúc, thì sự thay đổi của chính sách tôn giáo theo
hướng tự do hóa, quá trình phát triển nhanh chóng của kinh tế và của đô
thị hóa kéo theo sự tập trung ổ ạt dân số ở các đô thị.. là những điều
kiện thuận lợi để các tôn giáo mới ra đời và lan truyền nhanh chóng, tạo
thành một trào lưu mạnh mẽ có sức ảnh hưởng trong xã hội.
CHƯƠNG 3
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRÀO LƯU
TÔN GIÁO MỚI Ở NHẬT BẢN TỪ SAU CHIẾN TRANH
THẾ GIỚI II TỚI NĂM 2018
Trào lưu tôn giáo mới ở Nhật Bản sau Chiến tranh đến năm 2018
có sự biến chuyển qua các giai đoạn với những đặc điểm khác nhau
xuất phát từ bối cảnh cụ thể của xã hội Nhật Bản. Giai đoạn thứ nhất từ
11
sau Chiến tranh Thế giới II tới năm 1970 được coi là giai đoạn các tôn
giáo mới tận dụng sự thay đổi của Luật Pháp nhân Tôn giáo và sự biến
đổi nhanh chóng của nền kinh tế cũng như cơ cấu gia đình truyền thống.
Các tổ chức tôn giáo mới ra sức thu hút tín đồ vàđạt được những bước
tiến nhảy vọt so với thời kỳ trước. Giai đoạn thứ hai từ những năm 1970
tới năm 1995 chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng dầu mỏ đầu những
năm 1970 trên thế giới. Nền kinh tế Nhật Bản đang phát triển như vũ
bão bỗng bị chững lại làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người
dân bị chao đảo, khiến người ta dễ tìm tới những trải nghiệm huyền bí
nhằm quên đi thực tại. Giai đoạn thứ ba từ năm 1996 tới năm 2018 là
giai đoạn nỗ lực duy trì ổn định về quy mô và tín đồ của các tổ chức tôn
giáo sau ảnh hưởng tiêu cực của vụ việc giáo phái Chân lý Aum tiến
hành khủng bố, song cũng là giai đoạn tôn giáo mới ra sức phát huy và
tận dụng thế mạnh của công nghệ của thời kỳ này, nhất là Internet.
3.1. Giai đoạn từ sau Chiến tranh Thế giới II tới năm 1970
3.1.1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển của trào lưu tôn
giáo mới từ sau Chiến tranh Thế giới II tới năm 1970
Giai đoạn thứ nhất của trào lưu tôn giáo mới ở Nhật Bản sau
Chiến tranh Thế giới II là từ năm 1946 tới năm 1970, được ví như “thời
khắc bung nở của các vị thần”. Cuộc điều tra của hãng tin Jiji1 công bố
năm 1949 mang tên “Điều tra đại chúng về tôn giáo”, với số lượng
phiếu phát ra là 4600 phiếu trên mọi đối tượng ngành nghề, kết hợp với
các cuộc điều tra trước đó các năm 1946, 1947, 1948 về chủ đề dân chủ
hóa, đã cho thấy số lượng người tin vào tôn giáo tăng dần qua các năm,
cụ thể là chiếm 56,4% số người được hỏi năm 1946, tới năm 1949 đã
chiếm 70,1% . Dựa vào những số liệu này có thể thấy, số người tin vào
tôn giáo đã tăng lên đáng kể. Ở các tổ chức tôn giáo mới, ví dụ như
Tenrikyo (Thiên Lý giáo), họ có 2.032.400 tín đồ năm 1956 (theo Niên
1
時事通信社- Jiji Tsushinsha- tạm dịch là hãng tin Thông tín Thời sự
12
giám Tôn giáo Nhật Bản phát hành hàng năm), tới năm 1963, Tenrikyo
có 2.284.656 tín đồ. Một tổ chức Thần đạo mới nhỏ như Tenchikyo
(Thiên Địa giáo) năm 1956 chỉ vỏn vẹn có 1.623 tín đồ, song năm 1963
đã tăng lên 7.410 tín đồ. Sự phát triển và nở rộ của các tôn giáo mới
trong giai đoạn này là không thể phủ nhận, tạo thành một trào lưu mang
tính xã hội đáng chú ý. Ở giai đoạn này, các nhân tố ảnh hưởng tới sự
hình thành trào lưu tôn giáo mới sau Chiến tranh, đều đóng vai trò quan
trọng như nhau, bổ sung cho nhau và đều là nhân tố trực tiếp.
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của một số tổ chức tôn
giáo mới nổi bật giai đoạn từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II tới năm
1970
3.1.2.1. Soka Gakkai (創価学会- Sáng Giá Học Hội)
Soka Gakkai (創価学会- Sáng giá Học hội) là tổ chức tôn giáo có
lượng tín đồ đông đảo bậc nhất ở Nhật Bản, xứng đáng được đề cập đến
khi nghiên cứu về giai đoạn của trào lưu tôn giáo mới từ sau Chiến
tranh Thế giới II tới năm 1970. Năm 1961, số lượng tín đồ tổ chức này
là 130 vạn hộ gia đình2; tới năm 1968, quy mô giáo hội này đã đạt con
số hơn 800 vạn hộ gia đình. Mặc dù đã xuất hiện trước chiến tranh,
song sự phát triển mạnh mẽ của Soka Gakkai ở giai đoạn này chính là
một minh chứng rõ nét cho sự “bung nở” của các tổ chức tôn giáo, đồng
thời sự sáng tạo trong phương thức truyền giáo cũng như cách thức hoạt
động cũng là một đặc điểm cho thấy các tổ chức tôn giáo được tự do
phát triển về mọi mặt sau chiến tranh3.
Số lượng tín đồ trong Soka Gakkai được tính theo hộ gia đình
Trong Nhật Liên Tông có 2 cách thuyết pháp. Một là Shoju (Nhiếp thụ), tức là
khi truyền giáo sẽ tôn trọng quan điểm của đối phương để dẫn dụ một cách ôn
hòa và cách còn lại gọi là Shakubuku, tức là không cần xem đối phương có thái
độ như thế nào mà cứ truyền đạt thẳng những suy nghĩ của mình để thuyết
phục đối phương. Soka Gakkai đã chọn phương pháp Shakubuku.Họ đứng trên
lập trường của Chủ nghĩa hiện thế và cho rằng kết quả của niềm tin đó sẽ thể
hiện ngay trong hiện thế cũng là lý do để có thể thu được nhiều tín đồ hơn.
2
3
13
3.1.2.2. Tổ chức Church of Perfect Liberty (P.L.Kyodan)
P.L Kyodan cũng là một tổ chức tôn giáo mới cần phải phân tích
nhằm làm rõ sự đa dạng về mặt giáo lý của trào lưu tôn giáo mới. Nếu
như Soka Gakkai là một tôn giáo mới có nền tảng tư tưởng là Phật giáo,
thì tổ chức Church of Perfect Liberty (viết tắt là P.L.Kyodan, thậm chí
ngắn gọn hơn chỉ là P.L, tiếng Nhật là パーフェクトリバティー教団,
tức Giáo đoàn Tự do hoàn hảo), lại được tạo ra trên cơ sở dung hợp
nhiều tôn giáo- tín ngưỡng truyền thống của người Nhật. Ngoài ra, đây
cũng là một trong những tổ chức tôn giáo mới có số lượng tín đồ lớn ở
Nhật. Theo Niên giám Tôn giáo hàng năm, năm 1956, P.L.Kyodan mới
có 605.213 tín đồ, tới năm 1963, con số này đã là 1.164.814 tín đồ ở
Nhật Bản. Cùng với Soka Gakkai, đây cũng là một tổ chức tiêu biểu cần
nghiên cứu trong giai đoạn này.
3.2. Giai đoạn từ năm 1971 tới năm 1995
3.2.1. Khái quát quá trình phát triển của trào lưu tôn giáo mới từ
năm 1971 tới năm 1995
Đây là giai đoạn xuất hiện của cụm từ “tân tôn giáo mới” (新新宗
教- tân tân tôn giáo-shin shin shukyo). Vào khoảng cuối những năm
1970 và đầu năm 1980 có luồng ý kiến của các học giả và các nhà báo
cho rằng cần phân biệt các tôn giáo mới đang phát triển nhanh chóng
này với các tôn giáo mới đang chững lại, bằng cách gọi đó là những
“tân tôn giáo mới”. Khi phân tích hiện tượng mới này, các học giả
thường lấy Shinnyo-en (真如苑- Chân Như Uyển), một tổ chức Phật
giáo mới theo phái Chân Ngôn, làm ví dụ. Năm 1965 lượng thành viên
chính thức của tổ chức này có gần 125.000. Tuy nhiên năm 1974 con số
này tăng lên đến 300.000, năm 1988 đã là 2.600.000. Nhận định cho
rằng có một sự “bùng nổ tôn giáo” thứ ba4 đã trở nên khá phổ biến vào
Nguồn: />4
“bùng nổ tôn giáo” (宗教ブーム), lần thứ nhất được coi là vào thời kỳ cuối
Mạc phủ Tokugawa-đầu thời kỳ Minh Trị, lần thứ hai là thời kỳ sau Chiến
14
giai đoạn những năm cuối 1970. Thông thường, các tôn giáo này
thường đặc trưng và nhấn mạnh vào yếu tố tâm linh và các hiện tượng
mang tính thông linh học. Hầu hết đều thể hiện khả năng thu hút những
thành viên trẻ và tăng lượng tín đồ đột biến trong thời gian ngắn, tuy
sau đó có giảm bớt tốc độ tăng trưởng. Một yếu tố quan trọng tác động
vào sự phát triển của trào lưu tôn giáo mới ở thời kỳ này, chính là các
cuộc khủng hoảng tiền tệ và dầu mỏ những năm đầu thập niên 70 trên
thế giới, khiến kinh tế Nhật Bản chững lại hơn so với giai đoạn trước,
nhiều công ty Nhật bị ảnh hưởng, kéo theo đời sống xã hội có những
thay đổi, người dân chưa kịp thích nghi với bối cảnh mới, nên dễ tới
việc đi tìm những cảm giác tâm linh huyền bí, nhằm xoa dịu sự căng
thẳng về tinh thần. Những nhân tố tác động tới sự ra đời của trào lưu tôn
giáo mới sau Chiến tranh Thế giới II, nếu thể hiện đậm nét ở giai đoạn
trước, thì ở giai đoạn này, nhân tố quan trọng nhất là sự thay đổi của
một xã hội phát triển nhanh và đặt ra nhiều áp lực với con người.
3.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của một số tổ chức tôn
giáo mới nổi bật giai đoạn từ năm 1971 đến 1995
3.2.2.1. Giáo phái Chân lý Aum (オウム真理教)
Không chỉ ở Nhật Bản mà trên toàn thế giới, người ta cũng không
thể nào quên tội ác kinh hoàng mà giáo phái này đã gây ra tại hệ thống
tàu điện ngầm tại thủ đô Tokyo tháng 3 năm 1995. Chính thức thành lập
năm 1987, thời điểm đông tín đồ nhất của giáo phái này chỉ khoảng
15.000 tín đồ tại Nhật Bản và 35.000 tín đồ tại Nga, khá ít so với các tổ
chức tôn giáo mới nổi bật khác, song sự kiện khủng bố năm 1995 chính
là một trong những nguyên nhân chính đưa đến việc cải cách chính sách
tôn giáo ở Nhật Bản năm 1995, cụ thể hơn là việc Luật Pháp Nhân tôn
giáo được sửa đổi vào năm 1995, nhằm tăng cường quyền giám sát của
các cơ quan chức năng vào hoạt động của các tổ chức tôn giáo. Và cũng
tranh Thế giới II, và lần thứ ba thường được coi là vào những năm 1970-1980,
tuy nhiên điều này vẫn gây tranh cãi.
15
chính giáo phái Chân lý Aum đã khiến hình ảnh của tôn giáo mới ở
Nhật Bản bị dư luận nhìn nhận với chiều hướng tiêu cực hơn kể từ sau
năm 1995.
3.2.2.2. Tổ chức Khoa học Hạnh phúc (幸福の科学- Kofuku no
Kagaku)
Tổ chức Khoa học Hạnh phúc (tên tiếng Anh là Happy Science) là
một tôn giáo mới thành lập vào năm 1986, vì vậy cũng thường được gọi
là một “tân tôn giáo mới”. Tổ chức này được tác giả lựa chọn để phân
tích trong giai đoạn thứ hai này, xuất phát từ hai yếu tố: thứ nhất là ngày
thành lập của tổ chức nằm trong giai đoạn này nên sẽ là một ví dụ rõ nét
cho giai đoạn phát triển thứ hai, cho thấy sự tiếp diễn về mặt thời gian
liên tục của giai đoạn này, các tổ chức mới ra đời cũng giành được chỗ
đứng của mình; và hai là quy mô và tầm ảnh hưởng của tổ chức này. Số
tín đồ của Khoa học Hạnh phúc thường không công khai, trong cuốn
Niên giám tôn giáo Nhật Bản các năm, cũng không có số liệu về số tín
đồ của tổ chức này. Tuy vậy, số tín đồ của tổ chức này khá đông đảo.
Số liệu công bố cập nhập gần đây nhất là trong bản công bố của tổ chức
năm 2010, trong đó ghi số tín đồ ở tổng số 86 quốc gia trên thế giới là
12.000.000 người. Họ cũng thành lập một đảng riêng của mình, đó là
Đảng Thực hiện Hạnh phúc ( 幸 福 実 現 党 , tên tiếng Anh là The
Happiness Realization Party, viết tắt là HRP).
3.3. Giai đoạn từ năm 1996 tới năm 2018
3.3.1. Khái quát quá trình phát triển của trào lưu tôn giáo mới từ
năm 1996 tới năm 2018
Giai đoạn này bắt đầu bằng năm 1996, sau khi Luật Pháp nhân
Tôn giáo sửa đổi cuối năm 1995 đi vào hiệu lực. Sự kiện tấn công bằng
khí độc Sarin ở ga tàu điện ngầm Tokyo tháng 3 năm 1995 của giáo
phái Chân lý Aum- như đã trình bày ở phần trước- đã gây ra những bất
16
lợi cho các tổ chức tôn giáo mới, nổ ra hàng loạt tranh luận về tôn giáo
mới, cũng như thay đổi thái độ của công chúng đối với tôn giáo nói
chung và tôn giáo mới nói riêng. Ngoài ra, việc tôn giáo mới tham gia
vào chính trị, qua trường hợp Đảng Công Minh của Soka Gakkai và sau
này còn là Đảng Thực hiện Hạnh phúc của tổ chức Khoa học Hạnh
phúc, khiến cho dư luận thêm e dè với vấn đề tôn giáo mới. Tuy bản
thân các đảng này giành được sự ưu ái bỏ phiếu từ tín đồ của mình,
song với những người dân bình thường khác, không ít người nghĩ rằng
các chính đảng này đang cố gắng để đưa triết lý tôn giáo của mình áp
dụng lên toàn nước Nhật. Sự suy giảm rõ rệt có thể thấy được qua số
liệu của Niên giám Tôn giáo hàng năm, năm 1990 số tín đồ của
Tenrikyo là khoảng 1.800.000, thì tới năm 2015 chỉ còn khoảng
1.117.000 tín đồ, tức là sau 25 năm, số tín đồ đã giảm đi tầm 1/3.
Rissho Koseikai cũng vậy, năm 1990 ước đạt 6.330.000 tín đồ thì năm
2015 chỉ còn khoảng 2.830.000 tín đồ, đặc biệt chỉ sau một năm, từ
2014 tới năm 2015 đã giảm tầm 260.000 tín đồ. Ngoài ra sự già hóa
trong độ tuổi tín đồ cũng là một vấn đề gây lo ngại cho những tổ chức
này. Các tôn giáo mới đứng trước sự cần thiết phải cách tân, nếu muốn
tồn tại.
3.3.2. Quá trình hình thành và phát triển của một số tổ chức tôn
giáo mới nổi bật giai đoạn 1996 đến năm 2018
3.3.2.1. Tenrikyo(天理教- Thiên lý giáo)
Tenrikyo là một tôn giáo độc thần, do Nakayama Miki (中山美
伎) (1798- 1887) sáng lập. Nakayama Miki là một phụ nữ; với vai trò
sáng lập, bà còn được gọi là Oyasama (親様) hay giáo tổ của giáo phái
này. Tenrikyo được chọn để phân tích trong giai đoạn thứ ba này, bởi
mặc dù là một tôn giáo mới xuất hiện trước chiến tranh, nhưng suốt
chiều dài lịch sử của mình Tenrikyo luôn là một trong những tổ chức
tôn giáo mới có số lượng tín đồ đông đảo nhất, và trong giai đoạn thứ
ba-giai đoạn duy trì sự ổn định và tận dụng thế mạnh công nghệ mới,
17
Tenrikyo đã phát huy việc sử dụng công nghệ rất hiệu quả, nhất là
thông qua việc tư vấn online. Theo Niên giám Tôn giáo Nhật Bản năm
2018, số tín đồ của tổ chức này ở Nhật Bản là 1.199.223, tuy giảm khá
nhiều so với số tín đồ năm 1990 là khoảng 1.800.000, nhưng so với năm
2015 có khoảng 1.117.000 tín đồ thì cũng có tăng trưởng, cho thấy hiệu
quả của việc tận dụng công nghệ.
3.3.2.2. Konkokyo (金光教- Kim quang giáo)
Cũng giống như Tenrikyo, Konkokyo là một tôn giáo mới được coi là
phái sinh từ Thần đạo, ra đời từ một ngôi làng nông thôn ở tỉnh Okayama
năm 1859, vào cuối thời kỳ Mạc phủ Tokugawa. Theo Niên giám Tôn giáo
Nhật Bản năm 2018, Konkokyo có 1.495 đền thờ và 429.855 tín đồ tại
Nhật. Việc lựa chọn Konkokyo để phân tích trong giai đoạn thứ ba này,
cũng xuất phát từ việc Konkokyo là một tổ chức có quy mô lớn, tuy đã xuất
hiện từ khá lâu trước khi Chiến tranh Thế giới II kết thúc, song đã khéo léo
vận dụng công nghệ trong việc lôi kéo tín đồ tới với giáo lý của mình, phản
ánh rõ nét xu thế thu hút tín đồ của các tổ chức tôn giáo mới ở giai đoạn này.
Hình thức gửi thỉnh cầu tới thần linh qua Internet mà không cần phải tới
đền thờ cũng được áp dụng. Điều này thể hiện rõ ở đền thờ Momoyama
của Konkokyo tại khu Tennoji, thành phố Osaka. Năm 2004, đền
Momoyama đổi tên là Negai no miya, năm 2005 tạo trang Web “Negai
no miya”. Từ sau khi có trang Web riêng, những người không có điều
kiện tới đền thờ, sẽ qua Internet gửi lời cầu thỉnh của mình tới đây. Từ
tháng 6 năm 2010 tới tháng 5 năm 2012, tức là 24 tháng, toàn bộ có
9147 thỉnh nguyện được gửi đến. Bằng việc giữ được lòng tin và liên hệ
thường xuyên với tín đồ khi nhận thỉnh nguyện qua Internet, số tín đồ
tới đền thờ tham bái trực tiếp cũng tăng lên.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Qua việc phân tích các giai đoạn, chúng ta có thể hình dung được
quá trình phát triển của trào lưu này sau Chiến tranh Thế giới II. Soka
Gakkai đại diện cho các tổ chức phục hưng sau Chiến tranh nhờ Luật
18
Pháp nhân Tôn giáo năm 1951 cho phép tôn giáo được tự do hoạt động,
và có cách thức truyền giáo phù hợp, thu hút được tín đồ nhờ những
mục tiêu thiết thực, phát huy được những mặt tích cực của tôn giáo mới.
Giai đoạn thứ hai từ năm 1971 tới năm 1995, lại là giai đoạn xuất hiện
các “tân tân tôn giáo”, tiêu biểu như giáo phái Chân lý Aum hay tổ chức
Khoa học Hạnh phúc. Giai đoạn tiếp theo từ năm 1996 đến nay, do ảnh
hưởng của sự kiện giáo phái Chân lý Aum cũng như việc sửa đổi Luật
Pháp nhân Tôn giáo cuối năm 1995, việc hoạt động của các tổ chức tôn
giáo mới trở nên bình lặng hơn, một phần xuất phát từ việc cần giành
lấy thiện cảm của dư luận. Tenrikyo và Konkokyo, những tôn giáo mới
xuất hiện khá lâu trước Chiến tranh, tuy vẫn duy trì được lực lượng của
mình và đạt được sự bền vững nhất định, song trước bối cảnh mới, họ
đã có những bước đi khá phù hợp, đó là tận dụng Internet, một phương
tiện truyền thông hữu hiện.
CHƯƠNG 4
ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA TRÀO LƯU
TÔN GIÁO MỚI Ở NHẬT BẢN
4.1. Đặc điểm chung của các tôn giáo mới từ sau Chiến tranh
Thế giới II đến năm 2018
Có thể khái quát các đặc điểm chung của các tôn giáo mới ở
Nhật Bản từ sau Chiến tranh Thế giới II đến năm 2018 như sau:
4.1.1. Tính ma thuật – bí ẩn
Những người sáng lập ra các tôn giáo mới thường được coi là có
năng lực tâm linh, thay mặt một vị Thần hay Phật nào đó truyền dạy con
đường giác ngộ cho tín đồ, thông qua gia nhập và tu luyện, tín đồ có thể
đạt được “cảnh giới”.
4.1.2. Tính hỗn hợp
19
Các tôn giáo mới cũng mang tính hỗn hợp, tiêu biểu như trường
hợp Tenrikyo mang ảnh hưởng của Thần đạo thể hiện rõ nét ở các nghi
lễ, song trong triết lý lại ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo.
4.1.3.Tính hiện thế
Các tôn giáo mới đi vào những vấn đề hàng ngày con người quan tâm
như chữa bệnh, môi trường, thoát khỏi stress...đem lại cho họ lối thoát trong
tinh thần, tìm thấy niềm vui ngay trong cuộc sống hiện tại.
4.1.4.Tính thế tục
Tôn giáo mới có cách quảng bá tới tín đồ mới và phạm vi hoạt
động hết sức thực tế. Đặc điểm này thể hiện càng rõ ở giai đoạn từ năm
1996, các tôn giáo mới ra sức thu hút tín đồ bằng các công nghệ mới.
4.1.5. Phụ nữ giữ vai trò nổi bật
Trong các tôn giáo mới, phụ nữ đóng vai trò giáo chủ lập giáo khá
nhiều, ngoài ra số lượng giáo sĩ và tín đồ là phụ nữ cũng khá đông đảo,
tiêu biểu như các tổ chức Tenrikyo, Omotokyo, Shinnyo-en...
4.1.6. Nỗ lực vươn tầm ảnh hưởng quốc tế
Tôn giáo mới Nhật Bản có số tín đồ khá lớn ở nước ngoài, đặc
biệt ở Brasil, ở Mỹ. Nguyên nhân từ làn sóng di cư từ Nhật Bản tới các
quốc gia khác sau Minh Trị Duy tân 1868, sau đó là sự nỗ lực truyền bá
ra nước ngoài của các tôn giáo mới sau năm 1945.
4.1.7. Kiến trúc cơ sở thờ tự mang tính hiện đại và sáng tạo
Một trong những điểm tạo ra diện mạo riêng cho các tôn giáo mới
là kiến trúc cơ sở thờ tự, từ mô phỏng theo kiến trúc phương Tây một
cách sáng tạo hay theo kiến trúc truyền thống song có nét riêng biệt.
4.2. Đánh giá tác động của trào lưu tôn giáo mới đối với xã hội
Nhật Bản giai đoạn từ sau Chiến tranh Thế giới II đến năm 2018
4.2.1. Tác động tích cực
Tôn giáo mới có những hoạt động đóng góp cho xã hội như phong
trào vận động vì hòa bình, bảo vệ môi trường, vận động cải cách giáo
dục... Đây là những vấn đề quan trọng ở Nhật Bản sau Chiến tranh. Sau
20
trận động đất lớn ở Kobe năm 1995 và thảm họa kép động đất- sóng
thần năm 2011 ở Nhật, các tổ chức tôn giáo mới đã có đóng góp tích
cực trong các hoạt động từ thiện, giúp đỡ người dân ở các địa phương
xảy ra thảm họa, tái thiết cuộc sống và vượt qua cú sốc về tâm lý.
4.2.2. Tác động tiêu cực
Điển hình nhất của những hoạt động có ảnh hưởng tiêu cực đến xã
hội của tôn giáo mới là hoạt động của Giáo phái Chân lý Aum. Việc
tuyên truyền giáo lý phản động, biện hộ cho những hành động tổn hại
tính mạng và tài sản, nhất là vụ khủng bố giết người bằng chất độc
Sarin trong tàu điện ngầm ở Tokyo năm 1995 gây mất trật tự, an ninh
xã hội là điều không thể tha thứ. Ngoài ra, vấn đề tôn giáo mới và chính
trị cũng là một vấn đề gây tranh cãi ở Nhật Bản.
4.3. Tác động của trào lưu tôn giáo mới tới việc điều chỉnh
Chính sách tôn giáo của Chính phủ Nhật Bản
Cho đến năm 1990, việc cần thiết phải sửa đổi Luật pháp nhân tôn
giáo của Nhật Bản tuy đã ít nhiều được đề cập đến tuy chưa phải là vấn
đề cần thiết quá mức. Tuy nhiên, sự kiện Giáo phái Chân lý Aum tổ
chức hàng loạt cuộc bắt cóc và vụ đầu độc bằng khí độc Sarin năm 1995
đã tạo nên một cú chấn động kinh khủng không chỉ trong đời sống
chính trị, xã hội ở Nhật Bản mà cả trên quốc tế. Vụ khủng bố do Giáo
phái Chân lý Aum tiến hành lập tức được dư luận và các nhà chuyên
môn, các nhà lập pháp đưa ra tranh luận. Sự kiện Giáo phái Chân lý
Aum là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc bổ sung, sửa đổi Luật Pháp
nhân Tôn giáo Nhật Bản. Bản dự thảo sửa đổi Luật Pháp nhân Tôn giáo
Nhật Bản đã được trình lên Quốc hội để xem xét và thông qua ngày 8
tháng 12 năm 1995.
4.4. Một số liên hệ với Việt Nam
Theo công bố của một số nhà nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam,
tôn giáo mới cũng là hiện tượng rất đáng chú ý ở Việt Nam hiện nay.
Từ kinh nghiệm thực tế của Nhật Bản ta nhận thấy rằng để ngăn chặn
21
được những hoạt động gây hại xã hội do các tổ chức tôn giáo gây ra,
cũng như ngăn chặn được sự lợi dụng, tiếp tay cho các thế lực thù địch
nước ngoài phải có sự giám sát cần thiết đối với các tổ chức tôn giáo.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4
Tôn giáo mới ở Nhật Bản trong giai đoạn từ sau Chiến tranh Thế
giới II đến những năm 1990 có những đặc điểm nổi bật và có tác động
nhiều mặt đến đời sống văn hóa và xã hội ở Nhật Bản. Những hoạt động
tham gia vào phong trào gìn giữ hòa bình và bảo vệ môi trường, cứu trợ
thảm họa.. chứng tỏ những mặt tích cực của các tổ chức tôn giáo mới.
Tuy nhiên, sự xuất hiện “đột biến” của các tôn giáo mới cũng đem đến
cho xã hội nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
KẾT LUẬN
Tôn giáo mới ở Nhật Bản từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới II
cho đến nay là một hiện tượng nổi bật trong đời sống tôn giáo của Nhật
Bản trong giai đoạn này. Sự lỏng lẻo về vai trò của Nhà nước trong
quản lí tôn giáo do luật quy định, sự tăng trưởng nóng về kinh tế kéo
theo những biến động vềđời sống văn hóa xã hội diễn ra với tốc độ cao
là những tác nhân căn bản đưa đến sự ra đời có tính “bùng phát” của các
tôn giáo mới ở Nhật Bản, tạo thành một trào lưu mang tính tâm linh.
Tôn giáo mới, đã đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận đa số
người dân trong một xã hội đang biến đổi không ngừng. Tôn giáo mới
vốn ra đời từ sự cải biên các yếu tố của tôn giáo truyền thống và phản
ánh những nhu cầu tâm lí, tình cảm, tâm linh của đời sống xã hội Nhật
Bản sau chiến tranh. Vì vậy, bên cạnh những tính chất truyền thống, tôn
giáo mới cũng có những đặc điểm riêng biệt và có sự biến đổi trong
những giai đoạn khác nhau. Quá trình phát triển của trào lưu tôn giáo
mới ở Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới II là quá trình xuất hiện ban
đầu rất rầm rộ. Trong hàng nghìn các tổ chức tôn giáo được coi là mới
trong giai đoạn này, có không ít các tổ chức đã xuất hiện hoặc có mầm
22
mống từ giai đoạn trước chiến tranh. Một trong những tôn giáo có bước
tiến thần kỳ sau năm 1945, Soka Gakkai- không chỉ có tốc độ phát triển
nhanh chóng về lượng tín đồ mà còn có tính điển hình của một loại hình
tôn giáo mới có liên quan chặt chẽ tới đời sống chính trị của một quốc
gia mà ở đó nguyên tắc “chính giáo phân ly” đã được khẳng định trong
Hiến pháp và Luật pháp nhân tôn giáo. Điều này cũng khẳng định thêm
về tính chất hiện thế của tôn giáo Nhật Bản hiện đại cũng như sự biến
đổi của Phật giáo truyền thống trong các tôn giáo mới. Giáo phái Chân
lý Aum, xuất hiện trong giai đoạn thứ hai, giai đoạn năm 1971 tới năm
1995, được coi là một “tân tân tôn giáo” là một trường hợp điển hình
đặc biệt của một giáo phái tôn giáo mới có khuynh hướng đi ngược lại
các giá trị không chỉ của nhân dân Nhật Bản mà loài người nói chung.
Sự kiện khủng bố giết người hàng loạt bằng chất độc hóa học của giáo
phái này chính là hồi chuông cảnh tỉnh các nhà quản lí không chỉ ở
Nhật Bản mà cả trên toàn thế giới về mức độ nguy hại của một tổ chức
tôn giáo mới có hành vi bạo lực nằm ngoài tầm kiểm soát của chính
quyền nhà nước. Cũng từ đây, quá trình phát triển của trào lưu tôn giáo
mới ở Nhật bước sang giai đoạn mới, từ sau năm 1995, đó là giai đoạn
cố gắng duy trì ảnh hưởng, tận dụng lợi thế trong bối cảnh mới.
Tôn giáo mới xuất hiện ồ ạt được ví như “nấm sau mưa” giai đoạn
sau chiến tranh đã có ảnh hưởng đáng kể đến xã hội Nhật Bản. Bên
cạnh những tác động tích cực như góp phần vào phong trào gìn giữ hòa
bình, bảo vệ môi trường, các hoạt động từ thiện, đầu tư vào lĩnh vực y
tế,giáo dục, giải tỏa tâm lí căng thẳng và đưa lại sự cân bằng cho con
người trong một xã hội cạnh tranh gay gắt thì nhiều tôn giáo mới cũng
gây những tác hại cho xã hội không nhỏ mà điển hình là hoạt động tội
ác đã bị lên án về mặt dư luận và bị trừng trị về mặt pháp luật như
trường hợp của Giáo phái Chân lý Aum thì cũng có không ít các tổ chức
tôn giáo, thậm chí núp dạnh tôn giáo mới để trục lợi, tuyên truyền mê
tín dị doan gây tổn hại về tính mạng và tài sản cho con người. Tuy
23