Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

BAI TAP HOC KY LUAT DAN SU 8 DIEM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.77 KB, 19 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------------

BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN LUẬT DÂN SỰ
ĐỀ BÀI: 10

HỌ VÀ TÊN :
MSSV
:
LỚP
:

1


Hà Nội, 2019

BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN LUẬT DÂN SỰ
ĐỀ BÀI: 10

HỌ VÀ TÊN :
MSSV
:
LỚP
:

2



Đề 10: Phân tích về các căn cứ xác lập quyền sở hữu theo quy định của BLDS năm
2015. Sưu tầm một bản án của Tòa án giải quyết về vấn đề này và nêu quan điểm cá
nhân về nội dung được giải quyết.
BÀI LÀM
Ở Việt Nam, quyền sở hữu là một trong những quyền cơ bản của công dân. Quyền sở hữu là
vấn đề xương sống của luật dân sự, là tiền đề của các quan hệ pháp luật dân sự về tài sản. Bộ
luật dân sự của Việt Nam coi đây là chế định cơ bản cần tập trung quy định, làm cơ sở cho
việc quy định các chế định khác như hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, thừa kế.... Hiểu được
tầm quan trọng của quyền sở và bằng kiến thức học được ở môn Luật Dân sự em mạnh dạn
chọn đề tài số 10 làm bài tập cá nhân. Đây là bài tập phân tích về các căn cứ xác lập quyền sở
hữu theo quy định của BLDS năm 2015.
Để tìm hiểu về các căn cứ xác lập quyền sở hữu theo quy định của BLDS năm 2015 thì trước
tiên ta cần phải hiều “quyền sở hữu” có nghĩa là gì. Theo điều 164 BLDS năm 2015 “quyền
sở hữu” bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu
theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền
là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản.
Theo quy định của BLDS: “Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lí tài sản”. Nắm giữ tài
sản là việc người chiếm hữu giữ vật trong phạm vi kiểm soát, làm chủ và chi phối tài sản đó
theo ý chí của mình. Ví dụ như cất tiền vào két, cất quần áo vào trong tủ… Quyền chiếm hữu
bao gồm hai loại: chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Chiếm hữu có căn cứ pháp luật gồm các căn cứ:
-

Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản
Chủ sở hữu ủy quyền quản lí tài sản trong phạm vi ủy quyền
Được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua các giao dịch dân sự phù hợp với ý chí
của chủ sở hữu (người đàn chiếm hữu hợp pháp chỉ được sử dụng hoặc chuyển giao
quyền chiếm hữu tài sản cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý)


3


-

Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản
bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp

-

luật quy định;
Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với
các điều kiện do pháp luật quy định và các trường hợp khác do pháp luật quy định
Đối với trường hợp người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản hoặc được giao
tài sản thông qua giao dịch dân sự, người chiếm hữu không thể xác lập quyền sở hữu
theo thời hiệu. Người chiếm hữu tài sản của người khác có căn cứ pháp luật chỉ thực
hiện quyền chiếm hữu trong phạm vi, theo cách thức và thời hạn do chủ sở hữu xác
định. Hay nói cách khác, người không phải là chủ sở hữu thực hiện các quyền năng
chủ yếu không mang tính độc lập. Trong trường hợp quyền chiếm hữu bị xâm phạm,
người chiếm hữu tài sản của người khác nhưng có căn cứ pháp luật được pháp luật bảo
vệ theo các quy định về bảo vệ quyền sở hữu. Lẽ dĩ nhiên, người này phải chứng minh
được tính hợp pháp của việc chiếm hữu, chẳng hạn bằng việc xuất trình hợp đồng thuê
tài sản.
Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật:
Là sự chiếm hữu không dựa trên bất kỳ một căn cứ nào luật quy định. Trong chiếm

-

hữu không có căn cứ pháp luật lại bao gồm:
Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tỉnh là hợp người chiếm hữu không


-

biết và không thể biết mình chiếm hữu không dựa trên cơ sở pháp luật
Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình đó là trường hợp chiếm hữu
biết hoặc pháp luật buộc phải biết là mình chiếm hữu không dựa trên cơ sở pháp luật.
Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và không ngay tình không được pháp luật
bảo vệ và không được hưởng quy chế xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Trái lại,
người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngày tình được pháp luật
bảo vệ trong nhiều trường hợp và được xác lập quyền sở hữu tài sản theo thời hiệu

BLHS quy định rõ: “Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ
tài sản. Khai thác công dụng của tài sản được hiểu là việc dung tài sản để phục vụ nhu cầu, sở
thích của bản thân hoặc để khai thác lợi ích kinh tế của tài sản. Như vậy, sử dụng tài sản là
một trong những quyền năng quan trọn và có ý nghĩa thực tế của chủ sở hữu. Chủ sở hữu
hoàn toàn có toàn quyền thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức của tài sản theo cách thức và
4


mục đích sử dụng tài sản theo ý chí của mình: sử dụng hoặc không sử dụng tài sản, trực tiếp
khai thác công dụng tự nhiên của tài sản hoặc để cho người khác sử dụng thông qua các giao
dịch dân sự như hợp đồng cho thuê, cho mượn. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, việc sử
dụng tài sản phải trên nguyên tắc không được làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, lợi
ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Thông thường, chủ sở hữu là
người có quyền sử dụng tài sản nhưng pháp luật cũng ghi nhận ba trường hợp không phải chủ
sở hữu cũng có quyền sử dụng tài sản.
Trường hợp thứ nhất, người được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng tài sản thông qua
hợp đồng. Trong trường hợp này, người sử dụng được quyền khai thác tài sản theo cách thức
và thời hạn đã được thỏa thuận với chủ sở hữu
Trường hợp thứ hai, người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình

cũng có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Vì vậy, người này chỉ
phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm họ biết hoặc buộc phải biết việc chiếm
hữu tài sản là không có căn cứ pháp luật.
Trường hợp thứ ba, cơ quan hay tổ chức nào đó cũng có quyền sử dụng tài sản của người
khác trên cơ sở một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc sử dụng tài sản trong
tình thế cấp thiết phù hợp với qui định của pháp luật.
BLHS nêu rõ: “Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền
sở hữu tài sản. Việc định đoạt tài sản có thể định đoạt số phận thực tế của các vật, làm chấm
dứt sự tồn tại vật chất của tài sản, như hủy bỏ, tiêu dung hết hoặc từ bỏ quyền sở hữu đối với
vật, hoặc bằng hành vi pháp lí (bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, góp vốn vào công
ty…). Người không phải là chủ sở hữu chỉ có quyền định đoạt tài sản của người khác trong
trường hợp được chủ sở hữu ủy quyền hoặc trong những trường hợp đặc biệt do pháp luật
quy định (việc trưng mua, trưng thu tài sản theo quyết định của nhà nước). Việc thực hiện
quyền định đoạt đối với tài sản sẽ làm chấm dứt hoặc thay đổi các quan hệ pháp luật liên
quan đến tài sản đó.
Về nguyên tắc, chủ sở hữu có toàn quyền định đoạt số phận thực tế hay số phận pháp lý tài
sản của mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhằm đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của chủ

5


sở hữu và lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng hoặc lợi ích của người khác, quyền định
đoạt có thể bị hạn chế theo những điều kiện cụ thể do pháp luật quy định.
Trong trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo
trình tự, thủ tục đó. Có những trường hợp tuy không phải là chủ sở hữu, cũng không được
chủ sở hữu ủy quyền nhưng theo quy định của pháp luật, những người có thẩm quyền vẫn có
quyền định đoạt tài sản (trung tâm bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật, hiệu cầm
đồ được quyền bán tài sản, nếu hết thời hạn đã thỏa thuận mà người vay không trả được tiền
vay….)
Căn cứ xác lập quyền sở hữu là những cơ sở, bằng chứng hoặc qui định của pháp luật mà từ

đó quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản.Theo qui định tại Bộ luật dân sự 2015, căn cứ
xác lập quyền sở hữu gồm:
1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra
đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
Công dân đã bằng sức lao động của mình tạo ra các sản phẩm, các thành quả lao động thì họ
hoàn toàn có quyền sở hữu đối với những tài sản được tạo ra bằng chính lao động của họ.
Ví dụ: A làm việc trong công ty, mỗi tháng A đều nhận được tiền lương và số tiền lương đó
thuộc quyền sở hữu của A. Căn cứ để A xác lập quyền sở hữu đối với số tiền này là từ hành
vi “lao động” của mình.
2. Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án,
cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác
Thoả thuận là cơ sở của hợp đồng, việc thoả thuận này của các bên với mục đích hợp pháp là
chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác thông qua các
hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay… là cách thức thực hiện hành vi pháp lý phổ
biến nhất làm phát sinh quyền sở hữu của chủ thể. Người được chuyển giao tài sản thông qua
các hợp đồng dân sự hợp pháp thì có quyền sở hữu tài sản đó kể từ thời điểm nhận tài sản nếu
không có thoả thuận hoặc pháp luật không có qui định khác.
Ví dụ: Ông A bán căn nhà của mình cho ông B. Như vậy quyền sở hữu nhà đã chuyển từ ông
A qua ông B thông qua việc “chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận” giữa hai bên.
6


3. Thu hoa lợi, lợi tức
Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản
mà họ có quyền sở hữu. Đó là hoa lợi do cây cối, hoa màu, súc vật… mang lại theo mối liên
hệ nguồn gốc phụ thuộc giữa vật chủ ban đầu với hoa lợi đó. Các món lợi bằng tiền hoặc hiện
vật thu được do việc chủ sở hữu cho người khác sử dụng tài sản hoặc chính chủ sở hữu thực
hiện quyền tài sản đối với tài sản (cho thuê, cho vay tài sản…).
Ví dụ: A chăn nuôi lợn, đàn lợn của ông đẻ được 20 con lợn con, như vậy 20 con lợn con
thuộc quyền sở hữu của ông A theo căn cứ “hưởng lợi tức”

4. Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến
Do có các sự kiện này mà tài sản của nhiều chủ sở hữu tạo thành vật mới:Vật mới có thể là
chung hay riêng của từng sở hữu chủ được xác định theo BLDS
Ví dụ: Ông A có một số nguyên vật liệu là trái cây các loại và ông đã chế biến thành một loại
rượu tổng hợp. Rượu này có được là do sự “chế biến” của ông A và ông A là chủ sở hữu của
số rượu này.
5. Được thừa kế
Người được thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ sở hữu tài sản được thừa kế do
người chết để lại.
Ví dụ: Ông A được cha mẹ để lại (thông qua Di chúc) một căn nhà. Như vậy, ông A là chủ sở
hữu căn nhà đó.
6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản
không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm
thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới
nước di chuyển tự nhiên.
Đây là các tình huống pháp lý do pháp luật quy định, áp dụng cho từng trường hợp cụ thể quy định tại Bộ luật dân sự.
Những người chiếm hữu tài sản trong các trường hợp trên đây phải đảm bảo các điều kiện
được qui định tại BLDS.
Ví dụ: Theo quy định thì mọi người đều có quyền chiếm hữu (tức là bắt giữ, quản lý) gia súc
đi lạc (giả sử là một con bò). Sau đó, người chiếm hữu phải thông báo và trả lại cho chủ sở
7


hữu con bò. Tuy nhiên, nếu chờ hoài mà không có chủ thì sau 1 năm con bò sẽ trở thành “vật
vô chủ” và theo qui định người chiếm giữ sẽ có quyền sở hữu đối với con bò này.
7. Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này
Đây cũng là một tình huống pháp lý do pháp luật qui định. Cụ thể như sau: Người chiếm hữu,
người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai
trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu
tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên

quan quy định khác.
Ví dụ: Ông A thấy một căn nhà đang bỏ hoang và ông A “công khai” vào ở. Cho dù việc ông
A vào ở là không có căn cứ pháp lý nào cả, nhưng nếu ông A vẫn ở một cách công khai và
liên tục như vậy, không dùng thủ đoạn gì – trong suốt 30 năm – mà cũng không có ai đến đòi
hay nhận đó là nhà của mình – thì ông A sẽ trở thành chủ sở hữu căn nhà đó một cách hợp
pháp!
Theo qui định này thì những tài sản nào mà không được xác lập dựa trên các căn cứ trên đây
thì quyền sở hữu đối với tài sản của cá nhân và các chủ thể không được pháp luật thừa nhận
và bảo đảm cho việc thực hiện quyền với tư cách là chủ sở hữu
BẢN ÁN MẪU VỀ QUYỀN SỞ HỮU
TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
BẢN ÁN 179/2017/DS-PT NGÀY 19/10/2017 VỀ TRANH CHẤP QUYỀN SỞ HỮU
NHÀ VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Ngày 19 tháng 10 năm 2017 tại trụ sở Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm
công khai vụ án thụ lý số 118/2017/TLPT-DS ngày 16 tháng 8 năm 2017 về việc Tranh chấp
quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất
Do Bản án sơ thẩm số 05/2017/DS-ST ngày 22/06/2017 của Tòa án nhân dân quận B bị
kháng cáo
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 296/2017/QĐXX-PT ngày 19 tháng 9
năm 2017 giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị L, sinh năm 1949
8


Cư trú tại: phường Đ, quận B, Thành phố Hà Nội.
2. Bị đơn: Ông Nguyễn Văn P, sinh năm 1955
Cư trú tại: phường Đ, quận B, Thành phố Hà Nội.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông P: Luật sư Nguyễn Đức N– Luật sư Công ty
luật H, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội.
3. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:

3.1 Ông Nguyễn Văn T, sinh năm 1957 (em ông P)
Cư trú tại: phường Đ, quận B, Thành phố Hà Nội
3.2 Bà Nguyễn Thị X, sinh năm 1960 (em ông P)
Cư trú tại: phường Đ, quận B, Thành phố Hà Nội
3.3 Bà Phạm Thị L, sinh năm 1952 (vợ của P) Cư trú tại: phường Đ, quận B, Thành phố Hà
Nội
3.4 Anh Nguyễn Văn Ngh sinh năm 1971 (con bà L)
3.5 Anh Nguyễn Văn M sinh 1973 (con bà L)
3.6 Anh Nguyễn Văn T sinh năm 1975 (con bà L)
Đều cư trú tại: phường Đ, quận B, Thành phố Hà Nội.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Tại đơn khởi kiện cũng như bản tự khai và các văn bản có trong hồ sơ vụ án, nguyên
đơn bà Nguyễn Thị L trình bày:
Bà xây dựng gia đình với ông Nguyễn Văn N năm 1969. Sau khi cưới ông bà sống ở nhà đất
của các cụ để lại tại phường Đ, quận B, Hà Nội; nhà đất này hiện nay ông T và bà X đang
quản lý. Năm 1973, bố chồng bà là cụ Nguyễn Văn T có cho vợ chồng bà ra thửa đất rau
xanh, vợ chồng bà làm nhà cấp 4 gồm bốn gian trên diện tích đất 420m2 và ở trên mảnh đất
này từ đó cho đến nay.
Bố chồng bà là cụ Nguyễn Văn T mất năm 1985. Khi mất không để lại di chúc. Mẹ chồng bà
là cụ Nguyễn Thị B, mất năm 1970 không để lại di chúc.
Sinh thời bố mẹ chồng bà sinh được 06 người con gồm: Chồng bà là Nguyễn Văn N, mất
năm 1996; ông Nguyễn X Tr liệt sỹ, không có gia đình; ông Nguyễn Văn Nh mất năm 1973,
không có gia đình; ông Nguyễn Văn P, ông Nguyễn Văn T và bà Nguyễn Thị X. Ông N mất
9


không có di chúc để lại. Bà và ông N có 04 người con gồm: Nguyễn Văn Ngh, Nguyễn Văn
M, Nguyễn Văn T và Nguyễn Văn D (đã mất, không có gia đình).
Về nguồn gốc nhà đất đang có tranh chấp là đất rau xanh. Năm 1969 bà về làm dâu nhà cụ T
và ở cùng gia đình nhà chồng. Đến năm 1973 bố chồng bà cho vợ chồng bà sang đất rau xanh

này để xây dựng nhà ở riêng. Gia đình bà đã xây dựng 01 nhà cấp 4 gồm 4 gian ở ổn định
trên đất này từ năm 1973 cho đến nay.
Việc nộp thuế nghĩa vụ với nhà nước đều do gia đình bà đóng góp. Từ trước đến nay không
có ai ở trên đất này ngoài gia đình bà. Năm 1960 đất này là loại đất màu và lúa. Năm 1987
thửa đất này đã được đứng tên kê khai chủ sử dụng đất ông Nguyễn Văn N, loại đất thổ cư.
Đến năm 1994 thửa đất vẫn đứng tên chồng bà là ông Nguyễn Văn N, loại đất thổ cư.
Từ năm 1997, gia đình bà đã làm đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Ủy ban
nhân dân xã cũng đã làm các thủ tục cho gia đình bà kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, nhưng do ông P làm đơn gây khó khăn và đề nghị Ủy ban không cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho nhà bà nên gia đình bà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
Việc ông P làm đơn trì hoãn việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng
đất là không đúng với quy định của pháp luật và làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền bảo đảm
tài sản của gia đình bà. Nay bà làm đơn đề nghị Tòa án xác định quyền sở hữu nhà và quyền
sử dụng đất để gia đình bà ổn định cuộc sống và sớm được nhà nước công nhận và cấp giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho mẹ con bà.
Tại bản tự khai ngày 10/4/2017 và các lời khai tiếp theo tại Tòa án bị đơn ông Nguyễn
Văn P trình bày:
Về quan hệ huyết thống: Như bà L trình bày là đúng.
Về nguồn gốc khối tài sản đang có tranh chấp mà bà L và các con bà L ông N quản lý là của
ông N và ông. Đất này bố ông cho hai anh em ông bằng miệng từ năm 1970. Khi cho bố ông
nói bằng miệng không có văn bản gì và cũng không đo đạc cụ thể. Phần đất của ông là từ đầu
hồi nhà cấp 4 hất về phía đất giáp hộ gia đình ông Lan còn phần của ông N là từ hồi nhà hất
về phía cổng đi, trên phần đất này có nhà cấp 4 là của ông N. Đến năm 1983 ông về dựng nhà
cấp 4 trát đất gồm 3 gian và xây 3 gian chuồng lợn, chuồng trâu. Gia đình ông ở trên nhà đất
10


này từ năm 1983 đến năm 1985 chuyển về nhà tập thể cơ quan phân cho, còn nhà đất này ông
để lại cho bà X trông nom hộ. Từ năm 1985 do anh em mất đoàn kết nên mọi giỗ tết chuyển

vào nhà ông T là nhà đất của bố mẹ ông để lại thờ cúng. Đến năm 1990, vợ chồng ông N đã
đánh đuổi bà X ra khỏi nhà và phá toàn bộ nhà đất mà ông xây dựng để chiếm đoạt.
Do điều kiện cuộc sống nên ông chưa có điều kiện để đề nghị cơ quan pháp luật giải quyết.
Năm 1997 ông có làm đơn đến UBND xã Đ để hòa giải bà L đã nhất trí trả lại nhà đất cho
ông nhưng không có biên bản.
Nay bà L khởi kiện yêu cầu xác định quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ông không
đồng ý. Vì trên đất này có phần đất của bố ông cho. Ông đề nghị Tòa án giải quyết theo quy
định của pháp luật, buộc bà L trả lại phần đất bố ông cho ông còn về phía ông, ông không
làm đơn yêu cầu chia thừa kế và không làm đơn yêu cầu độc lập về việc trả lại đất mà bố ông
cho.
Đối với 01 nhà cấp 4 gồm 4 gian nay không còn giá trị nên ông không yêu cầu chia giá trị
ngôi nhà này mà để cho bà L và các con quản lý. Ngoài ngôi nhà trên ra còn các công trình
trên đất hiện nay đều do gia đình bà L xây dựng. Ông không có tài liệu văn bản gì về việc bố
ông cho đất và văn bản chứng minh việc ông làm nhà ở sau đó bị ông N và bà L phá. Ông
không có tài liệu gì cung cấp cho Tòa.
Tại bản tự khai của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Ông Nguyễn Văn T và bà
Nguyễn Thị X trình bày: Chúng tôi nhất trí với ý kiến của ông P. Đối với ngôi nhà cấp 4 hiện
bà L đang ở không còn giá trị sử dụng nên ông bà không có yêu cầu và cũng đồng ý để bà L
và các con bà L sử dụng. Ông bà không đồng ý đối với yêu cầu của bà L và đề nghị Tòa án
căn cứ vào pháp luật giải quyết buộc bà L trả lại phần đất của cụ T đã cho ông P như ông P đã
trình bày.
Tại bản tự khai của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan bà Phạm Thị L trình bày:
Bà xây dựng gia đình với ông P năm 1977. Bà đồng ý lời khai của ông P. Đối với ngôi nhà
cấp 4 xây dựng năm 1973 hiện bà L đang quản lý bà không đóng góp gì. Phần nhà đất mà
ông bà xây dựng lên năm 1983 trên đất bố chồng cho hiện nay đã bị gia đình bà L phá bỏ. Bà
không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của bà L và đề nghị Tòa án giải quyết buộc bà L phải trả
lại phần đất mà cụ T đã cho chồng bà.
11



Tại bản tự khai người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:
Anh Nguyễn Văn Ngh, anh Nguyễn Văn M và anh Nguyễn Văn Toàn trình bày: Chúng tôi là
con của ông N và bà L cùng nhất trí lời khai của bà L. Nguồn gốc đất này là của bố mẹ chúng
tôi gây dựng lên từ đất rau xanh và tự chuyển đổi sang đất thổ cư từ năm 1985 đến nay. Từ
khi sinh ra và lớn lên chúng tôi đều sinh sống trên nhà đất này không có tranh chấp với ai và
đã xây dựng thêm 2 nhà cấp 4 để ở. Đề nghị Tòa án công nhận nhà đất là của bố mẹ các anh
theo quy định của pháp luật.
* Tại Bản án số 05/2017/DS-ST ngày 22/6/2017 của Tòa án nhân dân quận B đã quyết định:
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị L về việc xác định quyền sở nhà và
quyền sử dụng đất đối với ông Nguyễn Văn P.
2. Xác nhận ngôi nhà cấp 4 gồm 4 gian và các công trình khác trên diện tích đất 420m2 tại tờ
bản đồ số 20, số thửa 04 tại tổ dân phố Nhật Tảo 3, phường Đ, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội là
của vợ chồng ông Nguyễn Văn N và bà Nguyễn Thị L. Ông Nguyễn Văn N mất nên giao
toàn bộ nhà đất trên cho bà Nguyễn Thị L và anh Nguyễn Văn Minh, anh Nguyễn Văn Nghi,
anh Nguyễn Văn Toàn được toàn quyền sử dụng và định đoạt.
Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu nhà và các tài
sản khác trên thửa đất tại tờ bản đồ số 20, số thửa 04 diện tích 420m2 tại tổ dân phố Nhật Tảo
3, phường Đ, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
3. Ghi nhận sự tự nguyện của ông Nguyễn Văn T, ông Nguyễn Văn P, bà Nguyễn Thị X
không có yêu cầu gì về giá trị ngôi nhà cấp 4 mà bà L đang quản lý.
4. Về án phí: Ông Nguyễn Văn P phải chịu 300.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm. Hoàn trả
cho bà Nguyễn Thị L số tiền 300.000 đồng tiền tạm ứng án phí bà đã nộp theo biên lai số
05228 ngày 27/3/2017 tại Chi cục thi hành án dân sự quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Không đồng ý với quyết định bản án, ngày 03/7/2017 ông nguyễn Văn P có đơn kháng cáo
toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 05/2017/DS-ST ngày 22/6/2017 của Toà án nhân dân quận
Bắc Từ Liêm vì ông cho rằng bản án không áp dụng đúng quy định của pháp luật, gây thiệt
hại về tài sản cho ông.
Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện. Người kháng cáo
giữ nguyên yêu cầu kháng cáo.
12



Các đương sự không thỏa thuận được cách giải quyết vụ án.
* Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn sau khi phân tích vụ án cho rằng
nguồn gốc đất là của cụ T, không phải của ông N. Từ năm 1985 ông N mới đứng tên trong sổ
mục kê kê khai quyền sử dụng đất. Ông T, bà X đã được chia nhà đất của cụ T nên không có
yêu cầu gì trong vụ án này. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử sửa bản án sơ thẩm theo hướng
chia cho ông N và ông P mỗi người sử dụng 210m2/420m2 đất hiện bà L và các con đang
quản lý, sử dụng.
* Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội tham gia phiên toà phát biểu ý kiến:
Về tố tụng: Hội đồng xét xử và các đương sự tuân thủ đầy đủ các quy định của Bộ luật tố
tụng dân sự từ giai đoạn thụ lý vụ án đến phiên toà xét xử vụ án.
Về nội dung: Sau khi phân tích các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và quá trình diễn biến tại
phiên toà, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị: Giữ nguyên bản án sơ
thẩm.
Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên toà và căn cứ kết quả
tranh tụng tại phiên toà.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào
kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:
Bà Nguyễn Thị L có đơn yêu cầu Tòa án xác định quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất tại
tổ dân phố Nhật Tảo 3, phường Đ, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội của ông Nguyễn
Văn N và bà theo quy định của pháp luật. Lý do là từ năm 1997, ông Nguyễn Văn P (ông P là
em ông Nguyễn Văn N) có đơn đề nghị UBND xã Đ nay là phường Đ dừng không cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Nguyễn Thị L và các con do ông Nguyễn Văn N đã
chết năm 1996. Xét thấy đây là tranh chấp và các quyền khác đối với tài sản được quy định
tại khoản 2 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự, thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Về quan hệ huyết thống: Cụ Nguyễn Văn T chết năm 1985 không để lại di chúc. Cụ T có vợ
là cụ Nguyễn Thị Bé, chết năm 1970 không để lại di chúc.


13


Cụ T và cụ Bé sinh được 06 người con gồm: Ông Nguyễn Văn N, chết năm 1996 không có di
chúc, ông Nguyễn X Trường liệt sỹ không có gia đình, ông Nguyễn Văn Nhẫn chết năm 1973
không có gia đình, ông Nguyễn Văn P, ông Nguyễn Văn T và bà Nguyễn Thị X.
Ông N có vợ là bà Nguyễn Thị L và có 04 người con gồm: Nguyễn Văn Nghi, Nguyễn Văn
Minh, Nguyễn Văn Toàn và Nguyễn Văn Diện đã chết, không có gia đình.
Về nguồn gốc nhà đất:
Theo bà L khai: Năm 1973 cụ T đã cho vợ chồng bà sang đất này để xây dựng nhà ở riêng.
Gia đình bà đã xây dựng 01 nhà cấp 4 gồm 4 gian ở ổn định trên đất này từ năm 1973 cho
đến nay. Quá trình ở gia đình bà đã nộp thuế nghĩa vụ cho nhà nước và không có tranh chấp
với ai. Năm 1960 đất này là loại đất mầu và lúa. Năm 1987 thửa đất này đã đứng tên kê khai
chủ sử dụng đất ông Nguyễn Văn N, loại đất thổ cư. Đến năm 1994 thửa đất vẫn đứng tên
ông Nguyễn Văn N, loại đất thổ cư. Năm 1997, gia đình bà đã làm đơn xin cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, Ủy ban nhân dân xã cũng đã làm các thủ tục cho gia đình bà kê khai
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng có đơn yêu cầu ngừng cấp giấy của ông P nên
gia đình bà chưa được cấp.
Theo ông P khai: Phần diện tích đất đang có tranh chấp là của cụ Nguyễn Văn T đã cho ông
và ông N. Khi cho không đo đạc cụ thể, không có giấy tờ. Gia đình ông đã xây dựng nhà
vách đất năm 1983 ở nhưng đến nay đã bị phá hết không còn tài liệu chứng cứ để chứng
minh.
Căn cứ các tài liệu chứng cứ xác minh tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Hội đồng xét
xử thấy rằng:
Theo bản đồ địa chính xã qua các thời kỳ cụ thể:
Năm 1960 tại số tờ bản đồ 01, số thửa 301 diện tích 1710m2 chủ sử dụng đất là nhà chùa,
loại đất màu và lúa; Năm 1987 tại tờ bản đồ số 05, số thửa 166 diện tích 383m2, chủ sử dụng
đất là ông Nguyễn Văn N, loại đất thổ cư;
Năm 1994 tại tờ bản đồ số 20, số thửa 04 diện tích 393m2, họ tên chủ sử dụng đất là
ông Nguyễn Văn N, loại đất thổ cư.

Theo hồ sơ kê khai xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình bà L thể hiện
thửa đất này không có tranh chấp với các hộ liền kề.
14


Tại phiên tòa phúc thẩm, Luật sư bảo vệ quyền lợi cho ông P cung cấp ý kiến của địa chính
xã thì khoảng năm 1965 gia đình cụ T được HTX Đại Thắng giao 376m2 đất 5% làm kinh tế
phụ gia đình. Sau đó, gia đình cụ T tự chuyển đổi mục đích sử dụng làm nhà ở, sổ mục kê
năm 1978 đã thể hiện tại số thửa 209 với diện tích 376m2, loại đất “T” mang tên sử dụng cụ
Nguyễn Văn T. Nội dung này không có tài liệu và bản đồ chứng minh.
Sau khi cụ T mất, đo đạc từ năm 1987 và năm 1994 mang tên ông Nguyễn Văn N có bản đồ
địa chính xã lưu.
Căn cứ vào biên bản định giá tài sản ngày 17/5/2017 nhà đất đang có tranh chấp 01 nhà cấp 4
gồm 4 gian do ông N bà L xây dựng năm 1973 trên tổng diện tích đất thực đo là 420m2 tại tờ
bản đồ số 20, số thửa 04 họ tên chủ sử dụng đất là ông Nguyễn Văn N, loại đất thổ cư. Nhà
đất này hiện nay bà L và các con đang quản lý sử dụng. Ngoài ra, bà L còn xây dựng thêm 02
nhà cấp 4 cho các con ở riêng.
Xét thấy, nhà đất có tranh chấp do gia đình ông N bà L đã ở liên tục từ những năm 1973 cho
đến nay. Quá trình ở gia đình bà đã nộp thuế nghĩa vụ cho nhà nước và không có tranh chấp
với ai. Ông bà đã đứng ra kê khai nhà đất ở theo quy định của pháp luật và từ năm 1987 đến
năm 1994 và thửa đất vẫn đứng tên ông Nguyễn Văn N, loại đất thổ cư. Năm 1996 ông N
chết và đến năm 1997, gia đình bà L đã làm đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
Ủy ban nhân dân xã cũng đã làm các thủ tục cho gia đình bà L kê khai cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất nhưng có đơn yêu cầu ngừng cấp giấy của ông P nên gia đình bà L chưa
được cấp.
Mặt khác không có tài liệu có giá trị pháp lý nào thể hiện nhà đất này là của cụ T và cũng
không có tài liệu nào thể hiện cụ T chia thửa đất này cho ông N và ông P. Khi ông N còn
sống ông P chưa bao giờ đặt vấn đề yêu cầu ông N trả phần đất của ông được cụ T cho. Từ
sau khi ông N mất, đến năm 1997 khi bà L xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu
nhà đất ông P mới có đơn gửi chính quyền địa phương ngừng cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất cho bà L, trước đó ông P không có bất cứ đơn nào gửi đến cơ quan nhà nước yêu
cầu đòi lại phần đất của cụ T cho ông và ông N như lời khai của ông.
Phía ông P cho rằng nhà đất có nguồn gốc của cụ Nguyễn Văn T để lại và cụ T đã chia đất
này cho ông N và ông nhưng ông P cũng thừa nhận không có tài liệu nào chứng minh cụ T
15


chia đất cho ông N và ông. Ông P cũng không có tài liệu nào chứng minh đã từng sống ở trên
diện tích đất bố ông cho, không có ranh giới đất, không nộp thuế nghĩa vụ cho nhà nước,
không kê khai và không có tên trong sổ địa chính, không có đơn phản đối hay yêu cầu chính
quyền giải quyết tranh chấp nhà đất của mình bị phá hủy hay bị chiếm đoạt.
Cụ Nguyễn Văn T chết năm 1985, vợ là cụ Nguyễn Thị Bé chết năm 1970, hai cụ đều không
có di chúc thể hiện việc phân chia nhà đất trên cho ông P.
Việc ông P khai năm 1983 có dựng nhà vách đất ở, xây chuồng lợn chuồng trâu và bị gia đình
ông N phá dỡ nhưng không đưa ra được tài liệu chứng minh hoặc báo cáo chính quyền địa
phương nên không có căn cứ để Hội đồng xét xử chấp nhận.
Trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa các đương sự đều thừa nhận ngôi nhà cấp 4
gồm 4 gian xây dựng từ năm 1973 là do vợ chồng ông N bà L ở ngoài ra không có ai ở đó.
Quá trình điều tra cũng thể hiện ông Nguyễn Văn N và bà Nguyễn Thị L quản lý sử dụng nhà
đất này từ năm 1973. Việc bà L và các con còn xây dựng thêm một số công trình trên đất để
cho các con ở riêng, nhưng chưa bao giờ có tranh chấp xảy ra. Diện tích nhà đất trên không
nằm trong quy hoạch và thuộc đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất.
Như vậy, với phân tích nêu trên ông Nguyễn Văn N và bà Nguyễn Thị L có quyền sở hữu tài
sản là nhà, các tài sản khác gắn liền với quyền sử dụng đất tại số thửa 04 tờ bản đồ số 20 diện
tích đất thực đo là 420m2. Ông Nguyễn Văn N đã chết nên toàn bộ nhà đất trên thuộc quyền
sở hữu, sử dụng của bà Nguyễn Thị L và các con của ông N, bà L là các anh Nguyễn Văn
Minh, anh Nguyễn Văn Nghi, anh Nguyễn Văn Toàn và được pháp luật bảo vệ theo quy định
tại Điều 101 Luật Đất đai, Điều 20 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính
phủ và Điều 163, 164 Bộ luật dân sự năm 2015. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu
cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị L là có căn cứ, đúng pháp luật.

Luận cứ của Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Nguyễn Văn P không phù
hợp với pháp luật và nhận định của Hội đồng xét xử nên không được chấp nhận.
Kết luận của Đại diện Viện Kiểm sát Thành phố Hà Nội hoàn toàn phù hợp với nhận định của
Hội đồng xét xử.
Về án phí: Ông Nguyễn Văn P phải chịu 300.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm và 300.000
đồng án phí dân sự phúc thẩm
16


Từ những nhận định trên,
QUYẾT ĐỊNH
Áp dụng: Khoản 2 Điều 26 và khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
Điều 163, 164 Bộ luật dân sự năm 2015;
Điều 101 Luật Đất đai, Điều 20 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính
phủ;
- Khoản 2 Điều 26 và khoản 1 Điều 29 Nghị quyết số 326/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12
năm 2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Toà
án.
Xử: Giữ nguyên bản án số 05/2017/DS-ST ngày 22/6/2017 của Tòa án nhân dân quận Bắc
Từ Liêm và quyết định cụ thể như sau:
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị L về việc xác định quyền sở nhà và
quyền sử dụng đất đối với ông Nguyễn Văn P
1.1 Xác nhận ngôi nhà cấp 4 gồm 4 gian và các công trình khác trên diện tích đất 420m2 tại
tờ bản đồ số 20, số thửa 04 tại tổ dân phố Nhật Tảo 3, phường Đ, quận Bắc Từ Liêm, Thành
phố Hà Nội thuộc quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp của vợ chồng ông Nguyễn Văn N và bà
Nguyễn Thị L. Ông Nguyễn Văn N đã chết năm 1996, nên toàn bộ nhà đất trên thuộc quyền
sở hữu, sử dụng hợp pháp của bà Nguyễn Thị L và các con của ông N, bà L là các anh
Nguyễn Văn Minh, anh Nguyễn Văn Nghi, anh Nguyễn Văn Toàn.
1.2 Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu nhà, các tài
sản khác và quyền sử dụng thửa đất tại tờ bản đồ số 20, số thửa 04 diện tích 420m2 tại tổ dân

phố Nhật Tảo 3, phường Đ, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội đối với bà Nguyễn Thị L
và các con của ông N, bà L là các anh Nguyễn Văn Minh, anh Nguyễn Văn Nghi, anh
Nguyễn Văn Toàn.
1.3 Bà Nguyễn Thị L và các con của ông N, bà L là các anh Nguyễn Văn Minh, anh Nguyễn
Văn Nghi, anh Nguyễn Văn Toàn được quyền đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để làm
thủ tục đăng ký quyền sở hữu, sử dụng nhà đất trên theo quyết định của bản án nhưng phải
chấp hành đầy đủ các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật.
17


2. Ghi nhận sự tự nguyện của ông Nguyễn Văn T, ông Nguyễn Văn P, bà Nguyễn Thị X
không có yêu cầu và quyền lợi gì về giá trị ngôi nhà cấp 4 mà bà L đang quản lý.
3. Về án phí: Ông Nguyễn Văn P phải chịu 300.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm và 300.000
đồng án phí dân sự phúc thẩm nhưng được trừ vào 300.000 đồng dự phí kháng cáo đã nộp tại
biên lai số 05615 ngày 03/7/2017 tại Chi cục Thi hành án dân sự quận Bắc Từ Liêm. Ông
Nguyễn Văn P còn phải nộp 300.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm.
Hoàn trả cho bà Nguyễn Thị L số tiền 300.000 đồng tiền tạm ứng án phí bà đã nộp theo biên
lai số 05228 ngày 27/3/2017 tại Chi cục Thi hành án dân sự quận Bắc Từ Liêm.
Án xử công khai, phúc thẩm, có hiệu lực kể từ ngày Tòa tuyên án.
NHẬN XÉT:
Theo quan điểm của em, cách giải quyết của tòa án rất hợp lí. Vì gia đình bà L đã xây dựng
01 nhà cấp 4 gồm 4 gian ở ổn định trên đất này từ năm 1973 cho đến nay. Trong quá trình ở
gia đình bà đã nộp thuế nghĩa vụ cho nhà nước và không có tranh chấp với ai.
Mặc dù theo lời khai của ông P phần diện tích đất đang có tranh chấp là của cụ Nguyễn Văn
T đã cho ông và ông N. Khi cho không đo đạc cụ thể, không có giấy tờ. Gia đình ông đã xây
dựng nhà vách đất năm 1983 ở nhưng đến nay đã bị phá hết không còn tài liệu chứng cứ để
chứng minh tài sản đó thuộc sở hữu của ông P.
Căn cứ vào các xác định quyền sở hữu, tài sản này thuộc về bà L và ông N bởi khi bố ông N
là ông L qua đời có để lại tải sản là đất cho anh em ông N, mặc dù không phân chia rõ ràng

mỗi người được thừa hưởng bao nhiêu và không có di chúc hay bất kì văn bản nào chứng
minh điều đó nhưng từ năm 1973 vợ chồng bà L đã xây nhà, sinh sống trên mảnh đất đó đến
năm 1997 mà không xảy ra bất kì tranh chấp nào. Hơn nữa vợ chồng bà L cũng hoàn thành
nghĩa vụ nộp thuế của mình.
Nếu thực sự phần đất đó thuộc sở hữu của ông P thì ngay từ đầu, sau khi được phân chia đất
ông P đã sử dụng đất hoặc đăng kí quyền sử dụng đất tại chính quyền địa phương chứ không
phải đợi đến khi giữa anh em xảy ra mâu thuẫn, trở nên bất hòa mới bắt đầu tranh giành, yêu
cầu dừng không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Nguyễn Thị L và các con do
ông Nguyễn Văn N đã chết năm 1996.

18


Nếu ông P có thể chứng minh được lí do vì sao ông P yêu cầu dừng không cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho bà L và các con, chứng minh được ông P có quyền sở hữu đối
với mảnh đất mà bà L và các con đang sinh sống thì ông có thể giành được quyền sở hữu
mảnh đất đó. Nhưng ngược lại ông không chứng minh được và tòa án sẽ chỉ nhìn vào tài liệu,
hồ sơ thực tế để giải quyết vấn đề.
Hơn nữa, theo căn cứ xác định quyền sở hữu về Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy
định tại Điều 236 của Bộ luật dân sư thì “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản
không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với
động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt
đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Do vậy ta
có thế thấy, tính đến thời điểm hai bên tranh chấp và cần sự can thiệp của toàn án, gia đình bà
L đã sinh sống “công khai” trên mảnh đất đó trên 30 năm mà không có ai đòi hay gây tranh
chấp, như vậy gia đình bà L sẽ là chủ căn nhà và mảnh đất một cách hợp pháp.

19




×