Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BAI TAP HOC KY LUAT THUONG MAI 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.55 KB, 10 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------------

BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI II
ĐỀ BÀI: 08

HỌ VÀ TÊN :
MSSV
:
LỚP
:

1


TM2. HK-8.

Phân tích 04 quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thể hiện sự hỗ
trợ của Tòa án đối với hoạt động của trọng tài thương mại và bình luận thực
tiễn áp dụng các quy định đó.
BÀI LÀM
Tranh chấp thương mại là một điều không thể tránh khỏi, luôn đi kèm cùng với sự phát triển kinh
tế của bất kì quốc gia nào. Để giải quyết các tranh chấp đó, chúng ta có thể sử dụng nhiều
phương pháp như hòa giải, thương lượng, trọng tài, tòa án,…Với ưu điểm là hình thức tối ưu để
giải quyết các xung đột thương mại mà các bên không thể tự giải quyết được, trọng tài thương
mại là hình thức phổ biến được các quốc gia áp dụng khi giải quyết tranh chấp.Trong đó, không
thể không kể đến tầm quan trọng của tòa án đối với hoạt động của trọng tài thương mại.Nhận
thức được tầm quan trọng của sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động của trọng tài thương mại,
bằng kiến thức đã được học cùng với hiểu biết của mình, em mạnh dạn chọn đề tài số 8 làm bài


tập học kì môn Thương Mại 2
Theo khoản 1 điều 3 Luật trọng tài thương mại (Luật TTTM ) năm 2010 thì “Trọng tài thương
mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy
định của Luật này”.Như vậy, ta có thể hiểu Trọng tài thương mại là hình thức tài phán mà quyền
lực của nó được tạo nên bởi chính các bên trong quan hệ tranh chấp thương mại. Tôn trọng
quyền tự định đoạt của các đương sự, pháp luật quy định nguyên tắc loại trừ thẩm quyền của tòa
án khi các bên đã lựa chọn trọng tài.Theo quy định pháp luật Việt Nam, các doanh nghiệp có
quyền lựa chọn cơ quan tài phán trong hoạt động kinh doanh thương mại. Cụ thể: Khi tham gia
giao dịch ký kết hợp đồng trong hoạt động thương mại các doanh nghiệp có quyền lựa chọn tổ
chức tài phán: Trọng tài thương mại hoặc Tòa án để giải quyết tranh chấp phát sinh.
Việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài thương mại có ưu điểm là nhanh chóng, đơn giản, có tính
chuyên môn cao, bảo mật và có tính chung thẩm (nghĩa là việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài
thương mại chỉ có một cấp xét xử, không thông qua nhiều cấp xét xử như ở Tòa án). Tuy nhiên,
bên cạnh đó, việc giải quyết tranh chấp tại trong tại thương mại cũng có nhược điểm như chi phí
giải quyết tranh chấp bằng trọng tài lớn, việc thực hiện các quyết định của trọng tài hoàn toàn
phụ thuộc bào ý thức tự nguyện của các bên…
Ta Có thể thấy những điểm tương đồng và khác biệt giữa tố tụng Trọng tài và Tòa án . Điểm
giống nhau của cả hai thủ tục tố tụng Trọng tài thương mại và Tòa án là: Các bên tranh chấp đều

2


bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài và Hội đồng xét xử có trách nhiệm tạo điều
kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Tuy nhiên, Trọng tài Thương mại chỉ giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương
mại với điều kiện các bên có thoả thuận trọng tài; nếu các bên không có thoả thuận trọng tài, Tòa
án có thẩm quyền đương nhiên giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại.Hơn
nữa, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại được tiến hành không công khai, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Tòa án xét xử công khai. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí
mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí

mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu
chính đáng của họ thì Tòa án có thể xét xử kín.Và trọng tài giải quyết tranh chấp nhanh (Phán
quyết trọng tài là chung thẩm). Tòa án giải quyết chậm, phải bảo đảm 2 cấp xét xử: Sơ thẩm,
phúc thẩm thậm chí giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Hiện tại, pháp luật Việt Nam quy định về sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động của trọng tài
thương mại khá chặt chẽ, hợp lý, giúp việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài được hiệu quả hơn,
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tranh chấp. Cụ thể :
Thứ nhất, Quy định về việc Tòa án có thẩm quyền chỉ định, thay đổi Trọng tài viên.
Điều này thể hiện rất rõ ở Điều 39 và khoản 4 Điều 41 Luật trọng tài thương mại năm 2010.
Theo quy định của Điều 39 Luật trọng tài thương mại năm 2010, việc thành lập trọng tài hoàn
toàn do sự thỏa thuận của các bên, nếu các bên không có sự thỏa thuận về số lượng trọng tài
viên thì Hội đồng trọng tài viên gồm ba trọng tài viên.Tuy nhiên, theo khoản 4 Điều 41 Luật
trọng tài thương mại năm 2010, đối với việc thành lập hội đồng trọng tài, nếu bị đơn hoặc các bị
đơn không chọn được trọng tài viên hoặc trọng tài viên không bầu được một Trọng tài viên khác
làm chủ tịch hội đồng trọng tài hoặc các bên không chọn được một Trọng tài viên duy nhất
( Trường hợp các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một trọng tài viên duy nhất giải quyết) thì Tòa
án nơi bị đơn cư trú hoặc nơi có trụ sở theo yêu cầu của một hoặc các bên có quyền đưa ra quyết
định chỉ định Trọng tài viên, chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài trong các trường hợp trên.
Về việc thay đổi trọng tài viên, Điều 42 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định việc thay
đổi trọng tài viên giải quyết tranh chấp như sau:
“Điều 42. Thay đổi Trọng tài viên
1. Trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranh chấp, các bên có quyền yêu cầu thay đổi Trọng tài
viên giải quyết tranh chấp trong các trường hợp sau đây:
a) Trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên;
b) Trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp;
c) Có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không vô tư, khách quan;
3


d) Đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của bất cứ bên nào trước khi đưa vụ tranh chấp đó

ra giải quyết tại trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận bằng văn bản.
2. Kể từ khi được chọn hoặc được chỉ định, Trọng tài viên phải thông báo bằng văn bản cho
Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài và các bên về những tình tiết có thể ảnh hưởng đến
tính khách quan, vô tư của mình.
3. Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu Hội đồng trọng tài chưa
được thành lập, việc thay đổi Trọng tài viên do Chủ tịch Trung tâm trọng tài quyết định. Nếu Hội
đồng trọng tài đã được thành lập, việc thay đổi Trọng tài viên do các thành viên còn lại của Hội
đồng trọng tài quyết định. Trong trường hợp các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài không
quyết định được hoặc nếu các Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết tranh
chấp, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quyết định về việc thay đổi Trọng tài viên.
4. Đối với vụ tranh chấp do Hội đồng trọng tài vụ việc giải quyết, việc thay đổi Trọng tài viên sẽ
do các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài quyết định. Trong trường hợp các thành viên
còn lại của Hội đồng trọng tài không quyết định được hoặc nếu các Trọng tài viên hay Trọng tài
viên duy nhất từ chối giải quyết tranh chấp, thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu
cầu của một hoặc các Trọng tài viên nói trên, của một hoặc các bên tranh chấp, Chánh án Toà án
có thẩm quyền phân công một Thẩm phán quyết định về việc thay đổi Trọng tài viên.
5. Quyết định của Chủ tịch Trung tâm trọng tài hoặc của Toà án trong trường hợp quy định tại
khoản 3 và khoản 4 Điều này là quyết định cuối cùng.
6. Trong trường hợp Trọng tài viên vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không
thể tiếp tục tham gia giải quyết tranh chấp hoặc bị thay đổi thì việc chọn, chỉ định Trọng tài viên
thay thế được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định của Luật này.
7. Sau khi tham khảo ý kiến của các bên, Hội đồng trọng tài mới được thành lập có thể xem xét
lại những vấn đề đã được đưa ra tại các phiên họp giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài
trước đó.”
Như vậy, ta có thể thấy Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định rất rõ về việc thay đổi
trọng tài viên, tháo gỡ được những vướng mắc trên thực tế. Bởi khi gặp bất kì một vấn đề gì liên
quan đến trọng tài viên thì khó có thể giải quyết nhanh chóng các tranh chấp, bất đồng. Sự can
thiệp của tòa án – cơ quan đại diện cho ý chí của nhà nước trong việc chỉ định, thay đổi trọng tài
viên sẽ giúp các bên tháo gỡ được những mâu thuẫn, bất đồng, giúp cho việc giải quyết mâu
thuẫn được diễn ra nhanh hơn.

Thứ hai, quy định về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) là một công cụ mà các bên tranh chấp được sử dụng để
bảo vệ các quyền và lợi ích của mình một cách tạm thời cho đến khi vụ án được giải quyết xong.
BPKCTT có thể được áp dụng để hạn chế hoặc buộc các bên tranh chấp hoặc bên thứ ba thực
4


hiện một hành vi nhất định với mục đích giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, thu thập
chứng cứ kịp thời, giữ nguyên hiện trạng nhằm tránh những thiệt hại không thể khắc phục hoặc
bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ trong tranh chấp
Điều kiện áp dụng BPKCTT phải bao gồm các nội dung sau:
Thứ nhất, quyền và lợi ích liên quan của bên yêu cầu đang bị xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm
và không được vượt quá các yêu cầu trong tranh chấp đang được giải quyết.
Thứ hai, bối cảnh, tình huống áp dụng BPKCTT phải có tính khẩn cấp. BPKCTT có chức năng
ngăn chặn các tình huống, hoàn cảnh tiêu cực tác động đến quyền, lợi ích của các bên trước khi
tranh chấp được giải quyết bằng phán quyết cuối cùng của cơ quan tài phán, nên nếu thiếu tính
cấp bách thì yêu cầu đó phải bị từ chối.
Thứ ba, các thiệt hại có thể xảy ra nếu không áp dụng BPKCTT phải lớn hơn so với thiệt hại sẽ
xảy ra đối với bên bị áp dụng hoặc bên thứ ba. Mục đích của BPKCTT là bảo vệ quyền lợi của
bên có yêu cầu, tuy nhiên, việc áp dụng BPKCTT phải đem lại hiệu quả chung cho xã hội, tức là
việc áp dụng BPKCTT phải cân nhắc đến khả năng gây ra những thiệt hại khác cho bên bị áp
dụng hoặc bên thứ ba. Trên thực tế, các thiệt hại này chưa xảy ra tại thời điểm xem xét yêu cầu
và việc so sánh các thiệt hại dự kiến sẽ có sai số rất lớn, do vậy, chỉ khi sự chênh lệch giữa thiệt
hại do việc không áp dụng BPKCTT và thiệt hại do áp dụng BPKCTT là đáng kể thì mới áp
dụng BPKCTT.
Trong quá trình Hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, nếu nhận thấy rằng quyền và lợi ích
hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại thì các bên có quyền làm
đơn gửi đến Tòa án để yêu cầu áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời thích hợp để bảo vệ
tài sản đang bị tranh chấp theo quy định tại Điều 48 Luật trọng tài thương mại năm 2010 : “ Các
bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài, Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật có liên quan, trừ trường hợp các bên
có thỏa thuận khác” . Các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án có thẩm quyền thực hiện được
quy định tại Điều 114 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.
Bên cạnh đó, Luật trọng tài thương mại cũng đưa ra những quy định giúp phân định phạm vi
thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời giữa Hội đồng trọng tài và Tòa án nhằm tránh
tình trạng xung đột về thẩm quyền, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc trong mọi trường hợp các bên
đều có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Cụ thể, khi một trong các bên đã yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội
đồng trọng tài sẽ phải từ chối đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngược
lại.Quy định này trong Luật trọng tài thương mại không những đảm bảo về nguyên tắc, tránh tình
trạng xung đột giữa các bên về thẩm quyền mà còn rất tiến bộ, hợp lí đối với xu thế phát triển
kinh tế hiện nay. Bởi dù trọng tài được pháp luật trao cho quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp
nhưng Trọng tài khó có thể thực hiện được một các triệt để trên thực tế so với Tòa án. Quyết định
của Tòa án- cơ quan đại diện cho quyền lực của nhà nước có giá trị pháp lý cao hơn, do đó hiệu
5


quả thi hành cũng tốt hơn Trọng tài thương mại, còn Trọng tài thương mại khi hoạt động cũng
chỉ nhân danh chính mình, bình đẳng về địa vị giữa các bên tranh chấp.
Thứ ba, quy định về việc triệu tập người làm chứng, thu thập chứng cứ.
Người làm chứng có vai trò rất quan trọng trong việc làm sáng tỏ các vấn đề mà hai bên đương
sự đang khai khác nhau, tài liệu chứng cứ trong hồ sơ còn mâu thuẫn nhau… Trong thực tế, có
rất nhiều vụ việc dân sự hoặc các vụ tranh chấp thuộc quan hệ kinh doanh, thương mại có người
làm chứng tham gia ở những giai đoạn khác nhau, với mức độ khác nhau. Người làm chứng
tham gia tố tụng dân sự hay tố tụng trọng tài đều rất quan trọng. Do đó, khi giải quyết tranh chấp
theo tố tụng trọng tài, nếu một hoặc các bên đương sự đề nghị Hội đồng trọng tài triệu tập người
làm chứng đến phiên họp giải quyết tranh chấp và Hội đồng trọng tài thấy người làm chứng đó
rất quan trọng, sự tham gia của người làm chứng trong quá trình tố tụng là rất cần thiết, giúp cho
Hội đồng trọng tài có cái nhìn khách quan toàn diện, đầy đủ, giúp cho việc giải quyết tranh chấp
được đúng đắn, chính xác thì Hội đồng trọng tài có quyền triệu tập người làm chứng đến phiên

họp.
Khi trọng tài gặp khó khăn, trở ngại trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ, trong việc triệu tập
người làm chứng, thì theo luật quy định, trọng tài có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ. Việc Tòa án
thu thập tài liệu, chứng cứ, triệu tập người làm chứng theo yêu cầu của trọng tài không phải là
Tòa án làm hộ trọng tài, giúp đỡ trọng tài theo nghĩa thông thường. Theo quy định tại khoản 1
Điều 30, các khoản 5 và 6 Điều 340 BLTTDS thì đó là một loại việc dân sự, do luật tố tụng và
luật trọng tài quy định và là một hoạt động tố tụng của Tòa án. Các Tòa án được trọng tài yêu
cầu cần ý thức được đây là thực hiện chức năng, nhiệm vụ do luật định. Do đó, Tòa án phải có
trách nhiệm tích cực hỗ trợ trong phạm vi luật quy định.Tại khoản 5, 6 Điều 46 Luật TTTM đã
quy định trách nhiệm Tòa án hỗ trợ trọng tài, hỗ trợ các bên đương sự trong việc thu thập chứng
cứ. Tuy nhiên, Tòa án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ trong trường hợp một hoặc các bên đã áp
dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thu thập được.
Khi các đương sự, Hội đồng trọng tài đã sử dụng mọi cách thức và khả năng cho phép để yêu cầu
cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ cung cấp cho mình tài liệu, chứng cứ
mà vẫn không được cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp thì được coi là “đã áp dụng các biện
pháp cần thiết để thu thập chứng cứ”. Khi đó đương sự, Hội đồng trọng tài phải có văn bản đề
nghị Tòa án thu thập chứng cứ; văn bản này phải nêu rõ nội dung vụ việc đang được giải quyết
tại trọng tài, chứng cứ cần thu thập, lý do không thu thập được, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức,
cá nhân đang quản lý, lưu giữ chứng cứ cần thu thập đó.Đồng thời, các chủ thể nói trên phải gửi
kèm theo văn bản đề nghị các tài liệu: thỏa thuận trọng tài, đơn khởi kiện, tài liệu khác có liên
quan và tài liệu, chứng cứ chứng minh việc đã tiến hành thu thập chứng cứ nhưng vẫn không thể
tự mình thu thập được.
Tòa án triệu tập người làm chứng theo quy định tại Điều 47 Luật TTTM

6


2.1. Người làm chứng trong vụ việc dân sự của Tòa án, trong tố tụng trọng tài là người có thể
biết các tình tiết, sự kiện đã diễn ra trong vụ việc dân sự, trong vụ tranh chấp mà trọng tài đang
thụ lý giải quyết.

Trình tự, thủ tục ra quyết định, triệu tập người làm chứng và việc gửi quyết định triệu tập người
làm chứng.
2.2.1. Trình tự, thủ tục ra quyết định triệu tập người làm chứng
Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị triệu tập người làm chứng
của Hội đồng trọng tài, Chánh án Tòa án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán xem xét, giải
quyết.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải ra quyết định triệu
tập người làm chứng.
Trong quyết định triệu tập người làm chứng, Tòa án phải ghi rõ tên Hội đồng trọng tài yêu cầu
triệu tập người làm chứng; nội dung vụ tranh chấp, họ tên, địa chỉ của người làm chứng; thời gian,
địa điểm người làm chứng phải có mặt.
2.2.2. Việc gửi quyết định triệu tập người làm chứng
Tòa án phải gửi ngay quyết định này cho Hội đồng trọng tài, người làm chứng, đồng thời gửi cho
VKS cùng cấp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Người làm chứng
có nghĩa vụ nghiêm chỉnh thi hành quyết định của Tòa án.
2.3. Chi phí cho người làm chứng, cho việc thu thập chứng cứ
Cùng với việc nộp các tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu, bên yêu cầu triệu tập người làm chứng
phải nộp lệ phí thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng và chi phí cho người làm chứng
theo quy định. Trường hợp Hội đồng trọng tài yêu cầu Tòa án triệu tập người làm chứng, thì chi
phí cho người làm chứng cũng do bên yêu cầu triệu tập người làm chứng chịu, hoặc do Hội đồng
trọng tài phân bổ.
Như vậy, theo quy định của Luật trọng tài thương mại năm 2010, Hội đồng trọng tài có thể yêu
cầu Tòa án hỗ trợ trong việc thu thập chứng cứ, đặc biệt là khi Trọng tài không thể áp dụng các
biện pháp cưỡng chế trong trường hợp có người từ chối cung cấp chứng cứ. Khi đó, sự hỗ trợ của
Tòa án với tư cách là cơ quan quyền lực của nhà nước là rất quan trọng. Nhờ có sự hỗ trợ của
Tòa án, việc triệu tập người làm chứng, thu thập chứng cứ cũng như việc giải quyết tranh chấp,
mẫu thuẫn giữa các bên sẽ diễn ra nhanh hơn
Thứ tư, quy định về việc hủy phán quyết trọng tài.
Theo pháp luật hiện hành, Tòa án với tư cách là cơ quan xét xử của nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp, có thẩm quyền xem xét lại quyết định của trọng tài khi

có đơn yêu cầu của một bên(Khoản 1 Điều 68 LuậtTTTM 2010). Theo khoản 1 Điều 44 Luật
trọng tài thương mại năm 2010 : “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết
định của Hội đồng trọng tài, các bên có quyền gửi đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền xem xét lại
quyết định của Hội đồng trọng tài. Bên khiếu nại phải đồng thời thông báo việc khiếu nại cho
Hội đồng trọng tài”.
7


Theo khoản 2 điều 68 Luật TTTM năm 2010:
“2. Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
b) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các
bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
c) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng
tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;
d) Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả
mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh
hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;
đ) Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.”
Để có thể hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, pháp luật đã cho phép Tòa án có thẩm quyền hủy hay
không hủy quyết định của trọng tài(Khoản 1 Điều 68 Luật TTTM năm 2010: “Tòa án xem xét
việc hủy phán quyết của trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên”)Khi nhận đơn yêu cầu hủy
quyết định trọng tài của một bên, Tòa án không xét xử lại mà chỉ đối chiếu vào các căn cứ hủy
phán quyết của trọng tài quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật trọng tài thương mại 2010.Khi giải
quyết, Tòa án không có quyền kết luận đúng sai về nội dung phán quyết của trọng tài đối với vấn
đề xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia tranh chấp mà chỉ có quyền xem xét căn cứ
để ra quyết định hủy hay không hủy quyết định của Trọng tài. Việc pháp luật quy định Tòa án có
thẩm quyền hủy phán quyết của trọng tài khi các bên có yêu cầu có tác động rất lớn, qua đó khắc
phục được những sai phạm nếu có của Hội đồng trọng tài khi giải quyết tranh chấp, làm cho vụ

giải quyêt tranh chấp thực sự khách quan, công bằng và đúng pháp luật.
Thực tiễn áp dụng các quy định về sự hỗ trợ của Tòa án đối với Trọng tài
Thứ nhất về quy định Tòa án có thẩm quyền chỉ định, thay đổi Trọng tài viên. Ta có thể thấy
pháp luật chỉ quy định thời hạn Tòa án phân công một thẩm phán quyết định về việc thay đổi
Trọng tài viên mà không quy định về thời hạn gửi yêu cầu Tòa án có thẩm quyền quyết định thay
đổi Trọng tài viên(quy định tại Khoản 4 Điều 42 Luật trọng tài thương mại). Điều này dẫn đến
nhiều bên tranh chấp không muốn tham gia tố tụng vì trốn tránh trách nhiệm. Vì vậy, pháp luật
cần quy định về thời hạn nhất định để các chủ thể có quyền yêu cầu tòa án thay đổi Trọng tài
viên.
Thứ hai, quy định về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Mặc dù Luật trọng tài
thương mại năm 2010 quy định rất rõ về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để tránh tình
trạng xung đột giữa các bên về thẩm quyền, nhưng trên thực tế có nhiều Tòa án đùn đẩy trách
nhiệm cho Hội đồng trọng tài với lí do Hội đồng trọng tài cũng có thẩm quyền ra quyết định thực
hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

8


Thứ ba, quy định về việc triệu tập người làm chứng, thu thập chứng cứ.Tại khoản 5, 6 Điều 46
Luật TTTM đã quy định trách nhiệm Tòa án hỗ trợ trọng tài, hỗ trợ các bên đương sự trong việc
thu thập chứng cứ. Tuy nhiên, Tòa án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ trong trường hợp một hoặc
các bên đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thu thập được.
Trên thực tế, có nhiều trường hợp cơ quan tổ chức cá nhân cho rằng việc giao nộp chứng cứ có
thể gây bất lợi cho quyền lợi của mình, hoặc bên tham gia tranh chấp do thiếu hiểu biết về pháp
luật nên không biết mình phải và nên cung cấp những chứng cứ gì. Hơn nữa, việc không quy
định thời gian giao nộp chứng cứ cũng có thể tạo tâm lý ỷ lại cho cơ quan thẩm quyền và các bên
tham gia tranh chấp, làm cho việc giải quyết tranh chấp kéo dài và mất nhiều thời gian hơn.
Thứ tư, quy định về việc hủy phán quyết trọng tài. Quyết định của tòa án là quyết định cuối cùng
và có hiệu lực thi hành về việc hủy phán quyết trọng tài Tuy nhiên Luật TTTM năm 2010 quy
định “ Tòa án không xem xét lại nội dung vụ tranh chấp mà Hội đồng trọng tài đã giải quyết, mà

chỉ xem xét các vấn đề về tố tụng trọng tài đúng hay không đúng để quyết định hủy hay không
hủy phán quyết trọng tài”. Hội đồng trọng tài không có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm
hoặc khiếu nại, kiến nghị đối với phán quyết của tòa án. Tuy nhiên để đảm bảo lợi ích của các
bên, cần phải hiểu quy định tại khoản 10 Điều 71 Luật trọng tài thương mại năm 2010 theo
hướng quyết định của Tòa án về việc hủy hoặc không hủy phán quyết trọng tài là quyết định có
hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm nhưng vẫn có thể
bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nếu phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc tình
tiết mới .
KẾT LUẬN
Dựa vào các quy định về sự hỗ trợ của Tòa án đối với Trọng tài thương mại cùng thực tiễn áp
dụng, ta có thể thấy sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động Tọng tài thương mại là vô cùng cần
thiết. Tòa án hỗ trợ Trọng tài thương mại trong việ chỉ định, thay đổi trọng tài viên, áp dụng các
biện pháp khẩn cấp tạm thời, triệu tập người làm chứng, thu thập chứng cứ và việc hủy phán
quyết trọng tài, giúp việc giải quyết tranh chấp trở nên hiệu quả hơn, đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên tham gia chanh chấp.

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Luật thương mại II, Trường Đại học Luật Hà Nội
Luật trọng tài thương mại năm 2019
Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015
Cơ chế hỗ trợ của Tòa án đối với Trọng tài Thương mại trong việc giải quyết các tranh chấp :
Khóa luận tốt nghiệp/ Đặng Thảo Dung; PGS.TS Trần Ngọc Dũng hướng dẫn
/> />
10




×