Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

TỐ TỤNG HÌNH sự BT cá NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.16 KB, 3 trang )

BÀI TẬP KIỂM TRA CÁ NHÂN
MÔN: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Câu 1: Không phải trong mọi trường hợp vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại quy
định tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS, bị hại rút yêu cầu khởi tố, vụ án đều bị đình
chỉ! Đúng hay sai?
Câu 2: Khi xét xử bị cáo dưới 18 tuổi, nếu xác định trong giai đoạn điều tra, truy tố
bị cáo không người bào chữa, HĐXX luôn phải ra quyết định trả hồ sơ để điều tra
bổ sung! Đúng hay sai? Tại sao?
BÀI LÀM
Câu 1:
Khẳng định trên là đúng, vì:
Theo Khoản 2 Điều 155 BLTTHS năm 2015 quy định:
“Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được
đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi
tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu
khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến
hành tố tụng đối với vụ án”.
Theo Điều 282 BLTTHS năm 2015 quy định đình chỉ vụ án:
“1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án khi thuộc
một trong các trường hợp:
a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 hoặc các điểm
3, 4, 5, 6 và 7 Điều 157 của Bộ luật này;
b) Viện Kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa.
1


Trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để đình chỉ vụ án
không liên quan đến tất cả bị can, bị cáo thì có thể đình chỉ vụ án đối với từng
bị can, bị cáo.”
Như vậy, Tòa án phải xem xét việc rút yêu cầu của bị hại có đảm bảo vô
tư khách quan không, đồng thời phải gửi quyết định đến viện kiểm sát để kiểm


sát xem có đúng không.
Câu 2 :
Khẳng định trên là sai vì :
Điều 422 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định rõ việc bào chữa như sau: Người
bị buộc tội là người dưới 18 tuổi có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào
chữa. Người đại diện của người dưới 18 tuổi bị buộc tội có quyền lựa chọn người
bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho người dưới 18 tuổi bị buộc tội. Nếu họ không
có người bào chữa hoặc người đại diện của họ không lựa chọn người bào chữa thì
cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải chỉ định người bào chữa.
Hơn nữa, theo Điều 280 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về trả hồ sơ để
điều tra bổ sung như sau :
“Điều 280. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung
1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều
tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại
Điều 85 của Bộ luật này mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;
b) Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực
hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm;
2


c) Có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành
vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được
khởi tố vụ án, khởi tố bị can;
d) Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.”
Như vậy khi xét xử bị cáo dưới 18 tuổi, nếu xác định trong giai đoạn điều tra,
truy tố bị cáo không người bào chữa thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án
phải chỉ định người bào chữa. cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải chỉ định
người bào chữa và HĐXX chỉ ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong các
trường hợp được đề cập đến tại Điều 280 Bố luật tố tụng hình sự 2015.


3



×