Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đại lượng vật lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.65 KB, 2 trang )

Đại lượng vật lý
Đại lượng vật lý là các thể hiện về mặt định lượng bản chất vật lý có thể đo lường được
của một vật thể hay hiện tượng tự nhiên, như
khối lượng, trọng lượng, thể tích, vận tốc,
lực, v.v. Khi đo đạc một đại lượng, giá trị đo được là một con số theo sau bởi một đơn vị
đo (còn gọi là thứ nguyên của đại lượng đó).
Ký hiệu đại lượng
Thông thường, các ký hiệu của các đại lượng vật lý được chọn lựa từ các chữ cái đơn của
Bảng chữ cái Latinh hay Bảng chữ cái Hy Lạp, và được in nghiêng. Cả chữ in hoa và in
thường được sử dụng. Thỉnh thoảng, ta thấy sự xuất hiện của các ký tự in trên hay các ký
tự in dưới. Nếu các ký tự in trên hay các ký tự in dưới này tự chúng đã là ký hiệu cho các
đại lượng vật lý, chúng sẽ được in nghiêng. Các ký tự in trên hay in dưới không phải là
ký hiệu của đại lượng vật lý sẽ được in đứng (kiểu roman).
Ví dụ

E
p
là ký hiệu của thế năng (Lưu ý: p in đứng)

c
p
là ký hiệu cho nhiệt dung ở áp suất không đổi (Lưu ý: p đại diện cho đại lượng
vật lý áp suất và vì thế được in nghiêng)
thế thứ nguyên và đơn vị đo có phải là 1 không? (một sinh vien truong dhktcntn)
Biểu diễn giá trị đo được của một đại lượng
Lấy một thí dụ:
P = 42,3 x 10
3
W
trong đó
P là đại lượng vật lý công suất


42,3 x 10
3
là một giá trị số
W là đơn vị chuẩn của công suất trong hệ thống đo lường quốc tế SI
Đại lượng cơ bản và đại lượng dẫn xuất
Trong vật lý có rất nhiều đại lượng nên chúng cần được sắp xếp một cách hệ thống và
hợp lý. Đa số các đại lượng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, chẳng hạn như vận tốc
là tỉ số giữa quãng đường và thời gian. Do đó, chúng ta cần chọn một số đại lượng làm
đại lượng cơ bản và các đại lượng khác được định nghĩa dựa trên các đại lượng cơ bản,
nói cách khác chúng được dẫn xuất từ các đại lượng cơ bản, và được là các đại lượng
dẫn xuất.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×