Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Thảo luận đường lối vai trò của đường mòn hồ chí minh trên biển trong sự nghiệp kháng chiến chống mỹ cứu nước của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.67 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING
−−−−−−−−−−−−−−♦♦♦♦♦♦♦♦♦−−−−−−−−−−−−−−

BÀI THẢO LUẬN
Đề tài: Vai trò của Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển trong sự
nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam.

Bộ môn
Mã lớp học phần
Giáo viên hướng dẫn
Nhóm

: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM.
: 2065RLCP0111
: Nguyễn Ngọc Diệp
:4

1


MỤC LỤC
Lời cảm ơn!............................................................................................................................ 3
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 4
I. Giới thiệu đường Hồ Chí Minh trên biển........................................................................5
1. Lịch sử hình thành...........................................................................................................5
2. Vị trí địa lý....................................................................................................................... 6
3. Phát triển phương tiện và các tuyến vận tải trên biển.......................................................8
II. Vai trò của đường Hồ Chí Minh trên biển trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ
cứu nước của Việt Nam.......................................................................................................12


1. Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển là tuyến vận chuyển biển chiến lược trong kháng
chiến chống Mỹ cứu nước..................................................................................................12
2. Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển có vai trò thể hiện sự sáng tạo chiến lược của Đảng
và Nhà nước ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ........................................................16
3. Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển là chiến trường đấu trí, đấu lực giữa quân và dân ta
với đế quốc Mỹ..................................................................................................................17
4. Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển là nơi hội tụ sức mạnh chính trị tinh- thần của quân
và dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ..................................................................19
III. Ý nghĩa, giá trị của Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển...........................................21
1. Giá trị lịch sử.................................................................................................................21
2. Giá trị thực tiễn..............................................................................................................22
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 24

2


LỜI CẢM ƠN!
Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Thương Mại
đã đưa môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam vào chương trình giảng
dạy trong nhà trường cho sinh viên. Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng
viên bộ môn - cô Nguyễn Ngọc Diệp đã rất tâm huyết dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức
giá trị của bộ môn Đường lối cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Cũng trong
thời gian tham gia lớp học của cô, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích,
được làm giàu thêm kiến thức lịch sử, chính trị vững vàng và tinh thần tự hào dân tộc sâu
sắc. Đây chắc chắn sẽ là hành trang quý báu mà chúng em sẽ luôn mang theo bên mình để
vững bước sau này.
Bộ môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam thật sự là một môn học
thú vị và có tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức chính trị vững vàng, giáo dục
lòng yêu nước và định hướng áp dụng lý luận vào công việc thực tế cho sinh viên. Tuy
nhiên, do vốn kiến thức và khả năng tiếp cận thực tế còn hạn chế nên mặc dù chúng em đã

cố gắng hết sức nhưng chắc rằng bài thảo luận của nhóm vẫn khó tránh khỏi những thiếu sót,
kính mong cô xem xét và góp ý để bài thảo luận của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

“NLỜI MỞ ĐẦU
ăm tháng sẽ qua đi, nhưng những chiến công anh hùng và sự hy sinh cao cả của các lực
lượng mở đường vận tải chiến lược mang tên Bác Hồ kính yêu trên biển Đông, của các con
tàu “Không số” của quân và dân các bến bãi, làm nhiệm vụ chi viện cho cách mạng miền
Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại sẽ mãi mãi đi vào lịch sử đấu tranh
anh dũng của dân tộc ta…Tổ quốc và nhân dân ta đời đời ghi nhớ công lao của những người
đã làm nên kỳ tích Đường Hồ Chí Minh trên biển.” – Đó chính là điều mà cố thủ tướng Võ
Văn Kiệt đã nói khi nhắc về tuyến vận tải chiến lược huyền thoại mang tên Đường mòn Hồ
Chí Minh trên biển.
3


Ngày 23 tháng 10 năm 1961, tuyến đường vận tải quân sự do Hải quân Nhân dân
Việt Nam và Quân giải phóng miền Nam Việt Nam thực hiện bí mật trên biển Đông được
thành lập, có tên gọi là Đường Hồ Chí Minh trên biển. Tiền thân Đường Hồ Chí Minh trên
biển là hải lộ ven bờ do những người trong hàng ngũ Việt Minh ở Nam bộ thực hiện lần đầu
tiên.
Trên tuyến vận tải chiến lược huyền thoại này, nhiều trận chiến đấu ác liệt đã diễn
ra, nhưng các cán bộ, chiến sĩ đã kiên trì, dũng cảm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao,
vận chuyển sức người, sức của tiếp tế cho chiến trường miền Nam. Thành công của những
chuyến vận chuyển, tiếp tế từ hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam bằng
Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển đã góp phần đẩy mạnh chiến tranh nhân dân, xây dựng
và phát triển khối chủ lực ở chiến trường Nam bộ, cực Nam Trung Bộ; góp phần làm nên
những chiến thắng vang dội của quân và dân ta, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Có thể nói rằng trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vai trò của
Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển là vô cùng quan trọng, góp phần to lớn vào việc đánh bại

“Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ. Vận chuyển bằng đường mòn Hồ
Chí Minh trên biển đảm bảo sự cung ứng kịp thời, có hiệu quả nguồn lực cho chiến trường
miền Nam. Bên cạnh đó, Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển còn là con đường giúp vận
chuyển những loại hàng hóa đặc biệt khác như thiết bị y tế quý hiếm, hóa chất đặc biệt, hay
đưa đón các cán bộ, chiến sĩ, các chuyên gia đến tiếp tế chiến trường.
I. Giới thiệu đường Hồ Chí Minh trên biển.
1. Lịch sử hình thành.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, hòng xâm
lược và biến miền nam thành thuộc địa kiểu mới, làm căn cứ quân sự để bao vây, ngăn chặn
ảnh hưởng của miền bắc, đế quốc Mỹ và tay sai ra sức đàn áp phong trào cách mạng miền
nam. Tình thế cách mạng lúc này cho thấy, nhân dân ta ở miền Nam không còn con đường
nào khác là đứng lên lật đổ ách thống trị của kẻ thù.
Vào thời điểm đó, Nghị quyết Trung ương 15 ra đời đã đáp ứng kịp thời nhu cầu bức
thiết của nhân dân. Ý Ðảng, lòng dân hợp nhau ở điểm mấu chốt: dùng sức mạnh của quần
chúng nhân dân nổi dậy, với lực lượng chính trị là chủ yếu, có sự hỗ trợ của lực lượng vũ
trang, giành chính quyền về tay nhân dân. Tư duy chiến lược của Ðảng ta lúc đó cũng đã dự
kiến với thực lực của kẻ thù và tình thế chung, cần sẵn sàng đối phó với một cuộc đấu tranh
vũ trang lâu dài.
Trong lúc đó, miền Bắc nước ta đang tập trung xây dựng Chủ nghĩa xã hội, trở thành
hậu phương và căn cứ địa cách mạng của cả nước. Cả nước có mục tiêu chung là giải phóng
4


miền Nam, thống nhất cả nước, cùng đi lên Chủ nghĩa xã hội. Muốn đẩy mạnh đấu tranh vũ
trang ở miền nam, phát huy vai trò của hậu phương lớn miền bắc ta cần phải tạo nên sự gắn
kết giữa hai miền trên thực tế. Cùng với sự cổ vũ về tinh thần, lúc này, miền Nam đang rất
cần vũ khí, sức người để hoàn thành sứ mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước,
Bắc Nam sum họp một nhà. Để dáp ứng được sức người, sức của chi viện cho chiến trường
miền Nam, sức mạnh của hậu phương ở miền Bắc - nhân tố thường xuyên quyết định thắng
lợi của chiến tranh, phải được phát huy cao độ.

Vì lẽ đó, ngay khi Nghị quyết Trung ương 15 vừa ra đời, Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã quyết định hình thành con đường vận tải chiến lược nối hậu phương với tiền tuyến.
Tháng 5-1959, Ðoàn 559 ra đời. Lực lượng nòng cốt đầu tiên của Ðoàn gồm hai Tiểu đoàn
301 và 603. Tiểu đoàn 301 chịu trách nhiệm vận tải theo tuyến đường bộ, còn nhiệm vụ của
Tiểu đoàn 603 là nghiên cứu chi viện vũ khí cho chiến trường bằng đường biển. Tiểu đoàn
này đặt tại cửa sông Gianh, tỉnh Quảng Bình, được tổ chức dưới hình thức Tập đoàn đánh
cá sông Gianh.
Ðể đáp ứng yêu cầu của tình hình cách mạng mới, thực hiện chủ trương của Bộ Chính
trị và Quân ủy Trung ương, ngày 23-10-1961, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Ðoàn
759 (tiền thân của Lữ đoàn 125 sau này) với nhiệm vụ mua sắm phương tiện, vận chuyển
các loại hàng hóa tiếp tế cho chiến trường miền Nam bằng đường biển. Ðây là quyết định
mang tầm chiến lược, thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Bộ Chính trị và Quân ủy
Trung ương trong những giai đoạn quan trọng của lịch sử dân tộc. Ðồng thời, Ðoàn 759 ra
đời đánh dấu bước phát triển mới về tổ chức trên tuyến vận tải chi viện chiến trường miền
nam bằng đường biển.
Từ đó về sau, để tránh tai mắt địch, hầu hết các con tàu chở vũ khí chi viện cho chiến
trường miền Nam đều được ngụy trang thành tàu đánh cá, không mang số hiệu cố định và
liên tục thay đổi lộ trình trên đường đi. Vì vậy, tên gọi “Tàu không số” cũng bắt đầu ra đời
từ đấy.

Tàu HQ671 hay còn được biết đến với số hiệu C41, 641 – “Tàu không số” đã góp
phần làm nên huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển.
2. Vị trí địa lý.
Tiền thân của Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển là hải lộ ven bờ do những người
5


trong hàng ngũ Việt Minh ở Nam Bộ thực hiện lần đầu tiên. Sau khi nghiên cứu, phân tích,
đánh giá kỹ tình hình các chuyến đi thăm dò hai chiều Nam - Bắc, Bắc - Nam và chỉ đạo
chặt chẽ công tác chuẩn bị tàu, thuyền, xây dựng phương án, Quân ủy Trung ương, trực tiếp

là đồng chí Bí thư đầu tiên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lê Duẩn đã lựa chọn Bông
Văn Dĩa phụ trách chiếc tàu đầu tiên chở vũ khí vào miền Nam. Đêm 12-10-1962, chiếc tàu
“Phương Đông 1” gồm 10 thủy thủ dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Lê Văn Một, chính trị
viên Bông Văn Dĩa chở hơn 30 tấn vũ khí rời bến Đồ Sơn (Hải Phòng) đi về phương Nam.
Đến sáng ngày 19-10-1962, tàu vào tới Chùm Gọng (Vàm Lũng, Tân An) an toàn. Tàu
“Phương Đông 1” đã đi vào lịch sử, chính thức khai thông tuyến vận tải quân sự đường biển
- Tuyến vận tải chiến lược - Đường Hồ Chí Minh trên biển - bước phát triển mới của nghệ
thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Sau chuyến đi thành công của
tàu “Phương Đông 1”, ba chiếc tàu khác cũng đã cập bến Cà Mau an toàn; cùng với các bến
Trà Vinh, Bến Tre, Bà Rịa hình thành các cụm bến đón nhận những chuyến hàng đầu tiên
của tuyến vận tải Đường Hồ Chí Minh trên biển.
Sau sự kiện tàu C143 bị địch phát hiện tại Vũng Rô (Phú Yên) vào tháng 2 năm 1965,
địch tăng cường hoạt động tuần tiễu ráo riết. Vì vậy, Đoàn 759 phải chuyển hướng hoạt
động, sử dụng các đội tàu đi theo nhiều tuyến đường khác nhau. Đặc biệt, từ cuối năm 1970,
ngoài hướng đi men theo phía Đông các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… Đoàn còn phải đi
vòng qua nhiều vùng biển xa như phía Đông Bắc Malaysia, Vịnh Thái Lan...

Sơ đồ tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển.
Trong đó, K15 được coi là bến tàu xuất phát có quy mô lớn đầu tiên của các con tàu
không số vận chuyển người và vũ khí từ Bắc vào Nam bằng đường biển trong chiến tranh
Việt Nam. Nó còn có tên khác là "Vạn Xét". Bến này được mở lần đầu tiên tại các thôn Vạn
Hoa và Vạn Sơn (Đồ Sơn, Hải Phòng), do Trung đoàn công binh 83 xây dựng. Đây là một
vịnh nhỏ ăn sâu vào đất liền ở bờ Đông bán đảo Đồ Sơn, Hải Phòng. Tuy ra đời sau tuyến
vận tải quân sự bí mật trên biển đầu tiên từ Quảng Bình vào miền Nam và các chuyến tàu từ
miền Nam ra miền Bắc nhận vũ khí và trở lại miền Nam nhưng lịch sử Hải quân Nhân dân
Việt Nam vẫn coi đây như "Cột km số 0" của các tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.
6


3. Phát triển phương tiện và các tuyến vận tải trên biển.

Để chi viện cho miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, ngày 19/5/1959, Quân ủy
Trung ương quyết định thành lập “Đoàn quân sự đặc biệt” có nhiệm vụ mở đường, vận
chuyển vũ khí, lương thực, tổ chức đưa đón bộ đội từ Nam ra Bắc và ngược lại. Hai con
đường huyết mạch quan trọng được hình thành. Đó là con đường 559 theo dãy Trường Sơn
và đường Hồ Chí Minh trên biển.
Với tên gọi “Đoàn tàu Không số”, con đường Hồ Chí Minh trên biển đã vận chuyển
150.000 tấn vũ khí, trang bị và 80.000 lượt cán bộ vượt biển vào Nam chiến đấu. Đường Hồ
Chí Minh trên biển là con đường của niềm tin tất thắng, con đường tự hào của bộ đội Hải
quân Nhân dân Việt Nam.
a. Các đơn vị vận tải:
● Đoàn 759: Ngày 23 tháng 10 năm 1961, Quân ủy Trung ương Việt Nam quyết định
thành lập Đoàn hải quân 759, sau này trở thành Lữ đoàn 125 của Hải quân Nhân dân Việt
Nam. Đây là đơn vị đầu tiên đảm nhận nhiệm vụ vận tải vũ khí, hàng hóa vào chiến trường
miền Nam bằng các con tàu không số, mở ra sự phát triển mới của Đường Hồ Chí Minh trên
biển.

Tập thể cán bộ, chiến sĩ Ban tham mưu Đoàn 759 thời kì đầu thành lập.
● Đoàn 962: Tại Nam Bộ, Bộ Chỉ huy quân khu IX của Quân giải phóng miền Nam
Việt Nam được giao nhiệm vụ thành lập Trung đoàn 962 chuyên trách nhiệm vụ chuẩn bị
bến bãi tại bờ biển các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Cà Mau. Bộ chỉ huy các Khu V, VI, VIII cũng
được lệnh thiết lập các bến bãi bí mật để đón nhận vũ khí, đạn dược, phương tiện và các
hàng hóa khác từ miền Bắc Việt Nam chuyển vào bằng đường biển.
● Đoàn 950
b. Các phương tiện: Tàu, thuyền gỗ, tàu sắt, tàu hai đáy
c. Các tuyến chính: Tuyến ven bờ, tuyến tiếp giáp lãnh hải, tuyến hàng hải quốc tế
d. Các căn cứ và bến bãi:
► Căn cứ:
● Sa Huỳnh là một làng chài cổ đồng thời là một bãi biển nổi tiếng ở miền Trung
Trung Bộ với nghề đánh cá từ lâu đời. Trong quá trình hoạt động của đường Hồ Chí Minh
trên biển, Sa Huỳnh là một trong những bến bãi tiếp nhận vũ khí, đạn dược, hàng hóa do các

chuyến tàu không số chuyên chở từ miền Bắc gửi vào cho Quân giải phóng miền Nam Việt
Nam tại chiến trường Khu V.
● Quy Thiện thuộc Địa điểm Quy Thiện thuộc xã Phổ Hiệp, huyện Đức Phổ, tỉnh
Quảng Ngãi. Đây là một trong các bến đỗ dự bị của các chuyến tàu không số trong trường
hợp tàu bị hỏng, là nơi tránh trú khi gặp bão lớn hoặc bị hải quân Việt Nam Cộng hòa vây
7


ráp. Tháng 3 năm 1968, tại đây đã diễn ra cuộc hội ngộ không hẹn mà gặp giữa các cán bộ,
nhân viên của Bệnh xá Đức Phổ nổi tiếng do bác sĩ Đặng Thùy Trâm lãnh đạo với các thủy
thủ Tàu 43 khi tàu bị không quân và hải quân Việt Nam Cộng hòa bắn hỏng. Các thủy thủ
phải đổ bộ lên bờ và được người dân trong vùng bí mật đưa đến trạm xá này để cứu chữa.
Sau đó, họ được Bộ Chỉ huy Khu V của Quân giải phóng miền Nam tổ chức vượt Trường
Sơn trở lại miền Bắc.
● Cảng cá Rạch Giá là căn cứ nửa công khai, nửa bí mật của đoàn tàu hai đáy do
Trung đoàn vận tải 950 thuộc Khu IX, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phụ trách. Bến
này đi vào hoạt động từ nửa sau năm 1968. Gọi là nửa công khai vì bề ngoài, đây là một
cảng cá, gọi là nửa bí mật vì đây là một bến tiếp nhận vũ khí vận chuyển bằng đường biển.
Bến cảng này đánh dấu một phương pháp vận chuyển mới "Trên cá, dưới súng đạn". Do tàu
gỗ có cấu tạo hai đáy nên bề ngoài, nó giống như một tàu đánh cá bình thường. Nhưng giữa
hai lớp đáy có một khoảng trống để cất giấu vũ khí, đạn dược và các hàng hóa khác. Do sự
kiểm soát gắt gao của Hải quân Việt Nam Cộng hòa khi phát hiện một tàu hai đáy bị hỏng
máy và được kéo về bờ, bến này phải tạm ngừng hoạt động từ giữa năm 1973 đến đầu năm
1975, khi chiến dịch mùa xuân năm 1975 bắt đầu được khởi động.
● Ngoài ra còn có các căn cứ khác như: Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Gianh, Cửa Nhật Lệ,
Hố Chuối, Rạch Gốc, Bồ Đề, Rạch Tàu.
► Bến cảng:
● K15 là bí danh được đặt tên cho bến tàu xuất phát có quy mô lớn đầu tiên của các
con tàu không số vận chuyển người và vũ khí từ Bắc vào Nam bằng đường biển trong chiến
tranh Việt Nam. Nó còn có tên khác là "Vạn Xét". Bến này được mở lần đầu tiên tại các thôn

Vạn Hoa và Vạn Sơn (Đồ Sơn, Hải Phòng), do Trung đoàn công binh 83 xây dựng. Đây là
một vịnh nhỏ ăn sâu vào đất liền ở bờ Đông bán đảo Đồ Sơn, Hải Phòng. Vịnh này có ba
phía là núi, đường ra biển duy nhất nằm ở hướng Tây Nam, độ sâu khoảng 3 m khi thủy triều
xuống và đến 4 m khi thủy triều lên. Cầu cảng được xây hình chữ T. Thân chính rộng 6m,
dài 60m; thân ngang rộng 6 m, dài 12 m. Toàn bộ cầu tàu được làm bằng bê tông cốt thép
dạng khung chịu lực kiểu dầm gác hai đầu. Ngày 15 tháng 5 năm 1964, cầu tàu K15 bắt đầu
hoạt động. Tuy ra đời sau tuyến vận tải quân sự bí mật trên biển đầu tiên từ Quảng Bình vào
miền Nam và các chuyến tàu từ miền Nam ra miền Bắc nhận vũ khí và trở lại miền Nam
nhưng lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam vẫn coi đây như "Cột km số 0" của các tuyến
đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.
Cầu cảng K15 đánh dấu một bước chuyển biến lớn của Đường Hồ Chí Minh trên
biển. Đó là việc các tàu sắt được đưa vào sử dụng, dần thay thế cho các con tàu gỗ kém an
toàn. Trong quá trình hoạt động, cảng K15 đã tổ chức xếp hàng và xuất phát cho 88 chuyến
vận tải quân sự trên biển, gồm 4.919 tấn vũ khí đạn dược và hàng nghìn tấn hàng hóa khác.
Do được ngụy trang rất kín đáo nên trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, không quân và
hải quân Hoa Kỳ vẫn không phát hiện được cầu cảng K15. Sau nửa thế kỷ, đặc biệt từ năm
1975 đến nay không còn được hoạt động, công trình đã hư hại nặng. Hiện nay, tại bãi biển
Vạn Sơn (Đồ Sơn, Hải Phòng) chỉ còn lại di tích các cọc bê tông của cầu tàu trên bến cảng
quân sự bí mật K15.

8


Hình ảnh K15 ở hiện tại.
● Lộ Diêu: Bến này nằm trên địa bàn Hoài Hải, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Ở
vào vị trí giữa đèo Lộ Diêu trong và đèo Lộ Diêu ngoài, phía Tây là núi, phía Đông là bãi
biển, Lộ Diêu được chọn làm bến trung chuyển vũ khí, đạn dược và hàng hóa do các con tàu
không số chở từ miền Bắc vào chiến trường khu V. Bến Lộ Diêu bắt đầu hoạt động từ ngày 1
tháng 1 năm 1964 khi đón con tàu đầu tiên chở hàng chục tấn vũ khí xuất phát từ Hòn Dấu,
Hải Phòng đi vào.

● Lộc An: Địa điểm Lộc An nay thuộc huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây
là bến xuất phát của một trong năm con thuyền gỗ đầu tiên mở tuyến đường Hồ Chí Minh
trên biển từ Nam ra Bắc và ngược lại. Trong quá trình hoạt động, bến này đã đón 3 tàu
không số cập bến, vận chuyển 109 tấn vũ khí cho Quân giải phóng miền Nam Việt Nam tại
Khu IX.
● Cồn Tàu là bến chính trong hệ thống bến bãi Trà Vinh, nằm ở gần cửa Cung Hầu,
một trong ba cửa chảy ra biển của sông Hậu, thuộc huyện Duyên Hải. Bến này bắt đầu hoạt
động từ tháng 6 năm 1963 khi đón chuyến tàu sắt đầu tiên chở 44 tấn vũ khí từ Bắc vào
Nam.
● Bến "Ông Hai Ghiền" là biệt danh được những người lính của Trung đoàn vận tải
962 đặt cho Bến Thạnh Phong. Địa điểm này nay thuộc xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú,
tỉnh Bến Tre. Đây là nơi xuất phát của con tàu đầu tiên của Việt Minh ở vùng Tây Nam Bộ
ra Bắc xin vũ khí để tổ chức kháng chiến chống Pháp từ năm 1946. Từ năm 1961 đến năm
1962, 2 chuyến tàu của lực lượng Quân giải phóng miền Nam Việt Nam ở Tây Nam Bộ cũng
xuất phát từ đây ra Bắc xin chi viện vũ khí và trở về an toàn. Bến này cũng với các bến Cồn
Tra và Cồn Lợi hợp thành một hệ thống bến bãi đón nhận vũ khí, đạn dược, hàng hóa của
Quân giải phóng miền Nam Việt Nam tại tỉnh Bến Tre. Mặc dù theo sự bố trí của Quân Giải
phóng miền Nam Việt Nam, Thạnh Phong thuộc khu VIII nhưng lại đóng vai trò là bến
trung chuyển lớn cho cả miền Đông và miền Tây Nam Bộ trong thời kỳ 1961-1963. Kho cất
giữ vũ ký bí mật phục vụ cho bến Thạnh Phong được xây dựng dưới lòng đất tại xã Thạnh
Thới A, gần bến phà Cầu Ván, thuộc huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Xã Thạnh Thới A cũng là
nơi đóng sở chỉ huy Trung đoàn vận tải 962 của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam tại
Khu IX.
● Vàm Lũng: Bến này do ông Bông Văn Dĩa (sau này là Thượng tá Hải quân) lựa
chọn và xác định thay cho hai con lạch Bồ Đề và Rạch Gốc tuy sâu và rộng hơn nhưng dễ bị
lộ hơn. Địa điểm này thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Tại đây có một con rạch lớn sâu
9


từ 2 đến 3 m. Hai bên có rừng đước rộng lớn che phủ. Các tàu pha sông biển cỡ nhỏ có trọng

tải dưới 100 tấn có thể ra vào được và dễ dàng ẩn nấp dưới các rặng đước cao và rậm rạp.
Tháng 10 năm 1962, bến này bắt đầu hoạt động khi đón con tàu gỗ mang mật danh "Phương
Đông 1" chở 30 tấn vũ khí từ miền Bắc vào cho Quân giải phóng miền Nam Việt Nam tại
Khu IX. Trong toàn bộ thời gian hoạt động, bến này đã đón 68 chuyến tàu tiếp tế từ miền
Bắc vào.
● Ngoài ra, còn có các bến bãi khác như: Ba Làng An, Vũng Rô, Hòn Hèo, Phước
Thiện, Rạch Cỏ, Khâu Lầu cũng đã góp phần vào làm lên huyền thoại đường Hồ Chí Minh
trên biển.
II. Vai trò của đường Hồ Chí Minh trên biển trong sự nghiệp kháng chiến chống
Mỹ cứu nước của Việt Nam.
1. Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển là tuyến vận chuyển biển chiến lược trong
kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Với phương châm hoạt động bí mật, bất ngờ, sử dụng các loại tàu nhỏ, ngụy trang
giống tàu đánh cá, tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển đã mở ra một hướng chi viện mới,
hết sức quan trọng, đưa hàng chi viện của miền Bắc đến với các chiến trường xa mà tuyến
đường Hồ Chí Minh trên bộ chưa có điều kiện vươn tới được.
Do vị trí chiến lược hết sức quan trọng của Đường Hồ Chí Minh trên biển, đế quốc
Mỹ dùng mọi thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để đánh phá, hòng hủy diệt, ngăn chặn, cắt đứt
tuyến đường tiếp viện của ta trên biển. Những con đường, các bến bãi đều nằm trong các
vùng kìm kẹp, lùng sục, truy quét, đánh phá ác liệt suốt đêm ngày của địch. Mỗi chuyến đi là
một cuộc đấu trí căng thẳng, quyết liệt với kẻ thù, với thiên nhiên, sóng gió. Và vượt lên tất
cả là chiến thắng chính bản thân mình, đòi hỏi cao ý chí kiên định, mưu trí, dũng cảm, sáng
tạo và ý thức chấp hành kỷ luật nghiêm minh.
Những ngày đầu hoạt động trong điều kiện khó khăn, ác liệt, chúng ta lại chưa có
kinh nghiệm và hiểu biết nhiều về tình hình cụ thể tại các tỉnh duyên hải phía Nam, nên
chuyến vượt biển đầu tiên bằng thuyền buồm của Tiểu đoàn 603 không thành công. Thuyền
gặp gió mùa, sóng lớn, bị trôi dạt và không về được tới đích; cả 6 thuyền viên đều bị địch
bắt. Tiểu đoàn 603 phải tạm ngừng hoạt động trên biển để tìm giải pháp và phương thức vận
chuyển phù hợp. Sau quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và chuẩn bị về mọi mặt, ngày 23-101961, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Đoàn vận tải biển 759. Sự
ra đời của Đoàn 759 cùng với việc khai thông tuyến chi viện chiến lược Bắc - Nam trên biển

là sự kiện hết sức có ý nghĩa. Từ đây, các địa phương ven biển miền Nam, chiến trường Nam
Bộ và cực Nam Trung Bộ (B2) đã nhận được sự chi viện trực tiếp của miền Bắc, tạo nên sức
mạnh và niềm tin to lớn cho các lực lượng vũ trang trên chiến trường miền Nam.
Sau thất bại trong “Cuộc chiến tranh một phía” (1954-1960), đế quốc Mỹ tiến hành
chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965), ráo riết thực hiện các cuộc hành quân tìm
diệt, tiến hành bình định để nắm đất, nắm dân theo kiểu “tát nước bắt cá”, đồng thời mở rộng
chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng biệt kích và phong tỏa biên giới, vùng biển để ngăn
chặn chi viện của miền Bắc. Nhằm đáp ứng nhu cầu chi viện cho cách mạng miền Nam ngày
một lớn, trung tuần tháng 8-1962, Quân ủy Trung ương quyết định mở đợt vận chuyển vũ
khí vào Nam. Đêm 11-10-1962, chiếc tàu gỗ gắn máy đầu tiên của Đoàn 759 chở 30 tấn vũ
khí rời bến Đồ Sơn (Hải Phòng) vào Cà Mau. Ngày 19-10, tàu cập bến Vàm Lũng an toàn,
toàn bộ vũ khí được cơ sở tiếp nhận đúng kế hoạch.
Tháng 8-1963, Đoàn 759 được giao cho Quân chủng Hải quân phụ trách và quân
10


chủng trực tiếp đảm đương nhiệm vụ vận chuyển, chi viện đường biển cho các chiến trường
miền Nam. Ngày 24-1-1964, Đoàn 759 được điều chỉnh tổ chức, phát triển thành Lữ đoàn
125 Hải quân. Trong hơn 3 năm hoạt động (1962-1965), Đường Hồ Chí Minh trên biển đã
chi viện cho các tỉnh ven biển thuộc chiến trường Khu 5, Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ 89
chuyến tàu, với gần 5000 tấn vật chất, chủ yếu là vũ khí, đạn dược. Tuy nhiên, từ sau sự
kiện tàu C143 bị địch phát hiện tại Vũng Rô (Phú Yên, tháng 2-1965), địch tăng cường hoạt
động tuần tiễu ngăn chặn, chống xâm nhập. Đoàn 125 phải chuyển hướng hoạt động, sử
dụng các đội tàu đi theo đường hàng hải quốc tế và bí mật bất ngờ đột nhập, đưa hàng vào
các bến tiếp nhận. Đến tháng 2-1968, do sự ngăn chặn, chống xâm nhập của địch ngày càng
gay gắt, Đường Hồ Chí Minh trên biển phải tạm dừng hoạt động. Trong 4 năm (1965-1968),
Đoàn 125 đã tổ chức 27 chuyến tàu, trong đó chỉ có 7 chuyến tàu tới đích, giao được hơn
400 tấn hàng quân sự cho các chiến trường.
Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, tận dụng thời điểm không quân
Mỹ tạm ngừng ném bom miền Bắc, Đoàn 125 đã vận chuyển được một khối lượng hàng lớn

tới các địa điểm vùng giới tuyến, sau đó Đoàn 559 vận chuyển bằng đường bộ vào chiến
trường miền Nam. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu vũ khí, đạn dược ngày càng tăng cho chiến
trường miền Nam, ta còn tổ chức vận chuyển hàng viện trợ quân sự của các nước anh em
bằng tàu biển quốc tế, quá cảnh qua cảng Xi-ha-núc Vin (Cam-pu-chia). Bằng cách này,
Đoàn 125 đã đưa vào chiến trường miền Nam hơn 90.000 tấn hàng hóa, trong đó có hơn
20.000 tấn vũ khí, đạn dược. Từ cuối năm 1970, sau khi tuyến đường vận chuyển qua cảng
Xi-ha-núc Vin (Cam-pu-chia) bị cắt đứt, theo sự chỉ đạo của Đảng ủy-Bộ tư lệnh Quân
chủng Hải quân, Đoàn 125 đã chủ động tìm đường vận chuyển mới bằng cách men theo phía
Đông các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đến vùng biển Đông Bắc Ma-lai-xi-a, qua Vịnh
Thái Lan, khu vực quần đảo Nam Du để đưa tàu cập các bến bãi miền Tây Nam Bộ. Tuy
phải đi vòng rất xa và phải dự trữ đủ lượng xăng dầu, lương thực cần thiết cho một chuyến
đi dài ngày; phải đối mặt với bao thách thức, cam go, nhưng Đoàn 125 đã giao được hơn
300 tấn vũ khí, đạn dược cho Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ. Đây là một cố gắng lớn của
Đoàn 125 trong điều kiện địch tăng cường bao vây, ngăn chặn và đánh phá ác liệt.
Hiệp định Pa-ri được ký kết vào năm 1973, thực hiện sự chỉ đạo của Quân ủy Trung
ương, Bộ Quốc phòng, Đoàn 125 tạm dừng nhiệm vụ vận chuyển, chi viện trực tiếp cho các
chiến trường miền Nam bằng Đường Hồ Chí Minh trên biển. Đến cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy Mùa xuân năm 1975, các đội tàu của Đoàn 125 lại tiếp tục vận chuyển vật chất, cơ
động lực lượng phục vụ cho việc giải phóng các tỉnh và các đảo ven biển miền Nam, đặc
biệt đã kịp thời chi viện cho các lực lượng làm nhiệm vụ giải phóng quần đảo Trường Sa.
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đường Hồ Chí Minh trên biển đã
tạo nên một phương thức chi viện mới hết sức quan trọng, trực tiếp và gián tiếp vận chuyển
hơn 96.000 tấn vũ khí đạn dược, hơn 170.000 lượt cán bộ, chiến sĩ chi viện cho chiến trường
miền Nam. Mặc dù số lượng vũ khí và hàng hóa Đoàn 125 vận chuyển bằng Đường Hồ Chí
Minh trên biển còn khiêm tốn so với lượng hàng hóa, vũ khí vận chuyển qua Đường Hồ Chí
Minh trên bộ, nhưng có ý nghĩa rất lớn. Đường Hồ Chí Minh trên biển thực sự trở thành mũi
thọc sâu, vu hồi lợi hại để vận chuyển, chi viện vào những địa bàn ven biển trọng yếu, nơi
mà sự chi viện bằng tuyến vận tải chiến lược 559 trên bộ chưa thể vươn tới được. Vận tải
biển rất gian nan, nguy hiểm, nhưng lại có ưu thế về tốc độ, thời gian và hiệu quả. Cùng với
nhiệm vụ vận tải hàng quân sự, Đường Hồ Chí Minh trên biển còn đảm đương sứ mệnh rất

quan trọng, đó là đưa đón hàng trăm cán bộ cao cấp của Đảng, quân đội và chuyên gia
11


quân sự vào miền Nam và từ miền Nam ra miền Bắc báo cáo Trung ương và nhận chỉ thị
mới, kịp thời bổ sung cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy chiến đấu trên chiến trường
miền Nam như các đồng chí Lê Đức Anh (đi tàu 55 vào Nam năm 1964, đi tàu 159.TT của
Đoàn 371 ra Bắc tháng 11/1973), đồng chí Võ Văn Kiệt (đi tàu 159.TT vào Nam tháng
10/1973), đồng chí Nguyễn Thiện Thành (đi tàu 69 năm 1964), đồng chí Nguyễn Thế Bôn
(đi tàu 55 năm 1964), đồng chí Bùi Cát Vũ (đi Tàu 165 năm 1964), đồng chí Nguyễn Trọng
Xuyên (đi Tàu 67 năm 1964), đồng chí Lương Văn Nho (đi Tàu 69 năm 1964), đồng chí Bùi
Phùng (đi Tàu 65 năm 1965), đồng chí Ung Răng (đi Tàu 55 năm 1965), đồng chí Nguyễn
Thụy Nga (đi Tàu 69 năm 1965),...Ngoài ra, Đường Hồ Chí Minh trên biển còn đảm đương
sứ mệnh quan trọng, đó là vận chuyển những món hàng “đặc biệt” mà không thể vận chuyển
bằng đường bộ như dụng cụ đặc biệt về y tế, máy chế tạo giấy tờ cho cán bộ ta đi lại công
khai trên toàn miền Nam, hóa chất đặc biệt để chế tạo vũ khí…
Có thể khẳng định rằng, vai trò vận chuyển chi viện cho miền Nam ruột thịt là vai trò
to lớn và quan trọng nhất của Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Trong thời gian trường kỳ
kháng chiến chống đế quốc Mỹ của Việt Nam, tuyến đường này đã hoàn thành xuất sắc sứ
mạng lịch sử của mình, đưa nhiều chuyến hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng cập bến an
toàn, góp phần vào nhiều chiến thắng lịch sử dẫn đến tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân
năm 1975.
2. Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển có vai trò thể hiện sự sáng tạo chiến lược
của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Bên cạnh vai trò chính là vận chuyển vũ khí, đạn dược và cả sức người cho chiến
trường miền Nam, Đường Hồ Chí Minh trên biển còn đóng vai trò khẳng định tầm nhìn, bản
lĩnh và tài thao lược, sự sáng tạo của Đảng và Nhà nước, ý chí và khát vọng độc lập, tự do,
thống nhất đất nước của toàn dân tộc. Chúng ta đã biết dựa vào khả năng to lớn của nhân
dân để vượt qua mọi khó khăn, từng bước đánh bại các âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho chiến trường miền Nam trong những thời điểm khó

khăn, ác liệt nhất. Tầm nhìn chiến lược của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện ở
việc mở tuyến đường vận tải trên biển đúng thời cơ; quy tụ được sức mạnh của toàn dân
tộc; phương pháp vận chuyển “độc nhất vô nhị” trong lịch sử chiến tranh thế giới. Đường
mòn Hồ Chí Minh trên biển ra đời vào thời điểm khó khăn, gian khổ, ác liệt nhất của cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong khi địch được trang bị các loại vũ khí, phương tiện
hiện đại, tối tân, chúng ta chỉ có những loại tàu thuyền nhỏ bé, thô sơ, sử dụng tàu giả dạng
vận tải, tàu đánh cá; kết hợp hoạt động bí mật và công khai; tàu có thể xuất phát từ nhiều bến
đi (kể cả ở nước ngoài) và cập nhiều bến đến; dẫn tàu đi trên nhiều tuyến đường khác nhau,
có giai đoạn đi vòng ra biển xa, vùng biển quốc tế; địch phong tỏa đường trong ta đi đường
ngoài, địch ngăn chặn đường dài ta đi phân đoạn; địch bám đuôi, ta đi thẳng ra vùng biển
quốc tế; khi địch phát hiện, áp sát tấn công hoặc cướp tàu, ta đánh trả quyết liệt, có lúc phải
phá hủy tàu và hàng để giữ bí mật nhiệm vụ và con đường. Điều này làm cho đối phương
hết sức kinh ngạc, bất ngờ và không thể tưởng tượng được về sự có mặt, quy mô, sự dũng
cảm và tính sáng tạo vô song của con đường, những con tàu và những con người tham gia
tuyến đường.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Đường mòn Hồ Chí Minh, bao gồm cả tuyến đường
trên bộ và tuyến đường trên biển đều là những con đường thể hiện ý chí quyết chiến, quyết
thắng, lòng dũng cảm và khí phách một dân tộc anh hùng; một “huyền thoại có thật”, một
“kỳ tích” của dân tộc ta. Đó không chỉ là phương thức chi viện mới hết sức quan trọng, trực
12


tiếp cho các chiến trường ven biển miền Nam, mà còn là một sáng tạo chiến lược của Đảng
về chiến tranh nhân dân trong thời đại Hồ Chí Minh, đã góp phần to lớn làm nên Đại thắng
mùa Xuân năm 1975.
3. Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển là chiến trường đấu trí, đấu lực giữa quân
và dân ta với đế quốc Mỹ.
Thực tế, trên Đường Hồ Chí Minh trên biển đã có một cuộc đấu trí, đấu lực vô cùng
căng thẳng, quyết liệt giữa các lực lượng hải quân Nhân dân Việt Nam với lực lượng Hải
quân Mỹ và hải quân Việt Nam Cộng hòa dưới sự chỉ dắt của rất nhiều chuyên gia quân sự

Mỹ “sửng sỏ”. Bên cạnh đó, con đường này còn là sự độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt
Nam nói chung, nghệ thuật quân sự Hải quân nói riêng trong cuộc chiến đấu chống chiến
tranh ngăn chặn của đế quốc Mỹ và tay sai.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vận tải trên biển có những đặc thù
khác biệt và khó khăn hơn rất nhiều so với việc vận tải trên tuyến đường bộ Trường Sơn;
điều kiện thời tiết khắc nghiệt, địa bàn biển Đông vô cùng phức tạp (vừa trống trải, vừa
nhiều bãi ngầm, bãi cạn, chế độ thủy văn không ổn định), hơn nữa hệ thống bộ phòng trên
biển của đối phương rất mạnh. Quân đội Mỹ huy động 40% lực lượng của Hạm đội 7 cùng
với lực lượng hải quân Việt Nam Cộng hòa thực hiện phong tỏa đường biển hòng cắt đứt
đường dây chi viện của Bắc Việt vào chiến trường phía Nam. Ngoài ra ở tuyến bờ và ở tuyến
xa bờ, người Mỹ đã huy động rất nhiều lực lượng khác ở trang bị vũ khí hiện đại, đóng rải
rác trên khắp vùng biển để sẵn sàng tác chiến chống lại sự xâm nhập của các tàu đối phương
và hỗ trợ tác chiến cho lực lượng khác ở trên bộ khi cần thiết. Tàu chiến và các máy bay tuần
duyên của Mỹ luôn quần thảo, giám sát suốt ngày đêm dọc vùng biển Việt Nam. Ta có thể
thấy được âm mưu và thủ đoạn đáng gờm của kẻ thù muốn tiêu diệt tuyến vận tải chiến lược
quân sự trên Biển Đông.
Đặt trong bối cảnh lực lượng, trang thiết bị thời bấy giờ của Hải quân Nhân dân Việt
Nam còn nhiều hạn chế, bất lợi trong tác chiến (nhất là trong tác chiến xa bờ), vấn đề vận
chuyển bằng hàng hóa bằng đường biển chi viện cho chiến trường miền Nam là cả một thách
thức lớn - một bài toán hóc búa không dễ tìm ra lời giải. Tuy vậy, so với vận chuyển bằng
đường bộ thì vận chuyển bằng đường biển chi phí rẻ hơn, thời gian cũng được rút ngắn hơn
nhiều. Nếu vận chuyển 100 tấn vũ khí bằng đường biển, trên một con tàu, chỉ cần 10-15 hay
tối đa 20 cán bộ, chiến sỹ; nhưng nếu vận chuyển bằng đường bộ thì phải cần đến 1 Tiểu
đoàn vận tải cơ giới và 1 Sư đoàn nếu là khuân vác. Về thời gian, nếu vận chuyển bằng
đường bộ phải mất ròng rã nhiều tháng trời mới tới nơi, nhưng vận chuyển bằng đường biển,
tuy gian nan, nguy hiểm hơn nhưng nếu thuận lợi thì chỉ một tuần là hàng đã tới các bến.
Chính vì vậy mà đã đáp ứng được Chỉ thị “Thần tốc”, “Đại thần tốc” của Bộ Tư lệnh Chiến
dịch lúc bấy giờ.
Trong công tác chỉ đạo tác chiến, phát huy tinh thần mưu trí, lòng quả cảm và sức
sáng tạo phi thường của các lực lượng, Hải quân Nhân dân Việt Nam với phương châm đánh

vào chỗ đối phương không ngờ đã liên tục thay đổi kế hoạch vận chuyển, hình thành thế “mê
hồn trận”, khiến đối phương không thể nắm bắt được quy luật hoạt động của mình để đối
phó và ngăn chặn có hiệu quả. Trong những năm đầu 1961 - 1965, chủ yếu những con tàu
không số thường bám theo vùng biển ven bờ, giả dạng tàu cá trà trộn vào dân để luồn lách
qua hệ thống bố phòng dày đặc của địch. Tuy nhiên, sau vụ tàu sắt 143 của ta bị phát hiện tại
Vũng Rô (Phú Yên), khi Mỹ đã “đánh hơi” thấy sự tồn tại của con đường, đồng thời đề cao
cảnh giác, tăng cường lực lượng bố phòng, giám sát chặt chẽ các vùng biển ven bờ, bằng sự
13


mưu trí, sáng tạo, những con tàu không số của ta lại thay đổi hải trình và phương pháp đi
để tránh sự truy sát gắt gao của địch. Thực tế, ngay sau khi nhận được tin xấu về vụ “Vũng
Rô”, tuyến đi ven bờ đã bị bại lộ và gần như bị địch phong tỏa, bịt kín. Không chấp nhận bó
tay, trong tình thế hết sức khó khăn đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ thị cho Cục Tác
chiến ra lệnh ngừng mọi hoạt động vận chuyển trên đường biển để rút kinh nghiệm tìm
phương án tác chiến mới. Sau khi nghiên cứu kỹ tình hình, Trung ương Đảng và Quân ủy
Trung ương quyết định chuyển hướng hoạt động vận tải ra các vùng biển xa bờ vượt ngoài
tầm kiểm soát của đối phương, đồng thời dùng phương pháp hàng hải thiên văn, tập trung
đưa tàu đi chủ yếu vào ban đêm để tránh hệ thống trinh sát điện tử của đối phương phát
hiện. Thực hiện phương án tác chiến mới này, những con tàu không số đã sử dụng chiến
thuật nghi binh đánh lừa địch bằng cách liên tục thay đổi hướng xuất phát và hải trình: khi
tàu ta nhanh chóng vượt ra hải phận quốc tế, trà trộn với các tàu vận tải của nước ngoài, có
lúc lại vòng sang vùng biển của Trung Quốc, Ma Cao, thậm chí len lỏi ven các vùng biển
của Philippin, Indonesia, hoặc sang tận vùng biển Singapore rồi sau đó mới tìm cách xâm
nhập, bất ngờ tiếp cận các bến đã được xác định trước để trả hàng. Có thể nói, đây là cách
vận chuyển đầy táo bạo và hết sức bất ngờ vượt ra khỏi suy tính trong chiến lược ngăn chặn
của Mỹ. Có lẽ, với những gì diễn ra trên chiến trường khu vực duyên hải miền Nam, người
Mỹ hẳn đoán định rằng, những con tàu không số của Hải quân Nhân dân Việt Nam vẫn đang
tiếp tục hoạt động. Nhưng những con tàu đó hoạt động như thế nào và vì sao chúng có thể
vượt qua được tuyến bố phòng trên biển tầng tầng, lớp lớp mà họ đã dựng lên, thì quả thực

họ lại rất mơ hồ và chẳng thể lý giải nổi.
Trong cuộc đấu trí này, các lực lượng của Hải quân Nhân dân Việt Nam bằng bản
lĩnh, trí tuệ, sự dũng cảm, mưu trí và một nghệ thuật tác chiến đầy khéo léo, linh hoạt đã
luôn nêu cao, triệt để vận dụng và phát huy một cách hết sức sáng tạo truyền thống đánh giặc
giữ nước của ông cha với nghệ thuật quân sự độc đáo: lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều;
bí mật, triệt để khai thác sơ hở, đánh vào chỗ đối phương không ngờ tới để giành chiến
thắng.
4. Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển là nơi hội tụ sức mạnh chính trị tinh- thần
của quân và dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Sức mạnh chính trị - tinh thần trên tuyến đường chiến lược vận tải biển là biểu hiện
của ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thực hiện mục tiêu độc lập
dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội; tình cảm của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn; tinh
thần khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, hy sinh, ý chí, quyết tâm, bản lĩnh, trí tuệ,
lòng dũng cảm, sự thông minh, sáng tạo của cán bộ, chiến sỹ Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Họ luôn luôn thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, thông
minh, quyết đoán, táo bạo, nhất là những lúc hiểm nguy, sẵn sàng lao thẳng vào tàu địch,
chiến đấu đến phút cuối cùng để bảo vệ vũ khí, trang bị, giữ bí mật về chủ trương của Đảng,
về con tàu, về bến, bãi. Đó là tinh thần vượt qua mọi khó khăn, thử thách, ác liệt khi phải đối
mặt với kẻ thù, với thiên nhiên, với những tình cảm riêng tư để bảo vệ bí mật cho con đường
vận tải chiến lược - Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Những chuyến vượt biển là những
chuyến đi của tình đồng chí, đồng đội, lòng yêu thương gắn bó như anh em ruột thịt, đồng
cam, cộng khổ, sẵn sàng nhận khó khăn, hy sinh về mình, giành thuận lợi, sự sống cho đồng
đội, của tinh thần đoàn kết, kề vai sát cánh chiến đấu giữa quân đội với nhân dân; của tinh
thần cảnh giác cách mạng, ý thức và hành động kỷ luật tự giác, nghiêm minh của cán bộ,
chiến sỹ Hải quân.
14


Sức mạnh chính trị - tinh thần trên tuyến đường chiến lược vận tải biển - Đường mòn
Hồ Chí Minh trên biển còn biểu hiện phong phú, sinh động trong hoạt động của các cán bộ,

chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam và của đồng bào hai miền Nam Bắc qua việc phục vụ
chi viện sức người, sức của cho miền Nam chiến đấu và chiến thắng. Đó là hoạt động của
cán bộ, chiến sỹ Hải quân trong việc trực tiếp vận tải chở vũ khí, trang bị và bộ đội từ miền
Bắc vào chiến trường miền Nam trong những chuyến đi đầy khó khăn, gian khổ và căng
thẳng. Mỗi một chuyến tàu ra đi, cán bộ, chiến sĩ phải đối mặt với những thiếu thốn, nhọc
nhằn, những sự cố trên đường, những lần gặp địch, những lúc lạc bến, những ngày thả trôi,
đói khát, say sóng và mưa nắng thất thường; thậm chí ra đi là xác định cảm tử, xác định hy
sinh. Đó là hoạt động của đồng bào miền Bắc trong việc giúp cán bộ, chiến sỹ Hải quân ổn
định nơi ăn ở để làm nhiệm vụ, tham gia làm nhiệm vụ đóng tàu từ tàu gỗ đến tàu vỏ sắt và
tham gia vận chuyển hàng hóa, vũ khí, trang bị để các đoàn tàu vận chuyển vào Nam. Đó là
hoạt động của đồng bào và chiến sĩ miền Nam trong việc tìm kiếm bến, bãi, bốc dỡ, vận
chuyển hàng hóa, vũ khí và bảo vệ các con tàu. Và sự giúp đỡ, đùm bọc, chở che của nhân
dân địa phương, các đơn vị ở các bến, bãi đối với cán bộ, chiến sĩ trong những điều kiện vô
cùng khó khăn, ác liệt dưới mưa bom, bão đạn của kẻ thù và sự khắc nghiệt của địa hình, khí
hậu, thời tiết.
Có thể nói sức mạnh chính trị - tinh thần trên tuyến đường chiến lược vận tải biển là
một trong những nhân tố quan trọng, góp phần vào thắng lợi của dân tộc ta trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước. Sức mạnh ấy được bắt nguồn từ những nhân tố cơ bản sau:
Một là, đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta, đứng đầu là Chủ
tịch Hồ Chí Minh kính yêu.
Hai là, sự quan tâm chỉ đạo, động viên, cổ vũ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các
đồng chí lãnh đạo Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân. Đồng chí
Bông Văn Dĩa đã chỉ thị Nhanh chóng rút kinh nghiệm, tiếp tục vận chuyển nhanh, nhiều vũ
khí hơn nữa cho đồng bào miền Nam đánh giặc, cho Nam - Bắc sớm sum họp một nhà.
Ba là, sự quan tâm giúp đỡ của hậu phương miền Bắc đối với tiền tuyến và tinh thần,
ý chí quyết tâm của đồng bào, đồng chí miền Nam trong việc quyết tâm vận chuyển lực
lượng và vũ khí chi viện cho miền Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hậu
phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa là nơi chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn
miền Nam chiến đấu và chiến thắng. Sức mạnh chính trị - tinh thần trên tuyến đường chiến
lược vận tải biển - Đường Hồ Chí Minh trên biển bắt nguồn từ sự quan tâm giúp đỡ, cổ vũ to

lớn của hậu phương miền Bắc đối với tiền tuyến miền Nam. Đúng như V.I.Lênin đã khẳng
định: “...Mọi biện pháp giúp đỡ của hậu phương đối với Hồng quân đều lập tức tăng cường
sức mạnh của Hồng quân, nâng cao tinh thần của họ, giảm bớt số người ốm đau và tăng
thêm năng lực tấn công của họ”.
Bốn là, thường xuyên tiến hành tốt công tác đảng, công tác chính trị cho cán bộ, chiến
sĩ trên tuyến đường chiến lược vận tải biển - Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Tiến hành
tốt công tác đảng, công tác chính trị là một trong những biện pháp quan trọng để củng cố và
phát triển tinh thần chiến đấu của quân đội. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: “Phải tăng
cường công tác chính trị... tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội”.
Như vậy, có thể thấy sức mạnh chính trị - tinh thần trên tuyến đường chiến lược vận
tải biển - Đường Hồ Chí Minh trên biển là kết tinh của sức mạnh tinh thần dân tộc Việt Nam
trong quá trình dựng nước và giữ nước được nâng lên một tầm cao mới trong thời đại Hồ
Chí Minh. Không chỉ vậy tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển đã được khơi dậy đến đỉnh
15


cao trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với “Đại thắng mùa Xuân 1975” góp phần giải
phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
III. Ý nghĩa, giá trị của Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.
1. Giá trị lịch sử.
Có thể khẳng định rằng, Đường mòn Hồ Chí Minh Trên Biển đóng một vai trò rất
quan trọng trong lịch sử đấu tranh của cách mạng Việt Nam. Vai trò to lớn này được thể hiện
khái quát nhất qua 3 giai đoạn lịch sử cụ thể sau:
Giai đoạn 1 từ năm 1962 đến năm 1965: Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển làm
nhiệm vụ chi viện cho chiến trường và góp phần đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt” của Mỹ tại Việt Nam. Trong đó, trên tuyến đường này đã đạt được: tổ chức 166 chuyến
tàu vào 19 bến của 9 tỉnh (trong đó có 9 tỉnh đi trinh sát); vận chuyển 5712 tấn vũ khí, hàng
hóa; đưa đón 2024 lượt người.
Giai đoạn 2 từ năm 1965 đến năm 1972: Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển đã vượt
qua nhiều thử thách ác liệt nhưng vẫn khắc phục được khó khăn và tiếp tục vận chuyển chi

viện cho chiến trường giai đoạn này, góp phần đánh thắng chiến lược” chiến tranh cục bộ”
và Việt Nam hóa chiến tranh của đế quốc Mỹ. Trong thời gian này, tuyến đường này đã: tổ
chức 411 chuyến tàu, vận chuyển 50 ngàn tấn vũ khí, hàng hóa và đưa đón 2042 lượt người.
Đặc biệt, đoàn 371 đã dùng thuyền gỗ vận chuyển hợp pháp ven biển từ Nam ra Bắc và từ
Bắc vào Nam 37 chuyến, vận chuyển 620 tấn vũ khí, hàng hóa vào quân khu IX. Từ tháng
11 năm 1968 đến tháng 6 năm 1969, đoàn tổ chức 598 chuyến tàu vận chuyển gián tiếp
34774 tấn vũ khí, hàng hóa cho chiến trường
Giai đoạn 3 từ năm 1973 đến năm 1975, Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển lại tham
gia chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Trong
giai đoạn này, tuyến đường đã đạt được rất nhiều chiến công lừng lẫy như:
● Vận chuyển tham gia tổng tiến công và nổi dậy vào mùa xuân năm 1975
● 143 chiếc tàu ra rơi, chuyển chở 8721 tấn vũ khí, 50 xe tăng và pháo; vận chuyển
18741 cán bộ, chiến sĩ đi thi đấu, hành trình 65721 hải lý.
● Đánh chìm một tàu PCF, đánh hỏng nặng 3 tàu khác, họi hàng một tàu, bắt sống 42
tù binh.
● Tham gia giải phóng quần đảo Trường Sa, gồm mấy sông Tử Tây, Nam Yết, Sơn
Ca, Sinh Tồn, Trường Sa.
● Tham gia giải phóng Cù Lao Thu.
● Tham gia giải phóng một số vùng biển Tây Nam.
● Chở hơn 1000 chiến sĩ cách mạng ở nhà tù Côn Đảo về đất liền.
● Tham gia tiếp quản một số quân cảng.
Từ những hoạt động trên chúng ta thấy được rằng Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển
đã trở thành một bức tượng đài hiên ngang trong lịch sử chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta
bởi những giá trị lịch sử to lớn mà nó đã mang lại. Đồng thời, ta có thể khẳng định giá trị
của Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển là một giá trị vĩnh cửu.
Trong giai đoạn cách mạng mới, sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân diễn
ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến đổi to lớn, sâu sắc, vừa thuận
lợi, vừa có những thách thức mới. Nhiệm vụ của Hải quân là tiếp tục làm nòng cốt cùng với
toàn quân, toàn dân bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi
trường hòa bình.

2. Giá trị thực tiễn.
16


Trong suốt chiều dài cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta, Đường
mòn Hồ Chí Minh trên biển đã tạo nên một phương thức chi viện mới hết sức quan trọng,
trực tiếp đảm bảo chi viện cho các chiến trường miền Nam. Đoàn 125 Hải quân với tên gọi
“Đoàn tàu không số” là lực lượng trực tiếp vận chuyển trên con đường mang tên Bác đã 2
lần được nhà nước tuyên dương danh hiệu “Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân
dân”, xây đắp nên truyền thống vẻ vang. Những bài học kinh nghiệm từ Đường Hồ Chí
Minh trên biển đến nay vẫn còn nguyên giá trị ban đầu. Mặc dù số lượng vũ khí và hàng hóa
mà Đoàn 125 vận chuyển bằng Đường Hồ Chí Minh trên biển còn khiêm tốn so với lượng
hàng hóa, vũ khí vận chuyển qua Đường Hồ Chí Minh trên bộ, nhưng nó lại có ý nghĩa và
vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.
Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển thực sự trở thành mũi thọc sâu, vu hồi lợi hại để
vận chuyển, chi viện vào những địa bàn ven biển trọng yếu, nơi mà sự chi viện bằng tuyến
vận tải chiến lược 559 trên bộ chưa thể vươn tới được. Vận tải biển tuy đầy gian nan, nguy
hiểm, nhưng lại có ưu thế về tốc độ, thời gian và hiệu quả. Có thể nói, những chiến công
của các lực lượng tuyến chi viện chiến lược trên biển là minh chứng cụ thể của sự chỉ đạo sát
sao và tài thao lược của Đảng. Để từng bước hình thành, phát triển tuyến đường chiến lược
trên biển, chi viện ngày càng nhiều sức người, sức của cho các chiến trường đánh thắng quân
xâm lược, Đảng ta đã phát huy tới mức cao nhất sức mạnh của toàn dân tộc, kết hợp với sức
mạnh thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp vô cùng to lớn. Nhân dân các địa phương luôn
sẵn sàng đóng góp của cải và công sức cho tuyến vận tải chiến lược trên biển được thông
suốt.
Đánh giá về sự vĩ đại của con đường, Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã khẳng định:
“Năm tháng sẽ qua đi, nhưng những chiến công anh hùng và hy sinh cao cả của các lực
lượng mở đường vận tải chiến lược mang tên Bác Hồ kính yêu trên biển Đông, của các con
tàu “không số”, của quân và dân các bến bãi, làm nhiệm vụ chi viện cho cách mạng miền
Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại sẽ mãi mãi đi vào lịch sử đấu tranh

anh dũng của dân tộc ta... Tổ quốc và nhân dân ta đời đời ghi nhớ công lao của những
người đã làm nên kỳ tích đường Hồ Chí Minh trên biển”.
Lịch sử của Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển thực sự là minh chứng sống về tầm
quan trọng của chiến lược biển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Trong điều
kiện hiện nay, khi các nước trên thế giới đang bước vào cuộc chạy đua vươn ra biển, nghiên
cứu thăm dò, khai thác các nguồn lợi từ biển để làm giàu thì trách nhiệm của lực lượng vũ
trang mà trực tiếp là lực lượng Hải quân ngày càng nặng nề, phức tạp và khó khăn hơn.
Đặc biệt, lực lượng vận tải quân sự đường biển của Hải quân đã phát huy truyền thống của
“Đoàn tàu không số” vượt qua khó khăn, thử thách, mưu trí, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu vận
chuyển trong giai đoạn mới, luôn hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển, đóng góp, xây dựng và
bảo vệ biển đảo vững mạnh. Do đó, nhiệm vụ của Hải quân Nhân dân Việt Nam là tiếp tục
làm nòng cốt cùng với toàn quân, toàn dân bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền toàn vẹn
lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình ổn định để phát triển kinh tế, xã hội và quan hệ hữu
nghị với các nước láng giềng và trên thế giới, xứng đáng là lực lượng nòng cốt làm nên con
Đường Hồ Chí Minh huyền thoại trên biển trước đây cũng như hiện nay.
Tự hào về sức mạnh chính trị - tinh thần vô địch của quân đội và nhân dân ta nói
chung, của cán bộ, chiến sĩ trên tuyến đường chiến lược vận tải biển - Đường Hồ Chí Minh
trên biển nói riêng, ngày nay lực lượng vận tải Hải quân tiếp tục phát huy bản chất tốt đẹp,
truyền thống vẻ vang của Hải quân Nhân dân Việt Nam anh hùng; thực hiện tốt phương
17


hướng xây dựng Hải quân Nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại,
trước hết là xây dựng sức mạnh chính trị - tinh thần, trên cơ sở đó phát huy tốt vai trò của vũ
khí trang bị kỹ thuật, của khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam... tạo nên sức mạnh tổng
hợp bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, góp phần
xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân vững mạnh, bảo
vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.
KẾT LUẬN
Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển đã trở thành huyền thoại trong lịch sử kháng

chiến chống đế quốc Mỹ của dân tộc ta. Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển đã hoàn thành
xuất sắc vai trò quan trọng của mình trong việc tiếp tế sức người, sức của từ miền Bắc cho
chiến trường miền Nam, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước. Bên cạnh đó cũng phải kể đến những vai trò khác của tuyến đường vận tải
chiến lược này như: là chiến trường đấu tài, đấu trí của quân và dân ta với dế quốc Mỹ; thể
hiện sự sáng tạo chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
và là nơi hội tụ sức mạnh chính trị - tinh thần của quân và dân ta. Cuối cùng, ta có thể khẳng
định lại một lần nữa rằng Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển là tuyến vận chuyển chiến lược
vô cùng quan trọng, trở thành con đường vận chuyển tiếp tế chủ yếu trong kháng chiến
chống Mỹ, thỏa nguyện mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi Người đi xa: giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước!
“Những con tàu được đóng bằng tấm lòng như thế
Thì con đường trên biển sao có thể mòn…
Sóng muôn đời vẫn trắng
Muối muôn đời vẫn mặn
Con đường mòn
Trên biển
Có-mòn-đâu”
(Trích “Con đường thức” của Nguyễn Ngọc Phú)

18



×