Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.77 KB, 24 trang )

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA ĐIỆN LỰC HƯNG
YÊN
I. Vốn và vai trò của vốn.
1.1. Khái niệm vốn:
Trong nền kinh tế, các doanh nghiệp là một tổ chức được thành lập nhằm
mục đích là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp có thể
thực hiện một, một số công đoạn hoặc tất cả các công đoạn của quá trình kinh
doanh từ đầu tư sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, nhằm mục đích chủ yếu là sinh
lời. Để tiến hành sản xuất kinh doanh bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần
phải có một lượng tiền tê nhất định để thực hiện các khoản đầu tư cần thiết gọi
là các yếu tố đầu vào sản xuất, lượng tiền tệ đó gọi là vốn của doanh nghiệp.
Như vậy "Vốn là phạm trù kinh tế cỏ bản trong doanh nghiệp vốn được biểu hiện
bằng tiền của toàn bộ tài sản được đầu tư vào sản xuất kinh doanh .Vốn là giá
trị đem lại giá trị thặng dư". Hay nói cách khác vốn là năng lực hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn được biểu hiện bằng cả tiền lẫn hình thái giá trị của các vật tư hàng
hoá, nhà xưởng, máy móc thiết bị… phục vụ cho quá trình sản xuất. Sau quá
trình sản xuất số vốn này được kết tinh vào sản phẩm. Khi sản phẩm này được
tiêu thụ, các hình thái vật chất khác nhau của vốn lại chuyển về hình thái tiền tệ
ban đầu. Quá trình này gọi là chu chuyển của vốn. Chu chuyển của vốn trong
một quá trình hoạt động là căn cứ khoa học để doanh ngiệp sác định được
phương pháp sử dụng một cách có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.
1.2. Cách phân loại vốn.
Tuỳ theo mục đích sử dụng và quản lý vốn của doanh nghiệp được chia
thành các loại sau:
* Căn cứ vào hình thái biểu hiện, vốn được chia làm hai loại:
- Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản như quỹ tiền mặt, tiên gửi ngân
hàng, vốn thanh toán và các khoản đầu tư ngắn hạn. Ngoài ra vốn bằng tiền của
doanh nghiệp còn gồm cả những giấy tờ có giá trị được dùng để thanh toán .
-Vốn hiện vật: Là các khoản vốn có hình thái biểu hiện cụ thể bằng hiện
vật như: tài sản cố định, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm…


* Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển, vốn được chia làm hai loại.
- Vốn cố định: Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu
tư ứng trước về tài sản cố định. Tài sản cố định khi tham gia vào quá trình sản
xuất không bị thay đổi hình thái hiện vật ban đầu nhưng tính năng và công suất
bị giảm, tức là nó bị hao mòn và cùng với giá trị sử dụng giảm dàn thì giá trị
của nó cũng giám đi.
- Vốn lưu động: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động được
đầu tư vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm bảo đảm sự liên tục
trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Tài sản lưu động bao gồm những tài sản ở khâu dự chữ như nguyên vật
liệ, công cụ, dụng cụ…, tài sản ở khâu sản xuất như sản phẩm đang chế tạo, bán
thành phẩm…, và tài sản lưu động trong lưu thông như sản phẩm hàng hoá chưa
tiêu thụ, vốn bằng tiền và các khoản phải thu…. Tài sản lưu động của doanh
nghiệp luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm, vì vậy giá trị của nó
cũng được chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm và vận động liên tục qua
các giai đoạn của quá trình tái sản xuất, được biểu hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau, bắt đầu từ hình thái tiền tệ sang hình thái hiện vật và cuối cùng lại
trở về hình thái tiền tệ ban đầu.
* Căn cứ vào quan hệ sở hữu, vốn được chia làm hai loại.
- Vốn chủ sở hữu: Là vốn kinh doanh thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp có đầy đủ quyền chi phối, chiếm hữu và định đoạt.
- Vốn nợ: Là các khoản vốn được hình thành từ các khoản vay của các
ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác, vốn vay thông qua phát
hành trái phiếu, các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán.
* Căn cứ vào nguồn hình thành, vốn được chia làm các loại sau.
- Vốn tự có: Là vốn do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra kinh doanh, đối với các
doanh nghiệp nhà nước, vốn tự có do ngân sách nhà nước cấp, đối với công ty
cổ phần vốn tự có do các cổ đông đóng góp.
- Vốn liên doanh, liên kết: Là vốn đóng góp theo tỷ lệ của các chủ đầu tư
để cùng kinh doanh và cùng hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn. Việc góp vốn

liên doanh được thành lập từ nhiều nguồn tuỳ theo loại hình doanh nghiệp được
thành lập.
- Vốn tín dụng: Là các khoản vốn mà doanh nghiệp đi vay từ các ngân
hàng thương mại, các tổ chức tài chính tín dụng hoặc bằng các nguồn vay khác.
1.3. Vai trò của vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp hoạt động trong sự tồn tại của
các quy luật kinh tế nên vai trò của vốn đối với sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp được thể hiện ở các mặt sau:
Vốn bảo đảm cho sự hoạt động của doanh nghiệp dược thường xuyên liên
tục, trong doanh nghiệp vốn là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp. Không có vốn doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất
kinh doanh. Nói cách khác vốn là biểu hiện tài sản của doanh nghiệp, khi không
có vốn thì không có tài sản phục vụ cho sản xuất, mawtj khác nếu thiếu hụt vốn
trong sản xuất sẽ làm cho quá trình sản xuất bị trì trệ, gián đoạn, do đó sẽ gây
nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp tồi tệ hơn có thể đóng cửa sản xuất.
Vốn có vai trò quan trọng trong việc định hương sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp sản suất theo nhu cầu
thị trường, do vậy doanh nghiệp sản xuất cái gì hay đầu tư vào lĩnh vực nào đều
phải tính đến hiệu quả ro đồng vốn đen lại.
Vốn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất
kinh doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để đi đến hiệu quả cuối cùng
là lợi nhuận, vốn luôn là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh ngiệp.
Tuy đựt hiệu quả cao nhưng vốn bị sử dụng lãng phí thì cũng không thể coi
doanh nghiệp kinh doanh nghiệp đó làm ăn hiệu quả.
1.4. Chi phí vốn.
Vốn là nhân tố cần thiết của sản xuất, cũng như bất kỳ một nhân tố nào
khác, để sử dụng vốn doanh nghiệp cần bỏ ra một chi phí nhất định, chi phí của
mỗi nhân tố cấu thành gọi là chi phí nhân tố cấu thành của loại vốn cụ thể đó.
Do đó có thể hiểu chi phí vốn là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn, được tính

bằng lợi nhuận kỳ vọng đạt được trên vốn.
Chi phí cận biên của vốn: Chi phí cận biên của một khoản mục nào đó là
chi phí của một đơn vị tăng thêm của khoản mục đó. Khái niệm này cũng đúng
với chi phí vốn. Khi công ty cố ngắng huy động thêm những đồng vốn mới thì
chi phí của mỗi đồng vốn tại một điểm nào đó sẽ tăng lên. Do vậy chi phí cận
biên của vốn được định nghĩa là chi phí của đồng tiền cuối cùng của vốn mà
công ty huy động, chi phí cận biên của vốn sẽ tăng lên khi càng nhiều vốn được
huy động trong một giai đoạn nào đó.
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
2.1. Hiệu quả sử dụng vốn.
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào lợi nhuận cũng là mục tiêu cao nhất. Để
thực hịên được mục tiêu này, các doanh nghiệp phải chú trọng nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh. Cách thức đo lường chính xác nhất thể hiện rõ nhất
hiệu quả đó là sử dụng thước đo tiền tệ để lượng hoá các yếu tố đầu ra và đầu
vào trong sản xuất kinh doanh. Đánh giá quan hệ giữa chúng của quá trình sản
xuất kinh doanh gọi là hiệu quả sử dụng vốn. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn là
quan hệ giữa các yếu tố đầu ra và đầu vào hay là quan hệ giữa toàn bộ kết quả
kinh doanh thu được với chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh đó.
Khi sử dụng đồng vốn có hiệu quả, doanh nghiệp thu được lợi nhuân và
khi đó doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường được.
Chính vì vậy đòi hỏi các doanh nghịêp phải tìm các biện pháp nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn của mình.
2.2.Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn người ta thường sử dụng các chỉ tiêu
sau:
* Chỉ tiêu đặc trưng về kết cấu tài chính.
Phân tích mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp và khả năng dủi
do về tai chính có thể xẩy ra được xem xét thông qua các chỉ tiêu sau:
Hệ số vốn nợ: Là chỉ tiêu tài chính phản ánh một đồng vốn mà doanh
nghiệp sử dụng có mấy đồng vốn vay nợ.

Hê số nợ =
Nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
Khi hệ số nợ càng cao thì doanh nghiệp càng có lợi vì sử dụng một lượng
tài sản lớn mà chỉ cần đầu tư một lượng vốn nhỏ, nhưng khả năng kiểm soát của
doanh nghiệp bị hạn chế.
Tỷ suất tài trợ: Là chỉ tiêu tài chính đo lường sự góp vốn của CSH trong
tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp.
Tỷ suất tài chợ =
Nguồn vốn CSH
Tổng nguồn vốn
Tỷ suất tài chợ càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có vốn tự có càng nhiều,
do đó không bị dàng buộc hoặc không bị sức ép từ các khoản nợ vay.
Tỷ suất đầu tư: là tỷ lệ giữa TSCĐ(giá trị còn lại) với tổng tài sản của
doanh nghiệp.
Tỷ suất đầu tư =
Giá trị còn lại của TSCĐ và ĐTDH
Tổng tài sản
Tỷ suất này càng lớn thể hiện mức độ quan trọng của TSCĐ trong tổng
tài sản của doanh nghiệp phản ánh tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực
sản xuất và su hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp trong tương lai.
* Hệ số hoạt động kinh doanh.
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ: chỉ tiêu này dàng để đo lường hiệu quả sử
dụng tài sản cố định cho biết chung bình cứ một đồng vốn cố định trong kỳ
tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Doanh thu thuần
TSCĐ bình quân


TSCĐ bình quân =
Số dư TSCĐ đầu kỳ + Số dư TSCĐ cuói kỳ
2
Hiệu suất sử dụng vốn cố định: chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn cố
định đầu tư vào sản xuất kinh doanh đen lại bao nhiêu đơn vị doanh thu.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Doanh thu thuần trong kỳ
VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao.
VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ =
VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ
2
VCĐ đầu kỳ hoặc cuối kỳ là hệ số của nguyên giá tài sản cố định ở đầu
kỳ hoặc cuối kỳ.
Hàm lượng vốn, TSCĐ: Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị doanh
thu cần sử dụng bao nhiêu đơn vị vốn, TSCĐ.
Hàm lượng vốn cố định =
Vốn (TSCĐ) sử dụng trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn, TSCĐ càng cao.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị VCĐ
được đầu tư vào sản xuất kinh doanh đen lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuân.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định =
Lợi nhuận ròng
VCĐ bình quan trong kỳ
- Hiệu quả sử dụng vốn, TSLĐ.
Số vòng quay của hàng tồn kho:
Số vòng quay của hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân

Kỳ thu tiền bình quân: Phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi được các
khoản phải thu, đồng thời phản ánh hiệu quả của việc quản lý các khoản phải
thu và chính sách tín dụng của doanh nghiệp.
Kỳ thu tiền BQ =
Các khoản phải thu BQ x tổng số ngày trong kỳ
Doanh thu bán chịu
Các khoản phải thu bình quân là bình quân số học của các khoản phải thu
ở đầu kỳ và cuối kỳ.
Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động (TSLĐ) trong kỳ. Chỉ tiêu này phản
ánh mỗi đơn vị TSLĐ sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu.
Hiệu suất sử dụng TSLĐ =
Doanh thu thuần trong kỳ
TSLĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSLĐ càng cao.
TSLĐ bình quân trong kỳ là bình quân số học của TSLĐ đầu kỳ và cuối kỳ.
Hiệu quả sử dụng TSLĐ: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của
TSLĐ, nó cho biết mỗi đơn vị TSLĐ trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi
nhuận sau thuế.
Hiệu quả sử dụng TSLĐ trong kỳ =
Lợi nhuận ròng
TSLĐ sử dụng bình quân trong kỳ
Mức đảm nhiệm TSLĐ: chỉ tiêu này phản ánh để đạt được mỗi đơn vị
doanh thu doanh nghiệp cần phải bỏ ra bao nhiêu đơn vị TSLĐ.
Mức đảm nhiện TSLĐ =
TSLĐ sử dụngk bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần
* Hệ số khả năng thanh toán nhanh.
Hệ số khả năng thanh toán tạm thời: Thể hiện mức độ đảm bảo của tàu
sản lưu động đối với nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán tạm thời =

TSLĐ và đầu tư ngắn hạn (ĐTNH)
Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
TSLĐ và ĐTNH - hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát. hệ số này nhỏ hơn một thì vốn chủ
sở hữu mất khả năng thanh toán.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =
Tổng tài sản
Tổng nợ
* Chỉ số sinh lợi.
Chỉ số sinh lợi là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh trong một kỳ nhất định và còn là một luận cứ quan trọng để các nhà
hoạch định đưa ra các quyết định đầu tư tài chính trong tương lai.
Doanh lợi doanh thu =
Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần
Thể hiện một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có bao
nhiêu đồng lợi nhuân.
Doanh lợi tài sản (ROA). đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để
đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư.
ROA =
Thu nhập sau thuế
Tổng Tài sản
Tỷ suất lợi nhuận VCSH (ROE).
ROE =
Lợi nhuận ròng
VCSH bình quân
Phản ánh một đồng vốn CSH đầu tư mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận

sau thuế.
II. Thực trạng sử dụng vốn tại Điện lực Hưng yên.
1. Nguồn hình thành và cơ cấu vốn của Điện lực Hưng yên.
Ngày 14 tháng 3 năm 1997 Tổng công ty Điện lực Việt Nam đã có quyết
định chính thức giao vốn kinh doanh cho Điện lực Hưng yên với tổng số vốn
kinh doanh là: 95.826 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách là: 89.667 triệu đồng,
vốn doanh nghiệp tự bổ sung là: 6.159 triệu đồng. Hiện nay tổng số vốn của
doanh nghiệp tính đến ngày 30/12/2004 là 284.193 triệu đồng, trong đó vốn
ngân sách là: 269.042 triệu đồng, vốn doanh nghiệp là: 24.995 triệu đồng.
Hiện nay cơ cấu vốn của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Biểu 6. Phân tích cơ cấu vốn Đv : triệu đồng
Chỉ tiêu
2003 2004 So sánh
trị giá % trị giá % trị giá %
Tổng số vốn 267.893 100 284.139 100 7.246 + 2,71
Vốn cố định 214.258 79,98 221.654 79,32 9.397 + 4,38
Trong đó:
NSNN cấp.
Tự bổ sung.
205.743
8.505
76,8
3,18
211.758
9.897
75,23
14,09
6.015
1.392
+ 2,92

+16,37
Vốn lưu động 53.635 20,02 62.485 20,68 8.851 +16,5
Trong đó:
NSNN cấp.
Tự bổ sung.
37.213
16.422
13,9
6,12
47.388
15.098
16,65
4,03
10.175
- 1.324
+ 26,6
- 8,06
(nguồn: Báo cáo tài chính của Điện lực các năm 2003, 2004)
Trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh của Điện lực thì vốn cố định
chiếm tỷ trọng cao 79,98% năm 2003 và 79,32 % năm 2004. Vốn kinh doanh
của Điện lực Hưng yên tăng là do vốn cố định tăng 9.397 triệu đồng trong khi
đó vốn lưu động lại tăng 8.851 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2004
Điện lực Hưng yên được Công ty Điện lực 1 đầu tư thêm trạm 110 KV Lạc Đạo
bằng vốn ngân sách cấp và từ quỹ đầu tư phát triển của Điện lực Hưng yên.
Để đánh giá tính thích hợp trong việc sử dụng vốn, ta phân tích cơ cấu tài
sản và cơ cấu nguồn vốn của Điện lực Hưng yên, tỷ trọng đầu tư của từng bộ
phận để có biện pháp hợp lý trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Biểu 7. Phân tích cơ cấu tài sản Đv : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003 Năm 2004 So sánh

Số tiền % Số tiền % +/- %
A.TSLĐ và ĐTNH
I. Tiền.
53.635
24.245
20,02 62.486
31.521
20,68 8.851
7.276
16,5
30.0

×