Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các Doanh nghiệp nhà nước hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.42 KB, 21 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển nhiều thành phần kinh
tế ở các trình độ phát triển lực lượng sản xuất khác nhau, nhu cầu về vốn cho
hoạt động kinh doanh là rất lớn, nhất là đòi hỏi của cách mạng khoa học kỹ
thuật và cách mạng quản lý phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới
sự quản lý của nhà nước thì nhu cầu về vốn lại càng lớn. Trong bối cảnh nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, các doanh
nghiệp để có thể tồn tại và hoạt động có hiệu quả thì yếu tố quan trọng hàng
đầu là tiền vốn để kinh doanh, sau đó là trình độ tổ chức sản xuất, quản lý
trang thiết bị công nghệ …
Vốn giống như nguồn sinh lực, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của
DN. Với nguồn vốn tài chính giới hạn mà DN có thể tồn tại và phát triển với
qui mô ngày càng được mở rộng thì DN đó coi như sử dụng khá hiệu quả
nguồn vốn và ngược lại. Do vậy việc sử dụng vốn hợp lý hay không hợp lý sẽ
mang lại kết quả tốt hay xấu. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây đối với các DN là
quản lý vốn như thế nào cho phù hợp với nhu cầu thị trường, đảm bảo quá
trình tuần hoàn vốn, duy trì sản xuất kinh doanh đều đặn và tạo khả năng sinh
lợi của đồng vốn cao.
Vốn là một yếu tố cần thiết và quan trọng để tiến hành sản xuất kinh
doanh đồng thời nó cũng là tiền đề để các DN tồn tại, phát triển và đứng vững
trong cơ chế thị trường. Cùng với sự chuyển đổi cơ chế quản lí kinh tế là quá
trình mở rộng quyền tự chủ, giao vốn cho các DN tự quản lí và sử dụng, đòi
hỏi các DN phát triển và bảo toàn vốn. Điều này đã tạo nên những cơ hội và
thách thức cho các DN trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Vì vậy nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn không còn mới mẻ nhưng lại luôn đặt ra cho các DN
trong suốt quá trình kinh doanh của mình.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
2
Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài “Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh


doanh trong các Doanh nghiệp nhà nước hiện nay”
Tiểu luận được chia làm 2 chương:
Chương I: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các DNNN
Chương II: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
trong các DNNN ở Việt Nam hiện nay
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
3
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH
TRONG CÁC DNNN
1. Vai trò của DNNN trong nền kinh tế
Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu. Bất
kể một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế đều không thể là người đứng
ngoài cuộc. Trong đó hơn ai hết, các doanh nghiệp mà đứng đầu là DNNN
chính là chủ thể để thực hiện quá trình hội nhập, là động lực quan trọng và
then chốt góp phần quyết định sự thành công của quá trình này.
DNNN là công cụ mà Nhà nước sử dụng để huy động vốn tập trung vào
những ngành mang tính chiến lược. Thông qua các DNNN cho phép Nhà
nước thực hiện các chính sách, các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế.
Cho đến nay, DNNN vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hầu
hết các sản phẩm dịch vụ công ích, các điều kiện hạ tầng cơ sở, hạ tầng kỹ
thuật cho các thành phần kinh tế, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP và là nguồn
thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Tuy nhiên so với yêu cầu hội nhập thì
các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và DNNN nói riêng còn phải phấn đấu
rất nhiều bởi:
Xuất phát điểm của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, cung cách làm
ăn còn lạc hậu, kém hiệu quả, lại gặp môi trường vĩ mô không thuận lợi như
cơ chế thị trường chưa phát triển, hệ thống luật pháp chưa ổn định, thủ tục
hành chính rườm rà, nhiêu khê, … Tất cả những điều này là một thách thức

lớn đối với Việt Nam khi phải đối đầu với các doanh nghiệp có trình độ cao
hơn hẳn của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
4
Các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng những công nghệ còn lạc hậu, cũ kỹ
dẫn đến hao tốn nhiều nhiên liệu, giá thành sản phẩm cao, chất lượng sản
phẩm kém, khó bề cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước khác.
Trình độ quản lý của cán bộ, trình độ chuyên môn của người lao động
trong các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, thiếu kiến thức, thiếu năng lực và
tầm nhìn còn hạn chế, thường chỉ chạy theo những mục tiêu trước mắt mà ít
có những doanh nghiệp xây dựng được cho mình một định hướng chiến lược
phát triển trong dài hạn, một cung cách làm ăn bài bản.
Các doanh nghiệp Việt Nam còn ít hiểu biết về thị trường thế giới, về luật
pháp quốc tế, về cung cách làm ăn của các đối thủ cạnh tranh, vẫn còn có
những doanh nghiệp có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp, bảo hộ của
Nhà Nước, cho rằng hội nhập là công việc của Chính phủ, không phải là việc
của doanh nghiệp, …
2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các DNNN
Về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, theo các báo cáo thì có tới
45,05% các tập đoàn, tổng công ty hoạt động hiệu quả thấp (tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu dưới 10%). Chính điều này ảnh hưởng đến hiệu quả
chung của khu vực kinh tế nhà nước.
So sánh với các loại hình doanh nghiệp khác như doanh nghiệp ngoài
quốc doanh, các doanh nghiệp có vốn FDI thì hiệu quả sử dụng vốn, tài sản
của Nhà nước tại tập đoàn, tổng công ty còn thấp, chưa tương xứng với quy
mô, nguồn lực tài chính của Nhà nước, vị trí và vai trò trong nền kinh tế.
Không ít đơn vị, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây
dựng, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu nhờ vào vốn vay ngân hàng và
vốn chiếm dụng, cơ cấu tài chính không hợp lý, dễ phát sinh rủi ro về cân đối
dòng tiền, nợ phải trả cao gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu.

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
5
Tính đến 31.12.2008, một số đơn vị có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu rất
cao, điển hình là TCT Xây dựng CTGT 1 (21,6 lần), TCT Lắp máy Việt Nam
(17,4 lần); TCT Xây dựng CTGT 4 (14 lần), TCT Thành An (13,9 lần); TCT
Xây dựng công nghiệp Việt Nam (12,9 lần); TCT cổ phần XNK và xây dựng
Việt Nam (12,2 lần); TCT Xây dựng công trình giao thông 8 (12 lần); TCT
Thủy tinh và Gốm xây dựng (11,3 lần), TĐ Công nghiệp tàu thủy Việt Nam
Vinashin (10,9 lần)…
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến 31.12.2008,
tổng nợ tổ chức tín dụng của 7 tập đoàn (gồm các tập đoàn: Dầu khí, Than
khoáng sản, Cao su, Dệt may, Công nghiệp tàu thủy, Điện lực, Bưu chính
Viễn thông, không tính Tập đoàn Bảo Việt) là 128 nghìn 786 tỉ đồng, tăng
20,54% so với cuối 2007 và chiếm gần 10% so với tổng nợ tín dụng đối với
nền kinh tế tại cùng thời điểm.
Một số đơn vị có nợ lớn là TĐ Điện lực Việt Nam nợ 66 nghìn 764 tỉ
đồng, chiếm 51,84% tổng nợ tín dụng của 7 tập đoàn, TĐ Dầu khí Việt Nam
nợ 21 nghìn 477 tỉ đồng, chiếm 16,67%; TĐ Vinashin nợ 19 nghìn 885 tỉ
đồng, chiếm 15,44%.
Báo cáo cho biết, đây chủ yếu là nợ trung và dài hạn, phục vụ cho các dự
án đầu tư mang tính chiều sâu và các kế hoạch phát triển. Cụ thể, nợ ngắn hạn
chiếm 15%, nợ trung và dài hạn chiếm 85% tổng nợ của các TĐ.
Cũng theo báo cáo giám sát thì đa số các TĐ, TCT có số nợ phải thu lớn,
tính đến 31.12.2008, số nợ phải thu đã tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2007,
tổng số nợ phải thu của các TĐ, TCty là 185 nghìn 826 tỉ đồng, chiếm
38,26% vốn chủ sở hữu và 14,96% tổng tài sản của các TĐ, TCty.
Về chất lượng nợ, tổng nợ quá hạn của 7 tập đoàn đến 31.12.2008 là 4
nghìn 168 tỉ đồng, chiếm 3,24% tổng dư nợ của các tập đoàn tại các TCTD.
Trong đó, nợ có khả năng mất vốn chiếm 15% tổng số nợ quá hạn.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

6
Tập đoàn Vinashin có số nợ quá hạn là 3 nghìn 812 tỉ đồng, chiếm
19,17% dư nợ của TĐ và chiếm 91,4% tổng số nợ quá hạn của cả 7 TĐ. Nợ
quá hạn của 9 nhóm TCT hoạt động trong lĩnh vực xây dựng là 1 nghìn 208 tỉ
đồng, chiếm 10,5% tổng số nợ tại TCTD. Hiện nay, tổng tài sản của tập đoàn
này là 19.000 tỷ đồng nhưng dư nợ đã lên tới hơn 80.000 tỷ đồng.
Hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực chính của doanh nghiệp đã
thấp, hiệu suất đầu tư sang các lĩnh vưc khác còn thấp hơn. Tuy nhiên theo
nhận định thì hiệu suất đầu tư (lợi nhuận trên vốn đầu tư) tính chung là rất
thấp, thấp hơn so với đầu tư vào ngành kinh doanh chính của các đơn vị này.
Năm 2008 thị trường chứng khoán suy giảm mạnh. Hầu hết các TĐ, TCT đều
bị thua lỗ hoặc không phát sinh lợi nhuận. Tính đến hết tháng 12.2008, Tổng
mức đầu tư của EVN vào lĩnh vực chứng khoán là 214 tỉ đồng; các TĐ góp
vốn vào quỹ đầu tư của TĐ Dầu khí Việt Nam là 368,9 tỉ đồng; TĐ Cao su
271 tỉ đồng; TĐ Công nghiệp tàu thủy 144 tỉ đồng đều không phát sinh lợi
nhuận.
Cũng theo kết quả giám sát thì nhiều TĐ chạy đua đầu tư ra ngoài ngành,
vào chứng khoán, trong khi đang thiếu nguồn lực tài chính để đầu tư phát
triển các dự án quan trọng của Nhà nước. Điển hình là EVN, năm 2008, đơn
vị này đầu tư vào lĩnh vực tài chính khoảng 2 nghìn 146 tỉ đồng, trong khi từ
nay đến hết năm 2015 để đảm bảo kế hoạch đầu tư xây dựng nguồn điện đơn
vị còn thiếu 382 nghìn 931 tỉ đồng.
Báo cáo giám sát cũng cho thấy nhiều TCT làm ăn thua lỗ, tính đến cuối
năm 2008 vẫn còn 23 đơn vị có lỗ lũy kế với tổng số tiền là 2 nghìn 797 tỉ
đồng. Cụ thể, năm 2008, TCT Lắp máy lỗ phát sinh 68,75 tỉ đồng, TCT Xây
dựng CTGT 4 lỗ phát sinh 52,52 tỉ đồng, TĐ Dệt May lỗ phát sinh 27,98 tỉ
đồng…
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
7
Đáng chú ý, TCT Xây dựng đường thủy có tới 7/8 đơn vị thành viên hạch

toán độc lập chưa cổ phần hóa bị lỗ làm mất toàn bộ vốn chủ sở hữu của TCT
(việc mất phần vốn của Nhà nước ở các đơn vị thành viên làm cho phần vốn
chủ sở hữu của toàn TCT bị âm trong 3 năm liên tiếp, năm 2006 âm 257.756
triệu đồng, năm 2007 âm 444.010 triệu đồng; năm 2008 âm 464.434 triệu
đồng).
3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các DNNN
Vốn đầu tư cho các DNNN do các ngân hàng thương mại nhà nước cho
vay chiếm xấp xỉ đến trên dưới 50%. Trong lộ trình cổ phần hóa DN hiện nay,
bên cạnh những doanh nghiệp đã được tiến hành sắp xếp, chuyển đổi hình
thức sở hữu thì cũng còn những doanh nghiệp Nhà nước hiện nay hoạt động
kém hiệu quả, không bảo toàn được vốn, còn tư tưởng ỷ lại trông chờ vào sự
chi viện của Nhà nước.
Trong những năm vừa qua, phần lớn các DNNN được sắp xếp lại theo
hướng cổ phần hóa đã nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm đối với nền kinh
tế, sản xuất kinh doanh đã có lãi, nhiều DN đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công
nghệ, máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm,
khắc phục tình trạng lỗ lũy kế và có vốn tích lũy để tái sản xuất mở rộng.
Về cơ cấu vốn trong doanh nghiệp bao gồm nhiều nguồn như nguồn vốn
chủ sở hữu, vốn được bổ sung từ lợi nhuận hàng năm, các quỹ của xí nghiệp,
vốn đi vay của các tổ chức tín dụng; vốn đi chiếm dụng của khách hàng. Mỗi
loại vốn phản ánh tính chất và nguồn hình thành khác nhau. Thực tế hiện nay
cần đi sâu xem xét công tác quản lý vốn của DN chủ yếu là các loại vốn trong
thanh toán như công nợ phải thu, các khoản nợ phải trả trong đó có nợ vay
ngân hàng. Bởi lẽ những khoản nợ này chiếm tỷ trọng lớn và ảnh hưởng trực
tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu công tác quản lý tốt thì khả năng
phát sinh những khoản nợ này chỉ tồn tại trong thời gian nhất định và ngược
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
8
lại nếu công tác quản lý yếu kém (nợ từ các năm trước chuyển sang) thì công
nợ sẽ tăng lên. Vấn đề đặt ra là không cho phép DN để khách hàng chiếm

dụng vốn lâu ngày, chỉ được phép chiếm dụng trong thời hạn cho phép
khoảng trong vòng 1 tháng (khoảng 30 ngày).
Mô hình của các DN khi đã được sắp xếp lại và tiến hành cổ phần hóa
được cấp có thẩm quyền phê duyệt là hai hướng đi lâu dài trong tương lai của
mỗi DN. Để triển khai mô hình này đạt hiệu quả kinh tế cao đòi hỏi phải có
nhiều yếu tố, chính sách tác động, trong đó đổi mới phương thức quản lý và
điều hành của Giám đốc DN giữ vai trò quyết định. Vốn là một trong những
yếu tố không thể thiếu được trong giai đoạn ban đầu khi tiến hành cổ phần
hóa, xác định giá trị DN. Như vậy cái gốc của vấn đề vẫn là bắt nguồn từ sản
xuất kinh doanh. Nếu sản xuất kinh doanh khá, sản phẩm cạnh tranh được với
thị trường thì không những có lợi nhuận mà vốn cũng được quay vòng nhanh,
ngược lại nếu sản xuất kinh doanh kém hiệu quả thì vốn sẽ bị ứ đọng. Để từng
bước nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các DNNN cần tiếp tục đẩy nhanh
tiến trình cổ phần hóa DN, kinh nghiệm cho thấy chỉ có cổ phần hóa thì vốn
mới được quản lý chặt chẽ hơn.
Nền kinh tế nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn do ảnh hưởng cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, song sản xuất vẫn đạt được những
thành tựu lớn, góp phần quyết định vào tốc độ tăng trưởng và dịch chuyển cơ
cấu kinh tế quốc dân.
Sản xuất liên tục tăng trưởng ở mức cao. Sự tăng trưởng và phát triển của
sản xuất góp phần cải thiện đáng kể nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao và đa
dạng của toàn xã hội, khối lượng và chủng loại của sản phẩm xuất khẩu tăng,
tăng nguồn thu ngoại tệ để tiếp tục đầu tư. Ngày nay sản xuất trong nước
không những đáp ứng được nhu cầu trong nước, cạnh tranh với hàng nhập

×