Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Cơ sở lý luận về xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích ngành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180 KB, 27 trang )

Cơ sở lý luận về xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích ngành
1.1. Khái quát về ngành kinh tế
1.1.1. Khái niệm ngành kinh tế
Ngành kinh tế “Industry” có gốc từ tiếng Latin “Industrius” có nghĩa là bộ
phận của nền kinh tế chuyên tạo ra hàng hóa – dịch vụ.
Trong nền kinh tế phong kiến, cơ cấu nền kinh tế còn nghèo nàn, các hoạt
động kinh tế ở quy mô nhỏ. Ngành kinh tế chủ yếu khi đó là nông nghiệp và
thương mại. Các ngành kinh tế được đa dạng hóa và hình thành như hiện nay
bắt đầu từ những năm 1800 (hơn 2 thế kỷ trước), và kể từ đó liên tục phát triển
cho đến ngày nay với sự trợ giúp bởi tiến bộ công nghệ. Rất nhiều nước phát
triển (như Hoa Kỳ, Anh quốc, Canada) phụ thuộc sâu sắc vào khu vực sản xuất.
Các quốc gia, các nền kinh tế và các ngành công nghiệp của các quốc gia đó đan
xen, liên kết, tương tác nhau trong một mạng lưới phức tạp mà không dễ hiểu
biết tường tận nếu chỉ nghiên cứu sơ sài.
(Nguồn : Wikipedia)
Ngành kinh tế cũng có thể được miêu tả như một hoạt động chính hay
mang tính chung nhất. Nếu một công ty hoạt động đa ngành đa nghề, đa lĩnh
vực, ngành nghề chính luôn được hiểu là hoạt dộng mang lại doanh thu nhiều
nhất.
Một cách tiếp cận dễ dàng nhất: “Ngành được định nghĩa là một nhóm các
hoạt động chính của công ty, luôn được quyết định bằng nguồn doanh thu lớn
nhất”
Nhiều năm trước đây, những xu hướng của thị trường đã khẳng định rằng
các công ty với cùng khu vực địa lý thì có sự hoạt động tương tự nhau. Vì
nguyên nhân trên, nhiều nhà đầu tư đã cảm thấy rằng rất hữu ích khi so sánh sự
biến động của các cổ phiếu của công ty theo cùng và theo từng quốc gia khác
nhau. Cho đến tận bây giờ, việc phân chia các công ty cũng như các cổ phiếu
theo vùng vẫn tỏ ra rất hữu ích nhưng sẽ tốt hơn nữa nếu phân các cổ phiếu của
công ty đó theo từng ngành nghề cụ thể.
1.1.2.Phân loại ngành kinh tế
Hiện nay trên thế giới, các nước có nền kinh tế đã phát triển như : Mỹ,


Nhật, Anh đều có cách phân ngành cụ thể. Nhưng nói chung các nền kinh tế của
các quốc gia khác đều áp dụng theo 2 cách phân ngành phổ biên nhất đó là :
GICS (Global Industry Classification Standard) và ICB (Industry Classification
Benchmark). Nhưng chung nhất, các công ty được phân loại theo ngành chiếm
60% tổng doanh thu của công ty.
Tại Việt Nam sử dụng cách phân ngành của tổng cục thống kê. Ngoài ra
công ty chứng khoán Biển Việt còn cung cấp một cách thức phân ngành CBV
của riêng mình gồm 10 ngành chính: Tiêu dùng, Tài chính, Công nghiệp,
Nguyên vật liệu, Dầu khí, Công nghệ, Dịch vụ, Y tế, Điện nước, Viễn thông.
Trong khuôn khổ của đề tài, xin được tập trung vào cách phân ngành của ICB –
một cách phân ngành được coi như chuẩn mực và áp dụng hầu hết tại các công
ty niêm yết và trên toàn thế giới. Bên cạnh đó cách phân ngành của tổng cục
thống kê và GICS được giới thiệu để tham khảo. Chi tiết về các ngành nghề sẽ
nằm trong phần phụ lục.
1.1.2.1. Phân ngành của tổng cục thống kê
Chính phủ Việt Nam áp dụng Hệ thống ngành kinh tế theo Quyết định số
Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ, gồm các 21 nhóm ngành, 642 hoạt động kinh tế cụ thể:
Tiêu chuẩn phân ngành của tổng cục thống kê dựa trên tiêu chí là xác địch
hệ số tương quan của một công ty với các công ty khác. Do vậy các kết quả tính
theo phương pháp này đều dựa vào số liệu trong quá khứ, và thiếu tính logic
trong việc nhóm các công ty.
• Nhóm A: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
• Nhóm B: Khai khoáng.
• Nhóm C: Công nghiệp chế biến, chế tạo.
• Nhóm D: Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước
và điều hòa không khí.
• Nhóm E: Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước
thải.
• Nhóm F: Xây dựng.

• Nhóm G: Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy, và xe có
động cơ khác.
• Nhóm H: Vận tải, kho bãi.
• Nhóm I: Dịch vụ lưu trú và ăn uống.
• Nhóm J: Thông tin và truyền thông.
• Nhóm K: Hoạt động ngân hàng-tài chính, bảo hiểm.
• Nhóm L: Hoạt động kinh doanh bất động sản.
• Nhóm M: Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ.
• Nhóm N: Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ.
• Nhóm O: Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức Chính trị-Xã hội,
quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc.
• Nhóm P: Giáo dục-Đào tạo.
• Nhóm Q: Y tế và hoạt động trợ giúp Xã hội.
• Nhóm R: Nghệ thuật, vui chơi và giải trí.
• Nhóm S: Hoạt động dịch vụ khác.
• Nhóm T: Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình,
sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dung của hộ gia đình.
• Nhóm U: Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế.
1.1.2.2. Phân ngành của GICS
Global Industry Classification Standard ( GICS) được phát triển bởi
Morgan Stanley Capital International (MSCI) và Standard & Poor's vào năm
1999. GICS được đưa ra nhằm thiết lập một tiêu chuẩn chung cho việc phân loại
các công ty vào các ngành và nhóm ngành có liên quan với nhau.
GICS được xây dựng theo các tiêu chí:
- Universal (Toàn cầu)
- Accurate (chính xác)
- Flexible (linh hoạt)
- Elvolving (phát triển)
Hiện nay, GICS bao gồm 10 nhóm ngành chính (sectors), 24 nhóm ngành
(industry groups), 67 ngành (industries) và 147 ngành con (sub-industries).

10 nhóm ngành chính của GICS bao gồm:
• Năng lượng: bao gồm các công ty thăm dò, khai thác, chế biến, vận
tải ... các sản phẩm dầu khí, tha đá, nhiên liệu chất đốt.
• Nguyên vật liệu: đây là một nhóm ngành rộng bao gồm các công ty
hoá chất, vật liệu xây dựng, kính, giấy, lâm sản; các công ty khai mỏ
và luyện kim; các cty sản xuất các sản phẩm bao bì đóng gói (gồm cả
bao bì giấy, kim loại, thuỷ tinh).
• Công nghiệp: gồm các cty chế tạo các loại máy móc công nghiệp,
thiết bị điên; công nghiệp quốc phòng, xây dựng, giao thông vận tải
cùng các dịch vụ liên quan.
• Hàng tiêu dùng không thiết yếu. Gồm những nhóm hàng tiêu dùng
nhạy cảm với chu kì của nền kinh tế như: xe hơi, hàng gia dụng lâu
bền (đồ điện tử gia dụng), hàng may mặc và các thiết bị giải trí, giáo
dục. Nhóm dịch vụ bao gồm khách sạn, nhà hàng, trung tâm giải trí,
truyền thông.
• Hàng tiêu dùng thiết yếu : bao gồm các công ty sản xuất và phân
phối lương thực, thực phẩm, nước giải khát, thuốc lá và các sản
phẩm gia dụng ko lâu bền, các vật dụng cá nhân. Nó cũng bao gồm
các siêu thị, trung tâm bán lẻ thực phẩm và thuốc.
• Chăm sóc sức khoẻ : bao gồm các cty cung cấp các dịch vụ, thiết bị
chăm sóc sức khoẻ và các công ty nghiên cứu, phát triển sản xuất
dược phẩm và các sản phẩm công nghệ sinh học.
• Tài chính: gồm các ngân hàng, cty bảo hiểm, các quỹ đầu tư tài
chính và bất động sản, các công ty cung cấp các dịch vụ tài chính
khác.
• Công nghệ thông tin : bao gồm các công ty nghiên cứu và sản xuất
phần mềm cùng các dịch vụ liên quan và các công ty sản xuất các
thiết bị công nghệ phần cứng cùng các công ty sản xuất chất bán dẫn
và thiết bị bán dẫn.
• Dịch vụ viễn thông : gồm các công ty cung cấp các dịch vụ viễn

thông như: dịch vụ viễn thông cố định, không dây, băng thông rộng...
• Dịch vụ Điện nước: gồm các công ty sản xuất và phân phối điện
năng, các cty quản lý hệ thống nước, gas sinh hoạt.
1.1.2.3. Phân ngành của ICB
Tiêu chuẩn phân ngành chuẩn quốc tế- Industry Classification Benchmark
( bản quyền của FTSE & Dow Jones Company)
ICB là một hệ thống đánh giá và phân ngành kinh tế mang tính toàn diện
bao gồm các chức năng so sánh các công ty từ 4 phân ngành và thuộc các quốc
gia khác nhau. Hệ thống này phân chia các doanh nghiệp vào từng phân ngành
một cách chi tiết nhất dựa trên tính chất kinh doanh của các doanh nghiệp đó.
Các chỉ tiêu phân ngành được xác định dựa trên nguồn doanh thu hay nguồn
doanh thu chính của một doanh nghiệp.
Các ngành của ICB phân ra gồm : 10 ngành lớn giúp nhà đầu tư theo dõi
hướng phát triển từng ngành, 18 phân ngành cấp 1 giúp nhà đầu tư phân tích
diễn biến kinh tế vĩ mô dể tìm kiếm cơ hội đầu tư, 39 phân ngành cấp 2 cung
cấp những chuẩn đầu tư, 104 phân ngành cấp 3 cung cấp cho nhà đầu tư thông
tin chi tiết cho phân tích kỹ thuật.
Trên thực tế thì trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam, các công ty chứng
khoán đều áp dụng theo nguyên tắc này, trong phạm vi của đề tài nghiên cứu,
xin được
• Dầu khí: bao gồm các công ty thăm dò, khai thác, sảm xuất, lọc dâù
và cung cấp các sản phẩm dầu khí. Các công ty thăm dò, khai thác,
sảm xuất, lọc và phân phối các sản phẩm dầu khí. Các công ty cung
cấp dịch vụ và thiết bị phục vụ cho ngành dầu khí như xây dưng dàn
khoan, khai thác, thăm dò địa chất. Các công ty sở hữu, vận hành
các ống dẫn dầu, dẫn khí hoặc các năng lượng khác. Các công ty
cung cấp, vận chuyển khí gas trực tiếp đến người tiêu dung sẽ không
được xếp trong hạng mục này. Các công ty này sẽ được xếp loại
trong nhóm ngành phân phối khí Ga.
• Nguyên vật liệu: bao gồm các nhà máy sản xuất gỗ, nhà máy cưa.

Các công ty sản xuất sản phẩm đồ gỗ hoàn thiện không được xếp vào
hạng mục này Các công ty sẽ dược xếp ở nhóm ngành Nguyên vật
liệu xây dựng & thiết bị lắp đặt. Các công ty sản xuất, phân phối
giấy các loại. Các công ty in ấn các loại biểu mẫu, sản xuất các loại
sản phẩm bằng giấy như cốc giấy, tã, bỉm cho trẻ sơ sinh không
được xếp vào danh mục này mà được xếp trong danh mục Hàng tiêu
dùng nhanh. Các công ty khai thác, sản xuất, phân phối quặng nhôm
phục vụ các ngành công nghiệp khác. Ngoại trừ các công ty sản xuất
các sản phẩm nhôm đã thành phẩm. Các công ty này được xếp loại
tuỳ thuộc vào loại hình thành phẩm. Các công ty thăm dò, chế biến,
tinh chế các loại đá quí và khoáng sản khác.
• Công nghiệp: bao gồm các công ty chuyên sản xuất các nguyên vật
liệu và thiết bị lắp đặt phục vụ cho các công trình xây dựng. Các
công ty phụ trách xây dựng những công trình xây dựng như những
chung cu, cao ốc…Các công ty chế tạo máy bay và cung cấp các
dịch vụ phục vụ cho lĩnh vực hàng không dân dụng. Các công ty sản
xuất thiết bị phục vụ ngành quốc phòng, bao gồm máy bay quân sự,
thiết bị radar và vũ khí. Các công ty sản xuất bao bì đóng gói vào các
ngành công nghiệp nói chung. Các công ty sản xuất và phân phối các
thiết bị điện tử sử dụng trong các ngành khác nhau, bao gồm máy
chiếu laser, thẻ thông minh, thanh scan, thiết bị phân biệt dấu vân tay
và các thiết bị điện tử khác. Các công ty cung cấp dịch vụ vận
chuyển đường thủy, ví dụ như vận chuyển container. Các cảng biển
và các hãng đóng tàu không được xếp vào hạng mục này. Cảng biển
được xếp trong nhóm ngành Dịch vụ vận chuyển. Đóng tàu xếp
trong Xe tải & phương tiện vận chuyển. Các công ty cung cấp dịch
vụ cho ngành vận tải công nghiệp, gồm các công ty quản lý sân bay,
quản lý trạm ga, cầu đường, cảng và cung cấp dịch vụ hậu cần cho
các tàu chở hàng, các công ty cung cấp dịch vụ bảo dưỡng máy bay
và các phương tiện vận chuyển. Các công ty cung cấp dịch vụ vận

chuyển hàng hóa bằng xe tải. Các công ty quản lý cầu đường, các
công ty cung cấp dịch vụ Taxi, cho thuê xe không được xếp vào hạng
mục này mà xếp trong nhóm ngành Du lịch. Các công ty sản xuất
cung cấp thiết bị chống ô nhiễm môi trường; thiết bị phân hủy hoặc
tái chế rác thải. Các công ty sản xuất thiết bị lọc nước, không khí
trong công nghiệp được xếp dưới nhóm ngành Máy móc công
nghiệp.
• Hàng tiêu dùng: Các hãng sản xuất chế tạo ô tô thể thao, ô tô con,
xe tải hạng nhẹ. Các hãng sản xuất xe tải hạng nặng không được xếp
trong hạng mục này mà xếp trong nhóm ngành Xe tải & phương tiện
vận chuyển kinh doanh. Các nhà sản xuất và phân phối phụ tùng
mới, phụ tùng thay thế cho ô tô xe máy như động cơ, pin. Các hãng
sản xuất lốp xe không được xếp trong hạng mục này mà trong nhóm
ngành lốp xe. Các công ty sản xuất và phân phối đồ uống chế xuất từ
lúa mạch như bia, bia đen. Các hãng sản xuất, đóng chai, phân phối
đồ uống không cồn như sôđa, nước ngọt, chè, cà fê, và các loại nước
đóng chai khác. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi
trồng trọt, nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản, các công ty sản xuất
giống cây trồng, vật nuôi. Các công ty sản xuất thuốc trừ sâu không
được xếp vào hạng mục này mà xếp trong nhóm ngành hoá chất. Các
công ty chế biến thực phẩm, đồ ăn snack, rau quả, sản phẩm từ sữa
và hải sản đông lạnh. Các công ty chế biến đồ ăn cho vật nuôi,
vitamin các loại. Không tính các công ty sản xuất nươc quả, chè, cà
phê, nước đóng chai và các loại đồ uống không cồn khác. Các công
ty sản xuất, phân phối các loại nhạc cụ, thiết bị nhiếp ảnh, RVs,
ATVs, các loại thuyền buồm, xuồng hơi, xuồng máy phục vụ các
họat động giải trí trên biển. Các công ty sản xuất và phân phối hóa
mỹ phẩm, các sản phẩm vệ sinh cá nhân – gồm thuốc khử mùi, xà
phòng, kem đánh răng, nước hoa, dầu gội đầu, dao cạo, sản phẩm vệ
sinh cho phụ nữ, các phương tiện phòng tránh thai không dùng

thuốc. Các đồn điền trồng thuốc lá, hãng sản xuất và phân phối thuốc
lá, xì-gà, và các sản phẩm thuốc lá liên quan khác.
• Y tế: Các tổ chức y tế, bệnh viện, trạm xá, phòng khám nha khoa,
nhãn khoa, trung tâm dưỡng lão. Các cơ sở thú y không được xếp
trong hạng mục này mà xếp trong nhóm ngành dịch vụ tiêu dùng
chuyên dụng. Các hãng sản xuất và phân phối các thiết bị y tế như
máy scan MRI, chế tạo các bộ phận làm giả, máy điều hòa nhịp tim,
máy chụp Xquang và các thiết bị y tế khác. Các hãng sản xuất và
phân phối các vật dụng y tế cho các công ty sản xuất thiết bị và
người tiêu dùng, gồm nhà sản xuất kính áp tròng, kính mắt, băng cứu
thương và các vật dụng y tế khác. Các công ty hoạt động trong lĩnh
vực nghiên cứu và phát triển các sản phẩm sinh hóa nhằm chế tạo
thuốc chẩn đoán và chữa bệnh và có doanh thu chủ yếu từ hoạt động
bán bằng phát minh sáng chế thuốc và các phương pháp chẩn đoán
bệnh. Các hãng chế biến dược phẩm thông dụng như aspirin, thuốc
cảm, thuốc tránh thai, các hãng sản xuất vac-xin. Hãng sản xuất
vitamin không được xếp trong hạng mục này mà xếp tronh nhóm
ngành Thực phẩm.
• Dịch vụ tiêu dùng: Các hiệu thuốc, bán buôn, bán lẻ , phân phối
thuốc các loại. Các siêu thị, các cửa hàng ăn, cửa hàng buôn bán
thực phẩm các loại, bao gồm cả đồ ăn kiêng và bổ xung vitamin. Các
cửa hàng bán buôn bán lẻ các sản phẩm gia dụng như thiết bị làm
vườn, thảm, giấy dán tường, sơn, nội thất, mành rèm và các vật liệu
xây dựng khác. Các công ty cung cấp dịch vụ như tổ chức đấu giá,
trông nom nhà cửa, dịch vụ giặt là, cơ sở thú y, các thẩm mỹ viện,
dịch vụ bảo dưỡng bảo trì hệ thống máy sưởi, máy lạnh, bơm…Các
cửa hàng chỉ chuyên kinh doanh một loại sản phẩm như đồ điện tử,
sách, phụ tùng ô tô… Các đại lý ô tô, cửa hàng cho thuê băng đĩa,
cửa hàng miễn thuế, các trạm xăng không thuộc sở hữu các công ty
xăng dầu. Các đài phát thanh, các hãng truyền hình. Các rạp chiếu

phim không được xếp dưới hạng mục này mà xếp trong nhóm ngành
Dịch vụ vui chơi giải trí. Các công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo,
quan hệ công chúng, marketing qua điện thoại…Các nhà xuất bản
các ấn phẩm in ấn hoặc qua phương tiện truyền thông điện tửCác
công ty cung cấp dịch vụ du lịch, các đại lý du lịch, cung cấp dịch vụ
đăng ký tour, các hãng cho thuê xe và các công ty cung cấp dịch vụ
vận chuyển hành khách như các hãng xe buýt, hãng taxi, tàu phà…
• Viễn thông: Các hãng cung cấp dịch vụ điện thoại cố định, nội hạt
& quốc tế. Các công ty cung cấp dịch vụ Internet không được xếp
trong hạng mục này mà xếp trong nhóm ngành Internet. Các hãng
cung cấp dịch vụ điện thoại di động, nhắn tin, dịch vụ truyền phát
qua vệ tinh…
• Dịch vụ tiện ích: Các công ty phát điện sử dụng năng lượng địa
nhiệt, năng lượng nguyên tử & năng lượng mặt trời. Các công ty
phân phối gas đến người tiêu dùng, không bao gồm các công ty cung
cấp gas tự nhiên. Các công ty cùng lúc cung cấp nhiều dịch vụ tiện
ích khác nhau. Các công ty cấp nước đến người tiêu dùng, bao gồm
cả dịch vụ tưới tiêu.
• Tài chính: Ngân hàng cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng như
cho vay, chuyển tiền, ngân hàng. Các công ty bảo hiểm đa dịch vụ
như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế, tài sản, tái bảo hiểm và không
chuyên biệt về một lĩnh vực nào. Các công ty & đại lý môi giới bảo
hiểm. Các công ty họat động chủ yếu trong lĩnh vực phi nhân thọ
như bảo hiểm tai nạn, thương vong, cháy nổ, bảo hiểm ô tô, hàng hải
và các loại hình phi nhân thọ khác. Các công ty chủ yếu họat động
trong lĩnh vực tái bảo hiểm. Các công ty chủ yếu họat động trong
lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm y tế. Các công ty đầu tư trực
tiếp hoặc gián tiếp vào lĩnh vực bất động sản thông qua việc phát
triển, quản lý hoặc sở hữu bất động sản. Các tập đòan, các quỹ ủy
thác đầu tư bất động sản. Các công ty cung cấp dịch vụ đầu tư tài

chính chuyên biệt như các công ty chứng khoán, giao dịch buôn bán
qua mạng…Các công ty cung cấp dịch vụ thế chấp, bảo hiểm cầm cố
và các dịch vụ liên quan khác. Các quỹ đóng hoạt động trong lĩnh
vực đầu tư vào cổ phiếu hoặc bất động sản. Các quỹ đầu tư mở, hoạt
động dưới hình thức phi doanh nghiệp như unit trust. ETFs, quỹ tiền
tệ.
• Công nghệ: Các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn về công nghệ
thông tin cho các doanh nghiệp khác, như cung cấp hệ thống thiết kế
máy tính, kết nối hệ thống mạng, vận hành hệ thống, quản lý và lưu
trữ giữ liệu, dịch vụ sửa chữa và hỗ trợ kỹ thuật. Các công ty cung
cấp dịch vụ Internet, cung cấp các công cụ tìm kiếm, đăng kí tên
miền và dịch vụ email. Các công ty sản xuẩt, phát triển và cung cấp
phần mềm phục vụ cho gia đình và văn phòng. Các công ty cung cấp
phần mềm games máy tính không được xếp vào hạng mục này mà

×